Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

PHẠM THÙY LINH

QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hường

Hà Nội, tháng 11 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong
luận văn do Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex cung cấp và do cá nhân tôi thu
thập tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng.
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Người thực hiện

Phạm Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ


thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu”, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tơi xin được bày tỏ lịng biết
ơn đối với PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học và
Viện thương mại và kinh tế quốc tế cùng các thầy cô đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều
trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn để tơi có thể hồn thành khóa
luận này. Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, các anh
chị đồng nghiệp, các bạn học viên đã giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi trong q
trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã
động viên, khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn. Do thời gian và năng lực bản thân còn giới hạn nên luận văn
khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦANGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI...................................................................................................... 6
1. 1. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trong Ngân hàng thương mại...... 6
1. 1. 1. Tài trợ thương mại quốc tế ................................................................... 6

1. 1. 2. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trong NHTM ........................ 6
1. 2. Rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng
thương mại ......................................................................................................... 9
1. 2. 1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân
hàng thương mại .............................................................................................. 9
1. 2. 2. Phân loại rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế .................. 9
1. 2. 3. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ........... 10
1. 3. Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trong Ngân
hàng thương mại .............................................................................................. 11
1. 3. 1. Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương
mại của NHTM .............................................................................................. 11
1. 3. 2. Quy trình quản trị rủi ro ..................................................................... 12
1. 3. 3. Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại của Ngân
hàng ............................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX .................................................................. 28
2. 1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ......................... 28


2. 1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex. .................................................................................................... 28
2. 1. 2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
...................................................................................................................... 29
2. 1. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu
Petrolimex ..................................................................................................... 31
2. 2. Tình hình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Ngân hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex ...................................................................................... 32
2. 2. 1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ thương mại quốc tế của
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ........................................................ 32

2. 2. 2. Kết quả của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng
TMCP Xăng dầu Petrolimex .......................................................................... 36
2. 3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex giai đoạn 2016 -2018 .................... 39
2. 3. 1. Mơ hình quản trị rủi ro ....................................................................... 39
2. 3. 1. Thực trạng nhận diện rủi ro ................................................................ 42
2. 3. 2. Thực trạng đo lường rủi ro ................................................................. 47
2. 3. 3. Thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro .................................................. 52
2. 3. 4. Thực trạng công tác xử lý rủi ro ......................................................... 60
2. 3. 5. Kết quả quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Ngân
hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ................................................................ 61
2. 4. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương
mại quốc tế Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ................................... 63
2. 4. 1. Thành công trong công tác quản trị rủi ro ........................................... 63
2. 4. 2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro .......................... 64
2. 4. 3. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro ............... 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX ................................ 73
3. 1. Quan điểm và định hướng Quản trị rủi ro đối với hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ................. 73
3. 1. 2. Quan điểm về quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex ..................................................................................................... 73
3. 1. 3. Định hướng về cấp tín dụng vay và quản trị rủi ro tài trợ thương mại
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ....................................... 73
3. 2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong Tài trợ thương mại quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex................................................... 74


3. 2. 1. Ban hành và hoàn thiện các quy trình, quy định của Ngân hàng nhằm

tăng cường quản trị rủi ro............................................................................... 74
3. 2. 2 Tăng cường nguồn nhân lực quản trị rủi ro và gia tăng đào tạo nâng cao
chất lượng nhân sự ......................................................................................... 79
3. 2. 3 Nâng cấp hệ thống thông tin để tăng cường quản trị rủi ro .................. 83
3. 3. Một số kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV QHKH

Chuyên viên quan hệ khách hàng

CV QLRRTD

Chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng

CV QLTD

Chun viên Quản lý tín dụng

DN

Doanh nghiệp

DPRR

Dự phịng rủi ro


KH

Khách hàng

L/C

Thư tín dụng
(Letter of Credit)

