Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

ĐẶC ĐIỂM XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI HÀN VÀ NGƯỜI VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.17 KB, 173 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-----------------

ĐẶC ĐIỂM XƯNG HÔ CỦA
NGƯỜI HÀN VÀ NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

: 62220240

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN

HÀ NỘI - năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
dẫn chứng và kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và
chưa từng có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


KÝ HIỆU VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU SỬ DỤNG VÀ
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG LUẬN ÁN

Ký hiệu viết tắt
ĐTNX:



đại từ nhân xưng

TXH:

từ xưng hô

TNXH:

từ ngữ xưng hô

CXH:

cách xưng hô

CLGT:

chiến lược giao tiếp

ĐTGT:

đối tượng giao tiếp


BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hệ thống ĐTNX trong tiếng Hàn
Bảng 2: Bảng danh từ chỉ quan hệ thân tộc được gắn hậu tố 님/nim
Bảng 3: Bảng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp được gắn hậu tố 님/nim
Bảng 4: Bảng tổng hợp CXH giữa vợ và chồng trong tiếng Hàn và tiếng Việt


Một số quy ước
-

Trong luận án này, chúng tôi phiên âm tên riêng của người Hàn và một số từ
xưng hô tiếng Hàn theo chữ cái Latinh ghi cách đọc bằng tiếng Việt.

-

Phần phụ lục không đánh số thứ tự các bảng biểu.


MỤC LỤC
Mở đầu ……………………………………………………………………………

01

1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………… 01
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………… 02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………

03

4. Ý nghĩa và đóng góp của luận án…………………………………………

04

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 04
6. Tư liệu nghiên cứu…………………………………………………………

05


7. Cấu trúc của luận án………………………………………………………… 07
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về xưng hô và từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
ngôn ngữ……………………………………………………………… 08
1.1. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………… 08
1.2. Cơ sở lí thuyết về xưng hô ………………………………………………… 14
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô ..………………………………. 24
Chương 2: Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt … 34
2.1. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng………..……………………………………34
2.2. Xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc………………………………39
2.3. Xưng hô bằng tên riêng…...………………………………………………… 43
2.4. Xưng hô bằng các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp.…………………………… 47
2.5. Xưng hô bằng đại từ chỉ định.……………………………………………… 51
2.6. Xưng hô thay vai.…………………………………………………………

52

2.7. Xưng hơ bằng các hình thức khác….……………………………………

52

2.8. Điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô giữa tiếng Hàn
và tiếng Việt ……………………………………………………………… 53
Chương 3: Hoạt động của từ xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt ………… 62
3.1. Xưng hô trong gia đình.…………………………………………………… 62
3.1.1. Xưng hơ giữa cha mẹ và con cái ……………………………………… 62


3.1.2. Xưng hô giữa vợ và chồng …………………………………………… 78
3.1.3. Xưng hơ giữa anh chị và em.…………………………………………


77

3.2. Xưng hơ ngồi xã hội ……………………………………………………

79

3.2.1. Xưng hô trong công ti/cơ quan …………………………………………80
3.2.2. Xưng hô trong nhà trường …………………………………………… 86
3.2.3. Xưng hô trong bệnh viện ……………………………………………… 94
3.2.4. Xưng hô ở nơi công cộng …………………………………………… 100
3.3. Điểm tương đồng và khác biệt về cách xưng hơ trong gia đình
và ngồi xã hội ở người Hàn Quốc và người Việt ……………………… 106
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy - học và dịch thuật
tiếng Hàn cho người Việt Nam ………………………………………………… 111
4.1. Phân tích và đánh giá lỗi xưng hô bằng tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam.111
4.2. Phương hướng và biện pháp khắc phục lỗi xưng hô trong việc
dạy và học tiếng Hàn đối với sinh viên Việt Nam………..……………… 118
4.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy – học tiếng Hàn ……… 125
4.4. Những lưu ý khi dịch thuật tiếng Hàn…………………………………

131

4.5. Những lưu ý khi xưng hô bằng tiếng Hàn đối với các cô dâu Việt Nam
kết hôn với chú rể người Hàn Quốc ………………………………………133
Kết luận …………………………………………………………………………… 138
Danh mục các cơng trình đã cơng bố …………………………………………

143


Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………… 144
Phụ lục……………………………………………………………………….. 151


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tiếng Hàn là một trong những ngoại ngữ được nhiều
người Việt Nam yêu thích, số lượng người học tiếng Hàn ngày càng tăng nhanh.
Đặc biệt, số lượng cô dâu Việt lấy chồng Hàn là rất lớn.
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm giống nhau về lịch sử và văn hố, cùng chịu sự
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, giữa tiếng Hàn và tiếng Việt có nhiều
điểm khác biệt khiến cho người Việt khi học tiếng Hàn đã gặp khơng ít khó khăn.
Trong giao tiếp hàng ngày của mỗi dân tộc, xưng hô là hành động ngôn ngữ
được sử dụng rất nhiều và không thể thiếu được. Đặc biệt, cách xưng hô (CXH) trong
tiếng Hàn rất đa dạng và phức tạp so với tiếng Việt khiến người Việt rất dễ mắc lỗi khi
học và sử dụng tiếng Hàn. Để truyền đạt thơng tin có hiệu quả nhất đến người nghe,
người nói phải biết kết hợp yếu tố ngơn ngữ và yếu tố văn hố một cách thích hợp. Nếu
người nói sử dụng CXH khơng đúng chuẩn mực thì sẽ bị coi là vơ lễ, thiếu lịch sự, dẫn
đến hiện tượng “sốc văn hố” làm đình trệ q trình giao tiếp.
Trong thực tế giảng dạy, chúng tơi thấy rằng sinh viên Việt Nam còn mắc
nhiều lỗi khi sử dụng các từ ngữ xưng hô bằng tiếng Hàn.
Các nhà ngơn ngữ học, các nhà văn hóa học đều có nhận xét chung là do
ngơn ngữ và văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam “đồng văn” và cùng chịu ảnh hưởng
của văn hóa Hán, nên trong tiếng Hàn và tiếng Việt, từ xưng hô (TXH) đều rất
phong phú, đa dạng, được coi là một hệ thống mở. Chính vì vậy, việc thống kê, đối
chiếu TXH trong tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ tìm ra được những điểm tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ phục vụ cho việc học tập và sử dụng chúng trong giao
tiếp. Đây không chỉ là vấn đề ngơn ngữ mà có liên quan mật thiết với văn hóa, tập
quán dân tộc, rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp.
Xưng hô liên quan mật thiết với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp,

nghi thức giao tiếp, chiến lược giao tiếp. Đặc trưng giao tiếp xã hội của người Hàn
Quốc và người Việt đều chịu sự chi phối sâu sắc của các quan niệm truyền thống về

