Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế của công ty cổ phần kho vận việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS..............................6
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế. .............................6
1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế .........................................6
1.1.2. Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế.....................................8
1.2. Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp logistics.
................................................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................10
1.2.2. Các nội dung phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ..................11
1.3. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển các dịch vụ GNHHQT. ........................13
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu theo chiều rộng. ................................................................13
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu theo chiều sâu. ..................................................................16
1.4. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DV GNHHQT của doanh
nghiệp logistics.......................................................................................................18
1.4.1. Vai trò của việc phát triển DV GNHHQT đối với DN logistics. .............18
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh
nghiệp logistics. ..................................................................................................20
1.5. Kinh nghiệm phát triển DV GNHHQT của các doanh nghiệp logistics trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................26
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ DV GNHHQT của doanh nghiệp nước
ngoài tại Việt Nam. ............................................................................................26
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam về phát
triển DV GNHHQT. ...........................................................................................29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DV GNHHQT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHO VẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013 ...................................32
2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ Phần Kho Vận Việt Nam ................32



2.1.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức cung cấp dịch vụ GNHHQT của Công ty Cổ
phần Kho vận Việt Nam .....................................................................................32
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam ............34
2.2. Các nhân tố trong giai đoạn 2010-2013 ảnh hưởng đến phát triển DV
GNHHQT tại Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam. ............................................35
2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp giai đoạn 20102013. ...................................................................................................................36
2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp giai đoạn 20102013. ...................................................................................................................37
2.3. Thực trạng phát triển DV GNHHQT tại Công ty Cổ phần Kho vận Việt
Nam giai đoạn 2010-2013. ....................................................................................43
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần Kho vận Việt
Nam giai đoạn 2010-2013. .................................................................................43
2.3.2. Khái quát thực trạng phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho
vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013. ..................................................................44
2.4. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đo lường sự phát triển DV GNHHQT của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013. .................................48
2.4.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh nghiệp
logistics theo chiều rộng.....................................................................................49
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh
nghiệp logistics theo chiều sâu. ..........................................................................54
2.5. Đánh giá sự phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho vận Việt
Nam giai đoạn 2010-2013. ....................................................................................55
2.5.1. Những ưu điểm trong phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho
vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013. ..................................................................56
2.5.2. Một số tồn tại trong phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho
vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013. ..................................................................57
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển DV GNHHQT của Công
ty Cổ phần Kho vận Việt Nam. ..........................................................................59



CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GNHHQT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
.............................................................................................................................................63
3.1. Triển vọng thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đến năm 2020 .......63
3.1.1. Mơi trường kinh tế ...................................................................................63
3.1.2. Môi trường pháp luật................................................................................64
3.1.3. Môi trường khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng ...................................65
3.1.4. Xu hướng thị trường dịch vụ GNHHQT của Việt Nam đến 2020. .........67
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần
Kho vận Việt Nam..................................................................................................70
3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển DV GNHHQT đến năm 2020 của Công
ty Cổ phần Kho vận Việt Nam ...........................................................................70
3.2.2. Các mục tiêu phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho vận
Việt Nam đến năm 2020. ...................................................................................71
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển DV GNHHQT tại Công ty Cổ phần Kho
vận Việt Nam..........................................................................................................72
3.3.1. Các giải pháp ngắn hạn để tăng cường phát triển DV GNHHQT tại Công
ty Cổ phần Kho vận Việt Nam. ..........................................................................72
3.3.2. Các giải pháp trung và dài hạn để tăng cường phát triển DV GNHHQT
tại Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam. ..........................................................75
3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước để tăng cường phát triển DV GNHHQT của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.....................................................................79
3.4.1. Chính phủ nên tằng cường các chính sách hỗ trợ DN logistics liên kết các
doanh nghiệp XNK để dần thay đổi tập quán kinh doanh. ................................79
3.4.2. Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam cần phát huy vài trò cao hơn nữa,
tạo sự liên kết khối doanh nghiệp logistics trong nước .....................................81
KẾT LUẬN .......................................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................86
PHỤ LỤC...........................................................................................................................88



LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Nhuần
Cao học viên khóa 21, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Cam đoan luận văn: “Phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế của Công ty Cổ
phần Kho vận Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố trong
bất kỳ một cơng trình nào khác; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn
được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Hà Nội, Ngày 18 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Nhuần


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Qúy Thầy Cô trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, các Qúy Thầy Cô Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế đã trang bị cho
tôi tri thức, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, nâng cao trình độ, khả năng lý luận và
tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS
Nguyễn Thị Hường đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suối thời gian
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với Giám đốc cùng toàn thể công nhân
viên Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam đã chia sẻ thông tin và giúp đỡ, tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 18 tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Nhuần


MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

STT Chữ viết tắt
1

CP

Cổ phần

2

DN

Doanh nghiệp

3

DT

Doanh thu

4


DV

Dịch vụ

5

GNHHQT

Giao nhận hàng hóa quốc tế

6

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

7

KH

Khách hàng

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng Chữ viết đầy đủ bằng

Tiếng Anh
1

Tiếng Việt

CIF

Cost, Insurance and Freight

Chi phí, Bảo hiểm và cước

DDU

Delivered Duty Unpaid

Giao hàng tại địa điểm chỉ
định của bên mua nhưng
không nộp thuế nhập khẩu.

