Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn phương hướng và biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động khoa học trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở công ty viễn thông liên tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.44 MB, 102 trang )

445

ti> Q

EỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO

p

TRƯỜNG 3ẬỈ HỌGKINH r ẩ Q tC

■*T r v

-~ T 7-~

/T Í

-T

N ow _

'
i*— ■"

•—■

*

0
o

-



--

--

_

r - 7 ' *,

->



*?

* _



..

—— 'toi' - '-Í

A.
'* '• r

*
-J

. _ V


A

, _w

ps

—•> 'v../ ' -

-

V" T 7

V

V

_

i

*7

£ r~
■_

y

«r, .


. .

^

\ * /--\ ^ ” ' ^ '*NX' f

■-T—A V A : ^

- J I A .W £

r* ** ** *■

' "~ rp -

L _ —»'■.«» u.

'■

_

_

[
» » _ vwi . .

" - WJ

; A' ' “ *

a


^

<*»>te.

A
' * .* • * \

,

A
' i 'i

-r
fpip p v

- . . _

Ak

*•

_
jl J

w - \ y £ __4» J

r>•'"';v ,JV * p^'Hfyr 1 I / ; q?
- ã


n
V J

/

A
"*

ô__x

*


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ Qưòc DÂN
_____

*ĩịe***

NGUYỄN TRƯNG HẬU

TU '

J '.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN T ổ
CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG KINH DOANH
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Ở CÔNG TY VIẺN THÔNG LIÊN TỈNH


L U Ậ N V Ă N T H Ạ C SỸ

Chuyên ngành: Quản trị kỉnh doanh thương mại
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thừa Lộc

T H S -

HÀ NỘI - 2001


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Ý LUẬN c ơ BẢN CỦA T ổ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH DỊCH v ụ VIẺN t h ơ n g .

TRANG

4

7

1.1 Nhiệm vụ, vai trị của tổ chức lao động khoa học
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tổ chức lao động khoa học

7

1.1.2 Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học


9

1.1.3 Vai trò của tổ chức lao động khoa học

10

1.2 Nội dung của tổ chức lao động khoa học

11

1.2.1 Phân công và hiệp tác lao động

11

1.2.2 Xây dựng định mức lao động

17

1.2.3 Tổ chức nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc

19

1.2.4 Bảo hộ lao động

22

1.2.5 Các biện pháp kích thích lao động

24


1.3- Kinh doanh dịch vụ viễn thông và đặc điểm chính của lao
động trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
1.3.1- Kinh doanh dịch vụ viễn thông
1.3.2- Đặc điểm lao động trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

1.4- Nhân tô tác động và các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lao động
1.4.1- Nhân tố tác động đến tổ chức lao động .
1.4.2- Các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lao động

1.5 Sự cần thiết phải nâng cao trình độ tổ chức lao động khoa học
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

1

24


C H Ư Ơ N G 2: P H Â N T Í C H T H Ự C T R Ạ N G T ổ C H Ứ C L A O Đ Ộ N G K H O A H Ọ C

32

T R O N G K I N H D O A N H D ỊC H v ụ V I Ê N T H Ô N G C Ủ A C Ô N G T Y V IẺ N T H O N G
L IÊ N T ỈN H .

2.1 Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến tổ chức lao động khoa
học
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty


2.2- Phân tích tổ chức lao động khoa học của Công tyr
2.2.1 Các hình thức phân cơng và hiệp tác lao động
2.2.2 Định mức lao động trong Công ty
2.2.3 Bảo hộ và an toàn lao động

32
32
34
37
38
38
50
51

2.2.4 Tổ chức nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc
53
2.2.5 Tổ chức thi đua lao động
53
2.2.6 Các biện pháp kích thích lao động
55

2.3- Đánh giá chung vê tình hình tổ chức lao động khoa học ở
Cơng ty Công ty Viễn thông liên tỉnh.

56

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG KINH DOANH DỊCH v ụ VIÊN
THÔNG CỦA CÔNG TY VIÊN THÔNG LIÊN TỈNH


62

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành và của Công

62

ty
3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành

62

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty

63

3.2Các biện pháp chủ yếu hoàn thiện tổ chức lao động khoa học
65
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn thông liên
tỉnh
2


3.2.1 Phân công và hiệp tác lao động

65

3.2.2 Định mức lao động

6g


3.2.3 Tổ chức nơi làm việc và điểu kiện làm việc

72

3.2.4 Bảo hộ lao động

23

3.2.5 Tổ chức thi đua lao động

8J

3.2.6 Các biện pháp kích thích lao động

8J

3.3. Một số điểu kiện tiền đề để thực hiện
KẾT LUẬN

-

90
93

D A N H M Ụ C T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

94

3



LỜI MỞ ĐẦU
1- Tính cấp bách của đê tài luận văn
Trong vòng 20 năm cuối của thế kỷ XX, thành tựu khoa học và
công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng. Cùng với cơ chế quản lý mới
và sự sinh sôi nảy nở của các dịch vụ viễn thông đã tạo ra những thay
đổi sâu sắc trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thơng. Thực tế cho thấy
trong những năm vừa qua, các loại hình dịch vụ viễn thơng là vô cùng
đa dạng và phong phú. Ngày nay, dịch vụ viễn thông chuyển từ môi
trường được định hướng bởi khoa học - công nghệ, hướng tới việc ứng
dụng và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Sự phát triển nhanh chóng
này đã dẫn đến một thực tế là cơng tác tổ chức lao động, hệ thống định
mức lao động, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật dần trở lên lạc hậu
không theo kịp sự phát triển của sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn
thông.
Đứng trước sự tiến bộ vượt bậc của về mặt khoa học và cơng nghệ
đó, để đáp ứng được yêu cầu về quản lý kinh tế nói chung địi hỏi trình
độ của đội ngũ lao động, trình độ tổ chức lao động sản xuất phải được
nâng cao. Chính vì vậy mà vấn đề tổ chức lao động khoa học trong kinh
doanh dịch vụ viễn thông luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả
về mặt lý luận và thực tế. Tuy nhiên cần phải nói rằng đây là một lĩnh
vực rất khó khăn và phức tạp và yêu cầu phải thường xuyên có sự đổi
mới, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển khơng ngừng của trình độ
khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian qua, ở Công ty Viễn thông liên tỉnh, công tác tổ
chức lao động khoa học cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tiễn. Tuy nhiên nó cịn có những tồn tại cần phải được chấn chỉnh,
hoàn thiện kịp thời nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
lao động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, tạo ra những bước chuyển

biến thực sự về chất lượng của người lao động, nâng cao năng xuất và
hiệu quả lao động.
Trước những yêu cầu bức xúc đó, đề tài “ Phương hướng và biện
pháp hoàn thiện tổ chức lao động khoa học trong kinh doanh dịch vụ
viễn thông ở Công ty viễn thơng liên tỉnh “ được nghiên cứu với mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giải quyết các vấn đề nêu
trên.