1


tơn ti, trật tự, lễ giáo phong kiến… Do đó việc nghiên cứu tiếng Hàn và tiếng Việt
không thể không chú ý đến vấn đề xưng hô, trong đó bao gồm xưng hô trong gia đình
và ngoài xã hội, đồng thời phải đặt vấn đề xưng hô trong bối cảnh giao tiếp ngôn ngữ
– văn hóa để có thể hiểu thấu đáo hơn giá trị văn hóa tiềm ẩn trong ngôn ngữ của mỗi
dân tộc. Cụ thể là cần xem xét những đặc điểm ngôn ngữ trong cách xưng hô và
những ứng xử văn hóa được thể hiện qua CXH của người Hàn trong sự đối chiếu với
CXH của người Việt.
Vấn đề xưng hô và TXH trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Hàn và
tiếng Việt nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Nhưng cho đến
nay, vẫn chưa có một cơng trình chun khảo nào nghiên cứu một cách có hệ thống
và tồn diện về đặc điểm cách xưng hô trong sự so sánh - đối chiếu hai ngơn ngữ
Hàn -Việt. Chính vì thế, có thể nói vấn đề đối chiếu cách xưng hơ của tiếng Hàn và
tiếng Việt cho đến nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tơi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận
án của mình là “Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt”. Chúng tôi sẽ tiến
hành nghiên cứu về vấn đề xưng hơ trong tiếng Hàn một cách hệ thống, tồn diện
và sâu sắc hơn nhằm làm sáng tỏ hệ thống từ ngữ xưng hô (TNXH) và quy tắc sử
dụng TNXH trong tiếng Hàn. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước, chúng tôi tiến hành đối chiếu để làm nổi bật những điểm giống nhau và
khác nhau của CXH trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp ích cho việc
dạy và học tiếng Hàn cũng như tiếng Việt với tư cách như một ngoại ngữ, đồng thời
phục vụ cho việc dịch thuật tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của luận án là giới thiệu và phân tích bức tranh
tồn cảnh về TNXH và cách sử dụng TNXH trong tiếng Hàn. Trên cơ sở đó, luận
án đối chiếu chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa và tư
duy giữa người Hàn Quốc và người Việt được thể hiện qua CXH nhằm phục vụ

2


cho việc học tập, giảng dạy, dịch thuật giữa tiếng Hàn và tiếng Việt sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án như sau:
- Hệ thống hố những vấn đề lí luận làm cơ sở nghiên cứu trong phạm vi luận án;
- Khảo sát các từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Hàn;
- Phân loại các cách xưng hô trong tiếng Hàn;
- Phân tích và đối chiếu các từ ngữ xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt để chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt của chúng ;
- Phân tích các lỗi trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô tiếng Hàn của người Việt, chỉ ra
phương hướng và biện pháp khắc phục;
- Đề xuất một số ứng dụng khả thi phục vụ cho việc dạy - học tiếng Hàn;
- Đưa ra những điểm lưu ý khi dịch thuật tiếng Hàn;
- Chỉ ra những điểm cần lưu ý khi xưng hô bằng tiếng Hàn đối với các cô dâu Việt
Nam lấy chồng Hàn Quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hệ thống TNXH trong tiếng Hàn
và cách sử dụng chúng trong giao tiếp trong sự đối chiếu với hệ thống từ ngữ xưng
hô trong tiếng Việt .
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Chúng tôi chỉ nghiên cứu TNXH và CXH theo ngôn ngữ chuẩn, thông dụng
trong giao tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt. Trong tiếng Hàn, chúng tôi nghiên cứu theo
ngơn ngữ chuẩn của thủ đơ Seoul, cịn đối với tiếng Việt, chúng tôi nghiên cứu ngôn

ngữ chuẩn trên cơ sở phương ngữ Bắc Bộ (trọng tâm là tiếng thủ đơ Hà Nợi). Vì
vậy, các TNXH mang sắc thái địa phương trong phương ngữ Bắc Bộ, chẳng hạn
như: bu,u, đẻ (mẹ),… không được luận án quan tâm.
Chúng tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu những TNXH và CXH chuẩn của người
Hàn và người Việt đang được sử dụng phổ biến, thơng dụng trong gia đình và ngồi
xã hội. Cịn những TNXH, CXH cổ kính ngày xưa và của giới trẻ hiện nay sử dụng
trên facebook, trên internet… cũng không được luận án quan tâm.

3


Đối tượng được điều tra (bằng anket) là sinh viên khoa Ngơn ngữ và Văn
hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Số lượng
gồm 200 sinh viên, mỗi khoá 50 sinh viên, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.
Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp là một số giám đốc công ty Hàn Quốc
đang làm việc tại Việt Nam và một số cô dâu Việt Nam lấy chống Hàn Quốc đang
sinh sống tại Việt Nam và Hàn Quốc.
4. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Về mặt lý luận:
Việc nghiên cứu tốt đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lí luận quan
trọng đang được hết sức quan tâm trong các cơng trình nghiên cứu hiện nay - đó là
vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy trong việc học và sử
dụng một ngôn ngữ với tư cách như một ngoại ngữ thông qua cách sử dụng các
TNXH. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ thêm về vai trị của các vai
xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ - một vấn đề rất có tính thời sự đang được các
chuyên ngành như Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp
hết sức quan tâm.
Về mặt thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho người Việt học tiếng Hàn hiểu
biết sâu sắc hơn về hệ thống TNXH và CXH trong tiếng Hàn, nhờ đó mà việc học

tập, sử dụng tiếng Hàn sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời các kết quả nghiên cứu còn giúp
cho việc dịch thuật và biên soạn các giáo trình dạy tiếng Hàn đạt hiệu quả cao.
Những lưu ý được luận án đưa ra sẽ giúp cho các cô dâu Việt lấy chồng Hàn tránh
được những lỗi xưng hơ với chồng và gia đình nhà chồng do có sự khác biệt về văn
hóa giữa hai dân tộc.
Qua đó luận án góp phần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trên mọi lĩnh
vực giữa hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên, luận án sử dụng phương pháp miêu tả để phác họa một cách
tương đối đầy đủ và toàn diện bức tranh từ ngữ xưng hô tiếng Hàn về phương diện

