Các yêu cầu pháp lý cho việc
phát triển thương mại điện tử
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai Thương mại điện
tử.
Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao
dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải
thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện
thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình
thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc
đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh
vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể
để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững
chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng
trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có
cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Hơn thế nữa thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ
thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong
những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một
cách chặt chẽ.
Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực
tham gia và ủng hộ "Chương trình hành động chung" mà khối này đã đưa ra về thực hiện
"Thương mại phi giấy tờ" vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước
đang phát triển. Việt nam cũng tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-
ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các nước trong khối đã
thông qua. Chính vì thế những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà
nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển thương mại điện tử
2.1. Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử
Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được sử dụng như là một
trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các
hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái
niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm
công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng
nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được
ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao
kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do
không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương
mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao
dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy việc xoá bỏ rào cản
đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự
ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.
Việc chúng ta ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử có thể được thực hiện
bằng hai cách chính như sau:
Thứ nhất: Nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản
này.
Thứ hai: Phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá trị tương đương với
văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:
- Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết.
- Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin
- Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin
Hiện nay tại Việt nam vấn đề này chúng ta đã có đề cập đến và đã được giải quyết tuy còn ở một
góc độ rất hạn chế. Trong luật Thương mại Việt nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá
thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi
là hình thức văn bản. Tuy nhiên ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì vấn đề này
chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy để hoàn thiện và có một cách hiểu
thống nhất chúng ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.
2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được
chứa đựng trong văn bản. Có một số đặc trưng cơ bản của chữ ký là:
- Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản
- Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản.
Trong giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử, các yêu cầu về đặc trưng của chữ
ký tay có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan
trọng trong văn bản điện tử. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và
pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về
thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Những công
nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc
học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này. Luật
pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện
tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác
chữ ký điện tử của các bên đối tác. Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ
ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và
đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ
mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.
Ðối với Việt nam vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng ta mới có những bước đi
đầu tiên. Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg về chấp nhận chữ ký
điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam đề nghị. Có thể coi đây
là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử hiện đang được áp dụng tại Việt nam.
Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện và nhân rộng để chữ ký điện tử trở thành
phổ biến trong các giao dịch thương mại điện tử.
2.3. Vấn đề bản gốc
Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinh
doang điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi
trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử.
Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn
vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc
mã hoá tài liệu được ký kết. Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có
giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị
chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai
trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử. Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử
được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch thương mại
điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống.
Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà
đã được nêu ở phần trên.
Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho thương mại điện tử phát triển là một
việc làm mang tính cấp thiết. Dẫu là còn nhiều vấn đề mà chúng ta phải bàn về nó song một thực
tế là thương mại điện tử không thể phát triển mạnh và hoàn thiện nếu như không có môi trường
pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động. Theo kế hoạch tới cuối năm 2002 Bộ Thương mại sẽ trình Chính
phủ Pháp lệnh về Thương mại điện tử. Ðây là sẽ một tin vui cho tất cả những ai đã, đang và sẽ
triển khai, quan tâm đến thương mại điện tử.
(Theo Sàn Giao dịch Thương mại điện tử VNemart.Chi tiết truy cập tại:
http:// www.vnemart.com.vn)
Hình 0.1
Nghiên cứu thị trường trên mạng
1. Cách thức cung cấp thông tin trên mạng
Câu trả lời là ở hai phần, thứ nhất nó liên quan tới việc tổ chức của Web, thứ hai nó liên quan sự
tới việc phổ biến thông tin.
Web không được tổ chức một cách chính thức, có nghĩa là không một sự điều khiển trung tâm
nào hay cá nhân có thẩm quyền nào làm cho các thông tin trở nên có giá trị trên Web, hoặc làm
thế nào để nó xuất hiện . Tuy nhiên, mặc dù không một nơi nào đồng ý đăng ký các site, thông
tin trên Web vẫn có thể lấy ra bằng cách tìm kiếm nó và nó được lấy ra bằng cách được cung cấp
.
Về mặt nhu cầu mà nói, người ta tìm kiếm thông tin để làm phương tiện nghiên cứu, tìm chỉ dẫn,
quảng cáo, tiến cử cá nhân, các cổng chủ đề đặc trưng và đôi lúc là những e-mail tự nguyện để
tìm những site thích hợp.
Về mặt cung, để cung cấp những thông tin có giá trị cho mọi người bạn phải:
·
Ðảm bảo rằng những trang Web của mình được đăng ký với những phương tiện nghiên cứu
chỉ số như Alta Vista, Google và HotBot, và với những trang Web như Yahoo
·
Quảng cáo trên những tạp chí in ấn hoặc tạp chí chuyên môn trực tuyến.
·
Ðẩy mạnh việc đòi giá thấp hoặc miễn phí đối với những nhóm thông tin, hoặc bằng cách sử
dụng e-mail và những trang tin tức có lựa chọn và đáng tin cậy, hoặc bằng cách nhờ khách
hàng trên mạng giới thiệu bạn với bạn bè của họ (và cung cấp một số ưu đãi nhỏ cho những
giới thiệu này).
2. Các địa chỉ mà bạn có thể tìm những thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, các bản yêu cầu về kiểm dịch thực vật, các yêu
cầu về môi trường và bảo vệ người tiêu dùng đối với sản phẩm của bạn.
Nếu bạn đang có kế hoạch bán sản phẩm cho nước ngoài, điều cần thiết là những sản phẩm đó
phải phù hợp với những tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ của quốc gia đó như câu hỏi ở đề mục đã
nêu. Ðồng thời bạn cũng phải đảm bảo rằng thông tin về những tiêu chuẩn đó phải luôn luôn
được cập nhật.
Các chính phủ, các cục quản lý tiêu chuẩn quốc gia và các tổ chức quốc tế đang bắt đầu cảm
thấy việc phổ biến những tài liệu văn phòng thông qua Internet dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với
việc gửi các ấn phẩm được in ấn theo đường bưu điện.
Một số site có ích, cũng là những site đặc trưng trong cơ sở dữ liệu “Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn”
của ITC, đó là:
·
Codex Alimentarius Commission, địa chỉ: , cung cấp những thông tin chi
tiết về giới hạn tối đa của phân bón và các tiêu chuẩn khác của ngành công nghiệp lương
thực.
·
Fish INFOnetwork, địa chỉ:
cung cấp những thông tin và những mạng lưới liên kết của các ngành công nghiệp thuỷ sản
lục địa.
·
International Organisation for Standardization (ISO), địa chỉ: cung cấp
thông tin của tất cả các tổ chức quốc gia đã nối kết với ISO, những công cụ mới, và các công
ty phải làm thế nào để có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO cho những sản phẩm của họ. Bạn có
thể viết yêu cầu cho tổ chức này cung cấp những thông tin tiêu chuẩn đặc thù.
·
Green Seal, địa chỉ: cung cấp thông tin về những thủ tục vệ sinh
môi trường, xúc tiến sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng có tinh thần trách nhiệm.
·
Packinfo-World, là trang web của Tổ chức đóng gói thế giới (World Packing
OrganisationWPO), địa chỉ: Packing Organisation -WPO),địa chỉ: kinfo-
world.org/wpo/index.html, cung cấp những thông tin về các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đóng gói.
·
Mạng dịch vụ những tiêu chuẩn thế giới (World Standards Service Network), địa chỉ;
N/index.html, cung cấp những mạng liên lạc, những thông tin của
tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO), Uỷ ban kỹ thuật điện thế giới (IEC), Hiệp hội truyền hình
thế giới (ITU), WSSN đồng thời cũng cung cấp các mạng liên lạc đến hầu hết các viện tiêu
chuẩn quốc gia.
Cơ sở dữ liệu trực tuyến chính như DIALOG () đã thiết lập những trang
web để xúc tiến các dịch vụ của họ và thiết lập các phần mềm thông tin truy cập dễ dàng hơn mà
không cần đến những sự kết nối của modem đặc biệt.
3. Các nguồn thông tin nghiên cứu thị trường điện tử trên Internet.
ITC () vừa mới biên soạn một thư mục của các cổng thương mại điện tử,
chúng ta cũng có thể tìm thấy nó ở mục. Những bản tóm tắt đặc biệt (Special Compendiums) qua
các thông số dẫn đến các nguồn thông tin thương mại trên Internet .