2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hướng vào mục
tiêu làm rõ cơ sở lý luận của tổ chức lao động khoa học và thực trạng tổ
chức lao động khoa học ở Công ty Viễn thông liên tỉnh hiện nay, tìm ra

4


những hạn chế, tồn tại cần khắc phục từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện tổ chức lao động khoa học tại đơn vị.
Với mục tiêu đó, đề tài có nhiệm vụ:
- V ề lý luận: Trình bày rõ những cơ sở lý luận căn bản của tổ chức
lao động khoa học: N ội dung, yêu cầu, vai trò của tổ chức lao động
khoa học trong quản trị doanh nghiệp; đặc điểm của tổ chức lao động
khoa học trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- V ề thực tiễn: Đi sâu nghiên cứu tổ chức lao động khoa học trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Công ty Viễn thông liên tỉnh,
đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác tổ chức lao động khoa học, nâng cao năng lực và hiệu quả của việc
sử dụng đội ngũ lao động của đơn vị nói riêng và các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vục dịch vụ viễn thông nói chung.


3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, thực
tiễn và những biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức lao động trong kinh
doanh dịch vụ viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các đơn vị trực thuộc Công ty Viễn
thông liên tỉnh.

4- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để nghiên cứu các vấn đề về lý luận, các vấn đề về thực tiễn của
tổ chức hoạt động kinh tế. Sử dụng phương pháp dự báo, nghiên cứu, so
sánh, phân tích thống kê tổng hợp, phương pháp chuyên gia, suy luận
logic ... để phân tích và tổng hợp các vấn đề nhằm rút ra các kết luận
cần thiết từ thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra các vấn đề cần hồn thiện phù
hợp và có khả năng thực hiện.

5- Những đóng góp của luận văn
Đề tài hồn thành sẽ góp phần hồn thiện về mặt cơ sở lý luận
chung cho công tác nghiên cứu tổ chức lao động khoa học; nhận xét
đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng công tác tổ chức lao động ở
Cơng ty Viễn thơng liên tỉnh.
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tổ chức
lao động khoa học trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty
Viễn thông liên tỉnh.

6. Kết cấu của luận văn
N goài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản của tổ chức lao động khoa học và đặc
điểm của lao động trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
5



Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức lao động khoa học trong
kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn thồng liên tỉnh.
Chương 3: Phương hướng và biện pháp chủ yếu hoàn thiện tổ chức
lao động khoa học trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty
viễn thông liên tỉnh.

6


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN Cơ BẢN CỦA Tổ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC VÀ ĐẶC
ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH DỊCH v ụ VIÊN THONG.

1.1 Nhiệm vụ, vai trò của tổ chức lao động.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tổ chức lao động khoa học.
a- Hợp lý hóa lao động tư bản chủ nghĩa - cơ sở ra đời của tổ
chức lao động khoa học.
Người có cơng sáng lập ra khoa học về tổ chức là F. W.Taylor một
kỹ sư M ỹ. Với tác phẩm chính như “quản lý phân xưởng” (1903),
“những nguyên tắc quản lý xí nghiệp một cách khoa học”(1911). Ông
là người đầu tiên đưa ra kết quả nguyên cứu về tổ chức vào sản xuất, đề
cập khá rõ nét những nguyên tắc khoa học để tổ chức lao động như:
Định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chun mơn hóa các chức
năng sản xuất và quản lý, xây dựng hệ thống hướng dẫn sản xuất, chú ý
hợp lý hóa các thao tác làm việc...
Điều kiện nghiên cứu của F. W.Taylor là sản xuất hàng loạt nhỏ
và đơn chiếc, trong đó các bước cơng việc khơng lặp lại thường xuyên.
Do đó bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, chế độ F. W.Taylor cịn có

những hạn chế như: Đ ối tượng nghiên cứu là những công nhân riêng
biệt, với mục đích hợp lý hóa những q trình lao động riêng lẻ và chủ
yếu là lao động chân tay, kết hợp với sử dụng máy móc, khơng đề cập
đến những vấn đề phát sinh từ sự hiệp tác lao động của công nhân cũng
như không quan tâm đến mặt tâm sinh lý của con người trong lao động.
V ợ chồng Glin-bơret nghiên cứu các vấn đề hoàn thiện quá trình
lao động trong điều kiện sản xuất dây chuyến và hàng loạt lớn, trong đó
nhịp điệu làm việc được xác định phụ thuộc vào nhịp điệu của cả dây
chuyền. Mục đích của Glin-bơret là nghiên cứu các động tác để xây
dựng phương pháp làm việc có hiệu quả nhất. Glin-bơret kích thích tiếp
tục đi sâu vào lĩnh vực tâm lý và sinh lý của lao động. Trên cơ sở việc
nghiên cứu các động tác của Glin-bơret người ta đã phát triển và áp
dụng rộng rãi hệ thống định mức vi yếu tố trong công nghiệp tư bản
chủ nghĩa.
Những nghiên cứu của Glin-bơret và F. W.Taylor đều hướng đến
làm tăng cường độ lao động của từng công nhân riêng biệt trong những
điều kiện khác nhau của sản xuất tư bản chủ nghĩa, chứ không xem xét
đến hệ thống tổ chức lao động chung bao gồm những tập thể công nhân
( X í nghiệp, Cơng ty ...)
Nhà bác học Mỹ F.Emexon (1853 - 1931) là người đầu tiên đưa ra
tư tưởng tổ chức hợp lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa nói chung và đề
nghị một hệ thống quản lý được sử dụng cho nhiều lĩnh vực hoạt động
khác nhau của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông đưa ra những yêu cầu
7


