Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ứng dụng gis trong quản lý thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 25 trang )

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ
ĐẤT Ở PHƯỜNG PHÚ HỘI THÀNH PHỐ HUẾ
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng tăng lên làm
cho đất đai càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho
chúng ta là cần quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp
lý và có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong hiện
tại cũng như tương lai.
Để có thể quản lý, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả thì hệ
thống thông tin đất giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đó là cơ sở
cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch
hợp lý để quản lý, phân bổ, sử dụng đất cũng như đưa ra các quyết
định liên quan đến đầu tư, phát triển nhằm khai thác hợp lý nhất
đối với tài nguyên đất đai.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có GIS)
vào các ngành, lĩnh vực đang trở nên khá phổ biến. Ứng dụng GIS
trong xây dựng, quản lý thuế đất, quản lý dữ liệu về tài nguyên đất
đã mang lại những hiệu quả thiết thực như: nâng cao độ chính xác,
tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức… Vì vậy, ứng dụng GIS
trong quản lý đất đai ngày càng được triển khai rộng rãi ở các cấp,
các vùng và địa phương.
Xuất phát từ vấn đề trên cùng sự hướng dẫn của GV.Thạc sĩ
:Trần Thị Phượng, chúng tôi đã nghiên cứu về đề tài :"Ứng dụng
của GIS trong quản lý thuế đất của phường Phú Hội, thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế".
Phú Hội là phường được thành lập từ phường Vĩnh Lợi (cũ)
tách ra, theo Nghị định số 80/CP của Chính phủ ngày 22/11/1995
(phường Vĩnh Lợi chia tách thành 2 phường: Phú Hội và Phú
Nhuận).


1
1
1.2. Mục đích, yêu cầu).
a. Mục đích.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý
(GIS), đặc biệt là khả năng ứng dụng của phần mềm Arcview 3.3
trong việc xây dựng, quản lý thuế đất và khai thác cơ sở dữ liệu
tài nguyên đất.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý
thuế đất tại phường Phú hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất theo các
quy định của pháp luật.
- Từ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, tiến hành phân tích, tính
toán, khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý thuế đất trên
địa bàn phường.
b. Yêu cầu.
- Dữ liệu sau khi hoàn thành phải đảm bảo chính xác, cập nhật
đơn giản và nhanh chóng. Cơ sở dữ liệu bao gồm bản đồ chứa
đựng các thông tin không gian về thửa đất, giá đất, giao thông đã
được liên kết với dữ liệu thuộc tính.
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống phải thống nhất và tuân thủ
theo các quy định, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất
đai.
- Đáp ứng được các nhu cầu phân tích, xử lý, tìm kiếm, cung cấp
thông tin về đất đai trên địa bàn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính là các thông tin về thửa đất: chủ sử
dụng, địa chỉ, diện tích, vị trí, loại đường, đơn giá, thuế
Các cơ sở dữ liệu dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài,các phần
mềm: Microstation, Arcview.

1.4 Phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn về không gian: phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là
phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải
dài trên địa phận các đường: Nguyễn Công Trứ, Bà Triệu, Lê Qúy
Đôn, Trần Quang Khải, Võ Thị Sáu, Bến Nghé, Tôn Đức Thắng -
2
2
Giới hạn về thời gian: thời gian nghiên cứu của tiểu luận là từ
ngày 04/3/2014 đến 15/04/2014.
Giới hạn về nội dung: tiểu luận tập trung sâu vào việc phân tích
ứng dụng GIS

II/ Hệ thống thông tin địa lí ( GIS).
2.1/ Khái niệm.
GIS là một hệ thống máy tính có chức năng lưu trữ và liên kết
dữ liệu địa lý với các đặc tính của bản đồ dạng đồ họa, từ đó cho
một khả năng rộng lớn về việc xử lý thông tin, hiển thị thông tin
và cho ra các sản phẩm bản đồ, các kết quả xử lý và mô hình.
SỐ LIỆU ĐẦU VÀO
QUẢN LÝ SỐ LIỆU
XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHÂN TÍCH &
MÔ HÌNH HÓA
SỐ LIỆU ĐẦU RA
CƠ SỞ DỮ LIỆUGIS
Quy trình công nghệ của hệ thống GIS
2.2/ Ứng dụng của GIS.
- Quản lí và lập kế hoạch giao thông đường phố.
-Giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường.
- Hỗ trợ quản lí.

