Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bai Thu Hoach Ky Nang Quan Ly Phong.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 13 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP PHỊNG

Họ và tên: Vũ Ngọc Khánh
Chức vụ: Phó Chánh văn phòng
Đơn vị: Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Thái Bình, tháng 8 năm 2019


Câu hỏi 1: Trình bày khái quát những thu hoạch tâm đắc nhất của
đồng chí về kiên thức, kỹ năng, thái độ từ các chuyên đề của khóa học?
Trong quá trình tham gia khóa học lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp
phòng năm 2019 do Sở Nội Vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Thái Bình tổ
chức, bản thân tơi xin được trình bày một số kiến thức tâm đắc nhất mà bản thân
thu hoạch được trong khóa học về nội dung chủ yếu trong công tác tham mưu
của lãnh đạo cấp phòng là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội; các yếu tố tác động tới hiệu quả công tác tham mưu trong lĩnh vực cá nhân
đang đảm nhiệm và một số khó khăn thường gặp thường gặp trong q trình
tham mưu và ý kiến đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn.
VỀ NỘI DUNG THU HOẠCH
I. Một số nội dung chủ yếu trong cơng tác tham mưu của lãnh đạo
cấp phịng.
Về chức năng chung của cấp phòng trong hệ thống bộ máy quản lý nhà
nước thì phịng là một cấp có chức năng chung là chuyển tải và tổ chức thực
hiện các quyết định của cấp trên trực tiếp và phản ánh những yêu cầu, nguyện
vọng, đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên. Trong quan hệ với các
chủ trương chính sách của Nhà nước, phịng là một cấp có chức năng tư vấn


triển khai. Về vị trí, Phịng là tổ chức chun mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ của một
cơ quan, đơn vị. Phòng được cơ cấu trong tổ chức cấp bộ, tổng cục, cục, sở,
ngành cấp huyện và trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước ở
Trung ương. Trong bài thu hoạch xin được chú trọng tới nhiệm vụ chủ yếu trong
công tác tham mưu của lãnh đạo cấp phòng trực thuộc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội là đơn vị Văn phịng Sở
Văn phịng Sở có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Sở tham mưu, giúp
lãnh đạo Sở trong công tác đánh giá cán bộ, tổ chức quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm
và bổ nhiệm lại cán bộ theo quy định; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về
tổ chức bộ máy, biên chế phục vụ nhu cầu công tác của Sở và các đơn vị trực
thuộc. thực hiện công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ công chức, viên chức;
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chế độ , chính sách cho cán bộ, công
chức, viên chức của ngành theo quy định; Thực hiện công tác Văn thư, lưu trữ,
quản lý và sử dụng các loại dấu của cơ quan theo quy định; nhắc nhở các phịng
chun mơn, đơn vị trả lời, phúc đáp văn bản của Bộ ngành, các cơ quan thuộc
tỉnh gửi đến kịp thời gian và đảm bảo nội dung theo quy định.
Phịng có chức năng tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
Trong cơng tác tham mưu xây dựng Kế hoạch và Báo cáo giai đoạn, Kế
hoạch, báo cáo năm và các Đề án, dự án thuộc lĩnh được giao thì bản thân nhận
thấy tham mưu không chỉ là tham dự, đề xuất chủ trương cho người lãnh đạo,
quản lý cấp mình, mà cịn là hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình
đảm trách cho cấp lãnh đạo và quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ, bản thân tơi ln tìm tói các biện pháp, giải pháp nhằm
2
2


