BỘ
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ
TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
DO KHÍ THẢI
Thuộc dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”
Hà Nội - 2007
BÁO CÁO XÂY DỰNG BẢN ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO KHÍ THẢI CÔNG
NGHIỆP KHU VỰC HÀ NỘI
1. Giới thiệu
Thực hiện dự án cải thiện chất lượng không khí các đô thị do nguồn thải công nghiệp
thuộc chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị trong chiến lượng bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Một trong những công việc
phải xây dựng trong dự án đó là: Xây dựng cở sở dữ liệu thông tin về nguồn khí thải công
nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp.
Cụ thể công việc bao gồm:
• Xây dựng nội dung chính và những yêu cầu thông tin của cơ sở dữ liệu
thông tin khí thải công nghiệp
• Xây dựng bản đồ nồng độ chất ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp
• Xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển cơ s
ở dữ liệu thông tin khí thải
công nghiệp
Hà nội là một trong năm đơn vị đã triển khai, thi công dự án. Bản đồ ô nhiễm không
khí do khí thải công nghiệp.
2. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, nhân văn và sắp đặt hành chính của thủ đô
Hà Nội
Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nằm ở trung tâm đồng
bằng Sông Hồng, trong giới h
ạn 20
o
25’ - 21
o
23’ vĩ độ Bắc và 105
o
44’ – 106
o
02’ kinh độ
Đông, phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Phúc, Nam và Tây Nam giáp
Hà Tây, Đông và Đông bắc giáp Bắc Ninh, Đông nam giáp Hưng Yên, từ Bắc xuống Nam 50
km và từ Đông sang Tây 30 km.
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại
thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14%. Cơ cấu sử dụng đất của Hà Nội theo kết quả
kiểm kê ngày 1/1/2000 gồm: đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chi
ếm 8,6%,
đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.
Phân bố quỹ đất Hà Nội căn cứ vào chất lượng đất và đặc điểm địa chất xây dựng và
địa chất nông- lâm nghiệp giống và khác nhau. Kết hợp đánh giá từ hai góc độ. Thành phố đã
phân thành 9 tổ hợp đất với những đặc điểm về xây dựng và nông lâm khác nhau:
- Đất xây dựng t
ốt - nông lâm tốt: phân bố ở những khu vực nhỏ nam Đông Anh và
tập trung ở phần phía tây Từ Liêm.
- Đất xây dựng tốt - nông lâm trung bình: Phân bố thành những dải hẹp ở các huyện
Sóc Sơn, Từ Liêm và một phạm vi nhỏ phía nam tây nam huyện Đông Anh.
- Đất xây dựng tốt - nông lâm kém: Phân bố tập trung ở 3 huyện ngoại thành Sóc
Sơn, Đông Anh, Từ Liêm chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn thành phố.
- Đất xây dựng trung bình - nông lâm tốt: Phạm vi phân bố
đất cấp này tập trung tại
bốn huyện giáp ranh với Hà Nội (Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm).
- Đất xây dựng kém - nông lâm tốt: Phân bố ở hai huyện Gia Lâm, và Thanh Trì với
diện tích không đáng kể.
- Các nhóm đất khác thuộc loại đất xây dựng- nông lâm nghiệp trung bình hoặc kém.
Nếu phân tích đất dưới góc độ thổ nhưỡng, hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm:
- Đất phủ sa thuộc hệ thống Sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích
nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hóa học đều cao hơ
n đất phù
sa của các sông khác. Đất phù sa Sông Hồng còn rất màu mỡ, mầu nâu tươi, thành phân cơ
giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm yếu, thích hợp với nhiều loại
cây trồng nhiệt đới. Đất phù sa được bồi bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ
giới nhẹ hơn đất phù sa Sông Hồng.
- Nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17 663 ha, bằng 19,23% diện tích tự nhiên) tuy
nghèo sét, nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu h
ết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện
thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn.
- Nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8 386,3 ha tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc
dưới 15
0
, độ phì đạt mức trung bình song hầu hết tầng mỏng, chỉ có thể bố trí được cây hoa
màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dầy hơn 50 cm.
