TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Tiến
Lớp: 2013 QL3.
Số thứ tự trong danh sách của lớp:
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Vấn đề môi trường đang được các quốc gia và cộng đồng trên thế giới
quan tâm. Bởi lẽ, ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố môi
trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người hiện tại
mà còn ảnh hưởng về lâu dài đến các thế hệ mai sau. Toàn thế giới đều đã
nhận thức được tầm quan trọng sống còn của công tác bảo vệ môi trường, đã
và đang chung tay hành động với mục tiêu làm cho môi trường ngày càng
phát triển bền vững.
Với Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày,
chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi
trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô
nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.
Việc bảo vệ môi trường cũng bao gồm việc giải quyết ô nhiễm do
những nguồn nước thải, các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, sinh học, các
chất thải trong y tế Trong đó, vấn đề quản lý các loại chất thải trên là một
vấn đề thật sự khó khăn và nan giải, đặc biệt tốn kém về tài chính. Với mỗi
loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp quản lý khác nhau từ những
khâu như thu gom, phân loại, vận chuyển đến khâu tiêu hủy cuối cùng.
Một trong những loại chất thải đó thì chất thải rắn y tế (CTRYT), nếu
không được quản lý tốt sẽ là mối hiểm họa lớn vì tính đa dạng và phức tạp
của chúng. Hiện tại, quản lý CTRYT đang trở thành vấn đề môi trường và xã
hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi
trường xung quanh khu dân cư, gây bức xúc dư luận trong cộng đồng.
Thời gian qua, các bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng
và vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế (CTYT). Tuy nhiên số bệnh viện có
hệ thống xử lý CTYT nói chung, CTRYT nói riêng thân thiện với môi trường
còn khiêm tốn, chưa đảm bảo nhu cầu xử lý CTYT hiện nay. Chính vì vậy đề
tài mà tác giả chọn “Nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa
mới Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh vĩnh phúc” có ý nghĩa thực tế, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT không chỉ cho Bệnh viện Đa khoa mới
Thành phố Vĩnh Yên mà còn cho các cơ sở y tế khác trên địa bàn cả nước.
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
Gắn kết việc quản lý chất thải rắn y tế ngay từ khâu quy hoạch, đầu tư
xây dựng và xuyên suốt quá trình hoạt động của Bệnh viện Đa khoa mới
Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn y tế trong Bệnh viện Đa khoa
mới Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa mới thành phố Vĩnh Yên
tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình trạng Quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh phúc như thế nào?
2
- Tại sao phải quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa mới Thành
phố Vĩnh Yên, Tỉnh vĩnh phúc?
- Làm thế nào để quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa mới
Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh vĩnh phúc?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tình trạng Quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh phúc chưa tốt.
- Quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa mới Thành phố Vĩnh
Yên, Tỉnh vĩnh phúc để tránh ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật cho con
người.
- Để khắc phục nguyên nhân cần phải đưa ra biện pháp quản lý chất
thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa mới Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh vĩnh phúc.
7. Mẫu khảo sát
- Luận văn nghiên cứu khảo sát tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh và bệnh
viện đa khoa của tuyến huyện của 9 huyện thành thị trên địa bàn Tỉnh Vĩnh
Phúc:
+ Quy mô bệnh viện: Số giường bệnh, số bệnh nhân tối đa và tối thiểu
vào ngày thường và ngày nghỉ; Số rác thải y tế trong một ngày và bình quân
trong một tháng.
+ Quy trình quản lý: Đã thực hiện quy trình quản lý như thế nào.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết;
phân tích và so sánh; xử lý thông tin; tiếp cận và phân loại, hệ thống hóa lý
thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát thực địa; phân
tích và tổng kết kinh nghiệm.
3
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý, thu
gom và xử lý CTRYT trong các cơ sở y tế trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc, đề
xuất mô hình quản lý phù hợp với điều kiện địa phương và xây dựng kế hoạch
hành động cho mô hình.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn y tế ở Việt
Nam và Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện
Đa khoa mới Thành phố Vĩnh yên.
4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn y tế ở việt nam
và thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc
1.1. Bệnh viện và phân loại bệnh viện.
1.1.1. Bệnh viện.
Bệnh viện là thể loại công trình công cộng, phục vụ công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ con người. Các hoạt động trong bệnh viện không chỉ đơn
thuần là công tác khám chữa bệnh, mà còn bao gồm cả lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, đào tạo, công tác phòng bệnh, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi
trường [13]. Tuy mỗi quốc gia có chính sách, cơ cấu, tổ chức quản lý mạng
lưới y tế riêng, nhưng đều nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con
người. Trong mạng lưới y tế, bệnh viện là công trình y tế quan trọng bậc nhất,
đã được hình thành, biến đổi và phát triển [10]. Đồng thời, trong các công
trình kiến trúc của ngành y, bệnh viện là quan trọng nhất, bởi vì:
- Bệnh viện cấu trúc ra một không gian chức năng và môi trường để
quan sát, đánh giá sức khoẻ, tìm hiểu về các căn bệnh, chữa trị và phục hồi
sức khoẻ.
