Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn quản lý nhà nước của sở công thương về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 133 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và
kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích
một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Tơi xin tự chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ sự cảm ơn đến Ban giám hiệu, Viện
Đào tạo sau đại học, Khoa Kế Hoạch- Phát Triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Đặng Thị Lệ Xuân đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này. Xin
cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế Hoạch- Phát Triển đã góp ý để hồn chỉnh
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
những thông tin quý báu để em hoàn hoàn thành bài luận văn này.

Hà Nội, ngày …. tháng….năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT LUẬN VĂN ............................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ VẤN
ĐỀ HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .. 8
1.1. Khái quát về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp .......... 8
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại ........................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN .......................... 13
1.1.3. Tác hại của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN .............................. 14
1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN .......................................................................................................... 15
1.2.1. Quản lý nhà nước .......................................................................... 15
1.2.2. Quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN ... 16
1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Sở Cơng thƣơng với vai trò quản
lý nhà nƣớc trong vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN ................ 17
1.3.1. Vị trí, chức năng............................................................................ 17
1.3.2. Các nội dung và nhiệm vụ của quản lý nhà nước ......................... 18
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc của Sở Công thƣơng
về vấn đề hàng giả ..................................................................................... 20
1.4.1. Năng lực hoạt động ....................................................................... 20
1.4.2. Các yếu tố từ thị trường ................................................................ 24
1.5. Các tiêu chí đánh giá .......................................................................... 25
1.5.1. Đánh giá hiệu quả ......................................................................... 25
1.5.2. Đánh giá hiệu lực .......................................................................... 26


CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCCỦA SỞ
CÔNG THƢƠNG VỀ VẤN ĐỀ HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM SỞ

HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..... 28
3.1. Giới thiệu về Sở Công thƣơng Hà Nội ............................................. 28
3.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................ 28
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý ....................................... 29
3.1.3. Kinh phí hoạt động ........................................................................ 32
3.1.4. Nhân lực ........................................................................................ 33
3.1.5. Hạ tầng khoa học kỹ thuật ............................................................ 35
3.1.6. Cơ sở vật chất, phương tiện công cụ hỗ trợ .................................. 36
3.2. Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn
Thành phố Hà Nội ..................................................................................... 37
3.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của hàng giả và các mặt hàng thường được
làm giả lưu thông trên thị trường Hà Nội ............................................... 37
3.2.2. Diễn biến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hiện nay ............................................................................... 44
3.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc của Sở Công thƣơng Hà
Nội đối với vấn đề hàng giả ...................................................................... 49
3.3.1. Hoạt động ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành; đề xuất dự thảo
sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu công nghiệp
và hàng giả ............................................................................................... 49
3.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cộng đồng .. 54
3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ................................................ 58
3.3.4. Công tác phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng, doanh
nghiệp và người tiêu dùng....................................................................... 63
3.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện các chính
sách, pháp luật của nhà nước trong thực thi công vụ .............................. 71
3.3.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền............................... 80
3.3.7. Những kết quả đạt được và tác động ............................................ 81
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng ..................................................................... 87
3.4.1. Năng lực hoạt động ....................................................................... 87

3.4.2. Yếu tố thị trường ........................................................................... 91


3.5. Đánh giá chung ................................................................................... 93
3.5.1. Ưu điểm......................................................................................... 93
3.5.2. Hạn chế.......................................................................................... 94
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 96

CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠMSỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI ........... 102
4.1. Cơ sở để xác định phƣơng hƣớng và giải pháp ............................. 102
4.1.1. Xu hướng về tình hình sản xuất, bn bán, tàng trữ hàng giả, hàng
xâm phạm SHCN trong thời gian tới .................................................... 102
4.1.2. Định hướng quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN trong tình hình mới .................................................................... 104
4.2. Phƣơng hƣớng mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với vấn
đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN trên địa bàn TP Hà Nội đến năm
2020 ........................................................................................................... 106
4.3. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về vấn đề hàng giả,
hàng xâm phạm SHCN ........................................................................... 106
4.3.1. Chú trọng công tác lập kế hoạch và công tác tham mưu, chỉ đạo, điều
hành, tăng cường sự gắn kết giữa các phịng ban, đơn vị trong Sở Cơng
thương .................................................................................................... 106
4.3.2. Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ và thực thi các chính sách,
pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................................................... 107
4.3.3. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của hàng giả, hàng
xâm phạm SHCN .................................................................................. 112
4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp .................................................... 116

