Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

kỹ thuật nuôi giáp xác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.45 MB, 20 trang )














GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI GIÁP XÁC







BÀI MỞ ĐẦU
I. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học
1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ thuật nuôi giáp xác là môn chuyên ngành của ngành nuôi trồng thủy sản. Môn học
nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài tôm he kinh tế, tôm hùm, cua, từ đó đề ra biện
pháp kỹ thuật sản xuất giống, ương, nuôi thương phẩm tôm và các loài giáp xác.
2. Nhiệm vụ môn học
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi
- Nghiên cứu qui trình kỹ thuật sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm các


đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế.
II. Ý nghĩa, vai trò của nghề nuôi giáp xác
1. Thế giới
Nghề nuôi tôm nước lợ trên thế giới, đặc biệt các quốc gia châu Á phát triển rất mạnh
và đạt đến trình độ kỹ thuật cao trong những năm gần đây. Thái Lan, Đài Loan, Philippin là
những quốc gia nổi tiếng về công nghệ này. Từ mô hình nuôi theo lối cổ truyền năng suất vài
trăm kg/ha/năm đã lên 10 - 15 tấn/ha/năm ở mô hình nuôi thâm canh và 30 tấn/ha/năm với mô
hình siêu thâm canh.
Các quốc gia này có điều kiện tự nhiên ưu đãi, ứng dụng nhanh các kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất, nên sản lượng tôm sản xuất chiếm 80% sản lượng toàn cầu.
Tuy tôm nuôi chỉ chiếm 4,3% sản lượng và 15,3% giá trị (tính đến năm 2003) trong cơ
cấu sản phẩm thủy sản nuôi trồng, nhưng tôm đã chiếm vị trí quan trọng trong thương mại
thủy sản, đặc biệt trong xuất khẩu của các nước đang phát triển. Theo FAO, năm 2003, sản
lượng tôm nuôi thế giới đạt 1.804.932 tấn, trong đó tôm sú 666.071 tấn, tôm chân trắng
723.858 tấn, còn lại là các loài tôm he, tôm rảo, tôm thẻ Ấn Độ
Tôm sú và tôm chân trắng là hai đối tượng nuôi chính. Năm 2003, hai loài này chiếm
77% tổng sản lượng tôm nuôi và 50 - 60% tổng sản lượng tôm thương mại trên thị trường thế
giới. Những năm gần đây, tôm chân trắng phát triển mạnh ở châu Á do hiệu quả nuôi lớn hơn
tôm sú, khả năng kháng bệnh cao và khu vực này trở thành nơi sản xuất chính tôm chân trắng,
trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu. Châu Á tiếp tục dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi. Năm
2003, sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, chiếm 86% tổng sản lượng tôm nuôi thế giới
Bảng 1. Sản lượng và giá trị tôm nuôi trên thế giới
Năm 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003
Sản
lượng
(tấn)
835.203 928.328 999.370 1.164.408 1.348.275 1.405.367 1.804.932
Giá trị
1000USD
5244 6063 6030 7468 8194 7804 9323

(Nguồn: Báo cáo tham luận hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình
phát triển thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 )
Tôm luôn là mặt hàng chính trong thương mại thủy sản, chiếm 18% giá trị năm 2002.
Hiện nay, các nước sản xuất đang ngày càng tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm
giá thành và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo FAO, mặt hàng tôm năm 2003, đạt giá
trị 9,3 tỷ USD trên tổng giá trị của các loài giáp xác (13,34 tỷ USD), tăng gần gấp đôi so với
năm 1993. (5,24 tỷ USD).
Tuy nhiên giá tôm trên thị trường thế giới có nhiều biến động, có chiều hướng giảm
trong thời gian tới. Theo FAO, năm 1995, giá tôm tại thị trường Mỹ, Nhật đạt 24 USD/kg,
1







đến 2004 là 10 USD/kg. Ngoài ra sự đa dạng chủng loại sản phẩm thủy sản, nên tôm không
còn là lựa chọn độc nhất, tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 2kg/người năm 2004, so với 3
kg/người năm 1996.
2. Việt Nam
Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, vùng triều rộng, là điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề nuôi thủy sản nước lợ và đặc biệt là nghề nuôi tôm.
Trên lĩnh vực sản xuất giống đã có nhiều thành công vượt bậc. Đến nay chúng ta đã cho
sinh sản nhân tạo thành công nhiều loài trong giống tôm he như Penaeus Indicus, Penaeus
monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus semisulcatus. Chúng ta đã thành công trong việc
nuôi tôm mẹ thành thục bằng phương pháp cắt mắt, góp phần chủ động về con giống cho sản
xuất
Đến nay nghề nuôi tôm thương phẩm đã và đang phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, thỏa mãn nhu cầu nuôi tôm thịt trên phạm vi cả nước. Hình thức nuôi phát triển đa

