Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

nghiên cứu công nghệ chiết ly vàng thuộc thành hệ vàng sunfua và vàng-thạch anh ở mỏ apey-dakrong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN - TKV
GY











BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHIẾT LY VÀNG
THUỘC THÀNH HỆ VÀNG SUNFUA
VÀ VÀNG - THẠCH ANH Ở MỎ APEY
( DAKRONG, TỈNH QUẢNG TRỊ)














6888
13/6/2008






HÀ NỘI - 2008
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN - TKV












BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu công nghệ chiết ly vàng thuộc thành hệ Vàng sunfua
và Vàng - thạch anh ở mỏ Apey, Dakrong, tỉnh Quảng Trị









Cơ quan thực hiện
Tổng công ty Khoáng sản – TKV
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Minh Đường
Chủ nhiệm







TSKH. Lê Công Hải










HÀ NỘI - 2008
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

1
MỤC LỤC



Số hiệu Danh mục Tr
Mở đầu 2
Phần I Tổng quan 4
I.1 Những tính chất cơ bản của vàng 4
I.2 Các dạng tồn tại chủ yếu của vàng 4
I.3. Các phương pháp chế biến thu hồi vàng 6
I.3.1 Các phương pháp tuyển khoáng 6
I.3.2 Các phương pháp thủy luyện 7
I.4 Khái quát quá trình, đặc điểm địa chất khoáng sản của mỏ Vàng
gốc Apey A huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị
15
I.4.1 V

ị trí địa lý 15
I.4.2 Đặc điểm địa chất 15
I.4.3 Đặc điểm khoáng sàng 15
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
II.1 Mục tiêu nghiên cứu
17
II.2 Mẫu nghiên cứu 17
II.3 Nghiên cứu thành phần vật chất mẫu 20
II.3.1 Phương pháp nghiên cứu 20
II.3.2 Kết quả nghiên cứu 20
II.3.3 Nhận xét kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu 27
II.4 Nghiên cứu khả năng thu hồi vàng bằng phương pháp tuyển

trọng lực
27
II.4.1 Kết quả thí nghiệm xác định độ hạt nghiền đãi tối ưu 27
II.4.2 Kết quả thí nghiệm sơ đồ tuyển trọng lực 30
II.5 Nghiên cứ
u khả năng thu hồi vàng bằng phương pháp tuyển nổi 32
II.5.1 Kết quả nghiên cứu xác định độ mịn nghiền tối ưu 32
II.5.2 Chế độ thuốc tuyển 34
II.5.3 Thí nghiệm sơ đồ tuyển nổi vòng kín 38
II.6 Nghiên cứu sơ đồ kết hợp giữa tuyển nổi và tuyển trọng lực 41
II.7 Nghiên cứu thủy luyện 43
II.7.1 Mẫu nghiên cứu 43

II.7.2 Chọn lưu trình thí nghiệm 44
II.7.3 Thí nghiệm tiền x
ử lý bằng phương pháp nung 46
II.7.4 Kết quả thí nghiệm các thông số xyanua hóa 46
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

2
II.7.5 Nghiên cứu quy mô lớn trong phòng thí nghiệm 52
II.8 Sơ đồ công nghệ chế biến quặng vàng gốc mỏ ApeyA Quảng Trị 53
PHẦN III TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 56

III.1 Tác động môi trường của công đoạn tuyển khoáng và biện pháp
xử lý
56
III.2 Tác động môi trường của công đoạn thủy luyện và biện pháp xử

56
III.2.1 Nguồn tác động môi trường 56
III.2.2 Biện pháp xử lý 56
III.2.2.1 Xử lý khí thải 56
III.2.2.2 Xử lý chấ
t độc xyanua trong bã thải và nước thải 57
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục 63
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

3
MỞ ĐẦU

Đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ chiết ly vàng thuộc thành hệ Vàng sunfua
và Vàng - thạch anh ở mỏ Apey, Dakrong, tỉnh Quảng Trị” được tiến hành từ
tháng 8 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007 theo nội dung hợp đồng số

01.07.RDBS1 ký ngày 05 tháng 9 năm 2007 giữa Bộ Công Thương và Tổng
công ty khoáng sản - TKV.
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu xác lập quy trình công nghệ thu hồi vàng
thuộc thành hệ Vàng sunfua và Vàng - thạch anh ở mỏ vàng Apey, Dakrong,
Quảng Trị.
Công tác nghiên cứu
đặc điểm và thành phần khoáng vật của mẫu nghiên cứu,
công tác phân tích được thực hiện tại phòng phân tích hóa lý thuộc Viện KH và CN
Mỏ - Luyện kim, Trung tâm KHCN Mỏ và Luyện kim. Phân tích kiểm tra tại Trung
tâm phân tích thí nghiệm địa chất thuộc tổng cục địa chất Việt Nam.
Báo cáo nêu tổng quát đặc điểm tài nguyên khoáng sản vàng Việt nam và
vài nét về mỏ quặng vàng gốc Apey huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị, những

phương pháp chủ yếu thu h
ồi vàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và
đang áp dụng. Đã nêu phương pháp và kết quả nghiên cứu thành phần vật chất,
kết quả nghiên cứu tuyển khoáng, thủy luyện và các giải pháp xử lý môi trường.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra lưu trình công nghệ tuyển và luyện từ quặng
đầu có hàm lượng 4,60 g/t. Quá trình tuyển thu được tinh quặng có hàm lượng
vàng 102,59 g/t ứng với thực thu 87,20%. Quá trình thủy luyện thu h
ồi vàng
bằng phương pháp xyanua hóa bể khuấy đạt thực thu 94%. Tổng hiệu suất thực
thu quá trình tuyển và luyện đạt 82%.
Những người thực hiện chính:
- Lê Công Hải TSKH Chủ nhiệm Công ty KS-TKV

- Võ Biện KS Địa chất Công ty CP PTKS 4
- Ngô Đắc Đảo KS Địa chất Công ty CP PTKS 4
- Nguyễn Văn Hùng Cử nhân Kinh tế Công ty CP PTKS 4
- Phạm Tế Nhị Cử nhân Kinh tế Công ty CP PTKS 4
- Nguyễn Minh Tuấn KS Địa chất Tổng Công ty KS-TKV
- Nguyễn Bảo Linh KS Tuyển khoáng Việ
n KH&CN Mỏ - luyện kim


Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV


4
PHẦN I. TỔNG QUAN

I.1. Những tính chất cơ bản của vàng
Vàng là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm I trong bảng hệ thống tuần
hoàn Mendeleep, số thứ tự 79, khối lượng nguyên tử 197, có các đồng vị từ 183
đến 201, tuy nhiên chỉ có đồng vị 197 là bền.
Vàng là kim loại quý có tỷ trong ở 20
0
C là 19,31; nhiệt độ nóng chảy là
1063

0
C, nhiệt độ sôi là 2970
0
C, dẫn nhiệt dẫn điện tốt và dễ kéo dài dát mỏng.
Vàng không tác dụng với những axit đặc và loãng; HCl, HNO
3
, H
2
SO
4
.
Vàng tan trong nước cường thuỷ (3HCl + HNO

3
), tan trong dung dịch KI + I
2
,
tan trong dung dịch xyanua của các kim loại kiềm, tan trong thiosunfat, tan trong
thioure.
Vàng có cấu trúc lớp vỏ điện tử ngoài cùng là 5d
10
.6s
1
. Lớp ngoài cùng có
1 điện tử, lớp tiếp theo có 10 điện tử lớp d, các điện tử này không bền vì vậy

vàng có thể tham gia các phản ứng hoá học bằng cách cho 1, 2 hoặc 3 điện tử, vì
vậy vàng có hoá trị là +1, +2, +3.
Vàng có khả năng tạo phức với các phối tử oxy, NH
3
, Amin,S. Khả năng
lớn là kiên kết cộng hoá trị với các phối tử. Các hợp chất bền thường là Au
+


Au
3+
, còn đối với các hợp chất Au(II) bền chỉ với S và tồn tại trong dung dịch.


I.2. Các dạng tồn tại chủ yếu của vàng
Trong tự nhiên vàng tồn tại chủ yếu ở dạng nguyên tố và ở dạng hợp kim
với một số kim loại như Ag, Cu, Te và Sb. Ở dạng tự sinh vàng có thể tồn tại ở
trạng thái hạt có kích thước rất nhỏ, có khi kích thước nhỏ h
ơn micron mà mắt
thường không nhìn thấy được. Những hạt vàng phân bố khá đều trong quặng
hoặc tinh quặng như trong mạch thạch anh, quặng antimon, pyrit, asenopyrit.
Các loại quặng chứa vàng ít gặp hơn trong quặng kẽm, quặng vonfram, quặng
cacbonat, quặng mangan. Trong đới oxy hóa vàng có thể cộng sinh với oxyt
mangan, đồng cacbonat, cũng như trong hợp chất sắt - mangan. Vàng kim loại
tồn tại như trên được gọi là vàng gốc. Trong quá trình phân hủy tự nhiên của các

mỏ nguyên sinh s
ẽ hình thành loại vàng sa khoáng. Vàng sa khoáng thường có
cỡ hạt to hơn và chứa ít tạp chất. Ngoài ra vàng tồn tại ở dạng hợp chất với Te,
Se, Sb và Ag như các khoáng sylvanit (Au,Ag)Te
4
, calaverit, crenerit
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

5
(Au,Ag)Te

2
, penzít (Au,Ag)Te, nagygit PbAu
4
(Te,Sb,S), amostibit AuSb
2
,
mandonit Au
2
Bi.
Ở Việt Nam các loại quặng vàng tồn tại như các loại đã nêu ở trên.
Loại hình sa khoáng là một trong những loại hình đặc thù ở Việt Nam.
Các sa khoáng vàng thường gặp ở nhiều nơi và thuộc nhiều loại hình khác nhau,

tuy nhiên quy mô mỏ lại thường nhỏ hoặc rất nhỏ, chúng chỉ đóng góp chung
vào tổng tiềm năng, tài nguyên dự báo của cả nước và chiếm khoảng 7 - 9%.
Loại quặng vàng gốc đượ
c chia ra các hệ như sau:
- Quặng thuộc thành hệ vàng - thạch anh thường gặp ở vùng Đông Bắc và
Tây Bắc ở Trung Bộ và Nam Bộ. Nhóm này chiếm khoảng 5% tổng tài nguyên
dự báo ở Việt nam.
- Quặng thuộc nhóm thành hệ vàng - thạch anh - sunfua như là vàng -
thạch anh - pyrit ở Kim Bôi, vàng - thạch anh - asenopyrit ở Pác Lạng, vàng -
thạch anh -antimonit ở Làng Vài v.v… loại hình quặng này chiếm khoảng 30 -
40% tài nguyên dự báo của cả nước [4].
- Quặng thuộc nhóm hệ vàng - sunfua như là cochedan đồng - vàng (khu

mỏ Sin Quyền), cochedan - pyrit - vàng (khu vực pyrit Giáp Lai, Bangôn),
cochedan đa kim - vàng (ở Na Sơn Đức Phú). Loại hình này chiếm khoảng 13 -
15% tài nguyên vàng dự báo ở Việt Nam.
- Quặng thuộc nhóm thành hệ vàng - bạc như là vàng - bạc - thạch anh đa
sunfua (ở Bắc Cạn đới Sầm Nưa, Hoành sơn), vàng - bạc - đa sunfua - sunfua
muối thạch anh - adule/alunit (ở Tấn Mài, Bình Liêu, Nam Trung Bộ), vàng -
bạc - telua/selen - thạch anh - adule xerixit (ở Tú Lệ, Nậm Xe, Tam Đường, An
Khê, Tuy Hòa …). Nhóm thành hệ quặng này chiếm khoảng 10 - 12% tổng tài
nguyên vàng dự báo.
Ngoài ra vàng tồn tại các loại hình quặng vàng cộng sinh:
- Quặng kim loại màu chứa vàng như kiểu thành hệ quặng đa kim - chì
kẽm chứa vàng ở khu vực Việt Bắc, quặng sunfua đồng - niken chứa vàng ở khu

vực Núi Chúa.
- Quặng kim loại đen chứa vàng như quặng sắt nâu chứa vàng ở khu vực
Bắc Thái.
- Quặng kim loại màu chứa vàng (kiểu thành hệ quặng thiếc - vonfram và
anmonit chứa vàng).
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

6
- Thuộc loại đá chứa vàng. Đã biết có một số đá macma bị biến đổi chứa
vàng (như ở Đà Lạt, Tú Lệ) đá lục nguyên - phun trào bị biến đổi chứa vàng (ở

Quảng Nam Đà Nẵng, Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam).
Tóm lại các tài liệu đều cho thấy khoáng vật học của vàng không phức
tạp. Trong thiên nhiên vàng gặp ở dạng tự sinh, hợp chất hóa học và dung d
ịch
rắn.

