Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp lồng ghép phương pháp giáo dục steam vào các hoạt độn giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.18 KB, 17 trang )

1

“ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM VÀO
CÁC HOẠT ĐỘN GIÁO DỤC PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG
TẠI LỚP 5 TUỔI A1 - TRƯỜNG MẦM NON”
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
 
STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ),
sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
STEAM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật), Math (Tốn học) và Art ( Nghệ thuật). Ơng Richard
Sherwood, chủ tịch AEG đã cho biết: "Chương trình giáo dục STEAM thành công ở
khả năng truyền cảm hứng cho học sinh. Truyền cảm hứng luôn là một yếu tố quan
trọng để trẻ tìm thấy đam mê và phát huy tiềm năng bản thân”.
Nội dung kiến thức trong giáo dục STEAM không khác nhiều với chương
trình giáo dục thơng thường.
Thứ nhất: Trẻ sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng thực tế trong
cuộc sống, qua đó tạo ra những sản phẩm Steam ý nghĩa.
Thứ hai: Khuyến khích trẻ khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh ngay từ
những năm đầu đời, qua đó kích thích trí tị mị và khả năng sáng tạo của trẻ.
Thứ ba: Dạy học Steam cho trẻ sớm sẽ phát huy tối đa khả năng giải quyết
vấn đề bởi vì để có được hướng giải quyết một sự việc địi hỏi học sinh phải vận
dụng tích hợp những năng lực như tư duy logic, phân tích, phản biện và tổng hợp.
Thứ tư: Giáo dục Steam khơi dậy trong trẻ niềm đam mê với những môn khoa
học, cơng nghệ, tốn học…từ đó làm tiền đề cho những bậc học sau này.
Thứ năm: Ngoài ra dạy học Steam cho trẻ sớm còn giúp trẻ định hướng rõ
ràng sở thích, thế mạnh, sở trường của mình phù hợp với bộ mơn nào, từ đó trẻ sẽ có
cơ sở lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai của mình, phụ huynh và giáo viên
cũng dễ dàng theo dõi và tạo điều kiện cũng như tạo môi trường thuận lợi để trẻ phát
huy tối đa năng lực của mình ngay từ khi còn nhỏ.
Với những cách phát triển hiệu quả STEAM đã được áp dụng ở rất nhiều các


trường học trên thế giới và ngày nay giáo dục STEAM đã có mặt tại Việt Nam. Đổi
mới về nội dung phương thức giáo dục bằng phương pháp giáo dục STEAM hiện
đại sẽ phát triển các kỹ năng, tư duy, trí tưởng tượng, giúp khơi gợi niềm đam mê,
tình u đối với khoa học và cơng nghệ cho trẻ. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Biện
pháp lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động giáo dục phù


2

hợp với bối cảnh địa phương cho trẻ tại lớp 5Tuổi A1 trường mầm non ”. Thực
trạng của biện pháp mà tơi nghiên cứu, có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi
Nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo
yêu cầu, có đủ đồ dùng đồ chơi. Trẻ có cùng độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng
đều. Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi có trình độ trên chuẩn, giáo viên có năng lực
chun mơn khá, giỏi, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bản thân
tôi nhiều năm liền là giáo viên cốt cán của trường, là giáo viên dạy giỏi nên có nhiều
cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
1.2 Khó khăn
Giáo viên: còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt
động giáo dục Steam một cách sáng tạo phù hợp với bối cảnh địa phương mà chỉ
chú trọng vào các hoạt động học. Hình thức tổ chức các hoạt động STEAM trẻ
chưa sáng tạo, chưa xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ nên trẻ khơng
tích cực tham gia hoạt động.
Nhiều trẻ chưa tập trung chú ý, có biểu hiện chán nản, mệt mỏi; khi tham gia
trong các giờ hoạt động của cô.
Một số các bậc phụ huynh chưa quan tâm dành nhiều thời gian chơi và học
cùng con.
1.3. Kết quả khảo sát
Trước khi thực hiện sáng kiến này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng

hoạt động giáo dục của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Khảo sát khi chưa áp dụng phương pháp giáo dục STEAM tại lớp
STT

