Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Dự thảo báo cáo rà soát luật bảo vệ môi trường 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.61 KB, 44 trang )

DỰ THẢO BÁO CÁO RÀ SOÁT LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2005
Người thực hiện: 1. TS. Nguyễn Văn Phương - Đại học Luật Hà nội
2. Dương Quang Long - Công ty Luật LEADCO
3. PGS. TS. Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường
TIÊU CHÍ RÀ SOÁT
STT Tiêu chí Các nội dung cụ thể
1 Tính minh bạch - Rõ ràng về hình thức:
+ Ngôn ngữ sử dụng có chính xác, dễ hiểu không?
+ Diễn đạt có rõ ràng không? Có thể bị hiểu theo nhiều cách khác nhau không?
- Rõ ràng trong các quy định áp dụng cho doanh nghiệp:
+ Rõ ràng về quyền và nghĩa vụ không?
+ Rõ ràng về các trình tự, thủ tục, chi phí (thời gian, phí, lệ phí) không?
- Có nguy cơ cho nhũng nhiễu, tham nhũng không?
2 Tính thống nhất - Có tuân thủ với các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn không?
- Có mâu thuẫn giữa các quy định trong bản thân văn bản đó không? Có mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác
không?
- Có tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không?
3 Tính hợp lý - Có đơn giản hóa được các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp không?
- Có đưa ra những quy định bất hợp lý, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp không?
- Có phù hợp với sự phát triển bền vững (về trách nhiệm của doanh nghiệp, về lợi ích của người tiêu dùng, về
nguyên tắc cung-cầu và cạnh tranh bình đẳng…) không?
- Có phân biệt đối xử không?
4 Tính khả thi - Có khả năng doanh nghiệp thực hiện được trên thực tế không?
- Có khả năng cơ quan Nhà nước thực hiện trên thực tế được không? (điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực).
1
Các văn bản được rà soát
1. Luật Bảo vệ môi trường
2. Luật thương mại (2005)
3. Luật Hải quan (2001) được sửa đổi bổ sung năm 2006
4. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật


6. Luật Hoá chất
7. Luật dầu khí
8. Luật doanh nghiệp 2005
9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
10. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan
11. Nghị định 149/2005/NĐ- CP ngày 08/12/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu
12. Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
13. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
14. Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường
15. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn
16. Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hoá chất
2
17. Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
18. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
19. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; Nghị định số 26/2010/NĐ-
CP ngày 22/3/2010 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
20. Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
21.Thông tư 43/2010/TT-BTNMT, ngày 29 tháng 12 năm 2010 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
22. Quyết định 12/2006/QĐ - BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục các phế liệu
được phép nhập khẩu làm nguyên liệu
23. Thông tư 02/2007/TTLT – BCT – BTNMT ngày 30/8/2007 hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật BVMT về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh
nhập khẩu phế liệu
24.Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 Về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường
25. Thông tư 05/2008 ngày 8/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường

26. Thông tư 06/2007 ngày 27/8/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án
phát triển
27. Thông tư liên tịch số 107/2010/TTLT-BTC ngày 26/07/2010 sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày
18/12/2003 và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 6/9/2007 hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
3
I. Bối cảnh chung của pháp luật môi trường:
Xuất phát từ đặc thù môi trường là một khái niệm rộng, đa dạng và cấu thành từ nhiều thành phần môi trường nên quan hệ pháp luật bảo vệ
môi trường đa dạng về chủ thể tham gia quan hệ xã hội, về khách thể quan hệ pháp luật và về nội dung quan hệ pháp luật. Do đó, hệ thống pháp
luật môi trường của Việt Nam chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau và nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
ở nhiều tầm hiệu lực pháp luật khác nhau từ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh đến các văn bản do Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương
ban hành
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật môi trường, là
nguồn cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, quy định những nguyên tắc chung, biện pháp và cách thức bảo vệ môi trường. Các văn
bản pháp luật chuyên ngành dựa trên các nguyên tắc pháp lý và những quy tắc chung đó để cụ thể hoá việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: đất,
nước, rừng, biển, tài nguyên rừng, khoáng sản, động vật, thực vật, bầu khí quyển...
Mặc dù việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ môi trường ở nước ta, đáp ứng các yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế nhưng bản thân nó, do những nguyên nhân khác nhau, cũng còn chứa đựng những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế đời
sống xã hội, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn....
Những hạn chế cơ bản của Luật bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có thể bao gồm:
1. Chưa có tư tưởng chỉ đạo rõ ràng trong việc kết hợp một cách có hiệu quả giữa ba mặt của sự phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường. Biểu hiện của nó là chưa xem xét thoả đáng nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường
trong các quy định về bảo vệ môi trường, chưa nhìn nhận rõ, chính xác mối quan hệ giữa những quy định về bảo vệ môi trường và vấn đề
bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tính ổn định không cao: Có những nhóm quy định liên tục bị sửa đổi, ví dụ như vấn đề hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường
được quy định và sửa đổi trong các năm 2006, 2008, 2010 với những quy định rất khác biệt.
4
3. Mặc dù nhiều nội dung, tinh thần mới trong chính sách bảo vệ môi trường được đưa vào trong Luật bảo vệ môi trường nhưng chỉ dừng lại ở
những quy định chung chung và do đó để triển khai các quy định này cần có quy định hướng dẫn, cụ thể hóa. Cho tới thời điểm này, còn

nhiều quy định chưa được hướng dẫn thi hành nên các quy định này chưa đi vào cuộc sống.
4. Sau gần 6 năm thi hành, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với thực tế. Nội dung của Luật bảo vệ môi
trường có không ít những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, tình trạng pháp luật
chồng chéo, trùng lặp, thậm chí quy định khác nhau, không thống nhất trong cùng một vấn đề bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, địa
phương xẩy ra không ít cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong khi đó, do sự
phát triển nhanh và đa dạng của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhiều loại hình kinh doanh với hình thức, cấp độ và công nghệ khác nhau
được triển khai tại Việt Nam, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật về môi trường phù hợp. Song trên thực tế các quy định pháp luật về môi
trường hiện hành đã chưa đáp ứng và chưa theo kịp thực tiễn sinh động này.
Thực trạng này đòi hỏi việc Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung và Luật bảo vệ môi trường
2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này nói riêng.
II. Nội dung rà soát và kiến nghị
1. Vấn đề 1: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
STT Vấn đề Quy định liên
quan
Tiêu
chí vi
phạm
Phân tích vấn đề
5
1 Quy
chuẩn kỹ
thuật môi
trường
Điều 3 khoản 5,
Điều 10, 42, 43
Luật BVMT
Điều 1 Nghị định
21/2006/NĐ-CP
ngày 28/2/2008
về sửa đổi, bổ

sung một số điều
của Nghị định
80/2006/NĐ-CP
ngày 9/8/2006 về
việc quy định chi
tiết và hướng dẫn
thi hành Luật bảo
vệ môi trường và
Điều 28 khoản 3
Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ
thuật 2006;
Thông tư
43/2010/TT-
BTNMT, ngày
29 tháng 12 năm
2010 Quy định
Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về
môi trường
Tính
thống
nhất
Sau khi chuyển đổi “Tiêu chuẩn môi trường” thành Quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì Quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm hai loại quy chuẩn
kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
Điều 42 khoản 2 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: máy móc, thiết bị, phương tiện,
nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Như
vậy, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường là điều kiện để hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt
Nam.

Quy định này dẫn đến những cách hiểu khác nhau về loại quy chuẩn mà máy móc, thiết bị,
phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng.
- Thứ nhất, có thể hiểu đáp ứng “tiêu chuẩn môi trường” là việc tuân thủ “quy chuẩn kỹ thuật
môi trường”. Theo quy định tại Điều 10 khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005, Điều 1 Nghị
định 21/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường và Điều 28 khoản 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì “Tiêu chuẩn môi
trường” theo Luật bảo vệ môi trường được chuyển đổi thành “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường”,
gồm hai loại quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải. Theo cách hiểu này, ‘tiêu chuẩn môi trường” mà máy móc, thiết bị, phương tiện,
nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng là quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng môi trường xung quanh hoặc quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Với nội dung của quy
chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải không
thể đánh giá được các loại máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất,
hàng hoá nhập khẩu có đáp ứng được các quy chuẩn này hay không.
- Thứ hai, “tiêu chuẩn” mà hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ là các quy chuẩn chung theo Điều
28 khoản 1 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 bao gồm: quy chuẩn an toàn liên quan
đến an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ
con người; đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
6
Vấn đề 2: Bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
STT Vấn đề Quy định liên
quan
Tiêu chí
vi phạm
Phân tích vấn đề
7
2 Chưa có
khái niệm
xuất khẩu,

