Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Kỹ sư organic hồi ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 40 trang )

Contents
Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên.......................................................................................................................1
Kỳ 2: Bài ca khơng dễ hát............................................................................................................................5
Kỳ 3: Mặc kệ nó...........................................................................................................................................7
Kỳ 4: Lớp học heo gà.................................................................................................................................11
Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…...............................................................................................................14
Kỳ 6 : Những con chó dạy ta điều gì?........................................................................................................17
Kỳ 7: Nỗi ám ảnh GMO và chất độc da cam.............................................................................................19
Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu tới?..........................................................................................................................22
Kỳ 9: Con đỉa và cây cỏ lào.......................................................................................................................25
Kỳ 10: Tưởng nhớ món mì Quảng.............................................................................................................28
Kỳ 11: Nói leo qua 'lợi ích nhóm'..............................................................................................................31
Kỳ 12: Cuộc chiến với túi nilon.................................................................................................................33
Kỳ 13: Thử 'trốn chạy' hóa chất.................................................................................................................35
Kỳ 14: Quỳ hoa bảo điển...........................................................................................................................38

Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên
(TNO) “Hàng triệu sinh vật tồn tại trong đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng khơng
nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ”, lão nông Bhahsavle (Ấn Độ) nói.

Cây cỏ mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp, sinh thái nhưng ngày nay bị
diệt trừ bởi các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ...


Anh cán bộ địa chính xã một vùng quê tỉnh Bình Thuận đưa tơi đi xem khu đất anh chuẩn bị trồng hành
ngò ớt tỏi, để “cùng học hỏi kinh nghiệm”. Tôi hỏi đầu ra ở đâu, anh bảo để cung cấp cho bếp ăn các
khu công nghiệp mà anh đang có mối.
Dọc hai bên đường đến khu đất nhà anh là những vườn nhãn sum suê trĩu quả đang bước vào thu hoạch.
Anh dừng xe trước một khu vườn, nói với chủ nhân: “Bác bán cho tơi mấy ký nhãn, chọn cây nào không
xịt thuốc để tôi làm quà”. Chủ vườn cười, lắc đầu. Đến khu vườn thứ hai, chủ vườn bảo: “Khơng có đâu
anh ơi, trồng nhãn thì cây nào chẳng phải xịt thuốc”. Đến khu vườn thứ ba, anh hạ thấp yêu cầu: “Bác


chọn cây nào đã xịt thuốc lâu lâu rồi, bán tôi mấy ký”. Trả lời: “Mới xịt thuốc 1 tuần”.
Anh quay sang nhìn tơi, ý muốn hỏi như thế có an tồn khơng, tơi bảo thôi đừng ăn nhãn. Tôi định hỏi
cái khu hành ngị ớt tỏi của anh sau này có phải xịt thuốc gì khơng, nhưng khi anh tự nói đã phun thuốc
diệt cỏ trước khi trồng rồi, tôi không hỏi nữa.
“Phát hiện” trên khơng có gì mới mẻ. Ai cũng biết trái cây trên thị trường hiện nay, dù của Trung Quốc
hay của ta, đều có “xịt thuốc”, cấp thấp thì như mấy vườn nhãn tơi vừa nói, cấp cao thì dùng tiếp hóa
chất độc hại làm tươi làm đẹp. Và ai cũng biết do khắp thế giới đều “xịt thuốc”, nên chúng ta vẫn có
những loại rau quả xuất khẩu được kiểm định là an tồn với dư lượng hóa chất ở mức “cho phép”.
Nhưng vấn đề là không phải ai cũng biết là nông thôn của chúng ta đã bị hóa chất cơng nghiệp tàn phá
nghiêm trọng đến mức đáng sợ như thế nào.
Xã này nằm cách Khu bảo tồn thiên nhiên không bao xa. Nơi đây trước là vùng rừng nguyên sinh, tôi
chắc là y như rừng của khu bảo tồn, dấu vết còn lại là nhiều gốc sến, gốc sao cổ thụ nằm trơ trên cát,
không biết đã bị chặt phá từ lúc nào. Nằm trũng giữa xã có một cái bầu tương đối rộng, hiện vẫn cịn
nhiều cá tơm chim chóc hoang dã cư ngụ, thỉnh thoảng bắt gặp chồn cáo, gà rừng. Ven bầu vẫn cịn cây
nắp ấm. Sau giải phóng đây là vùng kinh tế mới, việc phá rừng khai hoang là đương nhiên. Nhưng nhiều
người cho biết hơn 10 năm trước việc nuôi bị ở đây rất phổ biến, một cựu phó thủ tướng chính quyền
Sài Gịn cũ, q gốc ở xã này, sau giải phóng về dựng lại nhà thờ tổ tiên, cũng có trại bị hàng trăm con,
chứng tỏ nơi đây từng có rất nhiều cỏ tự nhiên. Nay tuy cịn một số hộ ni bị, nhưng mùa nắng bị gầy
giơ xương, do chỉ ăn rơm vì làm gì cịn cỏ.


Vùng này trước đây là rừng nguyên sinh
Cỏ dại không chỉ vơ hại với cây trồng mà cịn là thảm thực vật giữ độ ẩm và nuôi dưỡng hệ sinh vật làm
màu mỡ bền lâu cho đất. Cha ông ta đã biết ăn ở đúng mực với cỏ. Cha ông ta “làm cỏ” là làm quang
thoáng cho cây trồng, chỉ những cây trồng cùng một tầng ăn với cỏ, như lúa, mới cào cỏ rồi vùi xuống
cho tốt đất. Thảm cỏ vẫn được duy trì hợp lý và ln tái sinh tươi tốt, cho gia súc có cái để ăn, cho đất
đai khơng bị xói mịn, cho khơng khí đồng quê trong lành tươi mát. Và nên nhớ phần lớn các loại cỏ dại
đều là những vị thuốc, nhờ chúng mà con người cùng gia súc gia cầm kháng được bệnh, chúng chính là
phước lành trên vườn ruộng. Cha ơng ta không coi cỏ dại là kẻ thù mà là bè bạn. Nhưng đó là chuyện
ngày xưa.

Cịn ngày nay khơng hiểu chủ trương từ đâu và từ bao giờ mà tự nhiên ở nơng thơn đã hình thành một
phong trào “toàn dân diệt cỏ”. Ở đây người ta trồng thứ gì cũng phun thuốc diệt cỏ, trồng bắp diệt cỏ,
trồng sắn diệt cỏ, trồng rau đậu diệt cỏ, trồng keo lá tràm diệt cỏ, thậm chí trồng cỏ voi cho bò ăn cũng
phun thuốc diệt cỏ. Mùa mưa một số cỏ vẫn chịi đạp ngoi lên, nhưng mùa nắng thì hầu như khơng có,
những thứ cỏ có thể sống được trong mùa nắng, như cỏ ống, đều bị diệt tận gốc, trừ một số nơi chưa
canh tác nằm dưới vùng trũng. Thảm cỏ bị tận diệt, cả một vùng vốn là rừng nguyên sinh trở thành
những dải cát cháy bỏng, dọc hai bên đường phủ đầy rác thải “hiện đại” là túi ni lông và hộp nhựa.
Bồi thêm với thuốc diệt cỏ là thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu, thường được gọi với cái tên mỹ miều là thuốc
bảo vệ thực vật, được phun khắp các loại cây trồng, từ cây điều cây sắn cho tới rau cải rau lang rau
muống. Vườn nhà này phun thì vườn nhà khác muốn không phun cũng không được, nếu không phun sẽ
hứng thêm sâu rầy bên phun dịch chuyển sang cư trú.