cụ thể hóa nội dung cần tham mưu cho cấp trên gồm: Thứ nhất là tham mưu

trong xây dựng, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách và quy trình quản lý;
Thứ hai là tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cơng tác của
phịng; Thứ ba là tham mưu kế hoạch và phối hợp với các Sở, ngành liên quan
và UBND các huyện, thành phố triển khai biện pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc giám sát thực hiện để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, hoạt động và nguồn lực;
Thứ tư là tham mưu phối hợp trong triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch
chung cho ngành triển khai dưới dạng Đề án, dự án…
Xét cả về chức năng tham gia lẫn chức năng hướng dẫn tổ chức thực hiện
thì cơ quan và cơng chức tham mưu đều có thuộc tính lãnh đạo, quản lý và đồng
thời phải cùng chịu trách nhiệm với người lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực mình
tham mưu. Khơng nên hiểu đơn thuần tham mưu chỉ là giúp việc, là bảo sao làm
vậy. Tham mưu có trách nhiệm thì đồng thời phải có quyền hạn.
Người lãnh đạo phịng làm cơng tác tham mưu cần có bản lĩnh, hiểu biết
và một hệ tiêu chuẩn cụ thể. Một số yêu cầu cụ thể đối với cơng tác tham mưu
của lãnh đạo phịng bao gồm: Tham mưu phải bảo đảm tính phù hợp pháp luật,
đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức; Trung thực và chính xác với thái độ
nghiêm túc trong cơng việc; Tham mưu phải kịp thời, có tính ngun tẳc cao,
nhưng xem xét giải quyết công việc cụ thể với thái độ khách quan, biện chứng;
Tham mưu phải đầy đủ, tồn diện, song khơng định kiến, hẹp hịi, khơng bảo
thủ. Tham mưu phải góp phần hình thành, củng cố và phát triển văn hóa của tổ
chức, hồn thiện quy trình cơng tác và phát huy tiềm năng của mọi thành viên,
đóng góp vào thành cơng của phịng nói riêng và cơ quan nói chung; Tham mưu
đồng thời phải góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa các phòng,
các cá nhân trong tổ chức, đơn vị, cũng như nâng cao hiệu qưả phối hợp công
tác giữa các đơn vị trong và ngồi ngành...
Bản thân trong cơng tác tham mưu phải có năng lực chun mơn sâu, với
tính chuyên nghiệp cao. Tài năng và trách nhiệm của tham mưu là khả năng
chuyên sâu để đưa ra các phương án, kế hoạch, chương trình, các phương án
được tính tốn dự báo có căn cứ về tính hiệu quả và hệ quả của từng chương
trình, phương án. Ngồi ra, để thực hiện tốt cơng tác tham mưu, cịn đáp ứng 5

kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng phát hiện và lựa chọn vấn đề; Kỹ năng chuẩn bị
thông tin, căn cứ, lỹ lẽ; Kỹ năng lựa chọn thời gian và địa điểm; Kỹ năng lựa
chọn phương pháp và dự kiến kết quả; Kỹ năng trình bày và thuyết phục.
Trong cơng tác tham mưu, lãnh đạo phòng cần tuân thủ các nguyên tắc
sau: Tham mưu phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có
thẩm quyền giao; Tham mưu phải nhằm thực hiện cho được các mục tiêu của
đơn vị và của cấp phịng. Tuyệt đối khơng để đầu óc vụ lợi, thiên vị, xen lẫn
động cơ cá nhân; Tham mưu phải tuân thủ theo đúng pháp luật; Phải dựa trên cơ
sở khoa học, khách quan; Trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Lấy
ổn định chính trị và phát triển kinh tế của tỉnh hàng năm, giai đoạn, phấn đấu vì
mục tiêp phát triển đất nước toàn diện.
3
3


Tóm tại, tham mưu là một nhiệm vụ quan trọng của lãnh đạo phịng, cơng
tác tham mưu là một nghề chun sâu, có tính chun nghiệp cao. Lãnh đạo
phịng phải có hiểu biết, kỹ năng, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu
theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định.
II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THAM
MƯU TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC
Để thực hiện tốt cơng tác tham mưu, người lãnh đạo phịng cần phải thu
thập và xử lý thơng tin chính xác để nắm bắt rõ vấn đề cần tham mưu, có kỹ
năng soạn thảo và quản lý văn bản khoa học và kỹ năng trình bày, thuyết phục
để có thể tham gia đề xuất chủ trương cho người lãnh đạo, quản lý cấp mình,
đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình đảm trách cho cấp
lãnh đạo và quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Ngồi các nhân tố chủ quan
về phía người lãnh đạo, trong thực tế cịn có các yếu tố tác động tới công tác
tham mưu là thời gian xử lý công việc quá gấp hoặc có nhiều vấn đề đồng thời
phải xử lý ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tham mưu.

