Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh hà nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ vào các
Khu công nghiệp Hà Nam đến năm 2020” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn
và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả

Hồng Ngọc Minh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình đào tạo, học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Q Thầy/Cơ, cùng sự
giúp đỡ của tồn thể bạn bè. Đến nay, tơi đã hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc thầy giáo TS Nguyễn Hồng Minh đã
trực tiếp tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cơ khoa Kinh tế đầu tư đã có những góp ý sâu
sắc, tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh Hà
Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện Luận văn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................... i
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................. 1


1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 4
1.7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 4
CHƯƠNG 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................................... 6
2.1. Hoạt động XTĐT vào KCN ........................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm KCN ................................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm nguồn vốn trong KCN ........................................................................ 6
2.1.3. Khái niệm XTĐT ................................................................................................. 7
2.1.4. Vai trò của hoạt động XTĐT trong thu hút đầu tư vào KCN ........................... 8
2.2. Yêu cầu, nội dung và công cụ trong hoạt động XTĐT vào KCN ............ 10
2.2.1. Yêu cầu trong hoạt động XTĐT vào KCN ......................................................10
2.2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động XTĐT vào KCN ................................................11
2.2.3. Nội dung XTĐT .................................................................................................12
2.2.4. Các công cụ XTĐT ............................................................................................15
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả XTĐT phát triển KCN .............................. 19
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XTĐT vào KCN ......................... 22
2.5. Kinh nghiệm của các địa phƣơng trong hoạt động XTĐT ....................... 23
2.5.1. Kinh nghiệm Hải Phòng ....................................................................................23
2.5.2. Kinh nghiệm Cần Thơ .......................................................................................25
2.5.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác XTĐT tại Hà Nam ...................................27


CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 .......................... 28
3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam và sự cần thiết phải XTĐT vào các

KCN tỉnh Hà Nam ............................................................................................... 28
3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam ..........................................................28
3.1.2. Sự cần thiết XTĐT vào các KCN Hà Nam. ...............................................32
3.2. Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 –
2015 ....................................................................................................................... 33
3.2.1. Định hướng hoạt động XTĐT của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 .......................33
3.2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động XTĐT vào KCN tại Hà Nam ............................34
3.2.3. Thực trạng hoạt động XTĐT vào KCN của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015........35
3.2.4. Thực trạng sử dụng các công cụ XTĐT ...........................................................40
3.3. Đánh giá hoạt động XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam ........................... 44
3.3.1. Một số thành tích đạt được trong hoạt động XTĐT vào KCN tỉnh Hà Nam .....44
3.3.2. Một số khó khăn hạn chế trong hoạt động XTĐT vào KCN tỉnh Hà Nam .....53
CHƯƠNG 4 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020............ 58
4.1. Định hƣớng XTĐT nhằm thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh Hà Nam .... 58
4.1.1. Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam. .................................58
4.1.2. Định hướng XTĐT nhằm thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam ...........59
4.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà
Nam đến năm 2020 .............................................................................................. 60
4.2.1. Hoàn thiện chiến lược XTĐT vào các KCN ....................................................60
4.2.2. Xây dựng hình ảnh các KCN Hà Nam là điểm đến của các NĐT .................62
4.2.3. Xây dựng mối quan hệ đối tác hiệu quả ...........................................................64
4.2.4. Sử dụng có hiệu quả các công cụ XTĐT..........................................................68
4.2.5. Tăng cường đầu tư các nguồn lực về tài chính và con người cho hoạt động
XTĐT .......................................................................................................................72
4.2.6. Nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ NĐT có hiệu quả..................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IPC

Trung tâm xúc tiến đầu tư

KCN

Khu công nghiêp

NĐT

Nhà đầu tư

UBND

Ủy ban nhân dân

XTĐT

Xúc tiến đầu tư


BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Quy hoạch quỹ đất tự nhiên tỉnh Hà Nam ................................................29
Bảng 3.2: Dân số trên địa bàn tỉnh Hà Nam .............................................................30
Bảng 3.3: Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế .................30
Bảng 3.4: Tỷ lệ lấp đầy các KCN đến hết năm 2016 ................................................45
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đầu tư hạ tầng KCN của Hà Nam ................................48

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp số dự án đầu tư và diện tích đất cho thuê từng KCN .......49
Bảng 3.7: Tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN của tỉnh Hà Nam .......................50
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp thu hút vốn đầu tư vào từng KCN....................................52
Bảng 3.9: Tổng vốn đầu tư thực hiện vào các KCN của tỉnh Hà Nam .....................53
Bảng4.1: Các mối quan hệ đối tác cần được thiết lập cho việc phát triểnKCN địa phương...65
Bảng 4.2: Quan hệ đối tác cho hoạt động marketing các KCN của tỉnh ..................66
Bảng 4.3: Các quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng ...........67


