Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tình hình hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.43 KB, 30 trang )

Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Lời mở đầu
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với
chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản xuất khẩu
phát triển. Kinh nghiệm của các nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản xuất
khẩu phát triển . Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình,
Việt Nam đã chọn xuất khẩu thủy sản là một trong những nghành mũi nhọn trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó , cá ngừ được coi là một trong những
thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Trải qua nhiều năm, ngư dân ra với những kinh nghiệm lâu đời chất lượng
cá ngày càng được cải thiện . . . cá ngừ Việt Nam đã có một chỗ đứng vững chắc
trên thị trường thế giới. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất
khẩu cá ngừ của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách
nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên , xuất khẩu cá
ngừ cũng gặp phải thách thức, khó khăn thể hiện trên các mặt như: sản phẩm từ cá
ngừ cảu Việt Nam còn thiếu tính đa dạng , nguồn cá còn hạn chế , trình độ quản lý
yếu kém. . . Ngoài những khó khăn trong nhước, ngành cá ngừ Việt Nam còn phải
đối mặt với một thách thức cá lớn là có them nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Với những hạn chế như vật thì nâng cao năng lực cạnh tranh và
hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu cá ngừ là tất yếu khách quan và cũng là yêu
cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới
và khu vực
Vì vậy em đã chọn nội dung “Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
“. Mục đích của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã
học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế xã hội. Phân tích,
đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu cá ngừ trên thị trường thế
giới trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những
tổn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng
cường sức cạnh tranh của cá ngừ xuất khẩu trong thời gian tới. Ngoài lời mở đầu ,
kết luận và phụ lục, nội dung tìm hiểu được chia ra làm 3 chương chính :


Chương 1 : Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu cá ngừ của
nước ta
Chương 2 : Thực trạng về tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
Chương 3 : Đánh giá chung và giải pháp về xuất khẩu cá ngừ của Việt
Nam
Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức do đó nhiều mặt phần nội dung tìm hiểu
của em còn chưa đề cập hết được những vấn đề về tình hình xuất khẩu cá ngừ. Vì
vậy em rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô.
1
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Chương 1 : Những vấn đề chung về hoạt động xuất
khẩu cá ngừ của nước ta
I. Giới thiệu chung về cá ngừ và ngành khai thác cá ngừ ở nước ta
1. Giới thiệu khái quát về cá ngừ
Cá ngừ đại dương hay còn gọi là cá ngừ California, cá bò gù , là loại cá lớn
họ cá bạc má, sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra. Loài cá này có hai
vây lưng, , mỗi vây này có thể suy giảm thnahf các đường khía trên lưng và một
loạt các vây nhỏ giữa vây lưng sau và hậu môn với đuôi. Phần gốc đuôi mảnh rẻ và
vây đuôi bị phân chua mạnh. Kích thước của các loài dao động lớn, khoảng tới
458cm được ghi nhận ở cá ngừ vây xanh phương bắc. Cá ngừ nói chung là loài cá
ăn thịt cảu đại dương, và chúng cá khả năng về tốc độ di chuyển đánh kể. Các loài
cá ngừ có khả năng thụ nhiệt ( động vật máu nóng )
Theo kết quả của Viện nghiên cứu hải sản , đã phát hiện được 9 loài cá ngừ
phân bố ở các vùng biển Việt Nam bao gồm :
• Nhóm cá ngừ lớn phân bố ở vùng biển xa bờ - cá ngừ đại dương : cá
ngừ mắt to, cá ngtuwf vây vàng, cá ngừ vây ngực dài, cá ngừ vằn
• Nhóm cá ngừ nhỏ phân bố ở gần bờ hơn : cá ngừ bò, cá ngừ phương
đông, cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm.
2. Giới thiệu chung về khai thác cá ngừ ở nước ta
Khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào nước ta năm 1994, đây là nghề hình

thành muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng tầu thuyền
và trình độ công nghệ. Trong thời gian qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương, nhất
là nghề câu ( câu vàng , câu tay ), liên tục phát triển đã mở ra hương đi đầy triển
vọng cho hoạt động khau thác xa bờ; với sự quan tâm của nhà nước, ngư dân khai
thác cá ngừ đã được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ tạo diều điều để ngư
dân an tâm vươn khơi và ổn định khai thác hải sản trên các vùng biển xa, giải
quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng ngàn lao động, góp phần
tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản; bà con ngư dân đã thể hiện được
tinht hần lao động, cần cù , sang tạo, kiên trì, phát triển sản xuất trên các vùng biển
xa, thúc đẩy phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn bó với bảo vệ chủ quyền.
Hiện tại ngành khai thác cá ngừ ở Việt Nam đang khởi sắc nhưng bên cạnh
đó gặp không ít khó khăn, cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước.
2
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
3. Sản lượng và năng suất khai thác cá ngừ
*Sản lượng khai thác cá ngừ
Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to 6 tháng đầu năm 2013 giảm
so với năm 2012; do ảnh hưởng của chi phí cho chuyến biển cao, sản lượng
đánh bắt thấp, đồng thời giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh nên nhiều tàu bị lỗ
vốn. Theo báo cáo của các địa phương: Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 6
tháng đầu năm 2013 của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đạt 12.411 tấn,
trong đó: Bình Định đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng kỳ; Phú Yên đạt 4.115
tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ; Khánh Hòa đạt 2.956 tấn, bằng 132,5 % so với
cùng kỳ.
*Năng suất khai thác cá ngừ
Đối với nghề lưới vây, năng suất bình quân 300 – 500 kg/ mẻ lưới, cá biệt
có tàu khai thác đạt 30 – 40 tấn/mẻ lưới; chuyến biển từ 7 – 10 ngày,sản lượng
khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển.
Đối với nghề lưới rê, năng suất bình quân từ 300 – 500 kg/ mẻ lưới; chuyến
biển từ 15 – 20 ngày, sản lượng khai thác bình quân 5- 10 tấn/chuyến biển.