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

PGBank

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex



Quyết định

QLRR


Quản lý rủi ro

QLRRTD

Quản lý rủi ro tín dụng

QLTD

Quản lý tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


TSĐB

Tài sản đảm bảo

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Tình hình kinh doanh của PGBank tại thời điểm 2018 ........................... 31
Bảng 2. 3: Cơ cấu doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tại PGBank theo thời hạn tài trợ
từ 2016 đến 2018 ................................................................................................... 37
Bảng 2. 4: Cơ cấu doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tại PGBank theo ngành hàng từ
2016 đến 2018 ....................................................................................................... 38
Bảng 2. 5: Tổng hợp các dấu hiệu rủi ro qua các năm ............................................ 47
Bảng 2. 6: Số lượng số lượng hồ sơ tín dụng xếp hạng 2016 -2018........................ 52
Bảng 2. 6: Quy định cho vay áp dụng đối với các xếp hạng tín dụng của khách hàng
.............................................................................................................................. 53
Bảng 2.7: Quy định về lãi suất cho vay tối thiếu đối với các phương án, dự án sản
xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu........................................................................ 54
Bảng 2.8: Quy định về lãi suất cho vay tối thiếu đối với các phương án, dự án sản
xuất kinh doanh khác ............................................................................................. 54
Bảng 2.8: QĐ về lãi suất USD đối với các khoản vay ngắn hạn để thực hiện phương
án SXKD hàng hóa XK có nguồn thu bằng ngoại tệ chuyển về PGBank ............... 55

Bảng 2.9: Quy định về lãi suất tối thiếu chiết khấu hối phiếu................................. 55
Bảng 2.10: Dư nợ có tài sản đảm bảo .................................................................... 58
Bảng 2. 11: Trích DPRR cấp tín dụng XNK .......................................................... 59
Bảng 2. 12: Xử lý nợ xấu doanh nghiệp XNK bằng quỹ DPRR ............................. 60
Bảng 2. 13: Phân loại dự nợ tín dụng Xuất nhập khẩu PGBank 2016-2018............ 61
Bảng 2. 14: Các chỉ tiêu mức độ rủi ro cấp tín dụng doanh nghiệp XNK ............... 62


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình quản trị rủi ro ................................................................ 14
Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của PGBank ...................................................... 30
Hình 2. 2: Biểu đồ doanh số tài trợ xuất nhập khẩu từ 2016 đến 2018 tại PGBank. 36
Hình 2. 3: Sơ đồ mơ hình ba tuyến phòng thủ trong Quản trị rủi ro tại PGBank..... 40
Hình 2. 4: Biểu đồ về chọn lọc hồ sơ tại đơn vị kinh doanh năm 2018 ................... 44
Hình 2. 5: Biểu đồ về sàng lọc hồ sơ tại Khối quản lý rủi ro năm 2018 .................. 45
Hình 2.6: Biểu mẫu bảng chấm điểm về quy mơ.................................................... 49
Hình 2. 7: Biểu mẫu bảng chấm điểm đánh giá về tài chính ................................... 50
Hình 2. 8: Biểu mẫu bảng chấm điểm đánh giá về quan hệ tín dụng ...................... 50
Hình 2. 9: Biểu mẫu bảng tính tổng điểm và xếp loại............................................. 51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

PHẠM THÙY LINH

QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, tháng 11 năm 2019


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế
giới, Việt Nam đã tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường xuất nhập khẩu
được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, qua đó góp phần thúc đẩy
sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu cho ngân sách nhà
nước. Quan hệ thương mại mở rộng, nước ta đã tham gia vào các khối, các tổ chức
kinh tế khu vực và thế giới.
Sự phát triển ngày càng đa dạng và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay đã có tác động lớn, thúc
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập.
Nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàng mà nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng
quy mơ sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội luôn được đáp ứng kịp
thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và mang lại thu nhập chính trong
hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên rủi
ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là phổ biến và gần như
mang tính tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc chấp nhận và đối
đầu với rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Tuy nhiên rủi ro cao quá

mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó
ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì thế
việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng không chỉ là mối quan
tâm của các nhà lãnh đạo Ngân hàng mà còn là mỗi quan tâm của các nhà kinh tế.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex hiện đang cung cấp rất nhiều sản
phẩm tín dụng, trong đó có hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là một trong các
hoạt động đang mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do những yếu tố
khách quan lẫn yếu tố chủ quan, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Là một