Tình trạng này là phổ biến trong cả nước, và trầm trọng thêm, trở thành mặc định trong ngành trồng trọt
với việc phổ cập các giống cây lai tạo, thậm chí các giống biến đổi gen, mà các nhà tạo giống cố ý
“buộc” chúng phụ thuộc vào các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay bắp (ngô) lai được trồng trên 80%
diện tích trồng bắp cả nước, nếu tổ tiên chúng ta sống dậy sẽ thấy lạ lùng là phần lớn các thứ bắp này
được “cài đặt” để thu hoạch không thể dùng làm giống, muốn trồng tiếp phải tiếp tục mua giống. Thứ
bắp bị “thiến” đó bầy gà kiến (là giống gà ta cổ truyền) nhà tôi nhất định không thèm ăn.

Cây cỏ tự nhiên đang được khôi phục
Hóa chất đang làm méo mó và thu hẹp mơi trường sống của các sinh vật bản địa. Các giống cây và rau
quả truyền thống gắn chặt với đất Việt, vốn là những thức ăn tương thích với đặc điểm sinh học của
người Việt ta, dần dần bị thu hẹp, một số gần như bị loại bỏ (như bắp). Và hiếm có nơi sáng dậy cịn
được nghe tiếng chim hót trong vườn, “chim chuyền bụi ớt líu lo” chỉ cịn trong ca dao cổ tích.
Nỗi sợ hãi về rau quả nhiễm chất độc ngày càng gia tăng, buộc người ta phải tìm mọi cách tự vệ. Nhiều
người chỉ ăn rau quả do tự mình trồng, một số người dân thành thị trồng rau vào các chậu đặt trên sân
thượng. Ở chợ, có khi người ta tìm sâu bỏ vào rau đem bán để chứng minh rau không phun thuốc, khiến
cho sự tự vệ của người tiêu dùng càng được siết chặt. Nhưng các cách tự vệ đều chỉ giữ cho bản thân
mỗi gia đình được thốt hiểm trong hiện tại và chẳng thấm vào đâu so với tình trạng đại chúng vẫn phải

ăn rau quả nhiễm độc.
Trong một môi trường mà các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ được phun một cách dày đặc, tràn lan và hợp
pháp, một môi trường mà cây cỏ tự nhiên khó mà tự mình sinh sống, liệu có nơi nào sản xuất được rau
quả organic thương phẩm hồn tồn khơng dùng hóa chất? (cịn tiếp)


Kỳ 2: Bài ca không dễ hát
(TNO) Thực phẩm “sạch” trong các siêu thị giờ đây khơng cịn an tồn nữa, vì khơng ai kiểm định dư
lượng hóa chất của nó có ở mức “cho phép” hay khơng, nhưng dù dư lượng “cho phép” đi chăng nữa thì
nhiều người vẫn khơng thích.

Trong vườn organic cây ăn trái có thể chen nhau xanh tốt với cây rừng mà khơng
cần phân bón, thuốc trừ sâu
Dân thành thị bây giờ đổ xơ tìm mua thực phẩm hữu cơ (Organic foods), là thứ đối với rau quả thì khơng
sử dụng phân hóa học, khơng phun thuốc trừ sâu, đối với thịt cá thì khơng sử dụng hóa chất trong thức
ăn, khơng dùng thuốc kháng sinh, khơng dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Trên thị trường đang quảng
cáo các thực phẩm như vậy, giá mắc hơn thực phẩm thường. Nhiều người đã mua, đã ăn, nhưng chưa ai
mục sở thị chúng được làm ra như thế nào, có thật như quảng cáo hay khơng.
Nơng nghiệp hữu cơ (Organic farming), cao hơn nữa là nông nghiệp tự nhiên (Natural farming) trên thế
giới có hai vị “sư tổ”, là ông Bhahsavle, người Ấn Độ và ông Masanobu Fukuoka người Nhật. Bhaskar
Save, một lão nông được tôn là vị thánh sống của ruộng vườn organic, còn Masanobu Fukuoka là vị giáo
sư đạt đến cảnh giới vô vi trong nơng nghiệp tự nhiên. Đọc những gì hai ơng viết và những gì người ta
viết về hai ơng, tơi bỗng nhớ ơng nội bà nội tơi, bởi vì những gì mà hai ơng làm cũng na ná như những
gì mà ông bà tôi đã làm ngày xưa. Tôi cũng nhớ làng tôi, cái làng trong lành đến mức thỉnh thoảng có
anh chàng từ thị trấn về đây “cưa gái”, trên đường phì phèo điếu thuốc thơm là cả làng nghe mùi.


Thức ăn của tổ tiên ơng bà chúng ta chính là organic foods, giờ đây thứ thức ăn đó đã tuyệt chủng, cịn
chăng chỉ có ở những nơi tít mù ngồi tầm hướng dẫn của các bề trên nơng nghiệp. Những cái làng trong
lành như làng tôi cũng đã tuyệt chủng.

Viết về thực phẩm hữu cơ, các nhà báo của chúng ta thường cao giọng đề cao hay phản biện, nhưng
cũng chỉ nghe, đọc hoặc nhìn những thứ được bày bán mà chưa ai có cơ hội trải nghiệm. Cho nên những
bài báo loại này không khác mấy những lời đồn. Để viết được những gì mà lão nơng Bhaskar Save làm,
một nhà khoa học Ấn Độ đã phải tình nguyện theo ông suốt 30 năm.
Ở Ấn Độ, cuộc cách mạng xanh có sức mạnh mãnh liệt xua đuổi đói nghèo trong ngắn hạn, song đã để
lại những di hại khủng khiếp cho mơi trường sống, nghĩa là tích tụ nghèo đói cho tương lai, nhưng cũng
có một làn sóng ngược mãnh liệt không kém để hồi phục thiên nhiên mà lão nông Bhaskar Save là đại
biểu. Đến nay Ấn Độ đã cấp chứng nhận 2,5 triệu ha đất trang trại đạt tiêu chuẩn nơng nghiệp hữu cơ.
Cịn nước ta thì sao? Quá khứ thì tuyệt chủng, hiện tại chưa có gì, cịn tương lai thì mù mịt. Một số trang
trại, một số nhà vườn đang nỗ lực đi theo hướng này nhưng chưa ai tin, hớ một chút là bị các nhà báo
khơng có chút thực tế nào lớn tiếng “phản biện”.
Từ lâu tôi đã nung nấu ý định về quê kiếm đất trồng cây nuôi heo nấu cơm cho vợ, như ngày xưa ông
nội tôi đã làm. Cách đây hai năm, theo sự “xúi giục” của cựu Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn
Cơng Khế, gia đình tơi đến xã này mua một mảnh đất với giá 1 ha, chưa bằng giá 1 mét vuông đất ở
trung tâm Hà Nội, quyết trồng trọt chăn nuôi theo cách của ông bà chúng tơi, có học hỏi những lời dạy
của các vị “sư tổ”. Thành bại chưa tính đến, mục đích là tạo một chỗ cho sau này gia đình được tự do
“hát câu no lành”, cũng là để trải nghiệm xem có làm được organic hay khơng, nhằm phục vụ hữu ích
cho nghề báo. Em trai tôi, một nông dân “cày đường nhựa” ở Củ Chi, có chút ít kinh nghiệm làm vườn
từ thời ba tôi trồng dâu nuôi tằm ở Bảo Lộc, tình nguyện lên coi ngó. Vợ chồng tơi cũng làm trực tiếp
trong thời gian có thể.
Điều may mắn là mảnh đất chúng tơi mua phần lớn vẫn cịn hoang hóa chưa ai canh tác, nửa phía dưới
sát bầu một phần còn đầm lầy mọc nhiều cỏ ống, rải rác vẫn còn một số cây của rừng nguyên sinh cịn
sót lại.
Việc đầu tiên là giữ ngun những cây rừng, từ bụi mua, bụi dũ dẽ đến cây sến, duối, gáo, găng tu hú …,
chỉ chặt bỏ những cây “ngoại lai” và dọn sạch mọi thứ rác rưởi vô cơ. Đương nhiên tất cả các loại cỏ đều
giữ, riêng cỏ ống và cỏ tranh được ưu tiên bảo vệ. Chúng tơi khoanh lại một khoảnh 1/3 diện tích, đem
cỏ ống phía dưới lên trồng kín, xen với sậy, rồi trồng rải trên đó tre, chuối, mít, khế, ổi, bưởi, chanh.., tất
cả đều là cây “thuần Việt”, không trồng cây lai. Người chúng tôi thuê cuốc đất trồng cỏ ống thỉnh thoảng
tủm tỉm cười, chắc nghĩ ông bà này điên.