I.3. Các phương pháp chế biến thu hồi vàng
Công nghệ gia công chế biến quặng chứa vàng rất phức tạp. Để thu hồi có
hiệu quả vàng và các cấu tử có ích khác từ quặng này thông thường sử dụng các
phương pháp tuyển khoáng, thủy luyện và hỏa luyện khác nhau như: chọn tay,
tuyển trọng lực, tuyển nổi, hỗn hống, xyanua hóa, clo hóa, thioure và nung
luyện. Thông thường các phương pháp này thường sử dụ

ng kết hợp với nhau tức
là gia công chế biến quặng theo một sơ đồ hỗn hợp.
I.3.1. Các phương pháp tuyển khoáng
Tuyển trọng lực thường là phương pháp được áp dụng bổ xung cho các
phương pháp khác như tuyển nổi, xyanua hóa hoặc hỗn hống. Phương pháp này
đặc biệt hiệu quả trong vòng kín với khâu nghiền để thu hồi những hạt vàng lớn
và một phần vàng nhỏ. Tùy theo tính chất của quặng
đem tuyển thực thu của
khâu này thường từ 10 - 80%. Trước kia việc thu hồi vàng từ khâu này thường
sử dụng bàn đãi, gần đây máy lắng được dùng rộng rãi hơn vì nó có nhiều ưu
điểm. Một phần vàng mịn có thể thu hồi vào quặng tinh của máy lắng. Khi máy
lắng làm việc với chế độ thích hợp, thu hoạch quặng tinh có thể đạt tới 5 - 10%.

Để thu hồi vàng mịn có thể dùng hệ thố
ng xyclon thủy lực kết hợp với
bàn đãi. Một nhà máy của LB Nga đã áp dụng hệ thống này để thu hồi vàng mịn
từ bùn tràn phân cấp của khâu nghiền giai đoạn 2 rất có hiệu quả.
Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng rất rộng rãi. Ngay từ đầu những
năm 70, ở Liên Xô phương pháp tuyển nổi đã được áp dụng rộng rãi ở các nhà
máy tuyển vàng và tới 65% số lượ
ng quặng đã được xử lý bằng tuyển nổi. Thế
mạnh của tuyển nổi là đảm bảo tỷ lệ thu hồi vàng và các cấu tử có ích đi kèm rất
cao, làm hạ giá thành khai thác quặng.
Thuốc tập hợp cho vàng là các kxantogenal, dithioplaosfal mecaptan,
muối của các axit béo v.v… Các thuốc đè chìm đối với vàng có thể kể đến

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

7
xyanua, natri sunfua, các chất kiềm, natri sunfit, đồng sunfat, thủy tinh lỏng, tinh
bột v.v…
Tính nổi của vàng tự do trong môi trường kiềm phụ thuộc vào dạng kiềm
và pH của môi trường: pH = 9,5 đối với môi trường là vôi, pH = 10,8 - xôđa và
pH = 11,8 - xút. Khi pH môi trường vượt quá các giới hạn trên thì khả năng
tuyển nổi của vàng sẽ bị giảm. Vàng tự do dễ dàng tuyển nổi bằng xantat trong
môi trường pH = 7 - 9.

Tính nổi của vàng nằm trong kết hạch phụ thuộc rấ
t nhiều vào tính nổi
của khoáng vật liên kết. Vàng trong kết hạch với sunfua, trong điều kiện tuyển
nổi bình thường bằng thuốc tập hợp bằng thuốc tập hợp sunfuahydryl sẽ đi vào
sản phẩm quặng tinh. Kết hạch với thạch anh, hydroxit sắt và các khoáng không
sunfua khác, trong điều kiện tuyển nổi sunfua vàng chỉ nổi được ở một tỷ lệ xác
định giữa trọng lượng vàng và tr
ọng lượng khoáng vật liên kết và giữa kích
thước bề mặt phủ của phần vàng và phần khoáng liên kết. Nếu tỷ lệ này ở mức
độ phụ thuộc thì các kết hạch đó sẽ đi vào quặng thải. Trạng thái nổi của vàng
nằm trong các khoáng vật được xác định bởi tính nổi của các khoáng vật đó - gọi
là vật mang của vàng.

Sơ đồ và chế độ tuyển nổ
i quặng vàng phụ thuộc vào thành phần vật chất
của quặng đem tuyển vì thế công nghệ tuyển nổi của loại quặng này sẽ khác đối
với quặng khác. Tuy thế trong sơ đồ tuyển nổi các loại quặng vàng khác nhau
cũng có những điểm tương tự nhau, đó là quá trình tuyển phân đoạn và sự rút
gọn tối đa số lần tuyển tinh, thậm chí hoàn toàn loại bỏ quá trình tuy
ển tinh.
I.3.2. Các phương pháp thủy luyện
Việc tách vàng và các kim loại quý khác từ quặng, tinh quặng hoặc bất kỳ
một bã nào chứa vàng có thể đạt được bằng một trong các phương pháp thủy
luyện. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm tòi, phát triển, cải tiến và đã thu
được các kết quả tốt về quá trình công nghệ tách vàng.

