Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

thực trạng và giải pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại – dịch vụ vạn thành đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 105 trang )



BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI


LÂM THỊ THU LỘC
LỚP: 09 DTM

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH GIA CÔNG
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VẠN THÀNH ĐẾN NĂM 2020.



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ



TP.HỒ CHÍ MINH 5/2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI




LÂM THỊ THU LỘC
LỚP: 09 DTM

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH GIA CÔNG
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VẠN THÀNH ĐẾN NĂM 2020.



CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ



TP.HỒ CHÍ MINH 5/2013

LỜI CẢM ƠN


Báo cáo thực tập thực hiện được là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
trong thời gian ngồi trên ghế trường đại học và cũng là kết quả thực tập thực tế tại
công ty cùng với các thông tin được cung cấp bởi các anh chị phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu công ty TNHH SX-TM-DV Vạn Thành. Để hoàn thành được chuyên đề
này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn của mình tới các thầy cô giáo trong khoa

Thương mại quốc tế - trường ĐH tài chính - Marketing, đặc biệt em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới thầy ThS Hà Đức Sơn đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề
này trong suốt thời gian qua.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các anh chị trong
công ty TNHH SX-TM-DV Vạn Thành đặc biệt là các anh chị trong phòng XNK đã
giúp em hoàn thành được tốt báo cáo của mình.
Vì thời gian tìm hiểu có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo
của em không tránh khỏi những sai sót rất mong các thầy cô chỉ bảo và sửa chữa.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























TP Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2013
Ký tên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ASEAN
: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
B/L
: Bill of Loading - Vận đơn
CM : Cutting and Making
CMP
: Cutting, Making and Packing
CMPQ
: Cutting, Making, Packing and Quota fee
EU
: European Union - Liên minh Châu Âu
FOB : Free on Board – Giao hàng lên tàu
FTAA
: Free Trade Area of the Americas - Khu vực mậu dịch tự do
Châu Mỹ
KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu
GDP
: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
L/C
: Letter Credit - Thư tín dụng
NAFTA

:

North America Free Trade Agreement - Hiệp định Thương
mại tự do Bắc Mỹ

-

CP
: Nghị định – Chính phủ
NVL
: Nguyên vật liệu
SX
-

TM


DV
: Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ
T/T
: Telex Tranfer - Chuyển tiền bằng điện
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
WTO
: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
XK
: Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu

XNK
: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU


I. Danh mục bảng
Bảng 2.1. Chi phí tiêu dùng cho hàng may mặc tại một số quốc gia. 37
Bảng 2.2. Tình hình nhập khẩu hàng may mặc trên thị trường Mỹ năm 2012. 39
Bảng 3.1. Danh mục cơ cấu máy móc thiết bị. 50
Bảng 3.2. Phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2010-2012. 57
Bảng 3.3. Phân tích kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng từ năm 2008-2012 58
Bảng 3.4. Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2011- 2012. 60
Bảng 3.5. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ. 64
Bảng 4.1. Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp
may đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020. 77
Bảng 4.2. Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam
giai đoạn 2013-2015. 77
Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2015-2020. 78

II. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2012. 11
Biểu đồ 1.2. Top 10 nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu
trên tỷ USD năm 2012 13
Biểu đồ 2.1. Đồ thị tăng trưởng thương mại song phương Việt - Mỹ và GDP
bình quân đầu người của Việt Nam. 26
Biểu đồ 2.2. Quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam – Mỹ giai đoạn
năm 2005-2012. 28
Biểu đồ 3.1. Thị trường xuất khẩu giai đoạn 2011-2012. 60

Biểu đồ 3.2. Các hình thức xuất khẩu. 62
Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ
giai đoạn 2008-2012. 65
Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng các hình thức gia công xuất khẩu sang thị trường
Mỹ giai đoạn 2008-2012 .66


III. Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công. 1
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Vạn Thành. 43
Sơ đồ 3.2. Quy trình tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc tại công ty
TNHH SX-DV-TM Vạn Thành. 45
Sơ đồ 3.3. Quy trình công nghệ may. 49