1. Thu thập và xử lý thông tin
1.1. Thu thập thông tin
Khi thực thi hoạt động công vụ, điều quan trọng là có được các thơng tin
và dữ liệu phù hợp, cần thiết phục vụ cho công việc của bản thân và của cơ
quan, đơn vị, qua đó đóng góp cho việc hoàn thành mục tiêu chung. Tuy nhiên
do các thông tin của sự vật, hiện tượng cần thống kê thường thay đổi theo thời
điểm thống kê, để có thơng tin chính xác cần nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực
địa, kiểm tra thực tế, phỏng vấn, dùng phiếu điều tra... Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó cần phối hợp các phương pháp một
cách phù hợp để có được thơng tin chính xác, tin cậy, nhanh chóng, tiết kiệm.
1.2. Xử lý thơng tin
Thơng tin sau khi thu thập dù đảm bảo tính chính xác nhưng chưa thể
tham mưu ngay được mà cần được tổng hợp, phân loại thông tin theo các lĩnh
vực, theo mục tiêu quản lý để có được kết luận về thực trạng, tình hình vấn đề
cần tham mưu. Lúc này thông tin đã trở thành dữ liệu, tức là từ những đơn vị
nhỏ trở thành những đơn vị phân tích lớn hơn (ví dụ các thơng tin từ các điểm
trường, các trường trở thành thông tin các cấp học) cần được lưu trữ dưới dạng
phù hợp để phân tích. Điều quan trọng là sắp xếp dữ liệu dưới dạng hệ thống và
mang tính tổng quát. Để làm được điều này cần có những bảng biểu hoặc mẫu
báo cáo được thiết kế phù hợp, bao qt được những thơng tin có thể có để đảm
bảo việc tổng hợp được nhanh chóng.
Trong thu thập thông tin định lượng (số liệu) sẽ rất hữu ích khi ứng dụng
CNTT với các bảng biểu được thiết kế trên phần mềm và các đơn vị cơ sở chỉ
cần nhập thơng tin theo biểu mẫu có sẵn. Đối với những thơng tin ở dạng định
tính, sau khi được thu thập qua các báo cáo, các phiếu khảo sát cần được tổng
hợp và phân tích theo những phương pháp khoa học để tránh việc đánh giá chủ
4
4



quan. Việc tổng hợp thông tin cuối cùng được hệ thống trong một báo cáo tổng
quan và lãnh đạo phòng phải kiểm sốt được tính chính xác, khoa học của thông
tin ở báo cáo cuối cùng này trước khi tham mưu.
2. Soạn thảo và quản lý văn bản
2.1. Soạn thảo văn bản
Kết quả của công tác tham mưu thường là một văn bản xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện, chỉ đạo, điều hành...các cơ chế chính sách, quy trình quản lý
hoặc văn bản kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát...việc
thực hiện các đề án, kế hoạch. Nếu kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ làm
chậm trễ thời gian trong tham mưu, kéo dài thời gian trong các thủ tục hành
chính; các văn bản khơng đúng thể thức, nội dung khó hiểu cịn làm ảnh hưởng
tới hiệu quả quản lý của cấp trên và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng chỉ đạo,
hướng dẫn trong tham mưu của lãnh đạo cấp phịng.
Do đó trong q trình tham mưu lãnh đạo phịng cần phải làm chủ các kỹ
năng soạn thảo, các quy định về trình bày văn bản hành chính (theo Thơng tư
01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính); quy định về trình bày văn bản quy phạm
pháp luật (theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015); về
trình bày các văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính kế toán, lĩnh vực
xây dựng theo các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng.
2.2. Quản lý văn bản
Trong công tác tham mưu cần căn cứ vào các văn bản quy định, các văn
bản chỉ đạo điều hành của cấp trên, văn bản cung cấp thông tin số liệu của cấp
dưới, trong các văn bản được lưu giữ...; trong mỗi cơng việc cụ thể có rất nhiều
văn bản liên quan và theo thời gian những văn bản cần lưu giữ càng phức tạp cả
về số lượng lẫn chủng loại. Do đó để có căn cứ thực hiện cơng tác tham mưu cần
phải quản lý tốt văn bản đi, văn bản đến và xây dựng hồ sơ văn bản một cách
khoa học, hợp lý.
3. Trình bày và thuyết phục