2

EU

European Union

3

FIATA

International Federration of Hiệp hội Giao nhận kho vận

Freight

Liên minh châu Âu

Forwarders Quốc tế

Association
4

FOB

Free On Board

Giao hàng lên tàu

5

FCL

Full container load

Giao hàng nguyên cơng

6

HS

Harmonized
Description
System


Commodity Hệ thống hài hịa mơ tả và
and

Coding mã hóa hàng hóa


7

ICD

Inland Container Depot

Cảng nằm sâu trong nội địa

8

IMF

International Monetary Fund

Qũy Tiền tệ Quốc tế

9

LCL

Less than container load

Giao hàng lẻ


10

LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số Năng lực Logistics
Quốc gia

11

TEU

Twenty-foot

Equivalent Đơn vị tương đương 20 foot.

Units

Là đơn vị của hàng hóa được
container hóa. (1TEU chuẩn
là 20ft(dài) x 8ft(cao) x
8,5ft(cao)

12

13

VIFFAS


WTO

Vietnam Freight Forwaeders Hiệp hội Giao nhận kho vận
Association

Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng:
Bảng 2.1. So sánh thủ tục hải quan, thông quan của Việt Nam với Thái Lan,
Singpore, Malaysia, 2012 ................................................................................. 40
Bảng 2.2: So sánh điểm số Hạ tầng cơ sở của Việt Nam và một số nước trong
đánh giá LPI của World Bank ........................................................................... 42
Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận của Vinalogistic giai đoạn 2010-2013 ......... 43
Bảng 2.4: Tốc độ tăng doanh thu theo thị trường của Vinalogistic giai đoạn
2010-2013 ........................................................................................................ 51
Bảng 2.5: Tốc độ tăng doanh thu theo sản phẩm dịch vụ của Vinalogistic giai
đoạn 2010-2013 ................................................................................................ 53

Hình:
Hình 2.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam ........... 32
Hình 2.2: Chỉ số LPI Việt Nam, 2012 ............................................................... 42
Hình 2.3: Mục tiêu doanh số giai đoạn 2011-2013 ............................................ 44

Hình 2.4: Kế hoạch phát triển thị trường mới giai đoạn 2011-2013 .................. 45
Hình 2.5: Mục tiêu số lượng KH thường xuyên giai đoạn 2011-2013 ................. 45
Hình 2.6: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bộ phận của Vinalogistic ....................... 46
Hình 2.7: Tốc độ gia tăng thị trường của Vinalogistic giai đoạn 2010-2013 ...... 49


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam năm 2013 đạt 264,26 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012; năm 2012 đạt
228,3 tỷ, tăng 12,1% và năm 2011 tăng 27,7% [13]. Bên cạnh đó, đánh giá của các
chuyên gia logistics thế giới cho biết, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
lựa chọn như một trung tâm sản xuất của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo
báo cáo của Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày
31/12/2013, cả nước có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng
vốn đăng ký là 14,48 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh đó,
cịn có 590 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,86 tỷ
USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong năm 2013, tổng vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm
2012 [19]. Việc chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên tất yếu sẽ
kéo theo nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tăng lên. Nhưng nhắc đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hố chúng ta khơng thể khơng nói đến dịch vụ giao nhận, vận
tải hàng hố quốc tế vì đây là hai hoạt động khơng tách rời nhau, chúng có tác động
qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh
chóng sẽ là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải phát triển mạnh mẽ
cả về chiều rộng và bề sâu. Sở hữu bờ biển rất dài và là cửa ngõ ra vào khu vực
Đơng Dương, có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam được đánh giá là một thị
trường có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ giao nhận, vận tải quốc tế nhưng chưa

tận dụng và phát triển tương xứng với lợi thế đó.
Theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO, năm 2014 Việt Nam phải mở cửa
hoàn toàn thị trường logistics. Sức hấp dẫn của thị trường dịch vụ giao nhận quốc tế
không chỉ đối với các doanh nghiệp logistics trong nước mà còn cả các doanh
nghiệp logistics nước ngồi. Khi đó sự cạnh tranh trong lĩnh vực logistics ở thị
trường Việt Nam ngày càng khốc liệt với sự hiện diện nhiều hơn nữa các nhà cung