- Qui hoạch và xây dựng.
- Hệ thống thông tin đất đai.
3
3
2.3/ Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng GIS:
*Ưu điểm:
GIS giúp tiết kiệm chi phí và thời gian của con người
trong việc lưu trữ dữ liệu.
Có thể thu thập và lưu trữ dữ liệu với số lượng lớn.
Số liệu lưu trữ có thể được quản lý, cập nhật, chỉnh sửa
một cách dễ dàng.
Dễ dàng truy cập, phân tích dữ liệu dễ dàng và thuận tiện.
Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
* Nhược điểm:
Các ứng dụng GIS đòi hỏi rất cao về việc xây dựng dữ
liệu ban đầu, công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật
máy tính và yêu cầu lớn về nguồn tài chính ban đầu.
Đồ họa trong các ứng dụng GIS khá cao nên các ứng dụng
GIS đòi hỏi các cấu hình máy tính tương đối mạnh, do đó chi phí
cho việc trang bị, lắp đặt các thiết bị và phần mềm về GIS rất cao.
Bản quyền phần mềm và chi phí vận hành rất cao.
2.3/ Giới thiệu về phần mềm arcview.
ARCView là sản phẩm của hãng ESRI, đây là một trong
những phần mềm đứng đầu trong thế hệ GIS để bàn (Desktop) và
thành lập bản đồ, nó có thể chạy trong môi trường Window 9X,
Window NT, XP… ARCView đưa đến cho người học khả năng
hình dung, khám phá, hỏi đáp và phân tích dữ liệu.
Cũng như một số phần mềm GIS, ARCView có khả năng
chồng ghép bản đồ, xử lý dữ liệu không gian, có thể ứng dụng
trong một số lĩnh vực trong ngành quản lý đất đai như đánh giá

phục vụ quy hoạch, xử lý dữ liệu ảnh, quản lý tài nguyên đất,
nước…
Hiện tại ở nước ta, ARCView đã được đưa vào sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, các cơ quan quản lý tài nguyên, các dự án phát
triển và quản lý tài nguyên.
4
4
III/ Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
3.1/ Vị trí địa lí.
Phú Hội là phường được thành lập từ phường Vĩnh Lợi (cũ)
tách ra, theo Nghị định số 80/CP của Chính phủ ngày 22/11/1995
(phường Vĩnh Lợi chia tách thành 2 phường: Phú Hội và Phú
Nhuận).
-Với địa hình nhỏ hẹp này đã gắn nhiều di tích lịch sử như Bia
tưởng niệm 11 Cô gái Sông Hương (ngã tư Bà triệu - Lê Quí
Đôn), Miếu Đại Càn (nơi các chiến sỹ tự vệ khu phố 6 thành phố
Huế đã chiến đấu chống thực dân Pháp trước năm 1946) - Ngã tư
Hùng Vương-Bà Triệu-Nguyễn Huệ, sau ngày chống Mỹ là nơi
cán bộ cách mạng hoạt động; Bia tưởng niệm nơi Bác Hồ tham
gia phong trào chống thuế thuế (cạnh trường ĐH Sư phạm Huế -
đường Lê Lợi, Huế)
- Phường Phú Hội có : 110,2 ha; Dân số : 2.193 hộ với 9.848 nhân
khẩu
- Có vị trí
: Nằm phía Đông Nam trung
tâm thành phố Huế:
+ Phía Bắc giáp phường
Vỹ Dạ
+ Phía Đông giáp phường
Xuân Phú

+ Phía Nam giáp phường
An Cựu
+ Phía Tây giáp phường
Phú Nhuận
-Toàn phường có 6 khu vực, chia thành 16 tổ dân phố
5
5
6
6
3.2/ Tình hình phát triển kinh tế-xã hội.
3.3.1/ Điều kiện tự nhiên:
Phường có diện tích tự nhiên là110,2 ha, địa hình tương đối
bằng phẳng. Khí hậu ở đây tương đối khắc nghiệt, nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa ẩm, mang tính chuyển tiếp từ cận xích đạo
đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển
tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
Chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm: Thành phố Huế có mùa khô
nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24°C
- 25°C. Từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình từ 27°C - 29°C,
có khi lên đến 38°C- 40°C.Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh,nhiệt
độ trung bình khoảng 20°C - 22°C. Lượng mưa tương đối lớn,
trung bình khoảng 2500mm/ năm.Độ ẩm trung bình năm khá lớn
khoảng 85%- 86%.
Thường chịu nhiều thiên tai, như: bão, lũ lụt,…
3.2.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội:
Phường Phú Hội có dân số khoảng 11816 người, với mật độ
trung bình khoảng 10722 người/km
2