Đê thực hiện cơng tác tham mưu, lãnh đạo phịng thường xun phải báo
cáo, trình bày, đề xuất và kiến nghị với cấp trên trực tiếp, hoặc công chức quản lý
của các cơ quan, đơn vị liên quan. Do vậy, khi trình bày bằng lời nói đơi khi có
một số khó khăn nhỏ khi lãnh đạo khơng có nhiều thời gian để nghe trình bày
hoặc áp đặt ý kiến của lãnh đạo. Ngồi ra, trong khi trao đổi cơng việc với cấp
dưới, nếu trình bày rõ ràng và thuyết phục sẽ tăng được hiệu quả trong công tác
điều hành. Tuy nhiên đây khơng phải là vấn đề then chốt, địi hỏi người nhân viên
cần trau dồi hơn nữa về kỹ năng thuyết phục và trình bày nội dung tham mưu.
Trong trình bày cần lưu ý yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng lắng
nghe. Khi trình bày với cấp trên, nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính
5
5


xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét, ý kiến của cấp trên. Khi nói
chuyện với cấp dưới, ln ln giải thích chi tiết các vấn đề và lấy ý kiến nhân
viên cấp dưới xem họ suy nghĩ và phản hồi thế nào về vấn đề đó.
4. Có nhiều vấn đề cùng một lúc cần phải xử lý
Trong q trình tham mưu có nhiều cơng việc trong kế hoạch đến hạn
phải tham mưu và nhiều công việc đột xuất xảy ra phải giải quyết, như vậy sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng, tiến độ của quá trình tham mưu.
5. Thời gian giải quyết công việc
Đôi khi các nội dung yêu cầu tham mưu có thời hạn xử lý ngắn điều đó sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản tham mưu. Thời gian dành cho việc thu
thập, cập nhật thơng tin ít dẫn đến số liệu, dẫn chứng chưa đủ sức thuyết phục.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP KHI THỰC
HIỆN CHỨC NĂNG THAM MƯU CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Khó khăn trở ngại trong thực hiện chức năng tham mưu
Có nhiều khó khăn trở ngại từ nhiều phái khi thực hiện chức năng tham

mưu của lãnh đạo cấp phòng tuy nhiên có một số khó khăn cản trở chính sau:
1.1. Nguyên nhân chủ quan
Người lãnh đạo cấp phòng làm cơng tác tham mưu khơng có đủ trình độ
kiến thức chun mơn (yếu chun mơn) vì vậy người lãnh đạo, quản lý cấp
phịng khơng có trình độ chun mơn tốt sẽ khơng có khả năng phối hợp chun
mơn với các thành viên trong phịng. Hay nói cách khác, người lãnh đạo khơng
có chun mơn sẽ khơng có yếu tố để ảnh hưởng đến người khác, không thuyết
phục được người khác, khơng lơi cuốn người khác.
Người lãnh đạo cấp phịng khơng đủ phẩm chất chính trị, lập trường tư
tưởng khơng vững vàng, tham mưu trái chủ trương, đường lối của Đảng, khơng
đúng quy định của pháp luật vì vậy tham mưu khơng chuẩn.
Người lãnh đạo cấp phịng khơng đủ về kỹ năng kinh nghiệm. Năng lực
lãnh đạo của nhà lãnh đạo, quản lý cấp phòng được phát triển qua kinh nghiệm
thực tế, qua những cọ xát, thử thách với công việc hàng ngày. Từ những nền
tảng lý thuyết kết hợp với thực tiễn của chính bản thân, người lãnh đạo có những
quyết định đúng đắn xử lý các tình huống xảy ra trong hoạt động của phòng.
Nếu thiếu kinh nghiệm này thì người lãnh đạo cấp phịng sẽ gặp những khó khăn
như không biết diễn đạt bằng văn bản, thuyết phục không được hoặc thuyết phục
không đúng lúc, đúng chỗ.
Nếu người lãnh đạo cấp phịng là người hẹp hịi, ích kỷ chỉ đặt lợi ích cá
nhân lên trên hết mà khơng nghĩ đến lợi ích chung thì việc tham mưu sẽ khơng
đạt được hiệu quả.
1.2. Ngun nhân khách quan
Từ phía người được tham mưu: Quản lý cấp trên được tham mưu nếu là
6
6


người độc đoán, cố chấp, bảo thủ, quan liêu… sẽ khơng chịu nghe ý kiến tham
mưu từ cấp dưới chính vì vậy sẽ khơng phát huy được tính sáng tạo và kinh