- Bệnh viện vừa là cơ sở làm khoa học, vừa là cơ sở để giải quyết
những vấn đề của xã hội có liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, sinh đẻ và
phòng ngừa.
- Từ bệnh viện rút ra được những vấn đề sức khoẻ chung của xã hội,
góp phần ổn định dân số, nâng cao chất lượng môi trường sống [13].
Bệnh viện có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người.
Tuy nhiên, bệnh viện cũng là nơi phát sinh ra nhiều loại chất thải ở cả
thể rắn, thể lỏng và thể khí, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
tới sức khoẻ cộng đồng. Do vậy, vấn đề y học - sức khoẻ - môi trường đã trở
5
thành mối quan tâm chung của nhà nước, tư nhân, các đoàn thể tôn giáo, các
giới và tầng lớp xã hội ở các nước trên thế giới.
1.1.2. Phân loại bệnh viện [10].
- Theo chức năng, nhiệm vụ, bệnh viện được phân ra làm hai loại: Bệnh
viện đa khoa (BVĐK) và bệnh viện chuyên khoa (BVCK).
- Theo cấp quản lý, bệnh viện phân thành: bệnh viện trung ương; bệnh
viện tỉnh; bệnh viện ngành; bệnh viện tư nhân.
- Phân loại bệnh viện theo tính chất và đặc điểm xây dựng:
+ Bệnh viện xây dựng mới;
+ Bệnh viện cải tạo (bệnh viện đang vận hành hoạt động).
- Đối với công tác quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường:
+ Bệnh viện đã xây dựng trạm xử lý nước thải; bệnh viện chưa xây
dựng trạm lý nước thải.
+ Bệnh viện đã được trang bị lò đốt CTRYT hoặc chưa được trang bị.
+ Bệnh viện mà ở đó đô thị đã được trang bị lò đốt CTRYT tập trung.
1.2. Chất thải y tế và tác động của chất thải y tế đối với môi trường,
sức khoẻ cộng đồng.
1.2.1. Chất thải y tế.
- Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên
cứu, đào tạo [8] [20].
Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải y tế bao gồm cả
chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải y tế nguy hại.
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và cán bộ công nhân viên của bệnh viện.
Chất thải xây dựng phát sinh từ các hoạt động xây dựng (cải tạo, sửa
chữa và xây mới) trong bệnh viện.
6
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người và
động vật; bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn; dược phẩm; hoá chất và các chất
phóng xạ được xử dụng trong ngành y tế. Các chất này nếu không được tiêu
huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người [22].
1.2.2. Phân loại chất thải y tế [10].
Chất thải y tế được phân làm 3 loại: chất thải rắn, nước thải và khí thải.
* Chất thải rắn y tế:
Hiện nay ở một số nước khu vực Đông Nam á (trong đó có Việt Nam),
chất thải rắn y tế được chia thành 5 loại (chất thải lâm sàng; chất thải phóng
xạ; chất thải hoá học; các bình chứa khí có áp suất; chất thải sinh hoạt) [21].
Ngoài ra, chất thải rắn y tế còn bao gồm cả chất thải xây dựng, bùn bể
phốt.
a. Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
Nhóm A - Các loại chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: vật liệu bị thấm
máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh như bông băng, gạc, găng tay,
bột bó, đồ vải, dây chuyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu.
Nhóm B - Các vật sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi và cán dao
mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật có thể gây ra
các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hay không.
Nhóm C- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng
xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi
sinh thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi đựng bệnh phẩm v.v…
Nhóm D - Chất thải dược phẩm bao gồm: Các loại dược phẩm quá hạn,
dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị vấy đổ, dược phẩm không còn nhu
cầu sử dụng. Thuốc gây độc tế bào.
7
Nhóm E - Chất thải lâm sàng bao gồm các mô cơ quan người, động vật,
các bộ phận cắt bỏ của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không) như chân tay, rau
thai, bào thai, xác súc vật v.v…
b. Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất
phóng xạ. Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu.
Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm,
chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm,
gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ
c. Chất thải hoá học:
Chất thải hoá học phát sinh chủ yếu từ các phòng xét nghiệm và các
dịch vụ liên quan, chúng tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất, ở dạng rắn,
lỏng và khí. Trong các cơ sở y tế, chất thải hoá học được phân ra làm 2 loại:
Chất thải hoá học không nguy hại như đường, a xít béo
Chất thải hoá học nguy hại có đặc tính gây độc, ăn mòn, dễ cháy, tái
hoạt hoá (gây độc, hoạt hoá trong nước, nhạy cảm), dễ phản ứng hoặc gây độc
gen, có khả năng làm biến đổi di truyền (Focmaldehyt, các chất quang hoá
học, các chất dung môi, oxit ethylen, các chất hoá học hỗn hợp).
d. Các bình chứa khí có áp suất:
Các cơ sở y tế thường sử dụng các bình chứa khí có áp suất như: bình
đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung v.v Các bình này dễ gây cháy, nổ
khi thiêu đốt; vì vậy phải thu gom riêng.
e. Chất thải sinh hoạt bao gồm:
- Chất thải không bị nhiễm các yếu tố gây hại, phát sinh từ các buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt,
nhà ăn v.v… bao gồm: giấy báo, tài liệu không còn sử dụng, vật liệu đóng
8
gúi, thựng cỏt tụng, tỳi nilon, tỳi ng phim, bao bỡ úng gúi thc phm, thc
n d tha ca ngi bnh, hoa v rỏc quột dn t sn nh v.v
- Cht thi ngoi cnh: nh lỏ cõy v rỏc t khu vc xung quanh
- Nc thi b nhim phúng x: Trong nc thi bnh vin, cú mt
lng nh nc thi phỏt sinh t khoa chiu chp X quang, b nhim phúng
x hot tớnh thp; Cỏc loi dung dch cú cha nhõn phúng x phỏt sinh trong
quỏ trỡnh chn oỏn, iu tr.
Hỡnh 1.1. Phõn loi cht thi rn y t [10]
1.2.3. Tỏc ng ca cht thi y t i vi mụi trng v sc kho cng
ng.
Cht thi y t khi cha c loi b hoc x lý thớch ỏng s rt nguy
him, khụng nhng gõy ụ nhim mụi trng m cũn nh hng ti sc kho
cng ng, gõy mt m quan ụ th, nh hng ti phỏt trin kinh t xó hi.
CTRYT l loi cht thi nguy hi. Trong thnh phn CTRYT cú cỏc loi cht
thi nguy hi nh: cht thi lõm sng nhúm A, B, C, D, E; c bit l cht thi
nhim khun nhúm A, cht thi phu thut nhúm E cú cha nhiu mm bnh,
9
Chất thải rắn y
tế nguy hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
xây dựng
Bùn
bể phốt
Chất thải
lâm sàng
Chất thải
hoá học
Chất thải
phóng xạ
Bình chứa khí
có áp suất
Nhóm A
Chất thải
nhiễm khuẩn
Nhóm B
Các vật
sắc nhọn
Nhóm C
Chất thải
phòng xét
nghiệm
Nhóm D
Chất thải d
ợc phẩm
Nhóm E
Chất thải
lâm sàng
vi trùng, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng
nhiều con đường và nhiều cách khác nhau. Các vật sắc nhọn như: kim tiêm dễ
làm chày xước da, gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành
phần chất thải y tế còn có các loại hoá chất và dược phẩm có độc tính nguy
hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng, gây nổ. Nguy hiểm
hơn các loại trên là chất thải phóng xạ phát sinh từ việc chẩn bệnh bằng hình
ảnh như: chiếu chụp X- quang, trị liệu Việc quản lý không tốt chất thải y tế
sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Những
người có nhiều nguy cơ rủi ro đối với chất thải y tế thường là các y bác sỹ,
các nhân viên vệ sinh trong bệnh viện, những người thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, những người bới nhặt
rác [10].
1.3. Tình hình nghiên cứu và quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, đã có tới hàng trăm công trình nghiên cứu về công
tác quản lý CTRYT ở Việt Nam. Nhiều đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá
thực trạng công tác quản lý CTRYT ở Việt Nam như đề tài: Kết quả điều tra
khảo sát hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện do Trần Thu Thủy, Vụ Điều trị –
Bộ Y tế thực hiện năm 1998; Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất biện
pháp xử lý chất thải bệnh viện của Phạm Hà Thanh - Đại học Bách khoa Hà
Nội (1999); Báo cáo kết quả điều tra phân tích phế thải của các bệnh viện ở
Hà Nội do Trung tâm Môi trường đô thị và Khu công nghiệp thực hiện
(1996); Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện ở Thành
phố Hồ Chí Minh, do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 1998.
