Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộchứng từ trong thanh toán xuất khẩu công ty tnhh tỷ hùng– thực trạng và giải pháp thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 97 trang )


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 1
Lớp : LTDH7TM1

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
…………

0

………….





SINH VIÊN: TRẦN THN THÚY NGÂN
LỚP: LTDH7_TM1 – KHÓA: 7




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



Đề tài:
QUY TRÌNH SOẠN THẢO, LẬP BỘ CHỨNG TỪ VÀ


KIỂM TRA CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TỶ HÙNG –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ





GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :Th.S MAI XUÂN ĐÀO








Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2013

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 2
Lớp : LTDH7TM1


LỜI CẢM ƠN
Với nền tảng lý thuyết đã được trao dồi trên giảng đường Đại học. Sau 12 tuần thực

tập tại công ty TNHH Tỷ Hùng, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty
và sự hướng dẫn của giáo viên. Tôi thấy mình đã hiểu biết thêm rất nhiều kiến thức về
nghiệp vụ quy trình soạn thảo, lập bộ chứng và kiểm tra chứng từ tại công ty, được
làm quen với môi trường làm việc đầy năng động, và học hỏi được nhiều kinh nghiệm
quý báu. Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 Ban Giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Tài chính – Marketing
 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mai Xuân Đào
 Ban Giám đốc công ty TNHH Tỷ Hùng
Đặc biệt tôi xin cảm ơn:
Ông Dương Phương Thảo – Phó Tổng Giám đốc công ty
Chị Thiệu Bội Hoà – Trưởng phòng Xuất nhập khNu
Cùng toàn thể các anh chị phòng chứng từ xuất nhập khNu, giao nhận và kế toán đã tạo
điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành bài
báo cáo tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin kính chúc cho công ty TNHH Tỷ Hùng ngày càng phát triển, và
thành công hơn nữa trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất khNu của mình, kính
chúc toàn thể các nhân viên trong công ty dồi dào sức khoẻ và đạt được nhiều thành
công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 3
Lớp : LTDH7TM1


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

















Tp. HCM, ngày tháng năm 2013


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 4
Lớp : LTDH7TM1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 5
Lớp : LTDH7TM1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
VÀ HÌNH ẢNH TRONG BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Danh mục hình ảnh
1 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Trang 21
2 Hình 2.2 Mẫu hóa đơn thương mại Trang 38
3 Hình 2.3 Mẫu phiếu đóng gói Trang 41
4 Hình 2.4 Mẫu thông báo đòi tiền ( Credit Note) Trang 44
5 Hình 2.5 Mẫu vận đơn đường biển Trang 45
6 Hình 2.6 Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ được làm từ công ty Trang 48
7 Hình 2.7 Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A Trang 50
8 Hình 2.8 Mẫu EC Trang 51
9 Hình 2.9 Cách đăng nhập vào VCCI - giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B Trang 54
10 Hình 2.10 Cách ghi thông tin dữ liệu cho giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B trong
VCCI Trang 55

11 Hình 2.11 Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B Trang 57
12 Hình 2.12 Mặt sau của giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B được được dán tem thị
thực tại Hà Nội Trang 58
13 Hình 2.13 Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D Trang 62
14 Hình 2.14 Thông tin chi tiết về dữ liệu truyền qua hệ thống Ecus của giấy
chứng nhận xuất xứ các mẫu ưu đãi Trang 63
15 Hình 2.15 Thông tin chi tiết Verification order do khách hàng cung cấp Trang 64
16 Hình 2.16 Cách điền vào RFI của SGS Trang 67
17 Hình 2.17 Xác nhận thông tin của SGS Trang 68
18 Hình 2.18 Báo cáo kiểm tra hàng hóa của SGS Trang 70
Danh mục bảng biểu
19 Bảng 2.1 Tình hình cơ cấu nhân sự của công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 24

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 6
Lớp : LTDH7TM1

20 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 5 gần đây của
công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 25
21 Bảng 2.3 Bảng so sánh các chỉ tiêu qua các năm 2008- 2012 Trang 26
22 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khNu của công ty giai đoạn 2008- 2012 Trang 27
23 Bảng 2.5 Phân loại giày xuất khNu từ năm 2008- 2012 Trang 28
24 Bảng 2.6 Cơ cấu đơn hàng giày qua các năm Trang 31
25 Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khNu theo thị trường Trang 34
Danh mục biểu đồ
26 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng sản lượng xuất khNu theo nhóm sản phNm giai đoạn từ
năm 2008 - 2012 Trang 30
27 Biểu đồ 2.1 Tình hình xuất khNu theo thị trường của công ty TNHH Tỷ Hùng
giai đoạn từ năm 2008- 2012 Trang 35