Các cổng đó được liệt kê ra làm 3 loại:
·
Phục vụ cộng đồng (Service Communities), bao gồm các cổng như EI Engineering Village, có
thể dùng địa chỉ: , nó cung cấp cho chúng ta sự hỗ trợ và hướng dẫn tìm
kiếm trực tuyến, thông tin liên hệ về các chuyên gia kỹ sư, thông tin kỹ thuật và kinh doanh,
và các công trình nghiên cứu công nghiệp mới nhất.
·
Các cổng sản phẩm (Product Portals): bao gồm site của người Châu Á và cộng đồng Pacific
Coconut, địa chỉ: nó công bố những trang tin tức và các
tài liệu khác, đưa thông tin chi tiết về các hội nghị, quảng cáo các sự kiện, là người giúp đỡ ý
kiến và là tổ chức cung cấp các dịch vụ thúc đẩy thị trường phát triển.
·
Các cổng quốc gia/lục địa (country/regional portals): một ví dụ là Intermundo Ejecutivo của
Mêxicô, địa chỉ: Site này cung cấp những thông tin về kinh
tế, thương mại, công nghiệp và kỹ thuật của người Mêxicô cũng như các mục đặc biệt thú vị
như Mujer Ejecutiva cho nữ thương nhân.
Những thư mục khác tuy không phải là những thư mục đặc thù phục vụ cho thương mại điện tử,
nhưng nó cũng sẽ rất hữu dụng đối với những loại thương mại bình thường, ví dụ như những thư
mục về cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu,v.v...
Một vài thí dụ điển hình như:
·
Hướng dẫn đến thư mục của những nhà nhập khẩu: Bertrand Jocteur-Monrozier. Miễn phí với
các nước phát triển. Trung tâm thương mại thế giới UNTAD/WTO,Palais des Nations,CH1211
Ðại lộ số 10, Thuỵ Ðiển. Ðiện thoại:+41 22 730 0111, Fax:+41 22 733 4439, E-mail:
.Danh sách được in thành những thư mục, những nhà nhập khẩu, cơ sở
dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu CD-ROM và các trang web .
·
Mục liên hệ thông tin (Contact Information) của chỉ số dẫn tới nguồn thông tin thương mại
trên Internet của ITC (xem phần trên).
·
Thư mục của các tiểu thương người Châu Âu: Công ty trách nhiệm hữu hạn Newman Book,
đường cầu Vauxhall số 32,Luân Ðôn SWIV 2SS, UK. Ðiện thoại: +44 171 973 6402, Fax: +44
171 973 4798, E-mail:
4. Những nguồn thông tin mà bạn có thể tìm kiếm về những đối thủ cạnh tranh
Những nguồn sơ cấp:
Ðiều quan trọng nhất của những nguồn thông tin sơ cấp về những gì mà đối thủ cạnh tranh của
bạn đang thực hiện là những biên bản thương mại thuộc lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Các biên
bản này cung cấp cập nhật thông tin về tình trạng thị trường (nội địa và/hoặc quốc tế) cho sản
phẩm và dịch vụ của bạn, cũng như tin tức, phân tích, mô tả sơ lược công ty.
Một số ví dụ về những biên bản thương mại công nghiệp đó là:
·
Metal Bulletin: quan hệ với công nghiệp kim khí, xuất bản 2 lần trong tuần, có trang web địa
chỉ là:
·
The Grocer: kiểm soát nền công nghiệp lương thực và đồ uống của United Kingdom, xuất
bản 2 tuần một lần. có địa chỉ website là : .
Tổ chức phát triển thương mại của bạn có thể cũng trở thành nguồn thông tin hữu dụng đặc biệt
là khi nó công bố các kinh nghiệm chuyên môn. Nó cũng có thể là nơi cất trữ các bản báo cáo
quan trọng được phổ biến hàng năm của các công ty tư nhân, và đó chính là nguồn thông tin
quan trọng về những gì một công ty đang thực hiện.
Những nguồn thứ cấp:
Các cơ sở dữ liệu được đề cập có thể thật sự có giá trị khi nó liệt kê các nguồn thông tin sơ cấp
đã được phân tích và chỉ dẫn, do vậy có thể dễ dàng hơn nhiều để tìm những thông tin đặc thù
thông qua sử dụng chìa khoá tìm kiếm.
Một số thí dụ về những cơ sở dữ liệu trực tuyến được đưa ra dưới đây được cung cấp bởi
DataStarWeb của công ty DIALOG, Communications Buiding, quảng trường Leicester 48, WC211
7DB Luân Ðôn, United Kingdom,
·
PTSP- Gale Group PROMT(r) Plus. Tìm kiếm thông qua cơ sở dữ liệu được tính theo giây với giá
mỗi giờ là 90 USD và bình quân mỗi lần tải xuống là 2,50 USD. PTSP là một loại cơ sở dữ liệu
công nghiệp đa hệ chứa những thông tin trừu tượng về các công ty , sản phẩm và thị trường.
·
INDY- Cơ sở dữ liệu thương mại và công nghiệp (Trade &Industry Database). Tìm kiếm thông
qua cơ sở dữ liệu được tính theo giây với giá mỗi giờ là 90$ và bình quân mỗi lần tải xuống là
3,17$. INDY là một loại cơ sở dữ liệu văn bản đầy đủ với thông tin về các công ty, các loại sản
phẩm, tiếp thị và các chủ đề khác. Ðịa chỉ:
Một loại cơ sở dữ liệu có ích khác là:
·
Reuter Business Briefing Search, địa chỉ: . Phí thuê bao được
tính theo tiền địa phương; ước tính ra đồng đôla là: 20 tiếng đồng hồ là 750$, 450$ cho 10
tiếng đồng hồ đầu tiên và 375$ cho mỗi 10 tiếng tiếp theo. Cơ sở dữ liệu này chứa các bản
nghiên cứu của các tác giả trên khắp thế giới về marketing, dự báo về kinh tế, mô tả sơ lược
công ty và phân tích đầu tư. Những bản nghiên cứu này được tính theo giá mỗi một lần xem .
5. Nguồn thông tin về các thị trường nước ngoài.
Thông tin thị trường theo đặc điểm từng nước theo các nguồn sau:
·
CIA World Fact Book, xuất bản hàng năm. Agency Intelligent Agency. có thể tìm được miễn
phí ở địa chỉ : cũng có thể kiếm
được bằng cách mua các trang in (65$) hoặc đĩa CD-ROM(17$). Người quản lý tài liệu, PO Box
371954, Pittsburgh, PA 15250-7954, USA. Ðiện thoại :+1 202 512 1800, Fax:+1 202 512
2250, E-mail: Cung cấp những thông tin về chính trị, địa lý và cơ sở hạ
tầng, cũng như những chỉ số kinh tế cho các quốc gia và cá nhân.
·
Country Commercial Guides, xuất bản hàng năm. Văn phòng chính phủ US, miễn phí tại địa
chỉ : US, miễn phí tại địa chỉ :
Quản lý bằng tài liệu, PO Box 371954, Pittsburgh, PA 15250-7954, USA. Ðiện thoại:+1 202
512 1800,Fax: +1 202 512 2250, E-mail: Những hướng dẫn này cung cấp
“cái nhìn toàn diện về các nước”, các môi trường thương mại, nền kinh tế thực dụng, những
phân tích chính trị và thị trường.
·
Economist Intelligence Unites Country Reports, xuất bản theo quý, 450$ một năm, mỗi năm
phát hành 04 lần. Phổ biến ở Châu Âu , vùng Trung Ðông và Châu phi, thông qua Charlie
Segal. The economist Intelligence Unit, 15 đường Regent, Luân Ðôn SW1Y4LR, UK, điện
thoại:+442078301007, Fax:+4420 7380 1023, E-mail: Phục vụ ở Châu Á và
Úc thông qua Amy Ha, Economist Intelligence Unit, trung tâm tài chính Dah Sing,108 đường
Gloucester, Wanchai, Hồng Kông, điện thoại :+852 2802 7288, Fax:+852 2802 7638, E-mail:
, ở Châu Mỹ thông qua Albert Capozelli, Economist Intelligence Unit, 111 W
đường số 57, NewYork, NY 10019, USA, điện thoại: +1 212 554 0600, Fax: +1 212 586 0248,
E-mail: Cung cấp các thông tin về sự phát triển kinh doanh, các hàng rào
kinh tế và chính trị của các quốc gia .