4.5. Phần kiến nghị .................................................................................. 117

KẾT LUẬN .......................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHCN

Sở hữu công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

TP

Thành phố

VBBH

Văn bằng bảo hộ

VPHC

Vi phạm hành chính


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả vận động ký cam kết không sản xuất,kinh doanh hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN trên địa bàn TP Hà Nội năm 2010 đến năm 2014 ..............54
Bảng 2.2 Danh mục các mặt hàng tham gia triển lãm ..............................................57
Bảng 2.3 Số liệu tuyển dụng mới công chức qua thi tuyển hằng năm của Sở Công thương ..61
Bảng 2.4 Kết quả kiểm tra, xử lý các vụ việc phối hợp về hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN từ năm 2011 đến năm 2014 ..........................................................................65
Bảng 2.5 Số liệu thống kê về số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và số lượng
văn bằng bảo hộ được cấp ra của Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014 ....................68
Bảng 2.6 Số liệu về số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
từ năm 2010 đến năm 2014 của Sở Công thương Hà Nội ........................................75
Bảng 2.7 Số liệu về số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
từ năm 2010 đến năm 2014 của Sở Công thương Hà Nội ........................................76
Bảng 2.8 Số liệu về phân loại các vụ vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm SHCN từ
năm 2010 đến năm 2014 - Sở Công thương Hà Nội .................................................78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Công thương Hà Nội thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN ...............31
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu về trình độ chun mơn .......................................34
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu về độ tuổi .............................................................35
Hình 2.4 Biểu đồ tỷ lệ số cơ sở vi phạm sau ký cam kết không sản xuất, buôn bán
hàng giả qua các năm từ 2010 đến 2014. ..................................................................55
Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện số lượng VBBH được cấp so với số đơn ........................69
đăng ký SHCN ..........................................................................................................69
Hình 2.6 Biểu đồ phần trăm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch qua các năm từ 2010
đến 2014 ...................................................................................................................77


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều năm trở lại đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
đã thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển, đảm bảo cung cấp cho thị
trường nguồn hàng hóa có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại đáp ứng
nhu cầu hàng hóa trong nước và hàng hóa xuất khẩu. Đi cùng với sự phát triển đó,
bên cạnh những hàng hóa có chất lượng tốt do các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản
xuất, nhập khẩu, còn tồn tại một lượng lớn hàng giả, hàng xâm phạm SHCN lưu
thông trên thị trường. Trong nước, tình trạng sản xuất, bn bán hàng giả, hàng xâm
phạm SHCN diễn ra ngày càng trầm trọng, đặc biệt trong hồn cảnh nền kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn.
Tại thủ đô Hà Nội, với đặc thù là trung tâm kinh tế-chính trị của cả nước, là
nơi tiêu thụ hàng hóa, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh trong cả nước, thị trường
hàng hóa diễn ra khá sơi động hàng hóa đa dạng, dồi dào, trong đó, nhiều mặt hàng
đưa vào thị trường để tiêu thụ là hàng hóa giả mạo. Phổ biến là quần áo, giày dép,
túi xách, kính mắt…. các mặt hàng có nguy cơ tổn hại sức khỏe con người, vật nuôi
như lương thực thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…Nhiều mặt hàng được làm giả
khá giống hàng thật, đặc biệt một số mặt hàng có giá ngang với hàng thật khiến
người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của loại hình kinh doanh thương mại
điện tử tạo điều kiện cho hàng giả, hàng xâm phạm SHCN có cơ hội lưu thơng trên
thị trường với số lượng lớn. Các đối tượng lợi dụng kênh phân phối này bằng nhiều
hình thức quảng cáo hấp dẫn để kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng giả,
hàng xâm phạm SHCN nhằm chuộc lợi, móc tiền từ túi người tiêu dùng.
Trước nạn hàng giả, hàng xâm phạm SHCN ngày càng có những chuyển biến
tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Hoạt động quản lý
nhà nước trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm SHCN được