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 7
Lớp : LTDH7TM1


MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập kh)u tại công ty
1.1 Một số khái niệm Trang 1
1.1.1 Phương thức thanh toán quốc tế Trang 1
1.1.2 Chứng từ và phân loại chứng từ Trang 1
1.2 Vai trò của chứng từ trong thanh toán xuất nhập khNu Trang 3
1.2.1 Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập khNuTrang 3
1.2.2 Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàngTrang 4
1.2.3 Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại
vào việc sử dụng chứng từ Trang 5
1.3 Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra bộ chứng từ Trang 5
1.4 Các chứng từ trong thanh toán xuất nhập khNu Trang 7
1.4.1 Chứng từ tài chính Trang 7
a) Hối phiếu thương mại Trang 7
b) Kỳ phiếu Trang 8
c) Séc Trang 8
1.4.2 Chứng từ hàng hóa Trang 9
a) Hóa đơn thương mại Trang 9
b) Phiếu đóng gói Trang 9
c) Chứng từ bảo hiểm Trang 9
d) Giấy chứng nhận xuất xứ Trang 9

e) Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng Trang 10
f) Giấy chứng nhận vệ sinh Trang 10
g) Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Trang 10
h) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật Trang 10
1.4.3 Chứng từ vận tải Trang 10

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 8
Lớp : LTDH7TM1

a) Vận đơn đường biển Trang 10
b) Vận đơn đường hàng không Trang 13
c) Vận đơn vận tải đa phương thức Trang 14
1.5 Cách lập và kiểm tra chứng từ Trang 14
Chương 2: Thực trạng về quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ
chứng từ trong thanh toán xuất kh)u tại công ty TNHH Tỷ Hùng
2.1 Giới thiệu tổng quát công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 18
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trang 18
2.1.2 Chức năng – nhiệm vụ Trang 20
2.1.3 Mục tiêu hoạt động Trang 20
2.1.4 Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp Trang 21
2.1.5 Tình hình nhân sự Trang 23
2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Trang 25
2.1.6.1 Kết quả kinh doanh: Trang 25
2.1.6.2 Hoạt động xuất khNu Trang 27
a) Kim ngạch xuất khNu Trang 27
b) Mặt hàng xuất khNu Trang 28
c) Thị trường xuất khNu Trang 34
2.2 Thực trạng về quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng từ trong

thanh toán xuất khNu tại công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 36
2.2.1 Các phương thức thanh toán của công ty Trang 36
2.2.2 Quy trình soạn thảo và lập bộ chứng từ trong thanh toán xuất khNu tại công ty
TNHH Tỷ Hùng Trang 37
a) Hóa đơn thương mại Trang 37
b) Phiếu đóng gói Trang 39
c) Vận đơn đường biển Trang 43
d) Giấy chứng nhận xuất xứ Trang 47
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng
từ trong thanh toán xuất khNu tại công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 72

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 9
Lớp : LTDH7TM1

2.3.1 Nhân tố trong công ty Trang 72
2.3.1.1 Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên Trang 72
2.3.1.2 Máy móc thiết bị phục vụ công tác tạo lập chứng từ Trang 72
2.3.1.3 Uy tín của công ty Trang 73
2.3.2 Nhân tố ngoài công ty Trang 73
2.3.2.1 Chính sách pháp luật của Nhà nước Trang 73
2.3.21.2 Tính chất cạnh tranh của môi trường Trang 74
2.3.2.3 Yếu tố kỹ thuật – công nghệ Trang 74
2.4 Đánh giá chung về quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ thanh toán xuất khNu tại
công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 74
2.4.1 Mặt tích cực Trang 74
2.4.2 Mặt tiêu cực Trang 75
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình soạn thảo, lập bộ chứng
từ và kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán xuất kh)u tại công ty TNHH Tỷ

Hùng
3.1 Cơ sở đề xuất, giải pháp Trang 76
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ
chứng từ trong thanh toán xuất khNu tại công ty TNHH Tỷ Hùng Trang 76
3.2.1 Một số sai sót trong công tác tạo lập chứng từ Trang 76
3.2.2 Một số giải pháp trong công tác tạo lập chứng từ Trang 77
3.3 Kiến nghị Trang 82
Kết luận Trang 84
Tài liệu tham khảo Trang 85
Phụ lục chứng từ đính kèm Trang 86


