Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.36 KB, 29 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn biện pháp
1.1. Tính cấp thiết
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học, phân mơn Luyện từ và câu
chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình, có nhiệm vụ làm giàu vốn từ
cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ câu. Từ và câu có vai
trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngơn ngữ.
Vì vậy, muốn dạy tốt phân môn LTVC ở lớp 5 người giáo viên cần vận
dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối
tượng học sinh . Trong đó trị chơi học tập là những trò chơi được đưa vào lớp
học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp HS tiếp nhận
kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Trị chơi học tập cịn tạo
được khơng khí vui tươi, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học, giúp cho khía cạnh
khơ khan của vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững
chắc hơn. Giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách hiệu quả cao trong dạy học.
Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của HS – nhu cầu vui chơi và
nhu cầu học tập, tạo nên hình thức “học mà chơi, chơi mà học” đang được
khuyến khích ở Tiểu học và việc tổ chức trị chơi trong giờ học là biện pháp hữu
hiệu nhất giúp HS học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tóm lại, trị chơi khơng chỉ là phương tiện mà cịn là phương pháp giáo
dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong
những giờ Luyện từ và câu thì tơi mạnh dạn đề xuất biện pháp “Vận dụng
phương pháp trò chơi học tập vào dạy học Luyện từ và câu lớp 5”
1.2. Tính mới, tính sáng tạo
- Khi thiết kế trị chơi để sử dụng trong dạy học LTVC lớp 5, tôi đã dựa
vào nội dung SGK và từng bài học cụ thể trong phân mơn. Thơng qua trị chơi,
HS phát triển cả thể lực, nhân cách lẫn trí tuệ nên đã giúp cho việc học trở nên
nhẹ nhàng hơn.
- Những trị chơi tơi áp dụng khơng địi hỏi người GV phải chuẩn bị nhiều,
bất kể điều kiện nào chúng ta đều có thể sử dụng được, cũng khơng tốn q
nhiều thời gian vào một trò chơi mà vẫn đáp ứng đầy đủ kiến thức học sinh cần


nắm được thông qua mỗi trị chơi. Nó khơng địi hỏi cao mà lại phát huy được
tính tích cực sáng tạo của HS, tinh thần thi đua đồng đội, đảm bảo mục tiêu giáo
dục.
- Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các vật liệu đơn
giản để làm đồ dùng cho trò chơi
- Những trò chơi được áp dụng nếu được GV sử dụng một cách linh hoạt
thì cũng có thể dùng cho cả các khối lớp và các phân môn khác, môn học khác
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả. Giúp học sinh
và giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều hơn, thành thạo hơn để theo
kịp thời đại và theo kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
2. Đối tượng áp dụng
- Học sinh lớp 5.
1


II. NỘI DUNG
1. Mục tiêu của biện pháp
Vận dụng một số trị chơi học tập vào dạy học phân mơn LTVC lớp 5 góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học, chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt ở Tiểu
học.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái quát về TCHT
TCHT có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một
thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thơng qua “chơi mà
học”, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một
cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu. Nói cách khác, TCHT là “chiếc
cầu nối” hữu hiệu và thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học
trong giải quyết nhiệm vụ chung và cùng hướng tới đạt được mục tiêu của bài
học.

Vậy TCHT là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho HS, trị
chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của HS; gắn với nội dung
bài học; giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học thông
qua hoạt động trong trị chơi.
TCHT có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ chung lẫn thể chất và các
phẩm chất đạo đức. Phát triển khả năng thị giác, thích giác, xúc giác… phát triển
trí thơng minh, nhanh trí, khả năng ngôn ngữ… Nhiều TCHT được tổ chức với
các đồ chơi, các vật liệu tự nhiên, tranh ảnh và cũng có nhiều TCHT chỉ dùng
lời.
2.1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng trị chơi học tập vào dạy học phân mơn
LTVC lớp 5
Dạy học không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình
tạo mối tương quan giữa GV với HS và tài liệu. Thông thường HS chỉ nhớ: 10%
những gì đọc được, 20% những gì nghe được, 30% những gì thấy được, 50%
những gì vừa nghe và thấy, 80% những gì mình nói, 90% những gì khi nói và
làm, tức là khi tự mình khám phá. Tác động của các hoạt động “trò chơi học
tập” tại lớp học có một ý nghĩa rất quan trọng, nó làm cho HS được gần gũi,
được cởi mở, và quan trọng hơn là nó có ý nghĩa chủ đạo trong việc tạo ra sự
chú ý của HS đối với nội dung bài học, khuyến khích sự quan tâm của người học
một cách tự nhiên, khơng mang tính gượng ép và bắt buộc. HS nắm vững kiến
thức do chính mình tìm ra.
Phân môn LTVC ở lớp 5 đa dạng phong phú về các kiểu bài. Vì thế các
dạng bài tập trong những kiểu bài đó cũng khơng kém phần đa dạng, phong phú.
TCHT giúp mỗi HS phát huy hết khả năng của mình và phát triển những phẩm
chất cịn tiềm tàng. Sử dụng TCHT để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc
củng cố kiến thức, kĩ năng đã học, đồng thời phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ
động trong học tập tìm ra kiến thức mới của HS.
2



Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức TCHT để củng cố kiến thức, kĩ
năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trị chơi để hình thành kiến
thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt
đầu bài học mới.
Trò chơi học tập sẽ giúp cho tiết học LTVC trở nên sinh động, lôi cuốn HS
vào tiết học “chơi mà học, học mà chơi”. Nó giúp các em khắc sâu kiến thức vì
những kiến thức đó do các em tự khám phá, phát hiện và tìm ra, GV chỉ đóng
vai trị tổ chức, hướng dẫn và định hướng.
Tóm lại, TCHT khơng những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ
thống kiến thức mà nó cịn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi
mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở HS.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong day học LTVC lớp 5
a) Mục đích khảo sát
Tơi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân
môn LTVC ở lớp 5 nhằm mục đích:
- Tìm hiểu thực tế hoạt động dạy học của GV và việc sử dụng trò chơi học
tập vào dạy học phân môn LTVC ở lớp 5 của một số trường Tiểu học.
- Biết được những thuận lợi, khó khăn của GV và HS khi vận dụng trị chơi
học tập vào dạy học phân môn LTVC ở lớp 5.
- Tạo cơ sở cho việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn
LTVC ở lớp 5 nhằm nâng cao kết quả dạy – học.
b) Đối tượng khảo sát
Khảo sát 20 GV đã dạy hoặc đang khối lớp 5 của 4 trường Tiểu học:
- Trường Tiểu học Hiệp Hòa (xã Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- Trường Tiểu học Vĩnh Long (xã Vĩnh Long, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- Trường Tiểu học Thắng Thủy (xã Thắng Thủy, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- Trường Tiểu học Tân Hưng (xã Tân Hưng, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
- 74 HS khối 5 của trường Tiểu học Hiệp Hòa.
c) Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát của đề tài gồm các vấn đề sau:
- Khảo sát qua phiếu về nội dung chương trình LTVC lớp 5, ý nghĩa cũng
như tác dụng của trò chơi học tập, những thuận lợi và khó khăn trong việc vận
dụng trị chơi học tập, mức độ u thích, sự chú ý của HS với trò chơi vào dạy
học phân môn LTVC ở lớp 5.
+ Thực trạng về nhận thức của GV về trò chơi học tập.
+ Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học LTVC lớp 5.
+ Thực trạng tiếp nhận TCHT trong phân môn LTVC của học sinh lớp 5.
+ Nguyên nhân của thực trạng.
* Thực trạng nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập
Nhận thức của GVTH về nội dung chương trình, mức độ cần thiết của
trò chơi trong dạy học và tác dụng của trị chơi trong dạy học phân mơn LTVC
lớp 5 được thể hiện rõ qua các bảng sau:
Bảng 1. Mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học
3