Tài nguyên rừng
Hà Nội có diện tích rừng là 6.740 ha chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố,
phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm,
Hà Nội không có rừng tự nhiên. Khu vực phụ cậ
n quanh Hà Nội cách từ 50- 100 km có
những khu rừng nổi tiếng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì, rừng Tam
Đảo.
Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố,
tập trung nhiều nhất ở huyện Sóc Sơn 6.656 ha chiếm 99% diện tích rừng trồng. Rừng chủ
yếu là bạch đàn, keo ngoài ra còn một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là
những lo
ại dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu. Tổng trữ lượng rừng nói
chung khoảng 106.000 m
3
gỗ bạch đàn và 286.000 set củi.
Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống
thoái hoá đất đồi. Ngoài ra rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động
du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối cuối tuần của nhân dân và du khách.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên diện tích
35.000 km
2
của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại
khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau:
- Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn; đã biết được 51 mỏ và điểm
quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ
yếu là than đá (gần 190 triệu tấn) phân bố theo 2 h
ướng: tây Hà Nội và đông Hà Nội.
- Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía bắc-
tây bắc Hà Nội; mănggan và titan trữ lượng không đáng kể.
- Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ
lượng thấp.
- Khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: đã xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có
20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn
(Trại Cau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến).
- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là
đồii núi thì đá vôi và các loại mác ma chiếm phần quan trọng; khoảng 1/3 diện tích còn lại là
vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát,
đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn; đá hoa có trữ
lượng 80 triệu; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng gần 1 tỷ, trong đó sét gạch
ngói là chủ yếu, số còn lại là ít sét chịu lửa, sét gồm sứ. Các mỏ sét này đều được lộ ra trên
mặt đất và hầu hết đang được khai thác. Các loại đá vụn; cuội; sỏi, cát, đá ong đều có trữ
lượng đáng kể
, chất lượng tốt, đã được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công
nghiệp.
Nguồn nước ngầm
Hà Nội có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn, đó là những tài nguyên quý báu vì nguồn
nước này luôn được phổ cập, chất lượng nói chung là tốt và có tầng phủ bảo vệ chống ô
nhiễm. Trữ lượng các mỏ nước ngầm đã được hội đồ
ng xét duyệt cấp Nhà nước phê chuẩn
thuộc lãnh thổ Hà Nội như sau:
Phần nam sông Hồng: Cấp công nghiệp 708 750 m
3
/ngày
Cấp triển vọng 173 00 m
3
/ngày
Phần bắc sông Hồng: Cấp công nghiệp 53 870 m
3
/ngày
Cấp triển vọng 214 799 m
3
/ngày
Dưới lòng đất thuộc lãnh thổ Hà Nội đều có nước ngầm phân bố ở điều kiện địa lý có
thể khai thác được tương đương dễ dàng (trừ huyện Sóc Sơn và Đông Anh) nguồn nước phổ
cập có thể không đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ, còn phần lớn địa bàn thành phố có thể
khai thác tốt. Tổng trữ lượng dự trữ lớn, khoảng 1,0- 1,2 tri
ệu m
3
/ngày.
Về chất lượng nước ngầm, nhìn chung trên toàn thành phố hàm lượng sắt và mănggan
cao và không đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống và tiêu chuẩn cấp nước. Hàm lượng sắt cao
hơn ở vùng nam Hà Nội, huyện Gia Lâm và Đông Anh. Hàm lượng mănggan có xu hướng
cao hơn ở phía nam Hà Nội nhưng dường như tại Sóc Sơn lại thoả mãn các chỉ tiêu về nước.
Amoniăc ở phía nam vùng nam Hà Nội có hàm lượng cao hơn và không đáp ứ
ng các chỉ tiêu
về nước uống và cấp nước.
Mô hình phân bố hàm lượng các chất hữu cơ giống mô hình phân bố hàm lượng
amoniăc. Tuy nhiên không có khu vực nào nồng độ các chất trên hoặc các chất độc khác quá
cao đến mức không được phép khai thác. Với công nghệ xử lý nước hiện có. Hà Nội hoàn
toàn bảo đảm nước được cung cấp sau khi xử lý có chất lượng đảm bảo với chi phí hợp lý.
Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng gò
đồi trung du với đồng bằng Sông Hồng nên địa
hình Hà Nội có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung
bình 5- 20 m so với mặt biển. Căn cứ vào quá trình hình thành và cấu trúc địa hình, người ta
đã chia Hà Nội thành hai vùng chính: (1) Vùng đồng bằng, là địa hình đặc trưng chủ yếu của
Hà Nội với 90% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 4-10 m, nơi cao nhất cũng không qúa
20m so với mặt biển; 920 Vùng đồi núi, chỉ chiế
m 10% diện tích tự nhiên, nằm ở phía bắc và
tây bắc thành phố, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8
o
và độ cao trung bình 50 -
100m, cao nhất là núi Chân Chim 462m. Hà Nội, có nhiều sông lớn, trong đó sông Hồng
chảy qua Hà Nội 30 km, sông Đuống chảy qua 17,5 km, sông Cầu chảy qua 23 km, sông
Nhuệ chảy qua 40km, sông Công chảy qua 9km. Ngoài ra, Hà Nội còn có những con sông cổ
nổi tiếng như sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.
Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 92097 ha, chỉ chiếm 0,3% diện tích tự nhiên của cả
nước và đứng thứ 59/61, thành phố, chỉ rộng hơn Hà Nam và Bắc Ninh. Tuy diện tích không
lớn nhưng dân cư đông đúc. Ước tính năm 2005, Hà Nội có số dân khoảng 3.145,3 nghìn
người, chiếm 3,61% dân số cả nước và đứng thứ 4/61 tỉnh, thành phố, trong đó nam 1412,6
nghìn người và nữ 1420,1 nghìn người; thành thị 1947,2 nghìn người và nông thôn 1198,1
nghìn người. Như vậy, n
ăm 2001 mật độ dân số của Hà Nội đã lên tới trên 3085 người/km
2
,
và bằng 1,2 lần mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Hà Nội có 12 đơn vị
hành chính cấp huyện, bao gồm 9 quận nội thành là Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành là
Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì. Tại thời điểm 15/4/2002, thành phố Hà
Nội có 228 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 102 phường, 118 và 8 thị trấn.
3. Phương pháp thu thập, xây dựng b
ản đồ ô nhiễm do khí thải công nghiệp khu
vực Hà Nội
Bản đồ ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp khu vực Hà nội được biên tập và
xây dựng trên nền công nghệ GIS, công nghệ nền ArcGIS, đây là công nghệ cung cấp một
giải pháp đồng bộ từ khâu thu thập, biên tập, trình bày, quản lý, phân tích dữ liệu không gian
và phân phối dữ liệu (phân phối dữ liệu trên mạng Intranet/Internet, trên CD,…). Hệ thống cơ
sở dữ liệu cho phép quả
n lý tập trung hay phân tán tùy vào điều kiện, mô hình quản lý của
mỗi đơn vị. Hệ thống CSDL được thiết kế, xây dựng theo chuẩn dữ liệu ISO TC/211 nên dễ
dàng tạo lập cơ chế trao đổi dữ liệu. Dữ liệu được thiết kế để cập nhật (nếu đã có) hoặc thêm
mới (nếu chưa có) thông tin metadata phù hợp chuẩn ISO 19115.
Bản đồ ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp khu vực Hà n
ội được xây dựng
trên bản đồ nền hành chính tỷ lệ 1:50.000 gồm có các lớp chính: dân cư, giao thông, ranh
giới, thủy hệ và các điểm cơ sở công nghiệp và lớp tính toán thể hiện nồng độ chất ô nhiễm
không khí của các điểm quan trắc.
Nguồn số liệu được thu thập từ các bản đồ dạng số, dạng giấy, bản đồ du lịch cuả Nhà
xuất bản B
ản đồ, bản đồ giao thông của Nhà xuất bản Giao thông vận tải, các nghị định chính
phủ về thành lập, chia tách ranh giới hành chính, danh mục các đơn vị hành chính theo chuẩn
Tổng cục thống kê và các thông tin chung, thông tin quan trắc về các cơ sở công nghiệp.
