Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ứng dụng gis trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp xây dựng mới hạ tầng giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 56 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
***




BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ VÀ LẬP
KẾ HOẠCH DUY TU NÂNG CẤP, XÂY MỚI HẠ TẦNG
GIAO THÔNG, THÍ ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

=
=
=
=
=
=
=
=


=
=
=
=
=
=





CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)
CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)




TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý
(GIS) phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp và xây dựng mới hạ
tầng giao thông. Cụ thể như sau:
1. Xây dựng cấu trúc CSDL các đối tượng hạ tầng giao thông;
2. Xây dựng CSDL mẫu các đối tượng hạ tầng giao thông trên địa bàn quận 1;
3. Xây dựng các công cụ quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp và xây dựng
mới hạ tầng giao thông;
Trong thời gian từ tháng 08/2008 đến tháng 04/2009, nhóm nghiên cứu đã phối kết
hợp với các cán bộ chuyên trách của đơn vị thụ hưởng, Khu Quản lý Giao thông đô
thị số 1, tiến hành khảo sát thu thập tất cả các thông tin về các đối tượng hạ tầng giao
thông (HTGT) bao gồm: cầu, đường, cây xanh, biển báo, hệ thống chiếu sáng và hệ
thống tín hiệu giao thông và về công tác quản lý và duy tu các đối tuợng này. Dựa
trên các thông tin, số liệu hiện trạng trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu,
phân tích và thiết kế mô hình hệ thống, thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu của hệ thống và
các công cụ hỗ trợ công tác quản lý và lập kế hoạch duy tu các đối tượng HTGT. Các
thông tin hiện trạng và thiết kế kỹ thuật này đã được chủ nhiệm đề tài báo cáo trong

tài liệu: Báo cáo khảo sát và thiết kế kỹ thuật và đã được hai bên thống nhất và trình
cho Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.
Dựa trên tài liệu thiết kế kỹ thuật đã được thông nhất này, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát đo đạc vị trí các đối tượng HTGT như: cây xanh, biển báo, hệ thống chiếu
sáng và hệ thống tín hiệu giao thông trên địa bàn Quận 1, cập nhật thông tin thuộc
tính và hoàn chỉnh CSDL tất cả các đối tượng HTGT. Song song đó, chúng tôi cũng
tiến hành lập trình phát triển các công cụ theo các mục tiêu đã đề ra của đề tài dựa
trên phần mềm GeoMedia của Hãng Intergraph (Hoa Kỳ). Đây là một tập đoàn hàng
đầu trên thế giới cung cấp các giải pháp về quản lý cơ sở hạ tầng. Sau đây là tóm tắt
các kết quả cụ thể đã đạt được của đề tài:
 Xây dựng và chuẩn hóa cấu trúc CSDL các đối tượng hạ tầng giao thông: đường,
cầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng. Với
cấu trúc khung này, Khu 1 có thể dễ dàng tiếp tục mở rộng phạm vi dữ liệu ra 13
quận huyện còn lại trong phạm vi quản lý của mình. Dựa trên cấu trúc CSDL
chuẩn này, trong quá trình mở rộng, Khu 1 có thể điều chỉnh, bổ sung một số
trường thông tin thuộc tính một cách dễ dàng mà vẫn không ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ CSDL.
 Hoàn thành việc xây dựng CSDL tất cả các đối tượng hạ tầng giao thông (đường,
cầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng) trên
tất cả các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành tốt
công tác điều tra đo đạc vị trí và xây dựng CSDL về tất cả các đối tượng HTGT
như đã đăng ký trong thuyết minh đề tài. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng đã đo đạc
và số hóa nhóm lớp dữ liệu biển báo (bao gồm 1664 trụ biển báo và biển báo).
Đây là một lớp thông tin rất hữu ích và rất cần thiết cho công tác quản lý HTGT
của Khu QLGTĐT số 1. Ngoài ra, theo nhu cầu cấp thiết trong công tác quản lý
của đơn vị thụ hưởng, nhóm nghiên cứu cũng đã đồng ý tiến hành điều tra đo đạc
và xây dựng CSDL các đối tường hạ tầng giao thông bổ sung thêm trên 50 tuyến
đường do UBND Quận 1 quản lý (

khối lượng công việc tăng thêm gần 60%

so với khối lượng dự kiến ban đầu).
 Hoàn thành việc xây dựng một số công cụ hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý và
lập kế hoạch duy tu các đối tượng HTGT trên địa bàn thành phố. Cụ thể như sau:
Nhóm các công cụ hỗ trợ công tác quản lý hạ tầng giao thông
- Công cụ tìm kiếm, định vị và cập nhật thông tin thuộc tính các đối tượng
hạ tầng giao thông đô thị
- Công cụ lập báo cáo thống kê chi tiết và báo cáo tổng hợp các đối tượng
hạ tầng giao thông đô thị
- Công cụ xem thông tin tổng hợp các đối tượng HTGT theo từng tuyến
đường
- Công cụ Quản trị hệ thống: công cụ quản lý danh mục các đơn vị quản lý,
danh mục các trường tìm kiếm và danh mục hệ thống
Xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác lập kế hoạch duy tu nâng cấp hạ tầng
giao thông
- Công cụ thống kê khối lượng duy tu
- Công cụ quản lý đơn giá duy tu
- Công cụ giúp lập kế hoạch duy tu
- Công cụ in ấn báo cáo
Tóm lại, với kinh phí còn hạn chế của một đề tài khoa học, nhóm nghiên cứu đã
cùng với đơn vị thụ hưởng phối kết hợp để hoàn chỉnh một khối lượng công việc lớn.
Các kết quả của đề tài tuy có thể vẫn còn một số hạn chế nhưng sẽ là cơ sở cụ thể để
chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ GIS phục vụ cho công tác
quản lý chuyên ngành của Khu QLGTĐT số 1 và cũng là tiền đề vững chắc cho việc
mở rộng hệ thống quản lý HTGT ở các giai đoạn tiếp theo. Các kết quả này có được
cũng chính là nhờ sự đúc kết từ các nỗ lực không ngừng của các thành viên trong
nhóm thực hiện đề tài và nhất là sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của đơn vị thụ hưởng
trong suốt quá trình triển khai. Cuối cùng, thay mặt đơn vị chủ trì, Công ty Địa Việt,
tôi xin chân thành cảm ơn Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 đã tạo điều kiện để
chúng tôi hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Khoa
học và Công nghệ TP.HCM và nhất là các vị thành viên trong Hội đồng Khoa học đã

tạo cơ hội rất tốt để chúng tôi có thể cùng với đơn vị thụ hưởng triển khai ứng dụng
thành công công nghệ GIS vào công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị trên địa
bàn Quận 1.

Chân thành cảm ơn.
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
The objective of the project is “Research and apply Geographic Information System
(GIS) Technology to manage and plan for maintenance and constructing new
Transportation Infrastructure objects”. Including:
1. Build Database Structure for Transportation Infrastructure objects;
2. Build Sample Database for Transportation Infrastructure objects at District 1;
3. Build tools for management and planning for maintaining and constructing
new Transportation Infrastructure objects
From August 2008 to April 2009, the research team had cooperated with the experts
of the beneficiary – The Urban Transportation Management Division No.1
(UTMD1), to survey and collect all information about the Transportation
Infrastructure objects as well as bridges, roads, trees, sign board, lighting system,
traffic signal system and the business rules, work flows of managing and maintaining
these objects. Based on the collected information and data, the research team
conducted to do analyzing and designing System Model, Database Structure and
customized tools which support for managing and building maintenance plan for the
Transportation Infrastructure objects. The information about UTMD1’s current
system and requirements for managing and building maintenance plan and technical
design had been reported by the Head of Project in the document Survey and
Technical Design Report, that had been approved by both research team and Urban
Transportation Management Division No. 1 and sent to The Department of Science
and Technology.
Based on that design document which is approved, we conducted to survey and
measure position of the Transportation Infrastructure objects: Trees, System of
Signs, Lighting System and Traffic Signal System at District 1and update attribute