2

cấp dịch vụ có mạng lưới tồn cầu. Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với
nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay
đổi, tìm kiếm những cơ hội mới, mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của
mình, và các doanh nghiệp logistics đang đứng trước tình huống đó.
Hiện, cả nước có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong ngành
logistics. Trong đó, các doanh nghiệp nội địa chiếm tới hơn 90% số doanh nghiệp,
nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần xuất nhập khẩu cả nước. 10% số doanh
nghiệp còn lại là các liên doanh hay đại diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị
phần còn lại. Sở dĩ như vậy là do dịch vụ vận tải quốc tế đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về tài
chính, kinh nghiệm và cơng nghệ kỹ thuật. Các doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu và
nhỏ lẻ nên việc phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế đã và đang được các doanh nghiệp
kinh doanh logistics quan tâm và đây được xem là một trong những hướng đầu tư trọng
yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp logistics nào nắm bắt được cơ hội trong việc cung
cấp đầy đủ, đa dạng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đến đơng đảo khách hàng thì
sẽ chiếm lĩnh được thị trường và mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam – Vinalogistic được thành lập và hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ logistics từ năm 2010. Với gần 4 năm thành lập và phát
triển, công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam cũng như các doanh nghiệp logistics vừa
và nhỏ khác trong ngành, vẫn loay hoay trong các dịch vụ khơng có giá trị gia tăng
cao như vận tải đường bộ, giao nhận hàng hóa đường biển nội địa; giá trị các dịch

vụ giao nhận hàng hóa quốc tế cịn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu của công ty.
Là một công ty ra đời muộn nhưng với mục tiêu trở thành một trong những doanh
nghiệp lớn trong ngành, Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam cần mở rộng và phát
triển mạnh hơn các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của mình. Nhưng cơ hội ở
đâu, thách thức như thế nào, giải pháp gì để phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam? Đề tài “Phát triển dịch vụ giao nhận quốc
tế của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam” được tác giả chọn lựa, nhằm giải đáp
vấn đề đó và đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.


3

2. Tổng quan các nghiên cứu cơng trình
Qua q trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, website cho thấy,
đã có một số hội thảo và đề tài nghiên cứu về dịch vụ giao nhận quốc tế dưới các
giác độ khác nhau:
- Luận văn thạc sỹ “Phát triển kinh doanh logistics của Công ty TNHH dịch
vụ thương mại và vận chuyển Âu Mỹ”, tác giả Trương Khắc Trung - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.
Luận văn đã đưa ra khá tổng quan các khía cạnh của dịch vụ logistics: các
quan điểm, vai trò, tác động của dịch vụ logistics. Luận văn còn nêu ra khá chi tiết
tình hình thị trường logistics giai đoạn 2002-2006. Tuy nhiên luận văn này lại
không đi vào trực tiếp sự phát triển của hoạt động kinh doanh logistics.
- Hội thảo quốc tế “Logistics và Hàng hải châu Á lần thứ hai”, diễn ra tại
Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), ngày 8/11/2012.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về vấn đề trọng tâm kinh tế thế giới dịch
chuyển sang châu Á và ảnh hưởng của điều này đối với việc quản lý chuỗi cung ứng
và hậu cần cũng như các cơ hội tại những nền kinh tế mới nổi.
- Luận văn thạc sỹ “Phát triển kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu của Cơng ty Cổ phần Thái Minh” của tác giả Trần Hạnh Thắm - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, năm 2012.
Luận văn đã đề cập đến các đặc điểm, sự cần thiết phát triển dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời cũng đưa ra nội dung; các chỉ tiêu phản
ánh phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và phân tích thực trạng
kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơng ty Cổ phần Thái Minh
trong giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đưa ra cịn ít và chỉ tập trung vào
doanh thu, lợi nhuận mà chưa có chỉ tiêu phản ánh trực tiếp vào dịch vụ giao nhận
hàng hóa quốc tế này. Bên cạnh đó, hạn chế của đề tài này là chưa đưa ra kinh
nghiệm của các doanh nghiệp logistics nước ngoài để rút ra bài học cho các doanh
nghiệp Việt Nam.


4

- Luận văn thạc sỹ “Phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần
Everpia Việt Nam” , tác giả Cù Thị Thu Phương - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, năm 2013.
Phạm vi thời gian của luận văn này là Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam,
giai đoạn 2009-2012. Luận văn này đã đưa ra hệ thống các quan điểm, nội dung, chỉ
tiêu đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh khá đầy đủ. Tác giả sẽ sử dụng
luận văn này làm nguồn tài liệu tham khảo, vận dụng để nghiên cứu phát triển dịch
vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam, giai đoạn
2010-2013. Qua nghiên cứu của mình, tác giả sẽ đóng góp vào luận văn kinh
nghiệm phát triển dịch vụ GNHHQT của một số doanh nghiệp nước ngoài để rút ra
bài học cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ

giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp logistics, qua đó áp dụng phân tích và
đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Cơng ty Cổ
phần Kho vận Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Mục đích cuối cùng của luận
văn là đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại
Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc
tế, phân loại và rút ra kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics nước ngoài trong
phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế.
+ Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013. Từ đó rút ra nhận xét về
những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển
dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai
đoạn 2010-2013.