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU 1
1.1. Lý luận chung về gia công hàng xuất khẩu 1
1.1.1. Khái niệm gia công hàng xuất khẩu 1
1.1.2. Các hình thức gia công xuất khẩu 3
1.1.3. Đặc điểm của gia công xuất khẩu 6
1.1.4. Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 7
1.1.4.1. Đối với bên đặt gia công 7
1.1.4.2. Đối với bên nhận gia công 8
1.2. Đặc điểm của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Việt Nam 9
1.2.1. Khái quát về hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam 9
1.2.1.1. Các giai đoạn phát triển hoạt động gia công hàng may mặc
xuất khẩu tại Việt Nam 9
1.2.1.2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 12

1.2.1.3. Vai trò của gia công hàng may mặc xuất khẩu đối với Việt Nam 15
1.2.1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động gia công hàng may mặc
xuất khẩu tại Việt Nam 16
1.2.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động gia công hàng may mặc
xuất khẩu của Việt Nam. 23
1.2.2.1. Cơ hội 23
1.2.2.2. Thách thức 24
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI HÀNG MAY
MẶC GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 26
2.1. Quan hệ thương mại Việt - Mỹ 26
2.2. Đặc điểm thị trường Mỹ đối với hàng may mặc 29
2.2.1. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ 29
2.2.2. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ 32
2.2.3. Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ 33
2.2.4. Rào cản thương mại đối với hàng may mặc 34
2.3. Tình hình tiêu thụ – nhập khẩu hàng may mặc tại Mỹ 36


2.3.1. Tình hình tiêu thụ 36
2.3.2. Tình hình nhập khẩu 38
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH SX-TM-DV VẠN THÀNH. 42
3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH SX-TM-DV Vạn Thành 42
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 42
3.1.2. Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty TNHH SX-TM-DV Vạn Thành 43
3.1.2.1. Chức năng của công ty 43
3.1.2.2. Phạm vi hoạt động của công ty 43
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 43
3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 43
3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 44

3.2. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc tại công ty SXDVTM
VạnThành 44
3.2.1. Quy trình các bước làm hàng gia công sản xuất sản phẩm tại công ty. 45
3.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc gia công tại công ty TNHH SXDVTM
Vạn Thành 57
3.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty 57
3.2.2.2. Thị trường xuất khẩu 60
3.2.2.3. Hình thức xuất khẩu 62
3.2.2.4. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của công ty 63
3.3. Đánh giá hoạt động gia công và gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại
công ty TNHH SXTMDV Vạn Thành. 67
3.3.1. Đánh giá hoạt động gia công tại công ty TNHH SXTMDV Vạn Thành 67
3.3.1.1.Các kết quả đạt được trong hoạt động gia công 67
3.3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động gia công tại công ty 69
3.3.2. Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty
TNHH SXTMDV Vạn Thành 72
3.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu vào
Mỹ của công ty 72


3.3.2.2. Thành tựu đạt được trong hoạt động gia công xuất khẩu sang
thị trường Mỹ 73
3.3.2.3. Các hạn chế trong hoạt động gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ 73
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY TNHH SXTMDV VẠN THÀNH. 75
4.1. Cơ sở để xuất giải pháp 75
4.1.1. Triển vọng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam
sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 75
4.1.2. Quan điểm phát triển của công ty TNHH SXTMDV Vạn Thành 80