Để “đa dạng hóa” các loại cây con “thuần Việt”, chúng tơi nhờ người thân tìm mua : gà kiến, heo cỏ, tre
mỡ, trụ lông (một loại bưởi nổi tiếng ở làng Đại Bình), cau, chuối (chuối sứ hột, chuối cau, chuối thanh
tiêu) và … phân bò từ Quảng Nam gửi vào. Chúng tôi mua giống ổi găng từ Hà Nội, bắp thì lấy những
trái bắp giống cổ truyền bà con dân tộc treo giàn bếp ở Quảng Trị. Nhà báo Võ Như Lanh (cựu Tổng
Biên tập thời báo Kinh tế Sài Gịn) có lần lên thăm đã thú vị cười ngất khi nghe tơi nói mang phân bị từ
Quảng Nam vào, chẳng cần giải thích ơng cũng hiểu tơi đem số phân bị đó khơng phải để bón cây mà
… rải khống trên đất, cho những mầm cỏ dại từ q tơi theo phân bị vào đây tự mọc.
Cái khoảnh đất khoanh riêng đó chúng tơi ni heo kết hợp với nuôi gà. Quanh chỗ ở làm giàn bầu bí,
phía dưới trồng rau. Diện tích cịn lại từ từ nghiên cứu làm các thứ khác. Chỗ lầy trũng đào thêm thành
ao để “dụ” cá hoang dã từ bầu lên ở, thả thêm cá thác lác và cá rô đồng tự nhiên, mặc cho chúng tự sống
tự sinh, hoàn toàn không cho ăn.
Thành công đầu tiên là một giàn bầu và giàn đậu rồng trĩu quả, khơng biết làm gì cho hết trái. Thử đem
ra chợ, 10 kg bầu 100% organic bán được … 30 ngàn đồng. Nhìn giàn bầu mà chán ngán.
Một hơm, nhìn qua bên kia hàng rào nơi đang trồng sắn, thấy chị chủ vườn mang bình xịt phun thuốc.
Tơi hỏi chị phun gì, bảo phun thuốc diệt rầy sáp. Mấy hơm sau, nhìn đám ổi, đám bưởi vườn nhà thấy
rầy sáp dày đặc, kéo theo là đám kiến hôi bám đầy. Rầy sáp ăn hại mầm cây và tiết ra chất ngọt hấp dẫn
kiến hôi, kiến hôi vừa ăn chất ngọt do rầy sáp tiết ra vừa rỉa rói nhựa cây, đồng thời mang rầy sáp đi phát
tán.
Theo chân rầy sáp, nấm bồ hóng phủ xuống làm lá cây thân cây đen kịt. Trên cây trồng cũng đầy các thứ
sâu to sâu nhỏ. Nhìn sâu rầy thi nhau đua nở mà phát rầu. Nghe nói kiến vàng là thiên địch của sâu rầy,
tơi tìm tổ kiến treo lên mấy cây bưởi, chắc bắp sẽ hữu hiệu. Ngặt nỗi gà nhà tôi là gà kiến, vốn hảo món
kiến, nên chúng ăn hết kiến dưới gốc rồi nhảy lên tổ kiến ăn sạch cả kiến lẫn trứng. Ba lần bảy lượt treo
ổ kiến đều thất bại. Thử treo ổ kiến chỗ khơng có gà, cũng khơng được, vì bị kiến hôi tiêu diệt. Kiến
vàng treo nhiều lắm chỉ đơi ba tổ, cịn kiến hơi dù nhỏ con hơn nhưng thiên la địa võng dưới đất, lực
lượng bao giờ cũng áp đảo, kiến vàng làm sao mà chống nổi. Phải xịt thuốc ư? Nếu vậy thì chúng tơi lên
đây làm gì cho tốn sức. Đành mặc kệ nó.
Mới một khúc dạo đầu đã thấy bài ca Organic hoàn toàn khơng dễ hát. Được cái an ủi là chim chóc đã
về, sáng chiều hót líu lo. Tre phát triển thành bụi, ong rừng bắt đầu về làm tổ… (còn tiếp)
Kỳ 3: Mặc kệ nó



(TNO) Chán nản với đám sâu rầy lúc nhúc trên cây cối mà không được phép tiêu diệt chúng, tôi nghiền
ngẫm lại những gì mà ơng Fukuoka đã làm. Người làm vườn có tầm nhìn xa nhất thế giới này là niềm
cảm hứng vô biên đối với chúng tôi.

Cỏ không phải kẻ thù mà là bè bạn
Nông nghiệp tự nhiên theo phương pháp của Fukuoka có yêu cầu cao hơn nhiều so với nông nghiệp hữu
cơ. Yêu cầu cao nhất của canh tác hữu cơ là khơng sử dụng hóa chất trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng,
cịn phương pháp của Fukuoka là tạo một môi trường tiệm cận với khuôn mẫu trong thiên nhiên để cây
cối tự sinh trưởng, sự can thiệp của con người là tối thiểu. Fukuoa đúc kết thành 4 nguyên tắc:
Thứ nhất, không cày xới đất. Cày xới là việc của côn trùng, vi sinh vật và rễ cây rễ cỏ, chúng làm tốt
hơn, hợp lý hơn con người. Nếu con người cày xới đất, sẽ làm lệch sự cân bằng tự nhiên, thúc đẩy cỏ dại
và một số sinh vật phát triển quá mức.
Thứ hai, khơng sử dụng phân bón hóa học và hạn chế tối thiểu việc sử dụng phân hữu cơ. Trong tự
nhiên, đất đai màu mỡ là do quá trình sinh trưởng và hủy diệt theo trật tự của các loài thực vật và động
vật trong sự tương tác của thời tiết, không cần sự can thiệp của con người. Việc dùng thêm phân bón có
thể làm cho cây trồng năng suất cao hơn nhưng do chi phí cũng cao hơn nên hiệu quả thấp, phân bón
cũng khơng có tác dụng cải thiện sự màu mỡ của đất, ngược lại còn làm cho đất xấu đi. Việc sử dụng
phân hữu cơ q mức cũng hại nhiều hơn lợi, vì nó tạo điều kiện cho một số sinh vật phát triển mất cân
đối làm phát sinh dịch bệnh.