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 10
Lớp : LTDH7TM1



PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì
thương mại quốc tế giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất
nước, tạo điều kiện thuận lợi để đNy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa đất
nước được thành công. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu
khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu
hướng này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang
dần trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước. Trong nhiều năm qua, Việt Nam
cùng với chính sách mở cửa kinh tế đã từng bước hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với các
doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đNy hoạt động thương mại phát triển

mạnh mẽ và đa dạng. với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sự
phát triển thương mại quốc tế, thanh toán ngày càng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là
các phương thức thanh toán có sử dụng bộ chứng từ. Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi
ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp xuất khNu và
cũng không ít trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bộ chứng từ thanh toán không
hoàn thiện, không trung thực, giả mạo… xác định được tầm quan trọng của bộ chứng
từ thanh toán xuất nhập khNu, việc hoàn thiện công tác thiết lập và xuất trình bộ chứng
từ để phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán đã trở nên nhu cầu bức thiết trong
bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức
ngân hàng- người trung gian giữa người mua và người bán.
Để được hiểu rõ hơn về quá trình soạn thảo, thành lập bộ chứng từ trong thanh
toán xuất khNu nên em đã chọn để tài: “Quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm
tra bộ chứng từ trong thanh toán xuất khu tại doanh nghiệp XNK – Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện ” làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu:
Hiểu rõ về quy trình soạn thảo và lập bộ chứng từ trong thanh toán xuất khNu tại
công ty TNHH Tỷ Hùng, từ đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện bộ chứng từ thanh toán này.
Đối tượng, phạm vi nghiêm cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung chủ yếu việc lập bộ chứng từ phù hợp cho
việc thanh toán hàng xuất khNu tại của công ty TNHH Tỷ Hùng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Tỷ Hùng từ năm 2008 đến nay.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 11
Lớp : LTDH7TM1

Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp từ cấp lãnh đạo, phụ trách bộ phận, nhân viên của

đơn vị, doanh nghiệp.
- Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp hoặc sử dụng hình thức quan sát, khảo sát, phỏng
vấn bằng bảng câu hỏi các đối tượng có liên quan đến đề tài.
- Thu thập thông tin qua các tài liệu, sổ sách, báo cáo, ấn phNm của đơn vị, doanh
nghiệp.
- Thu thập thông tin qua mạng internet; báo – tạp chí; các tài liệu, ấn phNm của
các cơ quan chính phủ, cơ quan nghiên cứu , các hiệp hội, các Viện nghiên
cứu
Kết cấu chuyên đề gồm 03 phần:
- Chương 1: Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khNu tại công
ty
- Chương 2: Thực trạng về quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ
chứng từ trong thanh toán xuất khNu tại công ty TNHH Tỷ Hùng
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình soạn thảo, lập bộ chứng
từ và kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán xuất khNu tại công ty TNHH Tỷ Hùng
Do hạn chế về khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề tốt
nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý và
giúp đỡ của Qúy thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài viết của em được hoàn
thiện hơn




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 12
Lớp : LTDH7TM1

Chương 1:


KHÁI QUÁT VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
1.5 Một số khái niệm
1.5.1 Phương thức thanh toán quốc tế
Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khNu và các nhà nhập
khNu giữa hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng
những phương thức thanh toán nhất định. Một khoản chi phí chi trả phát sinh giữa các
chủ thể của các nước được diễn ra thông qua một quy định xử lý kỹ thuật các giấy tờ
thanh toán, được gọi là phương thức thanh toán. Như vậy, phương thức thanh toán
quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất khNu thông qua trung gian
ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập chuyển sang tài khoản của
người xuất khNu căn cứ vào hợp đồng xuất khNu và chứng từ do hai bên cung cấp cho
ngân hàng.
Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế tùy thuộc vào sự thương lượng
giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán
quốc tế. Ngày nay, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương
thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu với hai hình thức là nhờ thu trơn và nhờ thu
kèm chứng từ và phương thức tín dụng chứng từ.
1.5.2 Chứng từ và phân loại chứng từ
- Chứng từ là những văn bản chứa đựng những thông tin (về hàng hoá, về vận tải,
bảo hiểm v.v ) dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền
hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường
Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoaị thương
là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người
bán giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải
quan.
Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác
nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu in sẵn. Những chi
tiết chung cho nội dung của tất cả các chứng từ là: tên của tổng công ty hoặc công ty
xuất nhập khNu, địa chỉ, số điện thoại và điện tín của nó, tên chứng từ, ngày tháng và

nơi lập chứng từ, số hợp đồng và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên tàu chở hàng và số