4.1.3. Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của công ty 80
4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Mỹ tại công ty TNHH SXTMDV Vạn Thành. 80
4.2.1.Mở rộng thị trường nguyên phụ liệu 80
4.2.2. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. 82
4.2.3. Nâng cao tính cạnh tranh của công ty. 84
4.2.3.1. Giải pháp về sản phẩm 84
4.2.3.2. Giải pháp về giá 84
4.2.3.3. Giải pháp về Marketing 85
4.2.3.4. Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường Mỹ 85
4.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước 86
4.3.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 86
4.3.2. Phát triển công nghệ 87
4.3.3. Đào tạo và phát triển nhân lực 88
4.3.4. Các giải pháp về vốn 89
4.3.5. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng
bá sản phẩm. 89
4.3.6. Các chính sách ưu đãi về thuế quan 90
KẾT LUẬN 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của đề tài
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua, tiêu dùng của Mỹ và nhiều nước
khác giảm mạnh. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hàng may mặc
xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang xuất khoảng 5,4 tỷ USD vào thị trường
Mỹ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ, khoảng 100 tỷ
USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 8%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước
xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Hiện nay, kinh tế Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt, sức tiêu dùng
cũng tăng lên đáng kể. Các nhà nhập khẩu Mỹ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhập
khẩu vẫn còn dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa khá cẩn trọng của
các nhà nhập khẩu Mỹ. Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của
các công ty Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá cả
như thế nào, phải tăng chất lượng dịch vụ ra sao cho các công ty của Mỹ để có thể có
được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công
ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty Vạn Thành, tác giả nhận thấy công ty đã
đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc
sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như : sản phẩm chưa đa dạng,
công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn Trước đây, đã có một vài
nghiên cứu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty nhưng
mới chỉ giải quyết được một số vấn đề cơ bản. Tác giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu
để có thể khắc phục triệt để những tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng
may mặc sang thị trường Mỹ của công ty. Vì vậy, đề tài được chọn là : “ Tìm hiểu
hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu và các biện pháp nhằm đẩy mạnh
hàng may mặc gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại công ty TNHH Sản xuất
– Thương mại – Dịch vụ Vạn Thành”.


2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hoá các lý luận về gia công hàng may mặc xuất khẩu
và phân tích đánh giá đúng đắn thực trạng quy trình gia công hàng may mặc xuất
khẩu tại công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Vạn Thành, tìm ra được
những hạn chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó,từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động gia công hàng may mặc sang
thị trường Mỹ của doanh nghiệp.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề án nghiên cứu về tình hình hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu

nói chung và tình hình gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng của công ty
với phạm vi cụ thể là:
- Về không gian: tại công ty TNHH Vạn Thành.
- Về thời gian: chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh Đồng thời, đề tài còn
kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá nguồn tài liệu được cung cấp từ
công ty Vạn Thành.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu:
Chương 1. Cơ sở lý luận về gia công hàng xuất khẩu.
Chương 2. Nghiên cứu về thị trường mỹ đối với hàng may mặc gia công xuất khẩu
của Việt Nam.
Chương 3. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH SX-TM-
DV Vạn Thành.
Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công hàng
may mặc xuất khẩu sang thị trường mỹ tại Công ty TNHH SX-TM-DV Vạn Thành.
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
1.1. Lý luận chung về gia công hàng xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm gia công hàng xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại
thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công xuất khẩu là hoạt động kinh doanh
thương mại trong đó một bên ( gọi là bên đặt gia công) cung cấp nguyên liệu, định
mức, tiêu chuẩn kĩ thuật hoặc bán thành phẩm… cho một bên khác (gọi là bên nhận
gia công) để thực hiện tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công
và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí làm ra sản
phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền

với hoạt động sản xuất. (Võ Hữu Khánh, 2010, tr.9)
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công
Tiền công gia công


MMTB,NPL…



Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Như vậy, gia công xuất khẩu ( gia công quốc tế ) là sự cải tiến đặc biệt các thuộc
tính riêng của đối tượng lao động ( nguyên liệu hoặc bán thành phẩm ) được tiến hành
một cách sáng tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào đó.
Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu chính
hoặc bán thành phẩm, có khi gồm cả máy móc, thiết bị, chuyên gia cho bên nhận gia
công. Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thì bên đặt gia công có
thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệu ở một địa điểm nào đó với giá cả được ấn
định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hoá đơn. Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ
tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu sau đó tiến hành gia công sản xuất theo đúng yêu
Bên đặt gia
công
Bên nhận
gia công
Tổ chức quá
trình sản xuất
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2

cầu của bên đặt gia công cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, thời gian. Sau khi hoàn