Một số đề tài nghiên cứu về lò đốt CTRYT như Nghiên cứu chế tạo thiết bị lò
đốt CTR bệnh viện ở Việt Nam - Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số RD - 42. Một
số đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý CTRYT như đề tài Nâng
10
cao hiệu quả công tác quản lý chất thải bệnh viện khu vực Hà Nội, luận văn
thạc sỹ kỹ thuật của Vũ Thị Phương Hoa [11], Trường Đại học Xây dựng
(2002). Một số đề tài khác lại nghiên cứu về quy hoạch các cơ sở xử lý CTYT
như Nghiên cứu quy hoạch xử lý CTRYT tại Việt Nam do Công ty
BURGEAP (Pháp) phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam thực hiện (2003) [16];
Thống kê và dự báo CTRNH - Đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý
CTRNH trên địa bàn toàn quốc do Lê Doãn Diên và các cộng sự thực hiện
(1999); Quy hoạch tổng thể CTRYThành phố Hà Nội do Công ty Tư vấn Xây
dựng công nghiệp và đô thị, Bộ Xây dựng thực hiện (1996); Quy hoạch tổng
thể CTR đô thị Việt Nam do Bộ Xây dựng thực hiện (1998) và nhiều đề tài
khác.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trong nước cho thấy, cho
đến nay vẫn chưa có số liệu chính xác về lượng CTRYT phát sinh từ các cơ
sở y tế ở Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý chất thải
rắn y tế, đặc biệt là trong việc xác định công suất của các lò đốt CTRYT. Để
đảm bảo chất lượng môi trường khám chữa bệnh, quản lý tốt chất thải y tế,
cần phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề. Trong khi đó, ở Việt nam vẫn chưa
có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề có liên
quan.
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam.
a. Lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế ở Việt Nam:
Theo số liệu của Bộ Y tế [6], hiện nay cả nước ta có 11.227 cơ sở y tế,
trong đó có 1.027 bệnh viện với 134.707 giường bệnh. Hàng ngày, một lượng
lớn CTR bệnh viện phát sinh trong đó có nhiều chất thải rắn y tế nguy hại
(CTRYTNH), nếu chúng không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng [10], [12]. Theo “Báo cáo diễn biến
môi trường Việt Nam năm 2004” của Ngân hàng Thế giới (12/2004), lượng
11
CTRYTNH phát sinh ở Việt Nam là 21.000 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 0,14% so
với tổng lượng CTR nguy hại và không nguy hại phát sinh ở Việt Nam. Tổng
lượng CTR nguy hại và không nguy hại ở Việt Nam năm 2004 được giới
thiệu ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tổng lượng CTR nguy hại và không nguy hại
ở Việt Nam năm 2004.
TT
Chất thải rắn nguy hại và
không nguy hại
Tổng lượng CTR
nguy hại (T/năm)
Tỷ lệ (%)
1 Chất thải rắn sinh hoạt 12.800.000 82,8
2 CTR công nghiệp không nguy hại 2.510.000 16,2
3 CTR công nghiệp nguy hại 128.400 0,9
4 Chất thải rắn y tế nguy hại 21.000 0,14
Tổng cộng 15.459.400 100
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – 2004,
Ngân hàng thế giới (WB)).
Việc xác định lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh là cơ sở quan
trọng để xác định công suất lò đốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số
công trình nghiên cứu trong nước về tổng lượng CTRYT phát sinh trên địa
bàn cả nước là có sự sai lệch. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga [12]
là 16,5tấn/ngày; kết quả nghiên cứu của Lê Doãn Diên 37,5tấn/ngày hay
13.717tấn/năm vào năm 2010; theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
2004 (WB) là 57,5tấn/ngày; theo báo cáo của Vụ hạ tầng (BXD) là
34tấn/ngày. Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do một số đề tài khi nghiên cứu về
lượng CTRYT phát sinh có xét đến cả chất thải xây dựng, bùn bể phốt hay
chất thải y tế phát sinh từ khu vực nhà tang lễ (chất thải đặc biệt) Một số đề
tài nghiên cứu khác chỉ xét đến lượng CTRYT phát sinh cần thiêu đốt. Bảng
1.2 trình bày lượng chất thải y tế phát sinh phụ thuộc vào cấp của bệnh viện,
đặc điểm tính chất các khoa trong bệnh viện. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về
lượng CTRYT phát sinh được tác giả trình bày trong Bảng 1.2.
12
Theo kết quả nghiên cứu liên tục trong các năm từ năm 1996 đến năm
2004 của các đề tài nghiên cứu trong nước cho thấy: lượng chất thải rắn y tế
nguy hại (CTRYTNH) phát sinh từ các cơ sở y tế phụ thuộc vào tuyến của
bệnh viện, quy mô, đặc điểm và tính chất của bệnh viện. Các bệnh viện tuyến
trung ương có lượng CTRYT phát sinh lớn hơn lượng CTRYT phát sinh từ
các bệnh viện tuyến tỉnh. Đồng thời, các bệnh viện tuyến tỉnh lại có lượng
CTRYT phát sinh lớn hơn tuyến huyện.