, tạo ra nguồn lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ rộng.
Kinh tế: tiểu thủ công nghiệp là ngành nghề chủ yếu, như: sửa
chữa ô tô, mộc mỹ nghệ…, thương mại, dịch vụ du lịch và kinh
doanh các mặt hàng quần áo…
Văn hóa-xã hội:UBND phường đã đạt chuẩn văn hóa vào năm
2003.Tỉ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm, chiếm tỉ lệ 1,35%.Đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc
sống ngày càng được nâng cao.
Mạng lưới giao thông dày đặc, tiếp giáp với nhiều tuyến đường
huyết mạch, như: quốc lộ 1A, quốc lộ 49, đường Lê Lợi, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, phát triển kinh tế - xã
hội cho phường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng:Hiện nay, phường còn có 1 hợp tác xã
thương mại dịch vụ, trên 60 khách sạn, trong đó có 5 khách sạn
nhà nước.
Như vậy, về cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được
hoàn thiện, đáp ứng cho xu thế phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020.
3.3/ Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý thuế
của phường.
Thu tiền sử dụng đất là một công tác không thể thiếu tài
chính về đất đai của nhà nước để đảm bảo công việc công bằng
trong sử dụng đất. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ GIS vào thu
tiền thuế ở phường Thuận Thành cũng mới được ứng dụng ở
những năm gần đây.
3.4/Mô tả bài toán tính thuế ở.
3.4.1/ Phương pháp tính giá đất đô thị theo vị trí.
Theo quy định giá các loại đất qua các năm thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế để làm căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ

chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền thuê đất, định giá đất, bồi
thường, tính lệ phí các thủ tục liên quan đến đất.
Nguyên tắc phân vùng đất, phân vị trí đất, phân loại đô thị, phân
loại đường phố, phân vị trí đất trong đô thị để định giá đất:
1) Phân loại đô thị: thành phố Huế được xếp vào đô thị loại I
thuộc tỉnh.
2) Phân loại đường phố trong đô thị.
Loại đường phố trong từng đô thị được xác định căn cứ chủ
yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho
sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Đường phố trong từng loại đô thị
được phân tối đa thành 5 loại đường phố và tuỳ thuộc vào mức giá
chuyển nhượng thực tế trên thị trường sẽ được xếp theo nhóm
đường A,B, C.
a) Đường phố loại 1.
Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất, là nơi có
khả năng sinh lợi đặc biệt cao nhất trong đô thị, có vị trí đặc biệt
thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
b) Đường phố loại 2.
Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có khả
năng sinh lợi cao, thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh
và sinh hoạt.
c) Đường phố loại 3.
Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn
thiện, khả năng sinh lợi tương đối cao, thuận lợi đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
d) Đường phố loại 4.
Loại đường phố đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, có khả
năng sinh lợi, là những đường phố thuận lợi cho sinh hoạt đời
sống, không thuận lợi đối với kinh doanh.
e) Đường phố loại 5.

Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém trong đô thị,
ít có khả năng sinh lợi, là những đường phố thuận lợi cho sinh
hoạt đời sống, không thuận lợi đối với kinh doanh.
3) Phân loại vị trí đất trong từng loại đường phố.
Vị trí của đất trong từng loại đường phố được phân thành 4
loại vị trí được xếp theo thứ tự từ vị trí có khả năng sinh lợi cao
nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất đến vị trí có khả
năng sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi:
a) Vị trí 1.
Tất cả các thửa đất ở mặt tiền đường phố trong đô thị,đường
quốc lộ đi qua đô thị và các đường phố, đoạn đường phố, đường
khu phố, đường ô phố. Với khoảng cách xác định cho vị trí 1 tính
từ chỉ giới đường đỏ của đường phố kéo dài đến 25 mét.
b) Vị trí 2.
Các thửa đất nằm liền kề vị trí 1 thuộc các đường kiệt (hẻm)
có mặt cắt đường < 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố
chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác
định cho vị trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 kéo dài
thêm 25 mét.
Các thửa đất mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt
đường ≥2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường
quốc lộ đi qua đô thị, đường khu phố;khoảng cách xác định cho vị
trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 đến dưới 100 mét.
c) Vị trí 3.
Các thửa đất mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt
đường ≥ 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính,
đường quốc lộ đi qua đô thị, đường khu phố;khoảng cách xác định
cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo đến hết
đường.
Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt (hẻm)