nghiệm của cấp dưới. Bên cạnh đó, năng lực của nhân viên trong phòng hoặc
cấp cơ sở hạn chế cũng ảnh hưởng tới công tác tham mưu, dẫn đến q trình
tham mưu chậm trễ, thiếu chính xác hoặc thực hiện không đạt yêu cầu.
Về cơ chế quản lý, lãnh đạo cấp phịng khơng có quyền hạn trực tiếp
trong việc tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, điều chuyển, sa thải... nhân viên
thuộc lĩnh vực quản lý của mình dẫn tới những bất cập trong đội ngũ không
được giải quyết triệt để.
Ngồi ra cịn có cản trở từ các yếu tố khác như: bối cảnh kinh tế, chính trị
chi phối, sự bất cập trong các văn bản chỉ đạo điều hành, sự chậm trễ trong các
thủ tục hành chính... khiến nội dung tham mưu không thể thực hiện được.
2. Giải pháp khắc phục
2.1. Về bản thân khi tham mưu
Bản thân đã có trên 10 năm tham mưu trong lĩnh vự hiện nay đang đảm nhiệm
vì vậy tơi ln vững tinh thần và quan điểm khi tham mưu phải nghĩ đến lợi ích
chung. Tăng cường hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu có
hiệu quả. Bản thân có trình độ chuyên môn tốt sẽ là tấm gương cho cán bộ cấp
dưới noi theo, có khả năng phối hợp chuyên môn với các thành viên khác, sử
dụng chuyên môn như một yếu tố ảnh hưởng đến người khác, lôi cuốn người
khác theo mình, là người cầm cân nảy mực trong đơn vị. Nắm vững chính trị,
đường lối, chủ trương của Đảng, các quyết định của Nhà nước để tham mưu cho
đúng; Tăng cường các kỹ năng để phục vụ cho công tác tham mưu như: soạn
thảo văn bản, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục…
2.2. Về phía lãnh đạo được tham mưu:
Nên có cái nhìn biện chứng, tránh định kiến vì điều này tạo nên những
hậu quả không tốt, một mặt nó làm cho người dưới quyền chống lại người lãnh
đạo ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặt khác nó làm giảm bớt sự tham gia
của các thành viên khi giải quyết các công việc của đơn vị.
Lãnh đạo được tham mưu cần có kỹ năng nghe thật tốt, phải biết lắng nghe,
biết chọn lựa các ý kiến được tham mưu để đưa ra những quyết định hiệu quả nhất.
Hoàn thiện đồng bộ cơ chế tổ chức, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ,

xây dựng cơ chế đặc thù riêng cho cán bộ, chuyên viên có năng lực trong bộ
máy tham mưu theo hướng khuyến khích nhân sự chất lượng cao, linh hoạt
trong bổ nhiệm, tuyển dụng.
Câu hỏi 2: Trình bầy những suy nghĩ, dự định hoặc đề xuất của đồng
chí về đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, quản lý cấp phịng góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý tại đơn vị đồng chí đang
cơng tác?
Với cương vị lãnh đạo đơn vị và đặc biệt sau khi tham gia
lớp học về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cấp phịng thì quả thất
7
7


nhiều điều đã làm được cũng như khó khăn trong q trình cơng
tác hầu như được tháo gỡ, vì vậy bản thân có suy nghĩ nếu là
người lãnh đạo quản lý cấp phịng và tương đương cần có để
nâng cao chất lượng hiệu quả tại đơn vị thì cấn có yếu tố Phong
cách lãnh đạo.
Vì phong cách cơng tác là một yếu tố đặc biệt quan trọng
cấu thành phẩm chất, năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong cơ quan, là những phương pháp, cách thức, biện pháp,
tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức
khoa học vào quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan, tổ
chức. Phong cách công tác giúp cho người cán bộ lãnh đạo
phịng hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần
vào việc hồn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Phong cách công tác tạo nên nét riêng của người cán bộ
lãnh đạo phịng; có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng,
hiệu quả làm việc của bản thân và tổ chức do họ đứng đầu.
Người cán bộ lãnh đạo có mối quan hệ hữu cơ với tập thể trong