4


hệ thống - cấu trúc. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để phân
tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng đơn vị từ ngữ xưng hô, chỉ ra các nét nghĩa khu
biệt của chúng trong mỗi ngôn ngữ. Phân tích ngữ nghĩa giao tiếp qua các ví dụ cụ
thể để làm nổi bật vấn đề về ngữ dụng học trong cách xưng hô của người Hàn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp vừa nêu, luận án sử
dụng phương pháp đối chiếu để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong
cách xưng hơ giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng phương pháp điều tra của ngơn ngữ học xã
hội bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra (anket) có định hướng đối
với các đối tượng là sinh viên đang học tiếng Hàn Quốc tại Khoa Ngơn ngữ và Văn
hố Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội để thu thập
ý kiến đánh giá của họ về vấn đề cách sử dụng TNXH. Đồng thời chúng tơi cịn sử
dụng thủ pháp thống kê xử lí kết quả điều tra để có những cứ liệu định lượng thực
tế, đủ độ tin cậy cho các nhận xét định chất về phạm vi sử dụng các từ ngữ xưng hô
và nhân tố văn hóa, xã hội tác động đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô. Khi lập
phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành kết hợp điều tra chung để thấy được bức tranh

tổng hợp về hệ thống TNXH và những tham tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa
chọn TNXH như: độ tuổi, giới tính, địa vị, nghề nghiệp…
6. Tư liệu nghiên cứu
Ngoài các tư liệu thu được qua phương pháp điều tra bằng phỏng vấn và
bằng phiếu điều tra, để đảm bảo độ chính xác cao của tư liệu, các ngữ liệu cịn được
trích dẫn trực tiếp từ nguồn văn bản gốc, đó là những kịch bản phim truyền hình (Tình
u trong gió, Sự quyến rũ của người vợ), giáo trình giảng dạy tiếng Hàn (Giáo trình
dạy tiếng Hàn của trường Đại học Kyunghee, Giáo trình dạy tiếng Hàn của trường Đại
học Korea, Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt Nam của Quỹ giao lưu
Quốc tế Hàn Quốc, Bộ đề thi năng lực tiếng Hàn năm 2000 của Viện đánh giá giáo dục
Quốc tế KICE), và những tác phẩm văn học hiện đại của Hàn Quốc (Mưa rào, Ngày về
nhà chồng, Một ngày may mắn, Mẹ và Người khách ở trọ).

5


Phiếu điều tra sinh viên được chúng tôi xây dựng bằng các câu hỏi trắc
nghiệm, theo đó sinh viên lựa chọn đáp án đúng hay thích hợp nhất để trả lời bằng
cách điền vào ơ thích hợp trong phiếu điều tra. Chúng tôi đã tiến hành điều tra sinh
viên Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội vào tháng 05 năm 2012.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp đại diện 08 giám đốc công ti Hàn
Quốc đang làm việc tại Hà Nội, Bắc Ninh và Vĩnh phúc (ông Jang Ji S, ông Park
Nam S, ông Kim Jung N, ông Lee Myung S, ông Jang Sung O, anh Kim The H, chị
Kim Mi S, bà Kim Myong H) từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2012 tại các cơng ty
Hàn Quốc và tại văn phịng Khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc bằng hình thức
nói chuyện và hỏi về các vấn đề liên quan đến xưng hô của sinh viên (chúng tôi
không ghi âm các câu hỏi mà chỉ ghi tốc ký các thơng tin chính để cuộc nói chuyện
được diễn ra một cách tự nhiên). Chẳng hạn, câu hỏi “Ơng thấy sinh viên của chúng
tơi đang làm việc tại công ti khi xưng hô với cấp trên có mắc lỗi xưng hơ khơng?”,

hay “Chị thấy sinh viên của chúng tơi có biết sử dụng đúng cách xưng hô với người
Hàn trong công ti không?”…
Chúng tôi cũng đã phỏng vấn trực tiếp 10 cô dâu Việt lấy chồng Hàn (Nguyễn
Phương Th, Hoàng Hương Tr, Nguyễn Vân A, Nguyễn Hương Gi , Phạm Thu Ng,
Nguyễn Phương H, Ngô Thị T, Nguyễn Kiều O, Nguyễn Phương M, Vũ Thị H). Các
cơ dâu này có nghề nghiệp khác nhau như: kinh doanh, nội trợ, nhân viên công ti.
Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp bằng cách chuyện trò và đặt những câu hỏi kiểu như
“Chị đã bao giờ bị bố mẹ chồng hay chồng tức giận khi chị sử dụng sai từ xưng hô hay
chưa?” hay “Chị thường xưng hô với chồng bằng những TXH nào?”… Thời gian tiến
hành điều tra một số cô dâu Việt lấy chồng Hàn đang sống tại Hà Nội là từ tháng 06
đến tháng 08 năm 2012. Thời gian tiến hành điều tra một số cô dâu Việt lấy chồng Hàn
đang sinh sống tại Seoul - Hàn Quốc là tháng 07 năm 2013.
Ngồi ra, chúng tơi cũng đã có cơ hội được sống và học tập 03 năm tại Hàn
Quốc. Sau đó chúng tơi đã có những chuyến đi hội thảo ở Hàn Quốc vào tháng 12
năm 2009 và tháng 07 năm 2013 tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu các TNXH