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 13
Lớp : LTDH7TM1

vận đơn, tên hàng và mô tả hàng hoá, số lượng, (số kiện trọng lượng cả bì, trọng lượng
tịnh), loại bao bì và ký mã hiệu hàng hoá.
⌦ Phân loại chứng từ:
 Chứng từ hàng hoá: có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và
số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người xuất trình và người
mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của loại
này là hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng
nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng và các chứng từ
khác.
 Chứng từ tài chính: gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc
 Chứng từ vận tải là chứng từ được thành lập bởi người có trách nhiệm sau
khi người bán giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm giao hàng qui
định. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:
 Vận đơn đường biển ; Biên lai thuyền phó ; biên lai của cảng;
giấy gửi hàng đường biển, v.v
 Vận đơn đường sắt, khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;
 Vận đơn đường không, khi hàng được chuyên chở bằng máy
bay.
 Chứng từ vận tải đa phương thức.
Ðó là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi
hàng nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để chở.
 Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người
được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để

điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong
mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất
xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm,
còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất
định là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng gồm:
- Đơn bảo hiểm (Insurance policy)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)
- Hợp đồng bảo hiểm
- Phiếu bảo hiểm



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 14
Lớp : LTDH7TM1

 Chứng từ kho hàng: là chứng từ do cơ sở kho hàng cung cấp cho người
chủ hàng ( nếu hàng hóa phải lưu kho là của người chủ hàng trước khi
hàng hóa được xuất khNu).
 Chứng từ hải quan: là các chứng từ theo quy định của pháp lệnh hải
quan, liên quan đến đối tượng phải làm thủ tục hải quan.
Để góp phần tăng cường quản lý ngoại thương, nhà nước quy định một số thủ tục
hành chính – kinh tế buộc những đơn vị kinh doanh xuất nhập khNu phải thực hiện khi
họ muốn ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc khi họ muốn chuyên chở hàng hóa ra vào
nước ta qua biên giới quốc. Thực hiện thủ tục của chế độ hải quan, đơn vị kinh doanh
phải lập và xuất trình cho hải quan, khi giao hàng hoặc nhận hàng xuất khNu ( hoặc
nhập khNu ).
1.6 Vai trò của chứng từ trong thanh toán xuất nhập kh)u
1.6.1 Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập

khNu
Trong giao dịch thương mại quốc tế, việc thực hiện hợp đồng, và việc thanh toán
được tiến hành độc lập nhau về: nhân sự, thủ tục, thời gian và nơi chốn. Do đó, cơ sở
tiến hành thanh toán là bộ chứng từ xác thực việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa và
việc hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng của bên xuất khNu.
Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao hàng, đủ hàng hay chưa và giao có
đúng thời hạn hay không. Còn người mua thì căn cứ vào bộ chứng từ để nhận hàng và
tiến hành thanh toán. Trong trường hợp có sự xuất hiện của ngân hàng – với tư cách là
người trung gian giữa người xuất khNu và người nhập khNu – thì quan hệ giữa các bên
và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ chứng từ. Thông qua bộ chứng từ ngân hàng có thể
kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khNu để tiến hành việc
trả tiền cho họ, và trên cơ sở đó cũng xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán tiền chưa.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Tùy từng phương thức thanh toán mà yêu cầu về bộ chứng từ cũng rất khác
nhau. Trong một số trường hợp chúng là chứng từ đại diện hợp pháp cho hàng
hóa. Điều quan trọng là các chứng từ hợp lệ phải được lập đúng chỗ, đúng lúc
và để đNy nhanh việc giao hàng và thanh toán, chúng phải được điền đầy đủ
một cách hợp lệ. Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ
dẫn đến sự khó khăn trong thanh toán. Do đó, cần phải có một sự quy định rõ
ràng về yêu cầu xuất trình chứng từ, số lượng, số loại, cách thức lập chứng từ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 15
Lớp : LTDH7TM1

cũng như việc quy định thanh toán tiền dựa vào hợp đồng hay chứng từ như
L/C, A/P…
- Tùy từng điều kiện giao hàng mà phương thức thanh toán cũng cần phải xác