5

+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhắm phát triển dịch vụ giao nhận
hàng hóa quốc tế tại Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam đến năm 2020.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển dịch vụ giao
nhận hàng hóa quốc tế của Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013, tầm nhìn 2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: đó là việc dựa vào số liệu thống kê trong
quá khứ qua từng năm hoạt động của công ty, cụ thể là số liệu kết quả kinh doanh

từng loại hình dịch vụ, từng loại hàng hóa hay từng nguồn khách hàng, để từ đó có
sự đối chiếu, so sánh với một số cơng ty khác và thị trường ngành.
- Phương pháp tổng hợp: Từ các số liệu thống kê của công ty về doanh thu,
lợi nhuận, khách hàng,...hàng năm, đặc biệt các cuộc khảo sát và ghi chép về chất
lượng dịch vụ của công ty thực hiện, đề tài sẽ tổng hợp, xử lý để có những số liệu
theo một số chỉ tiêu đánh giá phù hợp với nội dung đề tài.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu số liệu, các chỉ tiêu đó qua các năm để rút
ra nhận xét về xu hướng, điểm yếu, điểm mạnh của công ty. So sánh các chỉ tiêu
phát triển tại công ty với các công ty khác và mức trung bình ngành từ đó rút ra kết
luận về tình hình hoạt động của cơng ty.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
của doanh nghiệp Logistics.
Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của
Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế của Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam đến năm 2020.


6

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS.
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế.
1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Khái niệm giao nhận hàng hóa
Theo từ điển Tiếng Việt, giao nhận hàng hóa là giao và nhận hàng hố, tài sản

giữa hai bên tại trạm giao nhận hàng hoá; giao nhận hàng hố xong phải viết phiếu.
Theo đó, giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải để hoàn thành
chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nới tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của
lưu thông phân phối. Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập
kết hàng hóa, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…
Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Nghề giao nhận trên thế giới đã ra đời cách đây khoảng 500 năm. Năm
1552, hãng VANSAI đã ra đời ở BADILAY, Thuỵ Sĩ làm công việc giao nhận và
kiêm cả việc vận tải hàng hoá. Nhưng khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế ngày nay sử dụng nhiều theo quan điểm của Hiệp hội Giao nhận kho vận
Quốc tế (FIATA).
Quan điểm 1(FIATA): Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế là bất kỳ loại
dịch vụ nào liên quan quan tới gom hàng, vận chuyển, lưu kho, bốc xếp, đóng gói,
hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ
kể trên, thông thường là các dịch vụ về hải quan, bảo hiểm, tài chính, thanh tốn và
các chứng từ có liên quan đến hàng hóa. [7,tr.120].
Dịch vụ này ra đời muộn và còn non trẻ ở Việt Nam. Định nghĩa về dịch vụ
giao nhận được thừa nhận và biết đến lần đầu tiên trong Luật Thương mại 1997
Quan điểm 2 (Theo Điều 163, Luật Thương mại Việt Nam, 1997): Dịch vụ
giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng


7

hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng theo sự ủy thác của chủ hàng,
của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Về nội dung các hoạt động của dịch vụ này theo hai quan điểm trên là không
khác nhau, đó là tất cả các dịch vụ liên quan đến q trình giao nhận hàng hóa bao
gồm cả các hoạt động trực tiếp như kho bãi, bốc xếp, đóng gói đến các hoạt động

không trực tiếp tác động vào hàng hóa như chuẩn bị chứng từ liên quan đến hàng
hóa, lo liệu bảo hiểm, thông quan hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ…
Hiện nay, các nhà giao nhận Việt Nam đã đảm nhận nhiều cơng việc khác có
liên quan đến đóng gói, phân phối và vận tải đa phương thức phù hợp với xu thế
chung của quốc tế. Việt Nam đã ban hành Luật Thương mại 2005 trong đó quy định
rõ trách nhiệm của các bên trong hoạt động dịch vụ logistics và hoạt động giao nhận
là một phần của hoạt động logistics.
Điều 233, Luật Thương mại 2005 ghi rõ: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao”.
Trong phạm vi luận văn này, dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ( DV
GNHHQT) được hiểu là tập hợp tất cả các dịch vụ khác nhau có liên quan đến q
trình vận chuyển hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng trên phạm vi các
quốc gia khác nhau, từ khi hình thành hàng hóa đến khi kết thúc mọi thủ tục với
các bên liên quan.
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người
nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế phân công lao động quốc tế với
mức độ và qui mô chun mơn hố ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được