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu lượng CTRYT phát sinh [10].
Các cơ sở y tế
đã khảo sát
Năm Tác giả Tuyến bệnh viện
CTRYTNH
kg/giừơng
bệnh/ngày
7 bệnh viện lớn ở
Hà Nội
1998 N.K. Thái Trung ương và
thành phố
0,21
80 bệnh viện trên
toàn quốc
1998 Vụ điều trị
Bộ Y tế
- Trung ương
- Tỉnh, T. phố
- Huyện, thị
0,16
0,15
0,12
BVĐK Vĩnh Long 1998 Trung Tỉnh,T.phố 0,13
Tp. Hồ Chí Minh 1999 Sở Y tế Các tuyến 0,30
TP. Hà Nội 1999 CEETIA Các tuyến 0,30
Bệnh viện Chợ Rẫy 2000 Thu Đa khoa TW 0,24
Bệnh viện phụ sản
Hà Nội
2000 N.H. Bạo Chuyên khoa TP. 0,67
BV phụ sản Từ Dũ-
HCM
2000 BV Từ Dũ Chuyên Khoa TP. 1,03
9 tỉnh Miền Nam 2000 Trung Các tuyến 0,40
BV VN – Thụy
Điển
2001 BV BV Đa khoa TW 0,30
BV Thái Nguyên 2001 VCC - Đa khoa TW
- Đa khoa tỉnh
-BVCK tỉnh
0,14
0,14
0,11
13
- BV huyện
- BV ngành
0,14
0,15
TP. Hồ Chí Minh 2001 Sở Y tế Các tuyến 0,27
294 bệnh viện 2003 Công ty
BURGEAP
(Pháp)
- BVĐK TW
- BVCK TW
- BVĐK tỉnh
- BVCK tỉnh
-BV huyện
0,30
0,20-0,25
0,20-0,25
0,15-0,25
0,15-0,20
2004 Ph. Châu
BYT*
Trung bình
các BV
0,44
BV Bạch Mai 2004 Tác giả TW 0,16
(Nguồn: Công ty BURGEAP – Pháp (8/2003), Quy hoạch tổng thể xử lý
CTRYT tại Việt Nam, Bộ Y tế; * số liệu cập nhật).
Đối với bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa thì bệnh viện đa
khoa sẽ có lượng CTRYT phát sinh lớn hơn nhiều so với bệnh viện chuyên
khoa. Trong cùng một bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ có lượng CTRYT
phát sinh khác nhau. Trong bệnh viện đa khoa, khoa hồi sức cấp cứu, khoa
ngoại, khoa sản có lượng CTRYT phát sinh lớn nhất (xem Bảng 1.3).
Các kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng ta ước tính ban đầu về
lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn cả nước theo số giường bệnh. Như vậy,
không kể các trạm y tế xã, lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các
bệnh viện trên phạm vi toàn quốc tính cho năm 2004 cần phải thiêu đốt là
28tấn/ngày (10,220tấn/năm), tương ứng với tỷ lệ 20%.
Bảng 1.3: Lượng CTRYT phát sinh từ các khoa phụ thuộc
vào cấp của bệnh viện [16].
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh
(kg/giường bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
B.V
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
BV
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
14
Tính chung
toàn
B.Viện
0,97 0,88 0,73 0,86 0,16 0,14 0,11 0,14
Khoa
HSCC
1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18
Khoa
Ngoại
1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,22
Khoại Nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02
Khoa Nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02
Khoa phụ
sản
0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17
Khoa
Mắt/TMH
0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08
Khoa cận
lâm sàng
0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03
(Nguồn: Công ty BURGEAP – Pháp (8/2003),
Quy hoạch tổng thể xử lý CTRYT tại Việt Nam, Bộ Y tế).
b. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam:
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2004, công tác thu
gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTRYT ở Việt Nam trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Cũng như một số nước thuộc
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã chọn mô hình thiêu đốt với công nghệ
thiêu đốt đa vùng để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Tuy nhiên, do công tác
thu gom CTRYT chúng ta làm chưa tốt, chưa đạt tiêu chuẩn, vẫn còn một số
lượng lớn CTRYT tồn đọng tại các cơ sở y tế trong đô thị. Một số bệnh viện
tự xử lý CTRYT và thường xử lý không đúng quy cách, không đảm bảo các
tiêu chuẩn môi trường.