Mức độ
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết

Số lượng
18
2
0

Tỉ lệ %
90
10

0

Với 90% số GV nhận thấy rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất
cần thiết, cho thấy đa số các GV đã hiểu biết được trò chơi học tập cần thiết đến
mức độ nào. Tuy nhiên vẫn còn 10% GV cho là sử dụng trò chơi trong dạy học
chỉ ở mức độ cần thiết, cho thấy có GV chưa nhận thức đầy đủ về trị chơi học
tập. Khơng phải trò chơi học tập là tất cả của dạy học nhưng với những gì trị
chơi mang lại thì sử dụng trò chơi trong dạy học đúng như đa số ý kiến GV là rất
cần thiết. Nhận thức được điều này sẽ giúp tôi cũng như GV đang giảng dạy sẽ
có nhiều sáng tạo và thiết kế thêm những trị chơi mới phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí, nâng cao kết quả học tập, hình thành phương pháp học tập mới ở HS.
Bảng 2. Tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học
Tác dụng
Số lượng Tỉ lệ %
Tiết học sinh động hơn
0
0
HS tích cực, tự giác trong học 0
0
tập
HS dễ dàng khắc sâu kiến thức
0
0
Cả 3 ý kiến trên
20
100
Dựa vào bảng 1 và 2 cho sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần thiết vì
nó giúp cho tiết học sinh động hơn, HS tích cực tự giác trong học tập dễ khắc
sâu kiến thức. Với 100% GV nhận thức được tác dụng hiệu quả của trò chơi
cũng như mức độ cần thiết trong dạy học LTVC ở lớp 5. Với sự cần thiết và tác

dụng như vậy, trò chơi sẽ đảm bảo cho HS lớp 5 học tốt phân mơn LTVC. Tính
chất phong phú đa dạng của phân môn LTVC đem lại cho HS nhiều khả năng
phát triển ngơn ngữ cũng như vốn từ của mình, nhưng để có thể phát huy tối đa
hiệu quả của nó tơi tin chắc rằng trị chơi sẽ làm tốt nhiệm vụ này. Thơng qua trị
chơi các em tự khám phá tìm ra tri thức mới, bên cạnh đó “vừa chơi, vừa học”
giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn. Qua kết quả trên, tôi thấy rằng
vận dụng trò chơi học tập vào dạy học LTVC ở lớp 5 là rất cần thiết, sẽ nâng cao
được chất lượng dạy và học.
* Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học LTVC lớp 5
Bảng 3. Mức độ sử dụng trị chơi học tậptrong dạy học phân mơn LTVC lớp 5
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không sử dụng

Số lượng
9
11
0

Tỉ lệ %
45
55
0

Qua bảng 3 ta nhận thấy rằng đa số các thầy cơ thỉnh thoảng mới sử dụng
trị chơi (55%), ngồi ra số lượng thầy cơ thường xun tổ chức trò chơi cũng
chiếm tỉ lệ khá cao (45%) cho thấy thực tế thầy cơ cũng đã có ý thức rất cao
trong việc vận dụng trò chơi vào dạy học LTVC. Đây không phải là vấn đề đơn
4



giản, tuy hiệu quả của trò chơi đem lại rất cao, nhưng để tổ chức được tốt thì địi
hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất tỉ mỉ và chi tiết. Và đây cũng là vấn đề nan giải,
do rất nhiều nguyên nhân nên hơn một nửa số GV được khảo sát thỉnh thoảng
mới tổ chức trò chơi như mất nhiều thời gian và công sức dẫn đến ngại tổ chức
trò chơi học tập. Trong các tiết dạy số lượng trị chơi cịn q ít, chưa đáp ứng
sự đa dạng của bài tập LTVC. Một phần nào đó đã làm hạn chế tính tích cực và
hứng thú của HS trong tiết học, HS sẽ nhàm chán với những trò chơi quá quen
thuộc. Sử dụng nhiều trò chơi trong tiết học LTVC sao cho khơng lạm dụng địi
hỏi người GV phải tổ chức những trị chơi mang tính học tập hơn, chơi trong
khoảng thời gian ngắn mà vẫn tìm ra được nội dung bài học. Đây là vấn đề mà
tơi tìm hiểu, để có thể thiết kế một số trị chơi học tập, vận dụng vào tiết học
mang lại kết quả hữu hiệu nhất, tiết kiệm thời gian và công sức cũng như khắc
phục nhược điểm khi tổ chức trò chơi học tập.
* Thực trạng về những khó khăn trong sử dụng trò chơi học tập vào dạy
học LTVC lớp 5
Với thực trạng sử dụng như trên chúng ta phần nào cũng đốn được những
khó khăn GV gặp phải khi tiến hành tổ chức trị chơi cho HS. Những khó khăn
mà GV gặp phải sẽ phần nào giúp cho tơi tìm ra giải pháp để có thể vận dụng trị
chơi phù hợp với HS, khắc phục được những khó khăn hiện tại.
Bảng 4. Khó khăn khi sử dụng trị chơi trong dạy học LTVC
Khó khăn
Số
Tỉ lệ %
lượng
Cơ sở vật chất
6
30
Nội dung chương trình q nặng, khơng có thời

0
0
gian tổ chức trị chơi cho HS
Hạn chế về trị chơi
14
70
HS khơng hứng thú hoặc khơng có khả năng
0
0
học bằng phương pháp này
Có thể thấy khó khăn khi sử dụng trị chơi trong dạy học LTVC theo ý kiến
của thầy cơ chỉ mang tính khách quan. Cơ sở vật chất và sự hạn chế về trò chơi
đã dấn đến việc tổ chức trò chơi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sự hạn chế về
trị chơi vẫn là chủ yếu (70%), là khó khăn mang tính khách quan nhưng lại là
chủ quan vì vấn đề khơng phải là trị chơi hạn chế mà là bản thân GV khơng tìm
kiếm, khơng sáng tạo, cải biến để có thêm nhiều trị chơi cho hoạt động dạy học.
Bảng 5. Mức độ ghi nhớ nội dung bài học của HS sau mỗi trò chơi
Mức độ ghi nhớ
Số lượng Tỉ lệ %
Nhớ đầy đủ nội dung bài học
16
80
Nhớ vài ý cơ bản nội dung bài học
4
20
Khơng nhớ gì về nội dung bài học
0
0
Với kết quả của bảng 5, sẽ là điều kiện thuận lợi để thiết kế trò chơi.
Sau mỗi trị chơi theo ý kiến của nhiều GV thì HS đều nhớ đầy đủ nội dung bài