6


và CXH mới xuất hiện trong gia đình và ngồi xã hội ở Hàn Quốc. Chúng tôi đã
đến thăm và chuyện trị cùng với một số gia đình người Việt lấy chồng Hàn. Chúng
tôi cũng tới 03 trường học tiêu biểu tại Seoul, Hàn Quốc (Trường đại học
Kyunghee, Trường đại học Kookmin, Trường đại học Yonse) và siêu thị (siêu thị
Lotte, siêu thị Home plus), khu trung tâm thương mại (Doota, Hello APM), chợ
(Dongdeamun, Namdeamun), bệnh viện (bệnh viện Seoul, bệnh viện Kyunghee)…
của Hàn Quốc để khảo sát điền dã.
Luận án cũng tham khảo và kế thừa một số tư liệu là kết quả nghiên cứu về
từ ngữ xưng hô của những tác giả người Hàn và người Việt đi trước.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục đối

chiếu từ ngữ xưng hơ Hàn-Việt, phần nội dung chính của luận án gồm bốn chương
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về xưng hơ và TNXH trong giao tiếp ngôn ngữ
Chương 2: Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Chương 3: Hoạt động của từ ngữ xưng hô trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy – học và dịch thuật tiếng
Hàn cho người Việt Nam.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XƯNG HƠ VÀ TỪ NGỮ XƯNG HÔ
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xưng hô trong tiếng Hàn
Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên
quan đến vấn đề TNXH trong tiếng Hàn.
Trước tiên, cần đề cập đến cơng trình nghiên cứu của Hwang Bo Na Yong
“Nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội của từ xưng hô Quốc ngữ hiện đại” viết năm 1993
[92]. Đối tượng điều tra là sinh viên khu vực Seoul. Tác giả đã chia TXH thành tám
loại và đã làm sáng tỏ TXH bằng hệ thống trên dưới đặt trong các tình huống đa
dạng. Tác giả cũng đề cập đến hệ thống phép kính ngữ liên quan tới việc lựa chọn
cách kết thúc đi của từ khi sử dụng TXH. Do cơng trình chỉ điều tra đối tượng
giới hạn là sinh viên khu vực Seoul nên kết quả điều tra còn nhiều hạn chế.
Cơng trình nghiên cứu của Cheon Hye Yong [86] viết năm 1994, bàn về việc
dạy TNXH tiếng Hàn Quốc cho người nước ngồi. Cơng trình đã điều tra TNXH
xuất hiện trong các giáo trình và điểm lại tình hình dạy TNXH trong tiếng Hàn. Tác
giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết của yếu tố văn hóa được phản ánh trong giáo trình
và đưa ra những phương pháp dạy – học TNXH như: cần học thuộc các hình thức

xưng hơ; giải thích về ý nghĩa văn hóa thơng qua việc dạy TNXH… Cơng trình
nghiên cứu này rất hữu ích đối với người Việt học tiếng Hàn.
Park Jeong Un [65] viết năm 1997 - “Nghiên cứu về hệ thống từ xưng hô tiếng
Hàn”. Tác giả đã chia TXH thành 6 loại (xưng hô bằng tên gọi, xưng hô bằng chức
danh, xưng hô bằng từ thân tộc, xưng hô bằng đại từ, xưng hơ bằng danh hiệu phổ
biến, xưng hơ bằng các hình thức khác), và giải thích chi tiết đặc điểm từng loại hình
xưng hơ đó. Ngồi ra, cơng trình cịn mở rộng phạm vi nghiên cứu về những CXH đa
dạng khác. Tác giả cũng lưu ý cần phải cân nhắc khi dạy TXH, đồng thời nhấn mạnh
rằng thơng qua CXH có thể hiểu được đặc trưng văn hóa của người bản ngữ.

8


Ok Jong Seok năm 2000 đã tái khảo sát về từ xưng hô Anh – Hàn [75]. Tác
giả đã đưa ra quá trình xác định CXH trong tiếng Hàn bằng biểu đồ thông qua sự so
sánh TXH tiếng Hàn với tiếng Anh, đồng thời chỉ ra 22 từ ngữ có khả năng sử dụng
để xưng hô. Thông qua những nghiên cứu so sánh gần đây, tác giả chỉ ra những
CXH đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh tính chất
quan trọng của cái biểu hiện trong câu phải phù hợp theo CXH.
Công trình của Son Chun Sop - “Nghiên cứu về đặc tính và mẫu câu của từ
xưng hô Quốc ngữ hiện đại”, năm 2010 [71]. Cơng trình đã chia TXH tiếng Hàn
thành hai mảng lớn, đó là: từ xưng hô chung và từ xưng hô thân tộc. Tác giả đã chỉ
ra trong TXH thân tợc, có những TXH thân tợc dùng cho những người có quan hệ
thân tợc, có những TXH thân tợc dùng để xưng hô ngoài xã hội. Còn từ xưng hơ
chung, thì khơng phải để dùng trong quan hệ thân tộc, mà chỉ để sử dụng với những
người không có quan hệ thân tộc, những người bình thường.
Luận án của Park Un Jeong, năm 2012 “Nghiên cứu về khuynh hướng sử dụng
TXH thân tộc của người học tập tiếng Hàn " [70]. Luận án đã tiến hành khảo sát và
thống kê các TXH thân tộc xuất hiện trong 06 bộ giáo trình dạy tiếng Hàn của 06
trường đại học Hàn Quốc. Tác giả đã điều tra, nghiên cứu về cách sử dụng TXH

thân tộc trong quan hệ phi thân tộc của hai loại đối tượng điều tra là người bản ngữ
và những sinh viên người nước ngoài đang học tiếng Hàn tại Hàn Q́c.
Ngoài ra còn nhiều cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề xưng hô
tiếng Hàn như: Kim Kyu Son (1987) nghiên cứu về từ thân tộc Quốc ngữ [56];
Kang Hee Suk (2000) phân tích mang tính ngôn ngữ học xã hội về việc sử dụng từ
xưng hô [54]; Kang Hyon Ja (2005) nghiên cứu đặc tính xưng hô tiếng Hàn [53];
Kô Ryuk Yang (2005) nghiên cứu đối chiếu từ xưng hô giữa tiếng Trung và tiếng
Hàn hiện đại[60]; Kang Yong (2006) giáo dục từ xưng hô tiếng Hàn Quốc cho
người nước ngoài [52]; Kang Byong Ju (2009) nghiên cứu đối chiếu từ xưng hô
Hàn – Nhật [51]; Kang Sung Hoa (2010) nghiên cứu ý nghĩa của từ xưng hô thân
tộc tiếng Hàn “opa/hyơng, nuna/ơnni” [59]; v.v…