·
Exporters’ Encyclopaedia,xuất bản thường xuyên.Dun và Bradstreet, đường One Diamon Hill,
Muray hill, NJ 07974 1218, USA, điện thoại:+1 908 665 5000, Fax: +1 908 665 5000.Thuê bao
và bán hàng: điện thoại: 1 800 526 065, E-mail: Những yêu cầu
được cập nhật: điện thoại:+1 610 882 7000. Ðường dây nóng giải đáp những câu hỏi về xuất
khẩu: Châu Mỹ, Ðông Nam á và Châu Phi: điện thoại: +1 610 882 6124; Châu Âu, phía Bắc và
trung tâm của Châu á : điện thoại:+1 610 882 6376, Châu Phi và vùng Trung Ðông: điện
thoại:+1 610 882 7260. Cung cấp thông tin về các điều chỉnh thương mại, các yêu cầu tài liệu,
vận tải và pháp luật liên quan đến thương mại của trên 220 nước.
·
Chỉ số dẫn đến các nguồn thông tin thương mại trên mạng, Trung tâm thương mại thế giới
UNCTAD/WTO(ITC). Miễn phí ở địa chỉ: racen,org/. Mục mà tiêu đề là Siêu thị
thông tin cung cấp những tin tức gay cấn, những cơ sở dữ liệu được đề cập và dữ liệu của
những trang văn bản đầy đủ được xuất bản, được liệt kê theo từng nước.
·
Ngân hàng dữ liệu thương mại quốc gia STAT- USA. CD-ROM. Phí thuê bao: 75$ một tháng
cho 1 CD. Phòng thương mại Mỹ, Washington, DC.20230,USA. điện thoại:+1 202 482 2164, E-
mail: DC.20230,USA. Ðiện thoại:+1 202 482 2164, E-mail: Hơn 20000
trang văn bản đầy đủ về công nghiệp / quốc gia trên khắp thế giới và các siêu thị học tập được
điều khiển bởi các cố vấn thuơng mại cuả Mỹ ở nước ngoài, một đĩa CD một năm là đủ.
·
Un Marché, FF120. CFCE xuất bản, Paris. Nhà phân phối: Thư viện thương mại thế giới, đại lộ
số 10 Lêna,75783 Paris Cedex 16, điện thoại:+33 1 40 73 3460, Fax:+331 40 73 3146. Nó
chứa những thông báo thị trường, kinh tế của Pháp.
Internet là một nguồn thông tin hữu ích của siêu thị thông tin . Những trang web với siêu thị
thông tin theo từng quốc gia và lục địa được liệt kê dưới đây:
Quốc gia/ Châu lục Ðịa chỉ Internet
Africa
Argentina
/>Australia
Austria
Balgium
Brazil
Canada
European Union
China
Czech Republic
Finland
France
Germany
Ghana
Honduras
HongKong ( China)
Ireland
Japan
Mexico
Morocco
Netherlands
Phillippines
Portugal
Russian Federation
South Africa
Sweden
Turkey
United Kingdom
United State
Zimbabwe
Various countries
6. Những nơi có thể tiếp cận thị trường phục vụ lĩnh vực hoạt động của bạn
Chỉ số dẫn đến nguồn thông tin trên mạng của ITC, lấy từ địa chỉ: ,
nhóm lại các nguồn thông tin để nghiên cứu từng lĩnh vực.
·
Mục Siêu thị thông tin của Index có một tiểu khu với những siêu liên kết với các nhà xuất bản,
bao gồm siêu thị học tập, ra đời bởi các tổ chức quốc gia như các phòng ban thương mại.
·
Tiểu khu của Special Compendiums (Những bản tóm tắt đặc biệt) thuộc các tổ chức xúc tiến
thương mại có những siêu liên kết với các cơ quan xúc tiến nhập khẩu (IPOs) trên cơ sở các
nước phát triển có chế độ thuế có lợi cho thương mại, nhập khẩu, các nước đang phát triển.
Nhiều cơ quan xúc tiến thương mại tiến hành và công bố nghiên cứu trị trường mang tính lĩnh
vực. Một ví dụ điển hình là trung tâm của Netherland khuyến khích nhập khẩu từ những nước
đang phát triển(CBI), địa chỉ của họ là: PO Box 30009, N1 3001 DA Rotterdam; điện thoại:
+31 10 201 34 34, Fax: +31 10 411 40 81, Email: ; . Hầu hết các
nghiên cứu thị trường của CBI đều có thể lấy xuống miễn phí, trừ một số nhà xuất bản có lấy
giá in ấn.
Một số IPO được liệt kê trong những chỉ số của ITC cũng có thể tự mình bán các bản nghiên cứu
thị trường .
Internet là một tài liệu nghiên cứu thị trường có nhiều ưu điểm. Hiện nay có rất nhiều các cổng
thông tin chuyên môn về sản phẩm và công nghiệp, như cổng thông tin công nghiệp kim loại địa
chỉ : , và cổng thông tin của ngành công nghiệp giấy và bột giấy, địa
chỉ: Các cổng thông tin khác được liệt kê trong phần Chỉ số dẫn
đến những nguồn thông tin thương mại trên Internet của ITC. www.tradeport.org cũng chứa
những bản nghiên cứu thị trường như một ngành công nghiệp.
(Theo Sàn Giao dịch Thương mại điện tử VNemart. Chi tiết truy cập tại:
http:// www.vnemart.com.vn)
Một số vấn đề kỹ thuật trong
thương mại điện tử
1. Giới thiệu một số giải pháp thương mại điện tử điển hình
1.1. Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp
Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site Server 3.0
Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm vào các doanh nghiệp vừa
và lớn quan tâm đến việc xây dựng các WEB site thương mại điện tử cho cả hai môt hình doanh
nghiệp-tới-người dùng (B2C) và doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B). Các khách hàng sử dụng
Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition có thể kể đến bao gồm Office Depot,
BarnesandNoble.com, 1-800-FLOWERS, Eddie Bauer, Tower Records và nhiều công ty thành công
khác trong lĩnh vực thương mại điện tử. Phần mềm này có mức giá 4,609 USD cho một máy chủ
với bản quyền truy nhập cho 25 người dùng hoặc 5,599 USD cho một máy chủ và bản quyền truy
nhập cho 50 người.
"Kinh doanh trực tuyến không đơn thuần chỉ là việc nhận các giao dịch trên WEB", Gytis
Barzdukas, giám đốc sản phẩm của bộ phận tiếp thị Internet tại Microsoft giải thích về chiến
lược thương mại điện tử của Microsoft, "cần phải tự động hoá toàn bộ qúa trình kinh doanh trong
thực tế từ bộ phận lãnh đạo, nghiên cứu thị trường và quảng cáo cho đến các đối tác kinh
doanh".
Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition bao gồm ba phần chính sau:
1. Tiến hành-Engage: Thành phần này giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng các WEB site
thương mại điện tử, tiến hành các công việc tiếp thị và quảng cáo trên WEB site cũng như tạo các
trang WEB động phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân khi truy nhập vào WEB site này. Các đặc
tính của phần này bao gồm:
§
Ad Server, công cụ thực hiện các quảng cáo trực tuyến.
§
Intelligent CrossSell, tự động thực hiện các chương trình khuyến mại riêng biệt hoặc
đan chéo.
§
Buy Now, công cụ tiếp thị trực tiếp cho phép các công ty trình bày thông tin sản
phẩm và các mẫu đơn đặt hàng trên WEB cũng như thu thập các thông tín của khách hàng
trong các pano quảng cáo hoặc dưới các khuôn dạng trực tuyến khác.
§
WEB site Server Personalization and Membership, công cụ cho phép tự động tạo ra
các kịch bản của Active Server Page (một dạng ngôn ngữ kịch bản lập trình của Microssoft sử
dụng trên WEB).
§
Database and Database Schema Independence, kết nối với các hệ cơ sở dữ liệu và
kiến trúc cơ sở dữ liệu độc lập.
§
WEB site Foundation Wizard, cho phép người quản trị hệ thống tạo dựng các cấu trúc
nền tảng của WEB site bao gồm cả thư mục ảo và thư mục vật lý.
§
WEB site Builder Wizard, cho phép các chủ cửa hàng trên mạng tạo các cửa hàng
riêng biệt hoặc cửa hàng với nhiều cấp khác nhau.
§
Commerce Sample WEB sites, năm cửa hàng mẫu sẵn có được xây dựng bằng Active
Server Pages giúp cho người sử dụng có được một ví dụ hoàn chỉnh về một hệ thống thương
mại điện tử ở nhiều mức.