thực hiện sâu rộng với tất cả các cơ quan, ban ngành, lực lượng chức năng có liên
quan tiến hành vào cuộc rất quyết liệt cùng sự phối hợp chặt chẽ của khối đơn vị
đưa tin báo đài và phản ánh của người dân. Một trong những chính sách nhằm thúc
đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước đó là cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam", hiệu quả của chính sách này thể hiện qua nhiều chuyển biến
trong thói quen tiêu dùng hàng hố của người Việt. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình
đó, nhiều đối tượng lợi dụng chính sách này để thực hiện nhiều phương thức, thủ
đoạn mới, biến hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng, hàng hóa do nước
ngồi sản xuất đội lốt hàng Việt Nam nhằm lừa dối người tiêu dùng, đem lại lợi
nhuận bất chính. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật – công cụ quản lý nhà nước
khi áp dụng cịn tồn tại bất cập. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm SHCN hiện nay chưa thực
sự có hiệu quả. Nạn hàng giả, hàng xâm phạm SHCN đang là vấn đề mang tính thời
sự, vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội và được phần lớn xã hội quan tâm.
Trước hết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quyền lợi người tiêu
dùng, tiếp theo gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của những
doanh nghiệp trong nước, làm thất thu thuế của nhà nước, góp phần gia tăng nhiều
tiêu cực trong xã hội và tội phạm khác. Trong thời kỳ hội nhập, hoạt động này cũng
đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và làm ảnh hưởng lớn
đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để đẩy lùi tình trạng trên, hoạt
động quản lý nhà nước giữ tầm quan trọng hàng đầu, nhà nước cần có những giải
pháp để công tác đấu tranh chống hàng giả được thực hiện có hiệu quả hơn, quyết
liệt hơn, mang tính thích nghi, kịp thời thích ứng những biến động tiêu cực. Với
việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại, đặc thù là
điểm nóng đối với các vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm SHCN, Sở Công thương
Hà Nội những năm vừa qua đã có những giải pháp thể hiện sự quyết tâm trong công
tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động vận chuyển, sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đã đạt được một số
thành tựu lớn. Bên cạnh đó, để tăng cường cơng tác đấu tranh phòng chống hàng



giả, hàng xâm phạm SHCN, là một cán bộ của Sở Công thương Hà Nội, từ thực tế
công tác của mình và nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề hàng giả, hàng xâm
phạm SHCN hiện nay; em đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước của Sở Công
thương về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Đề tài về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN có đặc điểm phạm vi nghiên
cứu rất rộng, địi hỏi người nghiên cứu có những hiểu biết chuyên sâu và tư duy
mang tính khoa học để phân tích vấn đề. Trước đây quản lý nhà nước về vấn đề
hàng giả, hàng xâm phạm SHCN đã có một số tác giả nghiên cứu và đưa ra nhận
định tại các cơng trình nghiên cứu khoa học; có thể kể đến bài nghiên cứu: "một số
vấn đề về hiệu lực quản lý nhà nước ở Việt Nam" - tác giả: TS. Vũ Thanh Sơn;
"Trao đổi một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống
hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam" - tác giả: Nguyễn Thị Quế
Anh; "Luận án Tiến sĩ Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách cơng ở Việt
Nam" - tác giả: Lê Văn Hồ. Các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ sự cần thiết
của quản lý nhà nước đối với vấn đề hàng giả đang ngày càng diễn biến phức tạp,
tầm quan trọng của việc ứng dụng phương pháp quản lý theo kết quả trong hoạt
động quản lý nhà nước, muốn đánh giá chính xác hiệu quả quản lý nhà nước phải
đánh giá dựa trên kết quả thực hiện quản lý nhà nước thay vì phương pháp truyền
thống trước đây, đánh giá dựa trên việc liệt kê các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, nội
dung mà các tác giả đã nghiên cứu hiện tại mang tính ở tổng quát và có ý nghĩa trên
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Với mỗi địa phương, mỗi
cơ quan, công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
lại có những đặc thù khác nhau. Do đó, đối với mỗi địa phương, cần có các giải
pháp cụ thể để hoạt động quản lý nhà nước đối với vấn đề trên được thực hiện có
hiệu quả. Từ thực tế trên, tác giả đã vận dụng các thành tựu từ các cơng trình nghiên
cứu trước đem lại cùng các hiểu biết, kinh nghiệm tích luỹ của bản thân để nghiên