của hợp lý hóa cơ cấu của sản xuất, bình thường hóa các điều kiện lao
động, hướng dẫn sản xuất và kỷ luật lao động
Sau đó xuất hiện một số tư tưởng của các nhà tổ chức sản xuất tư
bản chủ nghĩa như H.Fo mà nội dung chủ yếu là tổ chức sản xuất theo

dây chuyền liên tục trên cơ sở nghiên cứu chi tiết cơng nghệ của q
trình sản xuất và bảo đảm sự chính xác của các bộ phận hợp thành của
quá trình sản xuất. Hệ thống tổ chức mới- chế độ H.Fo nhằm tổ chức
kinh tế hợp lý, tiết kiệm những hao phí trong sản xuất, nâng cao năng
xuất lao động.
Học thuyết của M ayo về quan hệ con người xuất phát từ sự cần
thiết để tiếp tục nâng cao năng xuất lao động trên cơ sở cải thiện quan
hệ giữa chủ x í nghiệp và cơng nhân. Chế độ về quan hệ con người đòi
hỏi phải biết sử dụng những thành tựu của tâm sinh lý lao động và kỹ
thuật thẩm mỹ. Những nghiên cứu của Mayo đi đến kết luận rằng: Nếu
những yêu cầu tâm lý của con người khơng được thỏa mãn thì họ có
thái độ bàng quang hoặc thậm chí thù địch với cơng việc. Do đó các
nhà tư bản đã quan tâm đến việc cải thiện chế độ làm việc, điều kiện
làm việc, chế độ tiền lương, ...

b- Lịch sử hình thành và phát triển tổ chức lao động khoa học ở
Việt Nam
Ở nước ta tổ chức lao động khoa học được hình thành ngay trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này một số công xưởng
quân giới đã chú ý tới công tác định mức và tổ chức lao động. Mặc dù
các định mức được xây dựng chủ yếu bằng ước tính kinh nghiệm nhưng
đã có tác dụng để tổ chức lao động, kế hoạch hóa sản xuất, thúc đẩy thi
đua và tăng năng xuất lao động.
Sau hịa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác định mức lao
động nói riêng và tổ chức lao động nói chung đã được mở rộng trong
các ngành kinh tế quốc dân. Năm 1959 nhà nước đã ban hành các mức
thống nhất áp dụng trong ngành xây dựng kể cả cơng trình dân dụng và
cơng trình cơng nghiệp. Trong cơng nghiệp nhất là trong cơ khí định
mức lao động trên cơ sở tổ chức lao động hợp lý ngày càng được mở
rộng cùng với việc mở rộng trả lương theo sản phẩm.

Tổ chức lao động khoa học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy
ở các trường đại học kinh tế và kỹ thuật vào những năm 1975. Năm
1978, Viện Khoa học lao động - trực thuộc Bộ lao động đã được thành
lập với nhiệm vụ nghiên cứu và phổ biến tổ chức lao động khoa học về
mặt lý luận cũng như hướng dẫn về mặt phương pháp để thực hiện tổ
chức lao động khoa học ở các cơ sở sản xuất.

c- Tổ chức lao động khoa học.
8


Trong quá trình sản xuất ở bất cứ một nền sản xuất nào đều bắt
buộc phải có đối tượng lao động và tư liệu lao động với tư cách là hai
yếu tố vật chất của nó. Nhưng hai yếu tố này chưa được kết hợp với sức
lao động của con người thì q trình sản xuất khơng được hình thành,
khơng tạo ra được của cải vật chất cho xã hội. Sử dụng lao động là yếu
tố cơ bản nhưng không phải là yếu tố duy nhất tạo ra của cải vật chất
được.
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người,
trong sự kết hợp ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối
liên hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục
đích của q trình đó.
Trong thực tế tổ chức lao động được coi là khoa học khi nó được
dựa trên cơ sở của những thành tựu đạt được của khoa học và những
kinh nghiệm sản xuất tiến bộ được áp dụng một cách có hệ thống, cho
phép kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật với con người trong những quá
trình sản xuất thống nhất, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật
tư và lao động, tăng năng xuất lao động không ngừng và giữ gìn sức
khỏe của con người cũng như thúc đẩy sự chuyển hóa dần dần lao động
thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống.

Do vậy, tổ chức lao động khoa học là quá trình đưa vào tổ chức lao
động hiện có những thành tựu đạt được của khoa học, những kinh
nghiệm thực tiễn để nâng cao năng xuất lao động. Tổ chức lao động
khoa học phải phát huy được quyền làm chủ tập thể của người lao
động, nó phải cho phép kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật với con người
trong quá trình sản xuất nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn vật chất và
lao động để không ngừng nâng cao năng xuất lao động.
Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với
việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động, nó là một bộ phận không
thể tách rời của tổ chức sản xuất, muốn cho hoạt động của tổ chức sản
xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng đem lại hiệu quả kinh tế cao đòi
hỏi người quản lý phải áp dụng tổ chức lao động khoa học vào quá
trình sản xuất.

1.1 .2 Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học.
Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ đảm bảo
tăng hiệu quả sản xuất trên cơ sở tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật
tư tiền vốn và phát hiện các biện pháp khắc phục những lãng phí về mọi
mặt của người lao động. Tổ chức lao động khoa học là điều kiện không
thể thiếu được để nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả của sản
xuất.

9


Vê mặt tâm lý: Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ bảo đảm
cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi để hạn chế đến mức thấp nhất
tác hại của mơi trường lao động, của tính chất cơng việc để bảo đảm
sức khoẻ duy trì khả năng làm việc của người lao động.


Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ đảm bảo
thường xuyên nâng cao trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghiệp
vụ vững vàng cho người lao động tạo ra bầu khơng khí tập thể những
điều kiện thuận lợi để hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố gây cản
trở lao động, lôi cuốn hấp dẫn người lao động tham gia các hoạt động
tiến tới theo hướng biến lao động thành nhu cầu cần thiết không thể
thiếu của con người.
Để làm tốt công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp, cần
phải:
- Tổ chức bộ máy và mạng lưới làm công tác tổ chức lao động
trong doanh nghiệp, trong các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, xác
định cơ cấu chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ của chúng với các bộ
phận chức năng khác trong doanh nghiệp.
- Phân tích đánh giá chính xác tình hình, trình độ tổ chức lao động
nói chung trong doanh nghiệp, trong các bộ phận sản xuất của doanh
nghiệp và ở từng nơi làm việc nói riêng.
- K ế hoạch hố cơng tác tổ chức lao động khoa học trong doanh
nghiệp, tính hiệu quả kinh tế của các biện pháp trước và sau khi áp
dụng.

