Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sâu bệnh hại dâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 9 trang )

Sâu hại dâu
1.Sâu cuốn lá
Sâu cuốn lá là đối tượng gây hại phổ biến, thuộc côn trùng ăn tạp và thuộc bộ cánh vảy.
1.1. Phân bố và tác hại
Sâu cuốn lá phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới. Sâu hại chủ yếu vào mùa hè, mùa
thu.
Sâu cuốn lá ăn hết phần thịt lá, chỉ còn lại tầng biểu bì.
Khi ruộng dâu bị hại nặng, toàn bộ lá bị khô vàng không có màu xanh.
Phân của sâu thải ra dính ở mặt lá dâu, khi tằm ăn vào rất dễ phát sinh bệnh.
1.2. Hình thái
Trứng:
− Trứng của sâu cuốn lá có màu vàng phớt lục, dài 0,7 mm, rộng 0,4 mm.
− Trứng hình tròn dẹt, trên mặt trứng phủ 1 lớp phấn có khả năng phảnquang.
Sâu non:
− Sâu non mới nở có màu vàng nhạt, có lông giống như tằm kiến.
− Sâu đẫy sức có màu xanh, trên lưng có một vệt màu lục sẫm.
− Sâu non lột xác 4 lần. Kích thước sâu non dài nhất là 20 – 23,5 mm.
− Khi sắp hóa nhộng sâu co ngắn lại.
Nhộng:
− Nhộng sâu cuốn lá thuộc loại hình nhộng màng, thon dài.
− Nhộng có màu nâu phớt vàng.
− Nhộng có kích thước dài 11,8 mm, rộng 2,7 mm.
− Nhộng đực nhỏ và ngắn hơn nhộng cái.
Trưởng thành:
− Là loại bướm có màu nâu đỏ, đầu nhỏ, trên thân có một lớp lông trắng mịn.
− Bướm có chiều dài 10 – 15 mm, cánh dang rộng 17 – 20 cm.
− Cánh trước và cánh sau có lớp phấn phản quang màu tím lấp lánh.
Cánh trước của bướm có 5 vân màu nâu đỏ, nhạt hơn màu của thân. Vân ngoài rộng, màu
đậm hơn vân trong.
1.3. Tập tính hoạt động
Sâu cuốn lá một năm phát sinh 4 – 5 lứa, có khi 9 – 10 lứa.


− Lứa thứ nhất giữa tháng tư và tháng năm sâu non nở rộ, ăn lá vụ hè.
− Lứa thứ hai vào tháng bảy, lứa thứ ba vào tháng tám ăn lá vụ thu.
− Lứa thứ bốn, thứ năm vào giữa tháng chín, cuối tháng mười, ăn lá cuối thu.
Bướm:
− Bướm giao phối vào ban đêm từ 30 – 60 phút.
− Sau 1 – 2 ngày đẻ trứng. Bướm đẻ trứng vào lúc 6 – 12 giờ đêm.
− Bướm thường hay đẻ trứng ở mặt sau lá những phần ngọn.
− Trứng đẻ thành từng cụm, mỗi lá 20 – 23 trứng. Mỗi bướm có thể đẻ được 500 trứng
Trứng:
− Thời kỳ trứng kéo dài 8 ngày.
− Sâu non nở vào ban ngày, tập trung nở rộ vào buổi trưa.
− Trứng thụ tinh nở 75%, ẩm độ cao có thể đạt 100%.
− Trời khô hạn trứng sẽ bị chết.
Sâu non:
− Sâu non mới nở nằm ở góc giữa hai gân lá, ăn biểu bì dưới lá và nhu mô lá.
− Sâu tuổi ba nhả tơ và cuốn lá, có thể cuốn nhiều lá lại với nhau rồi ăn. Trong một tổ
cuốn có thể có nhiều con. Khi hết thức ăn, sâu di chuyển sang lá khác bằng cách nhả tơ,
di chuyển nhờ gió.