cứu đề tài " Quản lý nhà nước của Sở Công thương về vấn đề hàng giả, hàng xâm


phạm SHCN trên địa bàn TP Hà Nội" , từ đó tác giả mong muốn đóng góp một số
các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước của Sở Công thương
đối với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN trên địa bàn TP Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của Sở
Công thương với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN, từ đó đề xuất giải pháp và
đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội đối
với hàng giả, hàng xâm phạm SHCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tại, tác giả hướng tới trả lời các câu hỏi:
1- Thế nào là hàng giả, hàng xâm phạm SHCN và quản lý nhà nước về vấn đề
hàng giả, hàng xâm phạm SHCN?
2- Sở Cơng thương Hà Nội có vai trị, chức năng gì trong vấn đề quản lý nhà
nước đối với vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN?
3- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trên?
4- Những tiêu chí nào để đánh giá?
5- Cần đưa ra các giải pháp gì, điều kiện gì để thực hiện các giải pháp trên,
cần kiến nghị gì đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý
nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội về vấn đề hàng giả, hàng
xâm phạm SHCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà
Nội về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN thông qua hoạt động thực thi các
quy định về SHCN và kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thương mại trên phạm vi Thành phố Hà Nội.



Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến năm 2014 và các định hướng, giải pháp cho giai đoạn tiếp
theo từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn như thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng
xuyên suốt các chương nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu, hình thành khung lý
thuyết cho nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đối các chuyên gia
để có những nhận định về hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội
về lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm SHCN hiện nay.
Phương pháp điều tra, khảo sát nhằm thu thập thơng tin, số liệu liên quan đến
tình hình diễn biến các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm
sở hữu công nghiệp; thông tin về công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm
phạm SHCN của Sở Công thương và công tác phối hợp với các đơn vị chức năng có
liên quan; khảo sát ý kiến của người dân, khảo sát ý kiến của doanh nghiệp thông
qua phát phiếu điều tra để làm rõ hiệu quả của quản lý nhà nước đối với cộng đồng.
6. Nguồn số liệu:
Nguồn số liệu sử dụng nghiên cứu đề tài này, tác giả thu thập từ đơn vị tác giả
cơng tác đó là Sở Cơng thương- Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội; bên cạnh đó,
tác giả thu thập thông tin, số liệu từ nguồn Cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và
Cơng nghệ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam VATAP...
Tác giả lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn Lãnh đạo Sở Công thương
Hà Nội, các cán bộ làm việc tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học công
nghệ, Các đơn vị đại diện chủ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: Công ty React Việt
Nam, Công ty TNHH Võ Trần…
Tác giả lấy ý kiến một số người tiêu dùng để có những thơng tin mang tính
khách quan nhất, góp phần đánh giá công tác quản lý nhà nước của Sở Công thương
Hà Nội hiện nay - cụ thể là trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm SHCN.



Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư
hướng dẫn về hàng giả, hàng xâm phạm SHCN để có căn cứ pháp lý khi nghiên cứu
luận văn này.
7. Khung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước theo phương pháp quản lý
theo kết quả dựa trên việc xây dựng các đầu vào; quy trình hoạt động, vận hành của
bộ máy tổ chức; các đầu ra - kết quả để đánh giá tính hiệu quả của quản lý nhà
nước; tính hiệu quả thông quan những tác động mang lại cho xã hội, đó cũng chính
là mục tiêu cuối cùng mà hoạt động quản lý nhà nước muốn hướng tới.

ĐẦU
VÀO

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng gồm
-Cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý
-Các nguồn lực (khung pháp lý, con
người, tài chính ngân sách, cơ sở vật
chất, hạ tầng khoa học kĩ thuật)
-Yếu tố thị trường

HOẠT
ĐỘNG

Phân tích 6 hoạt động trong nội dung
quản lý nhà nước của Sở Công thương
về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN


KẾT QUẢ
ĐẦU RA

Đánh giá tính hiệu quả của quản lý nhà
nước

TÁC ĐỘNG

Đánh giá tính hiệu lực của quản lý nhà
nước


8. Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng xâm
phạm sở hữu công nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Sở Công thương về vấn đề hàng
giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả,
hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội


1CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ VẤN ĐỀ
HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Về hàng giả
* Theo pháp luật hiện hành, khái niệm hàng giả được quy định tại Khoản 8,
Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,

hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hàng giả bao gồm:
a) Hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, cơng dụng đã cơng bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh
dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu
chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, cơng bố áp dụng hoặc ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phịng bệnh, chữa bệnh cho người, vật ni khơng có dược chất; có
dược chất nhưng khơng đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất
đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật khơng có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công
bố áp dụng; khơng đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa
chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa;
giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương
nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn
gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;


g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005;
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Hàng hố giả mạo về sở hữu trí
tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ
dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu. Cụ thể:
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hố, bao bì của hàng hố có gắn nhãn
hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo

hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ
thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính Phủ
quy định:
Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại
tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá
nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác;
giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã
vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.
* Xét dưới góc độ kinh tế - xã hội, hàng giả được phân chia thành 2 nhóm:
Thứ nhất, hàng hóa giả mạo về nội dung là hàng hóa giả mạo về chất lượng và
cơng dụng hàng hóa, bao gồm hàng hóa khơng có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử
dụng khơng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của hàng
hóa. Những hàng hố này khi người tiêu dùng sử dụng sẽ có khả năng bị ảnh hưởng
đến sức khỏe thậm chí là tính mạng và thiệt hại về kinh tế.
Thứ hai, hàng hóa giả mạo về hình thức là hàng hóa giả mạo về bao bì, nhãn
hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Các tiêu chí về hình
thức, biểu tượng, kiểu dáng bên ngồi, thậm chí là dịng slogan in trên nhãn mác,
bao bì giúp người tiêu dùng phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm của nhà sản
xuất khác cùng loại. Do đó nhà sản xuất, chủ sở hữu nhãn hàng hóa trước hết là chủ
thể bị thiệt hại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể trở thành nạn nhân nếu chất
lượng của những hàng hóa trên bị không đảm bảo hoặc chất lượng cũng bị làm giả.


Sự phân biệt giữa hai loại hàng giả trên cho thấy đối với công tác chống hàng
giả về nội dung, vai trò của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Trường hợp
hàng giả về hình thức, vai trị nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là quan trọng,

tuy nhiên trọng tâm vẫn là vai trò của nhà sản xuất, thương nhân có hàng hố bị làm
giả về bao bì, nhãn mác.
1.1.1.2. Về hàng hố xâm phạm sở hữu cơng nghiệp
Hàng hóa xâm phạm sở hữu cơng nghiệp là sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố
xâm phạm được tạo ra từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ giải nghĩa các yếu tố được bảo hộ như sau:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm được thể hiện
bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả
các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm
thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi
điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc
không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích
hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu liên kết.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để



chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc
tính khác của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có
liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm sản xuất (chế tạo, gia
cơng lắp ráp, chế biến, đóng gói, in, sao), nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, quảng
cáo, chào hàng, tàng trữ, cho thuê sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
1.1.1.3. Phân biệt hàng giả và hàng xâm phạm SHCN
Hàng giả là khái niệm chung có phạm vi đối tượng bao trùm rộng lớn, mang
tính tổng qt, bao gồm những hàng hóa giả mạo về nội dung, giả mạo về hình
thức, trong đó nội dung giả mạo về SHCN là một phần nhỏ nằm trong khái niệm
hàng giả nói chung.
Việc phân định sự khác giữa hàng giả và hàng xâm phạm SHCN thực chất là
phân biệt giữa hàng hóa giả mạo về SHCN và hàng hóa xâm phạm SHCN. Theo đó,
dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hàng hóa là giả mạo, hay xâm phạm là phải có
hàng thật để đối chiếu.
Đối với hàng hóa được xác định là hàng hóa giả mạo SHCN, trên hàng
hóa có gắn các dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt so với hàng thật, các dấu hiệu
này phải thỏa mãn được bảo hộ về SHCN theo quy định của pháp luật và văn
bằng bảo hộ đối với dấu hiệu trên còn thời hạn hiệu lực. Một điều kiện nữa, sản
phẩm có gắn dấu hiệu giả mạo phải cùng loại, có cùng đặc tính kỹ thuật với sản
phẩm thật bị giả mạo. Hàng hoá bị giả mạo về SHCN bao gồm giả mạo nhãn

hiệu và chỉ dẫn địa lý.