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa
của nền kinh tế đất nước. Qua hai mươi năm xây dựng và phát triển, các KCN đóng
góp các thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội.
Các KCN huy động được lượng vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước, tạo ra
hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở
hạ tầng đất nước. Các KCN cũng góp phần tăng xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh thành cơng, q trình phát triển các KCN không tránh khỏi các hạn
chế về chất lượng đầu tư, quy hoạch, sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát
triển, ô nhiễm môi trường; thu nhập, đời sống người lao động…
Xét trên tổng thể, thành công trong quá trình thu hút đầu tư tại các KCN bắt
nguồn chủ yếu từ các chính sách tương đối thơng thống của các Cơ quan nhà nước
và chi phí lao động giá rẻ của thị trường lao động Việt Nam.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nam có vị trí địa
lý và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển các KCN. Trong thời gian qua,
Hà Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn vào các KCN, đến tháng 12/2016,

các KCN trên địa bàn tỉnh có 257 dự án đầu tư cịn hiệu lực, trong đó có 155 dự án có
vốn đầu tư nước ngồi (FDI), vốn đăng ký là 1.979,6 triệu USD và 102 dự án đầu tư
trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 14.366,1 tỷ đồng.Vốn đầu tư đã thực hiện của các
dự án lũy kế đến tháng 12/2016 là: 7.990,3 tỷ đồng, đạt 55,7% vốn đăng ký và
1.193,3 triệu USD đạt 60,5% vốn đăng ký.Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN đã
tạo điều kiện tiếp thu khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý nâng cao chất lượng sống
và tri thức cho nhân dân. Tuy nhiên, khơng nằm ngồi quy luật chung của quá trình
phát triển tại Việt Nam, quá trình thu hút đầu tư vào các KCN của tình hiện nay gặp
rất nhiều thách thức. Theo xu hướng thế giới, Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế,
tham các hiệp định thương mại quốc tế, kèm theo đó là cam kết xiết chặt chính sách
ưu đãi thuế, lệ phí theo quy định quốc tế. Điều đó, địi hỏi phải thay đổi tiến trình
XTĐT, phát triển các cơng cụ XTĐT mới phù hợp trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xét trên thực tế khó khăn đó, với mục tiêu đánh giá thực trạng XTĐT và
đề xuất các giải pháp giúp các KCN tỉnh Hà Nam cải thiện năng lực cạnh tranh,


ii

cải thiện hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực XTĐT, tác giả đã quyết định
chọn đề tài: “ Đẩy mạnh XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam đến năm 2020” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá hoạt động XTĐT tại các KCN trên địa bàn
tỉnh Hà Nam; tìm ra các hạn chế, các nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục
nhằm hoàn thiện hoạt động XTĐT nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư vào các KCN
trong giai đoạn sắp tới.

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động XTĐT tại các KCN tại Hà Nam dưới sự

quản lý, điều hành của UBND tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu: năng lực XTĐT nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại các KCN Hà Nam trong giai đoạn 2011-2016

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng tổ ng hơ ̣p các phương pháp
trong nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận văn tiến hành phân tích thực trạng,
tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong XTĐT, nâng cao năng lực
XTĐT của các KCN và đề xuất các giải pháp cải thiện.
- Phương pháp phân tích so sánh
: Trong phần thực trạng, tác giả có đưa ra kết quả
thu hút đầu tư vào KCN để làm cơ sở đánh giá hiệu quả cho hoạt động XTĐT các KCN.
* Về số liệu sử dụng: Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp, được tổng hợp
từ các tài liệu có liên quan bao gồm: báo cáo hàng năm của ban quản lý các KCN,
bài viết trên các tạp chí, bài báo chuyên ngành, niên giám thống kê…

1.5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp chính như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XTĐT vào KCN.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra các hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong hoạt
động XTĐT tại các KCN Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động
XTĐT vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

1.6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 04 chương:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động XTĐT vào KCN



iii

Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2011 -2016
Chƣơng 4:Một số giải pháp đẩy mạnh XTĐT vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đến năm 2020
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Hoạt động XTĐT vào KCN
2.1.1. Khái niệm KCN
Ở Việt Nam theo Luật Đầu tư được Quốc hội ban hành 2014 “Khu cơng
nghiệplà khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.”[14]

2.1.2. Đặc điểm nguồn vốn trong KCN
Xác định rõ nguồn vốn đầu tư trong KCN sẽ góp phần xây dựng chính sách
XTĐT phù hợp với định hướng phát triển chung của KCN.

2.1.3. Khái niệm XTĐT
Trên phương diện marketing, hoạt động XTĐT vào KCN là hoạt động
marketing trong lĩnh vực đầu tư nhằm thu hút các NĐT bỏ vốn đầu tư dự án vào các
KCN. Sản phẩm tiếp thị ở đây là địa phương tiếp nhận đầu tư.

2.1.4. Vai trò của hoạt động XTĐT trong thu hút đầu tư vào KCN
Thứ nhất, hoạt động XTĐT sẽ là cầu nối thông tin, cung cấp các dữ liệu cần
thiết liên quan đến mục đích của NĐT.
Thứ hai, hoạt động XTĐT là chất kết nối giữa NĐT và địa điểm thực hiện
đầu tư.

Thứ ba, hoạt động XTĐT là nhân tố duy trì, mở rộng thu hút vốn đầu tư
tại địa phương.
Thứ tư, quá trình XTĐT là nhân tố tăng cường khả năng cạnh tranh trong
hoạt động thu hút đầu tư của địa phương.

2.2. Yêu cầu, nội dung và công cụ trong hoạt động XTĐT vào KCN
2.2.1. Yêu cầu trong hoạt động XTĐT vào KCN
XTĐT vào KCN cần đảm bảo tính linh hoạt.
Hoạt động XTĐT cần mang tính chủ động.
XTĐT cần đảm bảo tính liên tục.

2.2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động XTĐT vào KCN


iv

Để hoạt động XTĐT vào địa phương nói chung, vào KCN nói riêng vận
hành như một cơng cụ hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế địi hỏi phải có một tổ
chức gọi là cơ quan XTĐT – Investment Promotion Center (IPC), là một tổ chức
chuyên nghiệp tiến hành các hoạt động XTĐT.