§
Integration with Microsoft Visual InterDev, một hệ thống phát triển tích hợp cho
phép xây dựng các ứng dụng WEB động.
§
Content Deployment, cho phép người quản trị WEB site tách rời các phần đang phát
triển với các phần sẵn có và đang hoạt động của WEB site.
§
Pipeline Configuration Editor, một công cụ soạn thảo cho phép người quản trị sửa đổi
các quá trình đặt hàng hoặc các đường kết nối chuyển đổi thông tin thương mại.
§
Commerce Server Software Development Kit (SDK), công cụ để xây dựng các thành
phần của một quá trình xử lý đơn đặt hàng.
§
Microsoft Wallet Software Development Kit (SDK), công cụ cho các nhà phát triển
thứ ba mở rộng hệ thống thanh toán của Microsoft với các kiểu thanh toán của họ.
§
Migration and Comptibility from Commerce Server 2.0, khả năng nâng cấp và tương
thích ngược với các ứng dụng từ phiên bản 2.0 trước đó.
2. Giao dịch-Transact: Cho phép người quản lý hệ thống kiểm soát các giao dịch tài chính trực
tuyến với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng nhiều mức, quản lý và định hướng
các giao dịch. Các đặc tính của thành phần này bao gồm:
§
Corporate Purchasing Support, gồm các tính năng kiểm tra quyền truy nhập hệ
thống của nhân viên, các lưu đồ và đánh dấu phê chuẩn một quá trình mua hàng của công ty,
sơ đồ lưu trữ thông tin về các sản phẩm cần mua, hỗ trợ các đơn mua hàng có nhiều khuôn
dạng đầu ra cần xử lý khác nhau.
§
Commerce Interchange Pipeline, một hệ thống cho phép trao đổi thông tin với các hệ
thống thông tin kinh doanh có cấu trúc sử dụng Internet hoặc các hệ thống EDI sẵn có.
§
Order Processing Pipeline, một hệ thống các bước xử lý đơn đặt hàng tương ứng
theo các quy tắc kinh doanh khác nhau.
§
Windows NT Integration, tích hợp với Windows NT.
§
Windows NT Security Support, hỗ trợ các cơ chế bảo mật của Windows NT.
§
Integration with Microsoft Internet Information Server 4.0, tích hợp với Microsoft
Internet Information Server 4.0.
§
Integration with Microsoft Transaction Server, tích hợp với Microsoft Transaction
Server.
§
Microsoft Wallet Integration, tích hợp với Microsoft Wallet.
1.
Phân tích-Analyze: Giúp các công ty đánh giá được các giao dịch mua bán của khách hàng
và bạn hàng, các mức sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra được các quyết định thay đổi nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh điện tử. Các đặc tính của thành phần này bao
gồm:
Analysis, phân tích chi tiết các giao dịch mua bán và tần số truy nhập của WEB site
§
Purchase and Order Hístory, lưu trữ các thông tin về các lần mua hàng của khách
hàng trong qúa khứ.
§
WEB site Server Administrator, cung cấp một công cụ quản lý tập trung cho tất cả
các chức năng của hệ thống.
§
Promotion and Cross Sell Manager, hỗ trợ cho giám đốc tiếp thị thực hiện các chương
trình khuyến mại cho một sản phẩm hoặc đan chéo nhiều sản phẩm.
§
Order Manager, quản lý toàn bộ các dữ liệu bán hàng theo tháng, năm, sản phẩm,
chủng loại hoặc toàn bộ các sản phẩm.v.v..
"Thương mại điện tử không phải là một giải pháp đơn giản", Barzdukas nhấn mạnh, "Có rất nhiều
điều phức tạp xuất hiện, rất nhiều mối tương tác xảy ra với nhiều đối tác khác nhau, nhiều công
nghệ khác nhau. Hệ thống sẽ phải giải quyết hàng nghìn mối liên hệ khác nhau giữa rất nhiều
các công ty khác nhau và các hệ thống khác nhau". Ðiều mà Barzdukas muốn nói tới là các vấn
đề liên quan đến cơ sở dữ liệu sản phẩm, xử lý thanh toán, tính toán thuế, và cơ sở dữ liệu về
khách hàng. Ðiều mà Microsoft muốn làm theo Barzdukas nói là "Biến WEB site Server thành một
nền tảng cho các công việc kinh doanh, phát triển thương mại điện tử, mở rộng , tích hợp và cảI
tiến các công việc kinh doanh mà công ty đang thực hiện".
Giải pháp của Microsoft là một hệ thống mở và có khả năng mở rộng kết nối với các hệ thống
khác cung cấp các chức năng phức tạp hơn như xử lý thanh toán của CyberCash hoặc xử lý các
giao dịch nền của các công ty như Open Market Inc. .
1.2. Giải pháp thương mại điện tử của IBM
Chiến lược thương mại điện tử của IBM được gọi là e-business, nó bao gồm cả phần cứng và
phần mềm cho an toàn trên mạng thông qua xử lý giao dịch. Ðối với thương mại trên WEB, IBM
có sản phẩm được gọi là Net.Commerce một phần mềm chạy trên máy chủ cho cả hai ứng dụng
doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C). Giá khởi đầu của
Net.Commerce là 4,999 USD, dành cho các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh muốn thiết lập
một cửa hàng trực tuyến riêng của họ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngoài ra nếu các
công ty có nhu cầu mở rộng các ứng dụng của Net.Commerce thì họ có thể nâng cấp lên phiên
bản hỗ trợ nhiều vi xử lý và phải chi thêm một khoản tiền nhất định. Net.Commerce là một phần
mềm mà trên đó các giải pháp về thương mại điện tử của IBM được thực hiện. "Chúng tôi tập
trung toàn bộ vào khả năng nâng cấp của hệ thống và tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu cỡ
lớn", Tom Patterson, giám đốc về chiến lược thương mại điện tử của IBM cho biết.
Các khách hàng lớn của IBM sử dụng giải pháp Net.Commerce có thể kể đến bao gồm, Borders
Books and Music với doanh số 1 tỷ USD một năm dùng giải pháp Net.Commerce để thiết lập một
cửa hàng trực tuyến trên WEB. Aero-Marine Products, nhà sản xuất có doanh thu 5 tỷ USD một
năm, có kế hoạch giới thiệu 80,000 linh kiện điện tử của mình trên mạng. Net.Commerce bao
gồm các tính năng sau:
§
SET Support: Hỗ trợ chuẩn công nghiệp cho Giao dịch Ðiện tử An toàn-Secure Electronic
Transactions (SET), được phát triển bởi một tổ hợp các công ty bao gồm MasterCard, Visa,
IBM, Netscape, VeriSign
§
Intelligent Catalog Technology: Cung cấp một "trợ giúp bán hàng ảo" cho việc xem xét và thu
nhận các thông tin về sản phẩm trên WEB.
§
ODBC support: Cho phép người quản lý sử dụng hệ thống với các hệ thống quản trị cơ sở dữ
liệu cớ lớn như Oracle, Sybase, Informix…
§
Support for Netscape Enterprise Web Servers: Cho phép các công ty mở rộng các WEB site
đạng chạy trên nền Netscape Server với các tính năng được thiết lập cho một cửa hàng điện tử
trên mạng.
Ngoài ra IBM còn kết hợp với các công ty khác như Taxware International, First Virtual Holding để
cung cấp cho khách hàng các các ứng dụng như tính thuế, xử lý thanh toán và các chức năng
khác mà IBM không cung cấp. Ðiểm mạnh của Net.Commerce là khả năng tích hợp nền với các
hệ thống cơ sở dữ liệu như Oracle , Informix đồng thời cho phép tạo dựng một cách mềm dẻo các
gian hàng trên WEb với khả năng tìm kiếm thông minh cho một số lượng sản phẩm lên đến hàng
chục nghìn và hoàn toàn tương thích với SET.
2. Những vấn đề cần quan tâm đến nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) và nhà thiết kế
mạng.
Trong thời buổi bùng nổ thông tin như ngày nay thì số lượng các nhà cung cấp các dịch vụ mạng
(ISP) và số các nhà thiết kế mạng tăng lên nhanh chóng khiến cho chúng ta có nhiều cơ hội để
lựa chọn. Có rất nhiều nhu cầu từ phía các khách hàng đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng
mà các nhà thiết kế mạng. Các ISP và các nhà thiết kế mạng thông thường đưa ra năm kiểu dịch
vụ: truy cập thông qua hệ thống điện thoại hoặc sử dụng các đường thuê riêng (leased line), các
dịch vụ web hosting, phát triển website và đặc biệt là các dịch vụ thiết kế web cho các cơ sở dữ
liệu và việc đào tạo qua mạng.
