Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới với vấn đề phát triển dịch vụ bảo hiểm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 130 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở chọn đề tài
Tồn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu thế tất yếu của các quan
hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều điều
chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, nhằm tăng cường khả năng hợp tác và
hội nhập quốc tế để phát triển. Ở Việt Nam, cùng với sự đổi mới của nền kinh
tế, ngành bảo hiểm cũng đã thay đổi và phát triển nhanh chóng, từ chỗ chỉ có
một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất 100% vốn Nhà nước là Bảo Việt trước
năm 1996, đến nay ngành bảo hiểm Việt Nam đã có đủ các loại hình doanh
nghiệp và đa dạng về hình thức sở hữu, nguồn vốn, sản phẩm dịch vụ bảo
hiểm ngày càng đa dạng phong phú.
Bảo hiểm thương mại là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, có ảnh
hưởng tích cực đối với việc ổn định và phát triển sản xuất cũng như nâng cao
chất lượng đời sống xã hội. Vai trò này được thể hiện rõ nét qua việc các
doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra đương đầu với các rủi ro – gánh vác hậu quả,
đảm bảo về tài chính để từ đó bồi thường thiệt hại cho những tổ chức và cá
nhân tham gia bảo hiểm khi không may họ gặp rủi ro, sự cố.
Trong thời điểm hiện tại, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) được hơn 1 năm, từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế,
thì vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, là lá chắn tài
chính vững chắc cho sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Thị
trường bảo hiểm Việt Nam hiện có khoảng hơn 30 doanh nghiệp bảo hiểm, tái
bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động trên 4 phân đoạn thị
trường: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới
bảo hiểm, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển. Việc


2


tham gia vào WTO sẽ đặt các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đứng trước
những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Các quy định về hoạt động kinh
doanh và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài sẽ
được nới lỏng, các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngồi khơng cần thành lập
doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng có thể vươn cánh tay của mình vào
khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam theo cam kết WTO, v.v... Trước tình
hình đó, việc đổi mới hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp bảo hiểm,
hiểu và nắm rõ các quy định của WTO đối với việc mở cửa ngành bảo hiểm
để từ đó xây dựng và phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vững mạnh trong
cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế là đòi
hỏi cấp bách cần được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và cần cả sự nỗ lực
của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Xuất phát từ những cơ sở trên, dựa trên kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực bảo hiểm và các nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn đề tài: "Gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới với vấn đề phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt
Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm và các
điều khoản của tổ chức thương mại thế giới liên quan đến lĩnh vực dịch vụ nói
chung trong đó có bảo hiểm.
Hai là, phân tích thực trạng kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, từ đó
phân tích các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
phải đối mặt sau khi gia nhập WTO.
Ba là, trên cơ sở quan điểm cá nhân, đề ra các giải pháp phát triển hoạt
động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện Việt Nam gia nhập
WTO.


3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát
triển ngành bảo hiểm Việt Nam, các cơ hội và thách thức đối với các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm dưới ảnh hưởng của các cam kết gia nhập WTO,
từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại
Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
(từ năm 1993 đến nay và các năm tiếp theo).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê - tập hợp và phân tích mơ tả số
liệu: dùng cơng cụ thống kê tập hợp tài liệu. Đề tài còn vận dụng lý luận vào
thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái qt hóa, tổng hợp để
nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận tổng quan về bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm ở Việt Nam nói riêng, tổng quan về WTO và quy định liên quan
của WTO đối với lĩnh vực dịch vụ trong đó có bảo hiểm.
Luận văn cũng phân tích một cách hệ thống thực trạng của ngành bảo
hiểm Việt Nam từ khi mở cửa đến trước khi gia nhập WTO và sau khi gia
nhập WTO, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích về cơ hội và thách thức mà một
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam phải đối mặt trong điều kiện hội
nhập.


4

Trên cơ sở các phân tích và lý luận đã đưa ra, luận văn đề xuất một số
giải pháp mang tính khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại
Việt nam trong điều kiện gia nhập WTO.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng, biểu đồ,
phục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm và các điều khoản của tổ
chức thương mại thế giới liên quan đến lĩnh vực dịch vụ
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong điều
kiện Việt Nam gia nhập WTO


5

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM
VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC
DỊCH VỤ

1.1.

Tổng quan về Bảo hiểm
Bảo hiểm hiện đại đã ra đời sau một thời gian dài con người tìm cách

để bảo vệ tài sản và những người thân của họ, qua một số hình thức chia sẻ
rủi ro và sự cố gắng hợp tác với nhau. Trong xã hội bộ lạc xưa, một vài biện
pháp bảo vệ đã được tìm thấy trong những nhóm người sống cùng nhau hay
trong các ngôi làng. Khi xã hội ngày càng trở nên phức tạp hơn, giải pháp và
kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu phức tạp ngày một tăng lên. Hệ thống bảo
hiểm hiện tại thơng qua các chương trình và hợp đồng bảo hiểm đã phát triển
để đáp ứng những yêu cầu đó.
1.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm đầu tiên được biết đến là bảo hiểm thương mại. Ở
nhiều nước, lịch sử đã chỉ ra những bằng chứng về những cố gắng để đưa ra
các loại hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ cho những lợi ích liên quan đến thương
mại. Chẳng hạn, câu chuyện từ Trung Quốc cổ đại cách đây 3000 năm trước
Công nguyên đã chỉ ra rằng, các thương gia người Trung Quốc đã nghĩ ra và
áp dụng những nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm. Các thương gia này đã “bảo
hiểm” để chống lại những tổn thất đối với hàng hóa được chuyên chở qua
sông Giang Tử. Các dải đá ngầm và dốc nguy hiểm thường gây những tổn
thất nặng nề. Thông thường, các hàng hóa này là tồn bộ gia tài của các chủ
hàng. Lo lắng trước việc có thể mất toàn bộ tài sản, họ quyết định “bảo hiểm”
bằng cách phân tán các rủi ro. Họ lý giải rằng, giả sử có 100 thuyền hàng, mỗi
thuyền có thể chở 100 kiện hàng, sẽ dừng lại trước các dải đá ngầm để các