một thể thống nhất của tổ chức bộ máy nhưng là người đứng
đầu, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tổ chức và vận hành
của bộ máy, đặc biệt là trong những bước ngoặt của tổ chức,
của cách mạng. Đổi mới phong cách công tác của người cán bộ
lãnh đạo, trước tiên là thực hiện các nguyên tắc trong lãnh đạo,
quản lý, "thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát
huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất
là trách nhiệm người đứng đầu".
Phong cách cơng tác của cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng
lớn đến phong cách, phương pháp, tác phong công tác của các
thành viên trong tổ chức. Người cán bộ lãnh đạocó phong cách
làm việc tốt sẽ tạo nên một "phong trào" mang tính xã hội cao,
một "điểm tựa", một "đầu tàu", một tấm gương để các thành
viên trong tập thể học tập và làm theo. Đổi mới phong cách
công tác của cán bộ lãnh đạo là cơ sở, điều kiện tiên quyết cho
việc đổi mới phương pháp, tác phong, lề lối làm việc của tập thể
tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước.
Thực tế cho thấy, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ,
người cán bộ lãnh đạo có những lúc, những cơng việc chưa hồn
thành tốt, khơng phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách
nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà là do thiếu phong
cách, phương pháp, tác phong cơng tác thích hợp, khoa học.
Phong cách công tác của người cán bộ lãnh đạo được đánh giá
là tốt, khoa học khi họ tạo ra được không khí, mơi trường sống
và làm việc thực sự dân chủ trong cơ quan, đơn vị để mọi thành
8
8


viên được giải phóng tư tưởng và năng lực cá nhân, được làm

việc và cống hiến hết mình cho tổ chức, cơ quan, đơn vị; giải
quyết hài hòa các mối quan hệ, các lợi ích chính đáng giữa cá
nhân và tập thể. Nội dung căn bản của phong cách công tác của
cán bộ lãnh đạo bao gồm:
- Thống nhất lý luận với thực tiễn, nói đi đơi với làm. Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dẫn, thực tiễn khơng có lý luận hướng
dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông. Người cán bộ lãnh đạo phải có một hệ
thống kiến thức lý luận cần thiết, có năng lực tư duy khoa học,
làm chủ tri thức, khoa học hiện đại, nhất là kiến thức về lý luận
cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức liên ngành, kiến thức
về khoa học xã hội, nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…
Đồng thời, phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn, năng lực vận
dụng những tri thức khoa học vào lãnh đạo, tổ chức thực tiễn;
phân tích, soi sáng thực tiễn, xây dựng các giải pháp để cải tạo
thực tiễn. Thông qua thực tiễn công tác, đúc rút kinh nghiệm,
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản
lý của mình. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức,
trình độ học vấn, kiến thức về chun mơn nghiệp vụ với năng
lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn, nói đi đơi với
làm. Người cán bộ lãnh đạo phải quán triệt quan điểm thực tiễn
trong tư duy và hoạt động. Chất lượng, hiệu quả hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị là thước đo phẩm
chất, năng lực và kết quả công tác của người cán bộ lãnh đạo.
- Khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại. Người cán bộ lãnh
đạo phải làm việc có kế hoạch theo tiến trình cơng việc được
sắp xếp ngăn nắp, hợp lý, chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng; coi trọng
tính thiết thực và hiệu quả; có kỹ năng và phương pháp lãnh
đạo, quản lý; có khả năng dự liệu được tiến trình phát triển và
kết quả của cơng việc. Khi xây dựng kế hoạch phải có sự điều

tra, nghiên cứu, đánh giá đúng đặc điểm tình hình, yêu cầu nội
dung cơng việc, có trọng tâm, trọng điểm rõ ràng; cân nhắc,
xem xét kỹ các điều kiện, khả năng về nhân lực, vật lực bảo
đảm tính khả thi cao. Người cán bộ lãnh đạo phải đề cao ý thức
tổ chức kỷ luật, tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp
luật; ln ghép mình vào tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kỷ cương, nội
quy của cơ quan, đơn vị; xây dựng và thực hiện nếp sống, làm
việc chính quy, văn minh; làm chủ các phương tiện kỹ thuật
hiện đại trong việc ứng dụng vào hoạt động lãnh đạo, quản lý.