dạng từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Một số địa
phương đã tiến hành nuôi chuyên canh, nuôi luân canh (một vụ lúa, một vụ tôm hay một vụ
cá, một vụ tôm). Tuy nhiên chúng ta chưa khai thác hết thế mạnh của nghề nuôi nước lợ. Mô
hình nuôi theo kiểu quảng canh vẫn tồn tại nhiều, nuôi thâm canh và siêu thâm canh chưa phát
triển đại trà và sâu rộng.
Sản lượng tôm nuôi năm 1991 đạt 30.000 tấn, năm 2001 là 150.000 tấn và 230.000 tấn
năm 2003. Theo đánh giá của FAO, năng suất nuôi tôm của Việt Nam thấp nhất so với các
nước trong khu vực Đông Nam Á tính theo chiều dài bờ biển.
- Trung Quốc năng suất 146 tấn/1km bờ biển
- Thái Lan năng suất 43,2 tấn/1km bờ biển
- Việt Nam năng suất 7,3 tấn/1km bờ biển
Ở Việt Nam, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản môi trường nước mặn, lợ chiếm 44,3%
(510.400 tấn), phần lớn là sản lượng nuôi nước ngọt (639.700 tấn). Tuy nhiên giá trị do thủy
sản nuôi nước mặn lợ lớn hơn nhiều so với nuôi nước ngọt.
Giai đoạn từ 1995- 2003, cơ cấu sản lượng thủy sản theo giống loài có xu hướng thay
đổi. Bên cạnh các đối tượng chủ lực có ý nghĩa xuất khẩu như tôm, cá basa, cá biển nuôi lồng,
nhuyễn thể, nhiều loài mới đã được đưa vào nuôi ở nhiều địa phương như tôm rằn, rong biển,
bào ngư Tôm vẫn là đối tượng chủ lực của Việt Nam. Theo thống kê của Vụ nuôi trồng thủy
sản, Bộ thủy sản, diện tích và sản lượng nuôi tôm tăng 0,47 % và 30% so với năm 2000
Bảng 2. Diện tích và sản lượng nuôi tôm của Việt Nam
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Diện tích
(ha)
283.610 448.996 489.475 555.693 592.805 604.479
Sản
lượng
(tấn)
97.628 156.636 189.184 234.412 290.797 324.680
% so với
TSL nuôi

trồng
thủy sản
16,9 21,9 22,0 22,0 23,2 21,4
(Nguồn: Báo cáo tham luận hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 )
2







Tôm là loại thực phẩm giàu đạm không thua kém các loại thực phẩm khác. Thịt tôm
chứa 20,6% đạm, cua: 14%, trong khi thịt bò hàm lượng đạm đạt 15,2%, thịt lợn: 11,6%. Tôm
là nguồn thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao, được nhiều nước ưa chuộng như Thái Lan, Nhật
Bản (tiêu thụ 2 kg tôm/người/năm), Hoa Kỳ (1,2 kg tôm/người/năm), Châu Âu (0,5 kg
tôm/người/năm).
Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thủy sản luôn đứng ở vị trí cao và không
ngừng tăng trưởng, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình thời kỳ 1992 - 2003 là 20,4%. Năm
2004 xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, năm 2005 đạt 2,7 tỷ USD. Tôm vẫn là nhóm hàng
xuất khẩu chính, chiếm 47,8%.
Bảng 3. Giá trị xuất khẩu tôm ở Việt Nam qua các năm (Đơn vị 1000 USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Giá trị
xuất
khẩu
607729 733841 917062 1008595 1239696 1299882
(Nguồn: Báo cáo tham luận hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 )

III. Mối liên hệ với các môn học khác
Môn kỹ thuật nuôi giáp xác là môn học chuyên ngành có mối liên hệ với các môn cơ
sở, cơ bản khác:
- Thuỷ sinh vật
- Thuỷ hoá - thổ nhưỡng
- Công trình nuôi thuỷ sản
- Bệnh học thủy sản
3







CHƯƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE
A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE
I. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố
1. Hệ thống phân loại
Phân loại theo hệ thống phân loại của Holthuis, LB 1980
Lớp: Giáp xác: Crustacea
Bộ: Mười chân: Decapoda
Bộ phụ: Bơi lội: Natantia
Phân bộ: Tôm he: Penaeidea
Tổng bộ: Tôm he: Penaeoidea
Họ: Tôm he: Penaeidae
Giống tôm he: Penaeus
2. Các đặc điểm hình thái chủ yếu
2.1 Các chỉ tiêu trên thân tôm
1. Vỏ đầu ngực 2. Đốt bụng

3. Đốt bụng thứ 6 4. Đốt đuôi
5. Chân đuôi 6. Chân bò hay chân ngực
7. Chân bơi hay chân bụng 8. Chùy
9. Râu A1 10. Vẩy râu
11. Chân hàm 12. Râu A2
Hình 1. Các chỉ tiêu phân loại trên thân tôm sú Penaeus monodon
2.2 Các chỉ tiêu trên vỏ đầu ngực
Vỏ đầu ngực của tôm không trơn láng, có nhiều chỗ lồi lên tạo thành các gai, gờ hay
sóng, những chổ lõm tạo thành các khe, rãnh
a. Gai:
1. Trên gai 2. Gan
3. Thượng vị 4. Sau xúc giác
5. Sau hốc mắt 6. Trên hốc mắt
4







7. Xúc giác 8. Chuỳ
9. Mang 10. Hàm
b. Gờ, sóng và rãnh:
11. Xúc giác 12. Xúc giác - hốc mắt
13. Vị hốc mắt 14. Gan
15. Đứng 16. Phát âm
17. Tim mang 18. Bên chùy
19. Giữa 20. Dọc
21. Sau chùy 22. Cổ

23. Vị trán 24. Mắt sau
Hình 2. Các chỉ tiêu trên vỏ đầu ngực (a. Từ trên xuống; b. Nhìn nghiêng)
2.3 Các chỉ tiêu trên phụ bộ
a. Râu A1:
1. Nhánh bên
2. Nhánh giữa
3. Đốt cảm giác số 3
4. Đốt cảm giác 2
5. Chi phụ sườn trên
6. Đốt cảm giác
7. Gai râu
8. Hốc mắt
b. Đốt đuôi và chân đuôi:
1. Nhánh trước chân đuôi
2. Đốt đuôi
3. Rãnh trên đốt đuôi
4. Nhánh ngoài chân đuôi
5. Gai di động
5
Hình 3. Râu A1
Hình 4. Đốt đuôi
và chân đuôi







6. Gai cố định

7. Nhánh trong chân đuôi
c. Chân ngực 1:
1. Mang nhánh
2. Đốt háng
3. Đốt gốc
4. Đốt tiếp gốc
5. Gai tiếp gốc
6. Đốt đùi
7. Đốt ống
8. Đốt bàn
9. Đốt ngón
10. Nhánh ngoài
2.4 Các chỉ tiêu trên cơ quan sinh dục
1. Chân bò 4 2. Tấm giữa hay tấm trước
3. Chân bò 5 4. Tấm bên hay tấm sau
5. Đốt ngực chót 6. Phần lồi của tấm giữa
7. Phần lồi của tấm bên 8. Chân bụng 1
Hình 6. Cơ quan sinh dục ngoài của Penaeus merguiensis
a. Thelycum: (ở con cái); b. Petasma (ở con đực)
6
Hình 5.
Chân ngực 1