6

thương gia chuyển lên mỗi thuyền 01 kiện hàng của mình. Như vậy, tổn thất
của bất kỳ thuyền nào cũng chỉ là tổn thất duy nhất 01 kiện hàng đối với mỗi
chủ hàng.
Nếu chúng ta xem xét một giai đoạn khác của thế giới cổ đại, những
hợp đồng bảo hiểm hiện còn tồn tại đã xuất hiện vào khoảng 2500 năm trước
Công Nguyên cho thấy rất nhiều các thương gia bn bán qua Địa Trung Hải
đã bảo vệ chính mình khỏi những tổn thất về hàng hóa và các nơ lệ trước
những tàn phá của các cơn bão và hải tặc. Các hợp đồng này bảo đảm việc chi
trả tiền cho bất kỳ tổn thất nào.
Khoảng năm 1700 trước Công Nguyên, Hammurabi, một vị vua vùng
Babylon, đã soạn thảo một vài quy tắc mà đến nay vẫn còn lưu trữ. Nó bao
gồm một số quy tắc phổ biến như „sự đền bù công bằng‟ và „hãy để khách
hàng quyết định‟, cũng như các quy tắc về bảo hiểm.
Việc sắp xếp các sự kiện trong Kinh thánh là một lĩnh vực tranh cãi

giữa các nhà nghiên cứu và các nhà khảo cổ. Tuy nhiên, khoảng 1000 năm
trước Công nguyên, sự kiện mà chúng ta biết qua truyền thuyết về Joseph và
nạn đói kém ở Ai Cập đã khơng xảy đến và một trong những hành động của
Joseph, nhìn chung được coi như một ví dụ cho một kế hoạch bảo hiểm. Khi
đó, Pharaoh đã có một giấc mơ về 7 con bò béo đang bị ăn bởi 7 con bò gầy.
Joseph đã lý giải điều này như một lời tiên tri về 7 năm vùng đất này sẽ giàu
có được nối tiếp bởi 7 năm đói kém. Kết quả là ơng cho xây dựng các nhà kho
dự trữ đầy lương thực để có thể sử dụng cho mọi người trong những năm đói
kém. Điều này chứng minh nguyên tắc bảo hiểm về việc thành lập quỹ dự trữ
để dự phòng cho một tương lai không chắc chắn.
Những hợp đồng bảo hiểm ban đầu này đã nhận ra chức năng quan
trọng của bảo hiểm. Đó là, một nhóm người liên kết với nhau có thể chia sẻ


7

tổn thất có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, nhưng trong thực tế nó chỉ ảnh
hưởng đến một vài cá nhân nào đó. Một ví dụ về điều này là việc bảo hiểm
chống lại rủi ro về một thành viên trong nhóm chết trong một khoảng thời
gian cụ thể.
Có thể khái quát, bảo hiểm phi nhân thọ là một loại hình kinh doanh mà
trong đó cơng ty bảo hiểm được nhận phí bảo hiểm, đồng thời phải trả cho
người được bảo hiểm một số tiền hay một khoảng vật chất có giá trị tương
đương tùy theo sự kiện xảy ra gây ra một tổn thất về tài chính. Bảo hiểm phi
nhân thọ bao gồm nhiều nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm hàng hải, bảo
hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự, v.v….
1.1.2. Bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sớm nhất bảo hiểm cho cuộc sống của các
thủy thủ từ thế kỷ 16. Tên các thủy thủ được đưa vào trong các hợp đồng bảo

hiểm hàng hải (cùng với hàng hóa và tàu của họ). Các hợp đồng này được bảo
hiểm cho suốt thời gian của cuộc hành trình hoặc trong một thời hạn nhất
định, chẳng hạn một năm. Các hợp đồng này giống như các hợp đồng bảo
hiểm tai nạn và bệnh tật ngắn hạn mà ngày nay vẫn còn áp dụng.
Sự ra đời của các quỹ bảo hiểm nhân thọ xuất hiện cùng thời với các
hình thức bảo hiểm phi nhân thọ khác như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hải.
Năm 1583, tại nước Anh, một thuyền trưởng tên William Gybbon đã nảy ra ý
kiến u cầu cơng ty bảo hiểm ngồi việc bảo hiểm cho con tàu và hàng hóa
của mình hãy bán thêm hợp đồng bảo hiểm sinh mạng cho chính mình. Sự
việc này đã địi hỏi các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ nhận thấy rằng “con
người cũng có thể được bảo hiểm như những hàng hóa, tài sản khác”. Đến
năm 1662, John Graunt - một thanh niên trẻ tại London đã đăng tải một số bài