Toàn bộ thông tin cơ sở dữ liệu bản đồ ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp
được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu không gian (Personal Geodatabase) của ArcGIS
Bản đồ ô nhiễm khí không khí do khí thải công nghiệp
Các bước thành lập, xây dựng như sau:
3.1. Thiết kế mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu bản đồ khí thải công nghiệp
Từ các khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu, bước này tiến hành thiết kế mô hình
cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian bản đồ khí thải công nghiệp. Sử dụng công cụ
Microsoft Visio (công cụ thiết kế cơ sơ d
ữ liệu) và ngôn ngữ UML (Unified Modeling
Language - Ngôn ngữ mô hình hóa)
Mô hình dữ liệu sau khi được thiết kế sẽ được xuất sang XML (EXtensible Markup
Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng), sau đó mô hình dữ liệu sẽ được nhập vào
dạng Geodatabase để tạo thành mô hình dữ liệu không gian.
Mô tả mô hình dữ liệu:
1. Lớp Thuỷ hệ
STT Nội Dung Thể Hiện Mô Tả Ký hiệu
1
SongTuNhienMotNet Sông tự nhiên một nét Sông một nét
2
SongHaiNet Sông hai nét 190, 232, 255
3
KenhTren25m Kênh trên 25m Sông một nét
4
KenhDao Kênh đang đào trên 25m Sông một nét
5
KenhDaoMotNet Kênh đào một nét Sông một nét
6
AoHo Ao, hồ 190, 232, 255
7
Bien Biển 190, 232, 255
2. Lớp Giao thông
STT
Nội Dung Mô Tả Ký hiệu
1
QuocLo Quốc lộ
Đường Quốc
lộ
2 TinhLo Tỉnh lộ Đường tỉnh lộ
3
DuongHuyenXa Đường huyện, xã
Đường huyện
xã
4 Cau Cầu
6
SanBay Sân bay
8 Deo Đèo Đèo
10
NhaGa Nhà ga
11
DuongHam Đường hầm
12
BenPha Bến phà
15 DuongPho Đường phố Đường phố
16 DuongSat Đường sắt Đường sắt
17
BenCang Bến cảng
18
AuThuyenDenBien Âu thuyền, đèn biển
3. Lớp Dân cư và các đối tượng kinh tế xã hội
STT Nội Dung Mô Tả Icons
1
CongVien Công viên 211,255,190
2
DenDinhChuaMieu Đền, đình, chùa, miếu
3
TuongDaiBiaTuongN
iem
Tượng đài, bia kỉ niệm
4
NhaTho Nhà thờ
5
SanVanDong Sân vận động
6
BenhVien Bệnh viện
7
TruongHoc Trường học
8
NhaMay Nhà máy
9
DaiPhatThanhTruyen
Hinh
Đài phát thanh, truyền hình
10
BuuDien Trạm bưu điện
11
ThonXom Thôn xóm
Text
12
UyBanNhanDanCac
Cap
Ủy ban nhân dân các cấp
Cấp ủy ban
13
VungDanCu
Lớp nền trải vùng dân cư đô
thị, nông thôn
14
15
CoQuan
Lớp Các tổ chức quốc tế, cơ
quan nhà nước, cơ quan tỉnh,
đồn biên phòng
16
BenXe Lớp Bến ôtô
17
KhuTapThe Lớp Khu tập thể
4. Lớp Ranh giới
STT Nội Dung Mô Tả Ký hiệu
1 RanhGioiTinh Địa giới cấp tỉnh Ranh giới tỉnh
2
RanhGioiHuyen Địa giới cấp huyện
Ranh giới
huyện
3 RanhGioiXa Địa giới cấp xã Ranh giới xã
4
BienGioiQuocGiaXa
cDinh
Biên giới quốc gia xác định
Ranh giới
quốc gia
5 QuocGiaLanCan Quốc gia lân cận
6
BienGioiQuocGiaXa
cDinh
Biên giới quốc gia chưa xác
định
7 Dao Đảo và quần đảo (polygon)
5. Cơ sở công nghiệp
STT Nội Dung Thông tin Mô tả
Tên điểm
Mã điểm
Địa chỉ
1 DiemQuanTrac
Ngành
Điểm quan
trắc
Chỉ số Bụi
Chỉ số CO
Chỉ số SO
2
Chỉ số AQI
Loại khí
Chất lượng không khí
2
ChiSoAQI
Mã đơn vị đo
Chỉ số chất
lượng không
khí
Mã điểm Nồng độ khí
Nồng độ khí
3
NongDoKhi
Khoảng cách
Các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu không gian:
Trong mô hình dữ liệu lớp ranh giới, để đảm bảo tính toàn vẹn, nâng cao chất lượng dữ
liệu không gian và giảm thiểu công biên tập dữ liệu, áp dụng các kiểu luật topology sau:
Must Not Overlap: Một vùng không được chồng đè lên một vùng
khác trong cùng một Layer.