Đối với nghề câu vàng, năng suất bỉnh quân từ 1 – 3 con/vàng câu; chuyến
biển từ 20 – 25 ngày, có tàu 25 – 30 ngày, sản lượng khai thác bình quân 20 - 40
con/chuyến biển (1.000 – 2.000 kg/chuyến biển).
Đối với nghề câu tay kết hợp với ánh sáng, chuyến biển từ 15 – 20 ngày,
năng suất bình quân từ 3 – 5 con/đêm, sản lượng bình quân đạt từ 3 – 5
tấn/tàu/chuyến; cá biệt có tàu trên 100 con, sản lượng trên 7 tấn/tàu/chuyến. Tuy
nhiên, từ tháng 3/2013 đến nay, năng suất và sản lượng khai thác giảm sút rõ rệt,
đa số khai thác không hiệu quả, hiện nhiều tàu đã nghỉ khai thác hoặc chuyển sang
nghề khác hoặc khai thác kiêm nghề.
4. Năng lực chế biến
*Công nghệ máy móc thiết bị
Các nhà máy chế biến đều đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cấp đông tiếp
xúc (CF), đông gió và hầm đông lạnh, đông rời (IQF) đang được các nhà máy chế
biến cá ngừ sử dụng để cấp đông sản phẩm. Thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF) chủ
yếu cấp đông các sản phẩm cá ngừ block như thăn cá ngừ vằn hấp chín, một số
nhà máy chưa trang bị thiết bị cấp đông rời (IQF) sử dụng thiết bị này để đông các
loại sản phẩm Steaks, Saku, Cube; thiết bị đông gió chủ yếu cấp đông các sản
phẩm cá ngừ nguyên con và bỏ đầu; một số nhà máy có trang bị hầm đông lạnh,
đông rời (IQF) cấp đông sản phẩm Steaks, Saku, Cube. Hiện có nhà máy đã trang
3
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
bị thiết bị cấp đông sâu (- 60°C) cấp đông các sản phẩm có chất lượng cao và có
hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Các nhà máy đều trang bị các thiết bị và dụng cụ chế biến đảm bảo điều kiện
về công nghệ chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm; một số nhà máy đã trang bị
thiết bị cắt, máy dán bao bì hút chân không, thiết bị băng chuyền vận chuyển bán
thành phẩm, xe nâng và vận chuyển thành phẩm.
Đối với các nhà máy chế biến đồ hộp đều trang bị thiết bị hấp và nồi hơi,
thiết bị ghép mí và thiết bị thanh trùng đảm bảo chế biến các sản phẩm đồ hộp
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trưởng EU, Mỹ, Nhật Một số nhà máy đã

tự trang bị thiết bị và sản xuất hộp và bao bì đóng hộp.
Các nhà máy chế biến đều trang bị kho lạnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để
bảo quản sản phẩm và kho mát để bảo quản nguyên liệu để chủ động nguyên liệu
cho chế biến, bảo quản bán sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Chất lượng máy móc trang thiết bị đều được đảm bảo để xản xuất,
thường xuyên được kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng để phục vụ sản xuất; nhiều nhà
máy được trang bị thiết bị mới để nâng cao năng lực và công suất sản xuất của nhà
máy;
*Công tác quản lý chất lượng
Trong lĩnh vực chế biến cá ngừ, hầu hết các nhà máy chế biến đều áp dụng
tiêu chuẩn Việt Nam, các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như GMP,
SSOP, HACCP, ISO; chương trình sản xuất sạch hơn; chương trình tiết kiệm
năng lượng, xử lý nước thải Công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm được coi trọng. Các nhà máy thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và
được kiểm soát bởi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
(NAFIQAD) , đảm bảo đủ điều kiện xuất các sản phẩm cá ngừ vào các thị trường
EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản
Các nhà máy đã thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và
được cấp Code Châu Âu đều thành lập Ban kiểm soát HACCP và trang bị hệ thống
phòng thí nghiệm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là kiểm soát các chỉ tiêu
vi sinh và Histamin.
*Trình độ tay nghề công nhân
Hầu hết công nhân chế biến đều được các nhà máy tổ chức đạo tạo tại chỗ;
trong quá trình sản xuất được các chuyên gia của các khách hàng tập huấn, hướng
dẫn, nên trình độ tay nghề công nhân được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu về
kỹ thuật, thao tác chế biến các sản phẩm theo tiêu chuẩn của khách hàng yêu cầu;
định kỳ các nhà máy tổ chức kiểm tra tay nghề để phân loại trình độ tay nghề để và
bố trí cho phù hợp theo mức độ phức tạp của từng công đoạn trong quy trình sản
xuất.
4

Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
*Sản phẩm cá ngừ chế biến
Đối với sản phẩm cá ngừ được chế biến bởi nhu cầu về chủng loại, quy cách,
chất lượng của các thị trường và khách hàng đặt hàng; nên quy trình, công nghệ
chế biến cá ngừ được thay đổi tùy theo chất lượng sản phẩm, nguồn
nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm chế biến mà khách hàng
yêu cầu. Hiện các dòng sản phẩm cá ngừ gồm:
- Nguyên con, bỏ đầu bỏ nội tạng đông lạnh;
- Thăn cá ngừ (loin) có và không xông CO đông lạnh;
- Cắt lát (steaks) có và không xông CO đông lạnh;
- Cắt miếng (saku, cube) có và không xông CO đông lạnh;
- Thăn cá ngừ hấp.
- Cá ngừ hộp.
*Tiêu chuẩn, định mức
Tiêu chuẩn nguyên liệu và sản phẩm cá ngừ chế biến đều đáp ứng theo các
tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời đáp ứng theo các tiêu chuẩn của khách hàng và
các nước nhập khẩu; các tiêu chuẩn sản phẩm đều phải đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh,
hóa lý , đồng thời kiểm soát nghiêm về chỉ tiêu histamin
Ngoài các loại cá ngừ vây vàng, mắt to tươi đủ tiêu chuẩn xuất theo đường
hàng không, cá ngừ có chất lượng thấp hơn nhưng đủ tiêu chuẩn chế biến làm sản
phẩm sashimi chất lượng thấp, được chế biến đông lạnh để xuất khẩu; cá có chất
lượng thấp chủ yếu chế biến theo các dòng sản phẩm phục vụ cho các nhà hàng,
siêu thị và người tiêu dùng để nấu, nướng. Đối với cá ngừ vằn chủ yếu chế biến
các sản phẩm phục vụ sản xuất đồ hộp.
Hiện các nhà máy chế biến rất quan tâm và kiểm soát đối với định mức sản
phẩm cá ngừ, nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao lợi
nhuận và tăng khả năng cạnh tranh. Định mức sản phẩm tùy thuộc vào chủng loại
cá và sản phẩm chế biến.
5. Vai trò và ý nghĩa cảu sản xuất và xuất khẩu cá ngừu đối với nền kinh tế
quốc dân

Sản xuất và xuất khẩu cá ngừu làm tăng vốn và tăng khoa học công
nghệ góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước :
Công nghệp hóa chuyển từ lao động thủ công sang máy móc, kỹ thuật làm
tăng năng suất lao động, chết lượng sản phẩm tăng lên sẽ chuyển dịch nền kinh tế,
khắc phục tình trạng nghèo, chậm phát triển
Việc sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đòi hỏi phải được trang bị những máy
móc công nghệ hiện đại tiên tiến, tăng nguồn vốn để phục vụ cho nhập khẩu
5
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Sản xuất và xuất khẩu cá ngừ xóa đói giảm nghèo , tạo công ăn viejc
làm cải thiện đời sống người lao động :
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất , tạo việc làm , thu hút lao
động tăng thu nhập, góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu cá ngừ
1. Các nhân tố quốc tế
Đây là nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Co ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ.
Môi trường kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
cầu và khả năng thnah toán của khách hành, do đó có ảnh hưởng đến hoạt độgn
xuất khẩu cá ngừu. Các nhân tố ảnh hưởng rới sự phát triển kinh tế của thị trường
xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội GDP thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát,
tình hình lãi suất.
Môi trường luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các
quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, khối chính trị của
một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị thị trường xuất
khẩu cá ngừ.
Môi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hieewnj ở sức ép từ phía các doanh nghiệp,