Một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý khi truy cập trên Internet:
·
Vấn đề giả cả của họ như thế nào?
·
Bao nhiêu người dùng chung một modem mà doanh nghiệp không phải trả thêm tiền?
·
Có hỗ trợ kỹ thuật 24/24 không? Chất lượng hỗ trợ kỹ thuật như thế nào?
·
Các dịch vụ cụ thể là gì, sử dụng chúng như thế nào?
·
Tốc độ đường truyền có nhanh không, sự ổn định của mạng có được duy trì thường xuyên
không?
Một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý tới Web hosting
·
Sự kết nối Internet nhanh như thế nào? Bạn so sánh như thế nào với tốc độ mà được cung cấp
bởi các ISP khác?
·
Có bao nhiêu bộ nhớ cho một người sử dụng (thông thường là từ 2-8Mbytes)
·
Tôi có có được tên miền thông qua bạn và chi phí là bao nhiêu?
·
Bạn sẽ phát triển như thế nào và kế hoạch phát triển của bạn là gì?
·
Các công cụ quản lý site mà bạn cung cấp là gì?
·
Bạn có đưa ra Telnet và FTP để truy cập tới site đó không?
·
Bạn có đưa ra các dịch vụ trị giá gia tăng như chương trình Microsoft FronPage mở rộng
không?
Một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý đối với các nhà thiết kế web?
·
Những địa chỉ website nào tốt nhất mà bạn đã từng thiết kế?
·
Những site với chi phí đắt nhất và rẻ nhất mà bạn đã tạo ra là gì?
·
Bạn mất thời gian bao lâu để tạo ra một website?
·
Bạn thực hiện việc đồ hoạ trong các website như thế nào?
·
Bạn sẽ giúp chúng tôi quảng bá website của chúng tôi như thế nào?
·
Ðăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm như thế nào?
3. Cách thức tạo ra một website
Ðể tạo ra một Website có chất lượng đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng thành thực và một sự
nghiên cứu kỹ về Web. Bạn phải biết mình sẽ làm gì và không nên làm gì để đưa tất cả các ý
tưởng đó vào việc xây dựng một Website.
Ðể tạo ra một Website bạn cần phải theo làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Bạn cần phải đề cập đến những vấn đề sau đây:
·
Những ý tưởng tổng quan của bạn
·
Mục đích của bạn cần đạt tới đối với website của bạn
·
Ðối tượng mà bạn cần nhắm tới là ai
·
Bạn đã có những thông tin gì trong tay và bạn sử dụng chúng như thế nào
·
Bạn sẽ tổ chức thông tin như thế nào để bảo đảm sự truyền đạt thông tin là được sáng tỏ
Bước 2: Sau khi đã đưa ra được các điểm trên bạn sẽ:
·
Tiến hành tổ chức các phần mục và các thông tin mà bạn có trên site của bạn. Tạo ra các
nhánh, các tiêu đề và các tiêu để phụ để bạn có thể tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ
dàng để không lãng phí thời gian đối với các thông tin mà bạn không quan tâm.
·
Lựa chọn các từ khoá thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tìm
kiếm.
Bước 3:
·
Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site của bạn từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CDROM. Ðó có
thể là những hình ảnh về sản phẩm, văn phòng làm việc của bạn, các chuyên gia chính của
công ty.
·
Chuyển đổi các hình ảnh đến vị trí thích hợp và có sự chỉnh sửa về mầu sắc và kích cỡ cho phù
hợp.
Bước 4:
·
Khi bạn đã có bộ khung của mình thì bạn bắt đầu chuẩn bị tạo ra website bằng việc sử dụng
ngôn ngữ siêu văn bản (HTML). Tiến hành chuyển đổi các văn bản text của mình tới HTML mà
bạn có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài các gói thông tin được lựa chọn
khác. Chúng ta đã có một vài chương trình phần mềm rất thuận tiện cho người sử dụng mà có
thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành ngôn ngữ HTML mà thậm chí bạn không
cần biết một chút gì về HTML.
·
Bạn có thể lựa chọn khi bạn thiết kế website của bạn hoặc là bạn tham gia vào các khoá đào
tạo về thiết kế web ngay từ đầu hoặc bạn có thể thuê các chuyên gia bên ngoài về thiết kế web
để giúp cho bạn.
Bước 5:
·
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa website của bạn lên Internet
Bước 6:
·
Thiết lập tên miền của bạn
·
Ðăng ký tên website của bạn với các nhà tìm kiếm
·
Quảng cáo và khuyếch trương website của bạn đối với các khách hàng mục tiêu. Có thể thực
hiện được điều này thông qua các phương pháp truyền thống như gửi thư, truyền thanh, truyền
hình cũng như có các biển hiệu quảng cáo.
·
Một điều quan trọng là bạn thông qua các công cụ tìm kiếm tiện ích như (Lycos, Alta Vista,
Google...) đảm bảo rằng website của bạn phải thật nổi bật. Ðây là việc tốn rất nhiều thời gian.
·
Một điều rất quan trọng là các thông tin của bạn phải được cập nhật hàng ngày
3. Vấn đề tên miền và bảo vệ tên miền
Trong một môi trường Internet khổng lồ để có thể dễ dàng cho phép mọi người tìm thấy website
của bạn thì việc thiết lập một tên miền để cá biệt hoá bạn là điều rất cần thiết (Ví dụ như tên
miền của ITC là .intracen.org). Chúng ta phải làm việc đó vì đó sẽ khiến cho mọi người tìm thấy
bạn một cách dễ dàng hơn nhiều so với việc nhớ địa chỉ IP của bạn trên Internet.
Thông thường mọi người sử dụng một nhóm của bốn các chữ số giữa 0 và 255 cùng với dots giữa
từng nhóm như là địa chỉ của họ trên Internet: ví dụ 163.45.210.32. Sẽ không có một sự tương
quan cố hữu nào bất cứ các nhóm con số và một tên miền của bạn ví dụ như bất cứ một công ty
máy tính nào với tên miền .com hoặc đặt tại Nigeria có thể tìm thấy một cách dễ dàng tại địa chỉ
IP. Sẽ rất đơn giản trong việc kết nối giữa bất cứ một địa chỉ IP nào và tên miền do được lưu trữ
trong cơ sở dữ liệu là Hệ thống tên miền (DNS).
Sựu ra đời DNS là một thành tựu của hệ thống Internet toàn cầu và là một minh chứng cho sự
hợp tác quốc tế tư nhân nổi bật. Hệ thống này được duy trì và kiểm soát bởi Hiệp hội Internet về
đăng ký tên và chữ số (ICANN) là một tổ chức cá nhân phi lợi nhuận mà tiền thân được thành lập
với mục đích hỗ trợ chính phủ Mỹ.
Tên miền được chia thành 2 cấp độ cao nhất: tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.
Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org và đến cuối năm nay sẽ chính
thức có thêm tên miền biz và info.
Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu này do ICANN tổ chức và
quản lý. Việt nam có phần đuôi là VN, Australia có tên là AU, Pháp là FR,...Hiện nay có hơn 200
tên miền quốc gia khác nhau. Dưới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 (ví dụ
COM.VN, EDU.VN,...).
Hiện nay vấn đề đăng ký và bảo vệ tên miền là một trong những vấn đề nổi cộm. Về phía các
doanh nghiệp họ cần phải có những hiểu biết cơ bản về bản quyền và về sở hữu trí tuệ để có tìm
cách bảo vệ tên miền và nội dung mà mình đưa lên trang Web.
Ðể bảo vệ tên miền Internet một điều cần thiết và tương đối đơn giản là đăng ký tên miền đó với
các tổ chức quốc tế có các chức năng lưu trữ và quản lý tên miền. Nói chung, khi doanh nghiệp
thiết kế trang Web nên giao việc đăng ký tên miền cho nhà thiết kế hoặc cho nơi đặt nội dung
trang Web (Web hosting).
Nếu doanh nghiệp tự đăng ký, trước hết chúng ta nên xem tại trang Web có địa chỉ
() hoặc xem tên mình định đăng lý có trùng
với một tên nào đó đã đăng ký trước hay không, nếu không chỉ việc gửi tên miền của mình tới
InterNIC theo mẫu được hướng dẫn ngay trên trang Web của InterNIC.