2.2.3. Nội dung XTĐT
Hoạt động XTĐT gồm các nội dung: Xây dựng chiến lược XTĐT chung vào
KCN; xây dựng, quảng bá hình ảnh KCN; xây dựng các mối quan hệ đối tác dựa
trên mục tiêu phát triển KCN; lựa chọn mục tiêu XTĐT và tạo ra cơ hội đầu tư; hỗ
trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép. Các
hoạt động này cũng tương tự như các bước trong quá trình kinh doanh: thực hiện
marketing, bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chu trình XTĐT trải dài từ
giai đoạn tìm kiếm, thu hút NĐT đến khi NĐT thực hiện dự án.


2.2.4. Các cơng cụ XTĐT
Có rất nhiều các công cụ XTĐT được các cơ quan XTĐT lựa chọn để thực
hiện tốt hoạt động XTĐT. Tùy thuộc vào đối tượng đầu tư mục tiêu hướng tới và
ngân sách cho hoạt động này mà lựa chọn công cụ XTĐT cho phù hợp nhất.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả XTĐT phát triển KCN
Để đánh giá kết quả XTĐT phát triển KCN, ta dùng các chỉ tiêu sau:
- Tổng số vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
- Số lượng cơng trình cơ sở hạ tầng được xây dựng
- Tỷ lệ lấp đầy KCN
- Kết quả thu hút vốn đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN
- Tổng giá trị xuất khẩu
- Mức nộp ngân sách Nhà nước:
- Tổng số lao động

2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XTĐT vào KCN
Hoạt động XTĐT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên của địa phương
- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng KCN
- Quy hoạch đầu tư phát triển các KCN
- Các chính sách và mơi trường đầu tư
- Các chiến lược XTĐT
- Cơ quan thực thi chính sách XTĐT

2.5. Kinh nghiệm của các địa phƣơng trong hoạt động XTĐT


v


Dựa trên kinh nghiệm một số địa phương, Hà Nam rút kinh nghiệm và đưa ra
một số bài học kinh nghiệm cho công tác XTĐT.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam và sự cần thiết phải XTĐT
vào các KCN tỉnh Hà Nam

3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, được bao
quanh bởi thành phố Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc; tỉnh Hịa Bình ở phía Tây; tỉnh
Nam Định ở phía Nam; tỉnh Ninh Bình ở phía Nam - Tây Nam; và tỉnh Thái Bình,
tỉnh Hưng n ở phía Đơng.
Hà Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực phát triển và với lợi thế giao
thông, rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển tiêu thụ hàng hóa và hoạt động xuất
nhập khẩu qua đường biển và đường hàng không.

3.1.2. Sự cần thiết XTĐT vào các KCN Hà Nam.
Xu hướng dòng vốn đầu tư chất lượng cao hướng tới lựa chọn những địa
điểm có nhiều lợi thế cạnh tranh động (chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực chất
lượng cao, dịch vụ sẵn có,…) thay vì chỉ dựa vào lợi thế so sánh như trước đây (vị
trí địa lý, nguồn nhân cơng giá rẻ,…)
Bên cạnh đó, q trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra
những thuận lợi mới thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng tạo sức ép
cạnh tranh quyết liệt. Nằm gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và
mạnh mẽ là thủ đô Hà Nội và Hải Phịng, đó là một lợi thế cũng là một thách thức
lớn đối với tỉnh Hà Nam về cạnh tranh kêu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường.

3.2. Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015
3.2.1. Định hướng hoạt động XTĐT của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015

Hoạt động XTĐT vào các KCN của tỉnh sẽ tập trung vào hai nhiệm vụ chính:
- Thu hút các NĐT phát triển cơ sở hạ tầng KCN.
- Thu hút các NĐT phát triển sản xuất kinh doanh ở các KCN đã xây dựng
cơ sở hạ tầng.

3.2.2. Chủ thể tiến hành hoạt động XTĐT vào KCN tại Hà Nam
Các hoạt động XTĐT vào KCN tại Hà Nam dựa trên hai chủ thể chính là Trung
tâm XTĐT trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN Hà Nam.

3.2.3. Thực trạng hoạt động XTĐT vào KCN của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015


vi

Hà Nam đã tập trung xây dựng về cơ bản các chính sách XTĐT phát triển cơ
sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh các KCN.
Đồng thời mở rộng các quan hệ đối tác trong nước và quốc tế để tăng cường
hoạt động XTĐT trên tất cả các kênh.
Hà Nam đã xây dựng danh mục lĩnh vực ưu tiên đầu tư, đồng thời tích cực
hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ sau giấy phép cho NĐT.

3.2.4. Thực trạng sử dụng các công cụ XTĐT
3.2.4.1. Xây dựng các cơng cụ thơng tin
Hình ảnh các KCN của tỉnh đã được thông tin trên các trang web của tỉnh,
các brochures, booklets (cuốn sách nhỏ). Thông tin về các KCN thường được lồng
ghép vào các thông tin XTĐT của tỉnh.

3.2.4.2. Xây dựng quan hệ công chúng
Hà Nam rất chú trọng công tác thông tin đối ngoại, coi đây là công cụ tun
truyền, quảng bá hình ảnh Hà Nam ra tồn quốc và quốc tế, góp phần quan trọng xúc

tiến các cơ hội đầu tư phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh nói chung và KCN nói riêng.

3.2.4.3. Tiến hành các chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư
Hoạt động XTĐT thường xuyên được tổ chức tại các nước Nhật Bản, Hàn
Quốc, Châu Âu và các địa phương có nhiều NĐT tiềm năng như Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Bình Dương……

3.2.4.4. Tổ chức các cuộc hội thảo về cơ hội đầu tư
Từ năm 2010 – 2015 tỉnh thường xuyên tổ chức những hội nghị XTĐT để
kêu gọi các NĐT trong và ngồi nước đầu tư vào tỉnh, quy mơ các hội nghị này
ngày càng lớn và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều NĐT.