các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp , khi cùng tham gia vào một thị trường
xuất khẩu nhất định. Sức ép càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp
muốn thâm nhập, duy trì mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình
2. Các nhân tố quốc gia
Đây là nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát cảu
doanh nghiệp. Các nhân tố bao gồm:
Nguồn lực trong nước
Nước ta có nguồn lực dồi dào , giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để
xuất khẩu cá ngừ. Tuy nhiên trình độ lao động còn hạn chế cần được đào tạo nhiều
hơn nữa
Nhân tố công nghệ
6
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá
ngừ. Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến nhiều mặt cảu quá trình xuất khẩu cũng như
hoạt động xuất khẩu. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp trong nước không ngững đổi
mới công nghệ , nâng cao công nghệ chế biến
Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy họt động xuất khẩu. Cơ sở hạ
tầng gồm : đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải , hệ thống thông tin, hẹ thống ngân
hang. . . có nhả hưởng lớn tới hoạt độgn xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt
động xuất khẩu.
Hệ thống chính trị pháp luật nhà nước
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu
cần nhận biết và tuân theo quy định cuar5 pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói
riêng và kinh doanh nói chung
3. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương đối với cá ngừ
Cơ chế quản lý xuất khẩu cá ngừ :
Là những biện pháp thủ tục mà nhà nước đưa ra nhằm tác động và điều tiết
hoạt động xuất khẩu, nó bao gồm :

• Biện pháp thuế quan
• Biện pháp phi thuế quan
• Tranh thủ, tận dụng ngoại lệ của WTO dành cho nước đnag phát triển
như Việt Nam
Chính sách :
Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế
trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình
thành các trung tâm chế biến thủy sản ở các tỉnh trọng điểm
4. Căn cứ pháp lý
Các văn bản Quy phạm pháp luật
- Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
BCH TW Đảng khóa IV về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản.
7
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về
điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản và Nghị định số
14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định
số 59/NĐ-CP;
- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm
an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2010 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
- Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản”.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;

Công ước, điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia
- Công ước quốc tế về Luật biển 1982;
- Công ước CITES;
- Công ước quốc tế Toremolinos về an toàn tàu cá, 1977;
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển (SOLAS), 1974.
Một số công ước và điều ước quốc tế Việt Nam đang hướng đến:
- Hiệp định đàn cá di cư xa;
- Công ước về bảo tồn và quản lý đàn cá di cư xa trong khu vực Trung Tây
Thái Bình Dương
- Biện pháp các quốc gia có cảng ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp IUU –
Fishing của FAO – 2009.
5. Tác động của việc gia nhập WTO
8
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Việc gia nhập WTO đã có nhiều tác động đến thương mại nói chung, thương
mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cự có thể kể đến như : thương

mại hang thủy sản có sự gia tăng về quy mô sản lượng; chất lượng thủy sản xuất
sang các thị trường , trong đó có thị trường Mỹ ngày càng được cải thiện; số lượng
đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho Việt Nam nhiều sự luwajc họn; lợi nhuận thu
được từ thương mại của ngành thủy sản tăng lên rõ rệt
Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quá trình gia nhập WTO cunxgd dem
lại cho thương mại hang thủy sản Việt Nam nhiều khó khăn như : có nhiều đối thủ
cạnh tranh hơn , có nhiều quy định hơn về chất lượng mặt hang . . . đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam cũng như ngành thủy sản , chính phú phải nỗ lực nhiều
hơn trong quá trình khẳng định chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản
treent hị trường thế giới
Khi tham gia WTO, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn đến cả cấp vĩ
mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà ta thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu
thuận lợi cho Việt Nam được mở rộng. Do Việt nam được hưởng quy chế MFN vô
điều kiện theo đó hang hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ
khác, không còn vướng nhiều rào cản thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa. Từ đó
sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế thong qua việc đẩy mạnh hoạt dfdoojng xuất khẩu,
thu hút đàu tư nước ngoài.
Tự do hóa giá cả thủy sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp.
Bảo hộ giá thủy sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị
trường thủy sản của Việt Nam.
Thủy sản xuất khẩu của nước ta sẽ chịu mức hang rào thuế quan thấp nhất,
nhiều hang rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Người nông dân nươc sta cũng sẽ
được lợi từ việc chuyển đổi các bí quyết công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất. Công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ được du nhập vào nước ta
Gia nhập WTO nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều dơn do nẵm bắt
được nhu cầu của khách hàng trên thế giới. Nông dân sẽ biết được tuo\nwgf lộ
trình cắt giảm thuế xuất khẩu , khi nào mặt hang nào có thuế bằng 0% để định
hướng phát triển theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá cả.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế
biến thủy sản, tù đó nâng cao năng lực cạnh tranh cửa các snar phẩm

Dưới sức ép của luống hàng nhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến
hàng thủy sản buộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
xuất. Cũng như mọi thành phần xã hội khác người nông dân cũng sẽ được tự do
lựa chọn rất nhiều mặt hang phong phú và chất lượng cao trên toàn thế giới.
Việc gia nhập WTO thúc ép việc biến nông thong thành sân sau của sản xuất
công nghiệp và thương mại. Không thể tồn tại mãi những hộ tiểu thủy sản xuất nhỏ
mà phải có những liên minh ba nhà, bốn nhà với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ,
9
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
các nhà khoa học để đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và nông dân nước ta
Chương 2 : Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất
khẩu cá ngừ của Việt Nam
I. Tình hình tiêu thụ nội địa
Đối với cá ngừ vây vàng, mắt to nguyên liệu hầu như không được tiêu thụ
nội địa mà chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Cá ngừ vằn tươi ướp lạnh được các cơ
sở thu mua, đại lý mua bán, kinh doanh tổ chức mạng lưới cung ứng tiêu thụ trên
toàn quốc; mạng lưới này căn cứ mối quan hệ cung cầu, liên kết thông tin cho nhau
về nguồn cung và tiêu thụ để bảo quản, vận chuyển đến các địa phương có
nhu cầu để tiêu thụ. Cá ngừ vằn chủ yếu được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh Miền Trung
và Miền Nam do thị hiếu tiêu dùng của người dân đối với loại cá ngừ này.
Đối với sản phẩm cá ngừ đông lạnh có tỷ lệ tiêu thụ rất nhỏ, do người tiêu
dùng chưa biết cách thức chế biến; các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản
phẩm cá ngừ chế biến đông lạnh chưa tổ chức các hoạt động quảng bá để tiêu thụ
đối với dòng sản phẩm này.
Đối với cá ngừ hộp cũng ít được tiêu thụ và ít được ưa chuộng
II. Tình hình xuất khẩu cá ngừ một số năm gần đây
1. Năm 2012 – Một năm thành công cho xuất khẩu cá ngừ
10
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng

Số liệu của VASEP cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 11/2012, xuất khẩu
cá ngừ của Việt Nam đạt 44,6 triệu USD, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2011,
đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2012 lên 526 triệu USD, tăng 53,1% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2012, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ
lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt hơn 232 triệu USD, tăng 44,1% so
với cùng kỳ năm 2011.
Đứng thứ hai là EU với 101,6 triệu USD, tăng 43,2%. Trong khối EU, Đức,
Italy và Tây Ban Nha đều tăng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, lần
lượt là 67,2%, 68,3% và 109% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất, lên tới
1.225% so với cùng kỳ, theo sau là Mexico tăng 394,4%, Tunisia tăng 172,2%,
Israel tăng 165,9% và Canada tăng 40,3%.
Những tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam liên tục tăng
trưởng với tốc độ hai con số, ngoại trừ tháng 1/2012 giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 2
trở đi, xuất khẩu cá ngừ luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, từ
22,1% (tháng 2/2012) lên đến 53,1% (tháng 11/2012).Giá trị xuất khẩu của cá ngừ
nước ta có thể đạt 600 triệu USD vượt xa so với năm 2011
2. Năm 2013 xuất khẩu cá ngừ đạt 526 triệu USD
11
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
11 tháng đầu năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 489 triệu USD,
giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá ngừ của Việt Nam tháng 11/2013 vẫn
tiếp tục có mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước mặc cho các thị trường
đang bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Và tính đến hết tháng 11 năm 2013,
cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 112 thị trường, tăng thêm 17 thị trường so
với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng
11/2013 chỉ đạt hơn 33 triệu USD, giảm hơn 15% so với tháng trước. Điều này cho
thấy năm 2013 sẽ là một năm không thành công của ngành cá ngừ Việt Nam.
Trong số các mặt hàng XK, cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt Nam

vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm cá ngừ XK của Việt
Nam. Tuy nhiên, do XK cá ngừ tươi/ sống/ đông lạnh ngày càng có xu hướng sụt
giảm trong khi XK cá ngừ chế biến lại có xu hướng tăng lên. Cho nên, năm nay tỷ
trọng giá trị XK cá ngừ chế biến và tỷ trọng giá trị XK cá ngừ tươi sống/đông lạnh
trong tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam gần tương đương nhau. Cụ thể, theo số
liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt
Nam 11 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 256,7 triệu USD, chiếm 49%, giảm hơn 22%
so với cùng kỳ năm trước. Còn XK cá ngừ chế biến của Việt Nam đạt hơn 230
triệu USD, chiếm 44%, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường, Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Israel, Tunisia, Canada và
Mexico tiếp tục là nhóm 8 thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam, chiếm tới
gần 86% tổng giá trị NK cá ngừ của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, phần lớn các
thị trường NK chính cá ngừ của Việt Nam đều có sự sụt giảm so với cùng kỳ, ngay
12
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
cả thị trường EU cũng vậy. Và sự sụt giảm này đã khiến cho thị phần của các thị
trường có sự thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Mỹ mặc dù vẫn tiếp tục là thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt
Nam nhưng càng về cuối năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang đây càng giảm mạnh
so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang đây 11 tháng
đầu năm 2013 đạt hơn 177 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước. XK
cá ngừ tươi/sống/đông lạnh và chế biến sang Mỹ đều giảm so với cùng kỳ năm
trước. XK cá ngừ tươi/sống/ đông lạnh và thăn cá ngừ mã HS03 11 tháng năm
2013 đạt gần 92 triệu USD, giảm hơn 34% so với cùng kỳ năm trước. Còn XK cá
ngừ chế biến đạt gần 86 triệu USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2013, cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường Châu
Âu trong 11 tháng vừa qua, với số lượng thị trường tăng lên 26 nước, tăng thêm 4
thị trường so với cả năm ngoái. Nâng tổng kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam
trong 11 tháng đầu năm sang đây lên hơn 126 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng
kỳ năm ngoái. Tuy nhiên tính riêng trong tháng 11 chỉ đạt có hơn 8,5 triệu USD,

giảm tới gần 18%. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm tại ba thị trường NK lớn
nhất trong khối. Và sự sụt giảm trong tháng 11 cũng đã khiến tốc độ tăng trưởng
giá trị XK của cả khối EU chậm lại.
Bồ Đào Nha, Ba Lan và Séc là 3 thị trường NK cá ngừ đáng chú ý nhất
trong khối EU. Vì cả ba thị trường đều có sự tăng trưởng ấn tượng, lần lượt là hơn
130%, 399% và 248%.
Về cơ cấu mặt hàng XK, 11 tháng đầu năm ,XK thăn cá ngừ của Việt Nam
sang EU giảm tới gần 5%, còn XK cá ngừ tươi sống/ đông lạnh của Việt Nam sang
EU vẫn tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm. Tuy nhiên, do giá trị XK thăn cá ngừ
chiếm tới hơn 92% nên mặc dù có sự tăng trưởng về XK cá ngừ tươi sống đông
lạnh nhưng tổng giá trị XK mặt hàng cá ngừ tươi sống, đông lạnh và thăn cá ngừ
(mã HS03) vẫn sụt giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, XK cá
ngừ chế biến sang EU của Việt Nam đang tăng mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt là cá
ngừ chế biến khác.
Cũng giống Mỹ, XK cá ngừ sang thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam – Nhật
Bản cũng có sụt giảm liên tục. 11 tháng đầu năm 2013 XK cá ngừ của Việt Nam
sang đây chỉ đạt hơn 40 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sa sút
của nền kinh tế Nhật Bản, sự giảm giá của đồng yên trong năm nay cộng với việc
nước này thắt chặt các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đã khiến các nhà cung
cấp cá ngừ XK sang đây gặp khó khăn.
Hiện tại, Nhật Bản cũng là một thị trường tiêu thụ quan trọng đối với cá ngừ
chế biến của Việt Nam. Trong khi XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và thăn cá ngừ
(mã HS03) của Việt Nam sang Nhật Bản giảm hơn 23% thì mặt hàng cá ngừ chế
biến của Việt Nam lại đang có sự tăng trưởng tới gần 8% so với cùng kỳ năm
ngoái.
13
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
ASEAN - khối thị trường NK lớn thứ 4 đã có sự tăng trưởng ổn định trong
nửa đầu năm nay, nhưng sau đó lại tăng chậm lại và từ tháng 9 bắt đầu giảm so với
cùng kỳ năm ngoái. 11 tháng đầu năm, XK cá ngừ sang ASEAN giảm tới gần 10%,