2.5 Các chỉ tiêu đo trên thân

Hình 7. Các chỉ tiêu đo trên thân tôm he
1. Chiều dài chuỳ (RL) khoảng cách giữa mũi chùy và mép sau hốc mắt trên vỏ
đầu ngực
2. Chiều dài vỏ đầu ngực (CL) khoảng cách giữa mép sau hốc mắt và giữa mép
sau vỏ đầu ngực
3. Chiều dài thân (BL) khoảng cách giữa mép sau hốc mắt và đỉnh đốt đuôi khi
kéo thẳng thân tôm
4. Chiều dài toàn thân (TL) khoảng cách từ mũi chùy và đỉnh đốt đuôi khi kéo
thẳng thân tôm
3. Đặc điểm phân bố
3.1. Thế giới
Đa số các loài tôm biển có ý nghĩa kinh tế đều thuộc họ Penaeidae, chúng phân bố
rộng rãi ở các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung nhất ở Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương. Các loài thuộc giống Penaeus (giống tôm he) phân bố trong các thủy vực từ 40 độ vĩ
Bắc đến 40 độ vĩ Nam.
Ấu trùng và tôm con của các giống loài này thường phân bố tập trung ở vùng cửa sông
ven bờ do tác động cơ học của thủy triều. Tôm trưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính
di cư sinh sản theo đàn.
Bãi đẻ là nơi thủy vực có độ sâu và nền đáy phù hợp với đặc tính sinh sản của từng loài
riêng biệt.
Ví dụ:
- Bãi đẻ của tôm thẻ là các thủy vực có độ sâu từ 10- 20m
- Bãi đẻ của tôm sú có độ sâu biến động từ 20- 40 mét.
7








Bảng 4. Phân bố và môi trường sống các loài tôm trong thủy vực tự nhiên
Loài tôm Phân bố Môi trường sống
Penaeus chinensis Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Trung
Quốc, Hồng Kông, Nam Triều Tiên
Độ sâu: 90 - 180 m
Penaeus indicus
(Thẻ đuôi đỏ)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông
Châu Phí đến nam Trung Quốc,
Indonexia, Đông bắc Úc
Độ sâu: 2 - 90 m
Đáy bùn hay cát
Penaeus merguiensis
(Tôm bạc gân)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, từ vịnh
Persian đến Thái Lan, Hồng Kông,
Indonexia, Philippin, Tây bắc và Đông
bắc Úc
Penaeus monodon
(Tôm sú)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và
đông bắc châu Phi, Pakistan đến Nhật,
nam Indonexia, và bắc Úc
Độ sâu: 0 - 162 m
Đáy bùn hay cát
Trưởng thành sống ở
biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông

Penaeus japonicus
(Tôm he Nhật Bản)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, từ Hồng
Hải, Đông và đông nam châu Phi, đến
Nam Triều Tiên, Nhật, nam Indonexia, và
Đông bắc Úc. Loài này di cư vào phía
đông biển Địa Trung Hải qua kênh Xuyê
đến bờ biển nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Độ sâu: 0 - 90 m
Đáy cát hay cát bùn
Trưởng thành sống ở
biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông
Penaeus stylirostris Đông Thái Bình Dương từ bắc Mêxicô
đến Pêru
Độ sâu: 0 - 27 m
Đáy bùn đất hay cát
bùn Trưởng thành sống
ở biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông
Penaeus vannamei Đông Thái Bình Dương từ bắc Mêxicô
đến bắc Pêru
Độ sâu: 0 - 72 m
Đáy bùn
Trưởng thành sống ở
biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông

Metapenaeus ensis
(Tôm đất)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương: từ Srilanca
và Malaixia đến đông nam Trung Quốc,
Nhật, nam Indonexia, Tây nam và Đông
Úc
Độ sâu: 18 - 64 m
Đáy bùn
Trưởng thành sống ở
biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông
Metapenaeus
lysianassa
(Tép bạc)
Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương: từ Srilanca
và Malaixia đến đông nam Trung Quốc,
Nhật, nam Indonexia, Tây nam và Đông
Úc
Độ sâu: 18 - 64 m
Đáy bùn
Trưởng thành sống ở
biển khơi
Tôm giống sống ở vùng
cửa sông
8








3.2. Việt Nam
Thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm có sự khác nhau giữa các vùng trong
nước, tùy thuộc vào vùng biển của ba miền: Bắc , Trung và Nam Bộ.
Ba loài nuôi chủ yếu ở Bắc, Trung Nam là Penaeus monodon, Penaeus merguiensis,
Penaeus indicus với nguồn giống từ sinh sản nhân tạo. Ngoài ra có các loài khác như Penaeus
ensis, chủ yếu nuôi quảng canh.
Vùng biển phía Đông Nam Bộ, thành phần loài khá phong phú, đa số loài có giá trị
kinh tế với các đại diện như: tôm thẻ, tôm sú, tôm đất, tôm sắc, tôm giang, tép bạc, tép bạc
nghệ phù hợp với tính chất cấu tạo nền đáy bùn, bùn cát vùng cửa sông.
Vùng biển phía Tây Nam Bộ do đặc điểm nền đáy đa dạng: bùn, bùn cát, cát đá nên
thành phần loài phân bố có khác so với vùng biển phía đông. Các giống loài tiêu biểu là tôm
thẻ, tôm rằn, tép bạc, tôm sú, tôm chì, tôm đất, tôm gậy, tôm sắt, tôm tích
II. Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác
1. Các thời kỳ phát triển trong đời tôm he
Chu kỳ sống của tôm biển (Penaeus spp), thường được chia ra làm các giai đoạn: phôi
(Embryo), ấu trùng (Larvae), tôm giống (Juvernile) và trưởng thành (Adult). Đa số các loài
tôm thuộc Penaeus spp đều phải trải qua các giai đoạn trên để hoàn tất chu kỳ sống
1.1 Giai đoạn phôi (Embryo)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh, phân cắt thành 2 tế bào, 4 tế bào, 8 tế bào,
16 thế bào, 32 tế bào, 64 tế bào, phôi dâu (morula), phôi nang (blastula) và phôi vị (gastula)
đến khi nở. Thời gian hoàn tất khoảng 12 giờ, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ nước. Trứng
đẻ ra thường chìm xuống đáy,sau khi trương nước sẽ nổi lơ lửng.
1.2 Giai đoạn ấu trùng (Larvae)
Ấu trùng tôm sú trải qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn gồm nhiều giai đoạn
phụ
Bảng 5. Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm biển
Giai đoạn Số giai đoạn Thời gian (ngày)