Must Not Have Gaps: Một khoảng trống không được tồn tại giữa
các vùng trong cùng một Layer.
Area boundary must be covered by boundary of: Ranh giới của
1 vùng trong 1 layer phải được bao quanh và trùng với ranh giới
của 1 vùng của 1 layer khác
Boundary Must Be Cover by: Ranh giới của 1 feature class kiểu
polygon phải đặt trùng khít với 1 feature class kiểu polyline
Must Not Overlap With: 1 vùng trong 1 layer không được chồng
đè lên vùng của layer khác
Must Not Overlap:
Một đường không được chồng đè lên một đường khác trong
cùng một Layer.
Must Not Self-Overlap
Một đường không được cắt hoặc chồng đè lên chính nó.
Nhập mô hình dữ liệu: bước này sử dụng công cụ của ArcGIS để nhập mô hình dữ liệu đã
thiết kế vào cơ sở dữ liệu Geodatabase.
Bước 1: Sử dụng công cụ ArcCatalog
- Chọn biểu tượng Schema Winzard trên thanh toolbar để import file xml vào
Geodatabase SDE
- Chú ý: Nếu trên thanh toolbar chưa có biểu tượng Schema Winzard thì làm như sau:
o Vào ArcCatalog , click chuột phải vào thanh toolbars và chọn customize
o Chọn tab Command và click CASE Tools trong danh sách Categories
o Kéo biểu tượng Schema Winzard ra thanh toolbar, rồi đóng cửa sổ Customize
Bước 2: Nhập mô hình dữ liệu định dạng XML vào Personal Geodatabase
- Nếu chưa có Personal Geodatabase để làm việc thì dùng con trỏ click tới thư mục
muốn làm việc, ấn chuột chọn new\Personal Geodatabase, gõ tên cho Personal
Geodatabase.
- Chọn Personal Geodatabase vừa tạo
- Sau đó chọn biểu tượng Schema Winzard
- Chọn Next
- Browse tới file XML muốn import (xml là file mô hình được xuất ra từ VISIO)
- Chọn Next
- Schema Winzard sẽ hỏi “ Use default values” hoặc “Use values from previous
run”. Chọn “Use default values” và Next.