đạt hơn 32 triệu USD.
Trong các mặt hàng cá ngừ XK sang khối thị trường này chỉ duy nhất có mặt
hàng cá ngừ chế biến khác có sự tăng trưởng (tăng 12%) còn lại đều giảm. Trong
đó, cá ngừ đóng hộp giảm mạnh nhất, giảm hơn 52%, tiếp đến là cá ngừ tươi, sống
và đông lạnh giảm hơn 19% và thăn cá ngừ giảm hơn 10%. Đây cũng là nguyên
nhân khiến cho thị trường này càng ngày càng sụt giảm về cuối năm.
Với tình hình này, dự báo XK cá ngừ của Việt Nam trong năm khó có thể
cán mốc như năm 2012, và chỉ có thể đạt khoảng 526 triệu USD.
3. Xuất khẩu cá ngừ năm 2014 có thể đạt 550 triệu USD
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong
năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với
năm 2012.
Năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, thêm vào đó chi phí
cho chuyến biển cao do xăng dầu tăng giá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở các
vùng biển xa của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng cá sau thu hoạch lại không đủ phẩm cấp để XK dưới dạng hàng
có giá trị cao nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu bị lỗ vốn.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm 2013 giảm, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm
15% so với năm 2012.
Theo thống kê của Vasep, năm 2013, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ chế
biến vẫn tăng khả quan thì XK các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao lại giảm.
Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Israel, Tunisia, Canada và Mexico tiếp tục là
nhóm 8 thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam, chiếm tới gần 86% tổng giá trị
NK cá ngừ của Việt Nam.
Trong bức tranh chung XK cá ngừ, mặc dù quá nửa số thị trường XK chính
của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dương, nhưng do 3 thị trường Mỹ, Nhật Bản
và ASEAN sụt giảm nhập khẩu nên khiến tổng giá trị XK cũng giảm.
Thị phần của các thị trường thay đổi so với năm 2012: Mỹ đã giảm tới hơn
7%; Nhật Bản giảm 1,5%, trong khi tỷ trọng giá trị XK sang EU tăng 4%. XK cá
ngừ của Việt Nam sang EU vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, quý IV/2013, khi các thị
trường EU bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm, XK sang 3 thị trường nhập
khẩu chính trong khối là Đức, Italy và Tây Ban Nha lại có sự sụt giảm so với cùng
kỳ. Điều này cho thấy vị trí của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang có dấu hiệu bị
lung lay.
14
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Năm 2013, do những khó khăn về nguyên liệu đã khiến các DN phải
chuyển đổi cơ cấu XK các sản phẩm cá ngừ sang EU. Tổng giá trị XK cá ngừ sang
khối này đạt 67,9 triệu USD, giảm 7,4%, trong khi các sản phẩm chế biến lại tăng
hơn 81%, đạt hơn 73 triệu USD.
Nhìn chung năm 2013, XK cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn:
Lượng cá ngừ tồn kho tại các thị trường lớn tăng; yêu cầu vệ sinh tại các thị trường
ngày càng khắt khe hơn; nguồn nguyên liệu trong nước để XK dưới dạng các sản
phẩm có giá trị cao thiếu, khiến DN phải NK nguyên liệu từ bên ngoài nhưng
thuế NK lại tăng, thủ tục NK vẫn còn rất phức tạp
Vasep cũng đưa ra dự báo, năm 2014, nguồn nguyên liệu cá ngừ phục vụ
cho XK vẫn thiếu. Cả năm 2014, tổng kim ngạch XK cá ngừ dự báo đạt 550 triệu
USD tăng khoảng 4% so với năm 2013.
III. Một số thị trường nhập khẩu cá ngừ tiêu biểu
Phụ lục 1 : Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trên các thị trường từ 2008 đến nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá ngừ
15
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiều thị trường, nâng tổng số thị trường
nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm.
Trong 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, Mỹ vẫn là thị
trường chính, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.
Thị trường nhập khẩu cá ngừ quan trọng thứ hai sau Mỹ là EU. Cho đến nay,
Việt Nam đã xuất khẩu cá ngừ sang 21 nước thuộc khối EU, trong đó Đức, Italy và

Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Nếu những tháng trước đây, Đức là thị
trường lớn nhất trong khối nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10
vừa qua, Italy lại là thị trường có dấu hiệu vượt lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng
ấn tượng. Có thể thấy là cá ngừ Việt Namđã xâm nhập sâu hơn vào thị trường khó
tính này của khối EU.
Theo VASEP, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các
thị trường ngày càng “khởi sắc.” Tuy nhiên, VASEP cũng cho rằng, chỉ trông chờ
vào các nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các địa phương, như việc
thành lập Công ty liên doanh với Nhật Bản trong thu mua, chế biến, xuất khẩu cá
ngừ của tỉnh Phú Yên nhằm xây dựng thương hiệu cho cá ngừ đại dương của địa
phương thì chưa đủ.
Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ra
mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá
ngừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt
Nam trên thị trường quốc tế
1. Mỹ
*Năm 2009
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/7/2009,
Việt Nam đã xuất khẩu(XK) được 26,83 nghìn tấn cá ngừ với tổng trị giá 89,4 triệu
USD, giảm 8,7% về khối lượng(KL) và 14,2% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm
2008.
Tính riêng nửa đầu tháng 7/2009, cả nước XK 2.409 tấn cá ngừ tương đương
6,86 triệu USD, tăng 5,8% về KL nhưng giảm 17,9% về GT so với cùng kỳ năm
2008.
Nếu cuối tháng 4/2009, EU vẫn là thị trường NK lớn và an toàn nhất của cá
ngừ Việt Nam thì cuối tháng 5 - đầu tháng 6/2009, Mỹ đã nhanh chóng thay EU tại
vị trí này. Tính đến 15/7/2009, Mỹ là bạn hàng lớn và ổn định nhất của cá ngừ Việt
Nam với KL 9.324 tấn và GT 33 triệu USD, tăng 17,9% về KL, 19,7% về GT so
với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà kinh tế cho rằng, nửa đầu năm 2009, kinh tế Mỹ đã xuất hiện một số

tín hiệu khởi sắc như: thu nhập của người dân tăng dần, nhiều ngân hàng có lợi
nhuận tốt, lòng tin của người tiêu dùng vững vàng hơn, kết quả kinh doanh của các
16
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
doanh nghiệp Mỹ cũng khả quan… đã tạo cơ hội cho các loại thực phẩm cao cấp
bước chân vào thị trường này.
Tuy nhiên, cho đến nay, nền kinh tế Châu Âu mới bắt đầu có những tín hiệu
tích cực, đặc biệt là Đức. Từ tháng 6/2009, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đã có
dấu hiệu chững lại, XNK và sản xuất công nghiệp đã ổn định trở lại. Do vậy, cho
dù, tính đến nửa đầu tháng 7/2009, Đức tăng NK cá ngừ từ Việt Nam lên 52,6% và
46,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhiều “đại gia” nhập khẩu khác
như: Italia, Hà Lan… vẫn chưa có dấu hiệu tăng nhập khẩu nên trong thời gian
này, EU vẫn giảm 2,9% về KL, 16,3% về GT so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Châu Á, “nhà nhập khẩu” khó tính Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng âm khi
giảm 36,6% về KL, 40,6% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu chặng đường 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang các thị
trường lớn gặp rất nhiều sóng gió thì ngay từ đầu năm 2009, sự tăng trưởng đột
biến liên tục tại thị trường LiBăng đã chứng tỏ bước chuyển hướng tích cực của
các nhà XK cá ngừ Việt Nam. Đến nửa đầu tháng 7/2009, chưa vào top các thị
trường NK lớn nhất của cá ngừ Việt Nam nhưng LiBăng tiếp tục giữ mức tăng
trưởng ấn tượng: 193,1% về KL, 179% về GT so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đến nay, tình hình kinh tế thế
giới vẫn còn nhiều khó khăn. Thương mại thế giới vẫn sụt giảm mạnh, các quốc
gia đang hướng đến tiêu dùng trong nước bằng các chính sách kích cầu nội địa và
dựng lên các hàng rào thương mại. Chính phủ các quốc gia mở rộng chính sách tài
khóa bằng cách sử dụng các gói kích cầu để kích thích kinh tế, khiến cho thâm hụt
ngân sách của hầu hết các nước tăng cao. Do vậy, trong thời gian tới, xuất khẩu cá
ngừ sẽ còn gặp nhiều trở ngại, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hải sản cao cấp này
có thể sẽ giữ ở mức tăng trưởng âm cho đến cuối năm 2009.
*Năm 2011