1.1.3 Vai trò của tổ chức lao động khoa học.
- Nhân tố làm tăng năng xuất lao động, sử dụng lao động có hiệu
quả, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Trong quá trình sản xuất, việc tuyển dụng lao động, tổ chức sản
xuất là một quá trình hết sức phức tạp. Sau khi tuyển dụng được những
người lao động có đủ trình độ năng lực đáp ứng được nhu cầu cơng việc
địi hỏi thì việc tổ chức phân cơng lao động làm việc theo đúng khả
năng, bố trí đúng vị trí cơng tác, có chính sách phân phối thu nhập
đúng là những yếu tố mang tính chiến lược để kích thích người lao
động tận tuy với doanh nghiệp. V iệc phân cơng lao động hợp lý và có

chính sách phân phối thu nhập phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy làm tăng
năng xuất lao động, tiết kiệm được lao động, sử dụng lao động có hiệu
quả và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
- Tổ chức lao động khơng chỉ có ý nghĩa trong q trình sản xuất
riêng lẻ nó cịn có tác dụng quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã
hội.
Tổ chức lao động khoa học trước hết phải dựa trên cơ sở những
thành tựu của khoa học về kinh tế, kỹ thuật, tâm sinh lý, xã h ộ i...
10


Khoa học kinh tế cho phép đánh giá đúng đắn các hình thức tổ
chức lao động hiện tại, dựa trên cơ sở đó mà lựa chọn các hình thức lao
động hợp lý hơn, đảm bảo nâng cao năng xuất lao động và sử dụng một
cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn những yếu tố vật chất trong sản xuất.
Khoa học kinh tế giúp giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý công
cụ lao động, xác định chế độ làm việc có hiệu quả cao nhất của máy
m óc thiết bị.
Khoa học tâm sinh lý giúp cho việc lựa chọn hình thức lao động,
cơng cụ lao động phù hợp với những đặc điểm về tâm sinh lý của con
người, đảm bảo các điều kiện thuận lợi về vệ sinh thẩm mỹ và tâm lý
lao động.
Khoa học xã hội giúp xác định mối quan hệ giữa tổ chức lao động
với các yêu cầu, đề cao vai trò trách nhiệm của người- lao động trong
tập thể xã hội với các hình thức động viên tinh thần và biến dần lao
động trở thành nhu cầu cần thiết của con người.

1.2. Nội dung của tổ chức lao động khoa học.
1.2.1 Phân công và hiệp tác lao động
Phân công và hiệp tác lao động là những hình thức nhất định của

mối quan hệ giữa con người trong quá trình lao động. Là nội dung cơ
bản nhất của tổ chức lao động. N ó chi phối tồn bộ những nội dung cịn
lại của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. Do phân công
lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được
hình thành, tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận, chức năng cần
thiết, với những tỉ lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất.
Hiệp tác lao động là sự vận hành của cơ cấu lao động ấy trong
không gian và thời gian. Hai nội dung này liên hệ với nhau một cách
hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, củng cố và thúc đẩy nhau một
cách biện chứng. Phân công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động
càng rộng. Sự chặt chẽ của hiệp tác lao động tuỳ thuộc vào mức độ hợp
lý của phân công lao động và ngược lại, chính trong q trình hiệp tác
lao động mà phân cơng lao động lại càng được hồn thiện.
Phân cơng lao động và hiệp tác lao động là hai mặt của một vấn
đề, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Sự phân cơng chun
mơn hố càng sâu càng chi tiết thì việc hiệp tác càng phải chặt chẽ.
Phân cơng và hiệp tác luôn thúc đẩy, tác động qua lại với nhau thì càng
phát triển. N ói đến phân cơng lao động là nói đến hiệp tác lao động, tức
là ở đâu có phân cơng là ở đó có hiệp tác. Phân công lao động hợp lý sẽ
thúc đẩy, tạo điều kiện sự hiệp tác, ngược lại hiệp tác tốt tác động đến
phân công.

11


Tổ chức hợp lý hoạt động của những người lao động làm việc
trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có vai trị
đặc biệt quan trọng. Vai trị đó xuất phát từ chỗ: N ó góp phần quyết
định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân cơng và hiệp tác lao động là những hình thức nhất định của

mối quan hệ giữa con người trong q trình lao động.

a- Phân cơng lao động:
Phân cơng lao động là việc phân chia tồn bộ các cơng việc của
doanh nghiệp giao cho từng người hoặc từng nhóm người lao động. Đó
là q trình gắn cho người lao động những nhiêm vụ phù hợp với khả
năng của họ. Là đem qúa trình sản xuất phân tích riêng thành các loại
lao động khác nhau trong quá trình lao động. Sự biến đổi hình thức
phân cơng lao động là do sự phát triển của sức sản xuất và hệ thống các
quan hệ sản xuất.
Phân công lao động là sự song song tồn tại của các hình thức lao
động khác nhau. “ Phân cơng lao động, với tư cách là tồn bộ các loại
hình thức hoạt động sản xuất đặc thù, là cái trạng thái chung của lao
động xã hội, xét về mặt vật chất của nó với tư cách là lao động sáng tạo
ra giá trị sử dụng”.
Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động ở đơn vị
sản xuất sẽ hình thành nên bộ máy với tất cả các bộ phận chức năng
cần thiết và những tỉ lệ tương ứng về lao động theo yêu cầu của sản
xuất.
Bố trí lao động: Là căn cứ vào các hình thức phân cơng lao động
để quy định số lượng lao động và chất lượng lao động cho phù hợp với
hình thức phân cơng lao động.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một xã hội biểu
hiện rất rõ ở trình độ phân cơng lao động xã hội. N ói cách khác sự phát
triển của lực lượng sản xuất là điều kiện quyết định trình độ phân công
lao động xã hội; đặc biệt là sự phát triển của công cụ lao động. Đồng
thời phân công lao động, bản thân nó, lại tác động trở lại đến sự phát
triển của lực lượng sản xuất, đến việc áp dụng các cơng cụ lao động
ngày càng có năng xuất cao. Trong lịch sử, ở thời kỳ công trường thủ
công, phân cơng lao động đóng vai trị địn bẩy mạnh mẽ đối với sản

xuất và tăng năng xuất lao động, mặc dù kỹ thuật vẫn cịn rất thủ cơng.
Xét trên quy mơ tổng thể trong xã hội ngày nay có ba loại phân
cơng lao động có quan hệ với nhau:

12


* Phân công lao động chung, tức sự phân công trong nội bộ xã hội,
chia sản xuất xã hội ra thành các ngành lớn như: Công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tả i...
* Phân công lao động đặc thù, tức sự phân công trong nội bộ
ngành: Là chia ngành sản xuất ra thành loại và thứ.
* Phân công lao động cá biệt, tức sự phân công giữa các phân
xưởng, giữa các ngành sản xuất trong phân xưởng, giữa các đội, tổ sản
xuất, giữa các ca làm việc, giữa các bước cơng việc trong q trình
cơng nghệ.