8

báo nói về số lượng người sinh và chết tại London. Ghi nhận tình cờ này đã
được các nhà tốn học thời đó quan tâm và nghĩ đến việc thành lập bảng tử lệ
tử vong. Đây là một trong các cơng cụ rất hữu ích cho ngành bảo hiểm nhân
thọ sau này. Trong khoảng 100 năm tiếp theo, các nhà tốn học đã ln trăn
trở nghĩ ra cách tính phí của các sản phẩm BHNT. Sản phẩm BHNT ban đầu
được bán rộng rãi và khơng tính tốn. Người ta mua bảo hiểm cho nhau và
cũng tìm cách hại nhau để kiếm tiền bồi thường. Vì lí do đó, đến năm 1740,
chính phủ Anh đã tập hợp các cơng ty bảo hiểm trên tồn quốc và ra chỉ thị
các cơng ty chỉ được bán bảo hiểm theo nguyên tắc “quyền lợi có thể được
bảo hiểm”, tức là người chủ hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm phải
có quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay bảo hộ hợp pháp.
Tuy nhiên, bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói
riêng bị cấm hoạt động tại ở châu Âu bởi các thế lực chính trị và nhà thờ thiên
chúa giáo cho đến tận đầu thế kỷ 18. Các thế lực này cho rằng bảo hiểm nhân

thọ đã đẩy con người nhanh đến cái chết, là những hoạt động đi ngược lại với
thuần phong mỹ tục và do vậy bảo hiểm nhân thọ bị pháp luật nghiêm cấm.
Các nhà thờ thiên chúa giáo cũng kịch liệt lên án việc bảo hiểm cuộc sống con
người vì họ cho rằng cuộc sống của con người là do chúa sáng tạo do vậy phụ
thuộc vào chúa.
Thế kỷ 18 và 19 là thời kỳ bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ. Năm
1762, Công ty BHNT Equitable là Công ty BHNT đầu tiên của Anh áp dụng
phương pháp tính phí bảo hiểm và họ đã rất thành công. Đầu thế kỷ 19, tại
Bắc Mỹ, Công ty BHNT Pennsylvania bắt đầu dùng hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
nhân thọ cho khách hàng điền khi muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ thay vì
dùng sổ cái để theo dõi khách hàng như ban đầu. Ngoài ra, cơng ty cịn u
cầu khách hàng khám sức khỏe khi muốn tham gia bảo hiểm. Đây là chuyển
biến lớn trong sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ. Tiếp theo đó, năm


9

1823, Công ty BHNT Massachusettes đã thiết kế ra quyển sổ tay tính phí.
Quyển sổ tay này hiện này vẫn được coi là cẩm nang hữu ích cho các đại lí
bảo hiểm nhân thọ ngày nay.
Năm 1844 đã đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng khác của ngành
bảo hiểm nhân thọ. Khi chứng kiến việc các khách hàng mua bảo hiểm vì một
lí do nào đó muốn ngưng hợp đồng giữa chừng nhưng không được công ty
bảo hiểm nào trả lại tiền cho họ, chuyên gia tính phí Elizur Wright người Mỹ
cho rằng điều này là không công bằng và hợp lí. Từ đó, ơng đã nghĩ ra cơng
thức tốn học tính giá trị giải ước để hồn lại một phần phí cho khách hàng.
Từ những bước phát triển trên có thể thấy bảo hiểm nhân thọ đã ra đời
và phát triển để đáp ứng những nhu cầu của con người. Tuy nhiên do nhu cầu
của con người luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, kinh tế do vậy cách
hiểu của mọi người và phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm BHNT cũng rất

khác nhau.
Theo tiến sỹ David Bland - Tổng giám đốc học viện bảo hiểm hồng
gia Anh thì “bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm mà rủi ro liên quan đến
mạng sống của người được bảo hiểm”. Theo luật kinh doanh bảo hiểm của
nước CHXHCN Việt Nam, “bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho
trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”. Hai khái niệm này đều có
điểm chung là nhấn mạnh đến các yếu tố liên quan đến đối tượng của bảo
hiểm: tuổi thọ, sự kiện sống hoặc tử vong. Về bản chất, các khái niệm này
được đưa ra trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm và nhấn mạnh vào phạm vi
bảo hiểm truyền thống sơ khai của bảo hiểm nhân thọ: sự kiện sống hoặc tử
vong.
Và cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, yếu tố cạnh tranh của thị
trường và đặc biệt là sự đòi hỏi rộng hơn về phạm vi bảo hiểm do vậy hợp


10

đồng bảo hiểm nhân thọ không chỉ bảo hiểm cho sự kiện sống hoặc tử vong
mà còn bảo hiểm cho cả những sự kiện liên quan đến tình trạng sức khỏe của
người được bảo hiểm như thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thương tật bộ phận,
bệnh hiểm nghèo…
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về
bảo hiểm nhân thọ: là hình thức bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe và tuổi thọ
của người được bảo hiểm. Khái niệm này rộng và phù hợp hơn với điều kiện
thực tế triển khai bảo hiểm nhân thọ hiện nay tại các thị trường bảo hiểm nhân
thọ truyền thống và cả các thị trường mới sơ khai.
1.1.3. Tái bảo hiểm
Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó
ln gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Người ta thường nói "tái bảo hiểm
chính là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm" bởi những tổn thất mà các công ty

bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải ra. Quan hệ giữa bảo hiểm gốc và
tái bảo hiểm: là quan hệ trên cơ sở hợp đồng tái bảo hiểm.
Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để
chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho
người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần
chi phí bảo hiểm thơng qua hợp đồng tái bảo hiểm. Kinh doanh tái bảo hiểm
là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo
hiểm này đã nhận bảo hiểm.
Ưu điểm của tái bảo hiểm là tạo tâm lý an tồn cho các cơng ty bảo
hiểm, cân bằng các dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng
của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các cơng ty bảo


11

hiểm. Ở mặt khác, tái bảo hiểm có liên quan tới việc chuyển nhượng một
phần, thậm chí là phần lớn chi phí bảo hiểm cho cơng ty tái bảo hiểm. Do đó,
tái bảo hiểm có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chỉ tiêu tài
chính của cơng ty bảo hiểm.
1.1.4. Môi giới bảo hiểm
Là đại diện của Người được bảo hiểm, không phải của công ty bảo
hiểm. Hành động của môi giới bảo hiểm không thuộc trách nhiệm của công ty
bảo hiểm và việc Người được bảo hiểm gửi thông báo cho môi giới không
giống như gửi thông báo cho công ty bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm tìm kiếm
trên thị trường bảo hiểm một cơng ty bảo hiểm để thu xếp bảo hiểm cho
Người được bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm rộng nhất và mức giá tối ưu. Môi
giới không bị ràng buộc phải thu xếp dịch vụ bảo hiểm với bất cứ công ty nào.
1.2.


