BÀI TẬP HUẤN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH
Người trình bày: Đỗ Hữu Trí
Trưởng phòng Thanh tra VT, CNTT
ĐT: 091.2285227
Email:
I. ĐỀ CƯƠNG THANH TRA DIỆN RỘNG CÁC ĐÀI PHÁT THANH,
TRUYỀN H ÌNH
1. Đối tượng thanh tra: Các đài truyền thanh, truyền hình, đài phát thanh,
truyền hình; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trên mạng Internet; các
tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; Đại lý uỷ
quyền; Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng truyền hình trả tiền.
Thanh tra Bộ sẽ trực tiếp thanh tra Đài truyền hình Việt Nam, Công ty
Truyền hình cáp Sài Gòn Tourist (SCTV).
2. Nội dung thanh tra:
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát thanh, truyền hình, viễn
thông, tần số vô tuyền điện. Tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về giấy phép: Hoạt động phát
thanh, hoạt động truyền hình, sản xuất kênh chương trình quảng bá, sản xuất
chương trình đặc biệt, sản xuất chương trình phụ, sản xuất kênh chương trình
truyền hình trả tiền, hoạt động báo chí trong lĩnh vực truyền hình, cung cấp dịch
vụ truyền hình trả tiền, biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình
trả tiền, chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền
hình trả tiền, thiết lập mạng viễn thông.
- Việc thực hiện quy định của pháp luật về đưa nội dung thông tin.
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động liên kết sản
xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bản quyền.
- Việc thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Việc thực hiện quy định của pháp luật về phát sóng phim truyện trên
truyền hình.
- Việc chấp hành của pháp luật về lưu chiểu, cải chính.
- Việc sử dụng tần số vô tuyến điện và việc nộp lệ phí, phí sử dụng tần số
vô tuyến điện.
- Việc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTTTT ngày 30/12/2011 về việc ngăn
chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trong dịp tết, lễ hội 2012.
- Việc đưa vào sử dụng các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ
thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
1
theo Thông tư số 31/2011/TT-BTTTT và Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT ngày
31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Công tác đảm bảo chất lượng: Công tác đo kiểm định kỳ chất lượng kỹ
thuật, phương án đảm bảo chất lượng dịch vụ và khắc phục các sự cố kỹ thuật.
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
Chú ý: Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012, Cục Tần số vô tuyến
điện sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số tại một số Đài PTTH
(xem Phụ lục 1). Do đó, khi xây dựng đề cương thanh tra tại các Đài PTTH mà
Cục Tần số vô tuyến điện đã thanh tra, kiểm tra rồi thì đề nghị Sở TTTT bỏ nội
dung này ra khỏi đề cương. Trường hợp Cục Tần số vô tuyến điện chưa thanh
tra, kiểm tra về tần số tại Đài PTTH thì đề nghị Sở TTTT mời Trung tâm tần số
khu vực tham gia đoàn để tiến hành đo kiểm tra tần số.
3. Thành phần đoàn thanh tra:
Đoàn thanh tra có thể có các thành viên của Sở, ban ngành ở địa phương
và đơn vị liên quan như Trung tâm Tần số khu vực, Ban tuyên giáo tỉnh ủy,
thành ủy, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, UBND các Quận, Huyện, Thị xã
v.v...
Trước khi tiến hành đợt thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông cần tổ
chức giới thiệu các văn bản có liên quan tại Phụ lục 2, chọn lọc những nội dung
cốt yếu để tập huấn cho thành viên các đoàn thanh tra nhằm thống nhất nội dung
và biện pháp xử lý để cuộc thanh tra được tiến hành đồng bộ, thống nhất và đạt
hiệu quả cao.
II VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP:
- Hoạt động phát thanh, hoạt động truyền hình
- Sản xuất kênh chương trình quảng bá, sản xuất chương trình đặc biệt,
sản xuất chương trình phụ.
- Sản xuất kênh chương trình truyền hình trả tiền
- Hoạt động báo chí trong lĩnh vực truyền hình.
- Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
- Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.
- Chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền
hình trả tiền.
- Thiết lập mạng viễn thông (nếu là truyền hình cáp).