3.3. Đánh giá công tác XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam
3.3.1. Một số thành tích đạt được trong công tác XTĐT vào KCN tỉnh Hà Nam
3.3.1.1. Khái quát hiện trạng phát triển các KCN của tỉnh Hà Nam
Tỷ lệ lấp đầy các KCN đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ có tỷ lệ lấp đầy
tương đối cao, với tỷ lệ lấp đầy thấp nhất là KCN Hòa Mạc với 54,13%. Với các
KCN ra đời sớm như KCN Đồng Văn I tỷ lệ lấp đầy gần 90%. Tuy nhiên, tính trung
bình với 4 KCN đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 70%, thấp hơn tỷ
lệ lấp đầy bình quân các KCN đã đi vào hoạt động trên cả nước là 73%.

3.3.1.2.Kết quả đầu tư phát triển hạ tầng KCN
Tỉnh đã XTĐT và thu hút được nhiều nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Về
cơ bản các KCN đã được đầu tư đồng bộ theo mơ hình phát triển bền vững.


vii

3.3.1.3.Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
Đến hết năm 2016, có 06 KCN đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng đồng bộ bao

gồm hệ thống giao thơng, thốt nước mưa, nước thải, điện chiếu sáng, trạm xử lý nước
thải (04 KCN có trạm xử lý nước thải đang vận hành; KCN hỗ trợ Đồng Văn III và KCN
Đồng Văn IV đang tiến hành đầu tư xây dựng),... và hạ tầng dịch vụ như điện, nước sạch,
viễn thông,.. được đầu tư đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

3.3.1.4.Kết quả đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại các KCN Hà Nam
Đến tháng 12/2016, các KCN trên địa bàn tỉnh có 258 dự án đầu tư cịn hiệu
lực, trong đó có 156 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là 1.979,6
triệu USD và 102 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 14.366,1 tỷ đồng.
Giai đoạn 2011 - 2016, các KCN đã thu hút được 166 dự án đầu tư, trong đó
có 125 dự án FDI, điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 85 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư
đăng ký mới và tăng thêm là 9.346,45 đồng và 1.731,74 triệu USD.
Trong tổng số 166 dự án đã thu hút giai đoạn 2011-2015 có 121 dự án thuộc
các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, còn lại là các ngành nghề
khác. Tuy nhiên, đa số các dự án thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp chế
biến, chế tạo là các dự án lắp ráp, gia cơng, chưa có nhiều dự án sản xuất.

3.3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN
Giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm qua tăng nhanh so với tốc độ toàn
tỉnh, cụ thể: Đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 29.849 tỷ đồng (giá so
sánh 2010), chiếm 71,3% giá trị sản xuất cơng nghiệp của tồn tỉnh (toàn tỉnh đạt
41.854 tỷ đồng); năm 2016 ước đạt 35.100 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2015.
Nộp ngân sách: Các KCN ngày càng đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước:
năm 2011 đạt 499,7 tỷ đồng đến năm 2015 đã là 1.300 tỷ đồng (gồm thuê nội địa và
thuế XNK) chiếm 35,2% tổng thu ngân sách tỉnh; năm 2016 đạt 1.521 tỷ đồng.
Giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân giai đoạn 20112015 đạt 35,1%/năm, cụ thể: Năm 2011, đạt 189,5 triệu USD, đến năm 2015 đạt
878,5 triệu USD chiếm 84,0% giá trị xuất khẩu tồn tỉnh (1.045,3 triệu USD); năm
2016 đạt 1.161 triệu USD.
Tình hình thu hút và sử dụng lao động: Bình quân giai đoạn 2011-2016 các
KCN đã thu hút và giải quyết việc làm mới cho 5.025 lao động/năm, đến tháng

12/2016 tổng số lao động làm việc trong các KCN là 48.625 lao động.

3.3.2. Một số khó khăn hạn chế trong hoạt động XTĐT vào KCN tỉnh
Hà Nam

3.3.2.1.Những khó khăn, hạn chế trong XTĐT vào KCN


viii

Thứ nhất, hoạt động XTĐT vào các KCN thiếu chiến lược hiệu quả trong
việc xác định đối tác và thị trường quan trọng, phương pháp tiếp cận NĐT nước
ngoài chưa cụ thể.
Thứ hai, các sự kiện XTĐT chưa thực sự phát huy được tác dụng lớn.
Thứ ba, quan hệ công chúng chưa thực sự hiệu quả.

3.3.2.2.Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trên
Thứ nhất, tỉnh chưa thực sự xây dựng được một chiến lược XTĐT vào KCN
hiệu quả.
Thứ hai, tỉnh Hà Nam chưa làm tốt công tác quảng bá các KCN cho tỉnh
nhằm thu hút, hấp dẫn các NĐT.
Thứ ba, các cơng cụ thơng tin trong XTĐT chưa hồn thiện và chưa được sử
dụng một cách có hiệu quả.
Thứ tư, việc các công cụ thông tin chưa đa dạng dẫn đến việc tiếp cận thơng
tin khó khăn.
Thứ năm, đầu tư cho nguồn lực và tài chính cho hoạt động XTĐT vào KCN
còn hạn chế.
Thứ sáu, việc nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ các NĐT sau giấy phép chưa được
lãnh đạo tỉnh chú trọng.
Thứ bảy, công tác giám sát và đánh giá hiệu quả XTĐT chưa được chú trọng nhiều.

CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN
NĂM 2020

4.1. Định hướng XTĐT nhằm thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam
4.1.1. Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam.
Tỉnh Hà Nam luôn nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu
hút và quản lý đầu tư vào các KCN.
Cần đảm bảo tính bền vững trong thu hút vốn đầu tư vào các KCN.
Tăng cường rà soát các văn bản, quy đinh pháp luật để đề xuất điều chỉnh
cho đồng bộ, hiệu quả.
Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng KCN gây cản trở đối với việc thu hút
đầu tư phải được tập trung giải quyết.

4.1.2. Định hướng XTĐT nhằm thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam
Công tác XTĐT cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều
chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công


ix

tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện của hoạt động này, đặc
biệt phải làm rõ các quy định khi đầu tư vào KCN của tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị cho các dự án nước ngồi quy mơ lớn,
đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của các cơ sở giáo
dục đào tạo, trường nghề.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đồn
đa quốc gia cũng như có chính sách thu hút, XTĐT riêng vào các quốc gia có tiềm
năng về cơng nghệ tiên tiến.
Hồn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động XTĐT và cụ thể hóa

cho hoạt động XTĐT vào KCN.
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT vào KCN trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đến năm 2020

4.2.

4.2.1. Hoàn thiện chiến lược XTĐT vào các KCN
Xây dựng được một chiến lược XTĐT hiệu quả là điểm mấu chốt trong việc
đẩy mạnh hoạt động XTĐT vào các KCN của tỉnh Hà Nam.

4.2.2. Xây dựng hình ảnh các KCN Hà Nam là điểm đến của các NĐT
Hà Nam là tỉnh còn khá non trẻ, vị thế thu hút đầu tư của tỉnh trong vùng đồng
bằng Sơng Hồng cịn mờ nhạt. Vì vậy, tỉnh cần phải khẳng định vị trí của mình như là
điểm đến của các NĐT, là miền đất hấp dẫn nhất. Để làm được điều này tỉnh cần xây
dựng hình ảnh về địa phương mình là nội dung XTĐT hết sức quan trọng.

4.2.3. Xây dựng mối quan hệ đối tác hiệu quả
Việc xây dựng tốt các mối quan hệ đối tác là cơ sở để tạo ra mối liên kết chặt
chẽ lâu dài và là cầu nối quan trọng giúp cho các NĐT tìm đến với các KCN Hà
Nam. Để xây dựng được các mối quan hệ đối tác hiệu quả thì tỉnh Hà Nam cần xác
định được những đối tác chính và cần thiết trong q trình XTĐT của mình.

4.2.4. Sử dụng có hiệu quả các cơng cụ XTĐT
Với nguồn lực có hạn như hiện nay thì tỉnh Hà Nam cần phải lựa chọn các
cơng cụ XTĐT phù hợp với điều kiện hiện có mà vẫn phải đảm bảo các cơng cụ này
có tác động tốt tới thu hút đầu tư vào các KCN địa phương.

4.2.5. Tăng cường đầu tư các nguồn lực về tài chính và con người cho
hoạt động XTĐT
4.2.5.1. Nguồn lực về tài chính

Cải tạo ngân quỹ cho hoạt động XTĐT cần được quan tâm nhiều hơn nữa
trong quá trình lập dự thảo ngân sách hàng năm. Đồng thời các cơ quan XTĐT cũng
cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung cho ngân quỹ


x

hoạt động của mình.

4.2.5.2. Nguồn lực về con người
Nguồn lực về con người là yếu tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào để
tiến hành tốt các hoạt động đó.
Vì vậy, việc hình thành nên một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chun mơn
trong hoạt động XTĐT nhất thiết phải thơng qua một q trình tuyển dụng có chất lượng.
Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT phải được thực
hiện thường xuyên và liên tục.
Xây dựng cơ chế đãi ngộ cho các cán bộ làm công tác XTĐT một cách thỏa đáng.

4.2.6. Nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ NĐT có hiệu quả
Các nhà đầu tư luôn luôn cần địa phương hỗ trợ từ giai đoạn lập kế hoạch
ban đầu và khảo sát đến giai đoạn thành lập dự án, giai đoạn triển khai dự án và
dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép. Đa số các nhà đầu tư đều khẳng định rằng thỏa mãn
yêu cầu của nhà đầu tư chính là phương thức marketing hiệu quả nhất. Dịch vụ đầu
tư bắt đầu từ thời điểm nhà đầu tư tiềm năng tới thăm KCN XTĐT và tiếp tục trong
suốt thời gian thực hiện dự án.
KẾT LUẬN
XTĐT là nội dung quan trọng trong phát triển KCN. Trong thời kỳ đất nước
mở rộng hội nhập, các chính sách ưu đãi về thuế và phí thuê đất với nền tảng là lực
lượng lao động giá rẻ đã ngày càng không phù hợp trong sân chơi thế giới. Hà Nam
đã nhận thức rõ điều đó và phần nào bước vào giai đoạn khởi đầu của quá trình

chun nghiệp hóa hoạt động XTĐT. Từ xây dựng chiến lược XTĐT cụ thể, triển
khai đồng bộ các giải pháp XTĐT, sử dụng đa dạng các công cụ XTĐT, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực XTĐT chất lượng cao.
Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề bất cập trong hoạt động XTĐT vào
KCN Hà Nam hiện nay.Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hồn thiện hoạt
động XTĐT trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận văn còn một số hạn chế trong hoạt
động nghiên cứu, chưa tập trung nghiên cứu đến XTĐT khi các lợi thế cạnh tranh
như nguồn lao động giá rẻ hiện đã phần nào khơng cịn, và sự cạnh tranh thu hút
vốn đầu tư đang trỗi dậy mạnh mẽ đến từ một số nước đang phát triển trong khu
vực và trên thế giới hiện nay.