information and completed GIS Database for all transportation infrastructure objects.
Besides that we had been developing tools under the requirements of the project
according to GeoMedia software of Intergraph Corporation (USA). This is the
leader of supplying solution for infrastructure management. There is summary of
result of project hereinafter:
- Build and normalize Database Structure for Transportation Infrastructure objects:
Trees, System of Signs, Lighting System and Traffic Signal System. On this
framework, it is easy for UTMD1 with their management segment to continue to
extend into 13 other districts. Base on this standard Database Structure, it is easy
for UTMD1 not only to be able to correct and supplement some attribute
information fields but also not affect all databases through extending process.
- Finish building Database of all Transportation Infrastructure objects (bridges,
roads, trees, sign board, lighting system, and traffic signal system) on all roads
that belong to district 1 zone. The research team has finished investigation, place
measuring and building Database of Transportation Infrastructure objects which
registered in project presentation. Moreover, we also have measured and
digitalized data of sign board group (include 1664 sign supports and sign boards).
This is the useful information field and it is necessary to manage Transportation
Infrastructure for UTMD1. In addition, the research team has agreed to start
investigation, place measuring and building Database of Transportation
Infrastructure objects so that they can add more than 50 roads that belong to
management of district 1 people’s committee (workload increases about 60%
in comparison with schedule)
- Finish building some tools in order to support better management and planning
for maintaining Transportation Infrastructure objects on area of city. There is
concrete proof hereinafter:
1. Search tool, locate and update attribute information of Urban
Transportation Infrastructure objects.
2. Detailed statistic report making tool and general report of Urban
Transportation Infrastructure objects.

3. General information viewing tool of Transportation Infrastructure objects
according to each road.
4. System management tool that controls list of management organizations,
list of search fields and list of system.
- Build tools in order to support planning for maintaining, upgrading
Transportation Infrastructure
1. Statistic tool of volume of maintaining
2. Management tool for maintaining quotation
3. Assisting tool for making maintaining plan
4. Report printing tool
In summary, with a limited budget of a science research project, the research team
had cooperated closely with the beneficiary side to do a big amount of work.
Although there are still some limits, the project’s results are the real proof to prove
the efficiency of applying GIS technology to management works of The Urban
Transportation Management Department No.1 and are also the firm premise for
extending in the next stages. The project’s result is the combination of the research
team’s endeavor and the close support and collaboration of the beneficiary during the
implementation time. Finally, on behalf of the presiding side, Dia Viet Company, I
would like to say thank you to The Urban Transportation Management Department
No.1 helping us accomplish this project. I would like to say thank you to the
Department of Science and Technology, especially the Members of the GIS Science
Board, had made good chance for us to collaborate with the beneficiary applying and
deploying successfully the GIS technology to Urban Transportation Infrastructure
management work at District 1.

Thank you sincerely,

Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 1
MỤC LỤC


I. PHẦN MỞ ĐẦU 3
I.1 Tên đề tài: 3
I.2 Mục tiêu: 3
I.3 Nội dung đề tài: 3
I.4 Sản phẩm của đề tài: 5
II. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
II.1.1 CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
II.2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 7
II.2.1 Số liệu hiện trạng trong công tác quản lý và lập kế hoạch duy tu, nâng
cấp, xây mới hạ tầng giao thông 7
II.2.2 Phân tích đánh giá hiện trạng 17
II.3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 18
II.3.1 Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu 18
II.3.2 Phần mềm GIS 20
II.4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG 23
II.4.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG 23
II.4.2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 25
II.5 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 28
II.5.1 Xây dựng dữ liệu nền cho hệ thống quản lý hạ tầng giao thông 28
II.5.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu các đối tƣợng hạ tầng giao thông đô thị 28
II.5.3 Tích hợp cơ sở dữ liệu 30
II.5.4 Phạm vị thực hiện 30
II.6 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG 31
II.6.1 Công cụ tìm kiếm một hay nhiều đối tƣợng trên bản đồ 31
II.6.2 Công cụ định vị một hay nhiều đối tƣợng trên bản đồ 31
II.6.3 Công cụ xem và chỉnh sửa thông tin thuộc tính của các đối tƣợng 32
II.6.4 Công cụ xem thông tin tổng hợp của các đối tƣợng hạ tầng giao thông
trên tuyến đƣờng 33

II.6.5 Công cụ giúp lập báo cáo thống kê và báo cáo tổng hợp về hiện trạng
các đối tƣợng hạ tầng giao thông 33
II.6.6 Công cụ cập nhật thông tin thuộc tính các đối tƣợng hạ tầng giao thông
không chạy trên nền phần mềm GeoMedia 35
II.7 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CÔNG TÁC LẬP
KẾ HOẠCH DUY TU NÂNG CẤP, XÂY MỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG HẠ TẦNG
GIAO THÔNG 35
II.7.1 Công cụ giúp quản lý và cập nhật đơn giá duy tu cho từng đối tƣợng hạ
tầng giao thông 35
II.7.2 Công cụ thống kê các đối tƣợng hạ tầng giao thông cần duy tu 36
II.7.3 Công cụ giúp lập báo cáo ƣớc lƣợng chi phí duy tu: 37
II.7.4 Công cụ giúp lập báo cáo thống kê khối lƣợng duy tu: 41
II.7.5 Công cụ giúp in ấn báo cáo: 41
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 2
II.8 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ ĐÀO TẠO CHUYỂN GIAO SẢN
PHẨM 42
II.8.1 Báo cáo kết quả thực hiện cho Khu QLGT ĐT số 1 và Sở Giao thông
Vận tải TP.HCM: 42
II.8.2 Đào tạo chuyển giao sản phẩm cho đơn vị thụ hƣởng 42
III. CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
III.1 Kết quả: 44
III.2 Thảo luận 47
III.2.1 Khó khăn 47
III.2.2 Mục tiêu của việc mở rộng hệ thống quản lý HTGTĐT 48
III.2.3 Mô hình hệ thống mở rộng 49
III.2.4 Mở rộng và hoàn thiện CSDL Trung tâm 50
III.2.5 Phân kỳ đầu tƣ mở rộng hệ thống 50
IV. CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51




Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Tên đề tài:
 Tên đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp,
xây dựng mới hạ tầng giao thông, thí điểm trên địa bàn Quận 1
 Chủ nhiệm đề tài: KS.Võ Văn Tú
 Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Đầu tƣ Địa Việt
 Thời gian thực hiện: từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009
 Kinh phí được duyệt: 530.000.000đ
 Kinh phí đã cấp đợt 1: 350.000.000đ theo thông báo số: 138/TB-
SKHCN ngày 05 tháng 08 năm 2008
I.2 Mục tiêu:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ
công tác quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng
giao thông

Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng cấu trúc CSDL các đối tƣợng hạ tầng giao thông;
2. Xây dựng CSDL mẫu các đối tƣợng hạ tầng giao thông trên địa bàn
quận 1;
3. Xây dựng các công cụ quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp và xây
dựng mới hạ tầng giao thông;
I.3 Nội dung đề tài:
Các nội dung công việc cần thực hiện của đề tài bao gồm:
1. Khảo sát hiện trạng quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp hạ tầng giao
thông tại Khu Quản lý giao thông đô thị số 1
- Hiện trạng dữ liệu

- Hiện trạng quản lý
2. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong công tác quản lý và
lập kế hoạch duy tu nâng cấp hạ tầng giao thông
- Phân tích và đánh giá hiện trạng dữ liệu
- Phân tích nhu cầu và sự cần thiết của dự án
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong công tác quản lý
và lập kế hoạch duy tu nâng cấp hạ tầng giao thông
3. Phân tích và thiết kế hệ thống
- Phân tích chi tiết các yêu cầu nghiệp vụ
- Phân tích mô hình dữ liệu
- Thiết kế kiến trúc hệ thống
- Thiết kế chức năng của công cụ quản lý, duy tu nâng cấp hạ tầng giao
thông
- Thiết kế CSDL
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 4
4. Xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý duy tu nâng cấp hạ tầng
giao thông
 Khảo sát thu thập thông tin vị trí các đối tƣợng: cây xanh, hệ thống
chiếu sáng và hệ thống tín hiệu giao thông phục vụ quản lý và lập kế
hoạch duy tu nâng cấp hạ tầng giao thông:
 Khảo sát thu thập thông tin vị trí cây xanh dọc các tuyến đƣờng
 Khảo sát thu thập thông tin vị trí các đối tƣợng của hệ thống chiếu
sáng dọc các tuyến đƣờng
 Khảo sát thu thập thông tin vị trí các đối tƣợng của hệ thống tín
hiệu giao thông dọc các tuyến đƣờng
 Xây dựng cấu trúc CSDL:
 Xây dựng cấu trúc CSDL các tuyến đƣờng, cầu
 Xây dựng cấu trúc CSDL cây xanh
 Xây dựng cấu trúc CSDL chiếu sáng