15
Theo kết quả nghiên cứu của công ty BURGEAP, tính đến năm 2003,
trên phạm vi cả nước, có tất cả 61 lò đốt chất thải y tế, trong đó có 14 lò đốt
sản xuất trong nước; có 2 lò đốt công suất lớn (hơn 1000 kg/ngày) được lắp
đặt bên ngoài bệnh viện để thiêu đốt CTRYT tập trung là xí nghiệp xử lý
CTRYT Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (do URENCO - Hà Nội và
CITENCO – Thành phố Hồ Chí Minh quản lý). Các lò đốt còn lại được lắp
đặt ngay trong khuôn viên bệnh viện. Cũng theo đánh giá của công ty
BURGEAP, trong tổng số 61 lò đốt CTRYT đã được lắp đặt tại Việt Nam chỉ
có duy nhất 3 lò đốt CTRYT có thiết bị xử lý khí thải, trong đó, có 2 lò đốt
thiết bị xử lý khí thải vận hành tốt (01 ở Thành phố Hồ Chí Minh và 01 ở Hà
Giang); khoảng một nửa trong số các lò đốt sử dụng dưới 50% công suất.
Trong báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, Ngân hàng Thế
giới đánh giá, từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã xây dựng được 43 lò đốt
CTRYT hiện đại, nâng công suất xử lý chất thải lên 28.840 kg/ngày. Đầu tư
trung bình cho một lò đốt được thiết kế và sản xuất trong nước (công suất 40-
50 kg/giờ) khoảng 300 triệu đồng, và cho lò đốt CTRYT nhập ngoại khoảng 3
tỷ đồng. Đại đa số các lò đốt sử dụng chưa hết công suất. Khi so sánh lượng
CTRYT thực tế phát sinh ở Việt Nam với tổng công suất của các lò đốt đã
được xây dựng lắp đặt, cho thấy các lò đốt đã được xây dựng lắp đặt ở Việt
Nam đã đáp ứng đủ công suất cho giai đoạn hiện tại. Việc sử dụng các lò đốt
chưa hết công suất chứng tỏ vẫn còn một khối lượng lớn CTRYT phát sinh
chưa được thu gom và xử lý đúng quy cách.
1.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Tỉnh Vĩnh
Phúc.
1.4.1. Mạng lưới các cơ sở y tế Tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về y tế của cả nước
công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những
16
thành tựu đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Mạng lưới y tế
đã được quan tâm đầu tư và phát triển trên các lĩnh vực: Củng cố mạng lưới y
tế cơ sở, Phòng bệnh, Khám chữa bệnh, Dược và trang thiết bị y tế, Nhân lực
y tế.
Tuy nhiên, ngành y tế Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn, thách thức như:
Mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp, ngân sách đầu tư cho ngành mặc dù
tăng hàng năm nhưng còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và TTB y tế chưa đồng bộ,
trình độ chuyên môn của cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK ngày
càng cao của nhân dân, công tác xã hội hóa y tế còn nhiều bất cập, hệ thống y
tế tư nhân phát triển chậm
Để đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm phát
triển tối đa nguồn nhân lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong những năm tới, việc xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế
Vĩnh Phúc là cần thiết. Ngành Y tế đã phối hợp với một số cơ quan hữu quan
xây dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030. Bản quy hoạch này phải phù hợp với Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam và Quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
17
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
* Mạng lưới và quy mô giường bệnh:
18
- Tuyến tỉnh:
Hiện có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số 1.430 giường bệnh, bao
gồm: BV Đa khoa tỉnh, BVĐKKV Phúc Yên, Bệnh viện Y học cổ truyền,
Bệnh viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần và Bệnh
viện Sản Nhi (dự kiến đi vào hoạt động với quy mô ban đầu 150 giường vào
quý III năm 2010).
- Tuyến huyện:
+ Bệnh viện huyện: có 6 BVĐK và 8 PKĐKKV trực thuộc với 610
giường bệnh tại các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương,
Sông Lô và Bình Xuyên. Các BVĐK huyện có quy mô từ 50 đến 150 giường,
đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng
cũng làm thay đổi bộ mặt của các đơn vị. Trang thiết bị y tế hiện đại hàng
năm được bổ sung như: máy siêu âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu
thuật, xe ô tô cứu thương tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các
dịch vụ y tế công gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện một bước.
+ 03 Trung tâm y tế huyện, thị, thành với 210 giường bệnh tại Vĩnh
Yên, Phúc Yên và Tam Đảo.
+ Tổng số giường bệnh tại tuyến huyện là 820
- Các cơ sở KCB thuộc các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn
Tuyến trung ương có Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương Phúc
Yên với quy mô 200 giường.
Các cơ sở khám chữa bệnh của Quân đội và các Ngành như:
+ Bệnh viện Quân y 109 (của QKII) với 200 giường bệnh.
+ BVĐK của Bộ Giao thông vận tải với quy mô 100 giường bệnh.
+ Các bệnh viện trên ngoài chức năng KCB cho ngành mình còn dành
khoảng 10% số giường bệnh để tiếp nhận và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.