Thứ ba, không diệt cỏ. Fukuoka cũng coi cỏ dại là bè bạn như quan niệm của tổ tiên chúng ta. Ơng
khơng những khơng phun thuốc diệt cỏ mà cịn không diệt cỏ bằng các biện pháp khác. Khi cỏ không
cùng một tầng ăn với cây trồng, chỉ cần không cho chúng mọc cao hơn cây trồng để tránh cạnh tranh
quang hợp là đủ. Khi chúng cùng một tầng ăn với cây trồng thì hạn chế chúng bằng cách phủ rơm sau
khi gieo hạt hoặc trồng một lớp cây khác phủ lên diện tích đất. Fukuoka thậm chí cịn trồng cỏ ba lá hoặc
cỏ linh lăng xen cùng lúc với gieo lúa, khi lúa nẩy mầm ông làm cho cỏ yếu đi bằng cách cho nước vào
để biến chúng thành chất dinh dưỡng cho lúa.

Thứ tư, không dùng thuốc trừ sâu. Khi môi trường canh tác tiến gần tới trạng thái của mơi trường tự
nhiên, nó sẽ tự tạo ra một hệ sinh vật cân bằng. Sự cân bằng sẽ ngăn chặn bất cứ loài nào phát triển quá
mức hoặc giành ưu thế. Vì vậy sâu bọ cơn trùng ln luôn ở mức chấp nhận được, chúng tham gia vào
quá trình ra hoa kết trái của cây cối và chọn lọc tự nhiên, chỉ làm hại những cây yếu nhất mà chúng ta
cần loại bỏ. Thuốc trừ sâu cũng như thuốc diệt cỏ giết chết luôn hệ sinh vật, làm phá vỡ sự cân bằng tự
nhiên, gây độc hại cho nguồn nước và khơng khí.
Thành cơng của phương pháp Fukuoka đã vượt khỏi biên giới nước Nhật, được cả thế giới quan tâm.
Tuy chưa phổ cập do những yêu cầu ngặt nghèo khó thực hiện của nó, và do khơng đủ sức chống lại “di
sản” của cách mạng xanh và làn sóng cơng nghiệp hóa gắn với lợi ích của các tập đồn nơng nghiệp
xun quốc gia đầy tiền của và thế lực, nhưng nhiều trang trại ở Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á, nhất là
Ấn Độ đã áp dụng thành công. Những thửa ruộng, những khu vườn thuận với thiên nhiên mà con người
tác động rất ít với chi phí thấp nhất nhưng năng suất cao, sản phẩm an toàn và hướng tới sự hoàn thiện
của con người theo mơ hình của ơng là niềm cảm hứng cho các nước đang phát triển và cho giới trẻ.
Phương pháp Fukuoka cịn gọi là “nơng nghiệp vơ tác”, “nơng nghiệp vơ vi”, nghĩa là canh tác mà
khơng cần làm gì cả. Bốn nguyên tắc của ông cũng là 4 nguyên tắc “không làm”.


Chuối, mít mọc xen trong cây rừng
Tưởng là ngon ăn, nhưng làm mới biết không hề dễ. Vị sư tổ của nơng nghiệp tự nhiên khi khởi sự cũng
khó hát được bài ca của chính ơng. Ơng từng nhìn vườn cam vườn quýt bạt ngàn của gia đình thi nhau
tàn lụi khi bắt đầu áp dụng triết lý “vơ tác”. Ơng hằng ngày quan sát sâu bọ tàn phá khu vườn và “mặc
kệ nó”. Kết luận ơng rút ra là: khơng có mảnh đất nào được coi là tự nhiên, khi con người đã trồng cây
lên đó. Nhật Bản thời đó đã là dấn sâu vào con đường thâm canh, sử dụng phân hóa học và thuốc trừ
sâu. Đất đai khi đã canh tác theo cách đó là trái với tự nhiên rồi. Đã trái với tự nhiên thì phải chăm bón,
cắt tỉa, diệt trừ sâu bọ thì chúng mới phát triển.
Do đó, để “khơng làm gì hết”, địi hỏi trước hết phải tạo ra một môi trường canh tác gần với tự nhiên
nhất. Điều này thách thức mọi sự kiên trì.
Và Fukuoka đã làm gì? Ơng đem hạt giống các loại cây và rau quả trồng một cách ngẫu nhiên hỗn độn
rồi… đứng ngó. Một loạt chết đi, một số sống sót. Ơng mặc kệ nó. Việc thử nghiệm cứ thế lặp đi lặp lại,
cây nào chết ông cho chết, cây nào sống thì thi nhau tươi tốt, cho đến khi một mơi trường gần với tự

nhiên được tái lập. Ơng phát hiện sự xuất hiện của nhện trong vườn như là chỉ báo của sự bền vững.
Vấn đề là gần với tự nhiên nào? Những cây ổi sẻ rừng chúng tôi đem trên núi xuống trồng, ban đầu
sống, ra hoa nhưng khơng kết trái, cuối cùng thì tàn héo và chết hẳn. Cịn ổi găng chúng tơi đem từ Hà
Nội về trồng thì tươi tốt, 6 tháng đã trĩu trái. Chuối sứ hột đem từ chỗ chị tôi ở Đồng Nai về trồng thì lớn
vụt, cịn chuối đem từ Quảng Nam về trồng 1 năm chỉ lên tới ngực, đến năm thứ hai mới chịu đâm chồi.


Vạt bắp nếp đầu tiên xanh mướt, thu hoạch tất cả dành làm giống, nhưng vụ sau chỉ lên lèo tèo. Đám đậu
phụng lên rất sướng mắt nhưng quả dưới đất bị chuột ăn sạch sành sanh không thu hoạch được hạt nào.
Khoảnh nếp nương gieo thử theo cách của Fukuoka, chưa kịp trổ đòng chuột đã cắn ngang cuối cùng chỉ
còn lại cỏ…
Chẳng thể rút ra được quy luật nào cả. Nhưng mặc kệ nó, thiên nhiên khơn hơn chúng ta.
Nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang thành công, dù thu nhập trong hai năm chỉ được 30 ngàn đồng tiền
bán bầu. Đến năm thứ hai sâu rầy trong vườn tơi tự nhiên giảm hẳn, đây đó nhện cũng đã giăng. Bưởi
cây nào chết đã chết, cây còn sống nẩy mầm đâm lộc. Ổi găng vườn tôi thơm ngon hơn ổi găng tại chính
q hương của nó, chắc vì khơng bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu.
Giờ thì vườn chúng tơi có đủ cỏ, đủ chuối, đủ cây lá, đủ rong rêu cho heo, cho dê, cho bị, cho gà vịt,
cho đàn chó Phú Quốc rong chơi… (cịn tiếp)
Kỳ 4: Lớp học heo gà
TNO) Cả cái thôn này khơng ai tin chúng tơi ni heo cho ăn tồn cỏ dại. Có người hỏi heo gì mà ăn cỏ,
tơi bảo heo cỏ mà khơng ăn cỏ thì ăn gì. Có người tị mị đến xem, thấy chúng ăn cỏ ống rào rào mới
thấy “choáng”.