có mặt cắt đường < 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố
chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác
định cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo dài
thêm 25 mét.
Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt của
đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m của đường phố chính,
đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố
với khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính từ đường phân vị trí 2
kéo dài tiếp theo đến dưới 100 mét.
d) Vị trí 4.
Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt (hẻm)
có mặt cắt đường <2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố
chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác
định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 cho đến hết đường.
Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt của
đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m của đường phố chính,
đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố;
khoảng cách xác định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 kéo
dài tiếp theo đến hết đường.
Các thửa đất còn lại có điều kiện về giao thông và sinh hoạt
kém hơn vị trí 3.
Bảng 1: Tên các đường phố phục vụ chuyên đề ở phường Phú
Hội, thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế.
STT
TÊN
ĐƯỜNG
PHỐ
ĐIỂM ĐẦU
ĐƯỜNG
PHỐ

ĐIỂM
CUỐI
ĐƯỜNG
PHỐ
LOẠI
ĐƯỜNG
GIÁ THEO VỊ TRÍ (đồng/m
2
)
1 2 3 4
1 Bà Triệu
Ngã tư Hùng
Vương
Dương
Văn An
2C 11000000 4750000 2950000 2400000
nt
Dương Văn
An
Nguyễn
Công Trứ
2B 13000000 5600000 3500000 2850000
2
Lê Qúy
Đôn
Hùng Vương Bà Triệu 1C 18000000 7750000 4900000 4000000
3
Trần
Quang
Khải

Nguyễn Thái
Học
Bến Nghé 2C 11000000 4750000 2950000 2400000
4
Nguyễn
Công Trứ
Lê Lợi Bà Triệu 2B 13000000 5600000 3500000 2850000
5 Bến Nghé Đội Cung
Hùng
Vương
(Ngã sáu)
1B 22000000 9500000 5050000 4850000
6
Tôn Đức
Thắng
Lê Qúy Đôn Bà Triệu 2B 13000000 5600000 3500000 2850000
7 Võ Thị Sáu
Đội Cung-
Bến Nghé
Nguyễn
Công Trứ
2A 15000000 6450000 4050000 3300000
3.4.2 Phương pháp tính thuế đất đô thị.
Theo luật số 48/2010/QH12 về thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để
kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần tuỳ theo
diện tích đất sử dụng: diện tích trong hạn mức thuế suất là 0,03%;
phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức thuế suất là 0,07%;
phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức thuế suất là 0,15%. Hạn
mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo

quy định của UBND tỉnh. Với thành phố Huế hạn mức đất ở quy
định trên mỗi thửa đất là 200m
2
.
Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình
xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%. Đối với đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất
0,03%. Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử
dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Đất của
dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tưđược cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử
dụng và áp dụng mức thuế suất 0,03%. Đất lấn, chiếm áp dụng
mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức.
Chính sách giảm 50% số thuếđất phải nộp cho các trường hợp
sau:
Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự
án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất
của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương
binh, bệnh binh;
Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn; -
Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4,
4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4;
bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không được hưởng trợ cấp
hàng tháng;
Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu
giá trị thiệt hại vềđất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính
thuế.
Công thức tính thuế đất đô thị:
Diện tích

thửa đất
Công thức tính thuế đất đô thị
Loại
thuế
đất
S>200 T=S*(ĐG
vt
/m
2
)*0.03% D1
200<S<600 T=200*(ĐG
vt
/m
2
)*0.03%+(S-200)*(ĐG
vt
/m
2
)*0.07% D1
S>600
T=200*(ĐG
vt
/m
2
)*0.03%+400*(ĐG
vt
/m
2
)*0.07%+(S-
600)*(ĐG

vt
/m
2
)+(ĐG
vt
/m
2
)*0.15%
D1
S T=S*(ĐG
vt
/m
2
)*0.03% D2
S T=S*(ĐG
vt
/m
2
)*0.15% D3
S T=S*(ĐG
vt
/m
2
)*0.2% D4
Trong đó:
S: diện tích thửa đất tính thuế;
- T: tiền thuế đất ở đô thị phải đóng;
- ĐGvt: Đơn giá theo vị trí của thửa đất;
- D1: Đất ở đô thị;
- D2: Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở; nhà chung cư; công trình

xây dựng dưới mặt đất;
- D3: Đất ở sử dụng không đúng mục đính; đất chưa sử dụng;
- D4: Đất lấn, chiếm
IV/ Quy trình nghiên cứu
4.1/ Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu thuế đất của
phường Phú Hội