nhập khẩu
theo pháp
luật môi
trường
dẫn tới
mâu
thuẫn,
không bảo
đảm tính
hợp lý
trong các
quy định
về bảo vệ
môi
trường
trong hoạt
động xuất
khẩu,
nhập khẩu
Điều 7 khoản 9
Luật BVMT,
Điều 28 khoản 2
Luật thương mại
(2005) Điều 4
khoản 1 Luật Hải
quan (2001)
được sửa đổi bổ
xung năm 2006,
Điều 21 khoản 2
Nghị định

154/2005/NĐ-
CP ngày
15/12/2005 quy
định chi tiết một
số điều của Luật
Hải quan về thủ
tục hải quan,
kiểm tra, giám
sát hải quan,
Điều 2 khoản 2
Nghị định
149/2005/NĐ-
CP ngày
08/12/2005 quy
định chi tiết thi
hành Luật Thuế
Thiếu
quy định
Luật bảo vệ môi trường không đưa ra khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, phải áp dụng
khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu trong các lĩnh vực pháp luật khác.
Điều 28 khoản 2 Luật thương mại (2005) xác định: "Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá
được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật". Các quy định của
Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy đinh “khu vực hải quan riêng bao
gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương
mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và khu vực kinh tế khác được thành lập theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với
bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”
Khi các doanh nghiệp trong khu vực này không có nhu cầu sử dụng phế liệu hoặc các doanh
nghiệp trong các khu vực này phát sinh chất thải mà không có hệ thống xử lý chất thải thì chất

thải và phế liệu có thể được đưa ra ngoài khu vực này để tái chế, tái sử dụng và xử lý. Dưới
giác độ của luật thương mại, hoạt động này là hoạt động nhập khẩu chất thải, phế liệu vào
Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu này có đặc thù là chất thải, phế liệu được sản sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam nhưng trong một khu vực có quy chế riêng về kinh tế. Trong trường hợp
không có quy định riêng, hành vi vận chuyển chất thải không có trong danh mục phế liệu
được phép nhập khẩu từ các khu vực kinh tế đặc biệt ra ngoài khu vực này là hành vi vi phạm
pháp luật. Điều 7 khoản 9 Luật BVMT cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức
Nhưng nếu không vận chuyển ra ngoài khu vực này để tái chế hoặc xử lý thì các chất thải, các
phế liệu này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Việt Nam, không bảo đảm phát triển bền
vững
8
3 Nhập
khẩu phế
liệu: Loại
phế liệu
được phép
nhập
khẩu, điều
kiện chủ
thể được
phép nhập
khẩu phế
liệu
Điều 43 Luật
BVMT, Quyết
định 12/2006/QĐ
- BTNMT ngày
8/9/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi

trường về việc
ban hành Danh
mục các phế liệu
được phép nhập
khẩu làm nguyên
liệu, Thông tư
02/2007/TTLT –
BCT – BTNMT
ngày 30/8/2007
hướng dẫn thực
hiện Điều 43
Luật BVMT về
tiêu chuẩn, điều
kiện kinh doanh
nhập khẩu phế
liệu, Nghị định
12/2006/NĐ-CP
ngày 23/1/2006
của Chính phủ
quy định chi tiết
Tính
minh
bạch
Điều 43 khoản 1 điểm a Luật BVMT quy định phế liệu nhập khẩu phải đã được phân loại,
làm sạch... Tiêu chí đã được làm sạch là tiêu chí định tính và do đó không rõ ràng trong quy
định. Đây là nguy cơ xảy xung đột giữa cơ quan quản lý nhà nước và người nhập khẩu; là
nguy cơ tạo ra tham nhũng, nhũng nhiều
Tính
thống
nhất