Nội dung khảo sát

1

Sự tập trung

2

Tính hợp tác

Kết quả
Số trẻ đạt

Tỷ lệ %

16/29

55.2%

16/29

55.2%

3

Tính kiên trì


17/29

58.6%

4

Sự tự tin

15/29

51.7%

5

Khả năng giải quyết vấn đề

16/29

55.2%


3

6

Tính sáng tạo

15/29


51.7%

Với kết quả trên cho thấy một số kỹ năng như sự tự tin, tập trung, tính hợp tác,
tính kiên trì..., tỷ lệ cịn thấp, trẻ chưa thể hiện được những khả năng vốn có của mình.
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Để khắc phục những hạn chế ở trẻ, tôi đã thực hành, vận dụng biện pháp như sau:
2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch lồng ghép phương
pháp giáo dục Steam vào các hoạt động giáo dục.
STEAM đã và đang bắt đầu phát triển vượt bậc như một phương thức tiếp cận
nền giáo dục mới, tận dụng lợi ích của STEAM và thơng qua nghệ thuật để phát huy
triệt để tính năng vốn có của nó, cho phép trẻ ở độ tuổi mầm non cũng có cơ hội
được tham gia và phát triển tồn diện.
Đầu năm học 2022 - 2023, trường mầm non đã triển khai kế hoạch thực hiện
thí điểm hai lớp học có trang trí mơi trường và lồng ghép phương pháp giáo dục
STEAM vào các hoạt động giáo dục. Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại
địa phương nơi tôi công tác, đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp giáo dục
STEAM tôi thấy việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM lồng ghép vào các
hoạt động giáo dục cho trẻ là việc cần thiết phù hợp với lứa tuổ i. Đầu năm học tôi đã
xây dựng nội dung và kế hoạch cho trẻ trong mỗi hoạt động theo từng tháng, từng chủ đề trong
năm học theo bảng kế hoạch sau:

Tháng
thực hiện

Chủ đề

Nội dung lồng ghép phương
pháp giáo dục STEAM vào các
hoạt động giáo dục
Dự án: “ Chất tan, chất không

tan”

Tháng 9

Trường mầm non
3 tuần

Tháng 10

Bé khám phá bản thân
3 tuần

Dự án: “Sự đổi màu của nước.”

Tháng 11

Gia đình thân yêu của bé
4 tuần
Ước mơ của bé
4 tuần
Những con vật đáng yêu
4 tuần

Dự án: “Xây một ngôi nhà.”

Tháng 12
Tháng 1

Dự án: “Làm túi giấy thay túi
nilon.”

Dự án: “Trang trí con vật từ lá
cây”


4

Tháng 2

Thế giới thực vật
5 tuần

Dự án: “ Những chiếc đĩa sắc
màu”
Dự án: “Làm thuyền.”

Tháng 4

Phương tiện và luật giao thông
4 tuần
Hiện tượng tự nhiên
3 tuần
Quê hương, đất nước, Bác Hồ
3 tuần

Tháng 5

Trường Tiểu học
2 tuần

Tháng 3

Tháng 4

Dự án: “Làm bánh kem sắc màu
.
Dự án: “Trang trí ảnh Bác Hồ.
Dự án: Ngôi trường của bé

Hoạt động giáo dục Steam được lồng ghép vào các hoạt động giáo dục theo từng
tuần, tuỳ vào từng ngày lễ, ngày hội, môi trường thực tế tơi có thể linh động tổ chức
cho phù hợp.
* Ví dụ: Với nội dung sự kiện: Ngày hội gia đình. Tơi lựa chọn một số hoạt
động sau: Xây một ngơi nhà.
-  Bé tìm thấy những gì? Cho trẻ đi các góc tìm kiếm ngun vật liệu có trên
các kệ tủ: Khối gỗ, bìa cát tong, giấy màu, keo….
- Vẽ ngơi nhà của bé:
+ Cơ giao nhiệm vụ cho nhóm trẻ: Vẽ ngơi nhà phù hợp cho gia đình có 1 thế hệ, 2
thế hệ. Trẻ có thể vẽ một ngơi nhà to theo nhóm, hay có thể vẽ ngơi nhà nhỏ độc lập.
+ Khi trẻ vẽ xong, cô chụp lại sản phẩm của trẻ.
+ Trong một thời điểm nào đó trong ngày, cô cho trẻ quan sát lại sản phẩm, xem
mẫu 1 số kiểu nhà, cấu tạo của ngôi nhà lên ý tưởng và tìm kiếm nguyên liệu bổ
sung cho phù hợp với bản vẽ của trẻ.
- Xây một ngôi nhà: Cô cùng các nhóm trẻ bắt tay vào để thực hiện xây ngôi nhà.
Trẻ phân công nhau từng phần công việc: Dựng khung nhà, trang trí xung quanh
ngơi nhà. Phần hoạt động này có thể diễn ra trong 3 buổi hoạt động học trong lớp.
- Ngôi nhà của bé thật đẹp: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng
với các ngun vật liệu tạo hình để trang trí cho ngơi nhà theo sở thích của từng
thành viên trong nhóm.
- Trong hoạt động trên các nội dung của Steam được thể hiện như sau:
+ S (Science- khoa học): Trẻ biết cấu tạo của một ngôi nhà.
+ T (Technology- công nghệ): Trẻ quan sát các mẫu nhà, cấu tạo của ngôi nhà.