8

chun mơn hóa, do các tổ chức, các ngiệp đồn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành
và giao nhận đã chính thức trở thành một Nghề.
Tất cả những cá nhân, tổ chức kinh doanh, mơi giới dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế được gọi là người giao nhận (Forwader, Forwarding). Người giao nhận là

người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người
chuyên chở. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi cá nhân đó tự đứng ra thực hiện
các cơng việc giao nhận cho hàng hố của mình), là chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt
người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc
người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó.
Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp
đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không
phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công
việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm
thủ tục hải quan, kiểm hố …

1.1.2. Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
(1) Căn cứ theo phương thức vận tải
- Phương thức giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
- Phương thức giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
- Phương thức giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
- Phương thức giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt
- Phương thức giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường ống
- Giao nhận hàng hóa đa phương thức
(2) Căn cứ theo hình thức kinh doanh giao nhận
- Giao nhận hàng hóa nguyên container (FCL/FCL)
- Giao nhận hàng lẻ (LCL/LCL)
- Giao nhận hàng kết hợp ( FCL/LCL , LCL/FCL)
(3) Căn cứ theo chủ thể khách hàng trong hợp đồng mua bán.
-Loại hình dịch vụ thay mặt người gửi hàng – người xuất khẩu


9

+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở (nếu người

gửi hàng là người trả cước)
+ Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp, như: Giấy chứng nhận
chuyên chở, …
+ Đóng gói hàng hóa
+ Tổ chức lưu kho hàng hóa (nếu cần)
+ Cân đo hàng hóa
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu người gửi yêu cầu)
+ Thực hiện khai báo hải quan, các chứng từ liên quan phục vụ việc thơng
quan hàng hóa.
+ Vận tải hàng hóa đến nơi giao hàng, được xác định dựa theo điều kiện giao
hàng của hợp đồng mua bán (CIF, DDU…)
+ Hoàn thiện các chứng từ và báo cáo cho các bên liên quan.
+ Thanh tốn phí và các chi phí khác.
- Loại hình dịch vụ thay mặt người nhận hàng – người nhập khẩu
+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở (nếu người
nhận hàng là người trả cước)
+ Thay mặt ngưởi nhận hàng giám sát nghĩa vụ giao hàng của người bán.
+ Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến hàng hóa và việc
vận chuyển hàng hóa.
+ Thu xếp việc khai báo hải quan và trả các phí, thuế hay những chi phí khác.
+ Nhận hàng từ nơi địa điểm giao hàng (dựa theo điều kiện giao hàng) và bố
trí vận chuyển đến người nhận.
+ Thực hiện các giao dịch ngoại hối (nếu cần)
+ Thu xếp lưu kho, quá cảnh nếu cần
+ Hoàn thiện các chứng từ và báo cáo cho các bên liên quan
Ngoài những căn cứ phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế kể trên,
cịn một số cách phân loại khác như: căn cứ theo tính chất hàng hóa (hàng dự án,
hàng triển lãm,…) hay theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng…



10

1.2. Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp
logistics.
1.2.1. Khái niệm
Phát triển không chỉ đơn thuần là tăng lên hay giảm đi về lượng mà cịn có
sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là sự biến đổi theo chiều
hướng tăng, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước
nhảy về chất gây ra.
Với chủ thể nghiên cứu ở đây là dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, đây là
một sản phẩm dịch vụ nên nó vơ hình, khó đong đếm. Vì vậy, phát triển dịch vụ giao
nhận hàng hóa quốc tế phải xem xét đồng thời sự biến đổi theo chiều hướng tăng cả
về lượng và chất. Và được định nghĩa như sau: Phát triển dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế của doanh nghiệp logistics là sự mở rộng dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế của doanh nghiệp cả về chiều rộng (số lượng) và chiều sâu (chất lượng).
Phát triển về chiều rộng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ. Khơng chỉ duy trì các hoạt động truyền thống mà phải tiếp cận và phát triển các
loại hình dịch vụ GNHHQT đa dạng, hiện đại. Dưới góc độ vĩ mô, phát triển dịch vụ
GNHHQT theo chiều rộng là phát triển mới các loại hình dịch vụ, đề xuất mới các
dịch vụ hiện đại, hiệu quả hơn. Dưới góc độ doanh nghiệp logistics, phát triển về
chiều rộng là mở thêm các dịch vụ mà cơng ty có thể cung cấp từ ít đến nhiều, từ đơn
lẻ đến đa dạng, trọn gói… trên cở sở các dịch vụ đã có trong ngành nhưng trước đó
cơng ty chưa có điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ đó hoặc cơng ty đi đầu, đề xuất
dịch vụ mới.
Nói đến chất lượng dịch vụ GNHHQT là chúng ta đề cập đến tính tiện ích của
nó. Song song với q trình phát triển DV GNHHQT theo quy mô, chất lượng DV
GNHHQT không ngừng tăng lên, giúp cho khách hàng ngày càng hài lòng hơn. Khi
giữa các doanh nghiệp logistics khơng cịn phân biệt về sự đa dạng loại hình dịch vụ
thì chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp logistics.