9


1.1.2. Lịch sử nghiên cứu so sánh - đối chiếu từ xưng hô Hàn – Việt
Trong mấy năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu so sánh - đối
chiếu từ xưng hô Hàn – Việt, nhưng số lượng cịn rất ít và nội dung chưa thật sâu
sắc, cịn nhiều hạn chế. Mỗi cơng trình mới chỉ nghiên cứu ở một vài khía cạnh của
vấn đề xưng hơ tiếng Hàn nên việc nghiên cứu so sánh - đối chiếu về từ xưng hô
giữa tiếng Hàn và tiếng Việt một cách tồn diện và có hệ thống vẫn là đề tài có tính
thời sự, rất cần thiết, đáng được tiếp tục quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Trước tiên, có thể nêu cơng trình của Nguyễn Minh Thuyết & Kim Young
Soo viết bằng tiếng Việt - “Mấy nhận xét về từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng
Hàn Quốc” [35] in trong cuốn sách “Tương đồng văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc”.
Trong bài viết này, các tác giả mới chỉ giới thiệu sơ qua vài nét về từ xưng hơ trong
tiếng Việt và có đối chiếu với tiếng Hàn trong phạm vi hẹp.
Tiếp theo là cơng trình của Hoàng Thị Yến viết bằng tiếng Việt - “Từ xưng hô
và cách xưng hô trong gia tộc của người Hàn Quốc” [50]. Trong khuôn khổ của đề
tài khoa học cấp Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả

mới chỉ giới thiệu sơ lược về TXH trong tiếng Hàn và bước đầu tìm hiểu về TXH
cũng như CXH thân tộc trong tiếng Hàn. Cơng trình tập trung phân tích các mối
quan hệ trong gia đình như quan hệ giữa vợ và chồng, giữa ông/bà và cháu, bố mẹ
và con cái, v.v… Công trình chưa cho thấy bức tranh toàn cảnh về hệ thống TNXH
trong tiếng Hàn.
Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Mỹ Khanh viết bằng tiếng Hàn bảo vệ tại Hàn
Quốc, có nhan đề là “Phân tích và so sánh từ chỉ định và từ xưng hô thân tộc trong
tiếng Hàn và tiếng Việt"[61]. Tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu về TXH thân tộc
Hàn – Việt. Luận văn đã phân tích, so sánh TXH và từ chỉ định thân tộc trong tiếng
Hàn và tiếng Việt. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích chung
chung các mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giữa con rể và bố mẹ vợ, v.v…, chưa
làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa TXH và CXH thân tộc trong tiếng
Hàn và tiếng Việt.

10


Luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Hàn Quốc của Nguyễn Phương Dung - “Nghiên
cứu so sánh đại từ nhân xưng của tiếng Hàn và tiếng Việt” [77] mới chỉ tập trung
nghiên cứu về mảng ĐTNX ngôi thứ nhất và ngơi thứ hai, có liên hệ so sánh một
phần với tiếng Việt. Luận văn chưa nghiên cứu sâu về các hoạt động của ĐTNX mà
chỉ dừng lại ở việc khảo sát và giới thiệu các ĐTNX trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Luận văn thạc sĩ của Đinh Lan Hương bảo vệ tại Hàn Quốc với đề tài “Nghiên
cứu so sánh văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam được phản ánh qua từ xưng hô”
[62]. Luận văn đã bước đầu so sánh văn hóa của hai nước thông qua từ xưng hô,
nhưng chưa đưa ra được bức tranh toàn cảnh về hệ thống TXH trong tiếng Hàn nên
việc so sánh văn hóa Hàn – Việt còn bị hạn chế.
Ngoài ra cịn có mợt sớ bài viết khác tại các hội thảo khoa học của các giảng
viên tiếng Hàn thuộc một số trường đại học, như Trần Văn Tiếng viết về “Xưng hô
trong công sở - những điểm khác biệt trong ngơn ngữ văn hố Việt - Hàn” [37];

Ngũn Thị Hương Sen - “Xưng hô thân tộc giữa tiếng Việt và tiếng Hàn”, v.v…
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xưng hô trong tiếng Việt
Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, nhất là từ khi đất nước thống
nhất, việc nghiên cứu vấn đề xưng hô trong tiếng Việt trên cả hai bình diện cấu trúc
và hoạt động ngày càng được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm và đã có hàng
loạt cơng trình nghiên cứu tầm cỡ lần lượt ra đời.
Trước tiên, đó là các cơng trình của tác giả Đỗ Hữu Châu [2]. Trong các
cơng trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình, ơng đã đề cập đến những vấn đề
như chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngơn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội
thoại, v.v… và khẳng định yếu tố lời nói, hành động, nhân tố giao tiếp… đều có liên
quan đến cách xưng hơ.
Các cơng trình chun nghiên cứu về từ ngữ xưng hô của Nguyễn Văn Chiến
cũng rất sâu sắc. Tác giả đã khảo sát một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cả về cấu
trúc tĩnh và sự hoạt động của từ ngữ xưng hô của tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp
ngơn ngữ. Từ đó cơng trình đã làm nổi bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và