học (80%). Tuy nhiên vẫn còn 20% ý kiến cho rằng HS chỉ nhớ được vài ý cơ
bản của nội dung bài học. Tỉ lệ này sẽ là không nhỏ nếu GV không xem xét lại lí
do tại sao? Lí do nằm ở phía HS hay ở khâu lựa chọn và tổ chức trò chơi cho HS
5


của GV hoặc một lí do nào khác. Nhưng theo tơi thì lí do của thực trạng này
nằm ở rất nhiều mặt (GV, HS và các điều kiện khách quan khác). Khi tiến hành
vận dụng những trò chơi học tập vào bài học, tơi phải đảm bảo những trị chơi
đó phải phù hợp với nội dung bài học cũng như đặc điểm của phân mơn.
2.2.2. Thực trạng tiếp nhận trị chơi học tập của học sinh lớp 5
Thông qua câu hỏi khảo sát HS, tơi đã có cái nhìn khái quát về khả năng
hoạt động và năng lực tiếp nhận trò chơi của HS chưa vào loại tốt nhưng cũng
đạt ở mức khá tốt. Khả năng hoạt động và sự tiếp nhận TCHT của HS có hạn,
đồng thời nó cịn chịu ảnh hưởng bởi năng lực của GV. Vì thế địi hỏi người GV
phải ln ln học hỏi, tìm tịi và sáng tạo trong dạy học. Với thực trạng sau sẽ
là cơ sở để tơi có thể thiết kế những trị chơi học tập phù hợp với HS, chương
trình mới hơn…
Bảng 6: Khả năng hợp tác
Khả năng hợp tác
Số lượng Tỉ lệ %
Không hợp tác tốt
1
1,35
Hợp tác tốt
73
98,65
Với số liệu thu được tôi nhận thấy được tinh thần hợp tác của HS rất cao
khi GV tổ chức trò chơi học tập (98,25%). Đây chính là một trong những nhân
tố quan trọng thể hiện sự thành cơng của trị chơi mà GV đã tổ chức. Từ kết quả

trên tôi thấy được trị chơi giúp cho HS rèn luyện tinh thần đồn kết, hợp tác
trong lớp, trong nhóm. Các em có ý thức cao trong hoạt động tập thể, và luôn
biết phấn đấu, thi đua mạnh mẽ trong tiết học vì kiến thức chung của tập thể.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài HS (chiếm 1,35) các em không hợp tác tốt với các
bạn trong nhóm khi GV tổ chức trị chơi, điều này đòi hỏi GV cần bao quát lớp
hơn nữa khi tổ chức trò chơi để kịp thời rèn khả năng hợp tác cho HS. Có rất
nhiều lí do mà các em khơng hợp tác tốt như các em khơng thích trị chơi đó, các
em làm việc riêng, và khi tham gia trò chơi các em bất đồng ý kiến với nhau,
hay có một số em tham gia nhưng chỉ cho có theo u cầu của GV chứ các em
khơng tự giác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân, hay hạn chế mà kết
thúc trị chơi các em khơng hiểu được nội dung gì của bài, khơng đồn kết, hịa
đồng cùng các bạn trong lớp.
Bảng 7: Mức độ hiểu bài khi sử dụng TCHT
Ý kiến HS
Số
Tỉ lệ %
lượng
Nhớ đầy đủ nội dung bài
65
87,84
Nhớ vài ý cơ bản
7
9,46
Khơng nhớ gì
2
2,7
Số lượng HS nhớ đầy đủ nội dung bài là cao nhất (87,84%) cho thấy GV đã
tổ chức trò chơi phù hợp, HS tham gia trò chơi với ý thức tự giác và tinh thần
học tập rất cao. Trò chơi học tập giúp HS tiếp xúc kiến thức qua thực tế, các em
tự mình đi tìm kiến thức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Nhờ quá trình

này, giúp HS khắc sâu được kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tế khá cao. Tuy còn một số HS nắm được một vài ý cơ bản và vài HS không nhớ
6


được nội dung gì của bài học nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới q trình tổ chức
trị chơi của GV cũng như khả năng tiếp nhận kiến thức của HS. Do HS khơng
hiểu rõ được nội dung trị chơi mà GV phổ biến, hay trong q trình chơi các em
khơng chú ý luật chơi, cách chơi và nhiều HS tham gia trị chơi cho vui chứ các
em khơng nhận thấy được thơng qua trị chơi giúp các em khai thác được nội
dung bài học. Trò chơi giúp các em tự khám phá ra kiến thức, được tiếp xúc
thực tế qua trị chơi do đó mà kiến thức được HS lưu giữ rất lâu và nhớ bài ngay
tại lớp.
Từ những thực trạng trên cho thấy, việc vận dụng các trò chơi học tập để
dạy học LTVC cho HS lớp 5 là một việc làm cần thiết.
3. Nội dung biện pháp
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi ln thích thú những điều mới lạ. Vì
vậy để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên
phải luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trị chơi học tập. Đối với bản thân
tơi, khi vận dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy Tiếng Việt thì tơi ln
nghiên cứu kĩ mơn học, bài học, bài tập, xem bài học đó thì bài tập nào tổ chức
được trò chơi và dạng trò chơi nào là thích hợp. Đồng thời tơi tìm tịi, học hỏi,
học hỏi ở đồng nghiệp, ở các tài liệu tham khảo. Song song đó, tơi cố gắng nắm
bắt khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi cho phù hợp.
Khi vận dụng các trò chơi trong học tập Tiếng Việt, tôi luôn hoạch định
trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi,
như:
+ Phương tiện theo nội dung trị chơi quy định (ví dụ: trang phục cho các
nhân vật sắm vai…dùng trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện…giúp học sinh tái
hiện lại nội dung câu chuyện hay nội dung bài đọc. Các thẻ: thẻ từ, thẻ hình, thẻ

màu, thẻ trống…
+ Phần thưởng cho đội thắng cuộc như bơng hoa điểm thưởng, tràng pháo
tay… Đó chính là động lực để các em tham gia trị chơi nhiệt tình, năng động
hơn.
Sau mỗi trị chơi, tơi thường đặt những câu hỏi gợi ý để học sinh rút ra nội
dung, kĩ năng mà các em đã học được qua trị chơi. Đây chính là hoạt động
“chơi mà học, vui mà học”. Đồng thời giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá
và tổng kết trò chơi để phát huy tối đa khả năng của các em (giáo viên chỉ tháo
gỡ những vướng mắc của các em), giúp các em rèn luyện óc suy luận, kĩ năng tư
duy, kĩ năng giao tiếp. Từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tơi thường tổ chức vận dụng các trị
chơi học tập vào mơn Tiếng Việt như:
3.1. Trị chơi “Đối đầu”
* Mục đích
- Trị chơi được áp dụng phổ biến ở tất cả các bài tập của phân môn LTVC.
Đặc biệt được sử dụng có hiệu quả ở dạng bài tập liệt kê.
- Trò chơi giúp tất cả HS đều được tham gia vào hoạt động học. Phát triển
cho các em kỹ năng nhanh nhẹn, nhạy bén phát hiện ra kiến thức. HS có ý thức
trách nhiệm cao, có tinh thần thi đua giữa 2 đội.
7


- HS được vận động tại chỗ trong giờ học, các em khắc sâu kiến thức trong
quá trình thi đua. Tạo được khơng khí lớp học sơi động.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị nội dung câu hỏi cho HS chơi.
* Cách tiến hành
- GV nêu tên trò chơi “Đối đầu”
- GV phổ biến luật chơi:
+ GV chia lớp thành 2 đội thi tiếp sức với nhau trong vòng 2 phút.