Bảo hiểm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Khơng có tài liệu nào

chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đốn vào năm 1880 có các Hội
bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý
đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các
Cơng ty thương mại lớn, ngồi việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một
Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của
Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Cơng ty Việt Nam đặt trụ
sở tại Sài Gịn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Cơng ty, nhưng chỉ hoạt động về
bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở
rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty
bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là
Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt


12

chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương….Sau năm 1975, Bảo Việt mở rộng về phía
Nam, vẫn hoạt động những nghiệp vụ bảo hiểm như trước và là doanh nghiệp
bảo hiểm lớn nhất Việt Nam.
Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm là
một dấu mốc quan trọng và đem lại những thay đổi lớn trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam. Năm 1999 là một dấu mốc quan trọng khác với việc thành
lập của 5 cơng ty bảo hiểm nước ngồi. Năm 2003 đã có những thay đổi lớn
và sự sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước:
- Bảo Việt tái cấu trúc theo mơ hình tập đồn tài chính bao gồm các

cơng ty thành viên hạch tốn độc lập.
- Một số công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước và cơng ty tái bảo
hiểm chuyển hình thức hoạt động sang công ty cổ phần.
- Một số công ty cổ phần hoạt động môi giới bảo hiểm được thành lập
Vào đầu năm 2005, có khoảng 31 doanh nghiệp với sự đa dạng về hình
thức và quy mơ sở hữu hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân
thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm và khoảng 30 văn phịng đại diện nước
ngồi hoạt động trên thị trường. Năm 2007, con số này tăng lên là 41 công ty
và trên 30 văn phòng đại diện.
Bảng 1.1: Cơ cấu các doanh nghiệp bảo hiểm 1993 – 2007.
1993 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 2007
BH Nhân thọ
3
4
4
5
6
7
9
BH phi nhân
1
6
10
13
14
14
15
21
23
thọ

Tái bảo hiểm
1
1
1
1
1
1
1
1
Môi giới
1
1
1
2
5
6
7
8
8
Tổng cộng
2
8
15
20
24
26
31
37
41
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam



13

Bảng 1.2: Cấu trúc của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam năm 2007

BH Nhân thọ
BH phi Nhân
thọ
Tái bảo hiểm
Môi giới
Tổng cộng

Công ty
nhà nước

Công ty
cổ phần

2

1
12

2

1
5
19


Công ty
liên
doanh

Công ty 100% Tổng
vốn nước ngoài

5

5

8
4

9
23

3
15

1
8
41

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
1.2.1. Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng kể kể
từ khi Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh
bảo hiểm ở Việt Nam ra đời. Trước năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam
chỉ có một mình cơng ty Bảo Việt thì tới nay đã có 23 doanh nghiệp bảo hiểm

phi nhân thọ trong đó có 2 cơng ty nhà nước, 12 công ty cổ phần, 5 công ty
liên doanh và 4 cơng ty bảo hiểm 100% vốn nước ngồi.
Sau khi nghị định 100/NĐ-CP ra đời, một vài doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ được thành lập, trong đó có Bảo Minh (1994), Bảo hiểm
Petrolimex PJICO (1995), PVI (1996), Công ty bảo hiểm Liên hiệp UIC
(1997), Bảo hiểm tiền gửi DIV (2000),..... Một vài doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài cũng gia nhập thị trường bảo hiểm bảo hiểm dưới hình
thức các cơng ty liên doanh.
Trong năm 2002, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ xuất hiện 2 thành
viên mới là: công ty bảo hiểm Samsung-Vina và công ty bảo hiểm Incombank
Asia, nâng tổng số thành viên trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lên 13
Công ty.


14

Năm 2003, đánh dấu sự ra đời của công ty bảo hiểm phi nhân thọ tư
nhân đầu tiên của Việt Nam là Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
Giai đoạn 2005 - 2006 được đánh giá là có lộ trình mở cửa nhanh nhất
với sự cấp phép hoạt động cho hàng loạt các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
như: BIC, AAA, Tồn Cầu, Bảo Tín và các cơng ty bảo hiểm nước ngồi
AIG, QBE, ACE, Liberty. Năm 2007, Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội
(MIC) được cấp phép thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ trên thị trường bảo hiểm hết năm 2007 lên con số 23 doanh nghiệp.
1.2.2. Bảo hiểm nhân thọ
Năm 1996, Bảo Việt, công ty nhà nước độc quyền về bảo hiểm, đã
chuyển đổi thành Tổng Công ty bảo hiểm Việt nam bởi Bộ Tài Chính và được
cơng nhận giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đây thực
sự đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.
Không giống như các thị trường Châu Á khác, Bộ Tài Chính đã quyết

định đưa ra giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ mà khơng có bất kỳ một
giới hạn nào đối với sở hữu nước ngoài hay các yêu cầu về đầu tư trong nước
hay các công ty liên doanh. Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động
cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp
giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh–CMG (nay
là Daiichi Life)), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern
Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động
và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp
giấy phép hoạt động trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều các cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước
ngồi đã thành lập văn phịng đại diện tại Việt Nam. Đó là các công ty từ Mỹ,
Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.