ii

nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, nhận thức rất rõ những vai trò của
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng như sự cấp thiết của
việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ này tại Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex. Với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro
trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tổng quan nghiên cứu
Quản trị rủi ro là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng, đã có rất nhiều
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên đa phần là nghiên cứu về
Quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại một Ngân hàng TMCP của Việt Nam hoặc đi
sâu vào các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong phạm vi tìm hiểu và nghiên
cứu của tác giả, chưa có đề tài nào thực hiện nghiên cứ về Quản trị rủi ro trong hoạt
động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP.
Đối với các đề tài nghiên cứu về PGBank, các đề tài về quản lý rủi ro cũng
đều nghiên cứu về rủi ro tín dụng nói chung, các đề tài liên quan đến tài trợ thương

mại chủ yếu về tăng cường hiệu quả kinh doanh. Một số đề tài nghiên cứu nổi bật
như: Nguyễn Khánh Linh (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần xăng dầu Petrolimex – PGBank. Luận văn đưa ra thực trạng cũng như giải
pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với riêng rủi ro tín dụng, đánh giá
trên tồn bộ dự nợ tín dụng của PGBank.
Tác giả nhận thấy, chưa có đề tài nghiên cứu sâu về quản lý rủi ro đối với
riêng hoạt động tài trợ thương mại, về mơ hình, quy trình, nội dung cơng tác quản
trị rủi ro đối với tất cả các loại rủi ro phổ biến của hoạt động này. Đây là một
khoảng trống lớn. Trong khi đó hoạt động tài trợ thương mại ngày càng phát triển
kèm theo nhu cầu tăng cường quản trị rủi ro cho hoạt động này. Do đó tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu về đề tài này với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng và đưa ra được
những giải pháp phù hợp đối với hoạt động Quản trị rủi roc ho hoạt động tài trợ
thương mại của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.


iii

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đích nghiên cứu của luận văn này nhằm tìm ra giải pháp để tăng
cường quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex
Để đạt được mục đích đó, luận văn đưa ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và quản trị rủi ro trong
hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại.
 Phân tích thực trạng tài trợ và quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ
thươngmại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
 Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tăng cường quản trị rủi ro trong
hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại
quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex từ năm 2016 đến năm 2018

5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu: Thống kê, mô tả,
so sánh.
+ Sử dụng số liệu thứ cấp của Ngân hàng dựa trên các báo cáo thu thập,
thống kê các số liệu liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại quốc tế như doanh
số tài trợ xuất nhập khẩu, tỉ lệ nợ quá hạn, trích lớp dự phòng rủi ro … nhằm đánh
giá được thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại tại PGBank.
+ So sánh các số liệu giữa các năm, các ngành hàng, các hình thức tài trợ.
+ Từ các thơng tin thu thập được phân tích, đánh giá tìm ra hạn chế, từ đó
đưa ra giải pháp.


iv

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
này đuợc cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp tăng cường quản trị rủi ro
trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 1 của luận văn đưa ra các vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro trong
hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại, làm cơ sở để phân
tích thực trạng và đưa ra giải pháp ở các chương sau. Các vấn đề được nêu ra gồm
có:
 Khái niệm và các hình thức tài trợ thương mại quốc tế trong Ngân hàng
thương mại.
 Khái niệm, phận loại và tác động quả rủi ro trong trong hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại.
 Khái niệm, vai trị, quy trình và nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động
tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại.
Luận văn nhấn mạnh rõ Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại
chính là quản trị rủi ro đối với các hoạt động cho vay, cấp tín dụng đối với các
doanh nghiệp XNK. Đó là q trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính
sách của Ngân hàng để quản trị các vấn đề liên quan đến các rủi ro trong q trình
cấp tín dụng, cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.