 Xây dựng cấu trúc CSDL hệ thống tín hiệu giao thông
 Nhập thông tin thuộc tính cho các đối tƣợng: đƣờng, cầu, cây xanh,
chiếu sáng và tín hiệu giao thông:
 Nhập thông tin thuộc tính cho các tuyến đƣờng, cầu
 Nhập thông tin thuộc tính cho hệ thống cây xanh
 Nhập thông tin thuộc tính cho hệ thống chiếu sáng
 Nhập thông tin thuộc tính cho hệ thống tín hiệu giao thông
 Biên tập và chuẩn hóa CSDL hạ tầng giao thông
5. Xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác quản lý hạ tầng giao thông
- Chức năng tìm kiếm một hay nhiều đối tƣợng (tuyến đƣờng, cầu, cây
xanh, chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông) trên bản đồ
- Chức năng định vị một hay nhiều đối tƣợng (tuyến đƣờng, cầu, cây
xanh, chiếu sáng, tín hiệu giao thông) trên bản đồ
- Chức năng xem thông tin thuộc tính của các đối tƣợng (tuyến đƣờng,
cầu, cây xanh, chiếu sáng, tín hiệu giao thông) trên bản đồ
- Chức năng chỉnh sửa thông tin thuộc tính của các đối tƣợng (tuyến
đƣờng, cầu, cây xanh, chiếu sáng, tín hiệu giao thông) trên bản đồ
- Chức năng lập báo cáo tổng hợp về hiện trạng về các tuyến đƣờng, cầu
- Chức năng lập báo cáo tổng hợp về hiện trạng về cây xanh
- Chức năng lập báo cáo tổng hợp về hiện trạng về hệ thống chiếu sáng
- Chức năng lập báo cáo tổng hợp về hiện trạng về hệ thống tín hiệu giao
thông
6. Xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác lập kế hoạch duy tu nâng cấp hạ
tầng giao thông
- Chức năng thống kê các đối tƣợng hạ tầng giao thông cần duy tu
- Chức năng quản lý và cập nhật đơn giá duy tu cho từng đối tƣợng hạ
tầng giao thông
- Chức năng tạo báo cáo ƣớc lƣợng chi phí duy tu cho các đối tƣợng hạ
tầng giao thông
7. Kiểm tra chạy thử

- Lập kịch bản, đƣa ra các yêu cầu kiểm tra
- Kiểm tra chi tiết từng chức năng
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 5
- Kiểm tra cấp ứng dụng
8. Lập tài liệu hƣớng dẫn
9. Triển khai cài đặt và chuyển giao tại đơn vị thụ hƣởng kết quả đề tài
- Cài đặt cơ sở dữ liệu
- Cài đặt các công cụ
- Đồng vận hành hệ thống
10. Kiểm tra nghiệm thu kết quả đề tài giữa đơn vị thụ hƣởng và nhóm nghiên
cứu
11. Đào tạo nhân lực tiếp nhận, sử dụng và phát triển kết quả nghiên cứu của
đề tài
12. Viết tài liệu báo cáo đề tài
13. Báo cáo nghiệm thu đề tài
I.4 Sản phẩm của đề tài:
TT
Tên sản phẩm tổng kết
Yêu cầu khoa học, kinh tế
Ghi chú
1
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài
Đầy đủ nội dung nghiên
cứu, hƣớng dẫn sử dụng và
cài đặt
Tài liệu,
CD-ROM
2
Bộ dữ liệu về các tuyến đƣờng

chính, cầu, cây xanh, chiếu sáng
và hệ thống tín hiệu giao thông
cho khu vực nghiên cứu
Đầy đủ các thông tin thu
thập khảo sát thực tế (khảo
sát ngoại nghiệp, khảo sát tại
Khu Quản lý giao thông đô
thị số 1)
Tài liệu
CD-ROM
3
Công cụ riêng cho công tác nhập
liệu cập nhật thông tín các đối
tƣợng hạ tầng giao thông mà
không phụ thuộc vào bản quyền
phần mềm GeoMedia
Công cụ dễ sử dụng, dễ phát
triển. Đáp ứng yêu cầu sử
dụng của đơn vị đặt hàng
Đĩa
CD-ROM
4
Các công cụ quản lý và lập kế
hoạch duy tu nâng cấp và xây
mới các đối tƣợng hạ tầng giao
thông đô thị (đƣờng, cầu, cây
xanh, chiếu sáng, tín hiệu giao
thông), Công cụ tìm kiếm dựa
trên nền GeoMedia
Công cụ phục vụ công tác

quản lý của cơ quan đặt
hàng
Đĩa
CD-ROM

Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 6
II. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tài liệu bao gồm 6 chƣơng với các nội dung nhƣ sau:
 Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu tổng quan về tài liệu báo cáo, nội dung chính của các chƣơng trong
tài liệu
 Chương 2: Nội dung nghiên cứu
Chƣơng này bao gồm 32 trang từ trang số 7 đến trang 38. Trong chƣơng này,
chúng tôi tóm tắt các nội dung công việc đã thực hiện trong đề tài bao gồm:
1. Khảo sát và phân tích hiện trạng
2. Phân tích và thiết kế hệ thống
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu
4. Thiết kế và xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác quản lý hạ tầng giao
thông
5. Thiết kế và xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác lập kế hoạch duy tu nâng
cấp, xây mới các đối tƣợng hạ tầng giao thông
6. Báo cáo kết quả thực hiện với Ban Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Khu
Quản lý giao thông đô thị số 1 và các đơn vị có liên quan
7. Đào tạo chuyển giao sản phẩm cho đơn vị thụ hƣởng
 Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chƣơng này bao gồm 08 trang từ trang 39 đến trang 46. Trong chƣơng này,
chúng tôi tóm tắt các kết quả đã đạt đƣợc, so sánh nội dung công việc đã triển
khai thực hiện với nội dung dự kiến ban đầu trong thuyết minh đề tài. Chúng
tôi cũng nêu một số khó khăn cơ bản trong quá trình triển khai và khai thác

các sản phẩm của đề tài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nêu ra một số kiến nghị mở rộng các kết quả của đề
tài để đơn vị thụ hƣởng tham khảo và có hƣớng phát triển các sản phẩm nhằm
hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị tại đơn vị thụ
hƣởng, Sở Giao thông Vận tài và các đơn vị có liên quan.
 Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Chƣơng này nêu kết luận và kiến nghị của nhóm nghiên cứu
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 7
II.1.1 CHƢƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
II.2.1 Số liệu hiện trạng trong công tác quản lý và lập kế hoạch duy tu,
nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông
II.2.1.1 Hiện trạng về cơ cấu tổ chức nhân sự và quản lý
Cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 (Khu QL GTĐT số 1) bao
gồm: Giám đốc khu, Phó giám đốc và các phòng ban chức năng (xem Hình). Tất cả
các phòng ban của Khu QL GTĐT số 1 đều đƣợc đặt tập trung tại số 152 Điện Biên
Phủ – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh.
Hình: Sơ đồ tổ chức Khu quản lý Giao thông đô thị số 1


Quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ của các phòng ban chức năng thuộc
Khu QL GTĐT số 1 đƣợc quy định rõ ràng tại Quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác cơ quan Khu QL GTĐT số 1, ban
hành kèm theo quyết định số 308/QĐ-TCHC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Giám
đốc Khu QL GTĐT số 1. Nội dung của quy định này đƣợc tóm tắt trong mối liên
quan tới dự án này nhƣ sau:
Giám Đốc:
- Phụ trách chung, điều hành toàn bộ hoạt động của Khu Quản lý giao thông
đô thị số 1, quyết định và chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi công việc

của Khu QLGTĐT số 1.
- Tuỳ tình hình thực tế , Giám đốc Khu QLGTĐT số 1 có thể uỷ quyền cho
các Phó giám đốc giải quyết một số công tác theo quy chế tổ chức hoạt
động của Khu bằng văn bản uỷ quyền.
Phó Giám Đốc:
GIÁM ĐỐC
Ban QLDACT Đô thị

Phòng Kế hoạch – Đầu tư
Phòng QL kỹ thuật chất lượng

Phòng Tổ chức - Hành Chính

Ban QL Dự án đầu tư

Phòng Kế toán - Tài chính

Ban QLDA CT Trọng điểm

Ban QLDA Cầu Thủ Thiêm

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng QL hạ tầng & QL duy tu

Phòng QL thoát nước
Phòng Thẩm định dự án
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 8
Là ngƣời giúp việc cho Giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc phân công hoặc
uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc Pháp luật Nhà nƣớc về

những quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc Giám đốc
phân công.
Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Thực hiện xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động của Khu, kiện toàn tổ chức
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn từng phòng, ban của Khu
- Thực hiện xây dựng quy hoạch cán bộ công chức, viên chức của khu theo
phân cấp quản lý.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bố trí, sử dụng và quản
lý đội ngũ công chức-viên chức.
- Tiếp nhận hồ sơ công văn đến, loại chuyển lãnh đạo phê duyệt và các
phòng ban thực hiện. Phát hành công văn đi và các loại giấy phép cập nhât
lƣu trữ các loại hồ sơ công văn theo quy định.
Phòng Kế toán - Tài chính:
- Lập dự toán kinh phí của Khu để trình duyệt và quyết toán các nguồn vốn
theo quy định.
- Quản lý vốn trên cơ sở kế hoạch các nguồn vốn đƣợc giao.
- Thanh quyết toán hàng tháng với các đơn vị thực hiện công tác duy tu thuê
bao.
- Phối hợp cùng với các phòng liên quan để tiến hành thanh lý hợp đồng. Lập
báo cáo thống kê, quyết toán của khu theo quy định nhà nƣớc.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan để xem xét dự toán và tổng dự toán
các dự án, các dự án thuộc nguồn vốn duy tu và đảm bảo giao thông do khu
làm chủ đầu tƣ.
- Phối hợp với các phòng ban tham gia việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tham
gia tổ chuyên gia công tác tổ chức đấu thầu, nghiệm thu công trình.
- Chủ trì công tác thanh lý vật tƣ thu hồi do Khu làm chủ đầu tƣ.
- Tham gia xây dựng định mức đơn giá.
- Thực hiện công tác bảo hiểm công trình do khu làm chủ đầu tƣ.
- Tổ chức bảo quản lƣu trữ hồ sơ sổ sách chứng từ và các tài liệu kế toán
đúng quy định.

- Phổ biến và hƣớng dẫn các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nƣớc và
các quy định của cấp trên đến các cá nhân bộ phận liên quan thực hiện.
Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
- Lập kế hoạch công tác sửa chữa thƣờng xuyên, các công tác đầu tƣ xây
dựng mới và sửa .
- Trình duyệt kế hoạch và phân bổ triển khai kế hoạch đƣợc giao cho các bộ
phận đơn vị liên quan.
- Thống kê công việc thực hiện theo kế hoạch đã đƣợc phân bổ, kiểm tra tiến
độ thực hiện.
- Theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến hoàn
thành nghiệm thu đƣa vào sử dụng những công trình giao thông đô thị
trong phạm vi Khu quản lý.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 9
- Tham gia công tác giám giám sát, đánh giá đầu tƣ, công tác quản lý chất
lƣợng do Khu làm chủ đầu tƣ.
- Tham gia tổ chuyên gia công tác tổ chức đấu thầu, trình giám đốc ký duyệt
ban hành các quyết định chỉ định thầu.
- Tiếp nhận , xử lý và làm báo cáo tổng hợp (bằng văn bản cập nhật thông tin
trên mạng) gởi Sở và các đơn vị liên quan về chỉ đạo của cấp trên, nguyện
vọng cử tri, phản ánh báo đài, đƣờng dây nóng.
Phòng quản lý kỹ thuật chất lượng:
- Kiểm tra các công tác quản lý chất lƣợng và thực hiện kiểm tra chất lƣợng
các công trình chuyên ngành theo phân cấp, thu thập số liệu, đánh giá báo
cáo về quản lý chất lƣợng công trình.
- Tham gia công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các công trình do Khu làm chủ
đầu tƣ.
- Thẩm định thiết kế, khảo sát, dƣ toán các công trình do khu làm chủ đầu tƣ.
- Thuê tƣ vấn có năng lực để thẩm tra thiết kế, dƣ toán các công trình làm cơ
sở phê duyệt.

- Giám sát kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông công chính.
- Tham gia nghiệm thu các công trình chuyên ngành thuộc nhóm B-C.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với các công trình “ BOT” về
chuyên ngành trên địa bàn thành phố khi đƣợc Thành phố giao và Sở ủy
quyền.
Phòng quản lý hạ tầng & quản lý duy tu:
- Thực hiện các quy định về quản lý nhà nƣớc đối với các công tác quản lý
kiểm tra giám sát, nghiệm thu các khối lƣợng khoán duy tu sửa chữa
thƣờng xuyên khối lƣợng duy tu thuê bao trong phạm vi Khu QLGTĐT số
1 giao quản lý.
- Rà soát, điều tra đánh giá đúng thực trạng công trình, công việc của các
đơn vị liên quan và các công nghệ thực hiện. Kiến nghị điều chỉnh công
nghệ, đơn giá định mức cơ chế cho phù hợp.
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm sát, đánh giá tình trạng kỹ thuật của hệ thống
cầu đƣờng, chiếu sáng và phân loại để làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch
sửa chữa bảo dƣỡng.
- Thực hiện công tác quản lý giám sát thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm
tra đột xuất và nghiệm thu các khối lƣợng thuê bao, sửa chữa thƣờng xuyên
công tác bảo quản công viên cây xanh trong phạm vi do Khu quản lý.Xem
xét và trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch duy tu sửa chữa thƣờng xuyên
hàng tháng, hàng quý cho lĩnh vực cầu, đƣờng, chiếu sáng, kế hoạch duy tu
thuê bao hàng tháng, hàng quý cho lĩnh vực cây xanh.
- Thực hiện công tác đấu chọn thầu hoặc tham gia tổ chức tƣ vấn đấu chọn
thầu đối với các dự án thuộc nguồn vốn duy tu - đảm bảo giao thông.
- Xem và trình các dự án báo cáo hoặc phƣơng án kỹ thuật khả thi các công
trình thuộc nguồn vốn đảm bảo giao thông do Khu làm chủ đầu tƣ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát xây dựng và tổ chức nghiệm thu các công trình
đảm bảo giao thộng.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 10