III. VIỆC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NỘI DUNG THÔNG
TIN
2
Kênh VTV1- Kênh Thời sự chính trị: 24 giờ/ngày; Kênh VTV2- Kênh
Khoa học và Giáo dục: 24 giờ/ngày; Kênh VTV3- Kênh Văn hóa, Thể thao,
Thông tin và Giải trí: 24 giờ/ngày; Kênh VTV4- Kênh dành cho người Việt
Nam ở nước ngoài: 24 giờ/ngày; Kênh VTV5- Kênh tiếng dân tộc: 24 giờ/ngày;
Kênh VTV6- Kênh thanh thiếu niên: 18 giờ/ngày. Ngày 06/7/2011, Đài THVN
có công văn số 1057/THVN đăng ký Kênh VTV1 là Kênh Thời sự, chính trị
tổng hợp, phủ sóng toàn quốc với thời lượng phát sóng 24 giờ/ngày (thời lượng
phát mới: 18 giờ/ngày, trong đó tự sản xuất: 17 giờ/ngày và liên kết sản xuất: 1
giờ/ngày). Các chương trình thời sự, chính luận trên Kênh VTV1 đã trở thành
thông tin chủ lực, giữ vai trò chủ đạo, định hướng dư luận trước những sự kiện
quan trong, phức tạp của trong nước và quốc tế. Các chương trình văn hóa, giáo
dục, giải trí trên Kênh VTV2, VTV3, VTV6 có tác động xã hội lớn, đóng vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội. Kênh VTV5 là kênh truyền hình duy nhất của
quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đáng kể tăng
cường mối đại đoàn kết dân tộc. Kênh VTV4 trở thành kênh truyền hình chính
thống có độ tin cậy cao, cung cấp thông tin ra thế giới, phục vụ cộng đồng người
Việt ở nước ngoài. Các kênh chương trình khu vực: VTV- Huế, VTV- Đà Nẵng,
VTV- Phú Yên, VTV9- thành phố Hồ Chí Minh và VTV- Cần Thơ đã đáp ứng
yêu cầu tuyên truyền thông tin kinh tế, văn hóa mang bản sắc vùng miền đồng
thời làm tăng tính toàn diện, toàn quốc trên truyền hình quốc gia.
Tuy nhiên, do chưa thực hiện đúng quy trình biên tập nên một số chương
trình xảy ra sơ suất, thông tin sai sự thật, bị cơ quan chức năng xử lý. Cụ thể:
- Chuyên mục “Người xây tổ ấm” trên kênh VTV1 phát sóng chương
trình “Mối tình đầu bất hạnh của cô bé mồ côi” ngày 25/01/2011, thông tin sai
sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân của sai sót trên là do thiếu
thận trọng trong kiểm tra nhân thân của nhân vật, phóng viên được cử đi làm
không xác minh qua chính quyền địa phương.
- Chương trình thời sự phát sóng 19h ngày 14/10/2011 trên kênh VTV1
đã thông tin sai sự thật về hình lá cờ Trung Quốc trong chuyến thăm Trung
Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân của sai sót trên là do
Đài THVN thiếu kho tư liệu về hình ảnh cờ các quốc gia nên nhân viên đồ họa
đã tìm kiếm google.com.vn và sử dụng hình ảnh lá cờ có sai sót này; công tác
biên tập chủ quan, không kiểm duyệt kỹ hình ảnh lá cờ.
- Tập 3 bộ phim “Hoa Nắng” phát sóng lúc 21 giờ ngày 06/3/2012 trên
kênh VTV3 có đoạn mô tả cảnh ăn chơi của một số cặp nam nữ với nội dung
phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Nguyên nhân do quá
trình kiểm duyệt liên tục trong toàn bộ tập phim nên đã không phát hiện ra đoạn
mô tả cảnh ăn chơi hơi dài, phản cảm khi phát sóng trên kênh truyền hình quốc
gia trong điều kiện chưa có phân biệt lứa tuổi người xem.
- Chương trình Vietnam’s got talent số 7 phát sóng trên Kênh VTV3 ngày
12/2/2012 có tiết mục dự thi của cháu Lê Nguyễn Quỳnh Anh. Sau khi chương
trình phát sóng, Đài THVN nhận được khiếu nại của bố mẹ cháu Quỳnh Anh.
3
Đài THVN đã tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất, phát sóng và trả lời
khiếu nại nêu trên. Đồng thời, Đài THVN đã có công văn số 355/THVN-TKBT
ngày 14/3/2012 và 684/THVN ngày 03/5/2012 báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội và Ban Tuyên giáo Trung
ương về quá trình giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, ngày 25/02/2012, Đài THVN
phát sóng tiểu phẩm hài trong chương trình Thư giãn cuối tuần có các tình
huống tương tự như gia đình cháu Quỳnh Anh, gây phản ứng xấu trong dư luận
xã hội. Việc phát sóng chương trình này tuy là chương trình hài hước nhưng
phát sóng vào thời điểm đang có dư luận nhiều chiều về vụ việc cháu Quỳnh
Anh là chưa thật phù hợp, công tác biên tập và kiểm duyệt nội dung chương
trình chưa thật khéo léo, nhạy bén.