Nauplius 6 1,5
Zoea 3 3
Mysis 3 4-5
Post 1- 15 6-15
1.3 Giai đoạn tôm giống (Juvenile)
Cơ thể trong suốt có một dãi sắc tố chạy dài, ở giữa giai đoạn giống cơ thể có màu nâu
nhạt, chủy có 6 răng ở mặt trên và 2 răng ở mặt dưới. Cuối giai đoạn giống, cơ thể trở nên
sậm đen có 7 răng ở mặt trên và 3 răng ở mặt dưới chủy. Tôm lúc này sử dụng chân ngực để
bò và chân ngực để bơi theo dòng triều, chúng bắt đầu di chuyển vào các thủy vực nước lợ để
sinh sống và phát triển.
1.4 Giai đoạn tiền trưởng thành
Tôm lúc này bắt đầu trưởng thành về sinh dục. Tôm đực có tinh trùng trong tinh nan.
Một số tôm cái đã nhận túi tinh từ tôm đực sau khi giao vĩ. Giai đoạn này tôm cái lớn nhanh
hơn tôm đực.
1.5 Giai đoạn trưởng thành (Adult)
Tôm hoàn toàn thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Đây là thời kỳ tôm từ các ao,
đầm nuôi di cư ra các bãi đẻ ngoài khơi, ở đó quá trình giao vĩ bắt đầu xảy ra.
9







Hình 8. Vòng đời của tôm he
Hình 9. Chu trình sinh trưởng của tôm
10








2. Đặc điểm sinh trưởng của tôm he
Sự sinh trưởng về kích thước của tôm nói riêng, giáp xác nói chung tăng vọt sau mỗi
lần lột xác, trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng liên tục hơn. Quá trình lột xác ở tôm
dẫn đến sự tăng trưởng không liên tục về kích cỡ. Mỗi lần lột xác kích thước tăng vọt, được
biểu diễn bằng đường thẳng đứng. Tôm he là loài động vật có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng
tùy giai đoạn phát triển, loài, giới tính, điều kiện môi trường và điều kiện dinh dưỡng.
Động vật non có tốc độ tăng trưởng nhanh, càng về sau sự tăng trưởng càng chậm và
dần dần đạt đến kích thước tối đa gọi là kích thước tối đa của loài. Tùy loài mà kích thước tối
đa khác nhau. Loài tôm sú P.monodon là loài có kích thước lớn nhất trong họ tôm he. Tôm
mẹ họ Penaeidae, có thể đẻ 600.000 đến 1.000.000 trứng tùy loại. Trứng này trôi nổi theo
dòng nước và được sóng biển đưa dần vào bờ. Thời kỳ này, trứng biển đổi qua nhiều giai
đoạn (trứng, Napulius, zoea, Mysis, Postlarvae)
Ấu trùng tôm trôi dạt vào bờ biển nơi có nước ngọt từ sông ngòi đổ ra và tạo thành môi
trường nước lợ với độ mặn thay đổi 15-25 ‰.
Ấu trùng thay vỏ rất nhiều lần từ giai đoạn trứng đến P
1
, thay vỏ 22 lần đối với tôm
Nhật Bản (P. japonicus)
Ấu trùng lớn rất nhanh, từ 1mm chiều dài trong giai đoạn Napulius của tôm sú đến 5-
15mm giai đoạn Post
15
, trong vòng 10-12 ngày.
Trong môi trường thiên nhiên từ lúc trứng nở đến giai đoạn P
20
, số tôm sống sót khoảng

5-10% đối với tôm sú (bị các loài khác ăn, kể cả tôm, các điều kiện môi trường không thích
hợp). Tôm sú lớn rất nhanh, bốn tháng đạt 30-50gam. Chúng có thể kéo dài cuộc sống hơn
một năm và nặng trên 100gam.
Tôm cái (họ Penaeidae) mang buồng trứng tới thời kỳ chín sẽ đẻ khoảng 600.000-
1.000.000 trứng, tỷ lệ nở trung bình đạt 70-90%.
Sau 12 - 14 giờ trứng nở thành Napulius. Nauplius biến thái 6 lần từ N
1
đến N
6
mất 30-
35 giờ, có kích thước bé nhất 0,3mm, lớn nhất 0,34 mm, trung bình đạt 0,32mm. Thời gian
biến thái phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Napulius có tỷ lệ sống khoảng 90%.
Giai đoạn Zoea, thời gian biến thái 3-4 ngày và trải qua 3 giai đoạn thay vỏ đạt kích
thước trung bình 2,5mm. Giai đoạn này rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như độ mặn,
nhiệt độ nước, ôxy Tôm thường chết nhiều do sự thay đổi đột ngột của môi trường.
Giai đoạn Mysis kích thước trung bình 2,83mm, trải qua 3 lần lột xác, thời gian biến
thái từ M
1
đến M
3
3-4 ngày. Cuối giai đoạn này đạt kích thước đạt 3,79mm, tỷ lệ sống rất
thấp khoảng 30-50%.
Thời kỳ Postlarvae, ấu trùng mỗi ngày mang một tên mới, ( P đầu tiên có tên P
1
, P ngày
thứ năm gọi là P
5
) Đây là giai đoạn gần giống tôm trưởng thành, có kích thước trung bình
4,9mm, thời gian biến thái từ P
1