5

+ E (Engineering- kỹ thuật):  Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu kết dính các nguyên
vật liệu với nhau để tạo ra sản phẩm hồn chỉnh.
+ M (Mathematíc- tốn học): Sử dụng thước đo khi chắp ghép các bộ phận của ngôi nhà.
Bên cạnh đó tơi lựa chọn chủ đề Làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ nhân ngày Phụ nữ
Việt Nam .
Ảnh: Bé làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam.
2.2. Biện pháp 2: Sắp xếp môi trường lớp học:


6

Bằng sự nỗ lực và cố gắng học hỏi từ các đồng nghiệp trong trường cũng như
tham khảo tài liệu, các trang wed của các trường bạn, tôi đã bước đầu hiểu được bản
chất của STEAM từ đó định hình được mình phải làm gì để có được mơi trường
hoạt động theo phương pháp STEAM cho trẻ ở lớp phù hợp với điều kiện, hồn
cảnh thực tế của lớp mình.
Bản thân tơi luôn chú trọng đến môi trường vật chất trong lớp, đáp ứng nhu
cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học
bằng chơi, các góc ln được bày trí gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp theo từng chủ đề.
Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, sử dụng đa dạng các nguyên học liệu
khác nhau tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực
hành, trải nghiệm, thoả sức đam mê sáng tạo. Nguyên học liệu được sử dụng ở các
góc phải đảm bảo an toàn, độ bền, đẹp; được thiết kế gồm: Giá để nguyên học liệu,
nơi trẻ trải nghiệm và chế tạo ra sản phẩm, nơi trưng bày sản phẩm. Sau mỗi hoạt
động cơ nên khuyến khích trẻ thuyết trình sản phẩm của mình để củng cố, khắc sâu
kiến thức trẻ vừa trải nghiệm. Đồ dùng ở các góc được sắp xếp phù hợp:

Góc khoa học: Ở góc này trẻ sẽ thực hiện các thí nghiệm nhỏ với các đồ dùng
gẫn gũi với trẻ: Chai lọ, phễu, màu nước, hột hạt, sữa, giấy ăn….
Góc nghệ thuật: Trẻ sẽ sử dụng những nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy,
bìa cattong, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, vỏ ốc, hoa khô, cành cây khô, lá
cây... Cùng các nguyên liệu trong tạo hình: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo sữa,
keo dán, keo nến, dây ruy băng, dây gai, len,… để tạo ra những sản phấm theo sự
sáng tạo của mỗi cá nhân trẻ.
Góc tốn: Mua và sưu tầm một số đồ dùng phục vụ học như thước dây, thước
đo, cân đĩa, đồng hồ, các loại hình khối, lịch con số, thẻ số, .... bố trí góc ở phía cửa
sổ nhiều ánh sáng thuận tiện cho trẻ học và quan sát.


7

 Góc kỹ thuật: Góc này có các dụng cụ thực lên để trẻ thực hiện nhiệm vụ
theo từng hoạt động học: Tua vít, cờ lê, mỏ lết, búa, đinh, kéo răng cưa, kéo to, kéo
nhỏ, băng dính các loại, súng nến, cưa nhỏ, dây...
 Góc cơng nghệ: Ở góc này trẻ sẽ sử dụng những đồ dùng thật để khám phá,
trải nghiệm.