- Vấn đề chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam và cũng là vấn
đề rất nhạy cảm. Với vai trò là đài truyền hình quốc gia, việc thể hiện đầy đủ
chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, không chỉ đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa mà còn cả đường biên giới quốc gia, có ý nghĩa quan trọng, tác động đến
nhận thức của mỗi người dân. Tuy nhiên, một số chương trình do nguyên nhân
hạn chế về kỹ thuật xử lý, chú thích, giải thích chưa rõ ràng hoặc sử dụng tư liệu
của nước ngoài, cơ quan chức năng có thể dẫn thể hiện không đầy đủ chủ quyền
Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, như: Bộ phim “Mãnh lực
đồng tiền” phát sóng trên Kênh VTV1, các tập phim phát sóng ngày 12 và
21/3/2011, nhắc đến Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc nhưng chưa giải thích rõ
ràng gây hiểu nhầm về chủ quyền Việt Nam; Chương trình “Thời sự” trên Kênh
VTV1 phát sóng 19 giờ ngày 01/4/2011, trong đó có Phóng sự Tổng kết 5 năm
thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng chống ma túy giai đoạn 2006- 2010, sử dụng
hình ảnh lược đồ mô tả những điểm nóng về vận chuyển, mua bán ma túy ở
vùng Tây Bắc Việt Nam, Lào và Mi an ma do Bộ Công an trình chiếu, không
thể hiện quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; Chương trình “Dự báo thời tiết” trên
Kênh VTV4 lúc 0 giờ 00 phút ngày 04/6/2011 sử dụng hình ảnh bản đồ Việt
Nam không thể hiện quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; Chương trình “Việt Nam
hôm nay” trên Kênh VTV4 lúc 21 giờ 00 phút ngày 15/7/2011, sử dụng một
đoạn tư liệu từ phim “Công trình xây dựng Thủy điện Hòa Bình tại Việt Nam”
của hãng phim Khoa học thường thức và Tài liệu của Cộng hòa Grudia, Liên Xô
sản xuất năm 1984, trong đó có bản đồ khu vực Đông Nam Á đánh dấu các địa
điểm có nhà máy thủy điện, không thể hiện quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
IV. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN
KẾT SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH:
Văn bản áp dụng chủ yếu là Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày
28/5/2009 quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát
thanh truyền hình.
Lưu ý: Đài phát thanh, truyền hình có nghĩa vụ chính trong việc thực hiện
các thủ tục với cơ quan nhà nước đối với hoạt động liên kết chứ không phải là
đối tác liên kết.
4
Sản phẩm liên kết: là các chương trình hoặc cả kênh chương trình.
Sản phẩm liên kết là kênh chương trình thì đài phát thanh, truyền hình
phải nộp hồ sơ đăng ký, và chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Bộ
TTTT.
Nếu sản phẩm liên kết là các chương trình (là một chuỗi ít nhất 5 chương
trình có cùng định dạng, được phát mới vào cùng một khung giờ theo ngày, theo
tuần, hoặc theo tháng) thì đài phát thanh, truyền hình chỉ phải thông báo với Bộ
TTTT về tên, nội dung, thời điểm, thời lượng, kênh phát sóng; tên, địa chỉ đối
tác, hình thức liên kết và quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời hạn chậm
nhất là 5 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sóng.
Đài phát thanh, truyền hình phải ký hợp đồng với đối tác liên kết gồm các
nội dung: Tên sản phẩm liên kết, mục đích thực hiện hoạt động liên kết, nội
dung sản phẩm, hình thức liên kết, thời gian, thời lượng, kênh phát sóng, quyền
và nghĩa vụ của các bên, quy định về cách xử lý đối với các trường hợp thay đổi
kế hoạch phát sóng, bản quyền sản phẩm liên kết, trách nhiệm của các bên liên
kết khi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, quy định
điều khoản bất khả kháng.
Tại Đài truyền hình Việt Nam:
- Về đăng ký và cấp giấy chứng nhận liên kết:
+ Đài THVN đăng ký tổng số 47 chương trình liên kết, trong đó 40
chương trình đã nhận được cấp Giấy chứng nhận liên kết, 07 chương trình đang
được cơ quan quản lý Nhà nước xem xét để cấp Giấy chứng nhận (Đài THVN
gửi hồ sơ trong tháng 5/2012).
+ Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có công
văn số 984/CV-TT.HCM ngày 12/12/2011 gửi Ban Thư ký biên tập đề nghị
đăng ký 16 chương trình liên kết. Tuy nhiên, 16 chương trình này chưa được lập
hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận liên kết.
+ 11 Kênh truyền hình trả tiền (VCTV11- Shopping TV, Thể thao TV,
Bóng đá TV, VCTV5- Real TV, VCTV9- Info TV, VCTV15- Invest TV,
VCTV1- Fansipang TV, VCTV12- Style TV, O2TV, VCTV7, VCTV14) có liên
kết với đối tác nhưng Đài THVN chưa được cấp giấy chứng nhận kênh liên kết.
Tại SCTV
Tám kênh chương trình truyền hình SCTV2-Âm nhạc và thời trang,
SCTV3-Thiếu nhi sao TV, SCTV4-Giải trí tổng hợp Yeah1 TV, SCTV5-Nhịp
cầu mua sắm, SCTV6-Sóng nhạc SNTV, SCTV8-Thị trường kinh tế tài chính
VITV, SCTV13-Phụ nữ và gia đình, SCTV10-Home Shopping do Đài Truyền
hình Việt Nam thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động liên kết kênh chương
trình, Công ty SCTV ký hợp đồng với các đối tác để sản xuất chương trình
truyền hình. Trong các Hồ sơ từ mục 1 đến mục 6 là có tờ khai đăng ký chương
trình liên kết của Đài Truyền hình Việt Nam gửi Bộ Thông tin và Truyền thông,
Hồ sơ tại mục 7 và mục 8 không có tờ khai này. Không đúng theo quy định tại
5
khoản 2 Điều 7 Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT, áp xử phạt theo khoản 4 Điều
16, điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 02/2011/NĐ-CP
V. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢN QUYỀN.
Trong quá trình kiểm tra, đề nghị đài phát thanh, truyền hình cung cấp các
văn bản chứng minh về bản quyền của các chương trình, kênh chương trình,
phim nước ngoài v.v… đây là nội dung quan trọng vì nếu phát không có bản
quyền sẽ rất dễ nảy sinh tranh chấp. Nếu không giải quyết tốt tranh chấp sẽ dẫn
tới phải dừng phát sóng, ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng (trong trường hợp
khách hàng phải mất tiền để được cung cấp dịch vụ).
Tại SCTV
Các kênh True Sport 2, True Sport 3, CCTV HD, TVB8, OPT1 hiện nay
được được doanh nghiệp thu tín hiệu và phát lại trên truyền hình cáp và được
đánh giá là các kênh có nhiều khán giả quan tâm. Tuy nhiên, doanh nghiệp
không chứng minh được chủ sở hữu của các kênh này. Hiện tại có thể chưa xảy
ra tranh chấp, tuy nhiên sau một khoảng thời gian chủ sở hữu có thể kiện và đòi
bồi thường thiệt hại với số tiền lớn theo luật ước quốc tế sẽ thiệt hại chính cho
doanh nghiệp. Mặt khác, nếu dẫn tới phải dừng phát sóng các chương trình,
kênh vi phạm bản quyền thì quyền lợi của người sử dụng sẽ bị vi phạm, vì khi
doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp các gói dịch vụ thì bao gồm các kênh trên.
Áp xử phạt theo khoản 1 Điều 38 Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày
13/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan.
VI. VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO:
Căn cứ chính để áp dụng là Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-
UBTVQH10 ngày 16/11/ 2001, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003
quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo.
Quảng cáo về y tế: Quảng cáo thuốc và nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm,
vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng
cáo thực phẩm phải thông báo đầy đủ nội dung sản phẩm quảng cáo với Bộ y tế
hoặc Sở Y tế. Trường hợp không đồng ý với sản phẩm quảng cáo, Bộ y tế hoặc
Sở Y tế sẽ thông báo bằng văn bản cho người quảng cáo và người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, nếu
Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có văn bản trả lời thì người quảng cáo hoặc người
kinh doanh dịch vụ quảng cáo có quyền thực hiện quảng cáo theo nội dung đã
thông báo.
Chỉ được quảng cáo thuốc theo danh mục thuốc được quảng cáo do Bộ Y
tế ban hành.
Việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải tuân theo các quy định
của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
6