đến P
20
tùy theo điều kiện nhiệt độ, đến P
20
tôm đạt kích
thước 1,2 - 1,5 cm. Từ lúc nở đến tôm con phải trải qua 32 lần lột xác, trong vòng 35-40 ngày.
tỷ lệ sống đạt 70%.
Thời kỳ tôm con trải qua các quá trình lột xác để phát triển, thời gian giữa hai lần lột
xác từ 2-3 ngày tùy diều kiện môi trường và thức ăn.
Thời kỳ trưởng thành, tôm tập trung từng đàn đi đến các bãi giao vĩ. Tôm trưởng thành
ít lột xác, thời gian giữa hai lần lột xác dài, tôm cái thường lớn hơn tôm đực. Tôm 1 năm tôm
đực L: 14-15cm và P: 40-50g; tôm cái L: 16-18cm và P: 80-100g. Tôm 2 năm, tôm đực L:
15-18cm và P: 90-120g; tôm cái L: 18-20cm và P: 150-180g.
Tôm mẹ (tôm Sú, tôm Nhật Bản ) thuộc loại có thelycum đóng, sau khi thay vỏ
thường giao vĩ ngay dù vỏ chưa cứng, tôm chân trắng (Penaeus vannamei) có thelycum hở,
chỉ giao vĩ sau khi trứng đã chín hoàn toàn.
11







Ban đầu tôm chưa phân hoá đực cái, sau giai đoạn tôm giống, tôm bắt đầu có sự phân
hoá đực cái nhưng chưa có sự khác biệt lớn về kích thước. Giai đoạn tôm tiền trưởng thành và
trưởng thành tốc độ tăng trưởng có sự phân hoá rỏ rệt, con cái sinh trưởng nhanh hơn con đực.
Tốc độ sinh trưởng của tom phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dưỡng và sinh thái môi
trường. Trong sinh sản nhân tạo, cần chú ý chất lượng và số lượng thức ăn. Mật độ nuôi cũng
là một yếu tố quan trọng, mật độ càng thưa tốc độ sinh trưởng càng nhanh.

Bảng 6. Sinh trưởng của hai loài tôm thẻ và tôm sú
Ngày nuôi Sinh trưởng (gam)
Tôm thẻ (P. merguiensis) Tôm sú (P. monodon)
1-7 0,3 0,32
8 -14 0,9 1,2
15-21 1,5 2,25
22-28 1,8 3,55
29-35 2,7 4,98
36-48 3,8 6,52
43-49 5,1 8,24
50-56 7,2 10,11
57-62 9,0 12,10
64-70 10,5 14,25
71-77 12,0 16,56
78-84 13,2 19,0
85-91 15,0 21,6
92-98 16,8 24,33
99-105 18,6 27,24
106-112 20,4 30,37
113-119 21,6 33,42
120-126 22,8 36,39
127-133 24,0 39,24
134-140 25,2 41,97
12








3. Sự lột xác ở giáp xác (molting)
Sinh trưởng ở tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự tăng đột ngột về kích
thước và trọng lượng. Tôm muốn gia tăng kích thước phải tiến hành lột xác. Quá trình này
thường phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường và giai đoạn phát triển của cá thế.
Tôm là động vật giáp xác, cơ thể được bao bọc bởi một lóp vỏ kitin, vì vậy tôm muốn
lớn lên phải lột xác. Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng trung bình 10-15% kích thước cơ thể.
Chu kỳ này mang tính chất đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng. Chu kỳ lột
xác ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm càng lớn. Thời gian giữa hai lần lột xác (chu
kỳ lột xác) càng ngắn thì tôm sinh trưởng càng nhanh.
Sự lột xác của tôm là do một loại hocmon lột xác qui định. Cơ quan tiết ra kích thích
tố lột xác là cuống mắt. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chiết xuất từ cuống mắt thu được một
loại hocmon có dạng tinh thể màu trắng và hoà tan trong nước. Loại hocmon này tiêm cho
tôm đã cắt mắt, tôm lột xác trở lại.
Ở cuống mắt có những tế bào kết tủa ion canxi và ion phôtpho làm vỏ tôm cứng sau
khi lột xác. Tế bào kết tủa ion can xi và ion phốtpho hoạt động dưới tác dụng của ánh sáng
mặt trời. Sau khi tôm lột xác 30 phút - 1 giờ vỏ tôm dần cứng lại. Trên vỏ tôm có những sắc
tố xếp lại với nhau, quyết định màu sắc của tôm. Ở hầu hết các loài trong họ tôm he có đặc
điểm thay đổi màu sắc nhanh tùy thuộc vào chất đáy. Đáy màu nâu xám thì vằn sặc sỡ và óng
ánh, đáy bùn màu nâu tối vằn không sáng và không óng ánh.
Chu kỳ lột xác thường trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn sau lột xác: là giai đoạn kế tiếp sau khi giáp xác lột xác xong, là khoảng
thời gian từ khi nước được hấp thụ vào qua biểu bì, mang, ruột, làm tăng thể tích
máu, tăng vỏ mới còn mềm và dẻo. Sau vài giờ hoặc vài ngày vỏ mới dần dần
cứng lại (tùy theo chu kỳ dài hay ngắn của tôm lớn hay của ấu trùng)
- Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác: Suốt giai đoạn này vỏ đã cứng lại nhờ sự tích tụ của
chất khoáng và protein
- Giai đoạn tiền lột xác: Giai đoạn đầu của tiền lột xác bắt đầu ngay trước khi sự lột
xác xảy ra. Biểu thị bằng sự bong ra của vỏ cũ tách khỏi lớp biểu bì ở phía dưới.
Võ cũ một phần được hấp thụ lại và năng lượng được điều động từ tuyến ruột giữa.

Giai đoạn tiền lột xác xảy ra khi hàm lượng hóc môn lột xác trong máu tăng cao.
- Giai đoạn lột xác: Là giai đoạn chỉ kéo dài trong vài phút từ khi lớp võ cũ bị tách
ra ở chỗ mặt lưng nơi giáp giữa võ đầu ngực và phần bụng và kết thúc khi con vật
thoát khỏi vỏ cũ.
Bảng 7. Thời gian lột xác của tôm sú
Loại - Cỡ tôm (gam) Thời gian lột xác (ngày)
Postlarvae Hàng ngày
2-3 8-9
3-5 9-10
5-10 10-11
10-15 11-12
15-20 12-13
20-40 14-15
Tôm cái: 50 -70 18 -21
Tôm đực: 50 -70 23 - 30
13







4. Sự điều tiết hormon trong quá trình lột xác
4.1 Ecdysteroids (Hormon lột xác của Anthropoda)
Ecdysteroids đầu tiên được nghiên cứu và xác định cấu trúc là ở côn trùng (loài bướm
đêm). Sau nghiên cứu trên côn trùng, Horn (1966) đã chiết xuất và xác định được cấu trúc của
Ecdysteroids ở tôm hùm, chứng minh sự tương đồng giữa hormon lột giác của giáp xác và
côn trùng, kết quả cho rằng các nghiên cứu về nội tiết tố trong quá trình lột xác trên các động
vật chân khớp cũng đúng đối với các động vật trong lớp giáp xác.

4. Cơ quan Y
Các thí nghiệm đã xác định nguồn sản sinh ra các hormon lột xác là cơ quan Y. Tuyến
này có dạng búi sợi rườm rà ở tôm he, tôm hùm, dạng khối đặc ở cua. Sản phẩm nội tiết tiết ra
từ cơ quan Y là ecdysone. Một số nghiên cứu trên bộ mười chân Decapoda, thuộc bộ phụ
chân bò Reptantia, cho thấy vai trò của cơ quan Y trong lột xác.
Hàm lượng hormon lột xác biến đổi suốt chu kỳ lột xác. Giai đoạn sau lột xác, hàm
lượng ecdysteroids không đáng kể. Hàm lượng ecdysteroids bắt đầu tăng ở thời kỳ tiền lột xác
và tăng lên cao nhất trước khi sự lột xác xảy ra. Như vậy ở giáp xác phải có những cơ chế
điều khiển dạng hoạt động của hormon lột xác theo chu kỳ.
Sự biến đổi hàm lượng hormon trong máu được điều khiển bởi sự thay đổi tổng hợp
hoặc thay đổi sự tiết ra ecdysone của cơ quan Y.
Hoạt động của cơ quan Y được qui định bởi hàm lượng nội tiết tố ức chế sự lột xác là
MIH (molting inhibiting hormon) phóng thích từ cơ quan X tuyến nút (phức hệ). Khi cắt
cuống mắt sự lột xác có thể xảy ra do MIH bị hạn chế. Mặt khác việc cắt bỏ cơ quan X sẽ ức
chế việc tiết ra hormon ức chế phát triển tuyến sinh dục GIH (Gonad Inhibiting Hormon).Vì
vậy, sau khi cắt mắt, tôm xảy ra hai trường hợp: lột xác hay lên trứng và đẻ liên tục sau đó
4.3 Cơ chế hoạt động của Ecdysteroids
Hormon được phóng thích tuần hoàn theo máu và di chuyển đến các mô mục tiêu (các
mô ở đó hormon được tiếp nhận và phát huy tác dụng). Mặc dù hầu hết các hormon có thể vào
tự do trong các tế bào, nhưng chỉ những tế bào mục tiêu mới có 1 protein nội bào có khả năng
liên kết được với hormon đặc trưng, nhờ áp lực liên kết thấp. Protein đó gọi là cơ quan nhận
cảm
* Cơ chế hoạt động phân tử của hormon gốc steriod là:
- Hormon khuếch tán thụ động qua màng sinh chất để vào tế bào chất
- Steriod liên kết với cơ quan nhận cảm hormon của tế bào chất tại một vị trí đặc
trưng
- Cấu trúc của cơ quan nhận cảm biến đổi ở một mức độ nào đó và steriod có thể
vào nhân tế bào.
* Cơ quan nhận cảm ecdysterioid ở giáp xác:
- Phân tử ecdysone tuần hoàn tự do trong máu sau khi tổng hợp và tiết ra từ cơ quan

Y mà không cần gắn một protein vận chuyển.
- Ecdysteriods của giáp xác có gốc steroid phân cực đặc biệt nên chúng không cần
đến protein vận chuyển.
5. Sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình lột xác
5.1 Ánh sáng
Tôm cũng như các loại giáp xác khác, quá trình lột xác chịu ảnh hưởng của cường độ
và thời gian chiếu sáng. Kéo dài thời gian tối sẽ ức chế sự lột xác, thời gian sáng kéo dài tôm
gia tăng sự lột xác.
14