Cho đến nay công nghệ thủy luyện thu hồi vàng sử dụng chủ yếu hai loại
h
ợp chất là clo (Cl
2
) và cyanua của các kim loại kiềm (KCN, NaCN). Nhưng
việc thu hồi vàng từ các nguyên liệu ngày càng đa dạng, clo và xyanua bị hạn
chế trên một số các đối tượng. Vì thế mà các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các tác
nhân khác. Năm 1941 Plaksin đã công bố công trình dùng thioure để hòa tách
vàng và đã được sự chú ý thích đáng. Benzonski và các cộng tác viên đã công bố
trong patent của mình việc ứng dụng amonithiosunfat để hòa tách vàng vào năm
Báo cáo tổng kết đề tài


Tổng công ty khoáng sản - TKV

8
1978 và Korxey vào năm 1981. Ngoài ra các tác giả cũng đã nghiên cứu các chất
oxy hóa mạnh để hòa tách vàng như hypocloryt, brom, iod v.v…
I.3.3. Phương pháp clo hóa
Phương pháp clo hóa còn co tên là platner đã ứng dụng vào sản xuất năm
1863 ở Bắc Mỹ, Úc và Nam Phi đối với những quặng chứa vàng không thích
hợp với phương pháp hỗn hống.
Quá trình clo hóa dựa trên hiện tượng trong môi trường ẩm clo phản ứng
với vàng và tạo thành AuCl
3

và AuCl
4
-
, các muối này hòa tan trong nước.
Phương pháp này chỉ sử dụng được với một số quặng vàng nhất định. Cụ thể là
các loại quặng oxyt ở bậc cao nhất như quặng thiếc (SnO
2
), sắt (III) oxyt hoặc
các quặng sunfua, asenopyrit, antinmorit tellin đã được thiêu.
Phương pháp clorua hóa đã có từ lâu đời và đã từng có đóng góp đáng kể
trong công nghệ hòa tách vàng.
Những ưu điểm của phương pháp clo hóa:

- Tốc độ hòa tan nhanh.
- Quặng chứa cacbon it bị ảnh hưởng.
- Không cần rửa quặng trước khi clo hóa.
- Giá thành clo thấp.
Nhược điểm của phương pháp clo hóa:
- Tính chọn lọc thấp đối với vàng so với kim loại thông th
ường khác như
Cu, Ni, Co, Zn.
- Không tách được Ag từ quặng.
- Vận chuyển tàng trữ khí clo khó khăn.
- Thiết bị dễ bị ăn mòn và rất khó mở rộng quy mô sản xuất. Thông
thường quy mô sản xuất không vượt quá 10t/mẻ.

- Chủng loại quặng có thể sử dụng trực tiếp phương pháp clo hóa rất hạn
chế nếu không có giai đoạn tiền xử lý là nung cháy.
Với những ưu nhược điể
m trên phương pháp clo hóa đã từng là công nghệ
hòa tách vàng chủ đạo của nửa cuối thế kỉ XIX. Cho tới nay hầu như đã không
được sử dụng nữa mà đã được thay thế bằng công nghệ xyanua hóa.



Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV


9
I.3.4. Phương pháp xyanua hoá
Năm 1846 Elsnel người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng vàng có khả năng
bị hòa tan trong dung dịch xyanua kiềm khi có mặt oxy. Về sau được
MacAuthur và Boonstra nghiên cứu tỷ mỉ vào năm 1945.
Mặc dù vậy cơ chế phản ứng hóa học của quá trình hòa tan vàng cũng chỉ
mới được làm sáng tỏ sau năm 1970. Đó là cơ chế ăn mòn điện hóa.
Phương pháp xyana hóa thu hồi vàng từ quặng và tinh quặng và gồm 3 giai
đoạn ch
ỉnh
- Hòa tan vàng vào dung dịch (tạo phức Au(CN)

2
-
).
- Kết tủa thu hồi vàng từ dung dịch.
- Tinh chế vàng.
Quá trình hòa tan:
Quá trình hòa tan vàng trong dung dịch xyanua là một quá trình phản ứng
điện hóa học theo kiểu cơ chế ăn mòn kim loại. Trong hệ xảy ra đồng thời hai
phản ứng là oxy hóa vàng lại anot và khử oxy hoà tan tại catot.
Au + 2CN
-
=> AU(CN)

2
-
+ e (Anot)
O
2
+ H
2
O + 4e => 4OH
-
(Catot)
Phản ứng tổng thể:
4Au + 8CN

-
+ O
2
+ 2H
2
O = 4Au(CN)
2
-
+ 4OH
-
Về nhiệt động: là phản ứng có sự tham gia của nhiều cấu tử. Do các kim
loại có trong quặng như Fe, Cu, Ni, Sb, Au, Mn, Bi, Pb, Zn. Thông thường

những kim loại thường có hàm lượng cao hơn vàng và có hoạt tính hóa học tốt
hơn những kim loại này đôi khi có tác dụng tốt hoặc kìm hãm quá trình hòa tan
vàng.
Phản ứng hòa tan vàng trong dung dịch xyanua có nhiều yếu tố ảnh hưởng
như sau:
- Độ pH của dung dịch : Trong hệ phản ứng luôn luôn phải giữ
một lượng
kiềm nhất định từ 0,01 - 0,25% nhằm giữ cho xyanua không bị thủy phân tạo
thành HCN và hạn chế độ tan của một số các kim loại khác.
NaCN + H
2
O ' HCN + NaOH

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

10
Tuy nhiên dùng lượng kiềm nhiều sẽ kiềm hãm sự hoà tan của vàng. Bản
chất của kiềm đưa vào cũng có ảnh hưởng khác nhau như vôi, xút hay xôđa.
Thông thường trong hệ phản ứng này độ pH = 11-12 là tối ưu.
- Vai trò của oxy: Trong phản ứng hòa tan vàng trong dung dịch xyanua có
sự tham gia của oxy. Vì vậy việc cấp đủ oxy cho hệ phản ứng vô cùng quan
trọng. Thông thường ở 25
0

C lượng oxy hòa tan trong nước là 5-8 mg/lít. Trong
quá trình hòa tan vàng lượng oxy bị tiêu hao dần. Theo phương trình phản ứng
lượng oxy hòa tan trong nước tương ứng với nồng độ xyanua để hòa tan vàng
thường là 0,01%.Thông thường khi hòa tan vàng dùng nồng độ xyanua lớn hơn
nhiều vì vậy phải có biện pháp thúc đẩy cưỡng bức, cung cấp oxy cho sự phản
ứng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ : Cũng như phần lớn các phản ứng hóa học nhiệt
độ tă
ng thì tốc độ phản ứng tăng. Nhưng mặt khác nhiệt độ tăng lượng oxy hòa
tan trong dung dịch giảm. Vì vậy cần phải thực hiện ở một nhiệt độ tối ưu có
tốc độ hòa tan lớn nhất.
- Ảnh hưởng của nồng độ xyanua: Tùy bản chất của từng loại quặng cần

phải thí nghiệm xác định được một vùng nồng độ tối
ưu: Nếu vượt quá vùng đó
tốc độ hòa tan vàng sẽ giảm đi.
- Ảnh hưởng của kích thước và dạng của hạt vàng: Một trong những yếu tố
quan trọng đối với tốc độ xyanua hóa là kích thước hạt vàng trong quặng và
trong tinh quặng. Hạt vàng nhỏ hòa tan nhanh hơn hạt vàng lớn, bởi vì hạt nhỏ
có bề mặt riêng lớn hơn. Nhưng mặt khác đối với quặng hoặc tinh quặng có
chứa các hạt vàng có kích thước nhỏ khi xyanua hóa tốc độ hạt của quặng phải
được nghiền mịn hơn để các hạt vàng không bị quặng bao bọc.
- Ảnh hưởng của các ion đi kèm: Dạng vàng tự sinh luôn luôn chứa Ag và
Cu vàng ở trong quặng luôn luôn đi với các khoáng pyrit, asenopyrit, galenit,
pyrotin, chancopyrit, đây là những tác nhân tiêu hao oxy và xyanua tự do. Vì

vậy để hòa tan hết vàng lượng xyanua thường tiêu tốn gấp nhiều lần.
- Ảnh hưởng của nền quặng: Nề
n quặng vàng chứa nhiều thành phần SiO
2
,
Al
2
O
3
, alumosilicat, sắt (III) hydroxyt các chất này có khả năng hấp thụ phức
vàng rất lớn làm ảnh hưởng đến kết quả xyanua hóa.
Về động học : Phản ứng hòa tan vàng từ quặng trong dung dịch xyanua là

phản ứng qua nhiều giai đoạn. Phản ứng xẩy ra giữa pha rắn và pha lỏng qua các
giai đoạn :
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

11
- Giai đoạn l: Sự hấp thụ các phân tử khí oxy bởi dung dịch xyanua
- Giai đoạn 2: Sự dịch chuyển ion xyanua và phân tử oxy đến tiếp cận bề
mặt hạt vàng.
- Giai đoạn 3 : Phản ứng hóa học trên bề mặt kim loại.
- Giai đoạn 4: Sự dịch chuyển ion phức vàng trong quá trình hòa tan vàng

từ bề mặt kim loại vào dung dịch.
Về mặt lý thuyết giai đoạn chậm nhất sẽ
quyết định tốt độ phản ứng.
Theo một số tác giả giai đoạn 2 và 3 quyết định tốc độ phản ứng.
* Các phương pháp tiến hành hòa tan vàng.
Cho tới nay trong công nghệ hòa tan vàng bằng dung dịch xyanua chỉ có
thể thực hiện theo 3 phương pháp : phương pháp đổ đống, phương pháp bể
thấm, phương pháp bể khuấy.
- Phương pháp đổ đống ( heap leaching):
Phương pháp này thường áp dụng cho loại quặng nghèo và có khối l
ượng
lớn. Đầu tư chi phí cho phương pháp này thấp, có thề xử lý với khối lượng

quặng lớn. Nhưng nhược điểm của nó là thời gian hoạt động một chu kỳ khá dài
thường 30 - 150 ngày, khó phân bổ hóa chất, khó điều chỉnh quá trình và phụ
thuộc nhiều vào thời tiết (nắng, mưa, đóng băng).
- Phương pháp bể thấm (Vat leaching):
Phương pháp bể thấm hoạt động trên nguyên tắc dung d
ịch xyanua chảy
qua quặng từ trên xuống dưới. Để đảm bảo tốc độ chảy 12 lít.m
2
/ h cỡ hạt của
quặng không được quá mịn và lớp quặng không được chứa nhiều bùn sét. Nói
chung kích thước hạt quặng 0,1 - O,8mm. Ưu điểm của phương pháp này là chi
phí thiết bị thấp, thao tác vận hành đơn giản, thủ công. Nhược điểm của phương

pháp này là một chu kỳ làm việc khá lâu thường từ 7 - 15 ngày không sử dụng
được loại quặng mịn chứa nhiều bùn sét, theo dõi và điều chỉnh lượng s
ố kỹ
thuật khó khăn.
- Phương pháp bể khuấy (Agitation leaching)
Quặng nghiền mịn thường 80 - 90% cỡ hạt O,074mm, với một số quặng
pyrit, telurit cỡ mịn của hạt có thể tới O,040mm. Tỷ lệ rắn : lỏng trong dung
dịch thường từ 1/2 - l/6. Dung dịch chứa quặng được khuấy đảo liên tục trong
thời gian hoà tan thông thường không quá 72h. Khuấy cơ học thường dùng bể
khuấy nhỏ
, khuấy bằng áp suất nén của không khí dùng cho các bể khuấy hình
trụ có đáy cong lõm (bể pachuca) hoặc kết hợp cả hai (máy khuấy Dorr).Ưu

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

12
điểm của phương pháp này là không cần phân loại quặng theo cỡ hạt mà nghiền
mịn tất (all slimming), thời gian hòa tan ngắn, dễ điều khiển các thông số quá
trình.
Với phương pháp này giá thành thiết bị cao như phải dùng máy nghiền
mịn, máy lọc cỡ lớn.
Với những nước công nghiệp phát triển phương pháp bể khuấy được coi là
phương pháp chủ đạo trong công nghệ thủy luyện vàng.