Bước 3: Import hệ tọa độ vào feature dataset
- Sau khi hoàn tất bước 1
- Schema winzard hiển thị feature dataset và các feature class
-
- Chọn feature dataset
- Chọn properties để mở hộp thoại thuộc tính của feature dataset đặt thuộc tính
Spatial Reference
- Chọn Edit
- Các feature class trong cùng 1 feature dataset phải có cùng thuộc tính spatial
reference
- Import hoặc Select hệ tọa độ (sử dụng hệ tọa độ VN2000)
Bước 4: Thiết lập các luật topology
- Vào cửa sổ bên trái Catalog click chuột phải vào feature dataset>New>Topology…
như hình vẽ
- Hộp thoại sau xuất hiện
- Chọn next
- Nhập tên cho topology của feature dataset, chọn next
- Chọn các feature class cần thiết lập topology
- Chọn rank từ 1 đến 5 cho các feature class> next
- Có thể tạo luật mới cho các đối tượng (Add Rule…) hoặc sử dụng những luật đã
xây (Load Rules…)
- Nếu tạo luật mới cho đối tượng chọn Add Rule, hộp thoại sau xuất hiện
- Thiết lập topology cho các đối tượng theo Chi tiết các luật topology trong tài liệu
thuyết minh trong mô hình dữ liệu
- Chọn OK\Next\Finish
3.2. Số hóa, nhập dữ liệu bản đồ vào mô hình dữ liệu
Sau khi đã có mô hình dữ liệu, bước này tiến hành số hóa, nhập dữ liệu từ các nguồn
dữ liệu đã được thu thập vào các lớp tương ứng trong mô hình dữ liệu, sử dụng phần
mềm ArcMap và ArcCatalog, cụ thể:
• Số hóa, nhập dữ liệu cho lớp ranh giới (có 7 lớp)
• Số hóa, nhậ
p dữ liệu cho lớp giao thông (có 18 lớp)
• Số hóa, nhập dữ liệu cho lớp dân cư (có 17 lớp)
• Số hóa, nhập dữ liệu cho lớp thủy hệ (có 7 lớp)
• Số hóa, nhập dữ liệu cho lớp cơ sở công nghiệp (có 3 lớp)
Dữ liệu lớp giao thông
Dữ liệu lớp cơ sở công nghiệp
Dữ liệu lớp ranh giới
3.3. Biên tập, nhập thông tin cho cơ sở dữ liệu bản đồ, tạo cơ sở dữ liệu bản đồ
nồng độ khí thải công nghiệp.
Bước này sử dụng phần mềm ArcMap để biên tập, nhập thông tin thuộc tính cho cơ sở
dữ liệu bản đồ, các công việc:
Biên tập các đối tượng tồn tại lỗi (xử
lý các đối tượng bị trùng đè, xóa các đối t-
ượng khác bị lẫn lớp).
Tiến hành tuyên bố đối tượng, nhập dữ liệu thuộc tính cho các lớp đối tượng theo
đúng quy trình thiết kế mô hình dữ liệu.
Biên tập dữ liệu giao thông
Biên tập dữ liệu, nhập các thông tin cơ sở công nghiệp
Biên tập lớp ranh giới
Song song với bước này tiến hành tính toán nồng độ khí thải các điểm quan trắc đã
được biên tập trên bản đồ:
Nhập các thông tin từ nguồn dữ liệu đầu vào, các kết quả tính toán tải lượng với mỗi
loại khí để tính nồng độ khí thải. Các thông tin nồng độ sau khi tính sẽ được liên kết
với các điểm quan trắc tương ứng trên bản đồ.
3.4. Biên tập mô hình nồng độ khí thải công nghiệp trên bản đồ
Sau khi thông tin nồng độ khí thải đã được liên kết với các điểm quan trắc trên bản
đồ, bước này tiến hành biên tập mô hình nồng độ khí thải công nghiệp trên bản đồ.
Mô hình phát tán theo chất lượng không khí, mô hình chỉ là báo hiệu chất lượng
không khí tải điểm phát thải
Mô hình phát tán trong khí thải
3.5. Tổng hợp và thể hiện kết quả phân tích, tạo bản đồ nồng độ khí thải công
nghiệp
Bước này sẽ trình bày bản đồ nồng độ khí thải, trích xuất phân phối dữ liệu ra CD, dữ liệu
đã được mã hóa, bảo đảm chỉ có thể xem không có quyền lấy, can thiệp vào dữ liệu.
CÁC CHỨC NĂNG CỦA CD
Màn hình giới thiệu
Khi chạy ứng d
ụng sẽ có màn hình giới thiệu trong khi chờ đợi hiển thị màn hình chính.
Màn hình chính
Là màn hình hiển thị bản đồ và thực hiện các chức năng của CD.
Màn hình chính bao gồm phần hiển thị bản đồ, hiển thị danh sách các lớp của bản đồ,
danh sách các thông tin của lớp và các nút chức năng khác.
• Bản đồ được thể hiện ở bên phải và chiếm phần lớn diện tích của màn hình. Người sử
dụng xem và thao tác trên bản đồ dựa vào các công cụ được cung cấp
• Ở phía trái phần hiển thị bản đồ liệt kê danh sách các lớp thông tin dữ li
ệu của bản đồ.