1

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa
của nền kinh tế đất nước. Qua hai mươi năm xây dựng và phát triển, các KCN đóng
góp các thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội.
Các KCN huy động được lượng vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước, tạo ra
hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở
hạ tầng đất nước. Các KCN cũng góp phần tăng xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh thành cơng, q trình phát triển các KCN khơng tránh khỏi các hạn
chế về chất lượng đầu tư, quy hoạch, sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát
triển, ô nhiễm môi trường; thu nhập, đời sống người lao động…
Xét trên tổng thể, thành cơng trong q trình thu hút đầu tư tại các KCN bắt
nguồn chủ yếu từ các chính sách tương đối thơng thống của các Cơ quan nhà nước
và chi phí lao động giá rẻ của thị trường lao động Việt Nam.

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nam có vị trí địa
lý và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển các KCN. Trong thời gian
qua, Hà Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn vào các KCN, đến tháng
12/2016, các KCN trên địa bàn tỉnh có 257 dự án đầu tư cịn hiệu lực, trong đó có
155 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là 1.979,6 triệu USD và
102 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 14.366,1 tỷ đồng.Vốn đầu tư đã
thực hiện của các dự án lũy kế đến tháng 12/2016 là: 7.990,3 tỷ đồng, đạt 55,7%
vốn đăng ký và 1.193,3 triệu USD đạt 60,5% vốn đăng ký.Kết quả thu hút vốn đầu
tư vào KCN đã tạo điều kiện tiếp thu khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý nâng
cao chất lượng sống và tri thức cho nhân dân. Tuy nhiên, không nằm ngồi quy luật
chung của q trình phát triển tại Việt Nam, quá trình thu hút đầu tư vào các KCN


2

của tình hiện nay gặp rất nhiều thách thức. Theo xu hướng thế giới, Việt Nam tích
cực hội nhập quốc tế, tham các hiệp định thương mại quốc tế, kèm theo đó là cam
kết xiết chặt chính sách ưu đãi thuế, lệ phí theo quy định quốc tế. Điều đó, địi hỏi
phải thay đổi tiến trình XTĐT, phát triển các công cụ XTĐT mới phù hợp trong thời
kỳ hội nhập hiện nay.
Xét trên thực tế khó khăn đó, với mục tiêu đánh giá thực trạng XTĐT và đề
xuất các giải pháp giúp các KCN tỉnh Hà Nam cải thiện năng lực cạnh tranh, cải
thiện hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực XTĐT, tác giả đã quyết định chọn
đề tài: “ Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đến
năm 2020” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Với nội dung nghiên cứu XTĐT, trong thời gian qua đã có một số đề tài với
nội dung chủ yếu hệ thống hóa cơ sở lý luận, chưa tập chung vào vai trò và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến do đó cịn nhiều khoảng trống cần nghiên

cứu bổ sung. Cụ thể như sau :
Với Đề tài: “Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư nước ngoài ở một số nước khu
vực Đông Á và bài học cho Việt Nam”, Phan Thị Thùy Trâm, luận án tiến sĩ, 2010
tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về XTĐT FDI, phân tích hoạt động XTĐT của
một số nước Đông Á làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù
của nghiên cứu, tác giả chưa đề cập kỹ vai trò của hoạt động XTĐT đối với yêu cầu
của các KCN.
Đề tài: “Xúc tiến đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: Thực
trạng và giải pháp”, Nguyễn Đăng Núi, luận văn thạc sĩ, 2008. Trong nghiên cứu
này, tác giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về khái niệm XTĐT và một
số đặc điểm của XTĐT vào KCN, đồng thời đưa ra một số giải pháp cho hoạt động
XTĐT vào KCN. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp
chung với Trung tâm XTĐT của tỉnh, chưa đưa ra giải pháp tổng thể, giải quyết các
vấn đề cốt lõi trong hoạt động XTĐT vào KCN.


3

Đề tài: “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản của tỉnh Hải
Dương”, Vũ Thị Thảo, luận văn thạc sĩ, 2013. Tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận
về XTĐT trực tiếp nước ngồi, phân tích hoạt động XTĐT cho thị trường Nhật
Bản tại tỉnh Hải Dương, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho hoạt động XTĐT
chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu kỹ hoạt động
XTĐT cho các KCN.
Đề tài: “Hồn thiện cơng tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thành phố Đà Nẵng”, Võ Thị Kiều Trang,luận văn thạc sĩ, 2015. Tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về XTĐT FDI, phân tích hoạt động XTĐT trực tiếp nước
ngồi tại Đà Nẵng, đưa ra một số giải pháp chung cho hoạt động XTĐT FDI. Tuy
nhiên, do đặc thù của nghiên cứu, tác giả chưa đề cập kỹ vai trò của hoạt động
XTĐT đối với yêu cầu của các KCN.

Như vậy, các nghiên cứu ở trên đã hệ thống được cơ sở lý luận và những bài
học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiếntrên cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương.
Tuy nhiên, đối với trường hợp các KCN thì chưa có nghiên cứu nào về XTĐTđược
thực hiện đầy đủ, chi tiết. Do đó, đề tài được tác giả lựa chọn đảm bảo không trùng
lắp với các nghiên cứu đã tiến hành. Với đề tài này, tác giả đưa ra các chỉ tiêu để
đánh giá hoạt động XTĐT tại các KCN của Hà Nam. Thông qua việc đánh giá các
ưu điểm và tồn tại, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị để khắc phục tồn tại
trong hoạt động XTĐT tại các KCN, nội dung của các giải pháp và kiến nghị này
được gắn với thực trạng đã phân tích.