15

Điều đó cho thấy rằng các cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước ngồi đã và
đang tìm cách gia nhập thị trường Việt nam. Có vẻ như một số cơng ty đã
quyết định không tiếp tục kinh doanh tại Việt nam bởi sự khác nhau về văn
hóa và hệ thống luật pháp (New York Life). Tuy nhiên, người ta cho rằng có
rất nhiều các cơng ty nước ngồi đang ở những giai đoạn gia nhập khác nhau
và trong đó có những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn của Nhật Bản.
Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài,
thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về
quy mơ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chun nghiệp.
1.2.3. Tái bảo hiểm
Hiện nay, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong
lĩnh vực tái bảo hiểm là Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
anm (Vinare), một công ty mới được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước
thành Tổng công ty cổ phần trong năm 2004 nhận tái bảo hiểm nhân thọ và

phi nhân thọ từ các doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2.4. Môi giới bảo hiểm
Công ty môi giới bảo hiểm đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam
từ năm 1993. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chức năng của nghiệp vụ
môi giới chưa thực sự phát huy vai trị của mình trong sự phát triển của ngành
dịch vụ bảo hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do cách
nhìn nhận chưa đúng đắn về vai trị của mơi giới bảo hiểm trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa doanh
nghiệp bảo hiểm và môi giới không rõ ràng. Trong vài năm trở lại đây, khi
các công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã nhận thức đầy đủ hơn về
vai trị của mơi giới bảo hiểm, qua đó hình thành thói quen thu xếp bảo hiểm


16

qua trung gian bảo hiểm thì ngành dịch vụ mơi giới bảo hiểm đã có những
bước phát triển đáng kể.
Trong năm 2005, Bộ Tài chính đã cấp phép thành lập thêm một công ty
cổ phần môi giới bảo hiểm, nâng tổng số cơng ty mơi giới bảo hiểm chính
thức hoạt động tại Việt Nam lên 7 công ty, gồm: 4 công ty cổ phần và 3 công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.

Các điều khoản của tổ chức thƣơng mại thế giới liên quan đến lĩnh
vực dịch vụ

1.3.1. Tổng quan về WTO
1.3.1.1. Lịch sử hình thành
Trong lịch sử phát triển của mình, thương mại quốc tế đã trải qua
những giai đoạn thăng trầm và bị chi phối nặng nề bởi chủ nghĩa bảo hộ. Thời

kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939), thương mại quốc tế bị đình
trệ do các biện pháp bảo hộ được áp dụng một cách tràn lan. Các biện pháp
phi thuế quan được áp dụng phổ biến đã tạo ra những rào càn ngăn cản
thương mại tự do. Điều đó dẫn đến sự trả đũa và tình trạng khơng kiểm sốt
được việc áp dụng các cơng cụ bảo hộ của chính sách thương mại quốc tế. Hệ
quả của nó là cuộc chiến tranh thương mại và sự suy thoái của thương mại
quốc tế ở thập niên 30 của thế kỷ XX.
Vào thời điểm sắp kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các quốc gia
chủ chốt trên thế giới đã có những nỗ lực nhằm thiết lập những định chế đa
phương để giải quyết những vấn đề mang tính tồn cầu như duy trì hịa bình
thế giới và giải trừ qn bị, hỗ trợ công cuộc tái thiết và phát triển, thúc đẩy
thương mại quốc tế. Những nỗ lực đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các tổ
chức quốc tế còn hoạt động đến ngày nay như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ
Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).


17

Về vấn đề thương mại quốc tế, xu hướng đẩy mạnh tự do hóa thương
mại đã nổi lên mạnh mẽ ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Vào tháng
12/1945, đã có 15 nước bắt đầu bàn thảo về giảm thuế quan và đặt ràng buộc
thuế quan. Tiếp theo đã có hơn 50 nước tham gia đàm phán về việc thành lập
một tổ chức, gọi là Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO). ITO dự kiến hoạt
động với tư cách là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Bản hiến
chương về việc thành lập ITO, Hiến chương Havana, đã được soạn thao tại
Hội nghị Havana (Cuba) khai mạc vào ngày 21/11/1947 và hoàn tất cũng tại
Havana vào tháng 3/1948. Tuy nhiên, Hiến chương Havana đã không được
nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, thơng qua. Do vậy, ITO đã khơng thể hình
thành với tư cách là một tổ chức thương mại quốc tế.
Bên cạnh việc đàm phán thành lập ITO, 23 nước đã tiến hành đàm phán

về thương mại quốc tế và vào ngày 30/10/1947, đã đi đến ký Hiệp định
Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT bao gồm một bộ quy
tắc về thương mại và thỏa thuận cắt giảm đối với 45.000 dòng thuế. 23 nước
ký kết GATT được gọi là các bên ký kết (CONTRACTING PARTIES).
GATT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1948 với việc 8 trong tổng số 23
Bên ký kết, trong Nghị định thư về việc thực hiện tạm thời Hiệp định Chung
về Thuế quan và Thương mại (Protocol of Provisional Application of the
General Agreement on Tariffs and Trade), đã đồng ý tạm thời thực hiện
GATT. Các bên ký kết khác sau đó cũng đã sớm cam kết thực hiện GATT.
Với lý do đó GATT vẫn được coi là một hiệp định tạm thời, nhưng thực tế đã
tồn tại gần nửa thế kỷ (từ năm 1948 đến khi WTO ra đời vào năm 1995), về
thương mại và thuế quan trong khi chờ đợi một tổ chức quốc tế về thương mại
thay thế nó. Tuy khơng phải là một tổ chức quốc tế về tương mại nhưng
GATT là một Hiệp định được soạn thảo và dự định sẽ vận hành trong khuôn
khổ của ITO, nếu ITO ra đời và đi vào hoạt động. Mặc dù cuối cùng không