-Từ kết quả khoanh vùng giá trị đất ở trên địa bàn phường và quy
định về xác định vị trí của thửa đất. Tiến hành xác nhận thông tin
về vị trí (1,2,3,4) của từng thửa đất trên bảng thuộc tính đã có các
thông tin chung để có cơ sở dữ thuộc tính của yếu tố vị trí.
-Từ cơ sở dữ liệu về thông tin thuộc tính của yếu tố vị trí, tiến
hành kết nối với cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) để
xây dựng bản đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố vị trí
đến giá đất ở.
Bản đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố vị trí đến giá đấttheo tờ số
18, phường Phú Hội, TP Huế
Qua thống kê ta thấy tờ bản đồ 18 có đầy đủ các thửa đất ở 4 loại vị trí
(1,2,3,4). Trong đó, các thửa đất ở vị trí 4 có số lượng nhỏ nhất, chỉ có 11
thửa (chiếm tỉ lệ 6,4%). Các thửa đất ở vị trí 2 chiếm số lượng nhiều nhất với
58 thửa đất (chiếm tỉ lệ 33,72%). Các thửa đất ở vị trí 3 qua thống kê là 56
thửa đất (chiếm tỷ lệ 32,56%) và vị trí 1 là 47 thửa đất (chiếm 27,32%)
Sau đó, dựa trên mô hình giá đất ở của phường Phú Hội đã được
xây dựng, tiến hành tính giá của từng thửa đất dựa trên cơ sở dữ
liệu thuộc tính đã được cập nhật.
Ví dụ: Cập nhật giá đất ở thửa đất số 33 tờ số 18, chủ hộ Nguyễn Quang
Hóa, phường Phú Hội, TP Huế.
Từ cơ sở dữ liệu về thông tin thuộc tính đã tổng hợp trên, tiến hành
kết nối với cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) để xây
dựng sơ đồ phân vùng giá đất ở.

)4.2/Quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thuế đất
phường Phú Hội TP.Huế
a. Thu nhập nguồn số liệu.
+ Bản đồ địa chính phường Phú Hội TP.Huế dưới dạng file .dgn
+ Bảng thông tin giá đất quy định của TP.Huế
b.Xử lý nguồn số liệu
Chuyển số liệu từ phần mềm microstation sang arcview
thông qua famis.
Để phục vụ cho chuyên đề nhóm đã dùng tờ bản đồ địa
chính số 18.
Tiến hành xóa các yếu tố không cần thiết theo level,tách các
thông tin.Tiếp theo ta dùng famis sửa lỗi và gán các thông tin về
chủ sử dụng, số thửa, diện tích, địa chỉ chúng ta bắt đầu chuyển
các thửa đất sang file .shp
c. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian.
Khi bản đồ từ file .dgn được chuyển sang file .shp ở dạng
vùng bắt đầu đi xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho từng thửa
đất.
Các thông tin thuộc tính trên arcview khi chuyển từ file .dgn
sang .shp
d. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho thửa đất.
Các dữ liệu sau khi thu thập được ta thống kê theo các trường
(fieds) dữ liệu. Khai báo các trường phục vụ cho xây dựng thông
tin thuộc tính như sau:
Tên trường Type Giải thích
Địa chỉ String Địa chỉ của chủ sử dụng
Tên chủ sử dụng String Họ tên chủ sử dụng
Diện tích Number Diện tích thửa đất theo m
2
Loại đất String Loại hình sử dụng đất