- Thụ lý hồ sơ xin cấp phép, gia hạn giấy phép đào đƣờng, và đề xuất việc
cấp phép theo quy định.
- Thẩm định và trình duyệt thiết kế tái lập mặt đƣờng trong công tác đào và
tái lập mặt đƣờng phần kết cấu tái lập không có trong thiết kế mẫu đã đƣợc
ban hành.
- Thụ lý hồ sơ cấp phép đốn hạ, di dời cây xanh và đề xuất việc cấp phép
theo quy định
- Thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao
thông công chánh trên địa bàn thành phố, cập nhật số liệu, nắm vững hiện
trạng cầu, đƣờng bộ, chiếu sáng, tín hiệu giao thong, bến bãi đậu xe và các
công trình kỹ thuật hạ tầng chuyên ngành khác liên quan.
- Phân cấp, phân loại hệ thống hạ tầng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khảo sát và lƣu trữ các dữ liệu, thực hiện các cuộc điều tra khảo sát đặc
biệt thƣờng xuyên và đột xuất của hệ thống giao thông đô thị trong thành
phố và các vùng lân cận.
- Tổ chức cập nhật toàn bộ dữ liệu cơ sở hạ tầng đang có, đang xây dựng và
chuẩn bị xây dựng.
- Đề xuất và thực hiện quy hoạch giao thông đô thị.
- Phối hợp cùng với cảnh sát giao thông, Trung tâm điều khiển tín hiệu giao
thông và các đơn vị liên quan giải quyết các biện pháp khắc phục tình hình
ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông
- Khảo sát đƣa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cƣờng năng lực giao
thông.
- Đề xuất các chính sách quản lý chuyên ngành.
- Thực hiện công tác điều tra xã hội học.
Phòng quản lý thoát nước
- Quản lý hồ sơ, tài liệu cơ sở hạ tầng, hệ thống quan trắc mạng lƣới thoát
nƣớc, cập nhật hiện trạng hệ thống thoát nƣớc mƣa và xử lý nƣớc thải trên
phạm vi quản lý của Khu.
- Xây dựng quản lý cập nhật hệ thống dữ liệu hạ tầng thoát nƣớc mƣa, nƣớc

thảI và các số liệu quan trắc môI trƣờng.
- Khảo sát đánh giá chất lƣợng nƣớc bùn, nƣớc thải trong hệ thống thoát
nƣớc của Thành phố.
- Khảo sát đánh giá tình hình nƣớc mƣa, thủy triều trên địa bàn Thành phố và
hiệu quả xóa , giảm ngập.
- Điều tra đánh giá thực trạng công trình công việc của các đơn vị liên quan
và các công nghệ thực hiện.
- Thực hiện các cuộc điều tra khảo sát chuyên biệt thƣờng xuyên hoặc đột
xuất để thu nhập thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thoát nƣớc và xử lý
chất thải.
- Quản lý vận hành duy tu, bảo dƣỡng hệ thống thoát nƣớc.
- Tham gia xây dựng phƣơng án phòng chống bão lụt, ứng cứu khi khi lụt
bảo gây ra hƣ hỏng công trình để kịp thời bảo vệ an toàn tính mạng tài sản
của Nhà nƣớc và nhân dân.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 11
- Thụ lý hồ sơ cấp phép đấu nối hệ thống thoát nƣớc nhánh vào hệ thống
thoát nƣớc chung của Thành phố.tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gai bảo vệ hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải của thành phố.
- Thực hiện công tác điều tra xã hội học.
Ban Quản lý dự án đầu tư:
- Chủ trì tổ chức triển khai đến các công việc liên quan đến công tác đầu tƣ
xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án công trình về cầu
và đƣờng đƣờng có quy mô vừa và nhỏ do khu làm chủ đầu tƣ.
- Tổ chức khảo sát và lập dự án đầu tƣ các công trình chuyên ngành giao
thông công chính thuộc nhóm B,C.
- Thực hiện công tác tƣ vấn lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu xây lắp các công
trình giao thông công chính.
- Thực hiện thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình chuyên ngành
theo sự phân công của Giám đốc Khu.

- Tổ chức giám sát thi công các công trình chuyên ngành GTCC nhóm B, C
theo đúng quy chế tƣ vấn giám sát xây dựng công trình do bộ GTVT ban
hành .
- Chủ động quan hệ với các đối tác tham gia phối hợp với phòng Kế hoạch,
Kế toán tài chính trong quá trình chuẩn bị nội dung hợp đồng kinh tế liên
quan đến công tác đầu tƣ xây dựng.
- Thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất chất lƣợng công giám sát quản lý,
báo cáo, đề xuất các biện pháp, phƣơng pháp khả thi để triển khai các dự
án cầu và đƣờng có quy mô vừa và nhỏ đạt hiệu quả cao nhất.
Ban quản lý dự án công trình đô thị
- Thực hiện việc quản lý các dự án công trình đô thị gồm: các dự án cấp
thoát nƣớc, chiếu sáng, cây xanh do Khu làm chủ đầu tƣ.
- Chủ trì tổ chức triển khai các công việc liên quan đến công tác đầu tƣ xây
dựng theo quy định do Khu làm chủ đầu tƣ.
- Chủ động quan hệ với các đối tác, phối hợp với phòng kế hoạch, phòng kế
toán trong qua trình soạn thảo nội dung hợp đồng kinh tế liên quan đến
công tác đầu tƣ xây dựng.
Ban quản lý dự án công trình trọng điểm
- Chủ trì tổ chức triển khai đến các công việc liên quan đến công tác đầu tƣ
xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án công trình trọng
điểm về cầu đƣờng và các công trình cầu đƣờng có quy mô lớn do khu làm
chủ đầu tƣ.
- Chủ động quan hệ với các đối tác tham gia phối hợp với phòng Kế hoạch,
Kế toán tài chính trong qúa trình chuẩn bị nội dung hợp đồng kinh tế liên
quan đến công tác đầu tƣ xây dựng.
- Thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất chất lƣợng công giám sát quản lý,
báo cáo, đề xuất các biện pháp, phƣơng pháp khả thi để triển khai các dự
án trọng điểm về cầu đƣờng và các công trình cầu đƣờng có quy mô lớn đạt
hiệu quả cao nhất.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông

Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 12
Ban quản lý dự án Cầu Thủ Thiêm
- Chủ trì triển khai các công việc liên quan đến công tác đầu tƣ xây dựng
theo quy định của pháp luật đối với dự án xây dựng cầu Thủ thiêm.
- Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc khu và phó Giám đốc phụ trách khối
trong việc thực hiện những công việc có liên quan đến chức năng , nhiệm
vụ của mình.
Phòng thẩm định dự án
- Thẩm định nhiệm vu khảo sát, P/án khảo sát và Dự toán khảo sát XD các
công trình do Khu làm Chủ đầu tƣ để làm cơ sở thực hiện các bƣớc thiết kế
công trình.
- Thẩm định TKKT,TK bản vẽ thi công, DT và Tổng dự tóan các công trình
do Khu làm Chủ đầu tƣ theo nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tham mƣu thuê TV có năng lực để thẩm tra TK,DT các công trình làm cơ
sở cho việc phê duyệt.
- Thẩm định TKDT 05 lĩnh vực duy tu ngành GTCC: Cầu , đƣờng, CS,
TNĐT, CVCX trong phạm vi Khu đƣợc giao nhiệm vụ.
- Hƣớng dẫn CMNV, trình tự thủ tục và các quy định về thẩm định, phê
duyệt các DAĐT XDCB chuyên ngành GTCC.
- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các
tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức KT-KT về đầu ĐTXDCT thuộc
phạm vi quản lý Nhà nƣớc của Khu, tham gia xây dựng định mức, đơn giá
xây dựng chuyên ngành.
- Phối hợp các phòng, ban đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ, xây dựng kế họach vốn
đầu tƣ XDCB của Khu, báo cáo thẩm định trình Sở GTCC duyệt.
- Tham mƣu thuê TV có năng lực để thẩm tra TKKT, DT,TDT các công
trình ( không do Khu làm chủ đầu tƣ)
II.2.1.2 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng CNTT
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đã đƣợc Khu QL GTĐT số 1 đầu tƣ bƣớc đầu
để phục vụ cho các nhiệm vụ nặng nề đƣợc giao. Hiện nay, theo đánh giá sơ bộ, cơ

sở hạ tầng này chỉ đủ để phục vụ cho các công tác thông thƣờng, chƣa có máy tính
đủ mạnh để xử lý dữ liệu không gian và giải các bài toán quản lý phức hợp; chƣa có
máy chủ dữ liệu và web.
Hiện trạng hạ tầng CNTT của các phòng ban trong Khu QL GTĐT số 1 đƣợc thống
kê trong bảng sau:
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 13
Bảng 1: Thống kê hiện trạng hạ tầng CNTT tại Khu QL GTĐT số 1

TT
Tên thiết bị và cấu hình
Số
lượng
Chức năng
Ghi chú
A
Máy chủ



1
Compaq Proliant
01
 Làm máy chủ cho mạng
nội bộ hiện tại
 Phục vụ công tác quản lý
hành chánh của Khu
Đặt tại phòng
Máy tính – Khu
QLGTĐT số 1

B
Máy trạm làm việc của các
phòng ban



1
Lắp ráp tại Việt Nam với cấu
hình:
Pentium III / IV; 750 - 2GHz;
128 - 512MB RAM; 20 – 60
GB; 17” monitor; O/S Windows
2000, XP…
Khoảng
100
Phục vụ công tác hàng ngày
cho các cán bộ của Khu
Đặt tại tất cả các
phòng
C
Mạng nội bộ




Router/ Switch: 3COM
mỗi
phòng
01 chiếc
Kết nối hệ thống máy tính

của các phòng ban trong Khu
thiết bị chính đặt
tại phòng Thủ
quỹ
II.2.1.3 Hiện trạng về các nghiệp vụ và quy trình quản lý các đối tượng hạ
tầng giao thông
1. Công tác quản lý Đường
 Công tác quản lý
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin đƣờng.
- Điều phối công ty công ích duy tu đƣờng và nghiệm thu.
- Lập báo cáo thống kê các công việc đã làm trong năm.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel

 Công tác lập kế hoạch duy tu
- Lập kế hoạch duy tu đƣờng: hiện việc duy tu đƣờng tại Khu QLGT ĐT số
1 chỉ mạng tính chất vá lấp các vùng nhỏ, ổ gà gồ ghề, phát hiện đâu vá
đó mà không theo các quy định cụ thể để lập kế hoạch duy tu (ví dụ nhƣ:
3-4 năm duy tu đoạn đƣờng một lần). Theo các cán bộ của Khu thì hạn
chế này một phần xuất phát từ việc kinh phí cho công tác duy tu đƣờng
còn rất hạn chế. Do đó, không cần xây dựng công cụ hỗ trợ lập kế hoạch
duy tu
 Báo cáo


Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 14
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban
lập báo cáo

Phòng, ban
nhận báo cáo
Chu kỳ lập
báo cáo
Báo cáo thống kê
Thống kê thông tin
đƣờng theo quận
Phòng hạ
tầng & duy tu
Ban giám đốc,
các phòng ban
có liên quan
1 năm
Báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp đƣờng
trên toàn thành phố
Phòng hạ
tầng & duy tu
Ban giám đốc,
các phòng ban
có liên quan
1 năm
 Cập nhật dữ liệu đƣờng
- Sau khi công ty công ích duy tu đƣờng, nhân viên phòng hạ tầng & duy tu
sẽ cập nhật thông tin của các con đƣờng có liên quan.
2. Công tác quản lý Cầu
 Công tác quản lý
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin cầu.
- Lập báo cáo tổng hợp cầu đƣờng bộ do Khu 1 quản lý.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel

 Công tác lập kế hoạch duy tu
- Hiện, phòng quản lý hạ tầng & duy tu không có nhu cầu lập kế hoạch duy
tu cầu mà cần quản lý lịch sử duy tu và hạn kiểm định của cầu.
 Báo cáo
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban
lập báo cáo
Phòng, ban
nhận báo cáo
Chu kỳ lập
báo cáo
Báo cáo tổng hợp
Tổng hợp cầu đƣờng
bộ do Khu 1 quản lý
Phòng hạ tầng
& duy tu
Ban giám đốc,
các phòng ban
có liên quan
Không định
kỳ
3. Công tác quản lý cây xanh
 Công tác tác nghiệp quản lý hàng ngày bao gồm:
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin cây xanh.
- Theo dõi quá trình phát triển của cây xanh và các tác động đến cây xanh.
- Nhận công văn từ cấp trên về việc trồng mới, đốn hạ… đối với cây xanh.
- Điều phối công ty cây xanh thực hiện tác nghiệp bên ngoài đối với cây
xanh.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel

 Công tác lập kế hoạch duy tu
- Theo cán bộ của Khu QLGT ĐT số 1 thì công tác lập kế hoạch duy tu cây
xanh (đốn hạ, mé nhánh,…) hiện do các công ty quản lý cây xanh thực
hiện và báo cáo lại cho các cán bộ tổ cây xanh để cập nhật và quản lý. Do
đó, việc lập kế hoạch duy tu cho cây xanh tại Khu QLGT ĐT số 1 là chƣa
cần thiết mà nhu cầu cần thiết là cập nhật và quản lý đƣợc lịch sử duy tu
của tất cả cây xanh, sau đó lập các báo cáo thống kê công tác duy tu theo
tháng, quý và năm.
 Báo cáo
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 15
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban
lập báo cáo
Phòng, ban nhận
báo cáo
Chu kỳ lập báo
cáo
Báo cáo tổng hợp
Tổng hợp số liệu
cây xanh theo
quận
Phòng hạ tầng
& duy tu
Ban giám đốc, các
phòng ban có liên
quan
Hàng tháng
hoặc hàng năm

Báo cáo thống kê
Thống kê các tác
nghiệp đối với
cây xanh
Phòng hạ tầng
& duy tu
Ban giám đốc, các
phòng ban có liên
quan
Hàng tháng
hoặc hàng năm

 Cập nhật dữ liệu cây xanh
Sau khi công ty cây xanh tác động đến cây xanh (nhƣ bứng, đốn, trồng mới,
…) thì nhân viên phòng quản lý cây xanh sẽ cập nhật thông tin của các cây
xanh có liên quan.
4. Công tác quản lý biển báo giao thông
Vì kinh phí hạn chế nên ban đầu nhóm nghiên cứu dự kiến trong giai đoạn thử
nghiệm này chƣa xây dựng lớp thông tin này. Tuy nhiên, sau khi xem xét tính
cần thiết và cấp bách dựa trên yêu cầu của Khu QLGT ĐT số 1, chúng tôi đồng
ý sẽ bổ sung hạn mục này vào nội dung đề tài. Khối lƣợng công việc là rất lớn và
phức tạp (nhƣ: số biển báo trên các tuyến đƣờng rất lớn và đa dạng, Khu QLGT
ĐT số 1 chƣa có thông tin về loại của từng biển báo. Do đó, công tác khảo sát
phải phân loại loại biển báo theo cẩm nang về luật giao thông. Điều này gây
chậm tiến độ khảo sát và chi phí nhân công nhiều hơn).
 Công tác quản lý
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin biển báo và trụ.
- Kiểm tra khả năng sử dụng của các biển báo.
- Lập kế hoạch thay thế biển báo hƣ, cũ; gắn mới các biển báo.
- Điều phối công ty công ích thay thế/gắn mới các biển báo.

- Lập báo cáo thống kê các công việc đã làm theo quý/ 6 tháng / năm.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel
 Báo cáo
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban lập
báo cáo
Phòng, ban nhận
báo cáo
Chu kỳ lập
báo cáo
Báo cáo thống kê
Thống kê biển báo
theo tuyến đƣờng
Phòng quản lý
biển báo giao
thông
Ban giám đốc, các
phòng ban có liên
quan
Quý / 6 tháng
/ năm
Báo cáo thống kê
Thống kê các con
đƣờng cấm đậu xe
Phòng quản lý
biển báo giao
thông
Ban giám đốc, các
phòng ban có liên

quan
Không định
kỳ
 Cập nhật dữ liệu biển báo
- Sau khi công ty công ích tác động đến các biển báo (nhƣ lắp đặt mới, thay
thế, tháo dỡ) thì nhân viên phòng quản lý biển báo sẽ cập nhật thông tin
của các biển báo có liên quan.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 16
5. Công tác quản lý hệ thống tín hiệu giao thông
 Công tác quản lý
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin các đối tƣợng trong hệ thống tín hiệu giao
thông nhƣ: chốt đèn, tủ điều khiển, trụ đèn, đèn tín hiệu.
- Điều phối công ty chiếu sáng duy tu và nghiệm thu.
- Lập báo cáo thống kê các công việc đã làm theo tháng và năm.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel

 Công tác lập kế hoạch duy tu
- Việc lập kế hoạch duy tu, duy trì các đối tƣợng trong hệ thống chiếu sáng
đƣợc thực hiện hằng tháng và hằng năm.
- Tất cả các loại tác vụ và đơn giá thực hiện các tác vụ này đƣợc quy định
chi tiết theo Quyết định số 89/2007/QĐ-UBND ngày 05/07/2007 của
UBND TP.HCM về việc ban hành Bộ đơn giá duy trì hệ thống chiếu sáng
công cộng, hệ thống camera giao thông, bảng thông tin quang điện tử và
hệ thống đèn tín hiệu giao thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

 Báo cáo
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban

lập báo cáo
Phòng, ban
nhận báo cáo
Chu kỳ lập
báo cáo
Các báo cáo thống
kê tổng hợp và chi
tiết
Thống kê các đối
tƣợng tín hiệu giao
thông theo quận
Phòng hạ tầng
& duy tu
Ban giám đốc,
các phòng ban
có liên quan
tháng hoặc
năm
 Cập nhật dữ liệu
- Sau khi công ty chiếu sáng duy tu sửa chữa, nhân viên phòng hạ tầng &
duy tu sẽ cập nhật thông tin của các đối tƣợng có liên quan.

6. Công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng
 Công tác quản lý
- Lƣu trữ, cập nhật thông tin các đối tƣợng trong hệ thống chiếu sáng công
cộng nhƣ: tủ điều khiển, trụ đèn, đèn tín hiệu.
- Lập kế hoạch duy tu các đối tƣợng trên.
- Điều phối công ty chiếu sáng duy tu và nghiệm thu.
- Lập báo cáo thống kê các công việc đã làm theo tháng và năm.
- Phần mềm hỗ trợ: MS Excel

 Công tác lập kế hoạch duy tu
- Việc lập kế hoạch duy tu, duy trì các đối tƣợng trong hệ thống chiếu sáng
đƣợc thực hiện hằng tháng và hằng năm.
- Tất cả các loại tác vụ và đơn giá thực hiện các tác vụ này đƣợc quy định
chi tiết theo Quyết định số 89/2007/QĐ-UBND ngày 05/07/2007 của
UBND TP.HCM về việc ban hành Bộ đơn giá duy trì hệ thống chiếu sáng
công cộng, hệ thống camera giao thông, bảng thông tin quang điện tử và
hệ thống đèn tín hiệu giao thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
 Báo cáo
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 17
Tên loại báo cáo
Nội dung
Phòng, ban
lập báo cáo
Phòng, ban
nhận báo cáo
Chu kỳ lập
báo cáo
Các báo cáo thống
kê tổng hợp và chi
tiết
Thống kê các đối
tƣợng chiếu sáng theo
quận
Phòng hạ tầng
& duy tu
Ban giám đốc,
các phòng ban
có liên quan

tháng hoặc
năm
 Cập nhật dữ liệu
- Sau khi công ty chiếu sáng duy tu sửa chữa, nhân viên phòng hạ tầng &
duy tu sẽ cập nhật thông tin của các đối tƣợng có liên quan.
II.2.2 Phân tích đánh giá hiện trạng
II.2.2.1 Hiện trạng về quản lý
Theo sự phân công của Ban Giám đốc Khu QLGT ĐT số 1, hiện phòng quản lý hạ
tầng và duy tu là đơn vị duy nhất đảm trách việc quản lý và lập kế hoạch duy tu các
đối tƣợng hạ tầng giao thông. Từng loại đối tƣợng (đƣờng, cầu, cây xanh, chiếu sáng
công cộng, tín hiệu giao thông, biển báo) sẽ do tƣơng ứng các tổ đƣờng, tổ cầu, tổ
cây xanh, tổ chiếu sáng – tín hiệu giao thông và tổ sơn đƣờng – biển báo thuộc
phòng hạ tầng & duy tu quản lý. Do đó, các kết quả của đề tài này sẽ đƣợc cài đặt và
chuyển giao cho các cán bộ phụ trách của các tổ thuộc phòng quản lý hạ tầng và duy
tu để khai thác và cập nhật thông tin về các đối tƣợng hạ tầng giao thông.
II.2.2.2 Hiện trạng về dữ liệu
Khu QL GTĐT số 1 hiện chƣa có một CSDL về các đối tƣợng hạ tầng giao thông
chung cho Khu và ngay cả cho các tổ chuyên trách trong phòng quản lý hạ tầng duy
tu. Các dữ liệu số và giấy tại các phòng ban cũng chƣa đƣợc quản lý nhƣ một CSDL
mà chủ yếu tồn tại dạng nhỏ lẻ và phân tán, phục vụ trực tiếp cho công việc của từng
cán bộ/phòng ban.
Dữ liệu và CSDL không gian hầu nhƣ chƣa có. Các dữ liệu và CSDL hiện thời chỉ là
các văn bản, báo cáo thống kê, tổng hợp đƣợc lƣu trữ và cập nhật trên phần mềm
Microsoft Excel hoặc Microsoft Word.
Chƣa có chuẩn thống nhất về dữ liệu và quy trình trao đổi dữ liệu làm nảy sinh một
số hạn chế nhƣ sau:
- Khả năng trao đổi chia sẻ thông tin không cao;
- Việc trao đổi thông tin/dữ liệu không tiện dụng, không an toàn.
- Thiếu sự đồng nhất trong thông tin do tình trạng sử dụng nhiều bản sao phân tán
tại các thời điểm khác nhau;

- Lãng phí tài nguyên lƣu trữ dữ liệu do thông tin có đƣợc lƣu đồng thời ở nhiều
nơi.
Hệ thống thông tin quản lý GTĐT sẽ đƣợc xây dựng sẽ khắc phục đƣợc một số
những hạn chế trên một cách triệt để với việc xây dựng một CSDL tập trung. Các
CSDL/dữ liệu hiện có có thể đƣợc sàng lọc, chuẩn hóa/hoặc chuyển đổi/ hoặc tạo lại
(nếu cần thiết và hiệu quả hơn chuyển đổi) để tích hợp vào CSDL tập trung theo các
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 18
quy trình và chuẩn thống nhất. Nhƣ vậy, đề tài này đảm bảo kế thừa và phát huy
đƣợc tối đa các nguồn dữ liệu hiện có của Khu QLGTĐT số 1.
II.3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
II.3.1 Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung, các phần mềm Cơ sở dữ liệu đang
đƣợc sử dụng rộng rãi bao gồm: Oracle (hãng Oracle), SQL Server (hãng Microsoft),
Access (hãng Microsoft), Foxpro (hãng Microsoft).
II.3.1.1 Phần mềm Oracle
Oracle là hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn và có uy tín vào bậc nhất hiện nay. Có thể tóm
tắt một số đặc điểm chính của Oracle nhƣ sau:
 Có khả năng lƣu trữ và quản lý một khối lƣợng cơ sở dữ liệu rất lớn với độ tin
cậy và an toàn cao.
 Cho phép nhiều ngƣời sử dụng thao tác cùng một lúc với một cơ sở dữ liệu
đồng thời hệ thống cũng cung cấp đầy đủ các công cụ để phân quyền truy cập
cơ sở dữ liệu, cơ chế khoá và sao chép dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật và
an toàn dữ liệu.
 Cấu trúc dữ liệu theo mô hình quan hệ, khả năng thao tác với dữ liệu qua các
câu lệnh PL/SQL dễ dàng
 Cung cấp cơ chế lƣu trữ và quản lý dữ liệu không gian SC (Spatial Cartridge)
cho phép tăng tốc độ xử lý đồng thời tăng cƣờng khả năng phân tích dữ liệu
không gian. SC có khả năng dùng chạy dƣới nền (Back-End) cho các hệ GIS
chuyên nghiệp nhƣ Intergraph MGE hoặc GeoMedia Pro chạy phía Front-