Trong khi Điều 43 khoản 1 mục a Luật BVMT (2005) đã xác định điều kiện phế liệu được
phép nhập khẩu là đã được phân loại, làm sạch thì tại Điều 43 khoản 1 mục b lại cho phép phế
liệu có chứa những tạp chất không nguy hại. Điều 43 khoản 1 mục b quy định: "không chứa
chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp,
vận chuyển". Như vậy, có thể hiểu rằng, trước khi "bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận
chuyển" thì các tạp chất này lẫn trong phế liệu và như vậy các phế liệu nhập khẩu được phép
chứa một số những tạp chất không nguy hại. Khẳng định này còn được củng cố bởi quy định
tại Điều 43 khoản 2 mục b về điều kiện của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu là: "có đủ
năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu". Nếu phế liệu đáp ứng đầy đủ yêu
cầu là được làm sạch thì việc pháp luật quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu
phế liệu phải có năng lực xử lý tạp chất là không cần thiết. Và nếu điều này là cần thiết nhằm
bảo vệ môi trường chung thì rõ ràng pháp luật đã cho phép phế liệu chứa những tạp chất
không nguy hại, ít nhất được hiểu là chứa một tỉ lệ nhất định những tạp chất này. Mặc dù
trong quy định về điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu không khẳng định rõ sự cho phép nhập
khẩu những phế liệu có lẫn những tạp chất không nguy hại nhưng với những phân tích ở trên
chúng ta thấy rõ sự cho phép đó. Như vậy, các quy định nêu trên có tính chất loại trừ lẫn
nhau. Theo bất cứ cách hiểu nào thì cũng tạo ra sự mâu thuẫn giữa các quy định này và sẽ là
nguyên nhân gây ra những khó khăn trong qua trình áp dụng pháp luật.
Tại Phụ lục I Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định cấm nhập khẩu hàng tiêu dùng đã qua sử
dụng gồm thuỷ tinh, kim loại, nhựa. Trong khi đó, Quyết định 12/2006/QĐ - BTNMT xác định
các loại phế liệu gồm kim loại, thuỷ tinh, nhựa được phép nhập khẩu được phát sinh từ các
nguồn khác nhau, trong đó có thể phát sinh từ các loại sản phẩm “đã qua sử dụng”. Căn cứ để
cho phép nhập khẩu hoặc không cho phép nhập khẩu phế liệu phụ thuộc vào khả năng gây ảnh
9
4
Chưa có
các quy
định liên
quan đến
xuất khẩu

chất thải
Luật BVMT Thiếu
quy định
Điều 7 khoản 9 Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác chỉ cấm nhập khẩu, quá cảnh
chất thải.
Do đó có thể khẳng định rằng, pháp luật Việt nam cho phép xuất khẩu chất thải. Tuy nhiên,
cho tới thời điểm này, pháp luật môi trường chưa có những quy định hướng dẫn về hồ sơ,
trình tự, thủ tục xuất khẩu chất thải. Theo nguyên lý chung, nếu chưa có quy định hướng dẫn
– và kể cả trong trường hợp đã có quy định hướng dẫn, các nhà xuất khẩu chất thải của Việt
nam phải tuân thủ các quy định của Công ước Basel về vận chuyển chất thải xuyên biên giới
và việc tiêu huỷ chúng. Tuy nhiên, có những quy định của Công ước Basel uỷ quyền cho các
quốc gia thành viên quy định cụ thể về những vấn đề nhất định. Do đó, cần có những quy định
về vấn đề này mới có thể thực thi những nội dung này của công ước.
Việc thiếu những quy định này gây ra sự lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh
nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu chất thải.
Khuyến nghị: Sửa đổi Luật bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền được xuất khẩu chất thải của các chủ thể khác
nhau và uỷ quyền cho Chính phủ ban hành văn bản chi tiết hướng dẫn trình tự, thủ tục xuất khẩu chất thải. Trên cơ sở đó,
Chính phủ ban hành quy định này.
Trong trường hợp không sủa đổi Luật BVMT, căn cứ Điều 14 khoản 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính
phủ có thể ban hành nghị định về vấn đề này mà không cần sủa đổi Luật bảo vệ môi trường
5
quy định
cấm nhập
khẩu
phương
tiện giao
thông vận
tải để phá
dỡ không
Điều 42 khoản 2