v

Luận văn cũng đưa ra một trong các mơ hình Quản trị rủi ro phổ biến đó là
mơ hình quản trị rủi ro với ba tuyến phòng thủ dựa trên mơ hình “3 tuyến phịng thủ
trong quản trị và kiểm soát rủi ro” do IIA (Institute of Internal Auditors) ban hành
năm 2013, cùng với quy trình gồm bốn nội dung quan trọng của công tác quản trị
rủi ro bao gồm: Nhận biết : các dấu hiệu nhận biết, phương pháp nhận biết; đo
lường: các cơng cụ đo lường; kiểm sốt và xử lý rủi ro. Các nội dnug cần thực hiện
phối hợp chặt chẽ với nhau theo đúng các nhiệm vụ từng tuyến phịng thủ để có thể
Quản trị rủi ro hiệt quả trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và tài trợ thương

mại quốc tế nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX
Chương 2 căn cứ trên nền tảng lý thuyết các vấn đề cơ bản phía trên để phân
tích, đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân
hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Các nội dung chính được đề cập như sau:

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển cùng bộ máy hoạt động của Ngân
hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex với hơn 25 năm phát triển khơng ngừng. PG
Bank có Trụ sở chính đặt tại Tầng 16, 23 và 24, Tòa nhà MIPEC, 229 phố Tây Sơn,
phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tính đến 31 tháng 12 năm
2018, mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng đã tăng lên 16 chi nhánh và 63 phòng
giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm trên toàn quốc với tổng số nhân viên là 1. 546 người.
Bộ máy hoạt động ngày càng hoàn thiện và chun mơn hố.
Sợ lược tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
Đánh giá chung một số chỉ tiêu năm 2018. Kết thúc năm 2018, tổng tài sản của PG
Bank đạt 29. 900 tỷ đồng, tăng trưởng 2% so với cuối năm 2017 và đạt 87% kế


vi

hoạch. Tổng nguồn huy động đạt 25. 745 tỷ đồng đạt 86% kế hoạch tăng 2% (450 tỷ
đồng) so với cuối năm 2017. Huy động từ thị trường 1 đạt 24. 345 tỷ đồng đạt 93%
kế hoạch tăng 6% so với 2017. Huy động thị trường 2 đạt 1. 400 tỷ đồng, đạt 37%
kế hoạch, giảm 42% so với năm 2017. Dư nợ toàn ngân hàng đạt 22. 052 tỷ đồng
đạt 92% kế hoạch, tăng 3% so với cuối năm 2017. Thông tin sáp nhập kéo dài ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng nên huy động và cho vay của

ngân hàng trong năm 2018 không đạt kế hoạch, tăng trưởng nhẹ so với năm 2017.
Bên cạnh đó tình hình xử lý nợ xấu của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn nên trích
lập dự phịng cao. Mặc dù lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 97% so với năm 2017
nhưng chỉ đạt 87% kế hoạch đề ra.

2.2. Tình hình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Ngân hàng TMCP
Xăng Dầu Petrolimex
Quy trình hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của PGBank gồm 7 bước:
- Tiếp nhận khách hàng
- Tiếp nhận hồ sơ khách hàng và thẩm định
- Kiểm soát thẩm định
- Thẩm định rủi ro độc lập
- Phê duyệt
- Thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng
- Thực hiện giao dịch, giải ngân, phát hành LC, giám sát hoạt động khách
hàng
Hoạt động tài trợ thương mại tại PGBank có xu hướng tăng trưởng trong 3
năm 2016 – 2018. Tổng doanh số cho vay qua 03 năm có sự tăng trưởng. Doanh số
cho vay năm 2017 tăng ~ 6% so với năm 2016; doanh số cho vay 2018 tuy có tăng
so với năm trước nhưng không nhiều do doanh số tài trợ nhập khẩu giảm mạnh so
với năm trước. Doanh số tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu gần như nhau nhưng xuất
khẩu có xu hương tăng trong khi đó nhập khẩu lại giảm dần. Nguyên nhân một phần


vii

do chính sách của NHNN và PGBank tập trung ưu tiên tài trợ cho xuất khẩu. Doanh
số bảo lãnh, LC chiếm khoảng 4 - 5, 8% tổng doanh số và đang có xu hướng tăng
lên.