9
9


- Dân chủ, tôn trọng tập thể. Cán bộ lãnh đạo phải coi
trọng dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể; biết lắng
nghe, tiếp thu những ý kiến, sáng kiến của đồng nghiệp, của
tập thể cơ quan, đơn vị. Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa
tập thể lãnh đạo với đề cao và phát huy vai trị của cá nhân
người chủ trì; có phương pháp, tác phong cơng tác mang tính
dân chủ, tơn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, loại
trừ phong cách công tác theo kiểu áp đặt mệnh lệnh hành chính
cứng nhắc, máy móc, quan liêu, độc đốn chun quyền, chủ
quan duy ý chí, xa dân, dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực
đoan, tuỳ tiện, tự do vô ý thức tổ chức kỷ luật. Sức mạnh và trí
tuệ của cán bộ lãnh đạo được nhân lên và phát triển từ sự làm
việc có tính tổ chức, tơn trọng tập thể. Kết quả hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo ln gắn liền với kết quả
hồn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị do mình

phụ trách.
- Tự chủ, năng động, sáng tạo, có tính quyết đốn và tinh
thần trách nhiệm cao. Người cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng,
Nhà nước phải có năng lực ra quyết định đúng đắn, kịp thời
trong việc đề ra chủ trương, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn. Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, năng động,
sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám đề xuất chủ trương, sáng
kiến, dám quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước
tập thể về các quyết định và việc làm của mình, nhất là trong
những tình huống khó khăn, phức tạp. Không thụ động, trông
chờ, ỷ lại vào tập thể, vào cấp trên. Không chấp hành các nghị
quyết, quyết định, chỉ thị một cách máy móc, cứng nhắc, giáo
điều, mà phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với tính chất, đặc
điểm, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Sâu sát cơng việc, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Người
cán bộ lãnh đạo khi giao và nhận nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng
từng loại việc, đến từng tổ chức, từng người theo đúng chức
năng, nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức; phải sâu sát công việc,
sâu sát cơ quan, đơn vị. Kiểm tra, giám sát, đánh giá đúng, nắm
chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ, tâm tư, nguyện
vọng, phẩm chất, năng lực của cán bộ, nhân viên thuộc quyền;
tiến độ, kế hoạch chất lượng, hiệu quả công việc. Phong cách
công tác này của cán bộ lãnh đạo phải được thể hiện ở tất cả
các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo, quản lý.
- Giản dị, khiêm tốn, gắn bó mật thiết với đồng nghiệp, với
quần chúng. Cán bộ lãnh đạo phải gắn bó, tin u, tơn trọng,
quan tâm đến đồng nghiệp, quần chúng; thông qua hoạt động
10
10



thực tiễn trong phong trào quần chúng để rèn luyện và trưởng
thành. Cán bộ lãnh đạo vừa là người lãnh đạo cơ quan, đơn vị,
quy tụ và phát huy sức mạnh của tập thể, của quần chúng, vừa
học hỏi làm giàu tri thức và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo từ tập
thể, từ quần chúng; biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến,
sáng kiến của tập thể, của quần chúng; nắm bắt và giải quyết
kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp, của quần chúng
bằng những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sát hợp.
Việc đổi mới, xây dựng phong cách cơng tác của cán bộ lãnh
đạo cấp phịng và tương đương theo tôi cần tập trung vào một
số vấn đề sau:
Đề cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, gắn với sự quan tâm, theo
dõi, giúp đỡ của tổ chức, cơ quan, đơn vị và lãnh đạo cấp trên;
thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình. Coi trọng phong
cách nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh
đạo về phẩm chất, năng lực, đạo đức, phương pháp, tác phong
cơng tác. Gắn lời nói với việc làm, nghiên cứu lý luận với hoạt
động thực tiễn. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên phải là tấm
gương sáng đối với cấp dưới và quần chúng nhân dân. Động
viên, khuyến khích, ủng hộ, bảo vệ những cán bộ lãnh đạo dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên
lợi ích riêng.
Đổi mới việc quản lý, bồi dưỡng về phong cách công tác
của cán bộ lãnh đạo. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
với nâng cao phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, lối
sống, kỹ năng và phương pháp lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt
công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo để tạo điều kiện cho cán
bộ vừa nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, vừa rèn luyện, xây

dựng phong cách công tác và trưởng thành, phát triển qua thực
tế, cơ sở.
Đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ, bảo đảm lợi ích vật
chất, tinh thần, cải thiện đời sống cán bộ lãnh đạo gắn với việc
sàng lọc, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ lãnh đạo, quản lý
thoái hoá, biến chất, yếu kém về phẩm chất, năng lực, đạo đức,
phương pháp, tác phong công tác, vi phạm pháp luật, thiếu
trách nhiệm với công việc, mất uy tín trong tập thể cơ quan,
đơn vị và với quần chúng. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết
thực, hiệu quả.