*Quá trình kết tủ
a:
Sau khi kết thúc quá trình hòa tan, tiến hành lọc rửa được dung tích phức vàng
(Au(CN)
2
-
) Để thu hồi vàng có thể liến hành theo nhiều cách khác nhau như kết
tủa với kẽm, hấp thụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion hay diện phân. Cho tới nay
trong sản xuất thường áp dụng kết tủa bằng kẽm và hấp phụ bằng than hoạt tính
sau đó giải hấp và điện phân.
Kết tủa vàng bằng kẽm:
Dùng kẽm kim loại để kết tủa vàng trong dung địch xyanua là một quá

trình điện hóa x
ảy ra theo phản ứng:
2Au(CN)
2
-
+ 2e = 2 Au + 4CN
-
Zn + 4CN
-
= Zn (CN)
4
-

+ 2e
Phản ứng tổng thể:
2Au(CN)
2
+ Zn = 2Au + Zn(CN)
4
-2
K
cb
của phản ứng này là K
cb
= 1.10

23

Như vậy theo quan điểm nhiệt động hóa học vàng có thể kết tủa hoàn toàn
bằng kẽm.
Để quá trình kết tủa có hiệu quả tốt cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng :
Nồng độ xyanua tự do, nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ, nồng độ kiềm, chất phụ
gia, nồng độ vàng trong dung dịch.
- Ảnh hưởng của nồng độ xyanua : Một trong những yếu tố có ả
nh hưởng
lớn đến quá trình kết tủa vàng là nồng độ xyanua tự do trong dung dịch. Theo
các tài liệu công bố nồng độ xyanua tự do trong dung dịch không thấp hơn
0,05%. Nếu thấp hơn 0,05% thì quá trình kết tủa sẽ ngừng. Nồng độ xyanua

cũng ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kẽm do tạo thành kẽm hydroxyt hay
kẽm zincat.
- Ảnh hưởng của nồng độ kiềm : Theo các tài liệu khi kết tủa vàng nồng độ
kiề
m 0,012 - 0,02% (tính cho CaO) là thích hợp.
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

13
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Các công trình nghiên cứu cho thấy tốc độ kết
tủa của vàng bởi kẽm nhiệt độ ảnh hưởng lớn. Hiệu suất phản ứng sẽ thấp khi

nhiệt độ dưới 20
0
C. Khi nhiệt độ tăng quá 50
0
C quá trình kết tủa cũng không
được thuận lợi do tăng ăn mòn kẽm và sinh khí hydro.
- Ảnh hưởng của oxy hòa tan: Sự có mặt của oxy hòa tan không thuận lợi
cho kết tủa vàng : oxy gây kìm hãm sự kết tủa vàng là do thụ động hóa bề mặt
kẽm đặc biệt khi nồng độ xyanua thấp.
- Ảnh hưởng của nồng độ vàng trong dung địch : Về nguyên tắc động học
quá trình nồng độ vàng trong dung dịch không ảnh hưởng đế
n tốc độ kết tủa.

Tuy nhiên khi vàng đã kết tủa trên mặt kẽm sẽ che chắn quá trình kết tủa tiếp
theo. Vì vậy khi nồng độ vàng cao tốc độ kết tủa bị chậm lại.
- Ảnh hưởng của chất phụ gia : sử dụng muối chì (nitrat hay axetat chì) ở
mức độ hợp lý sẽ có tác dụng tốt lên quá trình kết tủa. Nồng độ muối chì hợp lý
trong đung dịch là 3 - 10 ppm.
Ngoài nh
ững yếu tố đã nêu ở trên cần chú ý thêm là trong quá trình kết tủa
có sinh ra khí hydro mà vàng có thể tan lại khi tiếp xúc với dung dịch. Vì vậy
khi sử dụng kẽm hạt,kẽm phoi cần phải để cho dung dịch vàng chảy ngược chiều
và nên thu góp sản phẩm theo nhiều giai đoạn.
*Tinh chế vàng
Thu hồi vàng từ dung dịch xyanua bằng kẽm tuỳ thuộc vào bản chất quặng,

thời gian và phương pháp kết tủa, hàm lượng vàng trong khố
i tủa chiếm từ 20 -
70%. Ngoài ra còn chứa Zn, ZnO, các kim loại Ag, Cu, Pb, Sn, As, Fe và các
cặn cơ học khác.
Để làm sạch vàng người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nung chảy.
- Phương pháp hòa tan hóa học
- Phương pháp điện phân.
+ Phương pháp nung chảy : Từ cổ xa người ta đã áp dụng phương pháp
nung chảy để tinh chế vàng bằng cách nung chảy vàng với hỗn hợp muối ăn, sắt
sunfat, cát, S, pyrit. Trong quá trình nung chảy như vậy bạc và các kim lo
ại khác

sẽ bị clo hóa hay sunfua hóa. Các muối tạo thành sẽ bay hơi hoặc đi vào chất
độn hoặc tách ra bề mặt của vàng. Lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ nhận được
vàng có độ tinh khiết cao. Phương pháp này.còn được áp dụng cho mãi tới tận
đầu thế kỷ XIX. Loại vàng cốm có lẫn nhiêu bạc có thể nung với muối NaHSO
4

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

14
và rửa bằng nước, bạc tan dưới dạng AgSO

4
. Trong một vài trường hợp vàng
chứa ít tạp chất có thể nung với muối KNO
3
, NaNO
3
MnO
2
, Na
2
CO
3

, Na
2
B
4
O
7
,
NaCl thu được vàng có độ tinh khiết 99,9%.
+ Phương pháp hòa tan bằng hóa học: Sau khi thu được hỗn hợp chứa vàng
khi quá trình xi măng hóa kết thúc ta tiến hành lọc, rửa. Sau đó chế hóa với
H
2

SO
4
hoặc HCl. Đun đến lúc hết phản ứng, tiến hành lọc, gạn, rửa bằng nước.
Ta thu được bột vàng kết tủa. Tiến hành sấy, nung ở 1100
0
C thu được vàng 98 -
99%. Để thu được vàng có độ tinh khiết cao cần tiến hành hòa tan bằng dung
dịch cường thủy. Đun sôi cho đến lúc vàng tan hoàn toàn. Tiếp tục cô cạn với
nhiệt độ và tốc độ bay hơi vừa phải để đuổi hết HNO
3
dư. Trong khi bay hơi cần
cho thêm HCl và NaCl để thúc đẩy quá trình. Để nguội, pha loãng dung dịch

bàng HCl loãng, bạc sẽ kết tủa ở dạng AgCl. Nếu dung dịch chứa nhiều Pb thì
cho thêm axit H
2
SO
4
để kết tủa chì ở dạng PbSO
4
. Lọc để tách kết tủa. Sau đó
kết tủa vàng với các tác nhân : Na
2
SO
4

