Giáo dục bảo vệ môi trường
qua các môn học
cấp tiểu học
Hà Nội, 26 – 28 tháng 5 năm 2008
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Người học cần biết và hiểu
- Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường của môn học
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục BVMT của môn
học.
-Phân tích nội dung, chương trình, SGK, từ đó xác định được các bài
(nội dung) có thể tích hợp giáo dục BVMT.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục BVMT.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2. Người học có khả năng
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các
bài có khả năng lồng ghép,A tích hợp giáo dục BVMT của môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo
dục BVMT.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào
môn học.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GD BVMT
HOẠT ĐỘNG 1
Căn cứ vào kinh nghiệm và kiến thức về môi trường, các thông tin về
môi trường trên các phương tiện thông tin mà bạn biết, hãy thảo
luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường là gì?
- Chức năng chủ yếu của môi trường?
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
Phản hồi HĐ 1:
- Môi trường bao gồm toàn bộ các điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân
tạo và điều kiện kinh tế - xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng
đến sự phát triển của từng cá thể cũng như của toàn nhân loại.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
+ Các yếu tố tự nhiên, hay còn gọi là "môi trường sống", "môi sinh",
môi trường tự nhiên : toàn thể các điều kiện tự nhiên bao quanh, có ảnh
hưởng trục tiếp và gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của mọi sinh vật
(ánh sáng mặt trời, cây cỏ, không khí, đất đai, sông núi...).
+ MT xã hội là tổng thể các mối quan hệ giưa con người với con người,
là các luật lệ, thể chế, quy định, hướng các hoạt động của con người
theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống
của con người.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
+ Môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân tố do con người tạo ra làm
thành tiện nghi cuộc sống như máy bay, ô tô, nhà ở, các khu vực đô
thị…
Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và
thiên nhiên.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
HOẠT ĐỘNG 2
Bằng kinh nghiệm và dựa vào các thông tin đã biết, bạn hãy trao đổi
trong nhóm và cho biết:
Chức năng chủ yếu của môi trường?
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
Chức năng chủ yếu của môi trường
Môi trường có 4 chức năng:
1. Cung cấp không gian sinh sống cho con người
2. Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản
xuất của con người.
3. Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra.
4. Lưu trữ và cung cấp thông tin
CHỨC NĂNG CHỦ YẾU
CỦA MÔI TRƯỜNG
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
Hoạt động 2
Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin,
bạn hãy thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
- Khái quátvề sự ô nhiễm MT trên thế giới và ở Việt Nam.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
Phản hồi cho HĐ 2
Ô nhiễm môi trường
-- Hiểu đơn giản là làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.
-- Là sự làm biến đổi theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần môi
trường bằng những chất gây tác hại. Sự biến đổi môi trường đó ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác
hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống của
con người.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BVMT
PHẢN HỒI CHO HĐ 2
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và
hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động
công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng...
Một số thông tin:………….
* Ô nhiễm môi trýờng trên Thế giới
- Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
+ Gia tăng nồng độ Co2 và So2 trong khí quyển
+ Nhiệt độ trái đất tăng: trong vòng 100 năm trở lại đây TĐ nóng lên
0, 5 độ và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5- 4,5 độ so với TK
XX.
+ Mức nýớc biển sẽ dâng cao từ 25- 145cm do băng tan, nhấn
chìm nhiều vùng rộng lớn.
+ Gia tăng tầng xuất thiên tai.
- Suy giảm tầng Ôzôn
- Tài nguyên bị suy thoái
- Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Nguyên nhân : Sự phát triển khu đô thị, công nghiệp, du lịch, đổ bỏ
chất thải…
Hậu quả : hàng năm trung bình trên 20 triệu người chết vì các
nguyên nhân môi trường.
- Gia tăng dân số
- Suy giăm tính đa dạng sinh học (đa dạng di truyền; loài; sinh thái)
Ô nhiễm môi trýờng Việt Nam
- Suy thoái môi trýờng đất : trên 50% diện tích đất tự nhiên của nýớc
ta bị thoái hoá (bạc màu, phèn, xói mòn…).DT không gian sống
đang ngày càng thu hẹp.
- Suy thoái rừng : chất lýợng rừng giảm và sự thu hẹp DT rừng.
- Suy giảm đa dạng sinh học : VN là 1 trong 10
trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Những năm gần đây bị suy giảm
nhiều.
- Ô nhiễm MT nước
- Ô nhiễm MT không khí
- Ô nhiễm MT chất thải rắn
GIÁO DỤC BVMT
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Khái niệm về GD bảo vệ môi trường
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
Bằng sự hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, bạn hãy suy nghĩ và trao
đổi trong nhóm về các vấn đề sau :
1. Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường ?
2. Vì sao phải giáo dục bảo vệ môi trường ?
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành những nhận thức về
mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh,
hình thành ở họ những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề môi
trường, bảo vệ và cải thiện môi trường.
Những nhận thức và hiểu biết này không chỉ giới hạn trong phạm vi địa
phương hay quốc gia mà mang tính toàn cầu.
Vì vậy, giáo dục môi trường sẽ tạo ra ở HS :
- Nhận thức đúng đắn về môi trường : hình thành ở HS những kiến
thức, khái niệm, những hiểu biết về môi trường địa phương, khu vực và toàn
cầu; giúp HS hiểu được sự tác động qua lại giữa con người và môi trường
(Về môi trường).
- Ý thức, thái độ thân thiện với môi trường (Vì môi trường).
- Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường : biết nhận xét, phân loại,
phân tích và đánh giá những vấn đề về môi trường (Trong môi trường).
- Kết quả cao nhất, mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là giúp
HS :
+ Có được ý thức trách nhiệm với môi trường.
+ Có được những hành động thích hợp để bảo vệ môi trường.
* Đặc trưng của GDMT :
- GDMT mang tính địa phương cao.
- GDMT cần hình thành ở người học không chỉ nhận thức mà cả
những hành vi cụ thể.
- GDMT cần được tiến hành thông qua mọi môn học và các hoạt động
trong nhà trường.
Vì sao phải giáo dục BVMT
Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong các nguyên nhân chính gây
nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi
người hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường và làm thế nào
để BVMT. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục trong
nhà trường.
* Theo số liệu thống kê đầu năm 2008 : cả nước hiên nay có gần 7 triệu HS
tiểu học, khoảng 323.506 GV tiểu học với gần 15.028 trường TH.
Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào
tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước.