KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH
Khái niệm
Kỹ thuật nuôi cá thâm canh trong ao
đất
Xác định vị trí ao nuôi thâm canh
Hoạt động chuẩn bị ao nuôi
Kỹ thuật nuôi
Biện pháp quản lý & chăm sóc hệ
thống nuôi
Thu hoạch hệ thống nuôi
Hiệu quả kinh tế
Kỹ thuật nuôi thâm canh ở bè
Chọn vị trí đặt bè
Kết cấu bè nuôi
Biện pháp kỹ thuật nuôi
Chăm sóc, quản lý bè nuôi
Thu hoạch
Hiệu quả kinh tế
KHÁI NIỆM
- Cá nuôi được chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn chế
biến, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi không đáng
kể.
- Mật độ cá thả nuôi thường rất cao, dao động từ 10-100
cá/m
2
hay 30-150 cá/m
3
.
- Phương tiện sử dụng nuôi thường nhỏ, ao đất dao động
từ 100-1000 m2 . So với hình thức nuôi quãng canh hoặc
bán thâm canh >1000 m
2
.
¨ Những đặc điểm thuận lợi:
Ao nuôi nhỏ, nhưng cho năng suất nuôi rất cao.
¨ Những đặc điểm hạn chế
1. Ô nhiểm môi trường nước
2. Dịch bệnh
3. Mức độ đầu tư vào hệ thống nuôi rất cao như: vốn,
công nhân, cá giống, thức ăn và quản lý.
¨ Các phương thức nuôi thâm canh gồm:
ª Phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất.
ª Phương thức nuôi thâm canh trong bè.
ª Phương thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn
(đăng quầng).
KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÂM CANH TRONG AO
ĐẤT
1. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh
- Ao nuôi có nền đất tốt, không phèn hoặc mức độ
nhiểm phèn không đáng kể, không bị rò rỉ nước.
- Gần nguồn cấp nước, có thể giúp cho việc cấp và
thoát nước dể dàng.
- Hạn chế cây xanh che bóng mát, làm giảm chất
lượng nước ao nuôi.
- Gần nhà nông hộ, dể quản ly, phòng chống địch hại
và trộm cắp.
- Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật
tư, trang thiết bị, con giống, thức ăn và tiêu thụ sản
phẩm được dể dàng.
2. Hoạt động chuẩn bị ao nuôi
Đây là bước rất quan trọng và thực hiện tốt, hoàn chỉnh
các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang
lại hiệu quả rất tốt cho mô hình nuôi. Các bước chuâín bị
gồm:
- Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong
cũng như xung quanh ao nuôi.
- Tát cạn nước ao nuôi.
- Diệt hết địch hại (Rắn, cá dử...)
- Bón vôi theo tỷ lệ: 7-10 kg/100 m2 hoặc 10-15
kg/100 m2 .
- Phơi khô ao 5-7 ngày.
- Trước khi thả cá nuôi 2-3 ngày, lấy nước vào ao
qua lưới lọc và duy trì ở mức nước 1.2-1.5 m.
3. Kỹ thuật nuôi
3.1. Cơ cấu loài cá thả nuôi.
v Nuôi đơn (Monoculture): Tra, Lóc, Trê lai, Rô phi...
v Nuôi ghép (Polyculture)
Nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn hiện
diện trong ao nuôi.Trong quá trình nuôi, bên cạnh đặc
điểm sinh học của các loài cá thả nuôi, tùy thuộc vào điều
kiện thị trường, tính hiệu quả nuôi của các loài cá được
khẳng định, loài cá chọn nuôi ghép sẽ được xác định với
tỷ lệ ghép thích hợp.
Một số công thức cơ cấu loài cá thả nuôi phổ biến như
sau:
Công thức 1: Công thức 2:
- Cá Tra: 70% Ca ïLóc: 70%
- Cá Hường: 10% Cá Rô phi: 20%
- Cá Rô phi: 10% Cá Hường: 10%
- Cá Tai tượng: 5%
- Cá Sặc rằn: 5%
Công thức 3: Công thức 4:
- Cá Tra: 80% Cá Lóc: 90%
- Cá Tai tượng: 10%Rô đồng: 10%
- Cá Sặc rằn: 10%
Công thức 5: Công thức 6:
- Cá Tra: 90% Cá Trê lai: 80%
- Rô phi: 5% Rô đồng: 15%
- Cá Hường: 5% Cá Hường: 5%
Tùy vào mật độ thả nuôi và mức độ đầu tư thức ăn cho hệ
thống nuôi, việc thả nuôi thêm cá Chép (Common carp) sẽ
được khẳng định trong giới hạn 5-7%
3.2. Mật độ loài cá thả nuôi.
Mật độ cá thả nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh trong
ao đất thường rất cao dao động từ 10-100cá/m2 phổ biến
cho các loài cá thả nuôi. Điểm cần lưu ý trong quá trình
nuôi, khi mật độ cá thả nuôi quá cao, hàm lượng DO
(ppm) giảm thấp. Trong những trường hợp DO của ao
nuôi giảm thấp, cần phải tăng cường giám sát và có biện
pháp điều chỉnh hàm lượng này thông qua các biện pháp
ứng dụng phổ biến hiện nay như: thay nước, sục khí bổ
sung.
3.3. Kích thước loài cá thả nuôi.
Thông thường là kích thước theo quy cách của tiêu chuẩn
cá giống có chiều dài từ 3-5 cm.
4. Biện pháp quản lý và chăm sóc hệ thống nuôi