+ GV cho 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng sẽ nêu từ trước. Sau đó sẽ mời
đội bạn nêu từ tiếp theo. Khi đội bạn trả lời xong thì sẽ mời ngược lại đội kia
tiếp tục nói từ tiếp theo. Cứ thế trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến hết bài tập. Nếu
trong 5 giây thành viên của đội nào khơng trả lời được thì đội đó thua. Nếu 2 đội
ngang tài với nhau thì trong vịng 2 phút đội nào nêu được nhiều từ thì đội đó
chiến thắng.
+ GV gọi HS đội nhận xét chéo nhau.
+ GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
+ GV nhận xét trị chơi.
* Ví dụ: Bài “Luyện tập về từ đồng nghĩa” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 13)
Bài tập 1 chúng ta sẽ áp dụng được trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
Tìm các từ đồng nghĩa
a/ Chỉ màu xanh
b/ Chỉ màu đỏ
c/ Chỉ màu trắng
d/ Chỉ màu đen
- GV chia lớp thành 2 đội A, B. Hai đội thi tiếp sức với nhau tại chỗ, mỗi
câu trong vòng 1 phút.
- Hai đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng thì nêu từ trước.
Đội A
Đội B
Xanh biếc
Xanh nhạt
Xanh non
Xanh lục
Xanh mơn mởn
Xanh lá cây
…..
….
- Trong vòng 1 phút, đội nào nêu được nhiều từ thì đội đó thắng. Tiếp tục

như vậy với câu b, c, d.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV nhận xét chung trò chơi.
3.2. Trị chơi “Giành cờ chiến thắng”
* Mục đích
- Trị chơi được sử dụng nhiều ở hoạt động củng cố của tiết học và các bài
luyện tập, ôn tập phân môn LTVC để giúp HS khắc sâu kiến thức.
- Trò chơi giúp GV kiểm tra được rõ mức độ tiếp thu kiến thức của từng
HS để từ đó mà GV có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

8


- Rèn khả năng tư duy, thao tác nhanh cho HS. Tạo cho các em tinh thần thi
đua, tình cảm gắn bó của các thành viên trong đội, có ý thức trách nhiệm trước
câu trả lời của mình.
- Củng cố cùng lúc được nhiều HS về các kiến thức đã học.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị một số phiếu bài tập hoặc phiếu câu hỏi liên quan đến bài
học và 1 cây cờ đỏ có ghi dịng chữ “Chiến thắng” để trao cho đội thắng cuộc.
- HS tự ôn lại kiến thức để trả lời câu hỏi.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trò chơi “Giành cờ chiến thắng”
- Trò chơi được áp dụng cho tất cả các HS trong lớp tham gia.
- Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 4 đội và phát cho mỗi đội một phiếu.
- GV ra hiệu “Giành cờ”, lúc đó cả 4 đội đều bắt đầu thực hiện yêu cầu của
phiếu. Em đầu tiên sẽ làm 1 từ đầu tiên rồi chuyển ngay phiếu cho bạn thứ 2
trong dãy để làm tiếp. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng của dãy.
- Tùy theo bài học mà GV quy định thời gian cũng như yêu cầu của phiếu
không được vượt quá 5 phút.

- Khi GV hô “Hết giờ”, lúc này phiếu được chuyền đến em nào thì em đó
đem dán lên bảng đứng trước lớp hô “Chiến thắng” và giành được cờ chiến
thắng.
- Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả
đúng và giữ trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và trao cờ “Chiến thắng” cho đội thắng cuộc.
- GV nhận xét trị chơi.
* Ví dụ: Bài “Luyện tập về từ đồng nghĩa” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 13)
- Khi dạy bài này ở bài tập 2, chúng ta có thể áp dụng trị chơi “Giành cờ
chiến thắng”. Trò chơi nhằm kiểm tra lại kiến thức mà các em đã học: từ đồng
nghĩa, cách dùng từ đặt câu.
- GV tổ chức: phát phiếu cho HS làm bài tập 2 để củng cố lại kiến thức đã
học cho các em.
2) Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
- GV chuẩn bị 1 cây cờ “Chiến thắng”.
- GV gọi HS lần lượt đọc đáp án của đội bạn.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét trò chơi và trao cờ “Chiến thắng” cho đội thắng cuộc.
3.3. Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
* Mục đích
- Trị chơi được sử dụng có hiệu quả ở các tiết kiểm tra bài cũ, hệ thống lại
các kiến thức mới đã học và được sử dụng nhiều ở các bài luyện tập, ôn tập.
9


- Trò chơi giúp HS được thư giãn, vận động nhẹ bằng những bài hát. Tiết
học sôi động, thoải mái, HS cảm thấy phấn khởi trong giờ học.

- Thông qua hình thức hát, GV truyền tải kiến thức đến HS một cách tinh
tế, giúp HS tự bản thân ý thức hệ thống lại các kiến thức đã học.
* Chuẩn bị
- Một cái hộp (bằng bìa hoặc nhựa), rỗng bên trong.
- GV chuẩn bị những mẫu giấy có ghi nội dung câu hỏi. Các mẩu giấy được
bỏ vào trong hộp để HS chuyền nhau.
* Cách tiến hành
- GV nêu tên trò chơi “Chiếc hộp bí mật”.
- GV phổ biến luật chơi
+ GV bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài bất kì và GV đưa hộp cho 1 HS ngồi
đầu tiên trong dãy bàn. Cả lớp cùng nhau vỗ tay và hát bài hát, cùng lúc này
chuyền hộp cho nhau. GV có thể quy định cho HS chuyền theo hàng ngang hay
hàng dọc.
+ GV hơ “dừng lại” bất kì lúc nào khi HS đang hát, HS cả lớp dừng hát.
Lúc này hộp được chuyền đến em nào thì em đó bốc thăm câu hỏi trong nón và
trả lời.
+ GV gọi HS nhận xét
+ GV nhận xét
+ Sau khi HS đó trả lời xong thì GV tiếp tục bắt nhịp cho HS khác và lần
lượt chuyền nón cho bạn. Cứ thế trị chơi được tiếp tục.
+ GV nhận xét trị chơi.
* Ví dụ: Bài “Từ trái nghĩa” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 38)
Khi dạy bài này, ở phần củng cố lại các kiến thức đã học về từ trái nghĩa.
Cuối giờ, GV có thể tổ chức cho HS chơi trị chơi này.
Câu hỏi chuẩn bị của GV được ghi vào các thăm.
Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
Câu 2: Tác dụng của việc đặt từ trái nghĩa bên cạnh nhau?
Câu 3: Nêu những cặp từ trái nghĩa mà em biết?
GV nêu tên trị chơi “Chiếc hộp bí mật”.
GV phổ biến luật chơi.