Đây là toàn bộ các lớp thông tin của bản đồ được phân tương ứng vào các nhóm lớp.
Người dùng chọn vào để hiển thị các lớp con, chọn hoặc bỏ chọn để hiển thị
hoặc không hiển thị lớp tương ứng trên bản đồ.
• Các chức năng thao tác bản đồ của CD
- Chọn
để thoát khỏi ứng dụng.
- Chọn
để xem hướng dẫn sử dụng. Người dùng xem thông tin trên màn hình
này, nhấn nút Thoát để trở về màn hình chính.
- Chọn
để hiển thị lời giới thiệu CD. Người dùng xem thông tin trên màn hình
này, nhấn nút Thoát để trở về màn hình chính.
- Tại danh sách Lớp thông tin
chọn một lớp thông tin để
hiển thị Danh sách thông tin của lớp. Tại Danh sách thông tin của lớp chọn một thông tin
tương ứng để hiển thị bản đồ. Nhấn phải chuột tại thông tin tương ứng để hiển thị danh sách
các tiện ích:
Hiển thị bản đồ - để hiển thị bản đồ của đối
tượng, Đánh dấu bản đồ - để đánh dấu vị trí của đối tượng trên bản đồ, Xem thông tin –
để xem thông tin của đối tượng.
Hiển thị bản đồ - để hiển thị bản đồ của đối tượng, Đánh dấu bản đồ - để đánh dấ
u vị
trí của đối tượng trên bản đồ, Xem thông tin – để xem thông tin của đối tượng, , Mở hết
kết quả - để mở rộng danh sách các đối tượng, Thu gọn kết quả - để thu gọn danh sách
các đối tượng, Đóng kết quả - để đóng danh sách đối tượng.
- Để thực hiện chức năng tìm kiếm theo danh sách: Nhập điều kiện tìm kiếm vào hộp
kí t
ự(bên trên nút lệnh Tìm kiếm theo danh sách) rồi chọn nút
để tìm các thông tin thoả mãn. Màn hình Kết quả tìm
kiếm hiển thị các kết quả tìm theo yêu cầu
Người dùng chọn đối tượng cần hiển thị rồi chọn nút Hiển thị trên màn hình Kết quả
tìm kiếm để hiển thị bản đồ, chọn nút Đánh dấu trên màn hình Kết quả tìm kiếm để đánh
dấu vị trí đối tượng trên bản đồ, chọn nút Thông tin trên màn hình Kết quả tìm kiếm để
xem thông tin về đối tượng. Người dùng cũng có thể nhấn phả
i chuột tại thông tin tương
ứng để hiển thị danh sách các tiện ích: Hiển thị bản đồ - để hiển thị bản đồ của đối tượng,
Đánh dấu bản đồ - để đánh dấu vị trí của đối tượng trên bản đồ, Xem thông tin thuộc
tính – để xem thông tin của đối tượng. Nếu không có kết quả phù hợp, người dùng có thể
chọn nút Thoát để trở
về màn hình chính.
- Chọn
để tìm kiếm thông tin trên các lớp với các điều kiện
mở rộng trên toàn quốc hoặc tìm kiếm theo tỉnh trên màn hình Tìm kiếm.
- Chọn
để xuất ra file ảnh phần bản đồ đang hiển thị. Hộp
thoại xuất hiện, nhập tên file (đuôi dạng .BMP) và đường dẫn cho file ảnh cần lưu. Nhần
nút Save để lưu file ảnh.
- Chọn
để in phần bản đồ đang hiển thị.
- Chọn
để hiển thị màn hình xác định vị trí phần bản đồ đang
hiển thị trên toàn mảnh bản đồ
- Chọn
để thực hiện chức năng phóng to bản đồ. Sau khi người dùng chọn chức
năng này, con trỏ sẽ thay đổi trạng thái khi đưa vào phần hiển thị bản đồ. Chọn phần bản đồ
muốn phóng to để phóng to bản đồ theo tỉ lệ đã định, hoặc có thể chọn bằng cách kéo thả
chuột để phóng to phần bản đồ đã chọn.