11

1.2.2. Các nội dung phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Các cơng việc cần làm để phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh nghiệp
logistics được tiếp cận dựa trên các chức năng của nhà quản trị. Có nhiều cách phân
loại các chức năng của nhà quản trị, trong phạm vi luận văn này sẽ tiếp cận theo q
trình quản trị để có 4 chức năng cơ bản : Hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện kế
hoạch, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát.

1.2.2.1. Hoạch định kế hoạch phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh nghiệp
logistics
Khái niệm : Lập kế hoạch phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp là
một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các
chính sách, kế hoạch chi tiết để phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp trong
một giai đoạn nhất định.
Các công việc cần làm để thực hiện chức năng lập kế hoạch phát triển dịch
vụ GNHHQT.
+ Phân tích mơi trường kinh doanh và khách hàng mục tiêu để xác định cơ hội
kinh doanh cho các dịch vụ GNHHQT.
+ Xác định các mục tiêu phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp. Tùy từng
thời kỳ hay mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp logistics mà có các mục tiêu
phát triển DV GNHHQT khác nhau, ví dụ: mục tiêu về thị trường, mục tiêu về các
loại hình dịch vụ GNHHQT …
+ Lựa chọn các tiền đề và thu thập thông tin cho hoạch định phát triển DV
GNHHQT của doanh nghiệp.
+ Xây dựng các phương án để phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp.
+ Lập các kế hoạch phụ trợ và dự kiến ngân quỹ của các phương án phát triển
DV GNHHQT của doanh nghiệp.

+ Đánh giá và lựa chọn phương án phát triển DV GNHHQT tối ưu

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh
nghiệp logistics
Khái niệm: Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ GNHHQT của


12

doanh nghiệp là quá trình thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ
phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất
nhằm thực hiện kế hoạch phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Các cơng việc cần làm để tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển DV
GNHHQT của doanh nghiệp:
+ Phân công công việc trong bộ máy quản trị doanh nghiệp để thực hiện kế
hoạch phát triển DV GNHHQT: Ai làm gì? Làm như thế nào? Thời gian làm ra sao?...
+ Xác lập mối quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp theo các nhiệm vụ và quy
trình đã phân cơng.

1.2.2.3. Lãnh đạo phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh
nghiệp logistics.
Khái niệm: Lãnh đạo phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp được hiểu
là sự tác động mang tính nghệ thuật hay một q trình gây ảnh hưởng của người
lãnh đạo đến các cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp sao cho họ tự nguyện và
nhiệt tình phấn đấu thực hiện các kế hoạch phát triển DV GNHHQT của doanh
nghiệp đã đề ra.
Công việc cần làm để lãnh đạo phát triển dịch vụ DV GNHHQT của doanh
nghiệp thuộc về người lãnh đạo của doanh nghiệp: Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải
biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều
khiển, lãnh đạo những người khác để hướng các nhân viên của doanh nghiệp thực

hiện kế hoạch phát triển DV GNHHQT đã đề ra.

1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc
tế của doanh nghiệp logistics.
Khái niệm: Kiểm tra, giám sát phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp
là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, qua đó phát hiện những
sai lệch nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời đồng thời xử lý các tình huống
phát sinh, đảm bảo việc phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp.


13

Các công việc cần làm để kiểm tra, giám sát phát triển DV GNHHQT của
doanh nghiệp:
+ Xây dựng các tiêu chuẩn phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp.
+ Đo lường việc thực hiện phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp.
+ Điều chỉnh các sai lệch trong việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế của doanh nghiệp.
+ Xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát
triển DV GNHHQT của doanh nghiệp.

1.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng sự phát triển các dịch vụ GNHHQT.
Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ
giao nhận hàng hóa quốc tế như tiếp cận theo nhóm các chỉ tiêu định tính, các chỉ tiêu
định lượng. Như đã nói tại phần tổng quan các cơng trình nghiên cứu, tác giả sẽ tham
khảo bộ chỉ tiêu đo lường sự phát triển mạng lưới kinh doanh trong luận văn thạc sỹ
“Phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam”, của tác
giả Cù Thị Thu Phương để vận dụng và đưa ra bộ chỉ tiêu đo lường sự phát triển dịch
vụ GNHHQT theo hai nhóm chính: Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DV
GNHHQT của doanh nghiệp theo chiều rộng và nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển

DV GNHH QT của doanh nghiệp theo chiều sâu. Đối với các chỉ tiêu có thể định
lượng, luận văn sẽ làm rõ các công thức cũng như mức đánh giá sự phát triển. Đối với
các chỉ tiêu định tính, luận văn sẽ đưa ra ý nghĩa của chỉ tiêu và chỉ rõ như thế nào là
tốt hay xấu đối với sự phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp logistics.