11


đặc trưng văn hóa xã hội. “Cấu trúc xã hội phân hóa bộc lộ rõ trong cấu trúc ngơn
ngữ, thơng qua những cách nói năng xưng hơ nhất định…”[6,130]
Trương Thị Diễm, trong cơng trình “Từ xưng hơ có nguồn gốc danh từ thân
tộc trong giao tiếp tiếng Việt” [8], đã khảo sát và làm sáng tỏ vấn đề xưng hô trên ba
bình diện: ngữ pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học. Luận án đã nghiên cứu cơ
sở của sự chuyển hóa danh từ thân tộc thành từ xưng hô, bao gồm cơ sở ngôn ngữ
học và cơ sở văn hóa xã hội, để chứng tỏ xưng hơ là vấn đề ngơn ngữ có nội hàm văn
hóa sâu sắc.
Bùi Minh Yến, trong luận án “Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hơ ngồi
xã hội của người Việt” [49], đã nghiên cứu các kiểu hành vi ngôn ngữ xưng hô của
các nhóm xã hội khác nhau của người Việt trong ba phạm vi: gia đình, nhà trường

và công sở. Tác giả đã cung cấp bức tranh xưng hô mang tính hiện thực cụ thể cho
từng phạm vi và từng tình huống.
Lê Thanh Kim với luận án “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương
ngữ tiếng Việt” [18], đã tiến hành khảo sát các TXH và CXH, đưa ra bức tranh
chung về từ xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt và cách sử dụng chúng trong
giao tiếp. Tác giả cũng chỉ ra những nét đặc trưng của các từ xưng hô trong mỗi
phương ngữ.
Tiếp theo, phải kể đến hàng loạt các cơng trình nghiên cứu khác về vấn đề xưng
hô trong tiếng Việt, và một số công trình nghiên cứu so sánh - đối chiếu TXH, cách
xưng hô tiếng Việt với tiếng Nùng, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, chẳng hạn như:
Hoàng Anh Thi - “So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua
từ ngữ xưng hô)” [32]. Luận án đã khảo sát TXH trong tiếng Nhật và tiếng Việt một
cách toàn diện theo hướng tiếp cận ngôn ngữ - xã hội. Luận án đã đi sâu nghiên cứu
về hoạt động của TNXH tiếng Nhật và tiếng Việt trong giao tiếp gia đình và giao
tiếp xã hội.
Phạm Ngọc Thưởng đã “So sánh đối chiếu từ xưng hô tiếng Việt và tiếng
Nùng” [36]. Tác giả đi sâu khai thác hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Nùng, chỉ

12


ra những đặc điểm ngôn ngữ và những ứng xử văn hóa – ngôn ngữ qua cách xưng hô của
người Nùng.
Dương Thị Nụ có luận án “Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh
và tiếng Việt” [22]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của từ
thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai cấp độ: nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng.
Luận án của Phạm Ngọc Hàm có nhan đề “Đặc điểm và cách sử dụng của
lớp từ xưng hô tiếng Hán (trong sự so sánh với tiếng Việt)” [12]. Cơng trình đã
miêu tả và đối chiếu một cách hệ thống lớp từ xưng hô giữa hai ngôn ngữ Hán –
Việt. Đặc biệt, tác giả đã hệ thống hóa và phân tích, chỉ ra 13 nét tương đồng và 12

nét khác biệt trong hệ thống TNXH của hai ngơn ngữ được nghiên cứu. Luận án
cịn đi sâu phân tích bình diện ngữ dụng của từ ngữ xưng hơ trong hai khơng gian
giao tiếp: gia đình và xã hội. Tác giả cũng chỉ ra các nhân tố đã tác động trực tiếp
đến sự lựa chọn TNXH.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề
xưng hô như: Nguyễn Văn Khang - “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình
người Việt” [19]; Nguyễn Đức Tồn - “Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngơn ngữ
và tư duy” [41], đặc biệt là cơng trình "Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạyhọc từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường" [40]; Hữu Đạt - “Văn hố và ngơn ngữ
giao tiếp của người Việt” [9]; Hồ Thị Lân - “Tìm hiểu vai trị của từ xưng hô trong
hoạt động giao tiếp và các nhân tố tác động đến từ xưng hô” [21]; Nguyễn Thị
Phương - “Một số đặc điểm văn hoá Việt Nam thể hiện trong các hình thức xưng hơ
và các hành vi tại lời trong giao tiếp tiếng Việt” [26]; Trần Ngọc Sanh - “Từ xưng
hơ có nguồn gốc danh từ chức vị trong giao tiếp tiếng Việt” [27]; Mai Xuân Huy–
“Thử khảo sát các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt”
[14]; Phạm Văn Tình– “Xưng hô dùng chức danh” [38]; Như Ý– “Vai xã hội và
ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp” [46]; v.v…
Các công trình của các tác giả đi trước đã miêu tả được một cách khá đầy đủ
về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong tiếng Việt, với những sơ đồ quan hệ hệ

13


thống khá chặt chẽ. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu nói trên vẫn còn có những
điểm hạn chế như mới chỉ nghiên cứu tới một vài khía cạnh của vấn đề xưng hô…
Trước khi viết luận án này, chúng tơi đã có bài viết “Đặc điểm xưng hơ trong
tiếng Hàn và tiếng Việt” đăng trên tạp chí Ngơn ngữ sớ 6 năm 2009, trong đó bước
đầu bài viết tìm hiểu về đặc điểm cách xưng hơ trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Và
tiếp theo, chúng tôi đã thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2010 với nhan đề “Nghiên cứu phương
pháp dạy – học cách xưng hơ tiếng Hàn có hiệu quả cho người Việt Nam học tiếng

Hàn”. Dù chỉ là những nghiên cứu bước đầu, nhưng đó chính là nền tảng giúp
chúng tơi hồn thành cơng trình luận án tiến sĩ này. Chúng tơi tiếp tục phát triển vấn
đề ở mức tồn diện hơn, sâu sắc hơn, chi tiết hơn, và làm sáng tỏ tính hệ thống cũng
như quy tắc sử dụng TNXH trong tiếng Hàn. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành
đối chiếu với TNXH trong tiếng Việt để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
của hai ngôn ngữ. Khi đối chiếu với tiếng Việt, chúng tơi có tiếp thu và sử dụng các
kết quả nghiên cứu về TXH trong tiếng Việt của các tác giả đi trước.
Liên quan đến vấn đề CXH và TXH trong các ngơn ngữ nói chung, trong
tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như chúng tơi đã
đề cập ở phần trên. Nhưng từ trước tới nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách tồn diện và có hệ thống về đặc điểm xưng hơ của người Hàn và người Việt trong
sự so sánh - đối chiếu giữa hai ngơn ngữ với nhau. Chính vì thế, có thể nói vấn đề
nghiên cứu so sánh - đối chiếu về TNXH giữa tiếng Hàn và tiếng Việt đến nay vẫn cịn
là mới mẻ, có tính thời sự, rất cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa.
1.2. Cơ sở lí thuyết về xưng hơ
1.2.1. Khái niệm về xưng hơ
Một số nhà nghiên cứu Hàn Quốc như Park Jeong Un [65], Lee Seon Ung
[82], Lee Mu Yong [84], Han Kap Su [91] đều cho rằng “xưng hơ là hình thái ngôn
ngữ gọi trực tiếp" hoặc "xưng hô là lời gọi (người nào đó)" hay "xưng hơ phản ánh
mối quan hệ của người nói và người nghe”.