thành quá trình gia công thì giao lại thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận một
khoản phí gia công theo thoả thuận từ trước. Khi hoạt động gia công vượt khỏi bên
giới quốc gia gọi là gia công quốc tế. Các yếu tố sản xuất có thể đưa vào thông qua
quá trình nhập khẩu để phục vụ gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu
dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá nguyên phụ liệu cung
cấp, tiền công và chi phí khác đem lại. Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất
khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ
không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
Tại Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm gia công được quy định
trong Nghị định 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 như sau:
Gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam,
doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công
hàng hoá tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công nước ngoài.
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thuê thương nhân nước
ngoài gia công rất ít, do đó ở Việt Nam gia công quốc tế thường được hiểu là thương
nhân Việt Nam là bên nhận gia công cho thương nhân nước ngoài và hoạt động này
còn được gọi là gia công xuất khẩu.
Sự ra đời của loại hình gia công hàng hoá xuất khẩu chính là hệ quả của sự chênh
lệch về trình độ kinh tế, công nghệ và kỹ thuật giữa các quốc gia và một phần do lợi
thế các nguồn lực về tài nguyên, nhân công khác nhau của mỗi nước. Trên thực tế,
phần lớn các hợp đồng gia công quốc tế được ký kết giữa một doanh nghiệp của một
quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhưng lại có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân
công rẻ với một doanh nghiệp của một quốc gia có nền kinh tế phát triển và trình độ kỹ
thuật công nghệ cao. Trong quan hệ gia công cho nước ngoài, bên nhận gia công dựa
vào cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động sẵn có để tiến hành công việc gia công, đôi khi
bên nhận gia công còn nhận được sự trợ giúp về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất
và sự hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo về mặt kỹ thuật của các chuyên gia, kỹ thuật viên
do phía đặt gia công cung cấp.
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 3


Việc tiến hành phương thức kinh doanh gia công quốc tế thực sự đã mang lại lợi
ích về nhiều mặt cho các bên tham gia, trở thành phương thức khá phổ biến trong buôn
bán ngoại thương của nhiều quốc gia. Bởi vì đó là loại hình kinh doanh rất phù hợp
trong quá trình phát triển theo xu hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng của nền
kinh tế thế giới trên cơ sở phát huy tối đa những lợi thế của mỗi quốc gia.
Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai hay nhiều bên
để sản xuất ra hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong mối quan hệ này, bên nhận gia
công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo hợp đồng
sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công để lấy tiền công.
1.1.2. Các hình thức gia công xuất khẩu
Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang lại nguồn
ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Căn cứ vào
các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu theo các
hình thức được trình bày dưới đây. (Võ Hữu Khánh, 2010, tr.22-25)
 Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu
 Phương thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm
Đây là phương thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu. Trong phương
thức này, bên nhận gia công sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công, sau đó giao sản phẩm và nhận phí gia công.
Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên
vật liệu. Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu của mình.
Ưu điểm: Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế là không phải bỏ
vốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiện sử dụng tiết kiệm nguyên
phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còn có thể hưởng số nguyên phụ liệu
còn dư ra đó.
Nhược điểm: Gia công theo hình thức này hiệu quả kinh tế không cao cho cả hai
bên. Bên nhận gia công chỉ được hưởng tiền công gia công, bị phụ thuộc vào tiến độ
giao nguyên phụ liệu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công thường gặp rủi ro trong
phương thức gia công này là nếu bên nhận gia công làm sai thì sẽ mất số nguyên phụ

liệu đó mà không thu được hàng hoá.
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 4

Ở nước ta, hầu hết là đang áp dụng phương thức này. Do trình độ kĩ thuật,máy
móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cập nguyên vật liệu,
thiết kế mẫu mã…nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi
trong những bước đi đầu tiên của gia công xuất khẩu.
 Phương thức mua đứt, bán đoạn
Đây là hình thức phát triển của phương thức gia công xuất khẩu nhận nguyên liệu
và giao thành phẩm. Ở phương thức này, bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán,
bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận
gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công. Như vậy, ở phương thức
này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía đặt gia công sang nhận
gia công.
Ưu điểm: Sự chuyển đổi quyền sở hữu nguyên vật liệu này làm tăng quyền chủ
động cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công.
Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm
tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hoá xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt
động gia công.
Nhược điểm: Tuy bên nhận gia công được quyền chủ động hơn trong quá trình
sản xuất nhưng vấn đề định giá vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, bởi giá trị
thu được cũng dựa trên giá trị lao động bỏ ra là chính. Bên cạnh đó, bên đặt gia công
còn phải bỏ ra chi phí ứng trước ban đầu để mua nguyên phụ liệu. Đối với bên đặt gia
công thì gặp phải rủi ro trong quá trình gia công, chậm trễ trong tiến độ giao nhận nếu
bên nhận gia công làm sai, mất nguyên phụ liệu.
 Phương thức kết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu được
áp dụng khi trình độ kĩ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao. Theo hình thức
này, bên đặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia công