GV cho các câu hỏi vào nón, sau đó GV đưa hộp cho bạn ngồi ở bàn đầu
tiên để bạn đó chuyền cho cả lớp theo hàng dọc. GV bắt đầu bắt nhịp cho cả lớp
hát bài “Hai con thằn lằn con”. Cả lớp hát thì GV nói “dừng lại”, hộp được
chuyền đến bạn nào thì bạn đó bốc câu hỏi và trả lời.
GV gọi HS nhận xét
GV nhận xét. Sau đó GV tiếp tục cho cả lớp hát và chuyền hộp đến khi nào
HS trả lời hết các câu hỏi trong hộp.
GV nhận xét trò chơi.
3.4. Trị chơi “Hiểu ý đồng đội”
* Mục đích
- Trị chơi được sử dụng cho tất cả HS trong lớp tham gia và chơi theo hình
thức là phân chia 2 đội.
10


- Trò chơi được sử dụng nhiều ở phần KTBC và củng cố lại kiến thức vừa
học của HS.
- Thông qua trò chơi, tạo cho HS tinh thần thi đua cao ở 2 đội, ý thức mạnh
mẽ, tinh thần thắng thua, phát huy ở các em tính tự giác, tích cực hoạt động vì
đồng đội của mình.
- Trị chơi giúp HS linh hoạt, biết thể hiện khả năng diễn tả hành động, phát
triển khả năng giao tiếp trước tập thể, phát triển kĩ năng suy đốn. Bên cạnh đó
giúp cho khơng khí tiết học sơi động, HS khơng cịn mệt mỏi, căng thẳng.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị giấy có ghi sẵn nội dung mà HS cần diễn tả.
- HS quan sát hành động, lời diễn tả của bạn mà suy nghĩ tìm ra kết quả.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.
- GV chia lớp thành 2 đội A, B.
- GV cho 2 đội “oẳn tù tì” để chọn đội tham gia trước.

- Một HS đội thắng lên bốc thăm trước, HS đó sẽ xem nội dung trong thăm
và chọn một trong hai cách diễm đạt: diễn đạt bằng hành động và diễn đạt bằng
lời nói (khơng q 3 câu).
- Sau đó, HS sẽ diễn tả và mời bạn của đội mình trả lời trước. Nếu đội mình
trả lời đúng thì sẽ thắng cuộc. Nếu trả lời sai thì sẽ mời đội bạn trả lời, đội bạn
trả lời đúng thì đội bạn thắng cuộc. Trường hợp nếu đội bạn cũng trả lời sai thì
HS diễn đạt lúc đầu sẽ mời 1 HS đội mình lên hỗ trợ và diễn tả lại.
- GV nhận xét trị chơi và tun dương đội thắng cuộc.
* Ví dụ: Bài “Từ nhiều nghĩa” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 66)
- Khi dạy bài này ở bài tập 2 chúng ta sẽ áp dụng được trò chơi “Hiểu ý
đồng đội” để củng cố lại kiến thức vừa học cho HS.
- Sau khi HS hồn thành xong bài tập 2 thì GV sẽ chọn một số từ ghi vào
thăm cho HS diễn đạt. Một số từ trong thăm như: cổ tay, cổ lọ, lưng trời, lưng
đồi.
- GV chia lớp thành 2 đội A, B. Đại diện 2 đội “oẳn tù tì”.
- Một HS đội chiến thắng lên bốc thăm và diễn tả bằng lời nói hoặc hành
động để HS đội mình trả lời. Nếu HS đội mình trả lời sai thì sẽ mời đội bạn trả
lời. Cứ thế trò chơi được tiếp tục cho đến khi HS đoán được từ trong thăm. Sau
khi giải nghĩa được từ trong thăm thì GV hỏi thêm HS: em hãy cho biết từ đó là
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV nhận xét trò chơi.
3.5. Trò chơi “Ơ chữ kì diệu”
* Mục đích
- Trị chơi cũng được sử dụng ở phần KTBC, củng cố bài mới và bài luyện
tập.
- Trò chơi giúp HS hứng thú thi đua trong học tập. Phát triển ở HS kỹ năng
suy đoán.
11



- Giúp HS tự tin, phấn khởi với kiến thức tự mình phát hiện ra, giúp tiết
học sơi động, HS linh hoạt trong tư duy.
* Chuẩn bị
- Vòng kiến chức được chia làm 8 phần, mỗi phần có số điểm tương ứng.
- GV chuẩn bị bảng phụ để viết nội dung ô chữ mà HS giải được.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trị chơi “Ơ chữ kì diệu”.
- GV phổ biến luật chơi
+ GV chia lớp thành 2 đội A, B.
+ GV nêu câu hỏi và nói đáp án gồm tất cả bao nhiêu chữ cái
+ Đại diện 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng thì được quyền quay trước. Quay
trúng phần nào thì có số điểm tương ứng với phần đó. Sau đó, HS đốn chữ cái
trong ô chữ (mỗi lần đoán chỉ được đoán 1 chữ cái). Nếu đốn đúng thì đội đó
được số điểm tương ứng đã quay. Nếu đốn sai thì khơng được điểm và nhường
quyền quay sang đội bạn. Cứ thế trò chơi tiếp tục cho đến khi đốn hết được ơ
chữ. Tuy nhiên, HS có thể đốn nội dung của ơ chữ bất cứ lúc nào, nếu đốn
đúng thì đội đó thắng cuộc.
+ GV gọi HS giải thích ý nghĩa của nội dung ô chữ.
+ GV gọi HS nhận xét đội thắng cuộc.
+ GV nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
* Ví dụ: Bài “ MRVT: Truyền thống” (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 81)
Sử dụng trò chơi để củng cố lại kiến thức cho HS
- GV nêu tên trị chơi “ Ơ chữ kì diệu”
- GV phổ biến luật chơi:
+ GV chia lớp thành 2 đội A, B. Đại diện 2 đội “oẳn tù tì”.
+ GV nêu câu hỏi gợi ý: Đây là một câu tục ngữ nói về truyền thống của
nhân dân ta, nói về sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Ô chữ gồm 43
chữ cái.
+ HS 2 đội lần lượt quay và đốn

+ Ơ chữ đốn được là:
Ă N Q U Ả N H Ớ K Ẻ T R Ồ N G C Â Y
Ă N K H O A I N H Ớ K Ẻ C H O D Â Y M À T R Ồ N G
+ GV hỏi HS câu tục ngữ trên nói lên điều gì? (câu tục ngữ nói lên truyền
thống biết ơn của thế hệ con cháu hôm nay đối với những người đi trước, học đã
phải hy sinh xương máu để mang lại cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc
hôm nay).
+ GV gọi HS nhận xét đội thắng cuộc.
+ GV nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
3.6. Trò chơi “Rung chng vàng”
* Mục đích
- Trị chơi này có thể được sử dụng ở tất cả các dạng bài tập của phân môn
LTVC, chủ yếu được sử dụng nhiều ở phần KTBC và củng cố lại kiến thức.
12