1.3.1. Nhóm chỉ tiêu theo chiều rộng.
1.3.1.1. Tốc độ gia tăng số lượng KH thường xuyên và DT theo KH thường xuyên
Dựa vào tần suất và khối lượng hàng hóa giao nhận của một khách hàng để
doanh nghiệp xét đó là khách hàng thường xuyên hay khách hàng lẻ.
a. Tốc độ gia tăng số lượng khách hàng thường xuyên
Giả thiết số lượng khách hàng = x
Tỷ lệ tăng x hàng năm =

x năm sau - x năm trước
x năm trước

x 100%


14

- Nếu tỷ lệ tăng x >0: Doanh nghiệp có số lượng khách hàng thường xuyên tăng
- Nếu tỷ lệ tăng x = 0: DN có số lượng khách hàng thường xuyên không đổi
- Nếu tỷ lệ tăng x <0: Doanh nghiệp có số lượng khách hàng thường xuyên giảm
Tỷ lệ x càng lớn, càng chứng tỏ doanh nghiệp có tốc độ tăng số lượng khách
hàng thường xuyên càng cao và ngược lại.
b. Tốc độ tăng doanh thu theo khách hàng thường xuyên
Giả thiết doanh thu của 1 khách hàng = y
y năm sau - y năm trước


Tốc độ tăng y hàng năm =

y năm trước

x 100%

- Nếu tỷ lệ tăng y hàng năm >0: Doanh thu từ khách hàng đó tăng
- Nếu tỷ lệ tăng y hàng năm =0: Doanh thu từ KH đó khơng đổi
- Nếu tỷ lệ tăng y hàng năm <0: Doanh thu từ khách hàng đó giảm
Ngồi ra ta cịn xem xét tỷ lệ doanh thu của khách hàng đó trong tổng doanh
thu của DN
y năm t

Tỷ lệ y so với tổng DT năm t =

x 100%

DT năm t

Tỷ lệ y so với tổng doanh thu càng lớn càng chứng tỏ doanh thu của khách
hàng đó đóng vai trị lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và là khách hàng
quan trọng của doanh nghiệp, DN cần có những chính sách chăm sóc đặc biệt.
Số lượng khách hàng thường xuyên hay doanh thu từ khách hàng thường
xuyên tăng chứng tỏ độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp tăng, điều
đó có nghĩa chất lượng dịch vụ và giá cả của cơng ty có tính cạnh tranh.

1.3.1.2. Tốc độ gia tăng thị trường và doanh thu theo thị trường
a. Tốc độ gia tăng thị trường
Giả thiết số lượng thị trường = m
Tỷ lệ tăng m hàng năm =


m năm sau - m năm trước
m năm trước

x 100%

- Nếu tỷ lệ tăng m >0: Thị trường của doanh nghiệp được mở rộng
- Nếu tỷ lệ tăng m = 0: Thị trường của doanh nghiệp không đổi


15

- Nếu tỷ lệ tăng m <0: Thị trường của doanh nghiệp giảm
Chỉ tiêu tốc độ gia tăng thị trường cung cấp dịch vụ phản ánh sự phát triển về
quy mơ thị trường dịch vụ GNHHQT mà doanh nghiệp đó cung cấp. Tỷ lệ tăng m
càng cao càng chứng tỏ DN có tốc độ tăng trưởng thị trường cao và ngược lại.
b. Tốc độ tăng doanh thu theo thị trường
Giả thiết doanh thu của 1 thị trường = n
Tỷ lệ tăng n hàng năm =

n năm sau - n năm trước
n năm trước

x 100%

- Nếu tỷ lệ tăng n hàng năm >0: Doanh thu từ thị trường đó tăng
- Nếu tỷ lệ tăng n hàng năm =0: Doanh thu từ thị trường đó khơng đổi
- Nếu tỷ lệ tăng n hàng năm <0: Doanh thu từ thị trường đó giảm
Ngồi ra ta còn xem xét doanh thu của thị trường đó trong tổng doanh thu để
thấy vai trị của thị trường đó đối với doanh thu của DN

n năm t

Tỷ lệ n so với tổng DT năm t =

DT năm t

x 100%

Tỷ lệ n so với tổng doanh thu càng lớn càng chứng tỏ doanh thu của thị
trường đó đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và là thị
trường quan trọng của doanh nghiệp.

1.3.1.3. Tốc độ gia tăng sản phẩm dịch vụ và doanh thu theo sản phẩm dịch vụ
a. Tốc độ gia tăng các sản phẩm dịch vụ
Giả thiết số lượng các sản phẩm dịch vụ = p
Tỷ lệ tăng p hàng năm =

p năm sau - p năm trước
p năm trước

x 100%

- Nếu tỷ lệ tăng p >0: Doanh nghiệp có số lượng các sản phẩm DV tăng
- Nếu tỷ lệ tăng p =0: DN có số lượng các sản phẩm DV khơng đổi
- Nếu tỷ lệ tăng p <0: Doanh nghiệp có số lượng các sản phẩm DV giảm
Chỉ tiêu tốc độ gia tăng về số lượng các sản phẩm dịch vụ phản ánh sự phát
triển về quy mô số lượng dịch vụ mà DN đó cung cấp. Tỷ lệ tăng p càng lớn, càng