Đối với hàng hóa được xác định là hàng xâm phạm SHCN, điều kiện để kết
luận là sản phẩm xâm phạm SHCN khơng có trong danh mục sản phẩm của chủ sở
hữu dấu hiệu SHCN, khơng phải là hàng hóa cùng loại, cùng đặc tính kỹ thuật;
Dấu hiệu gắn trên sản phẩm có điểm khác biệt nhỏ với dấu hiệu đã được bảo hộ,
tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định dấu hiệu trên gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng nhầm tưởng về dấu hiệu đã
được bảo hộ của chủ sở hữu. Hàng hoá bị xâm phạm SHCN bao gồm sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Trên thực tế, việc phân định hàng hóa giả mạo SHCN hay hàng hóa xâm phạm
SHCN là một việc rất khó khăn, dễ gây nhầm lẫn cho cơ quan thi hành pháp luật bởi
chưa có văn bản pháp luật nào quy định, phân định ranh giới cụ thể giữa hai loại
hàng hóa này.
Việc phân định hàng giả và hàng xâm phạm SHCN nhằm mục đích xác định
hành vi vi phạm của đối tượng, từ đó cơ quan chức năng có căn cứ áp dụng chế tài
xử phạt cho phù hợp. Thực chất hàng giả mạo về SHCN là hình thức biểu hiện cao
nhất của xâm phạm SHCN. Do đó, từ đây trở đi, cụm từ hàng giả có thể được sử
dụng thay thế cho cả một cụm từ dài, đó là hàng giả và hàng xâm phạm SHCN.
1.1.1.4. Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN có bản chất là
việc cướp đoạt giá trị vật chất, tinh thần của cá nhân, tổ chức khác nhằm lừa dối
người tiêu dùng để thu lợi bất chính.
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN được đĩnh
nghĩa cụ thể như sau:
Sản xuất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế
bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn,
san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và các hoạt động khác để làm ra hàng giả.

Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng,
bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và
hoạt động khác nhằm đưa hàng giả vào lưu thông.


Theo quy định của pháp luật, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
xâm phạm SHCN là hành vi không được pháp luật cho phép. Bất kỳ tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả tuỳ theo mức độ, tính chất của
hành vi vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp pháp luật hình sự quy định về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả.

1.1.2. Đặc điểm của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
Thứ nhất, hàng hoá là những vật phẩm có nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng,
được sản xuất, buôn bán thông qua nhiều phương thức, thủ đoạn bất hợp pháp.
Đặc điểm của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN được sản xuất không tuân theo
các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khơng được trải qua quy
trình kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng, cụ thể sản phẩm chứa chất độc, các chất
có hại cho sức khoẻ của người sử dụng; sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn theo
quy định của nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm gây mất an tồn cao. Do đó,
các sản phẩm giả, xâm phạm SHCN khơng có bất kỳ giấy tờ, hố đơn chứng từ
chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
Thứ hai, hàng giả, hàng xâm phạm SHCN mang những dấu hiệu về kiểu dáng,
nhãn hiệu, đặc điểm, tính chất trùng hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Để một sản phẩm chính hãng giữ vững được uy tín, vị trí trên thị trường, nhà
sản xuất thường quan tâm đến vấn đề bảo hộ về sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hố và có văn bằng bảo
hộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có hiệu lực trong một quốc gia hoặc
trên toàn thế giới. Những dấu hiệu về nhãn hiệu, kiểu dáng, tên gọi xuất xứ hàng
hoá là căn cứ quan trọng giúp các sản phẩm của nhà sản xuất phân biệt được với

những sản phẩm của những nhà sản xuất khác trên thị trường theo đó nhà sản xuất
được bảo vệ quyền SHCN hợp pháp.
Thứ ba, mục đích của việc tạo ra hàng giả, hàng xâm phạm SHCN là lừa dối
người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Về chất lượng, hàng giả khơng đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng
do quá trình sản xuất được rút ngắn, chi phí thấp do đó giá trị của hàng giả không
tương xứng so với giá trị sử dụng, cơng dụng của chính nó hoặc hàng giả thường