19
Số giường bệnh do Sở Y tế quản lý năm 2010 (không tính giường bệnh
của các Trạm y tế xã) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.250. Số giường bệnh
công/10.000 dân tăng từ 12,9 năm 2006 lên 21 năm 2010. Số giường
bệnh/10.000 dân đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp
so với các tỉnh lân cận (như Phú Thọ: 23,04; Tuyên Quang: 25,4) và một số
tỉnh khác thuộc ĐBSH (như Hà Nam: 31,15; Hải Dương: 22,1).
- Y tế tư nhân:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tư
nhân bao gồm các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các phòng chẩn trị
YHCT và các nhà thuốc tư nhân. Đến nay có 233 cơ sở hành nghề y tư nhân
và 441 cơ sở dược tư nhân. Trong số các cơ sở KCB tư có 47% là phòng chẩn
trị YHCT, số phòng khám chuyên khoa chiếm gần 31%. Các cơ sở y tế tư
nhân đều có giấy phép hoạt động và do cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực
hành nghề đảm nhiệm. Các PKĐK và chuyên khoa tập trung chủ yếu ở thành
phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.
- Mạng lưới Vận chuyển cấp cứu:
Như các tỉnh/thành khác trong cả nước, Vĩnh Phúc chưa có mạng lưới
vận chuyển cấp cứu. Bệnh nhân cấp cứu chủ yếu được đưa vào các
PKĐKKV hoặc khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại của các bệnh viện. Trong
những năm tới, Vĩnh Phúc cần xây dựng một trung tâm vận chuyển cấp cứu
cùng với việc phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh (cơ sở là các
khoa hồi sức cấp cứu của các BVĐK huyện) trong toàn tỉnh để thực hiện vận
chuyển và cấp cứu trong các trường hợp cần cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai,
thảm hoạ xẩy ra tại các cụm xã/phường, đặc biệt ở các huyện, xã vùng sâu,
vùng xa nơi người dân đi lại khó khăn.
20
* Mạng lưới y tế dự phòng:
Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đảm đương
nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ
thành thị đến nông thôn. Mạng lưới y tế của các khu công nghiệp cũng đóng
góp một phần vào công tác y tế dự phòng của tỉnh.
- Tuyến tỉnh:
Có 10 Trung tâm thuộc hệ Y tế Dự phòng và chuyên ngành bao gồm:
+ Trung tâm Y tế dự phòng
+ Trung tâm Sức khoẻ lao động và Môi trường
+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
+ Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội
+ Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
+ Trung tâm Kiểm nghiệm
+ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ
+ Trung tâm Giám định Y khoa
+ Trung tâm Giám định Pháp Y
+ Trung tâm Giám định Pháp Y tâm thần
02 Chi cục:
+ Chi cục DS-KHHGĐ
+ Chi cục ATVSTP
- Tuyến huyện:
TTYT tại các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Tam Dương,
Bình Xuyên, Sông Lô thực hiện chức năng YTDP và 3 TTYT tại thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Đảo thực hiện cả 2 chức năng: dự
phòng và KCB.
Hiện có 9 TT dân số - KHHGĐ tuyến huyện; dự kiến tháng 8/2010
thành lập 9 TT ATVSTP tuyến huyện.
21
- Tuyến xã:
138 TYT xã, phường, thị trấn (xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên có 2
TYT) đã đảm đương các hoạt động Y tế dự phòng tới tận các thôn, bản.
Mạng lưới Y tế của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng tham gia
vào công tác dự phòng và CSSKBĐ cho công nhân và nhân dân trên địa bàn.