Heo gà làm vệ sĩ cho nhau
Đúng ra không ai cho chúng ăn mà chúng tự kiếm ăn trong vườn, thích cỏ gì ăn cỏ nấy, người nuôi chỉ
cho chúng ăn dặm cám gạo, chuối cây và rau lang. Cỏ, chuối cây và rau lang trong vườn chúng tôi dĩ


nhiên là khơng bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu. Đàn heo bây giờ hồn tồn khơng bệnh tật,
chúng lót ổ sinh sản và tự ni con, chẳng cần người chăm sóc.

Đó là ni heo theo cách của cha ơng ta, nghe thì dễ dàng nhưng tơi st nữa thì bỏ cuộc.
Sau khi trồng đủ chuối, đủ rau lang và dưỡng cho cỏ lên xanh tương đối, tôi chia phần đất dành cho heo
gà ra làm ba khu, mua lưới B40 ngăn lại, mục đích là thả heo ăn hết cỏ khu này thì chuyển sang khu
khác, ăn hết khu thứ ba thì khu thứ nhất cỏ đã phục hồi, cứ thế mà luôn phiên, lúc nào heo cũng có cỏ
ăn.
Heo cỏ là heo như thế nào? Hơn bốn ngàn năm trước dân tộc ta lập quốc trên mảnh đất này. Khi những
cư dân đầu tiên chuyển từ săn bắt hái lượm sang khai phá các đầm lầy để trồng lúa nước, cùng với con
chó, heo là con vật đầu tiên được dẫn đi theo. Sở dĩ vậy là do con heo có nhiều khả năng vượt trội hữu
dụng cho con người, trong đó có khả năng qua đầm lầy biết đi vào những chỗ không sụt lún, con người
cứ theo chân heo mà đi, cầm chắc an tồn. Heo cịn là khắc tinh của các lồi rắn độc và chồn cáo, chỗ
nào có heo thì rắn độc khơng dám bén mảng lại gần. Vì vậy, heo từng là “hướng đạo”, từng là “vệ sĩ”
cho tổ tiên ta khi mở cõi.
Ngày nay những giống heo cổ truyền đó vẫn cịn, đó là heo cỏ, điển hình nhất là heo Móng Cái, các tỉnh
phía nam thường gọi là heo mọi. Heo cỏ “nguyên bản” ngày nay vẫn giữ những đặc tính khi xưa. Báo
chí từng viết về con heo “ăn chay và biết giữ nhà” của ông Nguyễn Văn Mạo ở tỉnh Đồng Tháp, coi đó
là chuyện lạ. Heo của ơng Mạo chính là heo cỏ. Con heo cỏ nào nếu được huấn luyện cũng có thể trở
thành con heo như vậy, khơng có gì là lạ cả. Thịt heo cỏ thơm, hồn tồn tương thích với đặc điểm sinh
học của cơ thể người Việt ta, người khỏe mạnh ăn vào bổ dưỡng, người đau ốm ăn vào ngừa trị bệnh.
Toàn thân con heo bộ phận nào cũng là một vị thuốc, kể cả phân, nên có thể gọi heo cỏ là “con thuốc”.
Gian nan nhất là gầy cho được một bộ giống thích nghi được với mảnh đất và cách nuôi này. Đầu tiên
tôi mang 2 con heo từ miền núi Quảng Nam về, một đực một cái. Heo tôi nuôi chung với gà, theo kinh
nghiệm người xưa thì hai thứ đó khơng thể tách rời nhau. Ai cũng biết gà là miếng mồi ngon cho rắn và
chồn cáo, cịn heo thì như đã nói, là khắc tinh của những con này. Ngược lại, heo mà bị bò cạp hoặc rết
cắn là chết chắc, trong khi bò cạp hoặc rết mà gặp gà thì mười con bị ăn hết cả mười. Vì vậy heo gà ơng
bà ta ni chung để làm “vệ sĩ” cho nhau.
Nhưng điều bất ổn đã xảy ra. Bầy gà con theo mẹ vào ăn gần chỗ máng heo ngày một vơi dần, hôm mất
hai con, hôm mất ba con, không mất ban đêm mà mất ban ngày, nên khơng thể nói do chuột. Có hôm
thấy diều hâu sà xuống gắp, tôi làm ông bù nhìn đội nón phất phơ trước gió để dọa, diều hâu khơng đến
nữa. Khơng cịn diều hâu nhưng gà vẫn mất và mất nhiều hơn. Một hôm bắt quả tang hai em heo miệng
đang nhai gà. Hỏi ra mới biết hai em heo này là heo lai, mẹ Móng Cái cịn cha là giống gì đó của Thái



Lan. Chỉ có heo cỏ thuần mới là thân hữu của gà, cịn heo lai thì khơng, dù là lai rừng hay lai Thái lai
Mỹ.
Cả cái tỉnh Bình Thuận này khơng tìm đâu ra giống heo cỏ. Tìm mãi mới được một con, của một chị
nuôi trong nhà để chơi với cháu nhỏ, nay cháu lên thành phố học nên chị bán. Đó là em heo cái đến tuổi
lên giống. Tôi mua về nuôi nhưng suốt mấy tháng không thể tìm đâu ra chú heo đực để gả chồng. Nghe
nói chợ Bình Châu thỉnh thoảng vẫn có người mang heo cỏ con từ vùng núi xuống bán, “phục” hoài mới
mua được một đàn 8 con, 3 đực 5 cái, yên chí là sẽ gầy được giống.

Heo ăn cỏ ống rào rào
Dù được chăm sóc rất cẩn thận, thực hiện mọi điều kiêng cữ, nhưng được vài hơm tồn bầy bắt đầu tiêu
chảy. Tìm mọi thứ cây lá cho ăn “theo kinh nghiệm dân gian”, cũng không ăn thua, một số hết tiêu chảy
nhưng vài ngày lại tái diễn, thân gầy teo tóp. Gặp ai tơi cũng hỏi và ai cũng bảo gọi thú y, gọi điện hỏi
chị tôi cũng được trả lời: “Gọi thú y vào chích mấy mũi là hết liền”. Tơi bực mình nói: “Ngày xưa bà nội
mình ni heo đâu có chích thuốc mà có bao giờ thấy bệnh tật gì đâu”, chị tơi cười: “Ngày xưa khác,
bây giờ khác, bây giờ ai nuôi heo cũng phải chích thuốc”.
Nếu phải chích thuốc thì việc gì tơi phải nhọc cơng ni heo. Tơi dứt khốt khơng chích thuốc, cho uống
thuốc cũng không, dù là thuốc đông y. Và bầy heo lăn ra chết, cố hết sức giữ cho được 1 con heo đực
nhưng cuối cùng nó chết ln. Có thể ở đây lạ nước và mơi trường chưa dung nạp với heo nuôi tự nhiên,
hoặc giả bố mẹ của đàn heo này người ta đã từng chích thuốc khiến cho con của chúng sinh ra cũng phải
chích thuốc, có phải vậy hay khơng tơi khơng thể biết. Nhưng “mặc kệ nó” thì khơng được, “mặc kệ nó”
là chấm dứt nuôi heo.