Ảnh: Bé hoạt động với các nguyên vật liệu thiên nhiên

Ảnh: Sản phẩm của bé từ các nguyên vật liệu thiên nhiên


8

Tạo ra một môi trường học tập mới theo phương pháp STEAM. Từ đây, trẻ
được học tập, trải nghiệm và khám phá, qua đó kích thích được sự sáng tạo, rèn
luyện được sự khéo léo, bền bỉ, khuyến khích trẻ thực hiện những thử nghiệm

mới, luyện tập các kỹ năng cần thiết cho trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, cách
làm việc theo nhóm và sử dụng cơng nghệ. Trẻ được trải nghiệm những kiến thức
thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ” nhằm hướng
tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. 
2.3. Nội dung 3: Lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt
động giáo dục.
* Hoạt động học:
Việc lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào hoạt động dạy học kích
thích sự khám phá, tìm tịi và hứng thú khi trẻ được khám phá bằng những trải
nghiệm trực tiếp của mình. Với phương pháp STEAM tơi trở thành người hướng
dẫn, giúp đỡ trẻ tự lực, tự tin, giải quyết vấn đề.
Sau khi đã lựa chọn được những hoạt động giáo dục STEAM phù hợp, tôi đưa
vào lồng ghép theo tháng theo từng chủ đề trong năm học. Tùy theo từng hoạt động
khác nhau thì cách tiếp cận và tổ chức cho trẻ hoàn toàn khác nhau. Qua các tháng
của từng hoạt động, trẻ được củng cổ rèn luyện kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết đồng
thời thu nhận các kiến thức, kỹ năng mới một cách tự nhiên thông qua trải nghiệm
chứ khơng phải chỉ từ lời nói của cơ giáo.
Ví dụ: Khám phá khoa học: Chất tan, không tan, sự đổi màu của nước, sự nảy
mầm của hạt...Khi được trải nghiệm, được làm, được thực hiện trẻ vơ cùng thích thú
và hào hứng tham gia hoạt động. Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của cô.

Ảnh: Hoạt động khám phá khoa học: Chất tan, chất khơng tan, thực hành thí
nghiệm sự đổi màu của nước


9

Ảnh: Trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt.

Làm quen văn học: Tất cả những câu truyện trong chương trình giáo dục đều

được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Ở mỗi câu truyện đều có thể giáo
dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên
cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của mình thơng qua
việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ đề mà cơ giáo
mong muốn.
Làm quen với tốn: Hoạt động cho trẻ làm quen với tốn với việc hình thành
kĩ năng tốn sơ đẳng góp phần để trẻ tham gia hoạt động giáo dục STEAM. Trong
mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui
chơi khác nhau. Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính
ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn
đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM.
Ảnh: Các bé trong giờ học Làm quen với Tốn
Hoạt động tạo hình: Là q trình trẻ chơi sáng tạo với màu nước, sáp màu,
keo… và vô vàn nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp các


10

nguyên liệu khi tạo ra các sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm mình làm ra. Đây là
tiền đề để trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được, nên
lồng ghép nội dung giáo dục STEAM vào là một trong những phương tiện tích cực
để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: Ĩc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng. Nhờ hoạt động STEAM mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh
được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Ảnh: Các bé thoả sức sáng tạo trong giờ học Tạo hình

Hoạt động phát triển thể chất: Việc tạo ra một sân chơi giúp trẻ thư giãn, học
mà chơi - chơi mà học thường rất khó để thực hiện. Bởi lẽ phụ huynh có thể vì vịng
quay cơng việc mà bỏ quên trẻ với những thứ đồ chơi công nghệ, để trẻ tự “bơi”
trong những áp lực của chính mình. Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục

STEAM vào để trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, chơi những trò
chơi vận động rèn luyện thể lực, trau dồi trí lực, phát triển nhân cách trẻ.

Ảnh: Cùng nhau thi đua trong giờ học thể dục

Hoạt động âm nhạc: Đối với trẻ thơ, những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự
phong phú của âm hình, tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa
con trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị.


11

Ảnh: Giờ học âm nhạc vui thật vui

*Hoạt động ngoài trời:
Trong hoạt động ngồi trời, tơi tạo điều kiện khơng gian thoáng mát, vui vẻ
cho trẻ hoạt động một cách tích cực, để trẻ phát huy được khả năng, tính sáng tạo và
ln có mong muốn khám phá những điều mới lạ xung quanh.
Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện
tính khoa học trong mỗi thí nghiệm, chơi các trị chơi theo nhóm với đồ chơi, với lá
cây, ... tạo ra sản phẩm gần gũi từ lá cây, vẽ trên sân trường, xếp sỏi ….


12

Ảnh: Bé tham gia các hoạt động ngoài trời: xếp sỏi, nhảy vịng, xếp lá cây

Ảnh: Bé xếp hình chú sư tử đáng yêu từ lá cây
* Hoạt động góc:.
Trong các lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học

thêm hấp dẫn trẻ, giáo viên đã tạo nên một môi trường trong lớp học với hình ảnh
trang trí và những màu sắc sinh động và hấp dẫn. Mơi trường trong lớp có khơng
gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi với trẻ.


13

Hai cơ giáo đã thiết kế các góc hoạt động trong lớp sao cho phù hợp: Góc hoạt
động yên tĩnh bố trí ở xa góc hoạt động ồn ào. Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ
ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Vị trí các góc hoạt động
được sắp xếp hợp lý giúp cô và trẻ dễ dàng quan sát được tồn bộ hoạt động.

* Hoạt động chiều:
Tuỳ theo mục đích của từng tháng, tuần và nội dung của hoạt động, cơ cho
trẻ xem hình ảnh minh hoạ sinh động, các video clip về cấu tạo, mục đích sử dụng
cách chơi, các cách để tạo ra sản phẩm. Tổ chức cho trẻ thuyết trình lại kiến thức đã
học khi lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào hoạt động giáo dục.


14

Cho trẻ chơi các trò chơi trắc nghiệm vui vẻ để trẻ ôn luyện, mở rộng kiến
thức về các nội dung cung cấp ở hoạt động học.
2.4. Nội dung 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào thì vai trị
của phụ huynh là vơ cùng quan trọng. Nhận thức được điều này tôi đã cố gắng tạo sự
kết nối giữa nhà trường thông qua một số hình thức. Qua cuộc họp phụ huynh đầu
năm tơi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục ứng dụng
phương pháp STEAM đối với trẻ mầm non. Khi lớp học có một số hoạt động cần có sự gắn
kết giữa gia đình và nhà trường, tôi đã mời phụ huynh đến tham gia hoạt động, để phụ huynh hiểu

hơn về công việc của giáo viên mầm non và sự tích cực, tiến bộ của con ở lớp. Gửi video và hướng
dẫn cho phụ huynh thông qua zalo, qua đó phụ huynh nắm được nội dung học tập cả con trên lớp.
Phụ huynh phối hợp về mặt cung cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà giáo viên yêu cầu trẻ
phải chuẩn bị để chia sẻ trong các hoạt động.

Góc tuyên truyền ở lớp được trang trí đẹp mắt, cung cấp kịp thời kế hoạch học
tập của con và những thông tin trao đổi cần thiết.
Tôi cũng tranh thủ trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ những hoạt
động học tập của con, về những ưu khuyết điểm trong ngày, để cô giáo và phụ
huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.
2.5. Nội dung 5: Nêu gương, khen thưởng kịp thời:


15

 
Đặc điểm của trẻ mầm non là rất thích được khen ngợi, tuyên dương. Vì thế
hoạt động nêu gương, khen thưởng là một hoạt động giúp tôi thực hiện nhiệm vụ
lồng ghép giáo dục STEAM vào hoạt động giáo dục hiệu quả nhất.
Trong hoạt động giáo dục và các hoạt động tích hợp, tơi ln tơn trọng các ý
kiến của trẻ, khen ngợi, nêu gương những trẻ có những sáng tạo, tích cực.
 
Động viên để trẻ có thể tự tin trình bày được ý kiến, ý tưởng của mình.
 
Khen ngợi các nhóm chơi có sự đồn kết và tạo ra sản phẩm với sự thống
nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm, phù hợp với mục đích ban đầu của
sản phẩm.
 