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá hoạt động XTĐT tại các KCN trên địa bàn

tỉnh Hà Nam; tìm ra các hạn chế, các nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục
nhằm hoàn thiện hoạt động XTĐT nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư vào các KCN
trong giai đoạn sắp tới.

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động XTĐT tại các KCN tại Hà Namdưới sự

quản lý, điều hành của UBND tỉnh Hà Nam.


4

Phạm vi nghiên cứu: năng lực XTĐT nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại các KCN Hà Nam trong giai đoạn
2011-2016

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng tổ ng hơ ̣p các phương pháp

trong nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận văn tiến hành phân tích thực trạng,
tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trongXTĐT, nâng cao năng lực
XTĐT của các KCN và đề xuất các giải pháp cải thiện.
- Phương pháp phân tích so sánh: Trong phần thực trạng, tác giả có đưa ra kết
quả thu hút đầu tư vào KCNđể làm cơ sở đánh giá hiệu quả cho hoạt động XTĐTcác
KCN.
* Về số liệu sử dụng: Số liệu được sử dụng là số liệu thứ cấp, được tổng hợp
từ các tài liệu có liên quan bao gồm: báo cáo hàng năm của ban quản lý các KCN,
bài viết trên các tạp chí, bài báo chuyên ngành, niên giám thống kê…

1.6.

Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp chính như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XTĐTvàoKCN.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra các hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong hoạt

động XTĐT tại các KCN Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động XTĐT
vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.


1.7.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 04 chương:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động XTĐT vào KCN


5

Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động XTĐT vào các KCN tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2011 -2016
Chƣơng 4:Một số giải pháp đẩy mạnh XTĐT vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đến năm 2020


6

CHƢƠNG 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Hoạt động XTĐT vào KCN
2.1.1. Khái niệm KCN
KCN theo nghĩa rộng có rất nhiều tên gọi, khái niệm và loại hình khác nhau
như KCN truyền thống, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu thương mại tự do,
khu nông nghiệp công nghệ cao, đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở. Các chuyên gia
của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc định nghĩa:
KCN là khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập
trung tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào như xuất khẩu hàng
hóa hoặc tiêu thụ nội địa, miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí và

ngành nghề. Một vùng đất nằm trong KCN có thể giành cho khu chế xuất.
Ở Việt Nam theo Luật Đầu tư được Quốc hội ban hành 2014 “Khu cơng
nghiệplà khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.”[14]
Như vậy, KCN là khu vực được xây dựng dành riêng cho các xí nghiệp,
trong đó có thể xây dựng sẵn nhà xưởng, cũng như các dịch vụ hạ tầng và dịch vụ
tiện nghi khác cho sản xuất kinh doanh. Trong KCN khơng có nhà ở của dân cư, chỉ
có các cơ sở sản xuất cơng nghiệp. Hàng hóa sản xuất trong KCN có thể phục vụ
cho xuất khẩu và có thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nước sở tại.

2.1.2. Đặc điểm nguồn vốn trong KCN
Nguồn vốn đầu tư là yếu tố cốt lõi quyết định sự phát triển của các KCN.
Sự phát triển của KCN từ giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, XTĐT và trong quá
trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, khả năng thu hút vốn đầu tư


7

và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng đóng góp chính vào sự
thành cơng của các KCN.
Nguồn vốn đầu tư trong KCN bao gồm : Vốn huy động trong nước và vốn
huy động nước ngoài. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là vốn huy
động trong nước (bao gồm ngân sách nhà nước đầu tư) được huy động trong thời
gian bắt đầu hình thành KCN và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Mục tiêu
chung của hoạt động XTĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là huy động sử dụng
nguồn vốn tư nhân đầu tư, hạn chế tối đa sử dụng Ngân sách nhà nước. Nguồn vốn
phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN bao gồm cả nguồn vốn huy động trong
nước và nước ngoài. Các KCN căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và định hướng
phát triển để đề ra chiến lược XTĐT thu hút vốn đầu tư phù hợp, đảm bảo hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư.


2.1.3. Khái niệm XTĐT
Trong luật đầu tư 2014, không có khái niệm XTĐT. Những người làm cơng
tác XTĐT chủ yếu diễn giải khái niệm XTĐT tương tự như định nghĩa khái niệm
“xúc tiến thương mại” trong luật Thương mại năm 2005, “Xúc tiến thương mại”- “
là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hố và cung ứng dịch vụ, bao
gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”[15]. Như vậy, sử dụng khái niệm “XTĐT
là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư” căn bản là chính xác, dựa trên ngôn
ngữ học và bản chất công việc thực hiện.
Trên phương diện marketing, hoạt động XTĐT vào KCN là hoạt động
marketing trong lĩnh vực đầu tư nhằm thu hút các NĐT bỏ vốn đầu tư dự án vào các
KCN. Sản phẩm tiếp thị ở đây là địa phương tiếp nhận đầu tư.
Hoạt động XTĐT vào KCN là hoạt động sử dụng các biện pháp để giới
thiệu, quảng cáo KCN, cơ hội đầu tư vào KCN với bên ngoài nhằm mục tiêu thu hút
vốn của các NĐT, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh trong
KCN. Hoạt động XTĐT có khách hàng mục tiêu là các NĐT trong và ngoài nước.