Năm 2011, Mỹ là bạn hàng lớn nhất và ổn định nhất về nhập khẩu cá ngừ
của Việt Nam (vượt qua cả EU), với giá trị đạt trên 170 triệu USD, tăng 31,8% so
với cùng kỳ năm 2010; trong khi, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt
trên 379,3 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2010. Đồng thời giá cá ngừ xuất
khẩu trong năm 2011 cũng tăng khoảng 30% so với năm trước góp tăng thêm trị
giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Năm 2012, tại các ngư trường trọng điểm nước ta, ngành khai thác đánh bắt
hải sản đã trúng lớn ngay đầu mùa vụ cá ngừ đại dương nên đảm bảo nguồn
nguyên liệu chế biến phục vụ những đơn hàng lớn.
Tuy nhiên, cá ngừ đại dương là đối tượng chịu sự chi phối, điều chỉnh của
Hiệp định về đàn cá di cư quốc tế của Công ước về Luật Biển quốc tế, do đó, việc
đánh bắt sẽ chịu sự điều chỉnh của Ủy ban Nghề cá Trung-Tây Thái Bình Dương
(WCPFC). Hiện nay, tất cả các vùng biển khai thác cá ngừ đã được các tổ chức
17
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
quốc tế quản lý chặt chẽ, trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức
của WCPFC.
Theo các chuyên gia thủy sản, thị trường cá ngừ thế giới năm 2011 ở trong
tình trạng cung không đủ cầu vì sản lượng khai thác cá ngừ giảm do lệnh cấm khai
thác ở một số ngư trường chưa được bãi bỏ và một số nước cắt giảm hạn ngạch
khai thác để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ. Bước sang năm nay, tình hình này sẽ vẫn
tiếp tục được duy trì, do đó giá cá ngừ năm nay trên thị trường thế giới cũng sẽ vẫn
ở mức cao.
Dự báo trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ tiếp tục
tăng và sẽ có thêm một số thị trường nhập khẩu mới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
cần sớm trở thành thành viên đầy đủ của WCPFC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương.
2 Nhật Bản ( số liệu năm 2013 )
Năm 2013, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ
và EU, chiếm 17,14% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này

đạt 1,152 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt
87,336 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản là:
Tôm: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm sau
Mỹ và chiếm 22,8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 sang thị trường này đạt
708,775 triệu USD, tăng 14,7% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch
đạt 54,032 triệu USD, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Mực và bạch tuộc: Năm 2013, đối với mặt hàng này, thị trường Nhật Bản là
thị trường lớn thứ 2 sau Hàn Quốc và chiếm 27,3% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu
năm 2013 đạt 122,179 triệu USD, giảm 15,1% so với năm 2012. Tháng 1 năm
2014, kim ngạch đạt 8,319 triệu USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá ngừ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ, EU
và chiếm 8% thị phần. Kim ngạch năm 2013 đạt 42,030 triệu USD, giảm 22,1% so
với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 3,014 triệu USD, giảm 39,9% so
với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm
chinh: cá ngừ tươi sống (chiếm khoảng 86%) và cá ngừ chế biến (chiếm khoảng
14%). Xuất khẩu cá ngừ tươi sống sang thị trường Nhật đang có xu hướng giảm do
thiếu nguyên liệu đầu vào (năm 2013 giảm trên 25%) thì xuất khẩu cá ngừ chế biến
đang là hướng đi tích cực của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này (năm
2013 mặt hàng này tăng khoảng 11%). Tuy nhiên, theo báo cáo của Vasep, xuất
khẩu cá ngừ chế biến sang thị trường Nhật lại gặp bất lợi về thuế so với các đối thủ
cạnh tranh (thuế suất của cá ngừ chế biến Việt Nam là 9,6% trong khi Thái Lan và
Philippin, hai đối thủ cạnh tranh chính chỉ chịu thuế suất là 0% kể từ năm 2013).
18
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Chả cá và surimi: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 4 và
chiếm 10,2% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 25,424 triệu USD, giảm 36,2%
so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 2,217 triệu USD, tăng 34,2%
so với cùng kỳ năm 2013.
Cua, ghẹ: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ,

EU và chiếm 15,9% thị phần. Năm 2013, kim ngạch đạt 17,561 triệu USD, giảm
18,2% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 0,97 triệu USD, giảm
42,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Xét về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì mặt
hàng tôm là mặt hàng chính, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này. Vì vậy, năm 2013 và đầu năm 2014, mặc dù hầu hết các mặt hàng thủy
sản xuất khẩu sang Nhật Bản giảm mạnh nhưng mặt hàng tôm lại tăng nên tổng
kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Năm
2014, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật tiếp tục thuận lợi do: (i) Ngày 22 tháng 1
năm 2014, Nhật Bản đã nâng giới hạn dư lượng tối đa của ethoxyquin trong tôm
nhập khẩu từ Việt Nam lên 0.2ppm (tăng 20 lần so với mức 0,01ppm trước đó) và
dỡ bỏ quy định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam;
(ii) nguồn cung tôm của Việt Nam vẫn ổn định do kiểm soát được dịch bệnh ngay
từ năm 2013; (iii) một số nước đã khắc phục được dịch bệnh tôm chết sớm nhưng
khả năng phục hồi nguồn cung cũng sẽ mất khoảng 1-2 năm (Thái Lan, Ma-lai-xi-
a, Trung Quốc); (iv) Ấn Độ tuy không gặp dịch bệnh nhưng vụ nuôi chậm hơn Việt
Nam 1,5 - 2 tháng.
3. EU ( số liệu năm 2013 )
Theo Vasep, dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vào
thị trường EU tiếp tục được cải thiện. Theo Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu
cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản và ASEAN tháng 7/2013
giảm mạnh trong khi sang EU vẫn tăng trưởng rất khả quan, 55,5% so với tháng
7/2012.
Xét theo từng nhóm mặt hàng, giá trị xuất khẩu cá ngừ chế biến khác tăng
mạnh nhất, 1.638%; tiếp đến là cá ngừ đóng hộp, 70,6% và cá ngừ tươi/sống/đông
lạnh (trừ thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh), 14,91%. Số lượng thị trường nhập khẩu
cá ngừ của Việt Nam trong khối EU theo từng nhóm mặt hàng cũng tăng.
Trên thị trường EU hiện nay, các nhà xuất khẩu cá ngừ Châu Mỹ La tinh
đang có lợi thế về chi phí, nhất là đối với Ecuador. Tuy thời tiết xấu và dòng chảy
mạnh ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt ở vùng biển Ấn Độ Dương, cộng thêm