1.4. Thiên địch
Thiên địch của sâu cuốn lá có rất nhiều loại, do đó làm hạn chế rất lớn sâu hại trên đồng
ruộng.
Một số loại thiên địch điển hình:
− Thời kỳ trứng: ong mắt đỏ.
− Thời kỳ sâu non: ong kén mịn, ong kén đỏ.
− Thời kỳ nhộng: ong có u đốm đen.
1.5. Phòng trừ
Có thể dùng một số biện pháp như sau:
− Dùng nhân lực bắt: ngắt những lá có sâu mới nở.
− Dùng bẫy đèn bắt bướm.
− Nuôi và bảo vệ thiên địch.

− Dùng biện pháp hóa học khi sâu phá hại nặng
2. Sâu róm
2.1. Hình thái
Trứng:
− Trứng sâu róm tròn dẹt, màu vàng phớt nâu.
− Mặt trứng hơi lõm xuống, trên trứng được phủ lớp lông màu vàng.
− Trứng sâu róm đẻ thành từng ổ.
Sâu non:
− Sâu non có chiều dài 26 mm.
− Đầu màu đen.
− Lưng, ngực, bụng có vân màu vàng.
− Ngực có hai u màu đỏ, trên u có lông đen và dài.
− Đốt bụng 1 và 2 to hơn các đốt khác, trên mỗi đốt có 2 chùm lông dài và sẫm. Mỗi đốt
bụng có một đôi lỗ thở màu hồng, bên cạnh có những lông màu trắng xám, đó là những
lông độc.
Nhộng:
− Nhộng sâu róm có hình ống, màu nâu phớt hồng,
− Đuôi nhộng có một chùm lông gai.
− Nhộng nằm trong kén có màu xám, kén dài 13 – 18 mm, rộng 7 – 11 mm. Kén sâu róm
mỏng, trên kén có lông độc.
Trưởng thành:
− Mình và cánh có màu xám trắng, mắt đen, râu vàng nhạt, râu con đực nhỏ và ngắn hơn
con cái.
− Mép dưới cánh có vết đốm màu nâu, viền trên cánh trước có màu nâu sẫm hơn.
− Bướm sau khi đẻ dùng lông ở phía đuôi phủ lên mặt trứng.
2.2. Tập tính và tác hại
Sâu róm xuất hiện hầu hết ở các tháng trong năm, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tháng
8 – 12.
Sâu non qua 5 lần lột xác rồi hóa nhộng. Mỗi bướm cái có thể đẻ 500 trứng và đẻ trứng ở
mặt sau của lá. Sâu non sau khi nở có tập tính sống tập trung ở mặt dưới lá và ăn thịt lá,

đến tuổi 4 thì sâu phân tán đi phá hại các cây khác. Sâu non ăn lá non và mầm dâu. Sâu
nhỏ chỉ ăn phần thịt lá. Sâu lớn ăn cả lá, chỉ chừa lại gân.
Phương thức dịch chuyển của sâu là nhả tơ rũ xuống, nhờ gió để dịch chuyển sang cây
khác.
Ở mùa xuân, khi nhiệt độ trên 150C, cây dâu bắt đầu nảy mầm thì sâu non bắt đầu hoạt
động phá hoại mầm dâu, làm cho dâu không nảy mầm được. Cây dâu bị hại nặng thì toàn
thân trơ trụi. Nếu tằm ăn phải lá dâu có dính lông của sâu róm thì mình tằm sẽ xuất hiện
vết đen.
2.3.Thiên địch
Sâu róm bị một số loại thiên địch hại như:
− Ong trứng đen.
− Nhặng kí sinh.
2.4. Biện pháp phòng trừ
Dùng cỏ rác bó thành bó nhỏ để ở cành cây để bẫy sâu non. Vụ xuân năm sau trước khi
dâu nảy mầm thì bắt diệt sâu.
Kiểm tra thường xuyên đồng ruộng để phát hiện sâu non tuổi 1, 2 sống tập trung mặt dưới
lá để tiêu diệt.
Dùng đèn bẫy bướm.
Dùng thuốc hóa học khi cần thiết.
3. Sâu đục thân
Sâu đục thân phá hại dâu rất nghiêm trọng. Sâu non phá hại trong thân, sâu trưởng thành
phá hại lá và mầm dâu. Ở các vùng trồng dâu đốn tạo hình có thể bị sâu phá hại từ 80 –
90%, làm
ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và phẩm chất lá dâu. Cây dâu bị sâu đục thân hại: cằn cỗi,
dễ bị gãy, mất cân đối khung cành.Khi bị hại nặng cây dâu có thể chết.
3.1. Hình thái
Trứng:
− Trứng có hình bầu dục dài, màu trắng sữa.
− Trứng dài 5 – 7mm.
Sâu non:

− Sâu non có hình ống, màu trắng sữa.
− Ở phía lưng của đốt ngực có nhiều đốt màu nâu sẫm, có một đôi vạch trắng chạy dọc,
có những u thịt hình ống, trên những u thịt này có nhiều hạt lấm tấm màu nâu sẫm.
Nhộng:
− Nhộng của sâu đục thân thuộc loại nhộng trần, nhộng có hình thoi, màu vàng nhạt.
− Từ đốt 1 đến đốt 6 về phía lưng có chùm lông cứng.
− Mầm cánh rõ và dài, chấm tới đốt bụng 3. Kích thước đạt tới 50 mm.
Trưởng thành:
− Cánh cứng màu đen, trên cánh có lớp lông màu nâu phớt vàng.
− Đầu to, có chỗ lồi lên, giữa đầu có rãnh dọc.
− Răng hình gọng kìm, màu đen, sắc.
− Râu dài, hình roi, râu của con cái dài hơn thân.
− Ngực phía trước hình vuông.
− Trên lưng có những vạch ngang và có chấm màu đỏ. Hai bên ngực có hai u gai nhỏ.
− Chân sau to và dài.
3.2. Tập tính hoạt động
Sâu đục thân hay còn gọi là sâu xén tóc thuộc bộ cánh cứng.
Sâu đục thân phân bố rất rộng ở các nước có trồng dâu nuôi tằm và gây hại hầu như
quanh năm. Sâu tập trung hại mạnh nhất vào tháng 6 – 7.
Một năm thuờng có 2 – 3 lứa sâu đục thân.
Sâu trưởng thành có thể sống được 80 ngày. Khi đẻ trứng, sâu trưởng thành dùng răng
gặm lớp vỏ theo hình chữ U, sau đó dùng ống dẫn trứng đẻ vào phần giữa gỗ và vỏ một
quả trứng. Tiếp đó sâu trưởng thành dùng lớp tơ phủ kín lại. Phần lớn sâu trưởng thành
đẻ trứng ở giữa những cành có đường kính từ 10 mm trở lên.
Trứng sâu qua hai tuần thì nở sâu non.
Sâu non qua đông ở trong cây dâu có khi kéo dài tới 2 – 3 năm. Đến thượng tuần tháng 4
hóa nhộng và tháng 5 thì vũ hóa rồi đẻ trứng.
Đối với những ruộng dâu bãi ở ngoài đê, do hàng năm thường bị ngập lụt thời gian kéo
dài nên tất cả sâu non và trứng đều bị chết. Vì vậy, những ruộng dâu này hầu như bị hại
nhẹ hơn.

Sâu trưởng thành cắn chủ yếu phần ngọn cành, còn phần thân và gốc cây không bị ảnh
hưởng.
Sâu trưởng thành thường ăn lớp vỏ của cành non làm cho cành bị xước tạo cơ hội xâm
nhập một số bệnh hại khác như bệnh vi khuẩn Nếu vết xước quá sâu sẽ làm cắt đứt
dòng dẫn nước và chất dinh dưỡng lên phía trên cành, làm cho cành bị héo và chết khô,
ảnh huởng đến năng suất lá. Sâu non ăn phần gỗ rồi tiến đến phần rễ. Do đó, cây dâu bị
sâu đục thân ngoài phần cành non bị hại ra, nó còn làm cho phần thân cây bị tổn thương
rất lớn, cây dâu nhanh bị già cỗi, sức đề kháng với bệnh giảm. Sâu đục thân thường hại
nhiều ở những giống dâu có cành mềm như các
giống dâu tam bội thể.
3.3. Thiên địch
Ong ký sinh trên trứng sâu đục thân là Aprostoctus fukutai Miwaet Sonan.
3.4. Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân phổ biến:
− Dùng nhân lực bắt con trưởng thành và tiêu diệt trứng.
− Dùng thuốc hóa học khi cần thiết.
4. Rệp phấn hại lá dâu
4.1. Tập tính và tác hại
Rệp phấn hại dâu xuất hiện gần như ở tất cả các tháng trong năm. Nhưng tập trung hại
nặng nhất ở vụ xuân. Sâu trưởng thành đẻ trứng tập trung ở các lá non, búp dâu. Sâu non
hút nhựa ở lá làm cho lá bị xoăn lại và mất độ bóng của lá. Ngoài ra rệp còn tiết ra chất
dịch dính bụi làm cho mặt lá bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu nuôi tằm.
Trong một năm, rệp phấn phát sinh nhiều lứa. Thường khi dâu bắt đầu nảy mầm đã thấy
có rệp xuất hiện ở trên búp dâu và kéo dài cho đến tháng 12. Rệp qua đông ở thời kỳ
nhộng.
Con trưởng thành thường bay từ cành này sang cành khác, gần tối thì ẩn ở duới lá dâu.
Rệp đẻ trứng ở phần ngọn và mặt dưới lá. Trứng sau một tuần sẽ nở. Mỗi con cái có thể
đẻ 200 – 300 quả trứng.
4.2. Biện pháp phòng trừ
Ruộng dâu rậm rạp thường phát sinh nhiều rệp. Vì vậy, cần phải trồng mật độ vừa phải

tạo ruộng dâu thông thóang. Trước khi dâu nảy mầm cần phun thuốc để diệt sâu non: Lưu
huỳnh vôi. Thời kỳ sâu phát triển mạnh cần tiến hành ngắt lá non có trứng hoặc sâu non
để hạn chế gây hại.
Bệnh hại dâu
1. Bệnh bạc thau
1.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phyllactinia moricola. Saw. gây nên. Bệnh phân bố rất
rộng. Tùy theo khí hậu từng vùng mà thời kỳ phát bệnh có khác nhau, nhưng nói chung
bệnh thường xuất hiện ở mùa xuân, mùa thu. Lá dâu bị bệnh nhẹ, chất lượng giảm, tằm
ăn ít. Nhưng nếu lá bị nặng, tằm không ăn, chỉ bò lên mặt trên của lá dâu.
1.2. Biểu hiện bệnh
Đầu tiên mặt dưới của lá xuất hiện các vết bệnh màu trắng, lúc đầu nhỏ, sau loang to dần
rồi chuyển thành màu vàng nâu và chứa rất nhiều hạt phấn. Lớp phấn này bao gồm các
sợi nấm và connidi. Sợi nấm có khả năng sinh sản vô tính thành rất nhiều conidi. Conidi
nhờ gió phát tán di chuyển đi. Đại bộ phận conidi rơi xuống mặt đất bị thối, chết. Những
conidi bám được vào cành, thân có thể qua đông. Đến mùa xuân khi conidi và sợi nấm
bám được vào mặt dưới của lá sẽ nảy mầm, xâm nhập vào trong qua tế bào khí khổng.
Nấm bệnh bạc thau có thể nảy mầm ở điều kiện ẩm độ từ 30 đến 100%. Nhiệt độ thích
hợp để phát sinh là 22 – 24°C, ẩm độ 70 – 80%. Mùa hạ do nhiệt độ quá cao không thuận
lợi cho sự sinh trường của nấm bệnh nên bệnh ít phát triển.
Vùng núi nhiệt độ thấp, mạch nước ngầm thấp hoặc ở ruộng dâu trồng quádày, không
bón đủ phân kali, bệnh hại rất nặng. Giống dâu có lá cứng quá sớm dễ bị bệnh. Trong
cành dâu những lá ở phía dưới thường bị bệnh, lá non ở phía trên ít bị bệnh.
1.3. Biện pháp phòng trừ
Chọn giống dâu kháng bệnh.
Mật độ trồng dâu thích hợp để tạo ruộng dâu thông thóang, vệ sinh đồng ruộng, nhất là ở
vụ cuối thu cần thu hái sạch các lá già trên cây.
Phun thuốc phòng, trừ: sử dụng dung dịch lưu huỳnh vôi 0,3 – 0,4°B hoặc thuốc PCP
1/100 phun ở vụ cuối thu để diệt sợi nấm qua đông trên cành và phun vào đầu vụ xuân.
Bón phân cân đối, hợp lý.

2. Bệnh gỉ sắt
2.1. Nguyên nhân
Bệnh gỉ sắt gây ra do nấm Aecidium mori (Barcl) Syd.et Butler thuộc nhóm nấm đảm
Bacidiomycetes.
Nấm gỉ sắt qua đông ở trên cành dâu, đến mùa xuân hình thành các bào tử và nảy mầm.
Bào tử nhờ gió, mưa phân tán sang lá cành của cây dâu khác. Thông qua tầng cutin, tế
bào biểu bì, bào tử xâm nhập vào bên trong cây. Sợi nấm hút các chất dinh dưỡng của tế
bào để phát triển. Sự phát sinh phát triển của bệnh gỉ sắt cũng có quan hệ mật thiết với
điều kiện ngoại cảnh và đặc tính giống dâu.
Nhiệt độ để phát sinh bệnh này từ 10 – 27oC, nhiệt độ thích hợp là 20 – 25oC. Trong
phạm vi nhiệt độ thích hợp, ẩm độ có vị trí quan trọng cho việc lây lan bệnh. Nếu ẩm độ
trên 80%, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có khi đạt 100%. Nhưng nếu ẩm độ thấp 77 – 78%, tỷ lệ
nhiễm bệnh giảm xuống. Khi nhiệt độ cao từ 300C trở lên, sự phát triển của nấm bị cản
trở.
2.2. Biểu hiện bệnh
Lá dâu khi bị nhiễm bệnh gỉ sắt sẽ giảm chất dinh dưỡng, lá khô cứng tằm ăn rất ít hoặc
không ăn. Mầm hoặc lá bị nấm ký sinh thì vết bệnh sẽ phình ra. Tạo thành các dị hình
như uốn cong theo nhiều hình thù khác nhau. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt, sau đó
chuyển dần thành màu vàng da cam, vàng nâu. Trên bề mặt các vết bệnh có chứa rất
nhiều bào tử dạng bột, màu vàng tươi. Hình dạng vết bệnh có hai loại: Nếu bệnh phát
sinh ở mầm mới, cuống lá, gân lá, hoa và quả thì vết bệnh hình dài. Nếu nấm ký sinh vào
thịt lá thì vết bệnh có hình tròn. Mầm dâu bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng không sinh
trưởng, dễ bị gãy. Lá ở trên mầm bị dị hình làm giảm sản lượng lá.
2.3. Biện pháp phòng trừ
Chọn giống chống kháng bệnh: Trong hai giống dâu số 7 và số 12 mới đưa ra sản xuất,
giống dâu số 7 tuy năng suất thấp nhưng đề kháng tốt hơn với bệnh gỉ sắt. Do đó, ở vùng
thường phát bệnh gỉ sắt nên tập trung trồng giống số 7. Mật độ trồng vừa phải để tạo
ruộng dâu thông thóang, thu hoạch kịp thời, tăng cường phân lân và kali. Trong ruộng
dâu xuất hiện một số lá hoặc mầm dâu có vết bệnh thì cắt bỏ ngay để hạn chế nấm bệnh
lây lan.