điểm b Luật
BVMT
Tính hợp

Điều 42 khoản 2 mục b Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết
bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ.
Với quan điểm cho rằng: hoạt động nhập khẩu các phương tiện giao thông vận tải về để phá
dỡ và hoạt động phá dỡ là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và từ đó
cho rằng quy định cấm này là cần thiết.
Xét về mặt lý luận thì có một số vấn đề cần xem xét lại:
- Thứ nhất, phải thấy rằng, pháp luật môi trường trong hoạt động nhập khẩu là “màng lọc” các
10
bảo đảm
phát triển
bền vững
ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, theo nguyên lý này, những hàng
hoá có ảnh hưởng lớn tới môi trường sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam và ngược
lại, những hàng hoá không có ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng nhưng không lớn tới môi trường
sẽ được phép nhập khẩu. Các phương tiện giao thông vận tài, trong đó có tàu biển, xét về
lượng chất thải phát sinh trong và sau khi phá dỡ cũng có nhiều loại, với những tỉ lệ phát sinh
chất thải khác nhau, có loại phương tiện phát sinh nhiều chất thải, trong đó có chất thải nguy
hại nhưng cũng có những loại phương tiện phát sinh chất thải không lớn. Bên cạnh đó, nếu so
sánh việc phát sinh chất thải của một số loại hình sản xuất hiện nay thì có phương tiện giao
thông vận tải, một số tàu biển đã qua sử dụng sẽ không làm phát sinh nhiều chất thải hơn so
với ngành sản xuất đó. Do đó, về mặt lý luận thì có thể không nên cấm hoàn toàn việc nhập
khẩu phương tiện giao thông, tàu cũ để phá dỡ mà chỉ nên cấm một số loại có khả năng làm
phát sinh nhiều chất thải, trong đó có chất thải nguy hại và cho phép nhập khẩu những loại
phương tiện giao thông vận tải, tàu cũ chứa ít chất thải với mục đích phá dỡ.
- Thứ hai, không thể lấy lý do các doanh nghiệp phá dỡ, phương tiện giao thông vận tài, tàu cũ
vi phạm pháp luật môi trường để cấm nhập khẩu. Hành vi nhập khẩu phương tiện giao thông

vận tải, tàu cũ và phá dỡ làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Do đó, không thể
vì những vi phạm nghĩa vụ từ hành vi này mà cấm việc thực hiện hành vi khác. Bên cạnh đó,
trong trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường (như không thực hiện
nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường, nghĩa vụ quản lý chất thải...) thì Nhà nước có thể áp
dụng trách nhiệm pháp lý theo quy định, tương ứng với hành vi vi phạm.
- Thứ ba, quy định cấm này thể hiện xu hướng: không quản lý được thì cấm của pháp luật
Các doanh nghiệp, các hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội thép thì cho rằng quy định cấm này đã
“khai tử” một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ và không bảo đảm phát
triển bền vững.
Khuyến nghị: Sửa đổi Điều 42 khoản 2 điểm b theo hướng: Cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng
11
không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường để phá dỡ. (khuyến nghị cần được thực hiện với khuyến nghị 4 về quy chuẩn
kỹ thuật môi trường)
3. Vấn đề 3: Đánh giá tác động môi trường
STT Vấn đề Quy định liên
quan
Tiêu chí
vi phạm
Phân tích vấn đề
12
6 Đối tượng
phải thực
hiện đánh
giá tác
động môi
trường
Điều 18, Điều
19; Đỉều 65
khoản 1 điểm a
Luật bảo vệ môi