khơng có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng thấp hơn nhiều so với hàng thật.Tuy
nhiên, việc lừa dối người tiêu dùng bằng cách làm giả theo các đặc điểm, tính chất,
cơng dụng của hàng thật giúp hàng giả tiêu thụ trên thị trường với giá thành bằng,
thậm chí cao hơn giá của hàng thật - giá trị mà các doanh nghiệp chân chính đã mất
nhiều cơng sức, tài chính để xây dựng nên. Chính vì lẽ đó, lợi nhuận của việc tạo ra
hàng giả, hàng xâm phạm SHCN là rất lớn.

1.1.3. Tác hại của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
1.1.3.1. Đối với kinh tế - xã hội
Nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN làm ảnh hưởng xấu
đến đời sống kinh tế, xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành
mạnh và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực vốn đầu tư
nước ngoài và việc thực hiện những cam kết song phương - đa phương về sở hữu
công nghiệp.
Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể góp
làm hạn chế diễn biến của hàng giả, hàng xâm phạm SHCN. Sự tồn tại của hàng
giả, hàng xâm phạm SHCN trên thị trường là tất yếu khách quan, không thể loại bỏ
triệt để, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; kỷ
cương, pháp luật không được tuân thủ nghiêm minh.
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHCN làm nhà nước bị thất thu
thuế, xã hội mất đi của cải vật chất, môi trường bị xâm hại.

Nạn sản xuất và bn bán hàng giả, hàng nhái cịn gây ra những hậu quả phức
tạp, nặng nề về đạo đức và xã hội. Yếu tố phi pháp làm gia tăng chênh lệch giữa
người giàu và người nghèo. Lợi nhuận phi pháp từ sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng xâm phạm SHCN cịn làm cho đạo đức bị tha hố từ đồng tiền bất chính thu
được, kéo theo đó là các tệ nạn xã hội có cơ hội gia tăng như cờ bạc, rượu chè ...
Hàng giả là vật liệu xây dựng mang lại cho xã hội nhưng cơng trình kém chất
lượng, độ bền thấp và rủi ro tai nạn cao.
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chân chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất
về kinh tế do tệ nạn hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu tcông nghiệp gây
ra . Hàng giả, hàng nhái làm suy giảm uy tín các thương hiệu chính phẩm, của


người sản xuất kinh doanh chân chính. Điều này cịn làm triệt tiêuđộng lực sáng tạo
về trí tuệ của doanh nghiệp và xã hội.
Hàng giả, hàng nhái làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây
mất lòng tin đối với người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế do uy tín thương
hiệu bị giảm sút, mất thị phần, giảm sút lợi nhuận mà nghiêm trọng hơn là triệt
tiêu động lực sáng tạo về trí tuệ của các doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói
chung. Thậm chí làm cho cơng ăn việc làm mất đi và có thể dẫn đến bị phá sản
doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể, sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít/ 1 năm,
tuy nhiên trên thị trường có hàng trăm triệu lít nước năm mang tên Phú Quốc. Hoặc
Cơng ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD do
nạn hàng giả gây ra, trong đó xác định được hàng giả nhãn hàng Unilever 90% có
nguồn gốc từ nước ngồi.
1.1.3.3. Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng đang là đối tượng trực tiếp và bị thiệt hại về nhiều mặt từ việc
mua và sử dụng hàng giả, hàng xâm phạm SHCN.

Trước hết là thiệt về kinh tế do mua phải hàng giả. Nguy hiểm hơn là ảnh
hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người sử dụng hàng giả vì đó là những hàng
hố khơng đảm bảo chất lượng, đặc biệt đối với các mặt hàng như: dược phẩm,thực
phẩm, mỹ phẩm. Nạn hàng giả luôn luôn là nguy cơ đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ,
tính mạng người tiêu dùng và lâu dài làm suy kiệt giống nịi.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng trở nên mất lịng tin đối với thương hiệu hàng
hố, thậm chí có hồi nghi trong q trình lựa chọn sản phẩm có phải sản phẩm giả
hay khơng.

1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
1.2.1. Quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự
hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Cụ thể, quản lý là sự
tác động liên tục, có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tường quản lý
nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.