2.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex giai đoạn 2016 -2018
Với cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại, PGBank đã sẵn sang áp dụng khung
quản lý rủi ro với mơ hình ba tuyến phòng thủ. Hoạt động quản trị rủi ro tại ba
tuyến này hiện nay được phân chia như sau:
Hội đồng cổ đơng
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm sốt

Ban Điều Hành

Tuyến thứ 1

Tuyến thứ 2

Tuyến thứ 3

Phịng
Các bộkinh
phậndoanh
tác nghiệp,
tại Chi
kinh
nhánh
doanh
và Hội
trựcsởtiếp:
chính,
CN,
Phịng

PGD,
giao
PKDdịch
Nhận biết rủi ro, đo lường
rủi ro, thiết kế kiểm soát
rủi ro phù hợp

Khối Quản lý rủi ro
Khối Quản lý rủi ro
Nhận diện rủi ro, đo lường
Nhận diện rủi ro, đo lường
rủi ro, kiểm soát rủi ro, xử
rủi ro, kiểm soát rủi ro: xây
lý rủi ro: xây dựng chính
dựng chính sách, quản lý
sách, quản lý tuân thủ,
tuân thủ, kiểm soát nội bộ
kiểm sốt nội bộ

Phịng
Phịng kiểm
kiểm tốn nội
nội bộ
Kiểm tra, đánh giá rủi ro
độc lập

Mơ hình ba tuyến phịng thủ trong Quản trị rủi ro tại PGBank
Trong chương này, luận văn cũng phân tích thực trạng cơng tác rủi ro theo
từng nội dung của quy trình Quản trị rủi ro: Nhận biết, đo lường, kiểm soát và xử lý
rủi ro. Đánh giá kết quả của công tác Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương

mại của PGBank với thực trạng các cơng tác đã nêu. Từ đó đưa ra các nhận xét về
thành công và hạn chế cũng như đưa ra các nguyên nhân dẫn tới hạn chế của công
tác này.


viii

Công tác quản trị rủi ro của PGBank cũng đã đạt được những thành công
nhất định. Công tác định hướng tốt đã góp phần đảm bảo chất lượng nợ vay XNK ở
mức cao, giảm thiểu rủi ro trong cấp tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp và được duy trì ổn
định những năm gần đây. Bên cạnh những thành công, cơng tác quản trị rủi ro tại
PGBank cũng cịn rất nhiều hạn chế, tồn tại dẫn tới việc Ngân hàng vẫn phải đối
mặt với nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng, nợ xấu vẫn còn.
Luận văn đưa ra các nguyên nhân chính dẫn tới các hạn chế của công tác
Quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại của PGBank:
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
+ Quy trình, quy định chưa đầy đủ, hồn thiện
+ Nguồn nhân lực mỏng, năng lực chuyên môn, đạo đức của đội ngũ
chuyên viên QHKD và Quản trị rủi ro cịn hạn chế
+ Chưa có hệ thống thơng tin quản lý tín dụng, hệ thống lưu trữ quản lý
văn bản quy định
+ Tình trạng thơng tin bất đối xứng
+ Q phụ thuộc vào tài sản bảo đảm
- Nguyên nhân từ bên ngồi Ngân hàng:
+ Ngun nhân từ phía doanh nghiệp: Sử dụng sai mục đích vốn tài trợ,
thơng tin tài chính thiếu minh bạch, năng lực quản trị và kinh doanh yếu kém
+ Nguyên nhân khách quan từ môi trường: Khí hậu biến đổi, mơi trường
kinh tế khơng ổn định, suy thối, mơi trường pháp lý chưa thuận lợi, cịn nhiều bất
cập.
+ Hoạt động thanh tra kiểm tra của Ngân hàng nhà nước chưa phát huy

tốt.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNXĂNG DẦU PETROLIMEX
Trong chương 3, luận văn đưa ra quản điểm và định hướng Quản trị rủi ro
đối với hoạt đông tài trợ thương mại của PGBank, từ đó đề xuất các giải pháp để


ix

khắc phục các hạn chế của công tác này dựa trên các nguyên nhân và thực trạng đã
đánh giá ở chương 2.