tình hình ở phía đông vùng biển Thái Bình Dương không được tốt, nhưng các nhà
sản xuất cá ngừ Ecuador vẫn đáp ứng được nhu cầu đang tăng mạnh với mức giá
thấp hơn so với giá tại Bangkok trong vài tháng trước.
19
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Theo báo cáo của Globefish, từ ngày 10/6/2013, đội tàu cá của các nước EU
bị cấm đánh bắt cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương bằng lưới vây và bẫy. Tuy nhiên,
các nước EU cũng đã sử dụng hết hạn ngạch 7.548 tấn cá ngừ vây xanh Đại Tây
Dương của năm 2013 từ trước đó.
Để tăng thêm nguồn cung, gần đây EU đã ký thỏa thuận mới về hợp tác khai
thác cá ngừ với Kiribati ở phía tây Thái Bình Dương, thay thế thỏa thuận đã hết
hiệu lực từ tháng 9/2012. Theo thỏa thuận mới này, Kiribati sẽ nhận được khoản
tiền 1,71 triệu USD và các tàu đánh cá của các nước EU sẽ được phép đánh bắt
15.000 tấn cá ngừ/năm trong vùng đặc quyền kinh tế của Kiribati. Thỏa thuận này
cũng quy định rằng nếu sản lượng đánh bắt hàng năm vượt hạn ngạch cho phép thì
các nước EU sẽ phải trả thêm 250 EUR/tấn đối với 2.500 tấn đầu tiên vượt hạn
ngạch và nếu hơn mức này sẽ phải trả 300 EUR/tấn. Ngoài ra, EU cũng đã ký thoả
thuận hợp tác khai thác với Gabon, cho phép tàu của các nước EU khai thác 20.000
tấn cá ngừ tại vùng lãnh hải của nước này trong vòng 3 năm.
Cũng theo báo cáo của Globefish, mặc dù trong bối cảnh kinh tế vẫn còn
khó khăn nhưng thị trường cá ngừ đóng hộp của EU đang có những chuyển biến
tích cực. Người tiêu dùng các nước EU có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các
nhãn hiệu có giá rẻ hơn và điều đó đã khiến các thương hiệu cá ngừ riêng biệt phát
triển nhanh chóng tại các thị trường lớn như Tây Ban Nha, Italia và Đức. Để bảo
vệ thị phần trên thị trường, các chiến dịch quảng bá các sản phẩm mới của các
thương hiệu này đang được tích cực triển khai. Tính đến tháng 4/2013, tổng NK cá
ngừ đóng hộp của các nước EU đạt 128.247 tấn, trị giá 7.334 triệu USD.
Tại thị trường Đức, nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong
khối EU. Ba tháng đầu năm nay, tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của
nước này đạt 17.100 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng khối lượng

nhập khẩu cá ngừ đóng hộp Tây Ban Nha đạt 19.800 tấn, tăng 24,52% so với cùng
kỳ năm trước.
Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Anh tăng trưởng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ
năm ngoái trong khi đó lượng nhập vào của Pháp giảm 11%.
Với xu hướng như hiện tại, dự báo thị trường nhập khẩu cá ngừ của EU sẽ
được cải thiện hơn nữa trong 6 tháng cuối năm.
4. Trung Đông – Điểm đến đầy triển vọng
Trung Đông là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới,
là cầu nối để vận chuyển hàng hóa thâm nhập vào các khu vực thị trường lân cận…
nên đây thực sự là một điểm đến mới triển vọng cho thủy sản Việt Nam nói chung,
và mặt hàng cá ngừ nói riêng trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những
năm gần đây, các sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng thâm nhập nhiều hơn
20
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
vào Trung Đông với giá trị xuất khẩu tăng dần. Năm 2009 đạt 192 triệu đô la, năm
2010 đạt 225 triệu đô la Mỹ, năm 2011 đạt 274 triệu đô la. Từ đầu năm 2012 đến
giữa tháng 4/2012, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đã đạt
gần 80 triệu đô la, chiếm 5,1% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn
này.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/4/2012, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt
Nam sang Trung Đông đạt gần 9 triệu đô la, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
10 nước Trung Đông đang chiếm gần 6% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt
Nam, trong đó 3 nước nhập khẩu nhiều nhất là Israel, Sudan và Lebanon.
Đối với Israel, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
khá đa dạng. Mặt hàng đang có sức tăng trưởng là cá tra đông lạnh và cá ngừ….
Tính đến ngày 15/4/2012, cá ngừ Việt Nam đã thu về được 3,5 triệu USD, tăng gần
126% so với cùng kỳ năm ngoái
Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Sudan từ đầu năm
2012 đến nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Chỉ tính riêng trong tháng 1/2012, giá

trị xuất khẩu của cá ngừ Việt Nam sang thị trường này đã lớn hơn giá trị xuất khẩu
cá ngừ sang nước này cả năm 2011. Tính đến giữa tháng 4/2012, giá trị xuất khẩu
cá ngừ Việt Nam sang Sudan đạt gần 1,5 triệu đô la, tăng 655% so với cùng kỳ
năm ngoái.
Tất cả những con số trên cho thấy, đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã
có chỗ đứng và có một bước khởi đầu lạc quan tại thị trường nhập khẩu rộng lớn
này.
Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp khi mạnh
dạn tìm đến với thị trường Trung Đông cũng gặp phải không ít rào cản như giá
xuất khẩu thấp, mức độ rủi ro trong thanh toán cao, bất ổn về an ninh, thiếu thông
tin về thị trường, cạnh tranh gay gắt vì mức thuế nhập khẩu thấp… Đây có lẽ là lý
do khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn ngần ngại khi thâm nhập vào thị trường
này. Tuy nhiên, hy vọng trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt
qua khó khăn, tận dụng tốt lợi thế của thị trường này để nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu
cá ngừ Việt Nam nói riêng, thủy sản nói chung sang thị trường vốn được xem là
triển vọng này.
5. ASEAN
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng
7/2013, NK cá ngừ của các nước ASEAN từ Việt Nam đạt 20,798 triệu USD, tăng
1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cơ cấu mặt hàng cá ngừ xuất khẩu (XK) sang các nước ASEAN, cá
ngừ chế biến khác (thuộc mã HS16, trừ cá ngừ đóng hộp) là sản phẩm có giá trị
21
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
XK lớn nhất, chiếm hơn 51% tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam 7 tháng đầu
năm nay.
Tiếp đến là cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/ khô chiếm hơn 35,7%, cá ngừ thuộc
mã 0304 chiếm 10% và cá ngừ đóng hộp chỉ chiếm 2,8%.
Hiện tại, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam đang có xu
hướng ngày càng tăng, trong khi XK cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/khô chững lại và