(Theo Sàn Giao dịch Thương mại điện tử VNemart. Chi tiết truy cập tại:
http:// www.vnemart.com.vn)
Một số văn bản pháp lý về
thương mại điện tử
Ðạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)
Phần một: Thương mại điện tử nói chung
Chương I: Các quy định chung
Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Ðạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động
thương mại
Ðiều 2. Các định nghĩa
Trong đạo luật này, các từ ngữ được hiểu như sau:
(a) "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc
các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện
tín, điện báo hoặc FAX;
(b) "Trao đổi dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng
phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin;
(c) "Người khởi phát" một thông điệp dữ liệu là người hoặc nhân danh người ấy, gửi hoặc tạo ra thông điệp dữ liệu ấy trước
khi nó được lưu trữ, nếu có, nhưng không bao gồm người đứng làm trung gian đối với thông điệp dữ liệu đó;
(d) "Người tiếp thụ" một thông điệp dữ liệu là người mà người khởi phát chủ định sẽ tiếp nhận thông điệp dữ liệu đó,
nhưng không bao gồm người đứng làm trung gian đối với thông điệp dữ liệu đó;
(e) "Người trung gian" đối với một thông điệp dữ liệu cụ thể, là người nhân danh một người khác mà gửi, nhận hoặc lưu trữ
thông điệp dữ liệu đó hoặc cung ứng các dịch vụ liên quan tới thông điệp dữ liệu đó;
(f) "Hệ thống thông tin" là một hệ thống tạo ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu trữ, hoặc xử lý bằng cách khác các thông điệp dữ liệu;
Ðiều 3: Diễn giải
(1) Khi diễn giải Ðạo luật này, phải tham chiếu tới nguồn gốc quốc tế của nó và tới nhu cầu thúc đẩy tính thống nhất trong
khi áp dụng nó, và tới việc tôn trọng sự ngay tình.
(2) Các vấn đề liên quan tới các tình huống được điều chỉnh bưỏi Ðạo luật này mà không được giải quyết phù hợp với các nguyên
tắc chung mà Ðạo luật này lấy làm cơ sở.
Ðiều 4: Sai biến theo thoả thuận
(1) Trong quan hệ giữa các bên tham dự vào việc tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ hoặc xử lý bằng cách khác các thông điệp điện tử,
các điều khoản của chương III có thể được sửa đổi theo thoả thuận, trừ trường hợp có quy định khác.
(2) Ðoạn (1) không ảnh hưởng tới bất kỳ quyền nào mà có thể đã có về việc sửa đổi theo thoả thuận, bất kỳ quy tắc pháp lý
nào được đề cập tại chương III
Chương II: Các điều kiện luật định đối với các thông điệp dữ liệu
Ðiều 5. Công nhận pháp lý các thông điệp dữ liệu
Hiệu lực pháp lý, tính giá trị hoặc hiệu lực thi hành của thông tin không thể bị phủ nhận chỉ vì lý do thông tin ấy được thể
hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu.
Ðiều 6. Văn bản viết
(1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi thông tin phải thể hiện bằng văn bản viết, thì một thông điệp dữ liệu được coi là
thoả mãn đòi hỏi ấy nếu thông tin hàm chứa trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau này; và
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp
có quy định các hệ qủa pháp lý đối với thông tin không thể hiện dưới dạng văn viết.
(3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Ðiều 7. Chữ ký
(1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký của một trong người nào đó, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp
ứng đòi hỏi ấy nếu:
(a) có sử dụng một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được sự phê chuẩn của người ấy đối thông
tin hàm chứa trong thông điệp dữ liệu đó; và
(b) phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và
truyền đi, tính đến tất cả các cảnh huống, bao gồm cả các thoả thuận bất kỳ có liên quan.
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đỏi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp
có quy định các hệ quả pháp lý đối với sự thiếu chữ ký.
(3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Ðiều 8. Bản gốc
(1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi thông tịn phải được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc, thì một thông điệp
dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:
(a) có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin kể từ lúc nó lần đầu được tạo ra dưới dạng hoàn chỉnh như một
thông điệp dữ liệu hoặc theo cách khác; và
(b) khi có đòi hỏi thông tin ấy phải được xuất trình, thì thông tin có khả năng được hiển thị ra cho người mà nó phải
hiển thị.
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp
có quy định các hệ quả pháp lý đối với thông tin không được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng văn bản gốc.
(3) Để đáp ứng phân đoạn (a) của đoạn (1):
(a) các tiêu chuẩn thẩm định tính toàn vẹn là thông tin vẫn còn hoàn chỉnh và không bị thay đổi, không kể các bổ sung do bất
kỳ lần ký hậu nào và bất kỳ sự thay đổi nào phát sinh ra trong tiến trình bình thường của việc truyền gửi lưu trữ và hiển thị:
và
(b) tiêu chuẩn tính đủ tin cậy theo dõi đòi hỏi phải được đánh giá căn cứ vào mục đích mà theo đó thông tin đã được tạo ra,
tính tất cả các cảnh huống có liên quan.
(4) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Ðiều 9. Tính khả dung và giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu:
(1) Trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào, đều không được viện dẫn bất cứ hiệu lực áp dụng nào của các quy định về chứng cứ để
bác bỏ tính khả dung như chứng cứ của một thông điệp dữ liệu:
(a) chỉ vì lý do duy nhất rằng nó là một thông điệp dữ liệu: hoặc
(b) lấy lý do nó không ở dạng bản gốc mà không chấp nhận nó là chứng cứ có giá trị nhất mà người viện dẫn nó có thể có
được.
(2) Thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu phải được hưởng giá trị bằng chứng xứng đáng. Khi thẩm định giá trị
chứng cứ của một thông điệp dữ liệu, phải tham chiếu tới tính đáng tin cậy của cách thức mà thông điệp dữ liệu ấy được
tạo ra, lưu trữ hoặc truyền gửi, tới tính đáng tin cậy của cách thức mà tính toàn vẹn của thông tin được duy trì, tới cách thức
minh xác người khởi phát nó, và tới bất kỳ nhân tố có liên quan nào khác.
Ðiều 10. Lưu giữ các thông điệp dữ liệu
(1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi rằng các chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin nào đó phải được lưu giữ, thì việc lưu giữ
các thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy, miễn là thoả mãn các điều kiện sau đây:
(a) thông tin hàm chứa trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau này; và
(b) thông điệp dữ liệu ấy được lưu giữ trong khuôn dạng mà nó đã được tạo ra, gửi đi, hoặc tiếp nhận, hoặc trong khuôn
dạng mà nó có thể phô diễn để thể hiện chính xác thông tin đã được tạo ra, gửi đi hoặc tiếp nhận; và
(c) thông tin như thế, nếu có, được lưu giữ sao cho có thể xác minh được xuất xứ và đích đến của một thông điệp dữ liệu
và ngày giờ gửi đi hoặc đích tiếp nhân.
(2) Nghĩa vụ lưu giữ chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phù hợp với đoạn (1) không mở rộng tới bất kỳ thông tin nào mà mục
đích duy nhất chỉ là tạo điều kiện cho thông điệp gửi đi hoặc được tiếp nhận.
(3) Một người có thể thoả mãn đòi hỏi đã nêu tại đoạn (1) bằng cách sử dụng các dịch vụ của một người khác, miễn là các điều
kiện nêu ra tại các phân đoạn (a), (b) và (c) được đáp ứng.
Chương III: Truyền gửi các thông điệp dữ liệu
Ðiều 11. Sự hình thành và giá trị của các hợp đồng
(1) Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào
hàng được phép thể hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc
hình thành một hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng một
thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích ấy.
(2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Ðiều 12. Sự công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu
(1) Trong quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ một thông điệp dữ liệu, giá trị và hiệu lực thi hành của một sự bầy
tỏ ý chí hoặc một tuyên bố nào khác sẽ không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng nó ở dạng một thông điệp dữ liệu.
(2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Ðiều 13. Quy thuộc các thông điệp dữ liệu
(1) Một thông điệp dữ liệu là một thông điệp dữ liệu của người khởi phát nếu nó được chính người khởi phát gửi đi.
(2) Trong quan hệ giữa ngưòi khởi phát và người tiếp thụ, một thông điệp dữ liệu được suy đoán là thông điệp dữ liệu của
người khởi phát nếu nó được gửi:
(a) bởi một người mà đối với thông điệp dữ liệu ấy thì có thẩm quyền nhân danh người khởi phát; hoặc
(b) bởi một hệ thống thông tin do người khởi phát, hoặc người nhân danh người khởi phát, lập chương trình cho hoạt
động tự động.