Khi phát bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc sau:
− Lưu huỳnh vôi 0,3 – 0,4oB.
− Oxyclorua đồng 0,2% .
− Kasurane 0,2%
− Polisulfua canxi 3%.
3. Bệnh mề gà
3.1. Nguyên nhân
Bệnh mề gà còn gọi là bệnh dán cao. Nguyên nhân gây bệnh là do hai loại nấm khác
nhau:
− Loại đốm nâu màu tro: Septobasidium bogoriense.
− Loại đốm màu nâu: Septobasidium tanakae.
Bệnh mề gà thường bệnh xuất hiện trên cây dâu cùng với sự xuất hiện của rệp vảy ốc. Sợi
nấm của bệnh này bám vào các chất tiết ra của rệp để nảy mầm, phát triển hình thành các
sợi nấm. Vì vậy, rệp vảy ốc là môi giới lan truyền bệnh mề gà.
Ngoài cây dâu ra, nấm này còn ký sinh trên nhiều loại cây khác như cây đào, táo, chè
3.2. Biểu hiện bệnh
Bệnh mề gà phát sinh ở mặt ngoài của cành dâu. Vết bệnh có hình tròn, màu nâu đen hay
màu tro. Vết bệnh này giống như miếng cao dán ở lớp vỏ. Bệnh mề gà tuy không gây hại
nghiêm trọng như một số bệnh khác, nhưng khi vết bệnh lan rộng bao trùm lên hết cây và
cành sẽ làm cho cây dâu yếu dần, mau già cỗi. Vết bệnh còn làm cho mầm dâu không nảy
được.
3.3. Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu nước kịp thời.
Dùng dao cạo sạch các vết đốm của bệnh rồi quét dung dịch thuốc lưu huỳnh 0,5oB hoặc
nước vôi 20%.
Diệt trừ môi giới lan truyền bệnh là rệp vảy ốc.
4. Bệnh do vi khuẩn
4.1. Nguyên nhân
Có 3 loại vi khuẩn chính gây hại trên dâu.
Bacterum moricolum, Yendo và Higuchi: Là loại vi khuẩn gây thối, ăn mòn phần dưới

cành non, thường gây hại cành con sát mặt đất, vi khuẩn làm thối rữa các mô, xylem và
phloem. Ở những cây bị hại, lá bị héo, sau đó cành trở nên yếu và dễ gãy.
Bacterium mori, Boyer và Lambert; Bacterium cubonianus, Machiatti là 2 loại thường
gây hại trên cây dâu vào mùa mưa. B.Mori là vi khuẩn hình tròn, đốm, gram âm. Khuẩn
lạc màu trắng. B.Cubonianus là vi khuẩn đốm hình tròn, gram dương, khuẩn lạc màu hơi
vàng.
4.2. Biểu hiện bệnh
Cây dâu bị bệnh: ngừng trệ sự sinh trưởng, mầm nách phát triển yếu và nảy sớm, các bộ
phận xanh bị tổn thương. Vết bệnh lúc đầu là vòng tròn nhỏ, sau biến thành màu nâu lá bị
thối và bị biến dạng. Mầm bệnh ngủ đông ở cành dâu và phát triển mạnh vào đầu mùa
mưa.
Bệnh xâm nhập và lây qua vết thương cơ giới hoặc các kí chủ khác.
4.3. Biện pháp phòng trừ
Trồng dâu dày vừa phải, chế độ canh tác hợp lý.
Đốn cao, ít gây xây xát khi đốn.
Xử lý đất bằng Calcium Cynamide 50kg/100 m2.
Cày bừa kỹ ruộng dâu.
Tiêu hủy tàn dư gây bệnh, vệ sinh đồng ruộng.