3. 1. Quan điểm và định hướng Quản trị rủi ro đối với hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
3. 1. 2. Quan điểm về quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex
Tăng trưởng tín dụng cần phải đi kèm với kiểm sốt chất lượng tín dụng.
Cơng tác quản trị rủi ro cần phải được chú trọng song song với việc thúc đẩy bán.
Tập trung toàn diện vào quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị
trường.
Tập trung kiểm soát rủi ro ngay từ đầu vào chứ không chỉ chú trọng xử lý rủi
ro khi đã phát sinh.

3. 1. 3. Định hướng về cấp tín dụng vay và quản trị rủi ro tài trợ thương
mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
a. Định hướng về cấp tín dụng XNK
Triển khai thêm các sản phẩm tài trợ thương mại cũng như gói sản phẩm đi
kèm hỗ trợ hoạt động giao dịch của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đánh vào các
ngành hàng chiến lược và tiềm năng. Kiểm soát các điều kiện tài trợ xuất nhập khẩu.
Xây dựng và củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu.
b. Định hướng về quản trị rủi ro
Quản lý chặt chẽ danh mục tín dụng theo ngành, lĩnh vực, nhóm khách hàng,
tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt để tái cấu trúc danh mục tín dụng, xây
dựng kế hoạch từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo hướng
giảm sự trập trungquá lớn vào một số ngành, lĩnh vực, khách hàng, hạn chế đối với
với các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao, tiềm ẩn rủi ro, nhằm đạt được cơ cấu danh
mục tín dụng bền vững.


x

Kiểm sốt chất lượng tín dụng tồn hệ thống, thực hiện đánh giá phânloại nợ
trập trung, đảm bảo kiểm soát phân loại nợ khách hàng chính xác, phản ánh đúng
thực trạng chất lượng tín dụng hệ thống.
Kiểm sốt đối với các các khách hàng, ngành hàng có nợ xấu, nợ nhóm 2 cao
và phát sinh tăng để kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và đề xuất biện pháp xử lý.
Khuyến khích các khách hàng, ngành hàng xuất nhập khẩu có chất lượng tín dụng
tốt, hiệu quả cao và có khả năng tăng trưởng

3. 2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong Tài trợ thương mại quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
- Ban hành, hồn thiện các quy chế, quy trình, quy định:
+ Ban hành Quy chế quản lý rủi ro hoạt động: Phòng Quản lý rủi ro tín
dụng cần nhanh chóng hồn thiện, thúc đẩy quá trình thẩm định phê duyệt và ban
hành Quy chế rủi ro hoạt dộng trong đó đưa ra khung quản lý rủi ro hoạt động cụ
thể. Khung quản lý rủi ro hoạt động sẽ quy định rõ về nhiệm vụ, phạm vi của các bộ
phận thuộc các tuyến phòng thủ quản trị rủi ro: tuyến phòng thủ thứ nhất bao gồm

các đơn vị kinh doanh như chi nhánh, phòng giao dịch; tuyến phòng thủ thứ hai bao
gồm Khối quản lý rủi ro với các phòng ban: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: bộ phận
giám sát tín dụng, bộ phận xử lý nợ, bộ phận tái thẩm định, phòng Quản lý rủi ro thị
trường, phòng Quản lý rủi ro hoạt động, phòng Định giá; Tuyến phòng thủ thứ ba
bao gồm: Phịng kiểm tốn nội bộ. Đồng thời ban hành hướng dẫn cụ thể về tác
nghiệp cho từng đơn vị dựa theo khung quản lý rủi ro.
+ Đưa ra các chính sách chỉ tiêu thực hiện của các phịng ban, không chỉ
với đơn vị kinh doanh như: Chỉ tiêu hạng mục đánh giá rủi ro, số lượng hồ sơ tái
thẩm định, dư nợ xử lý thu hồi, tần suất kiểm tra đánh giá, bản tin ban hành, …
+ Thống kê các rủi ro nhận diện tại đơn vị kinh doanh. Khối Quản lý rủi
ro tập hợp, giám sát, theo dõi và đưa ra các chính sách phù hợp.
+ Xây dựng quy trình dành cho tài trợ thương mại quốc tếTài trợ thương
mại sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động của PGBank