Chúng tôi lại lên vùng núi “phục” và mua được một đàn 4 con, chỉ 1 con heo đực, với hy vọng gầy giống
rất mong manh. Lần này thì “mặc kệ nó”, tơi thả tự do trong vườn, chỉ để sẵn một ít cám gạo trộn nước,
chúng tự do muốn ăn gì thì ăn. Lại bị tiêu chảy. Hơm sau chết 1 con, may là không chết con heo đực.
Tôi cũng mặc kệ, không dùng cây lá để chữa, con nào chết cho chết, chết hết tôi sẽ không nuôi heo nữa.
Cuối cùng thì khơng có con nào chết nữa, 3 con heo con tự nhiên hết tiêu chảy, trở nên khỏe mạnh, lớn

nhanh.
Tôi theo dõi trong vườn, thấy chúng khơng ăn nhất định một loại cỏ nào, khi thì ăn cỏ này, khi thì ăn lá
khác, khi thì vít lá chuối xuống ăn, khi thì nhai ln cây chuối con, khi thì nhai đất đá. Đó là chúng tự
cân bằng thể trạng, tự cây lá chữa bệnh cho mình, chúng ta không thể biết lúc nào chúng ăn cây cỏ gì là
thích hợp. Chúng ta khơng thể khơn hơn con heo, cái khôn của chúng ta là giữ cho được một vườn cỏ tự
nhiên phong phú. Mọi thứ tri thức về thiên nhiên đều bất cập, chúng ta chỉ có thể “thuận với thiên nhiên”
mà thơi.
Giờ thì 3 con heo cái mới và con heo cái đầu tiên đang chuẩn bị đẻ lứa thứ ba. Chúng tôi đã gầy được
một bộ giống heo cỏ hồn tồn khơng bệnh tật từ lứa thứ nhất và lứa thứ nhì. Khu vực khoanh lại trước
đây đã được mở rộng đến sát dưới bầu. Từng đàn gà kiến đi theo, heo ủi tới đâu gà có mặt tới đó để “ăn
ké” giun dế… (cịn tiếp)
Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…
(TNO) Ơng Ngơ Hồng Minh, người sống bằng nghề ni heo ở gần vườn nhà tôi, thỉnh thoảng sang
làm giúp tôi một số việc, như cho heo ăn dặm hoặc coi ngó heo đẻ.


Ni heo tự nhiên chi phí rất thấp
Trước đây ơng vẫn có đồng ra đồng vào từ ni heo, cịn bây giờ nuôi heo thịt không ăn thua nên ông
chuyển sang nuôi heo nái, chủ yếu lấy công làm lãi, phải đi làm thuê mới có thêm tiền cho gia đình đủ
sống. Heo ơng ni bự con, dài địn, là giống heo lai công nghiệp đang được nuôi phổ biến trong cả
nước. Chuồng trại ông xây bằng xi-măng, máng ăn tự động “hễ chạm mỏ vào là thức ăn rớt xuống, ăn
bao nhiêu tùy thích”, nước uống cũng tự động.
Tơi hỏi ơng Minh heo ơng ăn những gì, ơng bảo ông mua “thức ăn” trong bao về cho ăn, “thức ăn” mà
ơng nói là cám cơng nghiệp mà các cơng ty thức ăn chăn nuôi bán. Hỏi cho chúng ăn rau cỏ hay chuối
có được khơng, ơng lắc đầu, nói cỏ hay chuối chúng khơng ăn, cịn rau lang thì ăn nhưng không lớn,
phải ăn “thức ăn” chúng mới chịu lớn. Heo ông nhốt trong chuồng, suốt ngày nằm rồi đứng dậy ăn. Tôi
hỏi nếu mở cửa chuồng cho ra thì chúng có ra khơng, ơng cười bảo khơng, chúng chẳng có nhu cầu gì ở
ngồi chuồng cả.
“Thức ăn trong bao” hiện nay giá khoảng 12.000 đồng/kg. Nếu nuôi heo thịt, mua 1 con heo con cai sữa
khoảng 1 triệu, nuôi 3 tháng được trên dưới 60 kg, với giá heo hơi hiện nay khoảng 50.000 đồng/kg, con

heo 60 kg bán tầm 3 triệu. Mỗi con heo, nhỏ thì ngày ăn 1,5 kg thức ăn, lớn ăn 2,5 kg, bình quân khoảng
2 kg, 90 ngày ăn hết 180 kg, nhân với 12.000 đồng/kg, vị chi là 2.160.000 đồng tiền thức ăn, cộng với 1
triệu tiền heo giống, giá thành tính riêng hai khoản này mỗi con đã là 3.160.000 đồng. Với giá bán 3
triệu, mỗi con lỗ 160.000 đồng, chưa tính lỗ cơng nuôi, tiền thú y, tiền chuồng trại và tỷ lệ chết chóc.
Ni nhiều tháng hơn, heo sẽ lớn hơn, thức ăn sẽ tăng lên, số lỗ sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều hộ ni
heo vẫn có lời chút ít, bằng cách mua cám công nghiệp “nguyên chất” về trộn thêm các loại cám bắp
cám sắn giá rẻ để “hạ giá thành”. Gọi là lời nhưng cũng ở mức lấy công làm lãi, nếu tính đủ “đầu vào”
thì vẫn lỗ.
Cịn ni heo theo cách của tơi thì sao? Ban đầu thì rất tốn kém, nhưng khi đã tạo được một vườn cỏ tự
nhiên và một bộ giống khơng bệnh tật rồi thì sự tốn kém khơng cịn đáng kể nữa. Khi vườn chưa nhiều
cỏ, tôi cho ăn dặm ngày 2 lần, rau và chuối thì có sẵn khơng phải mua, chỉ tốn khoảng 3.000 đồng tiền
cám gạo 1 ngày cho mỗi con. Hiện nay khi cỏ đã nhiều, chỉ cho ăn dặm mỗi ngày 1 lần, chi phí cám gạo
khơng q 2.000 đồng. Cùng một thời gian nuôi, con heo tôi chỉ đạt trọng lượng bằng 1/3 heo ơng Minh,
nhưng chi phí thức ăn ít hơn 12 lần. Tơi chưa có ý định nuôi heo để bán, nhưng nếu bán theo giá thịt heo
Organic thì chắc chắn phải cao hơn nhiều so với giá thịt heo công nghiệp. Chỉ vài con số như vậy đủ
thấy hiệu quả kinh tế như thế nào.
Không ít các chuyên gia nông nghiệp và kinh tế bảo rằng, các giống heo truyền thống lớn chậm, năng
suất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu thịt của dân chúng, cịn heo cơng nghiệp lớn nhanh, năng suất cao,
từ đó khuyến khích ni heo cơng nghiệp để “tăng nguồn thực phẩm cho xã hội”. Với lập luận tương tự


như vậy, các giống lúa cổ truyền của dân tộc đã bị loại bỏ không thương tiếc, nhường chỗ cho các giống
lúa lai gắn chặt với phân hóa học và thuốc trừ sâu. Các vị chuyên gia đó dĩ nhiên là văn hay chữ tốt,
nhưng lại không chịu hiểu một xã hội thị trường thì phải khác một xã hội bao cấp hay một bộ lạc tự cấp
tự túc.
Một người làm ra thứ gì đó để đem đi bán, điều anh ta quan tâm không phải là làm ra bao nhiêu mà là lời
bao nhiêu. Lời nhiều thì làm nhiều, lời ít làm ít, khơng lời khơng làm. Vấn đề là hiệu quả chứ không
phải là sản lượng hay năng suất. Nuôi con heo 30 kg mà lời 20 kg (tôi cho là tối thiểu theo cách nuôi của
tôi) tất nhiên phải hơn nuôi con heo 100 kg mà chỉ lời 1 kg, thậm chí khơng lời kg nào, ấy là chưa kể
một bên là thực phẩm sạch tự nhiên, một bên là thực phẩm nhiễm hóa chất.