, FeSO
4
, NaNO
2
hoặc hydroxylamin. Độ
tinh khiết của vàng có thể được 99,9%.
+ Phương pháp điện phân : Phương pháp điện phân là phương pháp rất có
hiệu quả để tách Au ra khỏi Ag hay các kim loại khác.
Tách bạc ra khỏi vàng theo phương pháp Mobins được tiến hành như sau:
Sử dụng bạc có chứa vàng làm anot còn catot là bằng bạc tinh khiết. Dung dịch
điện phân là bạc nitrat loãng. Trong quá trình điện phân, nếu mật độ dòng thích
hợp, bạc sẽ kết tủa trên catot, trong khi vàng ở

dạng bột mịn nằm ở anot. Bạc
nhận được hoàn toàn tinh khiết không chứa vàng. Vàng từ anot có thể làm sạch
tiếp tục bằng các xử lý hòa tan một phần nhỏ bạc trong đó với axit HNO
3
, Độ
tinh khiết của vàng có thể đạt 99,9%.
Tách Pt ra khỏi vàng thực hiện theo phương pháp Wollwil. Theo phương
pháp này nguyên liệu cần tinh chế (Au lẫn Pt) làm anot, vàng tinh khiết làm
catot, dung dịch điện phân là AuCl
4
-
, mọi dung dịch khác đều không thích hợp.

Phương pháp này cho phép tách vàng ra khỏi các kim loại khác. Độ tinh khiết
của vàng có thể đạt 99,99%.





Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

15

I.4. Khái quát quá trình, đặc điểm địa chất khoáng sản của mỏ Vàng gốc
Apey A huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị
I.4.1. Vị trí địa lý
Khu vực mỏ vàng gốc Apey A có diện tích được thăm dò 0,58 km
2
thuộc
xã A Bung huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị, được giới hạn bởi các điểm có tọa độ
hệ UTM:

Điểm X(m) Y(M)
A 1813202 718867
B 1812880 719317

C 1813182 719621
D 1813840 720062
E 1812254 719628
F 1812686 719053
G 1813047 718779

thuộc tờ bản đồ địa hình 1:50.000 hệ VN 2000 có danh pháp E48 - 131.C(6441
IV).
I.4.2. Đặc điểm địa chất
Địa tầng: tham gia cấu trúc vùng mỏ gồm các trầm tích lục nguyên xen
lớp mỏng phun trào bazơ bị biến chất tướng đá phiến lục thuộc hệ tầng Núi Vú
(NP - ε

1
nv). Các đá có phương cấu trúc Tây Bắc - Đông Nam, và bị các đá
magma thuộc phức hệ Núi Ngọc (Gb, Gb Di/nP - ε
1
nn), phức hệ Quế Sơn (G/P
2

- T1 qs) xuyên cắt. Một số nơi đá bị phá hủy bởi hệ thống đứt gãy phương TB -
DN tạo đới cà nát dập vỡ, trong đó phát triển các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch
thạch anh hóa, sunfua hóa thuận lợi cho quá trình tạo khoáng vàng.
I.4.3. Đặc điểm khoáng sàng
Khoáng hóa vàng phân bố chủ yếu trong đới dập vỡ kiến tạo, đới đá biến

đổi nhiệt dịch phát triển dọc theo hệ
thống đứt gẫy phá hủy TB - ĐN trong đá
biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng dưới tập 2, hoạt động tạo khoáng trong
mỏ có liên quan đến hoạt động xâm nhập phức hệ Quế Sơn và các pha nhiệt dịch
đi kèm
Các thân quặng vàng công nghiệp trong đới khoáng hóa là tập hợp các vi
mạch, mạch thạch anh sunfua chứa vàng kích thước từ vài mm đến 20cm, các
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

16

biệt có mạch dày 50 - 70 cm, phát triển tập trung thành đới rộng hàng mét đến
hàng chục mét, dài từ 300 m đến 1000 m. Thành phần khoáng vật tạo quặng bao
gồm pyrit, pyrotin, magnhetit, chancopyrit, asenopyrit và vàng. Tổng khoáng
hóa sunfua từ 1 - 10%, trung bình 4 - 5%, vàng hạt nhỏ, đa phần kích thước <
0,01mm, độ tinh khiết 88,4 - 93%. Hàm lượng vàng từ 0,3 - 56 g/t. Các thân
quặng có chiều dày và hàm lượng vàng biến thiên mạnh theo phương và hướng
cắm.
Hiện nay Công ty cổ phần phát triển khoáng sản 4 đã hoàn thành công tác
thăm dò với trữ lượng cấp 122 : 300 kg và cấ
p tài nguyên 333 : 800 kg. Mỏ vàng
có điều kiện giao thông, hạ tầng cơ sở khá thuận lợi, điều kiện ĐCTV - ĐCCT ít
phức tạp, cần được đầu tư thăm dò và khai thác.

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

17
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu xác lập quy trình công nghệ thu hồi vàng thuộc thành hệ
Vàng sunfua và Vàng - thạch anh ở mỏ Apey, Dakrong, Quảng Trị.


II.2. Mẫu nghiên cứu
II.2.1. Mẫu nghiên cứu công nghệ
Mẫu nghiên cứu công nghệ do công ty cổ phần phát triển khoáng sản 4
lập phương án và lấy mẫu trong quá trình triển khai đề án thăm dò quặng vàng
gốc mỏ vàng Apey, Dakrong, Quảng trị. Mẫu được lấ
y ở hai thân quặng chính II
và VI gồm 3 đơn mẫu APCN 1/1, APCN 1/2 và APCN 1/3, đảm bảo được chất
lượng và khối lượng cần thiết.
II.2.2. Gia công mẫu
Các đơn mẫu được gia công theo sơ đồ hình 1 để lẫy mẫu phân tích kiểm
tra lại hàm lượng vàng có trong mẫu thực. Kết quả phân tích hóa các đơn mẫu
được ghi trong bảng 1.