Sơ đồ phân cơng lao động

Phân cơng lao động chung, đặc thù có mối quan hệ và tác động
mật thiết đến phân công cá biệt. Tất cả các loại phân cơng đó, đã tạo
điều kiện để phân chia hoạt động của những người lao động theo nghề,
theo chuyên môn và chuyên môn hẹp.
Sản xuất dựa trên cơ sở máy móc và thiết bị hiện đại đã tạo ra các
hình thức hiệp tác và phân cơng lao động mới, địi hỏi nhiều loại cơng
nhân lành nghề khác nhau, nhiều loại cán bộ kỹ thuật, kỹ sư theo các
chun mơn khác nhau, để điều khiển q trình sản xuất. Do đó, địi
hỏi sự phân cơng lao động tỉ mỉ, chặt chẽ, chính xác, có tính tốn đến
các tỉ lệ khác nhau, đến việc đào tạo các loại lao động cho phù hợp với
nhu cầu và biến động về lao động trong doanh nghiệp.


13


Đ ể tiến hành phân công lao động hợp lý, cần căn cứ vào các điều
kiện sau đây:
- Theo nội dung kỹ thuật nghiệp vụ: Ở điều kiện này ta có hình
thức phân cơng giai đoạn sản xuất ( chuẩn bị, thực hiện và kết thúc
cơng việc ). Theo trình độ lành nghề của công nhân, theo đối tượng lao
động.
- Theo khối lượng công việc: Phụ thuộc vào khối lượng cơng việc
nhiều hay ít.
- Theo năng xuất lao động của từng loại công nhân và định mức
lao động của từng loại cơng việc.
- Theo khả năng mà mọi người có thể hồn thành được cơng việc.
Phương án phân cơng lao động phải chặt chẽ, kết hợp các điều
kiện trên đây để có thể tiết kiệm lao động và sử dụng lao động có hiệu
quả cao nhất.

Đối với các doanh nghiệp sự phân công lao động phải đáp ứng
được hai yêu cầu sau:
- Căn cứ vào mức lao động tiên tiến để tính tốn số lượng và chất
lượng lao động cần thiết cho từng đơn vị trong doanh nghiệp.
- Bố trí lao động hợp lý với từng yêu cầu của từng giai đoạn cơng
nghệ sản xuất vừa đảm bảo vị trí sản xuất vừa có thể kiêm nhiệm được
các cơng việc khác nhằm mục đích chống đơn điệu, đồng thời kiết
kiệm lao động và tiền cơng.

Các hình thức tổ chức phân công lao động trong doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng 3 hình thức phân

cơng lao động:
- Phân cơng lao động theo chức năng, vai trị, ỷ nghĩa của cơng

việc đối với q trình sản xuất:
Là hình thức phân cơng lao động trong đó tách riêng những hoạt
động khác nhau thành những chức năng lao động nhất định căn cứ vào
vị trí, vai trị của từng loại chức năng lao động mà người ta chia người
lao động trong đơn vị sản xuất ra thành hai nhóm chính.
- Cơng nhân sản xuất bao gồm: Cơng nhân chính; cơng nhân phụ;
nhân viên quản lý sản xuất các loại bao gồm: Nhân viên quản lý kinh
tế, nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên quản lý hành chính; học sinh
hoặc học nghề.
- Cơng nhân khơng sản xuất trực tiếp: Nhóm này gồm như những
người làm công tác Y tế, phục vụ văn hố ...
Phân cơng lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung
trong toàn doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của cơ cấu tổ chức lao
động này phụ thuộc vào việc phân chia quyền hạn, nhiệm vụ giữa các
bộ phận chức năng, vào việc tổ chức thông tin và xử lý thông tin, đồng
14


thời phụ thuộc vào chất lượng của lao động được thu hút và bố trí trong
các bộ phận chức năng.
Dựa vào cơ sở này mà người ta giao nhiệm vụ quyền hạn và thực
hiện các chức năng được giao.
- Phân cơng lao động theo cơng nghệ.
Là hình thức phân cơng lao động trong đó tách riêng các loại cơng
việc khác nhau theo tính chất của quy trình cơng nghệ thực hiện chúng.
Tuỳ theo mức độ chun mơn hố lao động mà phân công lao
động lại được chia ra thành các hình thức lao động khác nhau.

- Phân cơng lao động theo đối tượng. Đó là hình thức phân cơng
trong đó một cơng nhân hay một nhóm cơng nhân thực hiện một tổ hợp
công việc tương đối trọn vẹn, chuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một
chi tiết nhất định của sản phẩm.
- Phân công lao động theo bước công việc. Là hình thức phân cơng
trong đó mỗi cơng nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công việc trong
chế tạo ra sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm.
- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc tuỳ vào

tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Là hình thức phân cơng lao động trong đó tách riêng các cơng
việc khác nhau tuỳ theo tính chất mức độ phức tạp của cơng việc. Hình
thức này nhằm sử dụng trình độ tay nghề của cơng nhân phù hợp với
mức độ phức tạp của công việc. Tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh
thực tế của doanh nghiệp, khi áp dụng hình thức phân cơng này cần có
sự tương ứng cho phù hợp giữa cấp bậc thợ của công nhân với cấp bậc
công việc.
Do phân công lao động mà chun mơn hố được cơng nhân tăng
tỷ trọng thời gian có ích trong tổng quỹ thời gian làm việc của công
nhân.

b- Hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được phân
chia theo phân công lao động.
C.Mác định nghĩa hiệp tác lao động như sau: Khi nhiều người lao
động cùng làm việc với nhau, nhằm mục đích chung, trong cùng một
q trình sản xuất hoặc trong những quá trình khác nhau nhưng có
quan hệ với nhau thì lao động của họ mang tính chất hiệp tác.
- Hiệp tác lao động về mặt khơng gian: Gồm các hình thức hợp
tác giữa các xí nghiệp, giữa các phân xưởng chun mơn hố, giữa các

bộ phận chun mơn hố trong một phân xưởng, giữa những người lao
động với nhau trong một tổ sản xuất.