14


Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực
hiện trong giao tiếp…”.[7,64]
Phạm Ngọc Thưởng viết: “Xưng hô là hành động ngôn ngữ của các nhân
vật hội thoại – người nói và người nghe. Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị
ngôn ngữ một cách thường xuyên, liên tục để đưa mình vào trong lời nói (hành
động xưng – ngơi 1) và đưa người đối thoại vào trong lời nói (hành động hơ –

ngơi 2)”.[36,15]
Như vậy, xưng hô là một hành động ngôn ngữ. Hành động xưng hô
thường diễn ra trong hội thoại. Xưng hơ là lối ứng xử văn hóa của con người
trong quan hệ giao tiếp xã hội được thể hiện bằng cách lựa chọn và sử dụng các
từ ngữ để xưng và hô gọi.
Thế nào là xưng hô? Xưng hô là một bộ phận của lời nói, là yếu tố khơng thể
thiếu được khi chúng ta nói chuyện trực tiếp với nhau.
Theo Nguyễn Đức Tồn, xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác,
biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy. Chẳng hạn, gọi anh, xưng tơi.
Hơ là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ
giữa mình với người ấy.
Như vậy xưng hơ là hành động “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi
nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. Đặc điểm của xưng
hô là địi hỏi phải có mặt người nói và người nghe (người cùng nói chuyện với
mình). Xưng hơ khác với hơ gọi. Hơ gọi có chức năng chủ yếu là phát ra từ ngữ nào
đó hướng vào người nghe nhằm làm cho người nghe biết rằng người hô gọi muốn
giao tiếp với anh ta. Do đó, hơ gọi thường chỉ diễn ra một lần trong cuộc nói
chuyện, trừ trường hợp người nghe khơng chú ý vào câu chuyện thì lời hơ gọi mới
được lặp lại để “lôi kéo” người nghe trở lại với câu chuyện đang cịn tiếp diễn. Cho
nên, hơ gọi là hành động chỉ của người nói.
Ví dụ 1: Này Tiến, cậu vẫn nghe mình nói đấy chứ?
Trái lại, xưng hô là hành động diễn ra thường xuyên, liên tục trong khi nói
chuyện và là lời của cả người nói lẫn người nghe.

15


Khi người nói lựa chọn từ ngữ nào đó để xưng hơ với người cùng đối thoại
thì người nói đã xác định và đồng thời cũng bị lệ thuộc vào cái khung quan hệ giữa
mình và người đối thoại do chính từ ngữ xưng hơ mang lại. Khung quan hệ mà từ

ngữ xưng hơ mang lại có thể: tao-mày, anh-em, chị-em, bác-cháu, cha-con, ôngcháu, bà-cháu,… [40,179].
Việc lựa chọn từ nào trong hệ thống từ xưng hơ khi giao tiếp có thể khiến
cho người đối thoại đồng tình hay phản đối với lối xưng hơ ấy.
Từ xưng hơ ngồi chức năng chính là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những
người cùng đối thoại và duy trì cuộc nói chuyện giữa các bên tham gia, cịn có chức
năng biểu lộ thái độ, tình cảm cũng như vị thế (hay địa vị) của những người cùng
giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp muốn sử dụng được TXH cho hợp lí thì
phải xác định cho được vị thế của mình đối với người nghe. Những tiêu chí để xác
định vị thế của người nói và người nghe thường là: tuổi tác, quan hệ thân tộc, quan
hệ (địa vị) xã hội,…
Khi người nói sử dụng từ xưng hơ nào đó thì sẽ tự bộc lộ vị thế của mình
trong quan hệ với người nghe. Đồng thời, qua các từ xưng hô của người nói, người
nghe cũng nhận biết được thái độ, tình cảm của người nói đối với mình.
Trong hoạt động giao tiếp, tuỳ hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp cụ thể mà
người nói có thể chọn nguyên tắc xác định vị thế khác nhau. Nguyễn Đức Tồn đã đề
cập đến hai nguyên tắc thường được sử dụng xác định vị thế trong giao tiếp là:
nguyên tắc lấy mình làm trung tâm và nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm.
Theo nguyên tắc thứ nhất thì người nói xuất phát từ vị thế của chính bản thân
mình mà chọn cách xưng hơ khi giao tiếp với người khác. Chẳng hạn, “tơi” nói với
“bố tôi”: “Con xin cha nghĩ lại!”
Theo nguyên tắc thứ hai thì người nói đứng ở ngơi của người khác để giao
tiếp với người cùng nói chuyện. Chẳng hạn, vị bộ trưởng có thể xưng hơ với cơ giáo
dạy mẫu giáo từ ngơi đứa cháu của mình: “Xin phép cơ, tơi đón cháu về!” [40,180]
Ngồi ra, việc lựa chọn sử dụng TXH cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như
tính quy thức hay phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật tham gia giao tiếp…