(3) Trong mối quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ, người tiếp thụ được quyền coi một thông điệp dữ liệu là
thông điệp dữ liệu của người khởi phát, và hành động xuất phát từ đoán định đó, nếu:
(a) để minh xác có phải thông điệp đó là của người khởi phát hay không, người tiếp thụ đã áp dụng một thủ tục đã được
người khởi phát thoả thuận từ trước cho mục đích này; hoặc
(b) thông điệp dữ liệu như người tiếp thụ nhận được phát sinh ra từ các hành vi của một người mà bằng quan hệ người
khởi phát hoặc với bất kỳ đại lý nào của người khởi phát đã thâm nhập được vào một phương pháp mà người khởi phát sử dụng
để nhận ra các thông điệp dữ liệu là của mình.
(4) Ðoạn (3) không áp dụng
(a) khi người tiếp thụ đã nhận được thông báo của người khởi phát rằng thông điệp dữ liệu đó không phải là của người khởi
phát, đồng thời đã có đủ thời gian hợp lý để có hành động thích ứng; hoặc
(b) trong trường hợp quy định tại đoạn (3)(b), khi người tiếp thụ đã biết, hay lẽ ra đã phải biết nếu như người đó đã cẩn
thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất lỳ thủ tục đã thoả thuận nào, rằng thông điệp dữ liệu đó không phải là thông điệp dữ liệu
của người khởi phát
(5) Trong trường hợp một thông điệp dữ liệu là thông điệp dữ liệu của người khỏi phát hoặc được suy đoán là của người
khởi phát, hoặc người tiếp thụ có quyền hành động trên cơ sở đoán định ấy, thì, người tiếp thụ được quyền coi thông điệp
dữ liệu nhận được chính là cái mà người khởi phát chủ định gửi, và hành động trên cơ sở đoán định đó. Người tiếp thụ không
được quyền đó khi người ấy biết, hoặc lẽ ra đã phải biết nếu như người đó đã cẩn thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất kỳ
thủ tục đã thoả thuận nào, rằng việc truyền gửi đã gây ra sai lệch bất kỳ nào đó trong thông điệp dữ liệu nhận được.
(6) Người tiếp thụ được quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được như một thông điệp dữ liệu riêng rẽ và hành động trên
cơ sở đoán định ấy, ngoại trừ trường hợp thông điệp ấy là sự lặp lại một thông điệp dữ liệu khác mà người biết hoặc lẽ ra đã
phải biết nếu như người đó đã cẩn thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất kỳ thủ tục đã thoả thuận nào, rằng thông điệp dữ liệu
ấy chỉ là một thông điệp lặp lại.
Ðiều 14. Xác nhận đã nhận được
(1) Các đoạn (2) và (4) của điều này được áp dụng trong trường hợp vào lúc hoặc trước lúc gửi một thông điệp dữ liệu đi,
hoặc bằng chính thông điệp dữ liệu ấy, người khởi phát đã yêu cầu hoặc đã thoả thuận với người tiếp thụ rằng cần có xác
nhận đã nhận được thông điệp.
(2) Trong trường hợp người khởi phát chưa thoả thuận với người tiếp thụ rằng xác nhận phải được thể hiện ở một khuôn
dạng đặc thù nào đó, hoặc bằng một phương pháp đặc thù nào đó, thì xác nhận có thể thể hiện bằng
(a) bất kỳ liên lạc nào do người tiếp thụ mà đủ để chứng tỏ với người khởi phát rằng đã nhận được thông điệp dữ liệu đó.
(3) Trong trường hợp người khởi phát đã tuyên bố rằng thông điệp dữ liệu ấy chỉ có giá trị khi nhận được xác nhận đã nhận
được, và người khởi phát chưa nhận được xác nhận trong thời gian đã ấn định hoặc đã thoả thuận hoặc, nếu chưa có ấn định
hay thoả thuận về thời gian, thì trong phạm vi một thời gian hợp lý, thì:
(a) người khởi phát có thể thông báo với người tiếp thụ rằng chưa nhận được xác nhận đồng thời ấn định một thời gian
hợp lý mà xác nhận phải tới người khởi phát; và
(b) nếu xác nhận không tới trong phạm vi thời gian đã ấn định tại phân đoạn (a), thì, cho tới lúc thông báo cho người tiếp
thụ, người khởi phát có thể coi thông điệp dữ liệu ấy như chưa hề được gửi đi, hoặc thực hiện bất cứ quyền nào khác mà
mình có thể có được.
(5) Trong trường hợp người khởi phát nhận được xác nhận đã nhận được của người tiếp thụ, thì thông điệp dữ liệu có liên
quan được suy đoán là đã được người tiếp thụ nhận được. Ðiều suy đoán này không hàm nghĩa rằng thông điệp dữ liệu ấy
tương hợp với bản thông điệp đã nhận được
(6) Trong trường hợp xác nhận đã nhận được nói rằng bản thông điệp dữ liệu có liên quan đáp ứng các đòi hỏi kỹ thuật đã thoả
thuận hoặc đã quy định trong tiêu chuẩn được áp dụng, thì các đòi hỏi ấy được suy đoán là đã được đáp ứng.
(7) Trừ trường hợp có liên quan tới việc gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu đó, điều này không nhằm áp dụng để xử lý các hệ
quả pháp lý có thể phát sinh ra từ thông điệp dữ liệu đó hoặc từ bản xác nhận đã nhận được thông điệp đó.
Ðiều 15. Thời điểm và địa điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu
(1) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, việc gửi một thông điệp dữ liệu được coi là
phát sinh khi nó nhập vào một hệ thống thông tin nằm ngoài sự khống chế của người khởi phát hoặc của người nhân danh
người khởi phát mà gủi thông điệp dữ liệu đó đi
(2) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, thời điểm nhận được một thông điệp dữ liệu
được xác định như sau:
(a) nếu người tiếp thụ đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các thông điệp dữ liệu, thì sự nhận được coi là phát
sinh:
(i) vào thời điểm thông điệp dữ liệu ấy nhập vào hệ thống thông tin đã chỉ định; hoặc
(ii) vào thời điểm thông điệp dữ liệu ấy được người tiếp thụ truy cập, nếu thông điệp dữ liệu ấy được gửi tới một hệ
thống thông tin của người tiếp thụ mà không phải là hệ thống thông tin đã được chỉ định;
(b) nếu người tiếp thụ chưa chỉ định một hệ thống thông tin, thì sự nhận được được coi là phát sinh khi thông điệp dữ
liệu ấy nhập vào hệ thống thông tin của người tiếp thụ.
(3) Ðoạn (2) được áp dụng ngay cả trong trường hợp địa điểm đặt hệ thống thông tin ấy có thể khác với địa điểm mà thông
điệp dữ liệu ấy được suy đoán là sẽ được gửi tới được quy định tại đoạn (4).
(4) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, một thông điệp dữ liệu được suy đoán là sẽ
được gửi tới địa điểm mà người khởi phát đặt trụ sở kinh doanh của mình, và được suy đoán là sẽ được nhận tại địa điểm
mà người tiếp thụ đặt trụ sở kinh doanh của mình. Theo quy định tại đoạn này:
(a) nếu người khởi phát hoặc người tiếp thụ có nhiều hơn một trụ sở kinh doanh, thì trụ sở kinh doanh là trụ sở có liên
quan mật thiết nhất với cuộc giao dịch ngầm định hoặc, trong trường hợp không có giao dịch ngầm định nào, thì trụ sở
kinh doanh chính:
(b) nếu người khởi phát hoặc người tiếp nhận không có trụ sở kinh doanh, thì phải tham chiếu vào nơi thường trú của
người đó.
(5) Các quy định của điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(.