(Nguồn: Sở Y tế Vĩnh Phúc, 2010)
1.4.2. Thực trạng quản lý CTRYT trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tình hình phát sinh lượng CTRYT và thực trạng xử lý CTRYT trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp tại Bảng 1.4 như sau:
Bảng 1.4: Tình hình phát sinh và xử lý CTRYT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
STT Tên cơ sở y tế Số
giường
bệnh
Lượng
CTRYT
(Kg/ngày)
Thực trạng xử lý
I Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh
600 150,0
Đốt bằng lò đốt 2
buồng
2 Bệnh Viện Đa khoa khu vực
Phúc Yên
300 10,0
Đốt bằng lò đốt 1
buồng
3 Bệnh viện tâm thần
100 5,0
Đốt bằng lò đốt 2
buồng
4 Bệnh viện điều dưỡng và
phục hồi chức năng
120 1,0
Thuê đơn vị khác
xử lý
5 Bệnh viện Y học cổ truyền
120 3,0
Đốt bằng thủ
công
II Các trung tâm y tế tuyến tỉnh
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
0 0,5
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm phòng chống bệnh
xã hội
0 0,5
Thuê đơn vị khác
xử lý
Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản
0 2,0
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm sức khỏe Lao 0 1,0
22
động Môi trường
III Các cơ sở y tế trực thuộc huyện thị
Bệnh viện đa khoa huyện
Vĩnh Tường
130 15,0
Đốt bằng lò đốt 1
buồng
Bệnh viện đa khoa huyện
Yên Lạc
100 13,0
Đốt bằng lò đốt 1
buồng
Bệnh viện đa khoa huyện
Lập Thạch
110 5,0
Đốt bằng lò đốt 1
buồng
Bệnh viện đa khoa huyện
Tam Dương
90 15,0
Đốt bằng lò đốt 1
buồng
Trung tâm y tế Phúc Yên
50 1,0
Thuê đơn vị khác
xử lý
Trung tâm y tế Tam Đảo
60 20,0
Đốt bằng lò đốt 2
buồng
Trung tâm Y tế dự phòng
huyện Vĩnh Tường
0 1,0
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm Y tế dự phòng
Yên Lạc
0 1,0
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm Y tế dự phòng
Lập Thạch
0 1,0
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm Y tế dự phòng
Bình Xuyên
0 1,0
Đốt bằng thủ
công
Trung tâm Y tế dự phòng
Sông Lô
0 1,0
Đốt bằng thủ
công
(Nguồn: Sở Y tế Vĩnh Phúc, 2010)
1.5. Các yêu cầu đối với quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa
khoa mới Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
1.5.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa mới Thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc
Bệnh viện đa khoa mới thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc được quy
hoạch nằm trong khu vực phát triển đô thị mới của thành phố Vĩnh Yên. Tổng
diện tích: 10,729ha với vị trí địa lý cụ thể như sau:
23
- Phái Nam giáp đường Quốc lộ 2 BOT tránh thành phố Vĩnh Yên;
- Phía Đông giáp Quốc lộ 2A;
- Phía Bắc giáp khu đất dịch vụ xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên;
- Phía Tây giáp Quy hoạch khu đô thị Nam Đầm Vạc.
Được xác định là Bệnh viện loại I. Bệnh viện đa khoa mới thành phố
Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được xây dựng đảm bảo hiện đại, đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong giai đoạn mới. Quy mô giường bệnh
của bệnh viện là 800 giường với cơ cấu như sau:
- Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
- Khối điều trị nội trú: Gồm 28 khoa, 710 giường bệnh:
+ Khoa nội tổng hợp: 40 giường;
+ Khoa nội tim mạch: 30 giường;
+ Khoa nội tiêu hoá: 25 giường;
+ Khoa nội hô hấp: 20 giường;
+ Khoa nội thận - tiết niệu: 20 giường;
+ Khoa nội tiết: 25 giường;
+ Khoa huyết học lâm sàng: 25 giường;
+ Khao da liễu: 20 giường;
+ Khoa thần kinh: 30 giường;
+ Khoa tâm thần: 30 giường;
+ Khoa y học cổ truyền: 20 giường;
+ Khoa lão học: 20 giường;
+ Khoa nhi: 30 giường;
+ Khoa phụ sản: 30 giường;
+ Khoa ngoại tổng hợp: 30 giường;
+ Khoa ngoại thần kinh: 25 giường;
+ Khoa ngoại lồng ngực: 30 giường;
24
+ Khoa ngoại tiết niệu: 25 giường;
+ Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình: 25 giường;
+ Khoa bỏng và tạo hình: 20 giường;
+ Khoa tai mũ họng: 25 giường;
+ Khoa răng hàm mặt: 25 giường;
+ Khoa mắt: 25 giường;
+ Khoa ung bướu: 20 giường;
+ Khoa thận nhân tạo: 25 giường;
+ Khoa miễn dịch dị ứng lâm sàng: 20 giường;
+ Khoa điều trị theo yêu cầu: 20 giường;
+ Khoa điều trị các bệnh lâm sàng nhiệt đới,
lao và truyền nhiễm: 30 giường;
- Khối kỹ thuật nghiệp vụ: Gồm 13 khoa, 90 giường bệnh:
+ Khoa hồi sức cấp cứu: 30 giường;
+ Khoa điều trị tích cực và chống độc: 40 giường;
+ Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức;
+ Khoa chuẩn đoán hình ảnh;
+ Khoa thăm dò chức năng;
+ Khoa phục hồi chức năng: 20 giường;
+ Khoa hoá sinh;
+ Khoa vi sinh;
+ Khoa huyết học truyền máu;
+ Khoa dược;
+ Khoa dinh dưỡng;
+ Khoa chống nhiễm khuẩn, giặt là;
+ Khoa giải phẫu bệnh lý và tang lế;
- Khối hành chính quản trị;
25