xi

+ Bổ sung hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng: Đưa thêm thang
chấm điểm đánh giá tài sản đảm bảo với các tiêu chí đánh giá khả năng đảm bảo của
tài sản: Khả năng thanh khoản, tỉ lệ cấp tín dụng/TSĐB, phân loại tài sản, chi phí
quản lý TSĐB …
+ Bổ sung vào quy trình các cơng cụ đo lường, đánh giá và dự báo tổn
thất
- Tăng cường nguồn nhân lực, gia tăng đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự:
+ Lập kế hoạch công việc cụ thể theo năm của từng bộ phận, tính tốn
khối lượng để đưa ra nguồn lực cần thiết và đề xuất tuyển dụng. Tuyển dụng, đào
tạo bổ sung đảm bảo đáp ứng tối thiểu nhu cầu nhân sự của từng bộ phận.
+ Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng bằng nhiều hình thức
+ Một số nguyên tắc cần lưu ý trong quá trình quản lý nhằm giảm thiểu
rủi ro về nhân sự, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân sự

+ Các biện pháp này cần sự phối hợp giữa các khối kinh doanh và
Phòng Nhân sự và cần lên kế hoạch, thực hiện ngay trong năm 2020.
- Nâng cấp hệ thống thông tin
+ Trên cơ sở thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, thị trường, sản
phẩm đã cho vay, phòng quản lý rủi ro cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân
tích và cung cấp các thơng tin hữu ích cho tồn bộ Chi nhánh để sử dụng trong việc
thẩm định, nhất là các thông tin liên quan đến thị trường XNK.
+ PGBank cần thiết nên lập thêm các mối liên hệ với các tổ chức, dịch
vụ cung cấp thơng tin khác để có thể khai thác các thơng tin về tình hình tài chính,
hoạt động của các công ty mẹ, đối tác của các doanh nghiệp XNK, như: các sở kế
hoạch đầu tư, sở công thương, cục thuế, hải quan tỉnh, các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài (đại sứ quán), các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực,
các ngân hàng khác...
+ Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại
cũng đóng vai trị quyết định giúp cho việc thu thập thông tin khách hàng, thông tin
quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được nhanh chóng, cập nhật kịp thời,


xii

chính xác. Đồng thời giúp cho ban lãnh đạo và các bộ phận tác nghiệp có thể tiếp
cận được nguồn thơng tin đáng cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng thuận lợi,
nâng cao hiệu lực chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện sớm
các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Khối Công nghệ thông tin
cần phối hợp với Khối nghiệp vụ để xây dựng một hệ thống phù hợp với yêu cầu
nghiệp vụ của Ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện thuê các đơn
vị cơng nghệ bên ngồi hỗ trợ thực hiện.
+ Hồn thiện công tác lưu trữ và cập nhật thông tin khách hàng vay vốn
trong toàn hệ thống làm cơ sở phân loại, đánh giá, phân tích chấm điểm khách hàng
được tốt hơn. Hồn thiện hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro trong hệ thống

PGBank kết hợp với thu thập thông tin từ CIC để thực hiện tốt vai trò hổ trợ, cung
cấp, cảnh báo thơng tin có chất lượng cho cơng tác thẩm định tín dụng, theo dõi
khoản vay.

3. 3. Một số kiến nghị đối với chinh phủ và Ngân hàng nhà nước Việt
Nam
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chiến lược phát triển
của nền kinh tế. Đảm bảo tạo ra môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán
để các TCTD có cơ sở hoạt động hiệu quả.
Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức đào tạo về việc hoàn thiện
quản trị rủi ro, định hướng theo Hiệp ước basel II
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các TCTD để phát hiện và có các biện pháp kịp thời để lành mạnh hóa hoạt động
của hệ thống ngân hàng.
Hồn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng CIC để có thể cung cấp
thơng tin kịp thời, chính xác cho các TCTD.
Thực hiện chính sách tỷ giá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
XNK hoạt động.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế
giới, Việt Nam đã tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường xuất nhập khẩu
được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, qua đó góp phần thúc đẩy
sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu cho ngân sách nhà
nước. Quan hệ thương mại mở rộng, nước ta đã tham gia vào các khối, các tổ chức
kinh tế khu vực và thế giới.