15


Hình thức hiệp tác tổ sản xuất: Là hình thức tổ chức sản xuất, nó
là đơn vị sản xuất tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh hay là một bộ phận
nào đó của sản phẩm, hay một khâu nào đó trong q trình sản xuất,
tuỳ theo nhiệm vụ tính chất công việc, năng lực quản lý của cán bộ mà
tổ chức các đội sản xuất thích hợp hay một đội sản xuất chun mơn
hố.
Đ ội sản xuất tổng hợp: Là đội gồm những công nhân, nhân viên
thuộc các ngành nghề khác nhau hồn thành các cơng việc có liên quan
mật thiết với nhau. Sự hiệp tác này sẽ đáp ứng được tiến độ của công
việc, chủ động trong việc điều hồ sức lao động, khắc phục đuợc tình
trạng thừa hoặc thiếu lao động tạm thời.
Đ ội sản xuất chuyên môn hố gồm những người có cùng nghề
thực hiện chun một loại cơng việc được giao khơng -cần có sự tham
gia của các ngành nghề khác.
- Hiệp tác về mặt thời gian: Đó là việc tổ chức ca, kíp làm việc, tổ
chức chế độ làm việc cho người lao động nhằm đảm bảo cơng việc
được hồn thành.
Hiệp tác là quy luật của tổ chức lao động, là sự kết hợp cần thiết
khách quan của tổ chức lao động làm bộc lộ sức lao động mới.
Ý nghĩa kinh tế của tổ chức lao động trên cơ sở hiệp tác là:
- Thay đổi có tính cách mạng điều kiện cơ sở vật chất của quá
trình lao động ngay cả khi cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp lao
động không thay đổi.
- Đạt kết quả cao hơn hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với

lao động phức tạp cần có sự tham gia của nhiều người.

c- Mối quan hệ giữa phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động gắn liền với lịch sử xuất hiện của xã hội loài
người. Hiệp tác lao động ra đời cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng
hố. Phân cơng và hiệp tác lao động là một phạm trù kinh tế vĩnh viễn
và phát triển không ngừng.
Phân công và hiệp tác lao động là những nội dung cơ bản của tổ
chức lao động khoa học. N ó chi phối tồn bộ những nội dung còn lại
của tổ chức lao động khoa học.
Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong đơn
vị sản xuất được hình thành. Hiệp tác lao động là sự vận hành của cơ
cấu lao động ấy trong không gian và thời gian. Hai nội dung này có
liên quan mật thiết và hữu cơ với nhau, củng cố và thúc đẩy lẫn nhau
một cách biện chứng. Phân cơng lao động càng sâu thì hiệp tác lao
động càng chặt chẽ và ngược lại, nhờ có hiệp tác lao động mà phân
cơng lao động càng hoàn thiện.

16


1.2.2. Xây dựng mức lao động và định mức lao động
Khái niệm về mức lao động.
Mức lao động là những đại lượng thời gian hao phí để hồn thành
một dạng cơng việc hoặc là để hồn thành một sản phẩm dịch vụ, một
chức năng nào đó quy định cho một người hoặc một nhóm người có
trình độ thành thạo tương ứng với trình độ cơng việc được giao trong
điều kiện sản xuất kỹ thuật nhất định. Mức lao động có nhiều dạng và
môi dạng mang một nội dung, điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Trong thực tế thường được sử dụng các dạng mức lao động sau đây:

- Mức thời gian: Đại lượng thời gian cần thiết được quy định đế
hồn thành một cơng việc ( bước cơng việc, sản phẩm, một chức năng)
cho một công nhân hoặc một nhóm cơng nhân của một nghề nào đó, có
trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc phải
thực hiện trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
- Mức sản lượng: Số lượng sản phẩm được quy định cho một công
nhân hoặc một nhóm cơng nhân có trình độ thành thạo phù hợp với
mức độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời
gian (ngày, giờ) với các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
- Mức phục vụ: Số lượng đối tượng ( máy móc, thiết bị, nơi làm
v iệ c ...) được quy định để một cơng nhân hoặc một nhóm cơng nhân có
trình độ thành thạo phù hợp với mức độ phức tạp của cơng việc phải
hồn thành trong một đơn vị thời gian với các điều kiện tổ chức, kỹ
thuật, sản xuất nhất định.
- Mức biên chế ( định biên): Là số lượng người lao động có trình
độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối
lượng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định.
- Mức lao động tổng hợp: Là lượng lao động sống quy định của
những người tham gia để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cụ thể, bao
gồm lao động chính, lao động phụ, lao động phục vụ và lao động quản
lý theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện cụ thể
của kỳ kế hoạch.
Các mức nói trên được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học;
tính đầy đủ các điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý để thực hiện công
việc, những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến,
những điều kiện tâm lý xã hội và thẩm mỹ sản xuất được gọi là những
mức kỹ thuật lao động.
Định mức lao động: Định mức lao động trong doanh nghiệp là lĩnh
vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối
với tất cả các quy trình lao động


17


Các phương pháp xây dựng định mức lao động
Chất lượng của mức phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức
lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chủ
. yếu là: Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
a- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp xây dựng khơng dựa
trên cơ sở phân tích các bước công việc ra các bộ phận hợp thành để
nghiên cứu kết cấu và trình tự hợp lý của nó, khơng nghiên cứu các
điều kiện tổ chức kỹ thuật, sản xuất hợp lý, các kinh nghiệm tiên tiến,
thời gian hao phí của từng bộ phận phân buớc cơng việc. Trong phương
pháp này thường có phương pháp thống kê - kinh nghiệm .
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào
tài liệu thống kê kết quả đạt được của thời kỳ đã qua, về thời gian hao
phí để thực hiện bước cơng việc hoặc sản lượng. Người ta xác định mức
bằng cách dựa vào kinh nghiệm chủ quan của người cán bộ lãnh đạo
hoặc cán bộ định mức.
b- Phương pháp phân tích:
Là phương pháp xây dựng mức dựa vào phân chia quá trình sản
xuất ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
thời gian hao phí để thực hiện chúng. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và
trình độ hợp lý để thực hiện bước cơng việc, hồn thiện tổ chức sản
xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu tổ chức khoa học kỹ
thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Các
mức được xây dựng bằng phương pháp này gọi là mức kỹ thuật lao
động hay mức có căn cứ khoa học.
Trong phương pháp này cịn chia ra phương pháp phân tích khảo
sát; phương pháp phân tích tính tốn; phương pháp so sánh điển hình .