- Thơng qua trị chơi này, HS được phát triển tính nhạy bén, nhanh nhẹn và
linh hoạt của mình.
- HS độc lập, tự mình suy nghĩ tìm ra kiến thức trong thời gian rất nhanh.
Trò chơi này giúp HS tự tìm ra câu trả lời đúng mà khơng nhìn bài của bạn, rèn
luyện tính trung thực cho HS.
- GV chủ động được thời gian, kiểm tra được kiến thức của từng HS trong
lớp. Và với trò chơi này, tất cả HS trong lớp đều phải hoạt động.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị giáo án powerpoint.
- HS chuẩn bị bảng, phấn hoặc các thẻ từ A, B, C, D; thẻ từ Đ, S; thẻ từ 1, 2,
3.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trị chơi “Rung chng vàng”
- GV trình chiếu câu hỏi. GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi. Sau

đó, GV cho HS giơ bảng con hoặc thẻ từ trong thời gian quy định (tùy từng nội
dung câu hỏi mà GV quy định thời gian thích hợp, thường thì thời gian tối đa là
15 hoặc 30 giây). Sau khi hết thời gian, tất cả HS trong lớp giơ kết quả của mình
lên. GV quan sát tồn diện cả lớp và nhận xét kết quả của HS.
- GV nhận xét trị chơi
* Ví dụ: Bài “Mở rộng vốn từ: Hịa bình” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 47)
- Khi dạy bài này ở bài tập số 1. GV có thể áp dụng trị chơi “Rung chng
vàng” để kích thích hứng thú học tập của HS.
- GV trình chiếu câu hỏi trên TV:
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ Hịa bình”
a/ Trạng thái bình thản
b/ Trạng thái khơng có chiến tranh
c/ Trạng thái hiền hịa, yên ả
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu của bài tập này. Sau đó, GV yêu cầu
HS viết đáp án mà em chọn vào BC trong vòng 25 giây. HS cả lớp làm bài. Hết
thời gian cả lớp giơ BC lên. GV quan sát và kiểm tra kết quả của HS. HS chọn
đáp án B là đúng. Nếu chọn đáp án A, C và D là sai.
- GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích kết quả. GV nhận xét trò chơi.
3.7. Trò chơi “Ai leo cao hơn”
* Mục đích
- Trị chơi được sử dụng ở phần KTBC, củng cố bài mới, luyện tập và được
sử dụng nhiều ở các tiết MRVT.
- Trò chơi giúp các em hệ thống lại được kiến thức đã học.
- Trò chơi giúp cho tiết học sôi động, tạo được tinh thần thi đua cao giữa
HS trong lớp với nhau.
* Chuẩn bị
- Giáo án powerpoint ( Gồm: điểm xuất phát, gói câu hỏi cho mỗi đội, bậc
thang đi lên mỗi khi trả lời đúng và đích leo.)
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trò chơi: “Ai leo cao hơn”

13


- GV phổ biến luật chơi:
+ GV chia lớp thành 2 đội A, B.
+ Đại diện HS 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng thì đội đó được quyền leo
trước. HS trong từng đội trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời đúng câu hỏi thì đội đó
được tiến lên một bậc. Nếu HS trả lời sai, thì sẽ đứng yên tại chỗ.
+ Đội nào leo được cao hơn thì đội đó chiến thắng.
+ GV nhận xét và tun dương đội thắng cuộc.
* Ví dụ: Bài “Ơn tập về từ loại” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 142)
- Khi dạy bài này ở bài tập 1, chúng ta sẽ áp dụng trò chơi “Ai leo cao
hơn”. Trò chơi nhằm kiểm tra lại kiến thức mà các em đã học: Thế nào là động
từ? Thế nào là tính từ? Thế nào là quan hệ từ?.....
- GV tổ chức cho HS làm bài tập số 1.
- HS làm bài tập số 1 xong, GV cho HS chơi trò chơi “Ai leo cao hơn” để
củng cố lại kiến thức vừa học cho các em.
- GV chuẩn bị sẵn giáo án powerpoint với các câu hỏi: Thế nào là động từ?
Thế nào là tính từ? Thế nào là quan hệ từ?... Bên cạnh đó, cùng những câu hỏi
ơn lại những kiến thức mà HS đã học ở tiết trước: Thế nào là danh từ? Thế nào
là danh từ riêng? Thế nào là danh từ chung? Thế nào là đại từ? Thế nào là đại từ
xưng hô?
- GV chia lớp thành 2 đội A, B. Đại diện HS 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào
thắng thì đội đó được quyền leo trước. HS trong từng đội trả lời câu hỏi. Nếu HS
trả lời đúng câu hỏi thì đội đó được tiến lên một bậc. Nếu HS trả lời sai, thì sẽ
đứng yên tại chỗ.
- Đội nào leo được cao hơn thì đội đó chiến thắng.
- GV nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
3.8. Trị chơi “Tiếp sức đồng đội”
* Mục đích

- Trò chơi được sử dụng rộng rãi hầu hết ở tất cả các bài tập trong phân
môn LTVC. Đặc biệt là những bài tập liệt kê và sắp xếp từ.
- Trị chơi tạo được khơng khí sơi động, tinh thần đoàn kết trong HS. Giúp
HS linh hoạt trong tư duy và có tinh thần thi đua cao trong học tập.
- Phát triển cho HS những kỹ năng nhanh nhẹn, nhạy bén, khả năng giao
tiếp trước tập thể, rèn luyện thân thể, HS vận động nhẹ trong giờ học.
* Chuẩn bị
- Hai bộ thẻ từ, 2 bảng phụ, bút lông.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 2 đội chơi tiếp sức với nhau, mỗi đội tiếp sức theo
hàng ngang hoặc hàng dọc. Bạn đầu tiên chọn thẻ từ thích hợp và gắn lên bảng.
Bạn thứ hai mới tiếp tục. Cứ thế tiếp tục như vậy cho đến hết trị chơi. Đội nào
xếp nhanh, chính xác, khơng phạm luật thì đội đó thắng cuộc.
- GV gọi HS 2 đội nhận xét chéo nhau.
* Ví dụ: Bài “ Luyện tập về từ đồng nghĩa” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 22)
14


Khi dạy bài này ở bài tập 2 chúng ta áp dụng được trò chơi tiếp sức đồng
đội. HS 2 đội thi đua nhau gắn thẻ từ trên bảng phụ để tìm kết quả đúng.
Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: bao la, lung
linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát,
lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
GV nêu tên trò chơi.
GV phổ biến luật chơi.
GV chia lớp thành 2 đội A, B. Mỗi đội một bộ thẻ từ. 2 đội lần lượt lên
bảng gắn thẻ từ thích hợp vào bảng phụ của đội mình. ( HS trong đội tiếp sức
nhau lên gắn bảng).