18

đạt tới dự kiến ban đầu đó, nhưng việc ký kết GATT đã dẫn đến sự ra đời của
hệ thống thương mại đa phương và đồng thời tạo ra các quy tắc cho hệ thống
thương mại đó. Các quy tắc đó tiếp tục được hồn thiện và phát triển qua tám
vịng đàm phán của GATT.
Tổng cộng GATT có tám vịng đàm phán. Các nội dung đàm phán của
GATT được mở rộng từ vòng đám phán thứ nhất tới vòng đàm phán thứ tám.
Năm vòng đàm phán đầu chỉ chuyên về cắt giảm thuế quan. Đàm phán trong
thời kỳ này theo cách thức song phương và song song, mỗi nước đàm phán
song phương cùng một lúc với nhiều nước. Tuy nhiên, ngồi việc cắt giảm
thuế quan, vào năm 1961 trong khn khổ của GATT đã đạt được Hiệp định
ngắn hạn cho phép áp đặt hạn ngạch đối với xuất khẩu hàng dệt may. Hiệp

định ngắn hạn này đến năm 1962 trở thành Hiệp định dài hạn và được áp
dụng cho đến khi nó được thay thế bằng Hiệp định Đa sợi (MFA) vào năm
1974. Vòng đàm phán Kennedy đã đạt tới việc cắt giảm đến 50% thuế quan
của các ngành công nghiệp chủ yếu, chỉ trừ một số ngành đặc biệt. Về mức
thuế, Vịng đàm phán này đã cắt giảm bình quân được 35%. Vòng đàm phán
Kennedy đã đưa vào vấn đề chống bán phá giá và đã đạt được một hiệp định
chống bán phá giá của GATT. Vòng đàm phán Tokyo tiếp tục các nỗ lực cắt
giảm thuế quan đã đưa vào một công thức cắt giảm thuế quan phức tạp hơn so
với vòng Kennedy, với ưu tiên cắt giảm thuế đỉnh. Kết quả là đã cắt giảm
bình quân một phần ba mức thuế quan ở chín thị trường cơng nghiệp chủ chốt
của thế giới, nhờ đó thuế suất bình quân đối với các sản phẩm công nghiệp
giảm xuống chỉ cịn 4,7%. Ngồi ra, sự cắt giảm thuế đỉnh cịn làm giảm đáng
kế sự khác biệt về mức thuế giữa các dịng thuế. Bên cạnh đó, một loạt các
hiệp định về các biện pháp phi thuế quan cũng đã đạt được trong vòng đàm
phán này.


19

Vòng đàm phán Uruguay kéo dài suốt tám năm và được coi là Vòng
đàm phán thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Q trình đàm phán
diễn ra khơng hề suôn sẻ, nhiều khi tưởng chừng đổ vỡ, nhưng cuối cùng đã
đi đến thành cơng. Chương trình nghị sự lúc đầu của vòng đám phán này gồm
15 vấn đề được đưa ra đàm phán gồm: thuế quan, các rào cản phi thuế quan,
tài nguyên thiên nhiên, dệt may, nông nghiệp, sản phẩm nhiệt đới, các điều
khoản của GATT, các văn kiện của Vòng đàm phán Tokyo, chống bán phá
giá, trợ cấp, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư, giải quyết tranh chấp, hệ
thống GATT và dịch vụ. Trong quá trình đàm phán, nội dung đàm phán đã
được mở rộng ra hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại. Đàm
phán đã đi đến ký kết một bộ văn kiện toàn diện về thương mại quốc tế, với

nội dung thương mại được mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Vịng đám phán này cũng đã đạt tới sự thành công về cải cách thể chế thông
qua việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiến chương của
WTO, hiệp định Marrakesh, đã được ký kết vào ngày 15/4/1994. WTO chính
thức được khai sinh vào ngày 01/01/1995. WTO đặt trụ sở tại Geneva, Thụy
Sĩ.
1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO
a. Mục tiêu của WTO
Mục tiêu của WTO được nêu ra ở lời nói đầu của Hiệp định thành lập
Tổ chức Thương mại Thế giới. Các mục tiêu đó gồm
- Phát triển sản xuất và thương mại;
- Nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên; Tạo cơng
ăn việc làm; Góp phần tăng thu nhập thực tế cũng như nhu cầu có khả năng
thanh toán của dân cư;
- Mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ;


20

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của thế giới gắn liền với việc
bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì mơi trường;
- Xây dựng một cơ chế thương mại đa phương chặt chẽ, ổn định và
khả thi.
- Thực thi các mục tiêu đó theo cách thức phù hợp với nhu cầu cũng
như mối quan tâm của các Thành viên có trình độ phát triển khác nhau, đặc
biệt là nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các Thành viên đang và kém phát triển
duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế.
b. Nhiệm vụ của WTO
WTO có nhiệm vụ đưa ra khung thể chế chung nhằm điều chỉnh các
quan hệ thương mại giữa các nước Thành viên thông qua các Hiệp định và

các cơng cụ pháp lý có liên quan. Hầu hết các hiệp định của WTO đều là kết
quả của Vòng đám phán Uruguay (1984-1994), được ký kết tại Hội nghị Bộ
trưởng Marrakesh vào háng 04/1994. Có khoảng 60 Hiệp định và quyết định
với tổng cộng 550 trang được ký kết tại Hội nghị này.
Một cách tổng quan, WTO có hai nhóm Hiệp định chính là các hiệp
định đa phương và các hiệp định nhiều bên.
c. Chức năng của WTO
Hiệp định Marrakesh đã nêu lên các chức năng của WTO như sau:
- Quản lý, điều hành việc thực thi Hiệp định Marrakesh cũng như các
hiệp định Thương mại đa phương, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý cho việc
quản lý và thực thi các hiệp định Thương mại nhiều bên.
- Tạo ra diện đàn đàm phán giữa các Thành viên về các mối quan hệ
thương mại đa phương, và tạo ra những khuôn khổ chung cho việc thực hiện
các kết quả đàm phán đã đạt được.
- Điều hành Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh
chấp.