- Phương pháp phân tích khảo sát.
Là phương pháp xây dựng dựa trên các tài liệu thu thập được bằng
các hình thức khảo sát ( chụp ảnh hoặc bấm giờ thời gian làm việc).
Qua chụp ảnh và bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc, thu được những tài
liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của cơng nhân hay thiết bị
trong ca làm việc, trong đó công việc lớn nhất thường lặp đi lặp lại
trong ngày ( tác nghiệp) được nghiên cứu tỉ mỉ từng bộ phận cấu thành
( thao tác, động tác, phương pháp thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Qua khảo sát phát
hiện ra những thời gian lãnh phí trơng thấy và khơng trông thấy, cùng
những nguyên nhân gây ra, trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp khắc
phục.
- Phương pháp phân tích tính tốn: Là phương pháp xây dựng định
mức dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẩn, vận dụng các
18


phương pháp tính tốn, sử dụng các cơng thức để tính tốn các thời
gian chính và thời gian khác trong mức.
- Phương pháp so sánh điển hình: Là phương pháp xây dựng mức
dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình là mức xây
dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại diện cho
nhóm cơng việc có những đặc trưng cơng nghệ hay nội dung kết cấu
trình tự thực hiện giống nhau, nhưng khác nhau về kích c ỡ ...

Nhiệm vụ và nội dung của định mức kỹ thuật lao động trong Công
tyĐịnh mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với mục
đích xác định trên cơ sở khoa học các mức lao động cho các cơng việc
trong q trình sản xuất; đổng thời tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng
hợp lý lao động sống, đảm bảo nâng cao năng xuất lao động.

Thời gian hao phí để hồn thành một công việc phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Người lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động và tổ
chức lao động. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên nhằm xác định mức
tiêu hao thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.

Đ ể thực hiện nhiệm vụ nối trên, nội dung cơ bản của định mức kỹ
thuật lao động trong Cơng ty phải bao gồm:
- Phân tích q trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành, xác
định kết cấu và trình tự hợp lý thực hiện các bộ phận của bước công
việc, phát hiện các bất hợp lý trong q trình thực hiện, hồn thiện
chúng trên cơ sở phân công hiệp tác lao động hợp lý.
- Cải thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và
bố trí hợp lý nơi làm việc áp dụng hình thức và chế độ phục vụ cho các
nơi làm việc hoạt động có nhiều hiệu quả hơn.
- Cải thiện các điều kiện lao động, hợp lý hoá các phương pháp và
thao tác lao động.
- Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và
nguyên nhân những lãng phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao
động.
- Đưa các mức, tiêu chuẩn xây dựng vào thực hiện trong sản xuất
thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức
đã sai, lạc hậu.

1.2.3. Tổ chức nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là để tạo ra những điều kiện vật
chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng
xuất cao. đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng.
Bảo đảm những điệu kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao
19



động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. Đảm bảo các khả
năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép
áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.

2.3.1 TỔ chức nơi làm việc: Là một hệ thống các biện pháp nhằm
thiết k ế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ
cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định. Tổ chức nơi
làm việc gồm ba nội dung chủ yếu:

a- Thiết k ế nơi làm việc:
Trong sản xuất hiện đại sản phẩm sản xuất ra luôn luôn thay đổi,
cơng nghệ sản xuất, máy móc trang thiết bị cũng thường xuyên được
hoàn thiện. Do vậy cũng phải thường xuyên thiết kế lại nơi làm việc
cho phù hợp. Đây cũng là quá trình nâng cao dần trình độ tổ chức nơi
làm việc và có tác dụng rất to lớn trong việc nâng cao năng xuất lao
động.

b- Trang bị nơi làm việc.
Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ máy móc, thiết bị, dụng
c ụ ... cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và
chức năng lao động.

c- B ố trí nơi làm việc
Là việc sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các
phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc.
Có ba dạng bố trí sau đây:
- B ố trí chung: Là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc
trong phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho
phù hợp với sự chun mơn hố nơi làm việc, tính chất cơng việc và

quy trình cơng nghệ sản xuất ra sản phẩm.
- B ố trí bộ phận: Là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao
động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa công
nhân với các loại trang thiết bị với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi cho
cơng nhân trong q trình lao động.
- B ố trí riêng biệt: Là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá
trong từng yếu tố trang bị.

2.3.2 Tổ chức nơi làm việc cho lao động quản lý:
Đ ể tổ chức nơi làm việc cho lao động quản lý, trước hết cần tiến
hành phân loại chúng.
- Theo tư th ế lao động, nơi làm việc của lao động quản lý gồm 2

loại:
+ Nơi làm việc ngồi: Phổ biến ở hầu hết các loại lao động quản lý.
20


+ Nơi làm việc đứng - ngồi: xuất hiện ở một số lao động quản lý
thực hiện những công việc đặc biệt ( như vẽ kỹ thuật, thiết kế).
- Theo mức độ chun mơn hố:
Là nơi làm việc của lao động quản lý được chia thành:
+ Nơi làm việc chuyên mơn hố: Là nơi làm việc được thiết kế cho
những loại công việc đặc biệt như nơi làm việc của Giám đốc, phó
Giám đốc, nơi làm việc của kỹ sư thiết kế, nhân viên đánh máy, thư
k ý ...
+ Nơi làm việc vạn năng ( hay nơi làm việc thông thường). Là
những nơi làm việc khơng có u cầu đặc biệt về trang bị, bố trí và điều
kiện lao động như nơi làm việc của hầu hết các chuyên gia, nhân viên
kinh tế, hành chính.