A
B
- Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh - Bao la, mênh mông, bát ngát,
thang.
thênh thang.
- Lung linh, long lanh, lấp loáng, - Lung linh, long lanh, lấp lống,
lóng lánh, lấp lánh.
lóng lánh, lấp lánh.
- Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng - Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo,
ngắt, hiu hắt.
vắng ngắt, hiu hắt.
Trong 2 phút, đội nào xếp nhanh, đúng và không phạm luật thì thắng cuộc.
GV gọi HS nhận xét.
GV nhận xét trị chơi.
3.9. Trị chơi “Về đúng nhà mình”
* Mục đích
- Giúp HS chọn đúng nghĩa của từ để các em có thể vận dụng tốt trong tiết
học cũng như trong đời sống của mình.
- Vận động nhẹ, vui chơi trong tiết học nhưng vẫn đảm bảo HS đạt được
yêu cầu của tiết học đặt ra. Và hơn thế nữa các em rèn cho mình tính quyết đốn
khi quyết định bất kì một cơng việc nào đó.
- Trị chơi giúp GV kiểm tra được rõ mức độ hiểu bài của từng HS để GV
có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Tạo cho các em tinh thần thi đua, có ý thức trước câu trả lời của mình.
- Sau bài học các em sẽ hiểu rõ nghĩa của từng từ, không những thế các em
về nhà còn biết cách sưu tầm thêm những từ khác để đến lớp đố bạn.
* Chuẩn bị
Các miếng bìa hình ngơi nhà có ghi u cầu của bài tập hoặc hình vẽ minh
họa và các miếng bìa có ghi các từ đã cho.
* Cách tổ chức

- GV nêu tên trị chơi “Về đúng nhà mình”.
- Mỗi lần chơi từ 2 - 4 học sinh cùng chơi, mỗi em cầm một miếng bìa
trước ngực ghi các từ đã cho như trong SGK, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi
vừa hát: “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi
tai”. Khi nghe giáo viên hơ: “Mưa to rồi, mau về nhà thơi” thì lập tức các “chú
thỏ” phải về đúng nhà của mình (tức ngơi nhà có ghi u cầu của bài tập hoặc
hình đúng với từ mình đang cầm).
15


Ai nhanh nhất được phong tặng: “Chú thỏ nhanh nhất”, cịn ai chậm thì bị
phạt biểu diễn một trị vui.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV nhận xét trị chơi.
* Ví dụ: Bài MRVT: Công dân (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 18)
- Khi dạy bài này ở bài tập 2, chúng ta cũng có thể áp dụng trị chơi “Về
đúng nhà mình”.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2.

“Cơng” có
nghĩa là
“khơng
thiên vị”.

“Cơng” có
nghĩa là “của
nhà nước,
của chung”.
Cơng dân

Cơng nghiệp

Cơng nhân Cơng bằng
Cơng chứng Cơng minh

Cơng cộng
Cơng tâm

Cơng lí
Cơng chức

- GV gọi 3 HS lên làm bài tập số 2.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét trò chơi và phong tặng là “chú thỏ nhanh nhất” cho ai làm
nhanh và đúng. Sau đó tiếp tục mời những HS khác lên tiếp tục trò chơi giải
quyết xong bài tập 2.
3.10. Trò chơi “Vịng quay may mắn”
* Mục đích
- Trị chơi được sử dụng ở phần KTBC, củng cố bài mới, luyện tập và được
sử dụng nhiều ở các tiết MRVT.
- Trò chơi giúp phát huy được tư duy cao của HS, trí nhớ của HS. Trị chơi
giúp các em hệ thống lại được kiến thức đã học.
- Trò chơi giúp cho tiết học sôi động, tạo được tinh thần thi đua cao giữa
HS trong lớp với nhau.
* Chuẩn bị
- Vòng kiến thức: được chia làm 8 phần, mỗi phần có ghi số điểm khác
nhau: 10, 20, 30,…cùng với 8 ô số ứng với 8 câu hỏi khác nhau.
* Cách tổ chức
- GV nêu tên trò chơi: “Vòng quay kiến thức”
- GV phổ biến luật chơi:

+ GV chia lớp thành 2 đội A, B.
+ Đại diện HS 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng thì đội đó được quyền quay
trước. HS quay trúng phần nào thì sẽ có số điểm tương ứng phần đó. Sau khi
quay HS sẽ chọn câu hỏi để trả lời. Nếu HS trả lời đúng câu hỏi thì đạt được số
điểm tương ứng vừa quay được. Nếu HS trả lời sai, thì nhường quyền trả lời
16


sang đội bạn. Nếu đội bạn trả lời đúng thì sẽ được điểm và tiếp tục quay vòng.
Nếu đội bạn trả lời sai thì khơng có điểm nhưng vẫn được quay vòng may mắn.
+ GV gọi HS nhận xét tổng số điểm của mỗi đội. Đội nào đạt nhiều điểm
thì đội đó chiến thắng.
+ GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
* Ví dụ: Bài “Quan hệ từ” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 109)
Sử dụng trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố lại kiến thức mới vừa
học cho HS.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Hai đội “oẳn tù tì”, đội nào thắng thì quay trước.
+ Câu hỏi trong vịng kiến thức gồm:
1) Cặp quan hệ từ: nếu… thì…, hễ… thì… biểu thị quan hệ gì?
2) Cặp quan hệ từ: khơng những… mà…, khơng chỉ… mà…biểu thị quan
hệ gì?
3) Cặp quan hệ từ: tuy… nhưng…, mặc dù… nhưng… biểu thị quan hệ gì?
4) Cặp quan hệ từ: vì… nên…, do… nên… biểu thị quan hệ gì?
5) Quan hệ từ là gì?
6) Xác định quan hệ từ trong câu sau: Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng
tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu.
7) Các cặp quan hệ từ nào được dùng để nói các vế trong câu?
8) Xác định cặp quan hệ từ trong câu sau: Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà

ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
- GV gọi HS nhận xét tổng số điểm của 2 đội. Đội nào nhiều điểm thì đội
đó chiến thắng.
- GV nhận xét trị chơi và tun dương đội thắng cuộc.
Có thể thấy những trị chơi này khơng địi hỏi người GV phải chuẩn bị
nhiều, bất kể điều kiện nào chúng ta đều có thể sử dụng được. Nó khơng địi hỏi
cao mà lại phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS, tinh thần thi đua đồng
đội, đảm bảo mục tiêu giáo dục. Mong rằng, những trò chơi này sẽ được GV và
HS vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp để đạt kết quả cao nhất đối
với môn Tiếng Việt nói chung và phân mơn LTVC lớp 5 nói riêng
4. Cách thức/quy trình thực hiện biện pháp
Để thực hiện việc dạy học nói chung và vận dụng phương pháp trị chơi
học tập nói riêng , giáo viên cần thực hiện các quy trình sau:
a. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy.
Hiệu quả của một tiết dạy phụ rất lớn vào cơng tác chuẩn bị của giáo viên.
Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có
chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy và trò. Đồng thời dự kiến được phương
án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt
động. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo sẽ giúp giáo viên xác định được chuẩn về
kiến thức, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức
mới, hay xây dựng trò chơi học tập tạo hứng thú cho học sinh.
b. Vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập dạy học.
17


Để các trị chơi học tập góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi
tổ chức và chọn lựa trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Trò chơi đảm bảo mục tiêu giáo dục
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, phù hợp với khả

năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường
- Hình thức tổ chức trị chơi phải đa dạng, phong phú
- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với HS giúp phát huy tính tích cực,
độc lập, sáng tạo
- Trò chơi phải đảm bảo tinh thần thi đua đồng đội
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, hoàn cảnh, với điều kiện thực tế
của lớp học, không gây nguy hiểm cho HS.
HS phải nắm bắt được quy tắc chơi và phải tơn trọng luật chơi.
Trị chơi phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Trò chơi phải luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để khơng gây nhàm
chán.
GV cần cho HS thảo luận để rút ra bài học sau khi chơi.