định cho phù hợp. Bộ chứng từ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với các điều
kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF, CFR… ví dụ, đối với điều kiện DAF ( giao
hàng tại biên giới ) ta vẫn có thể sử dụng phương thức thanh toán kèm chứng từ
( như phương thức thanh toán sử dụng chứng từ ).
1.6.2 Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân
hàng
Thông thường thì người mua , hoặc người bán ( hoặc người sản xuất ) luôn cần
tài chính để thực hiện một thương vụ. Thí dụ, một người nhập khNu ( người mua ) chỉ
muốn thanh toán hàng nhập sau khi anh ta bán một số hàng. Mặt khác, người xuất
khNu ( người bán ) lại có nhu cầu về tài chính để mua nguyên vật liệu thô phục vụ cho
sản xuất hàng hóa mà anh ta bán. Xuất phát từ đặc điểm bộ chứng từ là căn cứ thanh
toán giữa các bên nên có thể coi chứng từ là đại diện của hàng hóa. Thay vì hàng hóa,
người ta có thể buôn bán trao tay bộ chứng từ, hoặc có thể dùng nó làm vật cầm cố, thế
chấp hay chiết khấu tại ngân hàng.
Bộ chứng từ có thể được mua đi hay bán lại nhằm chuyển giao quyền sở hữu đối
với hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa vẫn còn trên đường vận chuyển nhưng
người mua lại tìm ngay một đối tác để bán lại thì anh ta có thể chuyển giao ngay bộ
chứng từ cho người thứ ba đó. Khi đó, người mua lại bộ chứng từ có thể dùng bộ
chứng từ để nhận hàng, và vấn đề thanh toán sẽ được tiến hành giữa người bán và
người thứ ba này.
Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể dùng để cầm cố: người chủ bộ chứng từ hay
hối phiếu có thể mang chứng từ hay hối phiếu của mình đến ngân hàng hay một tổ
chức tín dụng để cầm cố cho một khoản vay nào đó tại ngân hàng đó. Ngân hàng cầm
cố có thể sử dụng hối phiếu hoặc bộ chứng từ nếu như người chủ hối phiếu không thực
hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khi áp dụng hình thức này, người cầm cố
hối phiếu phải ghi vào mặt sau của tờ hối phiếu như sau:
Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp để vay tín dụng. Trong
trường hợp nhà nhập khNu phải thanh toán toàn bộ khi gửi hàng trong khi hàng lại
chưa cập bến, anh ta có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước một khoản tín dụng. Sau khi
giải phóng hàng hóa và thu hồi vốn, nhà nhập khNu sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng.

Với nghiệp vụ này, ngân hàng đương đầu và các rủi ro mất vốn cho vay, vì vậy ngân
hàng đòi hỏi phải có thế chấp cho các khoản ứng trước. Các chứng từ về quyển sở hữu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 16
Lớp : LTDH7TM1

hàng hóa như vận đơn đường biển, giấy gửi hàng đường biển, vận đơn đường không,
hóa đơn tiết kiệm phiếu nhận hàng, biên lai chấp nhận gửi hàng… hay còn gọi là các
giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm vật thế chấp. Các chứng từ này phải được lập
dưới dạng có thể chuyển nhượng được ( ký hậu để trắng hoặc ký hậu chuyển nhượng
cho ngân hàng ). Một khi các chứng từ trên không thể chuyển nhượng được ( ví dụ vận
đơn đích danh ) thì nhà nhập khNu phải sử dụng hình thức thế chấp khác.
1.6.3 Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ
hiện đại vào việc sử dụng chứng từ:
Ngày nay, thương mại điện tử ( TMĐT ) không chỉ được các quốc gia coi là một giải
pháp hữu hiệu nhất cho việc toàn cầu hóa mà còn là một trong những cơ hội lớn để
phát triển nền kinh tế quốc gia và toàn cầu lên một bước mới. Để tham gia TMĐT là
việc thiết lập một cơ sở hạ tầng về thanh toán điện tử, đưa ra những quy định quy tắc
về giao dịch chứng từ điện tử thanh toán và chữ ký điện tử. Để đạt được như vậy, các
phương thức thanh toán quốc tế phải dựa trên cơ sở là bộ chứng từ thanh toán chứ
không phải là hàng hóa. Bộ chứng từ sẽ dần dần được chuyển từ hình thức bằng giấy
truyền thống sang hình thức mã hóa điện tử, và việc xuất trình bộ chứng từ sẽ trở nên
đơn giản thông qua hệ thống mạng máy tính cho bất kỳ ngân hàng nào. Chính điều này
tạo tiền đề cho phương thức kinh doanh qua mạng thương mại điện tử phát triển.
1.7 Cơ sở pháp lý của việc tạo lập bộ chứng từ
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và
nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khNu) và bán (xuất khNu). Vì vậy, khi đàm
phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán

có lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán, hay các
thủ tục và quy trình thanh toán, mà chỉ tập trung đến lợi ích khi tạo lập một bộ chứng
từ cho việc thanh toán quốc tế. Trên cơ sở pháp lý, việc tạo lập bộ chứng từ là dấu hiệu
vật chất bất kỳ chứng minh các quan hệ pháp lý và các sự kiện. Nó là văn bản tự
chứng minh sự tồn tại của một sự kiện nào đó mà các hậu quả pháp lý cũng gắn liền
với nó. Nó chính là bằng chứng chủ yếu bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế - tài chính
đã xảy ra và thực sự đã hoàn thành. Nó là căn cứ pháp lý để kiểm tra việc chấp hành
mệnh lệnh sản xuất, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính cũng như kiểm tra kế
toán. Trên phương diện thông tin, bộ chứng từ là đối tượng vật chất chứa đựng thông
tin dưới dạng cố định và có mục đích chuyên môn để mô tả nó trong thời gian và
không gian. Nó là công cụ vật chất được sử dụng trong quá trình giao tiếp mà trong đó,
con người nhờ các phương tiện và hình thức khác nhau để thể hiện và mã hóa thông tin
cố định theo một hình thức hợp lý. Chứng từ là biểu hiện của phương pháp chứng từ -
vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp đồng thời cũng là phương tiện thông tin

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 17
Lớp : LTDH7TM1

về sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế, là căn cứ để ghi sổ nhằm cung cấp thông tin
kịp thời và nhanh chóng cho lãnh đạo nghiệp vụ, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan
pháp lý giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại khi xảy ra trường hợp tranh chấp, cũng
như là căn cứ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
của đơn vị.

Bản chất pháp lý của bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ
(L/C)
Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán
thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khNu sang ngân hàng bảo

đảm nhà xuất khNu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khNu
nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C
là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khNu và nhập
khNu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy,
phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các
bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây
thiệt hại cho chính bản thân mình.
- L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng
cơ sở)
L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa,
hợp đồng dịch vụ,…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng
cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ
thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
- Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”
Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng
từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng
từ có liên quan”.
Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khNu khi họ xuất trình
được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân
hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu
chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định
trong L/C.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 18
Lớp : LTDH7TM1


1.8 Các chứng từ trong thanh toán xuất nhập kh)u
1.8.1 Chứng từ tài chính
a) Hối phiếu thương mại ( Bill of exchange draff ): là mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát ( gọi là người ký phát hối
phiếu: drawer ) cho một người khác ( gọi là người thụ tạo: drawee ), yêu cầu
người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định
hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất
định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả
tiền cho người cầm phiếu ( gọi chung là người được trả tiền: payee).
⌦ Phân loại hối phiếu:
 Căn cứ vào thời hạn thanh toán
- Hối phiếu trả ngay: là hối phiếu mà người trả tiền phải thanh toán ngay
khi nhìn thấy hối phiếu ( thường là sau hai ngày làm việc).
- Hối phiếu trả sau, hối phiếu có kỳ hạn ( usance bill ) quy định sau một
thời gian nhất định ( có thể là sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát
hối phiếu, sau ngày chấp nhận hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai
loại:

Hối phiếu trơn: là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu
này không kèm theo chứng từ thương mại. Thường được sử dụng
để thu cước vận tải, đòi nợ cũ…

Hối phiếu kèm chứng từ: là loại hối phiếu được gửi kèm chứng từ
thương mại đến người có nghĩa vụ trả tiền. Thường được sử dụng
trong hình thức D/P ( nhờ thu kèm chứng từ ) để thu tiền người
mua giùm người bán.
 Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, người ta chia hối
phiếu làm hai loại:
- Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, loại
hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu.

- Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu yêu cầu người thanh toán trả tiền
theo lệnh của người thụ hưởng hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển
nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật quy định.
 Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu, chia làm hai loại:

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 19
Lớp : LTDH7TM1

- Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khNu ký phát đòi tiền
người nhập khNu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, hàng hóa xuất khNu
hoặc cung ứng dịch vụ
- Hối phiếu Ngân hàng: là loại hối phiếu do Ngân hàng phát hành theo
lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ
hưởng được chỉ định trên hối phiếu ( loại hối phiếu này không thể chuyển
nhượng).
b) Kỳ phiếu: là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả
một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ
định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người
khác. Nội dung của kỳ phiếu gồm:
- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện
- Thời hạn trả tiền
- Địa điểm trả tiền
- Tên họ người thụ hưởng
- Địa điểm, ngày ký phát hối phiếu
- Chữ ký người ký phát lệnh phiếu
Nếu xét về bản chất kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian
đáo hạn là khoảng trên dưới 1 năm nhưng không quá 7, 8 năm và thường do
các ngân hàng thương mại phát hành. Thời hạn thanh toán ngắn hơn là điểm

khác biệt chính giữa kỳ phiếu và trái phiếu. Kỳ phiếu và hối phiếu dùng để
thanh toán cho các bên xuất nhập khNu.
c) Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới
dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích ra tài
khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người
ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng
chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký
phát đòi tiền một ngân hàng thanh toán ngay khi có yêu cầu.
Các bên liên quan đến séc:
- Bên ký phát ( bên phát hành ): là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
- Bên thanh toán là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
- Bên hưởng thụ: bên nhận tiền từ ngân hàng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 20
Lớp : LTDH7TM1

Luật pháp đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều
người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.
1.8.2 Chứng từ hàng hóa
a) Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice ): Là chứng từ cơ bản của
khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng
ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn
giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán,
phương tiện vận tải.
Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc
khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty
bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế… ngoài hóa đơn
thương mại (commercial invoice) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có các

loại hóa đơn:
- Hóa đơn tạm thời ( Provisional invoice ) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ
tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng
phần hàng hóa ( trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần).
- Hóa đơn chính thức ( Final invoice ) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền
hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng.
- Hóa đơn chi tiết ( Detailed invoice ) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ
phận của giá hàng.
- Hóa đơn chiếu lệ ( Proforma invoice ) là loại chứng từ có hình thức
giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu
cầu đòi tiền. Hóa đơn chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại
bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có
tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khNu ( đối
với hàng xuất nhập khNu có điều kiện).
b) Phiếu đóng gói ( Packing List ): là một chứng từ hàng hóa liệt kê những
mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.
c) Chứng từ bảo hiểm ( Insurance Policy/ Insurance Certificate ): là chứng
từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm trong quá trình chuyên
chở hàng hóa.
d) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin ): là chứng từ xác nhận
xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khNu, hoặc Phòng thương mại của

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 21
Lớp : LTDH7TM1

nước xuất khNu cấp, nếu như trong L/C có quy định. Tại Việt Nam, loại chứng
từ này do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) phát hành.
e) Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng ( Certificate of Quanlity/

Quality): là chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng ( hoặc trọng lượng )
của hàng thực giao, chứng minh phNm chất, số lượng hàng phù hợp với các
điều khoản trong hợp đồng. giấy chứng nhận phNm chất có thể do người cung
cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khNu cấp, tùy theo
sự thỏa thuận của hai bên mua bán. Phân loại giấy chứng nhận số lượng, chất
lượng:
- Trường hợp C/Q do một cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập: Ở Việt
Nam, cơ quan giám định số lượng, chất lượng thường do Trung tâm
giám định hoặc Vina Control cấp. Khi đó, trên C/Q có những nội dung
chủ yếu sau:
 Tên người giao hàng ( Shipper)
 Tên người nhận hàng (Consignee)
 Tên người được thông báo (Notify party)
 Loại hàng hóa giao (Commodity)
 Số lượng, khối lượng, trọng lượng hàng hóa.
 Tên tàu, số B/L, ngày tàu đi, cảng đi, cảng đến
 Kết quả kiểm tra (Results of Inspection) phải thể hiện đầy
đủ những kết quả và nội dung mà L/C yêu cầu ( nếu có )
như:
o Chất lượng hàng hóa kiểm tra: các chỉ tiêu chất
lượng hàng hóa.
o Nơi kiểm tra.
o Ngày kiểm tra.
 Chữ ký xác nhận của cơ quan kiểm tra.
- Trường hợp C/Q do người bán lập: trên C/Q có những nội dung chủ yếu
sau
 Tên người bán, địa chỉ.
 Loại hàng, ký mã hiệu.
 Số lượng, khối lượng, trọng lượng của hàng hóa.