End.
 Chạy theo kiến trúc Khách / Chủ hoặc đơn (Single PC) đều đƣợc
 Chạy đƣợc với kiến trúc Clustering của Windows NT Enterprise bằng Oracle
Parallel Server
 Hỗ trợ Java, Internet, Web
 Chạy đƣợc trên rất nhiều loại Platform khác nhau:
a) Máy tính lớn (MainFrame), máy tính mini (Mini Computer nhƣ IBM -
AS/400, IBM – RS/6000, ) máy tính cá nhân (Personal Computer nhƣ
IBM-PC hoặc tƣơng thích, Macintosh, )
b) Với các loại CPU cấu trúc bộ lệnh khác nhau RISC/CISC (RISC –
Reduced Instruction Set – Bộ lệnh rút gọn và CISC – Completed
Instruction Set – Bộ lệnh đầy đủ)
c) Với các loại CPU khác nhau nhƣ Intel, Motorola PowerChip, Sun Sparc,
Intergraph Clipper,
d) Với hệ điều hành khác nhau nhƣ Windows, Linux, HP-Unix, IBM-AIX,
Sun Solaris, AppleTalk,
Nhƣợc điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là giá thành tƣơng đối cao so với
các phần mềm cơ sở dữ liệu khác. Tuy nhiên đối với một hệ thống lớn nhiều ngƣời
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 19
sử dụng thì nhƣợc điểm này trở thành không đáng kể so với các ƣu điểm nổi bật của
Oracle.
Tháng 9/2003, các hàng hàng đầu của hội GIS mở (Open GIS Consortium) và hầu
hết các thành viên của OGC đã cùng Oracle thành lập OII (Oracle Interoperability
Initiative) cam kết cùng nhau xây dựng Hiệp hội Cộng tác Oracle cho phép ngƣời sử
dụng chia sẻ dữ liệu tƣơng tác với nhau mà không phải thay đổi phần mềm GIS của
mình.
Oracle là hãng đi tiên phong trong việc hỗ trợ cơ chế lƣu trữ và quản lý dữ liệu
không gian SDC (Spatial Data Cardtridge) từ năm 1995. Cho đến nay ngoài Oracle
cũng mới chỉ có DB-2 của IBM hỗ trợ SDC, nhƣng Oracle vẫn là ngƣời cộng tác gần

gũi, thân thiết và chăt chẽ nhất với với các hãng phần mềm GIS mà đặc biệt với các
thành viên của OGC (OpenGIS Consortium). Hiệp hội Cộng tác Oracle OII trên là
một minh chứng tuyệt vời nhất cho sự cộng tác cộng tác gần gũi, thân thiết và chăt
chẽ giữa Oracle với các hãng phần mềm GIS mà đặc biệt với các thành viên của
OGC (OpenGIS Consortium). Nếu OGC đã đem lại tiếng nói chung qua chuẩn
OpenGIS cho các hãng GIS hàng đầu thế giới nhƣ Intergraph, ESRI, Autodesk,
MapInfo, thì nay OII thiết lập ra móng nhà chung là nền tảng CSDL không gian
Oracle SDC với công nghệ Radius Topology của Laser-Scan các hãng GIS hàng đầu
của OGC có thể cung cấp cho khách hàng của mình phần mềm GIS cùng khai thác,
chia sẻ và tƣơng tác dữ liệu với nhau một cách dễ dàng.
II.3.1.2 Phần mềm DB2
DB2 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn của IBM và cũng có uy tín lớn trên thế giới
nhƣng không phổ biến đa dạng nhƣ Oracle, khá chuyên sâu vào thị trƣờng máy tính
lớn và mini của IBM. Có thể tóm tắt một số đặc điểm chính của DB2 nhƣ sau:
 Có khả năng lƣu trữ và quản lý một khối lƣợng cơ sở dữ liệu rất lớn với độ tin
cậy và an toàn cao.
 Cho phép nhiều ngƣời sử dụng thao tác cùng một lúc với một cơ sở dữ liệu
đồng thời hệ thống cũng cung cấp đầy đủ các công cụ để phân quyền truy cập
cơ sở dữ liệu, cơ chế khoá và sao chép dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật và
an toàn dữ liệu.
 Cung cấp cơ chế lƣu trữ và quản lý dữ liệu không gian Spatial Cartridge cho
phép tăng tốc độ xử lý đồng thời tăng cƣờng khả năng phân tích dữ liệu
không gian.
 Chạy theo kiến trúc Khách / Chủ
 Hỗ trợ Java, Internet, Web
 Chạy đƣợc trên rất nhiều loại Platform khác nhau
 Giá thành tƣơng đối cao so với các phần mềm cơ sở dữ liệu khác
II.3.1.3 Phần mềm SQL Server
SQL Server cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn và đƣợc sử dụng khá rộng rãi
hiện nay. Dƣới đây là một số đặc điểm của SQL Server:

 SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn.
Đề tài: Ứng dụng GIS trong quản lý & lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới HT giao thông
Báo cáo nghiệm thu đề tài Trang 20
 Cho phép nhiều ngƣời sử dụng cùng thao tác đồng thời với một cơ sở dữ liệu
 Dễ dàng kết hợp, trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác của Microsoft
 Chỉ chạy đƣợc trên Platform Win-Tel (Hệ điều hành Windows NT & máy
tính với CPU Intel hoặc tƣơng thích nhƣ AMD)
 Không có cơ chế lƣu trữ đặc biệt cho dữ liệu không gian
II.3.1.4 Phần mềm MS Access
MS Access là phần mềm cơ sở dữ liệu của hãng Microsoft hiện đang rất phổ biến.
MS Access có một số đặc điểm chính sau:
 MS Access là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu ở quy mô nhỏ
 CSDL Access là CSDL chuẩn của phần mềm GeoMedia của hãng Intergraph
 Việc cài đặt và sử dụng MS Access rất dễ dàng, đơn giản
 MS Access không cho phép nhiều ngƣời cùng thao tác ghi lên cơ sở dữ liệu
tại một thời điểm
II.3.1.5 Phần mềm Foxpro
Foxpro là phần mềm cơ sở dữ liệu đƣợc sử dụng rất phổ biến mấy năm trƣớc. Hiện
nay các ứng dụng thực tế có xu hƣớng dùng MS Access nhiều hơn là Foxpro . Tƣơng
tự nhƣ MS Access, Foxpro có một số đặc điểm chính sau:
 Foxpro chỉ là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu ở quy mô nhỏ
 Việc sử dụng Foxpro cũng đơn giản nhƣng không đƣợc thuận tiện nhƣ MS
Access
II.3.1.6 Kiến nghị lựa chọn phần mềm quản trị CSDL cho đề tài
Do nguồn kinh phí của đề tài khoa học chƣa cho phép đầu tƣ mua sắm phần mềm
cũng nhƣ đây là giai đoạn triển khai thử nghiệm trên địa bàn nhỏ (chỉ xây dựng
CSDL HTGT trên địa bàn Quận 1) nên trƣớc mắt chúng tôi lựa chọn phần mềm MS
Access cho đề tài. Vì đây là một phần mềm phổ biến, dễ sử dụng và nhất là vì CSDL
Access là một CSDL chuẩn của phần mềm GeoMedia, phần mềm GIS đã đƣợc lựa
chọn để phát triển các công cụ của đề tài.

Trong tƣơng lai khi đơn vị thụ hƣởng đầu tƣ mở rộng các kết quả của đề tài, thì
chúng tôi kiến nghị chọn phần mềm Oracle làm phần mềm quản trị CSDL chung của
Hệ thống quản lý hạ tầng giao thông đô thị vì những ƣu điểm nổi trội nhƣ trên.
II.3.2 Phần mềm GIS
Phần mềm GeoMedia
GeoMedia của hãng Intergraph là phần mềm GIS hàng đầu trên thế giới. Trƣớc tiên
nó thực sự là một hệ thống mở đối với ngƣời sử dụng trong lĩnh vực bản đồ và các
dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý. Việc chuyển đổi dữ liệu là thành phần hay bị
chỉ trích đối với bất kỳ hệ thống GIS nào nhƣng riêng GeoMedia là phần mềm đặc
biệt có khả năng liên kết động tới nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhƣ là:

×