21

- Điều hành Cơ chế rà sốt chính sách thương mại
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác đặc biệt là với Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm đạt tới sự phối hợp tốt hơn
trong việc hoạch định chính sách kinh tế tồn cầu.
d. Cơ cấu tổ chức của WTO
Về cơ cấu tổ chức, WTO có ba cơ quan chủ yếu là Hội nghị Bộ trưởng,
Đại hội đồng và Ban thư ký, trong đó Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng là
các cơ quan có quyền ra quyết định.
Hội nghị Bộ trƣởng: là cơ quan quyền lực cao nhất của WTO, gồm đại
diện của tất cả các Thành viên, họp ít nhất hai năm một lần. Đây là cơ quan có

quyền đưa ra quyết định cao nhất của WTO. Hội nghị Bộ trưởng thực thi các
chức năng của WTO, đưa ra quyết định mang tính chiến lược và quan trọng
nhất như những quyết định liên quan đến mọi vấn đề trong các hiệp định
Thương mại đa phương, kết nạp Thành viên mới, v.v... Hội nghị Bộ trưởng
còn đứng ra thành lập các ủy ban chuyên trách của mình như Ủy ban về
thương mại và phát triển, Ủy ban về các hạn chế đối với cán cân thanh toán,
Ủy ban về ngân sách, tài chính và quản trị, v.v....
Đại hội đồng: là cơ quan chấp hành của WTO gồm đại diện của tất cả
các Thành viên và được nhóm họp ở thời điểm cần thiết. Đại hội đồng thực
hiện các chức năng của WTO giữa hai kỳ Hội nghị Bộ trưởng và thực hiện
các chức năng khác được Hiệp định WTO giao phó. Đại Hội đồng cịn có
quyền hạn đưa ra và thơng qua các quy tắc liên quan đến hoạt động của các ủy
ban chuyên trách của WTO. Đại Hội đồng cũng có thể kiêm chức năng là Cơ
quan Giải quyết tranh chấp và Cơ quan rà sốt chính sách thương mại. Đại
Hội đồng cũng có quyền quyết định kết nạp Thành viên mới như trường hợp
cuộc họp của Đại hội đồng quyết định kết nạp Việt Nam trở thành Thành viên
của WTO vào ngày 07/11/2006.


22

Các Ủy ban, Hội đồng chuyên trách: Cấp tiếp theo là các Hội đồng
thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Những Hội đồng này
có trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng. Ngồi ra, cịn có rất nhiều Ủy ban
chun trách và các nhóm cơng tác khác nhau trực thuộc các Hội đồng như
Ủy ban chống bán phá giá, Ủy ban trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Ủy
ban về mơi trường, Nhóm cơng tác về mở cửa thị trường v.v...
Ban thƣ ký: Mặc dù không phải là một cơ quan quyết định và đơn
thuần là một cơ quan hành chính nhưng Ban thư ký có vai trị rất quan trọng.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ban thư ký là cung cấp cấc hỗ trợ kỹ thuật và chuyên
môn cho các hội đồng, các ủy ban; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các
Thành viên đang phát triển; theo dõi và phân tích tình hình phát triển của
thương mại thế giới; và là phát ngôn viên của WTO trước báo chí và cơng
chúng và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng Giám
đốc do Đại Hội đồng chỉ định, Ban thư ký có khoảng 600 nhân viên.
1.3.2. Các điều khoản của WTO liên quan tới lĩnh vực dịch vụ
1.3.2.1. Các cuộc đàm phán vòng Uruguay về thương mại dịch vụ
Tại Vòng đám phán Uruguay, các nước thành viên GATT đã đồng ý
đưa dịch vụ vào nội dung đàm phán. Vòng đàm phán Uruguay bắt đầu năm
1986 tại Punta del Este, Uruguay và kết thúc tại Thụy Sĩ năm 1994. Mở cửa
thị trường dịch vụ là một trong những nội dung quan trọng của Vòng đàm
phán này. Việc đàm phán về thương mại dịch vụ trong Vịng Uruguay có một
số đặc điểm chủ yếu sau:
a. Đàm phán về nghĩa vụ và các quy tắc chung
Đàm phán về nghĩa vụ và các quy tắc chung về thương mại dịch vụ
cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của GATT nhưng có cân nhắc đến một
số đặc thù của lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cụ thể:


23

- Theo nghĩa vụ đối xử tối hệ quốc (MFN), đây là nghĩa vụ bắt buộc
trong thương mại dịch vụ, theo đó, các nước cam kết dành cho nhau những
“ưu đãi” đối với mọi lĩnh vực dịch vụ, ngoại trừ những lĩnh vực đã được đưa
vào danh mục loại trừ (ngoại lệ) MFN. Mục tiêu của các loại trừ này nhằm
đảm bảo rằng lợi ích cả một nước trong thỏa thuận đặc biệt với một nước nào
đó sẽ khơng tự động dành cho các nước khác không thuộc đối tượng của thỏa
thuận đó hưởng.
- Theo nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT), các nước đàm phán đã đi đến