theo hợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm. Bên nhận gia
công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên
đặt gia công. Đây là hình thức phát triển cao của gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 5

kinh tế cao cho bên nhận gia công. Phương thức này là tiền đề cho công nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu phát triển.
Ưu điểm : Bên đặt gia công không phải chịu chi phí ứng trước về nguyên phụ
liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thì không mất nguyên phụ liệu, do vậy giảm bớt
rủi ro trong quá trình đặt gia công hàng. Còn bên nhận gia công hầu như hoàn toàn chủ
động trong việc mua nguyên phụ liệu và trong quá trình gia công sản phẩm, không phụ
thuộc vào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu hoàn toàn thì sẽ giảm
được chi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, bên nhận gia
công còn có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu thông qua việc xây dựng mối
quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu do bên đặt gia công chỉ định.
Nhược điểm: Đây là hình thức cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu tuy
nhiên chỉ có thể áp dụng khi trình độ kĩ thuật, thiết kế mẫu mã của nước nhận gia công
thật sự phát triển. Thế nhưng hoạt động gia công diễn ra hiện này đa phần là ở các
nước đang phát triển với trình độ khoa học, kĩ thuật còn yếu, do đó hình thức gia công
này vẫn chưa thực sự được áp dụng nhiều trong hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế.
 Căn cứ theo giá cả gia công
 Hợp đồng khoán
Trong hợp đồng gia công người ta xác định định mức cho sản phẩm gồm: chi phí
định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo mức đó cho dù chi
phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa. Đây là phương thức gia công
mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết.
 Hợp đồng thực chi thực thanh
Trong phương thức này người ta qui định bên nhận gia công thanh toán với bên
đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình công với tiền thù lao gia công.

Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động trong việc
tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình.
 Căn cứ theo số bên tham gia quan hệ gia công
 Gia công hai bên
Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đặt gia công và bên
nhận gia công. Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do một bên nhận
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 6

gia công làm, còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ phí gia công cho
bên nhận gia công.
 Gia công nhiều bên
Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp trong đó bên nhận gia công là
một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của
đơn vị sau còn bên đặt giacông vẫn là một. Phương thức này chỉ thích hợp với trường
hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn. Đây là
phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự
phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới đảm bảo được tiến độ mà các bên đã thoả thuận
trong hợp đồng gia công.
 Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công
 CM (cutting and making):
Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của
bên đặt gia công
 CMP (cutting, making and packaging)
Người nhận gia công phải pha cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu
của bên đặt gia công.
 CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee)
Người nhận gia công ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn
ngạch theo qui định những mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch.
1.1.3. Đặc điểm của gia công xuất khẩu

Một doanh nghiệp kinh doanh gia công có thể sản xuất ra sản phẩm theo tiêu
chuẩn kỹ thuật của người đặt hay theo tiêu chuẩn kỹ thuật của doanh nghiệp mình sau
đó xuất khẩu mà không tiêu dùng trong nước. Nguyên phụ liệu có thể do bên đặt gia
công cung cấp hoặc do doanh nghiệp nhận gia công tự cung ứng. Tuy nhiên, trong
hoạt động gia công xuất khẩu thường có sự xuất hiện của nguyên vật liệu được nhập
khẩu từ nước ngoài vì sản phẩm xuất khẩu là những mặt hàng có tiêu chuẩn chất lượng
cao nên đòi hỏi nguồn nguyên liệu tốt mà nhiều khi thị trường trong nước không đáp
ứng được, ngoài ra bên nhận gia công có thể nhập khẩu hay thuê, mượn máy móc,
thiết bị, công nghệ của nước ngoài. Trong trường hợp gia công theo tiêu chuẩn kỹ
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 7