- Theo tính chất ổn định về địa điểm, nơi làm việc được chia

thành:
+ Nơi làm việc cố định: Bao gồm hầu hết các nơi làm việc của lao
động quản lý.
+ Nơi làm việc di động chỉ có một số nhân viện phục vụ như nhân
viên tạp vụ vệ sinh, nhân viên chuyển tài liệu, thư từ.
- Theo sự ổn định về thời gian, nơi làm việc được chia thành:
+ Nơi làm việc liên tục: là nơi luôn gắn liền với lao động cụ thể
bao gồm hầu hết những nơi làm việc của lao động quản lý.
+ Nơi làm việc tạm thời: là nơi không gắn liền với những người lao
động cụ thể mà được thiết kế dành cho những nhu cầu làm việc tạm
thời trong một thời gian.
- Theo s ố lượng người làm việc, nơi làm việc của lao động quản lý

được chia thành:
+ Nơi làm việc cá nhân: Tại đó có một người làm việc, bao gồm
hầu hết các nơi làm việc trong lĩnh vực quản lý.
+ Nơi làm việc tập thể: Tại đó có nhiều người cùng làm việc

Nội dung tổ chức nơi làm việc bao gồm:
- Trang bị cho nơi làm việc các thiết bị, phương tiện công cụ cần
thiết theo yêu cầu của nhiệm vụ và chức năng lao động, bao gồm:
+ Các đồ gỗ văn phòng: Bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách, bàn
gh ế để h ọ p ...
+ Các loại máy móc cần thiết phục vụ nơi làm việc như: máy tính
cá nhân, máy photocopy...
+ Các thiết bị văn phịng và cơng cụ lao động khác như: máy tính
bỏ túi, sách tham khảo, sách tra cứ u...
+ Phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, F ax...

21


+ Các phương tiện vệ sinh, sinh hoạt...
- Bố trí các phương tiện, công cụ, trang bị tại nơi làm việc trong
. mối liên hệ với việc bố trí các nơi làm việc với nhau trong nội bộ bộ
phận.
V iệc phân tích, đánh giá mức độ hợp lý của tổ chức nơi làm việc
và thiết k ế phương án tổ chức mới phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc
sau đây:
+ Phân tích, đánh giá mức độ hợp lý của tổ chức nơi làm việc và
thiết kế phương án tổ chức mới phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau
đây:
+ Phải trang bị đủ cho nơi làm việc các phương tiện vật chất - kỹ
thuật cần thiết cho công việc, đặc biệt là các phương tiện để chứa đựng
và phân loại tài liệu ( các loại cặp đựng tài liệu, các đồ gỗ chứa đựng).
+ Các đồ gỗ văn phòng được sử dụng tại nơi làm việc phải tạo điều
kiện để sắp xếp tất cả các tài liệu và các công cụ lao động một cách
thuận tiện nhất cho việc sử dụng chúng( dễ nhìn thấy và dễ lấy).
+ Các phương tiện lao động được sử dụng tại nơi làm việc phải
được thiết kế hợp lý về kích thước sao cho khi sử dụng chúng có thể đạt
được thành tích lao động cao.
+ Nơi làm việc phải được bố trí ở vị trí tối ưu trong phịng làm việc
và nhà làm việc, phù hợp với các quan hệ trao đổi thông tin và phù hợp
với cơ cấu quản lý doanh nghiệp.
+ Nơi làm việc cần bố trí sao cho sự làm phiền, ảnh hưởng lẫn
nhau là ít nhất.
V iệc bố trí cục bộ tại nơi làm việc phải tạo điều kiện để bố trí
nhiều nhất các cơng cụ lao động và tài liệu trong vùng với tới của người
lao động sao cho có thể lấy được và sử dụng được chúng trong tư thế

ngồi.

2.3.3 Phục vụ nơi làm việc.
Là việc cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ
thuật cần thiết và tạo ra các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình
lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là điều kiện khơng thể thiếu
được của bất kỳ q trình sản xuất nào. Tổ chức phục vụ nơi làm việc
chu đáo sẽ cho phép sử dụng tốt thời gian của người lao động và cơng
suất máy móc thiét bị, góp phần cải tiến các phương pháp và thao tác
lao động, củng cố kỷ luật lao động.

1.2.4 Bảo hộ và an toàn lao động
- Mục đích, ý nghĩa, tích chất và nội dung công tác Bảo hộ lao
dộng.

22


Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là an toàn vệ sinh lao động
là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính,
kinh tế xã hội và khoa học công nghệ nhằm cải thiện điều kiện làm
• việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính
mạng và sức khoẻ cho người lao động.
Mục đích của cơng tác Bảo hộ lao động là loại trừ các yếu tố nguy
hiểm, có hại trong lao động sản xuất, tạo ra điều kiện làm việc an toàn,
vệ sinh và tiện nghi cho người lao động, để ngăn ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động.
Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch về cơng tác Bảo hộ lao động
trình Tổng cơng ty phê duyệt.
a - T ổ c h ứ c b ộ m á y là m c ô n g tá c B ả o h ộ la o đ ộ n g tro n g d o a n h

n g h iệ p .

+ Hội đổng bảo hộ lao động là tổ chức tư vấn và phối hợp về an
toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.
+ Bộ phận hoặc cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động làm tham
mưu và thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh lao động.
+ Bộ phận hoặc cán bộ Y tế
+ Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
b- N ộ i d u n g c ô n g tá c b ả o h ộ la o đ ộ n g .

Công tác lập k ế hoạch Bảo hộ lao động gồm 5 nội dung:
- K ế hoạch các biện pháp về kỹ thuật an tồn và phịng chống cháy
nổ:
- K ế hoạch các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng
chống độc hại, cải thiên điều kiện làm việc:
- K ế hoạch trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động:
- K ế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
- K ế hoạch tuyên truyền và tổ chức phong trào quần chúng làm tốt
công tác Bảo hộ lao động.
Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu nhất là an tồn
vệ sinh lao động, bên cạnh đó cịn có một số nội dung khác như là chế
độ lao động nữ, lao động đặc th ù ... Xây dựng được các giải pháp nhằm
loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất, tạo ra
điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh và tiện nghi cho người lao động, để
ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức
khoẻ cho người lao động.
Cơng tác bảo hộ lao động có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to
lớn và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Cơng tác Bảo hộ lao động góp phần
bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động, giảm


23


×