Nuôi tôm bố mẹ bằng phương pháp cắt mắt, chúng ta che tối bể để giảm sự lột xác.
Việc cắt bớt một mắt nhằm giảm hocmon ức chế tuyến sinh dục, hạn chế ánh sáng tác động
đến hệ thần kinh, giảm khả năng lột xác.
5.2 Nhiệt độ
Điều kiện nhiệt độ thích hợp tôm sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng trưởng
nhanh, tăng quá trình lột xác. Nhiệt độ cao sẽ làm cho buồng trứng phát triển nhanh, ở nhiệt
độ từ 14-18
0
C sẽ ức chế trực tiếp đến quá trình lột xác ở tôm he.
5.3 Độ mặn (‰)
Độ mặn thấp không ảnh hưởng đến sự lột xác nhưng buồng trứng phát triển chậm lại
nên sự lột xác lại tăng lên do nhu cầu tăng trưởng ( năng lượng chỉ tập trung phát triển cơ thể)
5.4 Chế độ dinh dưỡng và hiện tượng tôm bệnh
Tôm thiếu ăn hay thức ăn kém chất lượng làm hạn chế sự lột xác, dẫn đến lột xác

không hoàn toàn. Tôm bị bệnh, kém ăn, yếu sức cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác
của tôm
III. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm he
1. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo giai đoạn phát triển và có liên quan
mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm là loại động vật ăn tạp và có hai giai đoạn
cụ thể.
1.1. Giai đoạn ấu thể
- Giai đoạn Nauplius: dinh dưỡng bằng noãn hoàn.
- Giai đoạn Zoea: bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Các loại thức ăn chủ yếu là
Peridinium sp, có kích thước 10 μ, tảo silic (Diatomeae) trong đó chủ yếu khuê tảo
Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, tảo lục Chlorella và một ít Coscinodiscus,
Rhizosolenia, Nitzschia closterium
- Giai đoạn Mysis: Ngoài thức ăn là tảo silic, thức ăn chủ yếu là nauplius của artemia
và trùng bánh xe, luân trùng (Brachionus).
- Giai đoạn Postlarvae: Ngoài thức ăn là tảo silic như Coscinodiscus, Navicula sp,
Nitzschia closterium, Peridinium sp thức ăn chủ yếu của ấu trùng Postlarvae là ấu trùng các
loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Nauplius của Copepoda, cuối giai đoạn Postlarvae chúng bắt
đầu chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ có chứa xác động vật.
1.2. Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn trưởng thành, tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu ăn tạp như khuê tảo phù
du, khuê to sống đáy. Tôm trưởng thành ăn các loài giáp xác, giun nhiều tơ Trong dạ dày
tôm thường thấy những hạt cát, vật chất vô cơ, thảm thực vật và hạt mục nát, mùn bã hữu cơ
trong ruột tôm chiếm 85-90%. Kết quả phân tích cho thấy, dạ dày có chứa men peptynaza,
một số men tiêu hoá protein chứng tỏ tôm ăn chủ yếu động vật.
2. Nhu cầu về chất của tôm he
2.1 Protein và amino acid
Trong thành phần thức ăn tôm, chất đạm được chú ý nhiều nhất, là dưỡng chất quan
trọng và đắt tiền nhất trong bất cứ tổ hợp thức ăn nào. Nhu cầu về thành phần đạm của tôm he
thay đổi theo loài. Giai đoạn hậu ấu trùng cần đến 40%, các giai đoạn phát triển về sau cần

khoảng 30%.
Men tiêu hoá chất đạm (protease) của tôm chủ yếu là dạng trypsin không có pepsin.
Men ngoại tế bào cũng rất quan trọng. 85% vi sinh vật trong dạ dày tôm tạo thành chitinase.
15







Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là chúng giúp tôm có khả năng tiêu hoá
chitin - 1phức hợp protein / carbohidrate.
Để thỏa mãn yêu cầu về protein của tôm, có thể dùng nhiều thành phần đạm động vật
và thực vật khác nhau như thịt mực, tôm, cá trích Các động vật có nguồn gốc biển là tốt
nhất. Phần thực vật chỉ dùng để cân bằng thành phần đạm trong tổ hợp khẩu phần. Có thể sử
dụng bắp, lúa, mì, đậu nành Bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ người ta đã xác định nhu
cầu về amino acid của tôm. Các amino acid dinh dưỡng chủ yếu của tôm là arginine, histidine,
isolelchine, leucine, lysine Các amino acid tự do trong thân tôm giữ vai trò chủ yếu trong
điều hoà áp suất thẩm thấu.
2.2 Hydratcacbon
Hydratcacbon cùng với chất béo tạo thành nguồn năng lượng cho tôm, tồn trữ năng
lượng trong glycogen (tinh bột động vật) tổng hợp chitin, steroid và chất béo.
Ở giáp xác có nhiều men tố tiêu hoá Hydratcacbon như a và b amylase, maltase,
saccharase, citinase và cellulase (Kooiman, 1964, nhờ đó giáp xác có thể tiêu hoá một phần
cellulose nên ăn cả thức ăn thực vật và rong tảo. Chúng có khả năng sử dụng đa đường, phức
hợp như tinh bột, hiệu quả hơn là những đường cao phân tử gluco. Do đó người ta cũng sử
dụng tinh bột như một chất kết dính trong thức ăn tổng hợp chế biến cho tôm).
Hydratcacbon trong thức ăn có tác dụng đơn giản trên chuỗi các bon của amino acid
và tác dụng lên protein của thức ăn để tổng hợp chitin. Sự tổng hợp chitin cần cho thành lập

vỏ và màng phôi ở tôm he.
Thức ăn có nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa vì cơ quan ruột, dạ
dày của tôm ngắn, thức ăn đi qua nhanh, thời gian tiêu hoá bị hạn chế. Chất xơ giảm hiệu quả
thức ăn vì có khả năng làm tăng tính vận động của tôm.
2.3 Lipid và sterol
Cùng với Hydratcacbon, chất béo tạo ra năng lượng. Nếu năng lượng thức ăn quá
thấp, tôm sẽ sử dụng những dưỡng chất khác như protêin để thoã mãn nhu cầu về năng lượng.
làm chi phí thức ăn cao. Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao sẽ làm giảm sự hấp thu thức
ăn và chất đạm được tiêu hoá không đủ để tôm có thể phát triển tốt.
Tỷ lệ lipid có trong thành phần thức ăn tôm tốt nhất từ 5-7%. Hàm lượng và thành phần
của lipid có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn của tôm. Các chất béo
thích hợp dùng trong thức ăn tôm là: dầu đầu tôm, dầu cá, dầu vừng, các loại dầu phụng, dầu
bắp, dầu dừa
Trong các thức ăn tôm, sterol đóng vai trò quan trọng vì chúng là thành phần của cấu
trúc tế bào, tiền chất của những hormon sterol, hormon não, hormon lột xác và sinh tố D. Sử
dụng sterol trong thức ăn rất kinh tế, khi cần ức chế sự phát triển tuyến sinh dục tôm, lột xác
đồng loạt, gia tăng tốc độ tăng trưởng của tôm Vẹm, điệp rất giàu sterol. Theo New, vẹm là
thức ăn tốt nhất cho tôm so với thức ăn tổng hợp nào.
2.4 Khoáng
Shewbart et al (1973) cho rằng nhu cầu Ca, K, Na và Cl của tôm được bổ sung vào cơ
thể qua việc điều hoà áp suất thẩm thấu. Đối với phốtpho, do hàm lượng trong nước biển thấp,
cơ thể tôm không thể bổ sung thông qua điều hòa áp suất thẩm thấu nên cần cho thêm
phôtpho vào thức ăn tôm và hỗn hợp khoáng từ 2-5%.
2.5 Vitamin
Vitamin nhóm B, C và E được coi là cần thiết trong thức ăn tôm. Vitamin D, C khi
dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin.
16