5. Bệnh xoăn lá
5.1. Nguyên nhân
Bệnh xoăn lá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây dâu. Bệnh này xuất
hiện ở các nước như Nhật Bản, Ý, Ấn Ðộ, Việt Nam Kết quả điều tra ở Nhật Bản cho
thấy: có 28% diện tích dâu bị nhiễm bệnh này, trong đó 5% diện tích bị bệnh nặng không
cho thu hoạch. Chính vì thế nhiều nước đã dành nhiều kinh phí cho việc nghiên cúu bệnh
xoăn lá.
Tuy phân chia ra nhiều dạng bệnh xoăn lá khác nhau như: bệnh xoăn lá, vàng lá, hoa lá,
nhưng đều có đặc điểm chung là làm cho lá dâu xoăn lại.
Nguyên nhân gây bệnh:
− Bệnh xoăn lá: do sinh lý, do vi sinh vật và do virut.
− Bệnh vàng lá, bệnh hoa lá: do virut.

5.2. Biểu hiện bệnh
Bệnh xoăn lá biểu hiện qua một số đặc trưng sau:
− Lá nhỏ lại, uốn cong về phía mặt dưới. Đôi khi hình thái của lá thay đổi từ dạng lá có
xẻ chuyển thành lá nguyên.
− Cành phát triển kém, biểu hiện cành nhỏ, ngắn, đốt ngắn.
− Mầm nách nảy sớm, nảy nhiều nên tạo ra nhiều cành tăm.
− Khi bệnh nặng thì các cành tăm bị khô chết.
Bệnh xoăn lá ở vụ xuân ít xuất hiện, chủ yếu phát hiện sau khi đốn vụ hè. Con đường lây
lan của bệnh này chủ yếu qua việc ghép và côn trùng môi giới là rầy. Rầy chích hút lá
dâu bị bệnh rồi truyền sang cây dâu khác làm bệnhlây lan rất nhanh. Sau khi cây dâu
nhiễm bệnh do côn trùng truyền qua, thời kỳ ủ bệnh của cây dâu thường từ 20 – 300
ngày. Nếu nhiễm bệnh ở mùa hè hoặc đầu vụ thu thìngay trong năm đó sẽ biểu hiện bệnh.
Truớc tiên phần ngọn của cành hoặc một vài cành của cây phát bệnh. Đến năm thứ hai,
sau khi đốn hè, bệnh phát triển mạnh. Nhưng nếu nhiễm bệnh ở vụ thu thì năm đó không
xuất hiện bệnh mà kéo dài sang năm sau.
Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiệt độ, sức đề kháng của từng giống dâu,
thời vụ đốn dâu, mức độ khai thác lá và các khâu chăm sóc quản lý vườn dâu.
5.3. Biện pháp phòng trừ
Chọn giống kháng bệnh: Giống có sức đề kháng tốt với bệnh xoăn lá và hoa lá là giống
đa liễu, đa tím. Giống dễ nhiễm bệnh này là đa xanh, Quang Biểu, ngái, và các giống dâu
tam bội thể. Do đó ở những vùng thường phát bệnh này cần chọn giống có sức đề kháng
tốt.
Tăng cường khâu chăm sóc ruộng dâu không để bị úng ngập. Bón phân N, P, K cân đối.
Thời vụ đốn dâu hợp lý, hạn chế đốn trái vụ liên tục nhiều năm sẽ làm tổn hại đến sinh lý
của cây, từ đó bệnh dễ xâm nhập vào.
Trong sản xuất, có thể luân phiên giữa thời vụ đốn hè và đốn đông, hoặc trên cùng một
cây đốn làm hai đợt cách xa nhau, cây sẽ chảy ít nhựa không gây hại cho cây.
Xử lý sớm cây bị bệnh: kịp thời phát hiện cây dâu bị bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh để hạn chế
nguồn bệnh lây lan sang cây khác.
Không sử dụng cây dâu con hoặc hom dâu đã bị bệnh để trồng.

Phun thuốc diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×