Bảng 1: Kết quả phân tích kiểm tra các đơn mẫu.
STT Ký hiệu mẫu Hàm lượng vàng (g/t)
1 APCN 1/1 2,08
2 APCN 1/2 3,82
3 APCN 1/3 5,89
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

18
Sơ đồ gia công mẫu quặng vàng xâm nhiễm mịn Apeya


































Mẫu đất đá, quặng
Làm khô
Đập hàm
Sàng 5 mm
Đập hàm

Sàng 1 mm
Lưu
Nghiền
Rây kiểm tra
0.074 mm
Lưu
P. tích, K. tra
+
+
Ghi chú
: - Trộn mẫu


- - Giản lược mẫu
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

19

Mẫu nghiên cứu được gộp từ các đơn mẫu. Kết quả gộp mẫu được ghi
trong bảng 2. Từ mẫu nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu để phân tích thành phần
độ hạt, phân tích hoá, khoáng vật, đồng thời giản lược để lấy các mẫu thí
nghiệm. Khối lượng mẫu tối thiểu trong các quá trình phân chia, giản lược được
tính theo công thức: Q

min
= (0,1 ÷ 0,3)d
2
(mm), [kg].
Mẫu công nghệ có hàm lượng vàng trung bình là 4,6 g/t.
Bảng 2. Kết quả gộp mẫu công nghệ
STT Ký hiệu mẫu Khối lượng (kg)
1 APCN 1/1 204
2 APCN 1/2 1080
3 APCN 1/3 1008
Mẫu công nghệ 2292













Mẫu công nghệ (-10 mm)

Mẫu pt
thành phần
đ

h
ạt

Trộn đều, giản lược
Hình 2: Sơ đồ gia công mẫu nghiên cứu thí nghiệm
Mẫu phân
tích khoáng
Mẫu phân

tích hoá
Mẫu thí
nghiệm
Đập – 5 mm
Đập – 2 mm
Trộn đều, giản lược
Trộn đều, giản lược
Mẫu lưu
Mẫu lưu
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV


20

II.3. Nghiên cứu thành phần vật chất mẫu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Đã tiến hành phân tích trọng sa, các phân tích khoáng tướng, thạch học và
phân tích rơnghen để xác định thành phần khoáng vật mẫu nghiên cứu. Các mẫu
thạch học và khoáng tướng được phân tích dưới kính hiển vi phân cực
AXIOLAB tại Phòng phân tích khoáng thạch học - Viện địa chất và khoáng sản.
Ngoài ra còn tiến hành các phân tích thành phần độ hạt, phân tích hóa đa nguyên
tố để xác định thành phần hóa học, thành phần
độ hạt và phân bố các khoáng vật

trong các cấp hạt.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu
II.3.2.3. Kết quả phân tích khoáng vật
Các kết quả phân tích cho thấy quặng có cấu tạo dạng khối rắn chắc, ổ,
kiến trúc dạng hạt, tấm biến tinh, vảy biến tinh. Đá vây quanh có cấu tạo khối,
cấu tạo định hướng, kiến trúc dạng hạt tự hình, tha hình. Đá vây quanh bị biến
đổi nhiệt d
ịch epidot hóa, thạch anh hóa, serixit hóa và sunfua hóa.
Các khoáng vật phi quặng chiếm tỉ lệ chủ yếu trong mẫu bao gồm thạch
anh, biotit, serixit. Khoáng vật quặng chủ yếu là các khoáng sunfua xâm tán
trong thạch anh, trong đá biến đổi gồm pyrit, pyrotin, manhetit, chancopyrit, ít
hạt arsenopyrit, ilmenit lượng sunfua trung bình khoảng 2 - 4%. Vàng tồn tại

chủ yếu ở hai dạng tự sinh và xâm nhiễm mịn trong các sunfua.
Thành phần khoáng vật theo cấp hạt được trình bày ở bảng 3
Bảng 3 Thành phần khoáng vật chính trong các cấp hạt
Thành phầ
n khoáng vật (%)
Cấp hạt
(mm)
Thu
hoạch
(%)
Thạch
anh

KV
Sắt
Fenspat,
Caolinit
Pyrosen,
Amfibon
Mica Hydromica
- 2,0 + 1,0
27,39 50
16 1 2 15 13
- 1,0 + 0,5
19,28 51

18 3 2 8 15
- 0,5 + 0,25 9,20 46 10 1 ít 15 25
- 0,25 + 0,1
15,78 23
6 2 1 18 46
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

21
- 0,1 + 0, 074
4,25 30

8 ít 5 13 40


Bảng 4. Thành phần khoáng vật quặng và thứ tự thành tạo của chúng
STT Khoáng vật Thứ tự thành tạo
1 Phi quặng _____
2 Ilmenit _____
3 Pyrit ____
4 Pyrotin _____
5 Vàng _____
6 Limonit _____



Bảng 4 chỉ ra thành phần khoáng vật quặng, thứ tự thành tạo theo kết quả
phân tích các mẫu khoáng tướng được chọn. Bảng 3 và bảng 4 đã khẳng định
tính khá đơn giản về thành phần khoáng vật quặng của khu mỏ. Kiểu quặng ở
đây là vàng - thạch anh - sunfua.

Mô tả một số khoáng vật chủ yếu:
- Vàng tự sinh: trong mẫu khoáng tướng gắn kết gặp 2 hạt nhỏ, kích th
ước
(0,02x0,03mm), (0,01x0,02mm). Các hạt vàng có dạng hạt nửa tự hình, tha hình.
Một hạt nằm độc lập, một hạt bị limonit bao quanh một phần. Dưới kính khoáng
tướng, vàng có màu vàng đậm. Có thể còn có các hạt vàng khác chưa được lộ rõ

trong mẫu mài láng (hình 3).

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

22















Hình 3: Vàng - 75X

- Pyrit: có dạng hạt tự hình, ít hạt méo mó tha hình, kích thước 0,1 -

0,5mm. Một vài đám dạng keo, đới keo phân bố rải rác trong phi quặng. Pyrit
thường bị ôxy hóa mạnh tạo nên các riềm limonit bao quanh thể nhỏ pyrit còn
sót lại (hình 4).
















Hình 4: Pyrit - 10X
Báo cáo tổng kết đề tài

Tổng công ty khoáng sản - TKV

23

- Pyrotin và chancopyrit: có rất ít, chúng có dạng hạt nhỏ tha hình, nằm
xen lẫn trong pyrit hoặc nằm riêng rẽ, kích thước hạt nhỏ 0,1 - 0,3mm.

















Hình 5: Pyrotin - 10X

















Hình 6: Limonit chứa vàng - 50X


×