Nhưng lời nhiều vì sao nơng dân chúng ta khơng làm? Xin thưa là khơng thể làm được, nếu khơng có đủ
kiên trì. Bởi vì lịch sử đã để lại cho chúng ta quá nhiều di chứng trên vườn ruộng, do chiến tranh, do
chính sách nơng nghiệp, do “mặt trái” của cơng nghiệp hóa, do những tri thức nơng nghiệp được dạy dỗ
trong các trường đại học cũng như được phổ cập trong dân chúng khơng những khơng kế thừa mà cịn
bài bác tri thức của cha ơng ta tích lũy hàng ngàn năm trên mảnh đất này. Và như chúng tôi đã đề cập
trong kỳ trước, việc tái lập một môi trường tiệm cận với thiên nhiên, tức là tái lập những thửa ruộng
mảnh vườn như thửa ruộng mảnh vườn của cha ông ta ngày trước, không hề là chuyện dễ. Người nơng
dân thì cần cái ăn trước mắt, cần có tiền ngay để lo cho con cái học hành.

Heo ăn cỏ ống rào rào
Còn một điều nguy hiểm nữa, điều mà nhiều người thấy nhưng cũng nhiều người làm ngơ coi như khơng
thấy. Đó là thực trạng các tập đồn nước ngồi khống chế ngành chăn ni nước ta bằng cách phổ cập
các giống heo chỉ ăn thức ăn do các công ty thức ăn chăn nuôi sản xuất, liên tục nâng giá đầu vào và
khống chế giá đầu ra nhằm bần cùng hóa các hộ chăn ni nhỏ, xóa bỏ các con giống truyền thống, tiến


tới xóa bỏ hồn tồn ngành chăn ni nội địa. Báo chí đã lên tiếng, nhiều khi gay gắt, nhưng những tiếng
kêu dường như đều rơi vào đôi tai điếc của các bề trên nơng nghiệp.
Thêm vào đó, khơng phải ngẫu nhiên mà các thứ dịch heo dịch gà ngày càng được công bố với tần suất
dày đặc cùng các chiến dịch tiêu hủy heo gà liên tục được tiến hành. Sự thật như thế nào, nó có bị thổi
phồng quá mức hay khơng, nó có phải là sản phẩm của mối liên kết giữa các tập đồn chăn ni - y dược
quốc tế hay không, không thể dùng “mắt thường” để thấy, chỉ thấy rõ là qua mỗi đợt như thế, việc tiêu
hủy thường hướng vào heo gà của bà con nơng dân nghèo của chúng ta. Hẳn nhiều người cịn nhớ, chỉ
mới đây thôi, nuôi một con sáo, một con họa mi treo trong vườn có khi cũng bị “cơ quan chức năng” đến
vặn cổ, dù nó chẳng hề có bệnh tật gì. Điều đáng sợ là những cuộc truy sát đó đều được sự đồng thuận
của đa số các phương tiện truyền thông và của đám đông vốn sợ hãi bệnh tật. Ai dám chắc đàn heo đàn
gà Organic của mình sẽ khơng chịu số phận của những con sáo, con họa mi vơ tội kia? (cịn tiếp)
Kỳ 6 : Những con chó dạy ta điều gì?
(TNO) Nếu bạn khơng kiêu ngạo với thiên nhiên, bạn sẽ thấy cây cỏ và những con vật dạy cho bạn
nhiều hơn những gì bạn học trong trường lớp hay sách vở. Đầu tiên là những con chó.


Nhà văn Nga Anton Chekhov bảo rằng các nhà văn phải như những con chó, dù chó to hay chó bé,
nhưng mỗi con đều sủa tiếng riêng của mình. “Lời dạy” đó của ơng Chekhov đối với nhà văn ngày nay
vẫn hữu ích đối với giới trí thức nói chung, nhất là khi giới này ngày càng dễ tề tựu thành những đám
đông mất bản sắc, viết, nói, hơ hào, “phản biện” cùng một giọng. Nhưng bài này tơi khơng nói đến đạo


lý đó, vì sẽ lạc đề, dù nó vẫn nằm trong bài học tổng thể mà tôi học từ những con chó của tơi. Ở đây chỉ
nói về tự nhiên.
Hai con chó Phú Quốc đầu tiên của chúng tơi sống ở thành phố. Ban đầu tôi tắm cho chúng 2 ngày 1 lần,
bằng xà phịng xịn dành riêng cho chó hẳn hoi, nhưng chúng hơi ịm, sờ vào chúng mà khơng rửa tay thì
cả ngày chưa hết hơi. Có lúc bận, 1 tuần tôi mới tắm cho chúng, điều lạ là mùi hơi giảm hẳn. Sau đó 15
ngày tơi mới tắm chúng 1 lần, chỉ cịn hơi sơ sơ. Khi đưa chúng lên cái vườn này, tôi không tắm chúng
nữa, chúng tha hồ chạy nhảy bơi lội, mùi hôi hết hẳn. Tơi khơng biết chó tây như thế nào, vì tơi chưa
ni, nhưng đối với chó ta có thể thấy càng tắm càng hơi.
Có người nói chó là con vật khơng có tuyến mồ hơi, da của nó phủ một lớp màng nhầy rất mỏng bảo vệ,
nên chó khơng thích tắm, khi tắm bằng xà phòng lớp bảo vệ này bị tổn thương, nên cơ thể chó tự tiết ra
một chất đề kháng, chính chất đó gây hơi. Nghe rất có lý, nhưng con trâu cũng khơng có tuyến mồ hơi,
mà trâu thì lại thích dầm mình trong nước, trời nắng nóng mà khơng dầm trong nước trâu sẽ lồng lộn đi
tìm vũng bùn, bởi thế mà trâu chỉ cày được ruộng nước, chỉ bị mới cày ruộng khơ. Xin lưu ý thêm,
nhiều người bảo chó Phú Quốc thích bơi lội, theo tơi thấy thì khơng hẳn đúng, vì có con thích có con
khơng, thực ra chúng xuống nước để bơi khơng phải thích, mà để đuổi bắt con gì đó như cá hay ếch
nhái, chúng bơi giỏi là do sống trên đảo thường phải săn mồi dưới nước. Con chó làm gì cũng có mục
đích, ít khi thích khơi khơi theo thời thượng như con người.
Dù vậy thỉnh thoảng tôi phải tắm cho chó, đó là lúc chúng lăn vào phân bị hoặc phân heo, nhưng khơng
tắm bằng xà phịng. Những con chó của tơi lâu lâu lại lăn vào phân gia súc, khi lăn chúng tỏ ra thích thú
như con gà tắm cát, tôi chịu không biết chúng lăn vào phân để làm gì, cũng chưa thấy sách vở tài liệu
nào giải thích. Tất nhiên con chó có cái lý của nó, nó khơng nói ra được, nên chúng ta cần tìm hiểu để
“học hỏi”.
Tìm hiểu thì thấy ở Ấn Độ người ta dùng nước tiểu và phân bò để chữa bệnh, nước tiểu bị thì chữa từ