Lập bảng khen cho trẻ và tặng hoa cho cá nhân, nhóm hoạt động tích cực.
Cuối tuần, cuối tháng sẽ đếm số hoa. Bạn nào được nhiều hoa nhất sẽ được

thưởng q.
Bên cạnh đó, tơi cũng khéo léo động viên những trẻ thực hiện chưa tốt, để trẻ
tự tin và cố gắng giải quyết vấn đề ở những giờ hoạt động sau.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA BIỆN PHÁP
* Môi trường giáo dục
Giáo viên đã xây dựng và sử dụng có hiệu quả mơi trường giáo dục Steam để
nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của trẻ.
Việc xây dựng góc Steam đáp ứng các nội dung, nhu cầu chơi của trẻ, gây
hứng thú với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
* Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, mạnh dạn, có cảm xúc tích cực khi đến lớp, tích
cực, chủ động tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Trẻ trở thành trung tâm,
phát triển khỏe mạnh, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin và
phát triển các tố chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Biết suy nghĩ và vận dụng
những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải.
Từ đó, trẻ được phát triển tồn diện về mọi mặt phù hợp với mục tiêu của chương
trình giáo dục mầm non và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Bảng 2: So sánh kết quả khảo sát sau khi áp dụng phương pháp giáo
dục STEAM tại lớp
STT
1

Trước khi áp dụng
Nội dung khảo sát
Sự tập trung

Sau khi áp dụng

Số lượng

Tỷ lệ %


Số lượng

Tỷ lệ %

16/29

55.2%

27/29

93.1%


16

2

Tính hợp tác

3

Tính kiên trì

4

Sự tự tin

5


Khả năng giải
quyết vấn đề

6

Tính sáng tạo

16/29

55.2%

26/29

89.6%

17/29

58.6%

26/29

89.6%

15/29

51.7%

27/29

93.1%


16/29

55.2%

27/29

93.1%

15/29

51.7%

25/29

86.2%

BIỂU ĐƠ THEO DÕI KHẢ NĂNG CẦN THIẾT CỦA TRẺ TRONG CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC.

* Đối với giáo viên:
Nâng cao năng lực tích cực tìm tịi sáng tạo, biết giáo dục trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vận dụng phương pháp giáo dục Steam một cách phù
hợp. Xây dựng kế hoạch giáo dục, môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo


17

dục; phối kết hợp với phụ huynh phát huy hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục
Steam cho trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm lớp học.

* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con. Tích cực phối hợp với giáo
viên, nhà trường xây dựng môi trường học tập, phối hợp dạy trẻ khi ở nhà. Từ
đó giúp phụ huynh hìn nhận, phát triển được những khả năng vốn có của trẻ. Từ đó
có cách giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ trong tương lai.
4. KẾT LUẬN
4.1 Ý nghĩa của biện pháp
Phương pháp giáo dục STEAM đề cao phượng diện thực hành trong học tập từ đó
rèn luyện cho trẻ năng lực tư duy và sáng tạo là cốt lõi. Giáo dục Steam là trang bị cho
trẻ những kỹ năng căn bản phù hợp với đòi hỏi phát triển của thế kỷ mới như khả năng
tập trung, tự tin diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng kiên trì và sáng tạo, kỹ năng hợp tác làm
việc nhóm…giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Phương pháp giáo dục STEAM lấy trẻ
làm trung tâm của q trình hoạt động, trẻ được khuyến khích và động viên sáng tạo
trong quá trình hoạt động giáo dục, các con luôn được tạo cơ hội được thử thách và được
phép thất bại trong quá trình hoạt động để trưởng thành hơn và quan trọng là trẻ được
chủ động vượt lên chính mình.
Vai trị ý nghĩa của giáo dục STEAM đối với học sinh và với toàn ngành giáo
dục nói riêng với xã hội và nhân loại nói chung là rất thiết thực ai cũng có thể nhận
thấy. Tuy nhiên giáo dục STEAM vẫn còn khá mới mẻ nên rất cần sự hỗ trợ hợp tác
của các bậc phụ huynh, nhà trường vì mục tiêu đưa phương pháp dạy và học theo mơ
hình STEAM vào chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả chất lượng cao nhất.
4.2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp tơi đã rút ra cho mình những bài
học bổ ích giúp tơi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp:
Đối với trẻ: Giúp trẻ có nhiều cơ hội được luyện tập, thực hành các hoạt động do
cô tổ chức trẻ có các kỹ năng, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn, tự lập phù hợp trong
cuộc sống hàng ngày. Trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Trẻ thích tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm không sợ khi đông người, trẻ tự tin khám phá thế giới
xung quanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!




×