16


chứng tỏ DN có tốc độ tăng số lượng các sản phẩm dịch vụ càng cao và ngược lại.
b. Tốc độ tăng doanh thu theo các sản phẩm dịch vụ
Giả thiết doanh thu của sản phẩm dịch vụ = q
Tỷ lệ tăng q hàng năm =

q năm sau - q năm trước
q năm trước

x 100%

- Nếu tỷ lệ tăng q hàng năm >0: Doanh thu từ sản phẩm dịch vụ đó tăng
- Nếu tỷ lệ tăng q hàng năm =0: Doanh thu từ sản phẩm dịch vụ đó khơng đổi
- Nếu tỷ lệ tăng q hàng năm <0: Doanh thu từ sản phẩm dịch vụ đó giảm
Ngồi ra, ta cũng xem xét tỷ lệ doanh thu của sản phẩm dịch vụ đó trong tổng
doanh thu của doanh nghiệp:
q năm t

Tỷ lệ q so với tổng DT năm t =

DT năm t

x 100%

Tỷ lệ q so với tổng doanh thu càng lớn càng chứng tỏ doanh thu của sản
phẩm dịch vụ đó đóng vai trị quan trọng trong tổng doanh thu của DN.

1.3.1.4. Khả năng bao phủ thị trường của doanh nghiệp
Khả năng bao phủ thị trường của doanh nghiệp được tính bằng thị phần của
doanh nghiệp trên thị trường hàng năm.

Sản lượng giao nhận hàng hóa
Thị phần năm t =

của cơng ty năm t
Sản lượng hàng hóa xuất nhập

x 100%

khẩu của quốc gia năm t
Thị phần càng lớn nghĩa là độ bao phủ thị trường của DN càng lớn, tức là doanh
nghiệp có mức độ phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ngày càng cao.

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu theo chiều sâu.
1.3.2.1. Mức tiến bộ về chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ được đo lường qua khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch
vụ; thái độ phục vụ khách hàng và mức độ đa dạng, hiện đại của cơ sở vật chất kỹ
thuật, nguồn lực phục vụ quá trình cung cấp dịch vụ.
Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ GNHHQT của một công ty là dể


17

dàng, đơn giản, nhanh chóng hay nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian… Nếu việc tiếp
cận và sử dụng dịch vụ GNHHQT của công ty là đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng
thì được tính vào mức tiến bộ về chất lượng dịch vụ. Và ngược lại, nếu việc tiếp cận
và sử dụng dịch vụ của công ty mất nhiều thời gian và thủ tục, thì được tính vào
cơng ty đó chưa có tiến bộ về chất lượng dịch vụ.
Thái độ phục vụ khách hàng được đánh giá đầu tiên dựa vào thái độ của nhân
viên thực hiện dịch vụ đó. Thái độ nhân viên phải tỏ ra lịch sự, nhã nhặn và ứng xử
một cách thông minh, khôn khéo, kịp thời trong các tình huống. Lắng nghe khách

hàng, có thái độ tích cực với khách hàng, và tiếp nhận phẩn hồi của khách hàng một
cách tích cực là những yếu tố tạo sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với
dịch vụ doanh nghiệp. Ngoài ra thái độ phục vụ khách hàng còn được đánh giá vào
khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc khách hàng. Điều kiện quan trọng
không kém đối với nhân viên làm việc cho một cơng ty nào đó là khả năng hiểu biết
đầy đủ thông tin về sản phầm dịch vụ của công ty và các vấn đề liên quan khác thì
có thể cung cấp đầy đủ những thơng tin mà khách hàng quan tâm và những thắc
mắc của họ để làm hài lòng khách hàng. Đồng thời việc chia sẻ thông tin và phối
hợp hiệu quả trong việc cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng
mang lại thành công trong việc giao dịch… Những đánh giá tích cực sẽ được tính
vào sự tiến bộ của dịch vụ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực phục vụ q trình cung cấp các dịch vụ
(hay nói cách khác là cơ sở vật chất, nguồn lực tham gia thực hiện dịch vụ) được
đánh giá trên mức độ đầy đủ, hiện đại hay thiếu thốn, thô sơ.

1.3.2.2. Mức hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ GNHHQT được thể hiện sự
thỏa mãn của đối với những dịch vụ GNHHQT mà công ty cung cấp ở một mức giá
nhất định. Khi sự thỏa mãn cao sẽ thể hiện bằng những đơn hàng tiếp theo.
Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng chính là đánh giá mức độ đáp ứng
đúng yêu cầu của khách hàng: đúng thời gian, địa điểm, mức độ an tồn của hàng
hóa, thái độ làm việc và hợp tác cũng như việc giải quyết các vấn đề khi xảy ra sự


×