Theo góc độ hành động, quản lý được phân chia thành 3 loại: Quản lý sinh học
(các vấn đề về thiên nhiên, môi trường), quản lý kỹ thuật và quản lý xã hội (hay
quản lý con người).
Tuy nhiên hiện nay, khi nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nghĩ đến
quản lý xã hội. Quản lý xã hội là sự điều khiển, chỉ đạo đối với một hệ thống hay
một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay những nguyên tắc tương
ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý
nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Quản lý xã hội là một yếu tố rất quan trọng,
không thể thiếu trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trị của
người quản lý càng lớn và nội dung quản lý càng phức tạp.
Quản lý nhà nước cũng chính là một dạng của quản lý xã hội. Theo đó, quản
lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước để điều chỉnh các quan
hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm duy trì, phát triển các mối quan

hệ xã hội, trật tự pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Nhà nước quản lý xã hội không chỉ với tư cách là một tổ chức chính trị đặc
biệt thực hiện mà cịn do tất cả các bộ phận khác cấu thành hệ thống chính trị
thực hiện.

1.2.2. Quản lý nhà nước về vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
Pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định quản lý nhà nước
về hoạt động thương mại nói chung, trong đó hàng hoá là một phần đặc biệt quan
trọng. Nhiệm vụ của quản lý nhà nước về hàng hoá là nhằm hướng tới chuẩn hố đối
với các hàng hố lưu thơng trên thị trường, đáp ứng tốt cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng
của nhân dân. Hàng giả, hàng xâm phạm SHCN tồn tại không theo sự cho phép của
pháp luật, cụ thể không được một cơ quan quản lý nhà nước nào cấp phép để tồn tại
độc lập và hợp pháp. Nhà nước không quản lý hàng giả, hàng xâm phạm SHCN tuy
nhiên sự tồn tại của loại hàng hoá này như một thực tại khách quan. Nhà nước kiểm
soát các biến động, diễn biến hàng giả, hàng xâm phạm SHCN trên thị trường thơng
qua hoạt động quản lý của mình, thể hiện ở việc sử dụng quyền lực nhà nước để xây
dựng và sử dụng công cụ pháp luật trong ngăn chặn, kiểm soát nạn hàng giả, hàng xâm


phạm SHCN. Qua đó, từng bước hồn thiện pháp luật về hàng giả, hàng xâm phạm
SHCN và công tác quản lý, tổ chức, điều hành.

1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Sở Cơng thƣơng với vai trị quản lý nhà
nƣớc trong vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm SHCN
1.3.1. Vị trí, chức năng
Sở Cơng Thương là cơ quan chun môn

thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;

thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về

công thương, bao gồ m các ngành và liñ h vực : cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng
mới; năng lượng tái tạo; dầ u khí (nế u có ); hóa chất; vật liệu nổ cơng nghiệp; cơng
nghiệp khai thác mỏ và chế biến khống sản (trừ vật liệu xây dựng); công nghiệp
tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩ m ;
lưu thơng hàng hóa trên địa bàn tỉnh; x́ t khẩ u , nhập khẩu; thương mại biên giới
(nế u có ); quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ
thương mại, hội nhập kinh tế quố c tế ; quản lý cạnh tranh , chố ng bán phá giá ; chố ng
trơ ̣ cấ p , bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp
hỗ trơ ̣; quản lý và tổ chức thực

hiện các dịch vụ công trong các ngành , lĩnh vực

thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy đinh
̣ của pháp luật.
Sở Cơng thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố;
đồ ng thời chiụ sự chỉ đa ̣o , kiể m tra, hướng dẫn thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Công thương.
Trong quản lý nhà nước đối với vấn đề hàng giả. hàng xâm phạm SHCN, Sở
Công thương thực hiện hoạt động quản lý thông tin về các cá nhân, tổ chức sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố thông qua các hoạt động: cấp các giấy
phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các mặt hàng
thuộc quản lý của Sở Công thương; tiếp nhận các thông báo phát sinh trong q
trình hoạt động của doanh nghiệp như thơng báo khuyến mại, thông báo tổ chức hội
nghị, hội thảo... Các thông tin quản lý nói trên tạo tiền đề giúp Sở Cơng thương thực
hiện chức năng quan trọng; đó là đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả,


×