8

Hoạt động XTĐT vào KCN chủ yếu được triển khai bằng các chương trình hội thảo
khoa học, các diễn đàn kinh tế, diễn đàn đầu tư trong nước và quốc tế hoặc tổ chức
các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm các địa phương trong nước và quốc tế.
Tăng cường hoạt động XTĐT bằng cách tích cực thành lập mạng lưới các văn
phòng đại diện tại các địa phương khác và nước ngồi ( theo hình thức cử đại diện
hoặc liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ XTĐT…) sử dụng các công cụ
truyền thông, marketing để truyền tải thông tin cập nhật về sự phát triển chung của
địa phương, về các chính sách thu hút đầu tư vào các KCN, đồng thời sử dụng mạng
lưới này làm đầu mối tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc, tư vấn hỗ trợ chuyên sâu

cho các NĐT tiềm năng quan tâm.

2.1.4. Vai trò của hoạt động XTĐT trong thu hút đầu tư vào KCN
Thu hút đầu tư là kết quả hoạt động tương tác qua lại của nhiều nhân tố khác
nhau, trong đó hoạt động XTĐT là nhân tố cơ bản đóng vai trị chính yếu. Vai trị
của hoạt động XTĐT đặc biệt nổi bật trong giai đoạn nghiên cứu hình thành dự án,
khi NĐT tìm hiểu, thăm dị và lựa chọn địa điểm đầu tư.
Thứ nhất, hoạt động XTĐT sẽ là cầu nối thông tin, cung cấp các dữ liệu cần
thiết liên quan đến mục đích của NĐT, giúp NĐT có tầm nhìn tổng thể - là căn cứ
để cân nhắc, lựa chọn đầu tư. Hoạt động XTĐT cung cấp thông tin giúp NĐT rút
ngắn thời gian nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư….tạo
điều kiện giúp NĐT nhanh chóng đưa ra quyết định đầu tư.
Thứ hai, hoạt độngXTĐT là chất kết nối giữa NĐT và địa điểm thực hiện
đầu tư. NĐT được tiếp cận nguồn thơng tin phong phú thì việc tìm kiếm cơ hội đầu
tư và địa điểm đầu tưsẽ thuận lợi hơn.
Thứ ba, hoạt động XTĐT là nhân tố duy trì, mở rộng thu hút vốn đầu tư tại
địa phương. Hoạt động XTĐT nếuhỗ trợ tốt NĐT trong quá trình nghiên cứu, lập kế
hoạch và triển khai dự án, thì đây là một biện pháp chăm sóc khách hàng hữu hiệu,
một mặt quảng bá chất lượng dịch vụ, xúc tiến thu hút NĐT mới; một mặt mở rộng
quan hệ với các NĐT hiện tại, chính những NĐT hiện tại sẽ mở rộng vốn đầu tư khi


9

điều kiện tốt và phát triển lợi ích tại địa phương.NĐT khi được hỗ trợ tốt sẽ là biện
pháp hữu hiệu thu hút các NĐT mới và chính những NĐT hiện có sẽ mở rộng đầu
tư nếu họ nhận thấy những điều kiện tốt và có lợi ích ở địa phương.
Thứ tư, quá trìnhXTĐT là nhân tố tăng cường khả năng cạnh tranh trong
hoạt động thu hút đầu tư của địa phương.Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường thu
hút vốn đầu tư địa phương đang có sự chuyển biến từ tầm vĩ mô sang cạnh tranh các

mặt vi mô với từng chính sách cụ thể, trong từng dự án, địi hỏi q trình chuyển
biến trong hoạt động XTĐT... . Với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, các địa
phương tập trung, sáng tạo, xây dựng các chiến lược cụ thể, ưu việt để khẳng định
vị thế và năng lực canh tranh của địa phương.Trong quá trình phát triển các KCN,
yếu tố quyết định thành công hay thất bại là việc có thu hút được vốn của các NĐT
hay không? Chất lượng nguồn vốn đầu tư như thế nào? Khoa học công nghệ sử
dụng tiên tiến hiện đại thế nào?
Để có những yếu tố tốt tạo ra thành cơng cho KCN thì hoạt động XTĐT là
rất quan trọng. Khi hoạt động XTĐT lựa chọn đối tượng trọng tâm là những NĐT
có năng lực, tiềm năng phát triển lớn, khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời sử
dụng sách lược XTĐT tốt, làm NĐT lựa chọn KCN là nơi phát triển kinh doanh.
Đạt được điều đó, các KCN khơng chỉ tạo ra giá trị kinh tế xã hội cho địa phương,
mà cũng sẽ góp phần chung vào q trình phát triển của cả nước.
Trong giai đoạn đầu phát triển KCN, NĐT cơ sở hạ tầng là nền tảng quan
trọng hình thành nên sự hấp dẫn ban đầu cho các NĐT kinh doanh. Doanh nghiệp
phát triển KCN với tư duy tốt, bền vững sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng chất lượng, thuận
lợi, bảo vệ môi trường bền vững và quy hoạch chi tiết phù hợp. Tuy nhiên, nếu quá
trình XTĐT lựa chọn đối tượng doanh nghiệp phát triển với chi phí rẻ, chạy theo
biểu tính doanh thu lợi nhuận đơn thuần, thì có rất nhiều nguy cơ lãng phí khi doanh
nghiệp quy hoạch không đồng bộ, thụ động trong phân vùng ngành nghề, nguy cơ
không đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết khi các doanh nghiệp sản xuất triển khai,
đồng thời khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng u cầu có thể gây ra vấn đề ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng.


×