Phần Hai: Thương mại điện tử trong các lĩnh vực cụ thể
Chương I: Vận chuyển hàng
Ðiều 16. Các hành vi liên quan tới các hợp đồng vận chuyển hàng
Không trái với các quy định tại Phần Một của Ðạo luật này, chương này áp dụng cho mọi hành vi liên quan tới, hoặc nhằm thực
hiện, một hợp đồng vận chuyển hàng, bao gồm cả, nhưng không chỉ bao gồm:
(a) (i) thông báo ký mã hiệu, số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng hàng;
(ii) nói rõ hoặc khai báo chủng loại hoặc giá trị hàng;
(iii) xuất biên lai hàng;
(iv) xác nhận hàng đã được xếp;
(b) (i) thông báo cho một người nào đó về các điều kiện của hợp đồng đó;
(ii) ra chỉ thị cho một người vận chuyển;
(c) (i) yêu cầu giao hàng;
(ii) cho phép xuất hàng;
(iii) thông báo tổn thất hàng, hoặc hư hại hàng;
(d) bất cứ thông báo hoặc tuyên bố nào khác liên quan tới việc thực hiện hợp đồng;
(e) đảm nhận giao hàng tới một người đã được định danh hoặc một người đã được uỷ quyền yêu cầu giao hàng;
(f) trao, thụ đắc, từ bỏ, khước từ, chuyển nhượng hoặc thương lượng các quyền đối với khách hàng;
(g) thụ đắc hoặc chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đó.
Ðiều 17. Chứng từ vận tải
(1) Tuân thủ đoạn (3) là đoạn chỉ rõ luật pháp đòi hỏi rằng bất kỳ hành vi nào nói đến tại điều 16 đều phải được thực hiện
bằng văn bản viết hoặc sử dụng một chứng từ bằng giấy, thì đòi hỏi đó được coi là được đáp ứng nếu hành vi ấy được thực
hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hơn các thông điệp dữ liệu.
(2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đỏi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp
có quy định các hệ quả pháp lý đối với việc thực hiện hành vi mà không bằng văn bản viết hoặc không bằng cách sử dụng
một chứng từ bằng giấy.
(3) Nếu một quyền phải được trao cho, hoặc một nghĩa vụ phải được thực hiện bởi, một người duy nhất nào đó mà không
phải là một người khác, và nếu luật pháp quy định rằng, để thực hiện điều đó, thì quyền hoặc nghĩa vụ ấy phải được chuyển
đạt đến đương sự bằng cách chuyển giao, hoặc sử dụng, một chứng từ trên giấy, thì đòi hỏi ấy được coi là được đáp ứng
nếu quyền hoặc nghĩa vụ đó được chuyển đạt bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hơn các thông điệp dữ liệu, miễn là dùng
một phương pháp đủ tin cậy để khiến cho thông điệp hoặc các thông điệp dữ liệu như thế là đơn nghĩa.
(4) Theo quy định tại đoạn (3), tiêu chuẩn của tính tín cậy cần có sẽ được thẩm định căn cứ vào mục đích chuyển đạt
quyền hoặc nghĩa vụ đó và căn cứ vào mọi cảnh huống, bao gồm cả các thoả thuận hữu quan bất kỳ.
(5) Trong trường hợp sử dụng một hay nhiều hơn các thông điệp dữ liệu để thực hiện một hành vi bất kỳ tại các phân đoạn
(f) và (g) của điều 16, không chứng từ bằng giấy nào dùng để thực hiện hành vi đó được coi là có giá trị trừ khi việc sử dụng
các thông điệp dữ liệu đã kết thúc và đã được thay thế bằng việc sử dụng các chứng từ bằng giấy. Một chứng từ bằng giấy
ban hành ra trong cảnh huống ấy phải hàm chứa một tuyên bố rằng việc sử dụng các thông điệp dữ liệu đã kết thúc. Việc
thay thế các thông điệp dữ liệu bằng các chứng từ bằng giấy không ảnh hưởng tới các quyền và các nghĩa vụ của các bên hữu
quan.
(6) Nếu một quy định pháp lý nào đó là bắt buộc phải áp dụng cho một hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà hợp đồng này được
thể hiện hoặc được chứng thực bằng một chứng từ bằng giấy, thì quy định ấy sẽ không bị coi là vô hiệu lực đối với một
hợp đồng vận chuyển hàng hoá như vậy nhưng được chứng thực bởi một hoặc nhiều hơn các thông điệp dữ liệu vì lý do
rằng hợp đồng đó được chứng thực bởi một thông điệp dữ liệu hoặc bởi các thông điệp dữ liệu như thế, mà không phải
bởi một chứng từ bằng giấy.
(7) Các quy định của điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây:(...(.
Các nguyên tắc chỉ đạo về thương mại điện tử
Các nguyên tắc chỉ đạo đối với việc phát triển thương mại điện tử trong các nước ASEAN sẽ thể hiện quan điểm chung của
chúng ta đối với thị trường số hoá đang trỗi dậy, và phác hoạ các nguyên tắc chỉ đạo các hành động tập thể của chúng ta trong
quá trình bước vào ký nguyên thương mại điện tử. Trong các cân nhắc của mình, các nước thành viên ASEAN sẽ tính tới xu
hướng toàn cầu về tự do hoá thương mại và nguyện vọng muốn thương mại điện tử trong khu vực phát triển không bị cản
trở.
Tập hợp các nguyên tắc này làm sáng tỏ vai trò của các quốc gia thành viên ASEAN đối với khu vực doanh nghiệp; thừa nhận
bản chất không biên giới của thương mại điện tử và sự cần thiết phải thiết lập và hài hoà các quy tắc, các tiêu chuẩn và các hệ
thống trên quan điểm toàn khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử giữa các nước thành viên ASEAN.
Những nguyên tắc này sẽ trở thành khuôn khổ cho việc đặc định và thiết kế việc hợp tác kỹ thuật và các sáng kiến tạo dựng
năng lực nhằm xúc tiến và tạo thuận lợi cho buôn bán nội bộ ASEAN tiến hành buôn bán điện tử với các nước khác trên thế
giới.
1. Vai trò của Chính phủ
Tạo dựng một môi trường có tính hỗ trợ giúp cho thương mại điện tử mở rộng và phát triển.
Kích hoạt thương mại điện tử thông qua các dự án thí điểm, các trung tâm thí điểm và các thực nghiệm.
Xây dựng một quan điểm phối hợp, đổi mới và có mục tiêu đối với việc lập chính sách.
Các quốc gia thành viên ASEAN sẽ ban hành các luật cần thiết đảm bảo tính chắc chắn, khả kiến, và sáng tỏ của các quyền và
nghĩa vụ của các bên hữu quan, có tính tới các phương thức đang hình thành của hoạt động kinh doanh số hoá. Khuôn khổ
pháp lý mới phải có khả năng thích ứng và đủ linh hoạt để thích nghi được với các biến đổi công nghệ và với tình hình môi
trường toàn cầu và khu vực biến hoá không ngừng. Ðể nâng cao hơn nữa tác dụng hỗ trợ của môi trường nhằm xúc tiến
thương mại điện tử, các quốc gia thành viên ASEAN có thể cần phải có các chính sách kinh tế thuận lợi, các chương trình kích
thích cả gói và một cơ chế hỗ trợ.
Tuy nhiên, cần phải có nhiều thử nghiệm trong giai đoạn khởi đầu này của việc phát triển thương mại điện tử trong ASEAN.
Trong nhiều lĩnh vực của ngành tài chính, và trong các khu vực chủ chốt của công nghiệp, rất có thể sẽ không có một doanh
nghiệp chuyên hoá thương mại điện tử.
Các nước thành viên ASEAN sẽ kích hoạt thương mại điện tử qua các dự án thí điểm, các trung tâm thí điểm, sẽ bao gồm: các
điểm tạo mầm mống, các khuyến khích trong các chương trình làm quen với môi trường mới, và các định hướng mang tính
chiến lược.
2. Vai trò của khu vực doanh nghiệp
Chấp nhận, phát triển, và ứng dụng thương mại điện tử thông qua các cam kết của khu vực doanh nghiệp và các hiệp hội
buôn bán về duy trì lợi thế cạnh tranh.
Thương mại điện tử là các hoạt động kinh doanh được các công nghệ mới về thông tin và truyền thông hỗ trợ, và biến hoá
không ngừng dưới tác động của các công nghệ mới này. Võng mạng toàn cầu (Internet) đang nhanh chóng được toàn thế giới
chấp nhận và rồi sẽ trở thành công cụ chủ yếu để tiến hành việc buôn bán cũng như việc liên lạc trong nội bộ các tổ chức.
Thương mại điện tử dẫn tới cả một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới mẻ, tiến hành trong một môi trường biến hoá
nhanh chóng và không ngừng trên diện rộng dưới tác động thúc đẩy của các biến đổi rất nhanh về công nghệ. Ðặc trưng của
môi trường thương mại điện tử các rủi ro, các bất trắc, cái "được" và "mất" tiềm tàng.
3. Cơ sở hạ tầng mạng truyền thông