Vị trí String Vị trí thửa đất khi xác định giá đất
Loại đường String
Đơn giá/1m2 Number Đơn giá theo quy định của nhà nước
Giá đất Number Giá tiền của cả thửa đất
Thuế Number Thuế đất theo vị trí
Số thửa Number Số thứ tự trong tờ bản đồ
e. Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất, thuế cho từng thửa đất
-Để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất và thuế đất đầu tiên cần phải
xác vị loại đường và vị trí cho từng thửa đất
-Từ kết quả khoanh vùng giá trị đất ở trên địa bàn phường và quy
định về xác định vị trí của thửa đất. Tiến hành xác nhận thông tin
về vị trí (1,2,3,4) của từng thửa đất trên bảng thuộc tính đã có các
thông tin chung để có cơ sở dữ thuộc tính của yếu tố vị trí
-Từ cơ sở dữ liệu về thông tin thuộc tính của yếu tố vị trí, tiến
hành kết nối với cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) để
xây dựng bản đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố vị trí
đến giá đất ở.
Sau khi đã xác định xong dùng excel để xây dựng cơ sở giá đất và
thuế.
Chúng ta sử dung công thức tính:
+Giá đất = B2*I2
+Thuế=IF(B2<200,B2*I2*0.03%,IF(B2>600,200*I2*0.03%
+400*I2*0.07%+(B2-600)*I2*0.15%,200*I2*0.03%+(B2-
200)*I2*0.07%))
Sau khi đã xây dựng xong thông qua trường số thửa trên file
excel và trên arcviewta gộp 2 bảng này lại với nhau rồi sau đó sẽ
tạo lại các trường thuế, vi trí, giá đất, thuế trên arcview và gán cho
các trường tương tự mới gộp.
3.6/ Hướng dẫn khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu
tiền thuế đất:

Để tra cứu được các thông tin thuế ta dựa vào công cụ query
builder
Hộp thoại query xuất hiện như sau:
Trên trường fields ta chọn các trường thuế bên values ta
chọn giá trị sau đó chọn vào new set thì thửa đất có thông tin đó sẽ
sáng hơn khi đó ta sẽ biết được thông tin thuế của thửa đất.
Dữ liệu không gian và thuộc tính của thửa đất
3.6/ Sử dụng cơ sở dữ liệu thuế phục vụ trong công tác quản lý
thuế của phường Thuận Thành.
Thông qua cơ sở dữ liệu mà ta xây dựng thì có thể khai thác
nó để quản lí thu tiền thuế cho phường
Sử dụng hệ thống thong tin địa lí GIS phục vụ cho công tác quản
lí và qui hoạch đô thị.
Ứng dụng GIS xây dụng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản
lí đất đai.
IV/ Kết quả.
Qua quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận đã vận dụng
được những kiến thức quý báu trong thời gian học đại học: bản đồ
địa chính, hệ thống thông tin địa lý, kỹ thuật bản đồ,…kết hợp với
ứng dụng phần mềm Arcview để ứng dụng GIS trong quản lí thuế
đất . Tiểu luận đã đạt được những kết quả sau:
+ Nghiên cứu được quy trình xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu
phục vụ cho việc tính thuế đất từ các phần mềm.
+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về loại đường phố,
vị trí thửa đất trên địa bàn.
+ Ứng dụng thành công GIS trong quản lí thuế nhà đất, gắn
kèm hình ảnh thực tế của đối tượng một cách trực quan sinh động
nhất.
+ Nhận xét: việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai nói chung
là rất cần thiết với mục đích xây dựng hệ thống thông tin đất đồng

bộ trên cả nước, hoàn chỉnh và hiện đại có thể đáp ứng được yêu
cầu về quản lý nhà nước về đất đai trong xu thế hội nhập và phát
triển. Qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí cho
phường, chúng tôi đã rút ra được những kết luận sau đây:
+ Việc ứng dụng phần mềm arcview cho quá trình xây dựng,
khai thác, tìm kiếm thông tin đất đai như thông tin pháp lý, đặc
điểm, giá thành là rất thuận lợi, nó có thể đáp ứng được nhu cầu
của cơ quan quản lý cũng như các đối tượng tham gia vào thị
trường.
+ Chức năng biên tập đối tượng dễ hiểu, dễ sử dụng, chức
năng tạo lập bản đồ chuyên đề đơn giản.
+ Khả năng liên kết thông tin thuộc tính và thông tin bản đồ
khá hoàn chỉnh, việc lưu trữ và cập nhật thông tin tốt, an toàn, góp
phần khắc phục được công đoạn lưu trữ, cập nhật thủ công như
trước đây.

Tài liệu tham khảo.
1. Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Cao thị Nghĩa, lớp quản lí
đất 39A
2. Tài liệu đề tài ứng dụng GIS trong quản lí thuế
3. Website bộ tài nguyên và môi trường
4. Website thuathienhue.gov.vn
5. Website thuvienphapluat.vn
6. Website stnmt.hue.gov.vn
7. Thông tư số 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn
về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

×