trường, Điều 8
Luật ban hành
văn bản quy
phạm pháp luật,
Nghị định
29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011
quy định về đánh
giá môi trường
chiến lược, đánh
giá tác động môi
trường, cam kết
bảo vệ môi
trường
Tính
thống
nhất
Điều 18 khoản 1 Luật bảo vệ môi trường liệt kê7 nhóm dự án phải đánh giá tác động môi
trường và tại Điều 18 khoản 2 xác định Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập Báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, Điều 65 khoản 1 Luật BVMT lại quy định “dự án khai thác nước dưới đất có công
suất từ 10.000 mét khối trong mội ngày đêm phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường”.
Do đó, mục 53 phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trái với
Điều 65 khoản 1 Luật BVMT khi quy định: Dự án khai thác nước để làm nguồn nước cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt có công suất khai thác từ 5.000 m
3
nước/
ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Điều 19 khoản 4 Luật BVMT quy định những trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động

môi trường bổ sung (trong trường hợp cần thiết) thì cũng với những trường hợp này, Điều 13
khoản 3 Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường lại quy định phải lập lại báo
cáo đánh giá tác động môi trường. Lập lại và bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường
có những yêu cầu khác nhau. Do đó, Điều 13 khoản 3 Nghị định hướng dẫn đã mâu thuẫn với
Điều 19 khoản 4 Luật BVMT.
Mục 146 Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 tiếp tục uỷ quyền cho Bộ
trưởng Bộ TNMT xem xét, quyết định những trường hợp phải thực hiện ĐTM. Quy định này
mâu thuẫn với Điều 8 khoản 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều 8 khoản 1
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Cơ quan được giao ban hành văn bản
quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp.
Tính
minh
bạch
Mục 146 Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định: Các
dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh ngoài Phụ lục này do Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định. Quy định này không rõ ràng trong
13
7 Điều kiện
của chủ
thể được
phép lập
Báo cáo
đánh giá
tác động
môi
trường
Điều 19 khoản 3,
5 Luật Bảo vệ

môi trường, Điều
16 Nghị định
29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011
quy định về đánh
giá môi trường
chiến lược, đánh
giá tác động môi
trường, cam kết
bảo vệ môi
trường
Tính
thống
nhất
Điều 19 khoản 5 Luật bảo vệ môi trường chỉ quy định về điều kiện của Tổ chức dịch vụ tư
vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chứ không yêu cầu về điều kiện của chủ dự án
khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong khi đó Điều 16 khoản 1 Nghị định
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định điều kiện của cả Tổ chức dịch vụ tư
vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chủ dự án. Đối tượng quy định tại Điều 16
Nghị định 29/2011/NĐ-CP vượt ra ngoài phạm vi của Điều 19 khoản 5 Luật bảo vệ môi
trường
Tính hợp

Quy định về điều kiện của chủ dự án để được phép lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
tại Điều 16 khoản 1 Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã ràng buộc
phương thức thực hiện nghĩa vụ của chủ dự án, cản trở tính tự quyết của chủ dự án. Việc
quyết định tự mình thực hiện hoặc thuê người khác thực hiện nghĩa vụ là quyền của chủ dự
án.

(điều này bất hợp lý tương tự như việc phải có quy định: Bị cáo hoặc nguyên đơn, bị đơn
trong các vụ án phải có trình độ nhất định về pháp luật, có thẻ Luật sư mới được tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình)
Tính khả
thi
Với yêu cầu được quy định tại Điều Điều 16 khoản 1 Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường, tuyệt đại bộ phận các chủ dự án sẽ không đủ điều kiện để tự mình lập
báo báo đánh giá tác động môi trường.
Khuyến nghị: Sửa đổi Điều 16 khoản 1Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 theo hướng điều kiện này chỉ áp dụng
cho Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
14
8 Hoạt động
thẩm định
thông qua
Tổ chức
dich vụ
thẩm định
báo cáo
đánh giá
tác động
môi
trường
Điều 19 khoản 7
Luật BVMT,
Điều 19 khoản 3
Nghị định
29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011,
Quyết định

19/2007/QĐ-
BTNMT ngày 26
tháng 11 năm
2007 Về việc
ban hành Quy
định về điều kiện
và hoạt động
dịch vụ thẩm
định báo cáo
đánh giá tác
động môi trường