11
11


Đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, xây dựng chế độ
công vụ rõ ràng, minh bạch. Thực hiện đầy đủ, đúng đắn các
nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động
công vụ. "Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ
quan, đơn vị"(2). Đề cao trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ
LĐQLCC trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; vừa phải
tôn trọng nguyên tắc tập thể vừa phát huy vai trò cá nhân người
đứng đầu tổ chức. Quy định rõ chế độ trách nhiệm, các yêu cầu,
tiêu chí cơ bản về phong cách công tác, lề lối làm việc của cán
bộ LĐQLCC trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện

và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà
nước và trong các doanh nghiệp nhà nước. Mở rộng dân chủ
trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tiếp
xúc với cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt của
các cơ quan Đảng, Nhà nước; quần chúng nhân dân được kiểm
tra, giám sát, góp ý kiến phê bình cán bộ lãnh đạo quản lý.
Câu 3. Góp ý với nhà trường và giảng viên về đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức, quản lý khóa học phù hợp với đối
tượng và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả khóa bồi dưỡng chương
trình lãnh đạo cấp phịng?
Trường Chính trị tỉnh Thái Bình hiện nay tiền thân là Trường Đảng,
Trường hành chính, Trường Lý luận chính trị tại chức tỉnh. Cuối năm 1957,
Trường Đảng tỉnh được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tỉnh, huyện và cơ sở. Trường Hành
chính có chức năng huấn luyện, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác -Lênin về quản lý
nhà nước, quản lý kinh tế, về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước cho cán bộ chính quyền cơ sở, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ hành
chính. Với những thành tích trong việc ln tiên phong tìm tịi sáng tạo để đổi
mới nội dung chương trình giảng dạy, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn nên
từ năm 1989 đến năm 1993, trường liên tục được Học viện Hành chính quốc
gia tặng bằng khen là đơn vị dẫn đầu hệ thống trường hành chính tỉnh và thành
phố trong toàn quốc. Năm 1992, trường được Nhà nước tặng Huân chương Lao
động hạng Ba.
Cùng với Trường Đảng và trường Hành chính, năm 1971, trường Lý luận
chính trị tại chức tỉnh cũng được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tại chức
về lý luận chính trị cho cán bộ do Tỉnh uỷ quản lý. Trường đã mở nhiều khố
học với các loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp vơi điều kiện công tác của
12
12



cán bộ đảng viên. Đầu năm 1988, do yêu cầu củng cố, xây dựng và phát triển
trường Đảng, nhằm thống nhất 2 hình thức học lý luận tập trung và tại chức,
Tỉnh uỷ quyết định sáp nhập trường Lý luận chính trị tại chức vào trường Đảng
tỉnh.
Để hồn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Trường Chính trị Thái Bình
rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay, đội ngũ
giáo viên Nhà trường có 34 đồng chí, trong đó có 01 tiễn sĩ, 23 thạc sĩ, 04 đồng
chí đang học cao học, 05 Cử nhân; nhiều đồng chí có 2- 3 bằng đại học. Nhà
trường cũng ln chú trọng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
phong cách làm việc, ứng xử đối với cán bộ, giảng viên.
Rất vinh dự cho bản thân và học viên của khó học trong
q trình tham gia khóa học lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
lãnh đạo cấp phòng và tương đương đã được các thầy giáo, cô
giáo là đội ngũ cán bộ Trưởng các khoa, phịng có kinh nghiệm
cơng tác, trình độ Thạc sỹ của Trường chính trị tỉnh Thái Bình
tận tình truyền đạt các nội dung có liên quan phù hợp với đối
tượng là lãnh đạo cấp phịng và tương đương. Khơng biết nói gì
hơn cuối cùng cho phép bản thân gửi lòng biết ơn tới lãnh đạo
nhà trường, các thầy, cô giáo. Chúc tập thể Trường Chính trị
tỉnh ngày càng phát triển về mọi mặt và tiếp tục đào tạo, bồi
dưỡng được nhiều hơn nữa các khóa học giúp cho đội ngũ bộ
của tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn có trình độ chun mơn
nghiệp vụ, lý luận chính trị vững vàng để phục vụ nhân dân
ngày một tốt hơn./.

13
13




×