bệnh cao huyết áp, đau dạ dày đến ung thư, còn phân bị thì làm lành vết thương. Dân gian ta cũng
thường đem phân bị bơi vào vết thương của chính con bị. Cịn phân heo thì, theo các sách thuốc cổ về
Đơng y, là vị thuốc có tác dụng chống độc và khử uế môi trường, ngày xưa dân gian thường lấy phân
heo phơi khô treo giàn bếp, khi ngộ độc nấm đốt lên hòa nước uống là khỏi. Phân heo nói ở đây là heo
ni tự nhiên, cịn phân heo ni cơng nghiệp thì rất ơ uế. Phải chăng những con chó đã sớm biết phân
heo phân bị là thuốc, chúng lăn vào người để khử độc cơ thể và bảo vệ da? Chưa biết chắc được, nhưng
rất có thể là như vậy.
Điều tôi “học hỏi” nhiều nhất ở những con chó là khả năng tự chữa bệnh của chúng. Tơi vẫn biết khả
năng tự chữa bệnh của chó, nhưng do không tuân thủ những “nguyên tắc” ăn uống của chó mẹ nên lứa
đẻ đầu tiên được 4 con, chỉ sống có 1, khi chưa biết ăn. Sau này tơi phát hiện do em trai tôi đã sơ ý cho


chó mẹ ăn thức ăn nhiều hành tiêu ớt tỏi của người, chó mẹ ăn vào thì bản thân khơng sao, nhưng cho
con bú thì “dư lượng” của những thứ gia vị đó làm hỏng hệ thống tiêu hóa khiến chó con tiêu chảy mà
chết. Đến lứa thứ hai, sinh được 5 con, rút kinh nghiệm giữ khơng để chó mẹ ăn gia vị nên chó con rất
khỏe mạnh, đặt tên Mít, Bưởi, Đậu, Ổi, Na (thằng sống sót lứa đầu tên Chuối, bố mẹ nó trước sống ở
thành thị nên có tên hơi “tây” là Bim và Tu-ti).
Được 3 tháng tuổi, khơng biết chúng ăn nhằm thứ gì mà lần lượt đi tiêu chảy, lần lượt bỏ ăn, nhưng
không nằm trong nhà mà khi thì đi lang thang nhấm nháp cây cỏ trong vườn, khi thì nằm trong bụi cỏ,
tối mới về ngủ. Một đứa là thằng Mít đi luôn không về, tối mang đèn pin đi rọi khắp vườn khơng thấy.
Hơm sau mới tìm thấy nó nằm dưới mé ao sát dưới bầu. Bế nó về, đút cháo thịt cho ăn kèm với thuốc
đông y trị tiêu chảy, tối nó lại ra đúng chỗ đó, lại bế về, được một hơm thì nó chết.
Hai đứa tiếp theo tình trạng diễn ra y như vậy, cũng chết. Còn hai đứa là thằng Ổi và con Na, cũng đi tối
không về, nhưng lần này tơi mặc kệ, chỉ tìm xem chúng nằm chỗ nào để theo dõi thôi, thấy chúng nằm
dưới mé ao, tôi không bế về nữa, cũng chấm dứt không ép thuốc men cơm cháo. Thằng Ổi chỉ không về
một đêm, hôm sau về ăn và khỏe luôn. Nhưng con Na đến 4 giờ sáng ngày thứ 3 mới mị về, rất yếu ớt,
buổi chiều nó liếm được cháo, ngày tiếp theo bắt đầu ăn, rồi khỏe hẳn.
Con chó bản tính khiêm tốn và khơng biết nói, khơng sân si như con người. Nếu nó biết nói và khơng
khiêm tốn, nó sẽ bảo nó coi khinh cái cách chữa bệnh và các thứ thuốc men của tôi. Lẽ ra nó đang tự
chữa bệnh, q trình tự chữa bệnh của nó chưa hồn thành, tơi lại chặn ngang q trình đó khiến cho nó

phải chết oan.
Bệnh tật là gì? Theo nguyên lý của nền y học dân tộc ta, bệnh tật là do ăn một thứ gì đó trái với tự nhiên,
là do sự tác động bất thường nào đó từ mơi trường đến cơ thể khiến cho cơ thể phản ứng tự vệ bằng tiêu
chảy, bằng nóng sốt, bằng nổi u nổi sần… Muốn phòng trị bệnh một cách căn bản, phải sống thuận với
tự nhiên, nếu nặng thì đồng thời tìm cách khắc phục những nguyên nhân gây ra bệnh và tìm những thứ
sẵn có trong thiên nhiên để bù trừ vào những chỗ bị tổn hại bị méo lệch của cơ thể.
Những con vật sống trong thiên nhiên tự có khả năng đó, cịn con người thì phải học mới biết và phải
biết cách học. Cha ông ta đã theo chân những con chó, những con heo và các lồi động vật khác để tìm
ra cây lá chữa bệnh, gọi là thuốc. Nhưng cha ông ta chữa bệnh khơng phải chỉ bằng thuốc, mà cịn bằng
những nguyên tắc sống thuận với âm dương ngũ hành, đều là những tri thức học từ con chó con heo, từ
cây cỏ, từ sự vận hành của đất cát, của nắng mưa mà ra cả. Những kết quả thí nghiệm trong phịng, làm
sao có thể thâu tóm hết sự bao la của núi sơng trời biển? (cịn tiếp)
Kỳ 7: Nỗi ám ảnh GMO và chất độc da cam


(TNO) Đề cập đến thực phẩm Organic không thể không nhắc tới chuyện thời sự xung quanh các giống
cây trồng biến đổi gen (genetically modified crops - GMC) nói riêng, hay sinh vật biến đổi gen
(genetically modified organisms - GMO) nói chung.

Người biểu tình đổ xuống các đường phố Los Angeles (Mỹ) ngày 25.5.2013
hưởng ứng chiến dịch toàn cầu lên án Monsanto và thực phẩm biến đổi gen Ngày 3.6.2013, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đồng loạt đưa tin
“Hàng loạt nước biểu tình phản đối thực phẩm biến đổi gen”, nêu sự kiện hơn 2 triệu người tại 436 thành
phố thuộc 52 quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada đến các nước Nam Mỹ và nhiều nước châu Âu rầm rộ
xuống đường chống đối tập đồn cơng nghệ sinh học Monsanto, cả hai trang tin này của Chính phủ Việt
Nam đều nhận định: “Đây được coi là làn sóng biểu tình mạnh mẽ nhất đối với sản phẩm biến đổi gien vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe”.
Trước đó và sau đó, trên khắp thế giới đã và đang diễn ra những hoạt động kiên trì và quyết liệt của các
nhà khoa học, các nhà bảo vệ môi trường và người tiêu dùng phản đối GMO.
Tôi muốn nhấn mạnh một bản tin đã cũ trên đây để thấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhà ta
đã vội vã như thế nào khi ngày 11.8 năm nay chính thức phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gen “đủ điều
kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn ni”, trong đó có 2 giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty

TNHH Syngenta Việt Nam, cịn 2 giống ngơ MON 89034 và NK603 của Cơng ty TNHH Dekalb Việt
Nam, chính là của Monsanto. Các giống ngơ này sắp tới sẽ được chính thức trồng một cách hợp pháp.
Tôi không đề cập đến các cuộc tranh cãi xung quanh thực phẩm GMO mà thế giới đang tốn rất nhiều hơi
sức và giấy mực mà kết quả là chỉ có 27 nước cho phép áp dụng nhưng do những quy định tự do thương
mại của WTO nên chúng được bán tràn lan trên thế giới. Tôi cũng không đề cập đến những phát biểu
“khoa học” kiểu như “chúng ta đã dùng sản phẩm cây trồng biến đổi gen hàng chục năm nay mà chưa ai



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×