16


Như vậy, để chọn và sử dụng đúng từ xưng hơ trong giao tiếp, điều quan

trọng nhất là người nói phải tính tới quan hệ giữa mình và người nghe. Các nhà
ngơn ngữ học gọi đó là quan hệ liên cá nhân.
Nói đến quan hệ liên cá nhân trước hết là nói đến quan hệ ngang (hay cịn
gọi quan hệ thân hữu) và quan hệ dọc (hay còn gọi quan hệ quyền uy) giữa những
người tham gia giao tiếp.
“Muốn sử dụng từ xưng hơ đúng, người nói phải xác định cho được mối
quan hệ giữa mình và người đối thoại nằm ở trục quan hệ nào: quan hệ ngang hay
quan hệ dọc. Và như vậy từ xưng hô không những có tác dụng bộc lộ vị thế của
người tham gia giao tiếp trên hai trục quan hệ dọc và ngang mà cịn có tác dụng bộc
lộ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.” [40,181]
Khi nhân vật hội thoại lựa chọn một từ nào đó để xưng hơ với người đối
thoại thì ngay lúc đó anh ta đã xác định và mặc nhiên bị lệ thuộc vào cái khung
quan hệ của mình với người đối thoại do chính từ xưng hơ mang lại như đã nêu.
Việc lựa chọn từ nào trong hệ thống từ xưng hô để giao tiếp cũng có thể tác động
đến người đối thoại như đồng tình hay phản đối cách xưng hơ đó. Nói cách khác,
khi thực hiện một hành động xưng hơ, các nhân vật hội thoại cũng tự đặt mình vào
những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành
động đó.
Điều kiện để thực hiện một hành động xưng hô là: Thứ nhất, hành động xưng
hô chỉ diễn ra trong hội thoại. Ở đâu có hội thoại thì ở đó có xưng hơ. Thứ hai, vì
diễn ra trong hội thoại nên xưng hơ phải được thực hiện bởi các nhân vật hội thoại –
chủ thể phát ngôn – chủ thể của hành động xưng hơ. [36,13]
Mỗi một hành động ngơn ngữ có những biểu thức ngơn ngữ để thực hiện
hành động đó. Chẳng hạn như tương ứng với hành động hỏi là các biểu thức ngôn
ngữ để hỏi… Những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện hành động xưng hô là các
phương tiện xưng hô như các đại từ nhân xưng, các danh từ chỉ quan hệ thân tộc,
các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, các tên riêng hay các cụm từ, các từ ngữ
khác. Biểu thức đó chúng tơi quy ước gọi chung là từ xưng hô. Như vậy từ xưng hô

17



được dùng trong luận án này là một thuật ngữ được sử dụng với khái niệm rộng –
các phương tiện dùng để xưng hô.
Trong thực tế, xưng hô là cách qui chiếu vai giao tiếp – vai người nói và vai
người nghe. Nhờ các từ xưng hơ mà lời nói mới gá lắp vào một cuộc thoại cụ thể.
Có thể coi các từ xưng hô như là những dấu hiệu khởi động cho cuộc thoại.
Xưng hô liên quan tới khái niệm nhân vật giao tiếp. Hội thoại chỉ hình thành
và diễn ra khi có sự trao lời và đáp lời giữa các nhân vật giao tiếp. Trong đó, người
phát được gọi là ngơi thứ nhất (vai người nói), người nhận được gọi là ngôi thứ hai
(vai người nghe). Ngôi chỉ ra vai trò của nhân vật giao tiếp thể hiện trong lời nói –
sản phẩm của giao tiếp. Ngơi thứ nhất là kết quả của sự qui chiếu của người nói.
Ngơi thứ hai là kết quả của sự qui chiếu do người nói tiến hành trong giao tiếp với
một hay nhiều người đang đối thoại với mình. Ngơi thứ ba qui chiếu tới người hay
vật vắng mặt được nói tới trong thông điệp. Khác với ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai,
ngôi thứ ba phải được người nghe chấp nhận, thỏa thuận là đối tượng được nói tới.
Nói cách khác, các nhân vật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là những nhân vật
đương diện – nhân vật hội thoại. Ngược lại, các nhân vật ở ngôi thứ ba là khiếm
diện nên không phải là nhân vật hội thoại, do đó các nhân vật này khơng thể thực
hiện hành vi xưng hơ.
Tóm lại, để làm việc, chúng tơi dựa vào định nghĩa sau của Từ điển tiếng
Việt (Hoàng Phê chủ biên) cũng đã được Nguyễn Đức Tồn sử dụng trong cơng trình
của mình: "Xưng hơ là hành động tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói
với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau".
1.2.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngơn ngữ và văn hố, ngơn ngữ
dân tộc và văn hố dân tộc, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng phát
triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển
và hoạt động của những thành tố khác trong văn hố. Ngơn ngữ là một trong những


18


thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hố dân tộc nào. Chính trong ngơn ngữ,
đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất.
Ngơn ngữ là yếu tố văn hố quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ
nhất. Tuy nhiên, ngồi ngơn ngữ, cịn có các thành tố khác của văn hoá cũng mang
đặc trưng dân tộc như phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, v.v… Chính sự
đặc thù của văn hố được biểu hiện trong ngơn ngữ đã quy định đặc trưng văn hoá –
dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng văn hố – ngơn ngữ
khác nhau.[41, 46]
Từ xưa đến nay, có rất nhiều định nghĩa hay quan niệm khác nhau về văn
hóa. Tuy nhiên, để làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi tiếp thu và tiến
hành nghiên cứu dựa theo những quan niệm sau đây về văn hóa của Trần Ngọc
Thêm và Lê Quang Thiêm.
Trong cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Thêm đã quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội”. [31, 25]
Lê Quang Thiêm trong cuốn sách “Văn hóa văn minh & yếu tố văn hóa
truyền thống Hàn” đã cho rằng: “Văn hóa theo nghĩa rộng là chỉ sự tích hợp toàn
bộ các giá trị sáng tạo (vật chất và tinh thần) của con người. Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Văn hóa
gắn với con người với sự sáng tạo qua quá trình hoạt động của con người, tích hợp
từ thế hệ này qua thế hệ khác nên hàm chứa tính nhân văn, tính dân tộc và khu vực
sâu sắc”. [33,7]
Các quan niệm về văn hóa đều cho rằng, lồi người được sinh ra trên cơ thể
mẹ, nên giữa mẹ và con đều tồn tại quan hệ sở thuộc về mặt huyết thống và quan hệ

về mặt văn hóa. Văn hóa cịn khu biệt nam và nữ, nhằm thể chế hóa quan hệ hơn
nhân giữa nam và nữ. Trong quan hệ gia đình của người Hàn và người Việt
truyền thống đều rất khắt khe và giữ qui tắc như “trên bảo dưới nghe, trọng nam

19


×