nhất trí rằng các nước Thành viên chỉ có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc này
khi nước đó có cam kết cụ thể về việc cho phép các cơng ty nước ngồi tiếp
cận thị trường nước mình, các nước có quyền khơng tuân theo nguyên tắc này
trong ác lĩnh vực không cam kết. Ngay cả trong trường hợp có cam kết thì các
nước cũng vẫn có quyền quy định một số hạn chế đối với việc áp dụng
nguyên tắc NT.
b. Đàm phán về các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường
Trong vòng đàm phán Uruquay, theo đề nghị của các nước đang phát
triển, các cam kết về mở cửa thị trường sẽ được đàm phán phù hợp với cách
hiểu về thương mại dịch vụ được các nước thống nhất. Các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài bắt buộc phải chấp nhận cách hiểu thống nhất về thương mại
dịch vụ này.
Các nước Thành viên cũng đã thống nhất đưa vào Điều XIX.2 ngun
tắc như sau: “Q trình tự do hóa thương mại dịch vụ sẽ được thực hiện với
sự xem xét đúng mức đến các mục tiêu chính sách quốc gia và mức độ phát
triển của mỗi nước Thành viên, cả về tổng thế lẫn trên từng lĩnh vực. Sẽ có sự
linh hoạt thích hợp cho phép mỗi nước đang phát triển được mở cửa ít lĩnh
vực hơn, tự do hóa ít loại dịch vụ hơn, mở rộng từng bước khả năng tiếp cận
thị trường phù hợp với tình hình phát triển của họ và khi cung cấp khả năng


24

tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, được gắn thêm
các điều kiện nhằm đạt được mục tiêu đã được đưa ra trong Điều IV của Hiệp
định GATS”.
c. Đàm phán về các phụ lục
- Phụ lục về vấn đề di chuyển của thể nhân
Phụ lục này quy định việc đàm phán về quyền của cá nhân nước này
được tạm trú ở nước khác để cung cấp dịch vụ. Phụ lục cũng quy định rằng

thỏa thuận đạt được không áp dụng đối với những người làm việc dài hạn
hoặc đối với các điều kiện nhập quốc tịch hoặc thường trú. Thành viên chấp
thuận Phụ lục này vẫn được tự do điều chỉnh việc đi lại của người nước ngồi
nhưng với điều kiện phải tơn trọng các cam kết về quy chế đi lại của các thể
nhân cung cấp dịch vụ.
- Phụ lục về dịch vụ vận tải hành không
Phụ lục này quy định về các dịch vụ vận tải hàng khơng theo lịch trình,
khơng theo lịch trình và các dịch vụ bổ sung. Theo Phụ lục thì mọi cam kết,
nghĩa vụ riêng trong khn khổ GATS đều không ảnh hưởng đến các nghĩa
vụ được quy định trong các hiệp định song phương và đa phương hiện hành
trong lĩnh vực này. Phụ lục xác định rõ là GATS cũng được áp dụng đối với
các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay trong giai đoạn không vận hành,
mua bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không kể cả nghiên cứu thị
trường, quảng cáo, phân bổ và các nội dung tiếp thị khác, và hệ thống các
dịch vụ đặt vé qua máy tính. Tuy nhiên, GATS không áp dụng đối với các
quyền không vận và các dịch vụ liên quan đến việc thực thi quyền này.
- Phụ lục về dịch vụ tài chính
Phụ lục này chủ yếu áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm (liệt
kê 16 hoạt động khác nhau) nhưng không áp dụng đối với các dịch vụ do
Chính phủ hoặc đại diện Chính phủ cung cấp – tức là hoạt động của các ngân


25

hàng Trung ương, các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc các tổ chức cơng do
Chính phủ tài trợ. Theo Phụ lục thì các Thành viên được quyền áp dụng các
biện pháp thực tế, chẳng hạn như các biện pháp bảo hộ các nhà đầu tư, người
gửi tiền, người được bảo hiểm, hoặc bảo vệ hệ thống tài chính. Do các biện
pháp này không cần phải tuân thủ các quy định khác của Hiệp định nên chúng
có thể được chọn áp dụng trên cơ sở có sự phân biệt đối xử, nhưng chúng

khơng được sử dụng nhằm mục đích thoái thác cam kết.
- Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng hải
Tháng 06/1996, Chính phủ các nước Thành viên WTO tham gia đàm
phán về dịch vụ vận tải hàng hải đã thỏa thuận ngừng đám phán và trên cơ sở
những gì đã thỏa thuận được, sẽ nối lại và tiếp tục đàm phán toàn diện hơn về
thương mại dịch vụ. Vòng đàm phán này dự định sẽ bắt đầu vào năm 2000.
Vào thời điểm ngừng đám phán đã có tới 42 Chính phủ các nước tham gia;
trong số đó có 24 Chính phủ đã đưa ra đề xuất ban đầu.
- Phụ lục về viễn thông
Phụ lục này áp dụng đối với tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến việc
tiếp cận và sử dụng mạng lưới viễn thông và dịch vụ công cộng, nhưng không
áp dụng đối với các chương trình truyền hình cáp và phát thanh. Theo Phụ
lục, mỗi Thành viên phải đảm bảo để các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của
Thành viên khác được tiếp cận và sử dụng mạng lưới dịch vụ viễn thông trên
cơ sở các điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử - đương nhiên là chỉ đối
với việc cung cấp dịch vụ được quy định trong lịch trình của mỗi Thành viên.
1.3.2.2. Những yếu tố cơ bản của Hiệp định GATS
Hiệp định Chung về Thương mại dịch vụ (GATS) thiết lập một khuôn
khổ những định chế và nguyên tắc đa phương cho thương mại dịch vụ với
mục đích mở rộng thương mại dịch vụ trong những điều kiện dịch vụ với mục
đích mở rộng thương mại dịch vụ trong những điều kiên minh bạch và tự do


×