III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
Nhằm thực hiện giáo án đã được soạn theo hướng tích cực vận dụng
phương pháp trị chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của HS trong phân
mơn LTVC lớp 5. Qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tính khả thi
của biện pháp, phát huy tối đa tính tích cực học tập, sáng tạo của HS nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục tốt nhất.
1.1. Đối tượng thực nghiệm HS lớp 5f
HS khối lớp 5 trường Tiểu học Hiệp Hòa (xã Hiệp Hòa, Vĩnh Bảo, Hải
Phòng) năm học 2021-2022. Lớp 5B là lớp thực nghiệm, lớp 5C là lớp đối
chứng.
1.2. Nội dung thực nghiệm
Tổ chức dạy học bài học trong phân môn LTVC ở lớp 5 theo giáo án vận
dụng phương pháp trò chơi học tập đã soạn.
Qua các tiết dạy trên lớp chủ yếu để quan sát và đánh giá hứng thú, sự tập
trung chú ý, mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng các trị chơi vào q trình

học tập của HS như thế nào?
1.3. Phương pháp thực nghiệm
- Sử dụng phương pháp điều tra và quan sát sư phạm để tổng hợp mức độ
hứng thú học tập của HS.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả về mặt nhận
thức của HS.
18


2. Tiến trình thực nghiệm
Để đảm bảo kết quả của quá trình thực nghiệm phù hợp với mục tiêu của
biện pháp, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với các nội dung như sau:
- Trước khi thực nghiệm tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra học kì I của hai
lớp: thực nghiệm và đối chứng. Đồng thời kiểm tra trực tiếp để nắm được trình
độ ban đầu của HS hai lớp đó.
- Nghiên cứu chương trình LTVC lớp 5 và soạn giáo án thực nghiệm (bài
dạy thực nghiệm trùng với chương trình học hiện hành của HS).
- Theo dõi và ghi lại những biểu hiện của HS được thể hiện trong tiết học.
- Xử lí các kết quả quan sát trong quá trình thực nghiệm.
- Đánh giá sơ bộ về kết quả và tìm nguyên nhân
Căn cứ vào mục đích, nội dung thử tơi xác định các tiêu chí đánh giá kết
quả thực nghiệm trong các mặt sau:
a) Kết quả học tập
Để đánh giá kết quả học tập của HS, tôi nhờ vào các thông tin mà giáo viên
chủ nhiệm đã cung cấp như: điểm thi học kì I, nhận xét của giáo viên… Đồng
thời tiến hành đàm thoại với HS.
- Loại giỏi (9 - 10 điểm)
HS nắm được nội dung bài học ở mức độ cao và trả lời chính xác, đầy đủ
u cầu của tơi đặt ra một cách rõ ràng, rành mạch, trôi chảy.
- Loại khá (7 - 8 điểm)

HS trả lời câu hỏi của tôi đặt ra còn lúng túng, thiếu tự tin. HS trả lời chưa
sát với câu hỏi, vẫn còn thiếu ý.
- Loại trung bình (5 - 6 điểm)
HS nắm nội dung bài học chưa đầy đủ và trả lời câu hỏi chưa hồn tồn
chính xác, các em khơng mạnh dạn trả lời khi tôi đặt câu hỏi.
- Loại yếu (1 - 4 điểm)
HS không trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra, hoặc trả lời khơng chính xác. Đa
phần các em rất sợ trả lời câu hỏi, nhút nhát, các em ít khi tham gia vào hoạt
động học tập trong tiết học.
b) Mức độ hứng thú của HS trong tiết học
- Mức độ 1: Các em rất hứng thú, hoạt động sôi nổi, hăng hái phát biểu, bị
lơi cuốn trị chơi học tập và hồn thành được nhiệm vụ của trị chơi.
- Mức độ 2: Cảm xúc hứng thú của HS đối với trị chơi khơng biểu hiện ra
bên ngồi. Các em ít chủ động tham gia vào các trò chơi học tập khi giáo viên tổ
chức.
- Mức độ 3: HS không thích, khơng hứng thú và khơng tham gia vào trị
chơi khi giáo viên yêu cầu thì các em mới tham gia.
c) Khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập của HS khi tham gia trò chơi
- Mức độ 1: HS tích cực vận dụng tư duy trong học tập, tích cực tham gia
vào trị chơi. Các em ln hăng hái và tìm đủ mọi cách để giải quyết được các
nhiệm vụ của trị chơi cùng với các bạn trong nhóm. Các em biết kết hợp, đoàn
kết để thực hiện, giải quyết được nhiệm vụ được giao.
19


- Mức độ 2: HS có tham gia vào trị chơi nhưng chưa thực hiện được các
nhiệm vụ của trò chơi.
- Mức độ 3: HS tham gia vào trò chơi một cách thụ động hoặc khơng tham
gia vào trị chơi, các em không thực hiện được nhiệm vụ được giao, ít hợp tác
với bạn trong nhóm.

d) Hiệu quả của trị chơi học tập trong việc dạy học LTVC
- Mức độ 1: Trong giờ học, HS tham gia trị chơi tích cực, sôi nổi. Các em
rất hứng thú khi tôi tổ chức trò chơi. HS hiểu cách chơi rất nhanh và thực hiện
đầy đủ nhiệm vụ trong quá trình chơi. Sau mỗi trò chơi, HS tiếp thu bài tốt, nắm
nội dung bài đầy đủ và khắc sâu được kiến thức.
- Mức độ 2: Trong giờ học, HS vẫn tham gia trò chơi do tơi tổ chức nhưng
vẫn chưa tích cực lắm nên đôi khi các em chưa hiểu đúng cách chơi mà tơi phổ
biến. Do đó, các em chưa hồn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao trong trị chơi.
Vì thế, các em có nắm được nội dung của bài nhưng chưa đầy đủ.
- Mức độ 3: HS khơng thích tham gia vào các trị chơi, các em thụ động. Vì
thế khi tơi tổ chức trị chơi thì HS khơng tham gia với các bạn trong nhóm. Kết
quả mà tơi thu được là những em khơng tham gia vào trị chơi học tập đều không
nắm được nội dung bài học.
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, quan sát và ghi nhận quá trình học của
HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi đã thu được kết quả học tập của HS
thể hiện qua bảng sau:
3.1. Kết quả học tập
Bảng 8: Bảng thống kê kết quả điểm số của HS
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tần số xuất
Tổng
Tần số xuất
Điểm số
Tổng điểm
hiện
điểm
hiện
10

6
60
2
20
9
8
72
5
45
8
13
104
7
56
7
9
63
12
84
6
1
6
8
48
5
2
10
4
1
4

3
2
1
Tổng số
37
305
37
267
Điểm TB
9,1
7,22
Từ bảng trên cho thấy trong hai lớp thực nghiệm và đối chứng, lớp thực
nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Từ bảng 8, tôi tổng hợp thành kết quả
xếp loại ở bảng 9 như sau:
Bảng 9: Kết quả xếp loại học tập điểm số của HS
20



×