XK các sản phẩm còn lại cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy
giá trị XK cá ngừ sang ASEAN của Việt Nam thời gian tới khó có thể trở lại mức
tăng trưởng như hồi đầu năm.
Nhìn vào cơ cấu thị trường XK sẽ nhận thấy, hiện chỉ có 2 thị trường NK
sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam là Thái Lan và Singapore, mặc dù
đây là sản phẩm có giá trị XK lớn nhất nhưng số thị trường NK lại quá ít.
Thái Lan NK nhiều nhất sản phẩm này của Việt Nam, chiếm tới 99% tổng
giá trị XK sản phẩm này của Việt Nam. Nếu tính theo giá trị NK các mặt hàng cá
ngừ của Việt Nam, Thái Lan luôn là thị trường NK chính chiếm tới hơn 74% tổng
giá trị XK các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam, tiếp đến Philippines chiếm 20% và
Singapore chiếm 2,4%.
Theo số liệu thống kê, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Thái Lan hiện
đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có sự gia tăng về giá trị
XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác sang thị trường này nhưng vẫn không đủ
bù đắp lượng sụt giảm về giá trị XK các sản phẩm cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/
khô. Và cũng chính do sự sụt giảm giá trị XK các mặt hàng sang thị trường này đã
khiến cho tốc độ tăng trưởng giá trị XK của Việt Nam sang khối thị trường
ASEAN ngày càng chậm lại.
22
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Tuy xếp sau Thái Lan nhưng tính đến hết tháng 7, XK cá ngừ của Việt Nam
sang Philippines lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đạt 4.706% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó chủ yếu là thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh, đạt 3,7 triệu USD,
chiếm hơn 88% tổng giá trị NK cá ngừ của nước này từ Việt Nam.
Điều này cho thấy, dù là một nước có đội tàu khai thác lớn nhưng nền sản
xuất của Philippines lại không phát triển mạnh như Thái Lan nên một mặt, nước
này tăng cường XK các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao như cá ngừ tươi/sống/đông
lạnh từ nguồn nguyên liệu trong nước, mặt khác, để tận dụng những ưu đãi về thuế
quan được hưởng đối với mặt hàng cá ngừ đóng hộp, Philippines đang tăng cường
NK nguyên liệu cho chế biến sản phẩm này từ các nước để gia tăng XK.

Trong khi đó, là nước xếp thứ 2 trong khối về NK cá ngừ của Việt Nam năm
ngoái, nhưng năm nay Singapore đã tụt xuống vị trí thứ 3. NK cá ngừ của nước
này tính đến hết tháng 7 năm nay giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm ngoái do sự
sụt giảm giá trị XK thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh sang đây.
Điều này cho thấy, các DN Việt Nam thời gian qua đã quá chú trọng XK
thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh sang EU để hưởng ưu đãi thuế quan nên đã bỏ ngỏ
thị trường ASEAN. Dự báo thời gian tới, sau khi không còn được hưởng ưu đãi
của EU đối với sản phẩm thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh, XK dòng sản phẩm này
của Việt Nam sang các nước ASEAN sẽ tăng trở lại.
Tuy nhiên, theo phân tích, hiện nay các nước ASEAN đang trở thành thị
trường mục tiêu trong chiến dịch mở rộng thị trường XK cá ngừ của các nhà sản
xuất cá ngừ trong khu vực. Các thị trường ưu tiên trong khối gồm Indonesia,
Cămpuchia, Lào, Myanmar và cả Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà XK cá ngừ của
Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước
láng giềng.
23
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
Chương 3 : Đánh giá chung và những giải pháp về
xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
I. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cá ngừ
1. Thuận lợi
• Trữ lượng nguồn lợi cá ngừ đại dương trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam còn lớn, nhất là nguồn lợi cá ngừ vằn. Ngoài ra, cơ hội hợp tác
khai thác cá ngừ vằn của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế
giới rất khả quan. Khi nghề khai thác cá ngừ phát triển, Việt Nam có thể đi
khai thác tại các vùng biển quốc tế.
• Năng lực, chất lượng nhà máy chế biến các sản phẩm cá ngừ trong nước rất
cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam rộng khắp trên thế
giới.
• Sự năng động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân và ngư dân trong các lĩnh

vực khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ.
• Tiềm năng và xu thế của thị trường xuất khẩu cá ngừ.
• Sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế.
2. Khó khăn
• Tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay.
• Trình độ công nghệ trong khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ trên tàu thấp.
• Tiềm lực đầu tư thiếu và yếu.
• Tính cộng đồng và khả năng liên kết thấp.
• Khả năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với
• các nước trong khu vực và trên thế giới.


3. Tồn tại
• Nguồn lợi và năng lực sản xuất cá ngừ còn rất nhiều tiềm năng; trong thời
• gian qua, tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ đã đạt được kết
quả nhất định; tuy nhiên vẫn bộc lộ những tồn tại sau:
24
Hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt nam Trương Thị Phượng
• Khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ phát triển một cách tự phát, chưa
được kiểm soát, không bền vững.
• Chưa thực sự quan tâm trong việc xác định cá ngừ là đối tượng chủ lực và
giá trị kinh tế đối với tổ chức sản xuất trong khai thác thủy sản xa bờ, cũng
như phát triển ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ.
• Năng lực trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ chưa tương
xứng với tiềm năng về nguồn lợi; khả năng, năng lực và nguồn lực xã hội;
nhu cầu của thị trường và xu thế kinh tế thế giới.
• Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lũng đoạn thị trường, ép cấp ép giá
trong thu mua, tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm cá ngừ thường xuyên xảy ra.
• Hoạt động hỗ trợ, phục vụ khai thác cá ngừ (vốn đầu tư cơ sở hạ tầng,
nâng cao năng lực khai thác, vốn vay hỗ trợ phục vụ sản xuất; hệ thống hậu

cần, dịch vụ, công tác ứng dụng tiến bộ KH-KT, công tác Khuyến ngư )
còn thiếu, yếu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
• Ý thức cộng đồng còn thấp, nhiều hạn chế.
4. Nguyên nhân
• Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý,
khuyến khích phát triển khai thác, thu mua, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm thủy sản đánh bắt xa bờ còn thiếu, chưa đồng bộ và bất cập.
• Định hướng phát triển khai thác xa bờ thiếu bền vững; Quy hoạch khai thác
thủy sản xa bờ nói chung, khai thác cá ngừ nói riêng chưa được xây dựng,
triển khai. Chưa xác định vai trò và tầm quan trọng của đối tượng thủy sản
chủ lực trong khai thác thủy sản xa bờ, gắn phát triển kinh tế và bảo vệ chủ
quyền, an ninh trên biển; đồng thời chưa thấy hết tiềm năng, giá trị kinh tế,
nhu cầu và xu thế thị trường của đối tượng cá ngừ.
• Chưa tập trung và quan tâm đầu tư đúng mức đối với lĩnh vực khai thác thủy
sản xa bờ nói chung cũng như khai thác cá ngừ nói riêng. Chưa có sự quan
tâm trong việc đầu tư, nâng cao năng lực trong khai thác, thu mua, tiêu thụ
sản phẩm cá ngừ; chưa có biện pháp hữu hiệu đối với tổ chức khai thác
liên kết sản xuất trên biển, mối liên kết giữa khai thác với thu mua
trên bờ và trên biển, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm sau
thu hoạch; năng suất, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây
tổn thất sau thu hoạch, đồng thời thất thoát về giá trị và nguồn lợi.
• Nghề khai thác cá ngừ Việt Nam là một nghề cá nhỏ, phát triển tự phát theo
cơ chế thị trường và chưa bền vững; thiếu định hướng, chiến lược, qui
hoạch; thiếu cơ chế, chính sách, kế hoạch quản lý và phát triển nghề cá ngừ.
25

×