Sự phát triển ngày càng đa dạng và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng thương
mại cổ phần trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ
hoạt động của hệ thống ngân hàng mà nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng quy mô
sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội luôn được đáp ứng kịp thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và mang lại thu nhập chính trong
hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên rủi
ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là phổ biến và gần như
mang tính tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc chấp nhận và đối
đầu với rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Tuy nhiên rủi ro cao quá
mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó
ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì thế
việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng không chỉ là mối quan
tâm của các nhà lãnh đạo Ngân hàng mà còn là mỗi quan tâm của các nhà kinh tế.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex hiện đang cung cấp rất nhiều sản
phẩm tín dụng, trong đó có hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là một trong các
hoạt động đang mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do những yếu tố
khách quan lẫn yếu tố chủ quan, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Là một


2

nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, nhận thức rất rõ những vai trò của
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng như sự cấp thiết của
việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ này tại Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex. Với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro

trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu” làm
luận văn tốt nghiệp.

2. Tổng quan nghiên cứu
Quản trị rủi ro là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng, đã có rất nhiều
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên đa phần là nghiên cứu về
Quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại một Ngân hàng TMCP của Việt Nam hoặc đi
sâu vào các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong phạm vi tìm hiểu và nghiên
cứu của tác giả, chưa có đề tài nào thực hiện nghiên cứu về Quản trị rủi ro trong
hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP. Các nghiên cứu có liên quan:
Đỗ thị Ngọc (2007), Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Trường đại học
Ngoại thương.
Ngô Thị Thùy Giang (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh
Quảng Trị, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế.
Nguyễn Thị Nga (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, Trường đại học kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội
Đối với các đề tài nghiên cứu về PGBank, các đề tài về quản lý rủi ro cũng
đều nghiên cứu về rủi ro tín dụng nói chung, các đề tài liên quan đến tài trợ thương
mại chủ yếu về tăng cường hiệu quả kinh doanh. Một số đề tài nghiên cứu nổi bật
như:
Nguyễn Khánh Linh (2017), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần xăng dầu Petrolimex – PGBank. Luận văn đưa ra thực trạng cũng như


3

giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro đối với riêng rủi ro tín dụng, đánh

giá trên tồn bộ dự nợ tín dụng của PGBank.
Lê Thị Thu Trang (2014), Quản trị rủi ro cho vay có tài sản đảm bảo là bất
động sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex. Luận văn này
tập trung vào rủi ro cho vay sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản, tập trung vảo
khía cạnh quản lý tài sản đảm bảo của khoản vay và đặc thù của bất động sản.
Vũ Thu Hiền (2013). Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát
tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Luận văn tập
trung vào thực trạng nguồn lực của bộ phận Giám sát tín dụng và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động giám sát tín dụng tại PGBank.
Bùi Thị Thu Huyền (2012), Nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Luận văn đưa ra các lý thuyết về tín dụng
xuất nhập khẩu, phân tích thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại PGBank và đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, gia tăng dự nợ cho vay xuất nhập khẩu.
Vũ Thu Hiền (2013). Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát
tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Luận văn tập
trung vào thực trạng nguồn lực của bộ phận Giám sát tín dụng và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động giám sát tín dụng tại PGBank.
Tác giả nhận thấy, chưa có đề tài nghiên cứu sâu về quản lý rủi ro đối với
riêng hoạt động tài trợ thương mại, về mơ hình, quy trình, nội dung cơng tác quản
trị rủi ro đối với tất cả các loại rủi ro phổ biến của hoạt động này. Đây là một
khoảng trống lớn. Trong khi đó hoạt động tài trợ thương mại ngày càng phát triển
kèm theo nhu cầu tăng cường quản trị rủi ro cho hoạt động này. Do đó tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu về đề tài này với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng và đưa ra được
những giải pháp phù hợp đối với hoạt động Quản trị rủi roc ho hoạt động tài trợ
thương mại của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.


×