Tính hợp

Mặc dù các quy định này không quy định rõ ràng, cụ thể nhưng có thể thấy Tổ chức dịch vụ
thẩm định báo cáo ĐTM được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp khi đủ năng lực
theo yêu cầu của Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy định về điều kiện
và hoạt động của dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, với quy định “cơ quan có thẩm quyền thẩm định quyết định việc tuyển chọn tổ
chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường” theo quy định tại Điều
21khoản 7 Luật BVMT, Điều 19 khoản 3 Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, Quyết
định 19/2007/QĐ-BTNMT đã tạo ra “cơ chế xin - cho”, mặc dù Quyết định 19/2007/QĐ-
BTNMT đã quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục tuyển chọn tổ chức dịch vụ
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hoạt động của “Doanh nghiệp - Tổ chức dịch vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoàn
toàn phụ thuộc vào việc “quyết định tuyển chọn” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường không chỉ cản trở quyền tự quyết của chủ dự án có
nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường, cản trở quiyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà
còn có thể là nguyên nhân tạo ra nguy cơ nhũng nhiễu, tham nhũng hoặc Tổ chức dịch vu
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là “doanh nghiệp sân sau” của cơ quan có

thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trình tự thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức Tổ chức dịch vụ
thẩm định phức tạp. Mọi giao dịch về giấy tờ, thủ tục... giữa chủ dự án và Tổ chức dịch vụ
thẩm định đều phải thông qua cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Khuyến nghị: Sửa đổi các quy định này theo hướng xã hội hoá hoạt động thẩm định như sau:
1. Xác định các loại dự án thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (như
quy định tại Điều 5 Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT).
2. Trao cho chủ dự án có quyền lựa chọn Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Trình tự thực hiện (mới) như sau: Chủ dự án tự lựa chọn Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
15
9 Chưa có
quy định
về trách
nhiệm của
Hội đồng
thẩm định
và Tổ
chức thẩm
định báo
cáo đánh
giá tác
động môi
trường đối
với kết
luận thẩm
định
Điều 19 khoản 7
Luật BVMT,
Điều 19 khoản 3
Nghị định

29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011,
Quyết định
19/2007/QĐ-
BTNMT ngày 26
tháng 11 năm
2007 Về việc
ban hành Quy
định về điều kiện
và hoạt động
dịch vụ thẩm
định báo cáo
đánh giá tác
động môi trường
thiếu
quy định
và quy
định
hướng
dẫn
Mặc dù cả Hội đồng thẩm định và Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường là cơ quan tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường nhưng pháp luật chỉ quy định trách nhiệm của tổ chức dịch vụ thẩm định đối với kết
luận thẩm định (Điều 7 Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007),
không có quy định về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định. Nhưng trách nhiệm của Tổ chức
dịch vụ thẩm định cũng chỉ dừng lại là chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan
tuyển chọn dịch vụ thẩm định về kết quả thẩm định của mình mà không có quy định việc chịu
trách nhiệm như thế nào?.
Nếu Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và chủ dự án tuân thủ đầy đủ các
yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng hoạt động của

dự án vẫn vi phạm pháp luật (ví dụ như vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải),
gây tổn hại tới môi trường gây thiệt hại thì chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả này?
Với quy định hiện hành thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền thẩm định chịu trách nhiệm. Xu
hướng quy định này phù hợp với vai trò, vị trí của cơ quan có thẩm quyền thẩm định và tổ
chức tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định (Hội đồng thẩm định và Tổ chức dịch vụ
thẩm định), nhưng làm phát sinh những vấn đề sau:
Thứ nhất, cùng là tổ chức tư vấn nhưng pháp luật không quy định thống nhất về trách nhiệm
với kết quản thẩm định giữa Hội động thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường
Thứ hai, pháp luật không gắn trách nhiệm của Hội đồng thẩm định với kết luận của mình.
Thứ ba, mặc dù Điều 7 Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 có quy
định tổ chức dịnh vụ thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình
nhưng lại không quy định chịu trách nhiệm như thế nào.
Do đó, pháp luật chưa gắn trách nhiệm của hội đồng thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm định
với kết luận thẩm định của mình.
16

×