IV. Đặc điểm sinh sản
1. Cơ quan sinh sản
Ở tôm he sự phân tính biểu hiện rất rõ. Con đực dễ nhận ra nhờ petasma ở giữa chân
bơi 1. Cá thể cái không có cơ quan này, nhánh trong của chân bơi một không có chuyển hoá
nhưng lại có vùng chuyên nhận tinh là thelycum giữa đôi chân bò sau cùng.
1.1 Cơ quan sinh dục đực
Gồm có cơ quan bên trong và cơ quan bên ngoài. Bên trong gồm 2 tinh hoàn, 2 ống
dẫn tinh và 2 túi chứa tinh. Bên ngoài gồm petasma và một đôi phụ bộ đực.
Tinh hoàn không sắc tố, màu trắng đục. Tôm Penaeus merguiensis tinh hoàn gồm một
đôi thùy trước và bốn đôi thùy bên (loài Penaeus monodon có 5 đôi) nằm ở mặt lưng dưới
chân vỏ đầu ngực trong vùng tim kéo dài đến gan tụy, các thùy được nối với nhau bởi phần
mép trong và nối với ống dẫn tinh.
Ống dẫn tinh kéo dài theo phần sau trục chính của chân bò năm. Mỗi ống dẫn tinh gồm
4 phần khác nhau: phần gần tâm ngắn, hẹp (ống dẫn gần tâm), phần giữa dày, rộng, gấp lại
(ống dẫn giữa), ống hẹp tương đối dài (ống dẫn phần xa) và phần cơ (tinh nan hay túi tinh).
Hình 10. Cơ quan sinh dục bên trong của tôm sú Penaeus monodon
(1. Tinh hoàn; 2. ống dẫn gần tâm; 3. ống dẫn giữa ; 4. ống dẫn phần xa; 5. Tinh nang)
Túi tinh có dạng hành, có vách cơ dày đính với các tế bào biểu mô hình cột rất cao.
Trong túi tinh có 2 phòng, 1 phòng chứa túi tinh và phòng kia chứa chất vôi màu xám nhạt.
Đôi túi tinh mở ra ở gốc đốt háng chân bò năm, qua đó túi tinh sẽ được phóng thích.
Khi phóng thích hai túi tinh kết hợp dọc theo mép giữa và được chuyển sang thelycum
của tôm cái. Tinh trùng có dạng hình cầu nhỏ gồm 2 phần: phần đầu và phần dưới. Đầu rộng,
hình cầu, đường kính 3μ, phần đuôi dày và ngắn.
Petasma là một đôi nhánh trong của chân bơi 1. Hai nửa của petasma không dính liền
nhưng dính vào nhau theo đường giữa bởi những cấu trúc móc nhỏ. Nhiệm vụ là chuyển tinh
nang cho tôm cái. Phụ bộ đực nằm trên nhánh trong của chân bơi 2 thường có dạng hình

trứng, chúng cũng tham gia vào việc chuyển giao tinh nang.
17







Hình 11. Petasma và phụ bộ đực ở tôm P. monodon
(1. Tinh nang lồi ra ở gốc chân bò 5; 2. Chân bò 5; 3. Petasma;
4. Chân bơi 1; 5. Phụ bộ đực và 6. Chân bơi 2)
1.2 Cơ quan sinh dục cái
Là cơ quan bên trong gồm một đôi buồng trứng, một đôi ống dẫn trứng và bên ngoài
có một thelycum.
Buồng trứng là bộ phận đối xứng qua hai bên, kết hợp một phần ở những cá thể cái
thành thục, buồng trứng kéo dài hầu như suốt chiều dài tôm, từ vùng tâm dạ dày đến phần
trước gai đuôi. Vùng đầu ngực buồng trứng có một đôi thùy thon dài và 5 thùy bên.
Một đôi thùy của buồng trứng kéo dài quá chiều dài bụng, những thùy trước nằm gần
thực quản và vùng tâm dạ dày, những thùy bên ở mặt lưng nằm dưới một khối lớn gan tụy và
mặt bụng nằm trong phòng bao tim. Đôi thùy bụng nằm trên ruột và dưới động mạch bụng.
Hình 12. Thelycum của tôm Sú P.monodon
18
1. Chân bò 4
2. Tấm giữa hay tấm trước
3. Chân bò 5
4. Tấm bên hay tấm sau
5. Đốt ngực chót








Hình 13. Sự phát triển của buồng trứng ở P. monodon
1. Giai đoạn chưa phát triển và giai đoạn đã phóng thích
2. Giai đoạn phát triển 3. Giai đoạn gần chín
4. Giai đoạn chín (a. Thùy trước, b. Thùy giữa, c. Thùy bụng)
Hình 14. Hình dạng bên ngoài buồng trứng tôm sú (P.monodon) nhìn qua lớp vỏ
giáp (Primavera, 1983)
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×