thuật của bên đặt gia công, họ có thể cử kỹ thuật viên, chuyên gia sang kiểm tra, giám
sát và giúp đỡ bên nhận gia công trong quá trình gia công.
Thành phẩm sản xuất ra để xuất khẩu theo sự chỉ định của bên đặt gia công hoặc
theo đơn hàng hay hợp đồng mà doanh nghiệp nhận gia công ký vơi nước ngoài. Hiện
nay, trên thực tế trong một số trường hợp, bên đặt gia công bán thành phẩm ngay tại
nước nhận gia công (hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ). Như vậy, trong
gia công xuất khẩu thì nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ cho
xuất khẩu.
Trong trường hợp gia công hàng hoá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bên đặt gia
công, bên nhận gia công phải tuân theo yêu cầu của bên đặt gia công về chủng loại, số
lượng, kiểu dáng, mẫu mã, kích thước, màu sắc, chất lượng sản phẩm một cách
nghiêm ngặt.
Lợi nhuận của hoạt động gia công xuất khẩu là tiền công sau khi trừ đi các chi
phí gia công hoặc trong một số trường hợp là sản phẩm gia công.
1.1.4. Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu
Ngày nay gia công quốc tế khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều
nước. Cũng như các hoạt động thương mại khác, hoạt động gia công xuất khẩu mang
lại lợi ích cho cả hai bên tham gia vào quan hệ gia công và ý nghĩa hơn nữa là nó

mang lại những hiệu quả lớn về mặt kinh tế xã hội cho các quốc gia tham gia vào quan
hệ gia công xuất khẩu. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia
công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn
Quốc,Thái Lan, Singapore….Theo tìm hiểu và nghiên cứu của người viết, vai trò của
hoạt động gia công quốc tế được trình bày theo sau.
1.1.4.1. Đối với bên đặt gia công
Đối với các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều nhân công, nhiều công đoạn tỉ mỉ
nhưng không yêu cầu người lao động phải có trình độ khoa học công nghệ cao thường
có xu hướng chuyển dần từ những nước có nền công nghiệp phát triển sang các nước
mới phát triển có nguồn lao động nhiều và rẻ. Chính vì thế mà đa phần hoạt động gia
công xuất khẩu, bên đặt gia công thường là các nước có nền công nghiệp phát triển và
hoạt động gia công đóng vai trò thiết thực sau:
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 8

- Giảm được chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguyên
phụ liệu thường là rẻ ở nước nhận gia công.
- Bằng phương thức thuê gia công, nhà kinh doanh ở những nước phát triển đã tiết
kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào cho sản xuất. Đó là do chi phí lao động ở
nước ngoài thấp, còn nếu tự sản xuất trong nước thì chi phí nhân công cao khiến
giá thành sản phẩm tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
- Nguồn gốc lợi nhuận từ nhà kinh doanh gia công quốc tế chính là từ phần lao động
thặng dư của người lao động nước ngoài, mức lợi nhuận này cao hơn so với lợi
nhuận của cùng một số tư bản như vậy nhưng đầu tư ở trong nước.
- Một nét lợi thế khác là bên đặt gia công có thể chủ động điều chỉnh được nguồn
hàng để phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình một cách có hiệu quả.
- Người đi thuê gia công thường có thế mạnh là thị trường tiêu thụ hoặc là các thị
trường truyền thống, hoặc là các thị trường khó tính mà chỉ họ mới đáp ứng được.
Cho nên khi thị trường phát sinh những yêu cầu lớn thì họ có thể đáp ứng được
ngay mà không phải bỏ thêm vốn đầu tư mở rộng phân xưởng sản xuất, thu hót

công nhân…một cách không cần thiết (đôi khi vì tốn thời gian nên mất cơ hội làm
ăn). Do vậy, họ vừa giữ được thị trường tiêu thụ vừa tiết kiệm được vốn đầu tư mà
vẫn thu được lợi nhuận cao.
- Trong quá trình gia công, bên đạt gia công còn có thể tạo thêm thị trường tiêu thụ
hàng hoá cho mình ngay tại nước nhận gia công. Những quy cách mẫu mã, kiểu
dáng, chất lượng của hàng hoá đạt gia công cũng có thể đáp ứng được thị hiếu số
đông người tiêu dùng ở nước nhận gia công, dần dần đi tới chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ ở nước đó và các nước lân cận. Đây là thực tế các nhà hoạch định chính
sách cần quan tâm.
1.1.4.2. Đối với bên nhận gia công
Trong hoạt động gia công, bên nhận gia công chỉ phải bỏ ra sức lao động và
vốn cố định ( nhà xưởng, kho bãi…). Lợi ích của bên nhận gia công thể hiện ở các
mặt sau :
- Lợi ích của bên nhận gia công có được không phải là nhỏ nhưng không dễ nhận
thấy ngay được, đó là việc giải quyết được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu của
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 9