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 22
Lớp : LTDH7TM1

 Chất lượng hàng hóa: người bán phải nêu rõ chất lượng
hàng hóa, những thông số kỹ thuật, tiêu chuNn hàng hóa
 Lời cam kết của người bán về loại hàng này.
f) Giấy chứng nhận vệ sinh ( Sanitary Certificate): là chứng từ xác nhận
tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan y tế
cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cấp.
g) Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate): là
chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác
nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc… có
thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc nơi hàng
đến.
h) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ( Veterinary Certificate): là chứng
từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa không có vi
trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh.
1.8.3 Chứng từ vận tải
a) Vận đơn đường biển ( B/L – Bill of Lading ): thường được viết tắt là B/L
(từ các chữ cái đầu của Bill of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển được người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng xác nhận việc
người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của
người gửi hàng, ba chức năng cơ bản sau:
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để
chở.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải
đường biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

⌦ Phân loại vận đơn đường biển
 Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): là loại vận đơn mà
chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi
hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): là vận đơn
nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng đẻ cam kết hàng sẽ được
bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 23
Lớp : LTDH7TM1

 Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú khiếm
khuyết của hàng hóa hay bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): là loại vận đơn
trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì
 Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa
- Vận đơn gốc (Original B/L) : là vận đơn được ký bằng tay có thể không
có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
- Vận đơn bản sao (Copy B/L): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc,
không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển
nhượng được.

 Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn
- Vận đơn đích danh (Straight B/L) là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của
người nhận hàng.
- Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng

được giao theo lệnh của một người nào đó.
- Vận đơn vô danh (To bearer B/L): là loại vận đơn không ghi tên của
người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc
 Căn cứ vào phương thức thuê tàu
- Vận đơn tàu chợ (Liner B/L): là vân đơn được ký phát cho người gửi
hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là
chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên
chở.
- Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): là loại vận đơn được ký phát
cho người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có
câu " sử dụng với hợp đồng thuê tàu - tobe used with charter party".
 Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp
hàng hoá được chỏ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc
đường.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào

SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 24
Lớp : LTDH7TM1

- Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho
người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không
quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận
đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
- Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined
B/L): là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng
container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển
bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, đường
sắt, đường bộ )

 Các loại vận đơn khác:
- Surrendered B/L
- Express B/L
- Master B/L
- House B/L
- Seaway Bill
- Custom's B/L
- FIATA B/L
Và rất nhiều loại khác nữa
b) Vận đơn đường hàng không ( Airwaybill – AWB ): là chứng từ vận chuyển
hàng hóa và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa bằng
máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển.
⌦ Phân loại vận đơn hàng không:
 Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:
- Vận đơn của hãnghàng không (Airline airway bill): Vận đơn này do hãng
hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của
người chuyên chở ( issuing carrier indentification).
- Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác
chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vậnđơn không có biểu
tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của
người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
 Căn cứ vào việc gomhàng, vận đơn được chia làm hai loại:
- Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên
chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhậnhàng ở sân bay đích.
Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và
người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và
người gom hàng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Mai Xuân Đào


SV : Trần Thị Thúy Ngân Trang 14
Lớp : LTDH7TM1

- Vận đơn của người gomhàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do
người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ
có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ
giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người
gom hàng với các chủ hàng lẻ.
c) Vận đơn đa phương thức: là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc
chuyên chở hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo
đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau
(máy bay, tàu biển, đường sắt, đường bộ )
⌦ Một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp :
- Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal transpot Bill Lading –
FB/L): Ðây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa
phương thức. Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. FB/L là
chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán. FB/L có
thể dùng trong vận tải đường biển.
- Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC-Conbined transport document)
COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương
thức có tầu biển sử dụng (VO.MTO). Chứng từ này đã được phòng thương mại
quốc tế chấp nhận, thông qua.
- Chứng từ vận tải đa phương thức (MULTIDOC – Multimodal transport
document):MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn
thảo trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức. Do công ước chưa
có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng.
- Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển
(Bill of Lading for Conbined transport Shipment or port to port Shipment): Ðây
là loại chứng từ do các hãng tầu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các

phương thức vận tải khác nếu khách hàng cần.
1.9 Cách lập và kiểm tra chứng từ
a) Cách lập bộ chứng từ: bộ chứng từ trong xuất nhập khNu được thành lập
theo một quy trình như sau:
Khi xuất khNu hàng hoá bằng đường biển, nhà xuất khNu phải chuNn bị chứng từ cho
hàng hoá từ lúc hàng có tại kho cho đến khi hàng được xếp lên tàu. Các chứng từ sử dụng
trong quá trình này cụ thể như sau:

×