các nước chậm phát triển khi mới tham gia vào thị trường thế giới và thực hiện
chiến lược phát triển ngoại thương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mình.
- Khai thác được lợi thế nguồn nhân lực dồi dào trong nước, giải quyết công ăn việc
làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp phần cải thiện đời sống
cho người lao động, giảm thất nghiệp…
- Giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư và kĩ thuật làm tiền đề xây dựng các
ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ trong nước, dần dần làm thay đổi
cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến,
giảm tỷ lệ hàng nguyên liệu thô, tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu.
- Khắc phục khó khăn về thị trường tiêu thụ, đồng thời sử dụng mạng lưới về kinh
nghiệm tiêu thụ hàng hoá của nước đặt gia công. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm, tập
dượt cho việc chiếm lĩnh thị trường mới.

- Nhờ gia công xuất khẩu, có thể kết hợp xuất khẩu một số vật tư, nguyên liệu sẵn có
trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, trang bị và khai thác máy móc thiết bị tiên
tiến hoặc quy trình công nghệ mới mà không mất nhiều thời gian nghiên cứu thử
nghiệm.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân
thanh toán quốc tế.
Chính vì những lợi ích to lớn này nên phương thức kinh doanh gia công trên thị
trường quốc tế ngày càng phát triển không chỉ những nước kinh tế chưa phát triển mới
quan tâm mà ngay cả những nước công nghiệp phát triển cũng vẫn sử dụng nhằm tận
dụng tối đa những lợi ích do phương thức gia công đem lại.

1.2. Đặc điểm của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Việt Nam
1.2.1. Khái quát về hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam
1.2.1.1. Các giai đoạn phát triển của gia công hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam
Giai đoạn từ 1955- 1980, đây là giai đoạn hình thành các doanh nghiệp nhà nước,
cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thô sơ, chủ yếu làm hàng xuất khẩu thủ công. Do vậy
mặt hàng trong thời kỳ này hết sức giản đơn như: áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động,
giày vải và da, len mỹ nghệ được xuất sang thị trường các nước trong khối SNG và
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 10

Liên Xô (cũ). Phương thức gia công xuất khẩu này là việc bán hàng cho các nước
XHCN theo nghị định thư giữa hai chính phủ và được cụ thể hoá bằng nghị định thư
thương mại do Bộ Ngoại Thương ký kết. Bạn hàng không có nghĩa vụ cung cấp
nguyên phụ liệu để sản xuất những mặt hàng đó.
Giai đoạn 1981 - 1990, Việt Nam chính thức làm hàng gia công xuất khẩu, bạn
hàng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu tương ứng với số lượng đặt hàng. Cùng
với việc đổi mới phương thức gia công, là việc đổi mới trang thiết bị, quy trình công
nghệ trong sản xuất, lắp ráp thêm nhiều máy chuyên dụng. Giai đoạn này bạn hàng lớn
nhất của Việt nam vẫn là Liên Xô (cũ), khối SNG đồng thời cũng có thêm một số bạn

hàng mới đặt gia công như Pháp, Thuỵ Điển.
Đầu thập kỷ 90 do sự biến động về kinh tế, chính trị của nhà nước Liên Xô (cũ)
và các nước XHCN, Đông Âu bị sụp đổ kéo theo đó là sự xoá bỏ, ngừng ký kết các
nghị định thư về hợp tác sản xuất hàng gia công may mặc. Đây là thời kỳ khó khăn đối
với nước ta, hoạt động sản xuất gia công may mặc xuất khẩu suy giảm. Nhưng do có
sự chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang các thị trường khác và đổi mới về trang
thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, công
nhân kỹ thuật có tay nghề cao được đào tạo chính quy nên đã đáp ứng được yêu cầu về
kỹ thuật, chất lượng hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các nước.
Việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết hiệp định
khung hợp tác với EU và bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã có tác động thúc đẩy
quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và tạo điều kiện thuận
lợi để hoạt động gia công xuất khẩu phát triển mạnh mẽ, tạo đà phát triển cho ngành
dệt may Việt Nam. Từ đó đến nay ngành gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam
đã có thời gian thử thách và thực sự đã trưởng thành với những công ty hàng đầu như:
Công ty may Việt Tiến, Công ty may Thăng Long, Công ty may 10, ( Như Hoa,
2010).

SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 11

Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn
2006 – 2012
Đơn vị: tỷ USD
0
2
4
6
8
10

12
14
16
18
20
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
5,9
7,8
9,12
9,1
11,2
13,8
17,2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhận xét:
Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng
trong sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may. Kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% hàng năm trong giai đoạn từ năm 1995-
2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cũng tăng gần 8 lần từ 765 triệu USD
vào năm 1995 lên đến 5,9 tỷ USD vào năm 2006. Phần lớn hàng dệt may xuất khẩu
trong giai đoạn này là tới các nước công nghiệp phát triển chủ yếu là Mỹ và EU. Xuất
khẩu tới Mỹ gia tăng nhanh chóng kể từ sau khi ký kết Hiệp định thương mại song
phương và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cửa hàng dệt may Việt Nam. Xét về
cơ cấu hàng xuất khẩu, phần lớn hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là hàng may
mặc gia công , chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam đều tham gia vào việc gia công xuất khẩu.
Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có sự tăng trưởng
rất nhanh chóng trước khi chững lại vào năm 2009 do khủng hoảng và suy thoái kinh
tế toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng gần 1,5 lần từ 5,9 tỷ USD

SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 12

vào năm 2006 lên 9,1 tỷ USD năm 2008. Tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam đạt bình quân hàng năm là 24,8% trong giai đoạn 2007-2008. Mặc dù
tăng trưởng dệt may xuất khẩu gai đoạn này không cao hơn nhiều so với các giai đoạn
trước đó, những việc gia nhập WTO đã giúp khôi phục lại tốc độ tăng trưởng nhanh
của xuất khẩu dệt may sau khi đã chững lại trong giai đoạn 2005-2006. (Tác giả tự
tổng hợp)
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt may cũng như
các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam, làm giảm nhu cầu trên các thị trường xuất
khẩu. Trong bối cảnh chung của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng dệt
may cũng tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm 2008 và năm 2009. Tăng trưởng
xuất khẩu hàng dệt may giảm từ mức trên 30% của năm 2007 xuống còn 18% vào năm
2008. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục suy giảm trong nửa đầu năm 2009,
trước khi có sự phục hồi vào những tháng cuối năm 2009 chủ yếu là nhờ việc đẩy
mạnh xuất khẩu tới các thị trường ngoài Mỹ và EU. (Tác giả tự tổng hợp)
Từ năm 2010, xuất khẩu dệt may Việt Nam bắt trở lại với những bước tiến đáng
kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2011 của nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng
25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn
2001-2010. (Tác giả tự tổng hợp)

1.2.1.2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và
phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều
công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo
điều kiện để phát triển nền kinh tế.
SVTH: LÂM THỊ THU LỘC GVHD: Th.S HÀ ĐỨC SƠN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 13


Biểu đồ 1.2. Top 10 nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên tỷ USD
năm 2012.
Đơn vị: USD

Nguồn: Vneconomic (2012)
Theo “ Báo cáo tóm tắt tình hình dệt may Việt Nam, 2012” thì trong những năm
gần đây ngành công nghiệp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng
trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp
quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp. Ngành dệt may có
năng lực như sau:
- Về kim ngạch xuất khẩu: Dệt may là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2012, ngành dệt may lần thứ tư liên tiếp
đứng số 1 về kim ngạch xuất khẩu trong các ngành hàng của Việt Nam, với 15,09
tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng, trong đó 13,06 tỷ USD hàng gia công may mặc
(chiếm 86,5 % kim ngạch dệt may xuất khẩu) và 2,03 tỷ USD sản phẩm sợi.Theo
đó, tăng trưởng xuất khẩu dệt may nhìn chung đã cao hơn tốc độ tăng năm 2011 so

×