Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – VƯƠNG QUỐC ANH (UKVFTA) ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.01 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – VƯƠNG QUỐC ANH (UKVFTA) ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG ANH
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Hồng Việt
Lớp tín chỉ: TMA301(GD1-HK2-2223).5
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 06

Danh sách thành viên

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

2011310036

Phạm Nguyễn Bảo Ngọc

2111110209

Ngô Thị Hải Yến

2011310084


Hà Nội, tháng 3 năm 2023


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC

STT

1

2

3

Tên thành viên

Phân cơng cơng việc

Mức độ hồn
thành

- Xây dựng và góp ý outline
Nguyễn Thị Quỳnh - Phát triển các ý chính trong outline
100%
Hương
- Viết phần năng lực cạnh tranh và tác

động
- Xây dựng và góp ý outline
Phạm Nguyễn Bảo
- Phát triển các ý chính trong outline 100%
Ngọc
- Viết tóm tắt, hàm ý và kết luận
- Xây dựng và góp ý outline
- Phát triển các ý chính trong outline
Ngơ Thị Hải Yến
100%
- Viết phần lời mở đầu, tổng quan,
làm tài liệu tham khảo

2


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................4
Tóm tắt............................................................................................................................5
1. Giới thiệu chung về đề tài .........................................................................................6
2. Tổng quan về các đối tượng nghiên cứu ..................................................................7
3. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
UK .................................................................................................................................14
4. Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam ............................19
5. Hàm ý và kết luận ....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26


3


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1. Tóm tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Vương quốc Anh
xuất khẩu sang Việt Nam theo UKVFTA .......................................................................9
BẢNG 2. Tóm tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Việt Nam xuất
khẩu sang Vương quốc Anh theo UKVFTA ...................................................................9
BẢNG 3. Top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới (2022) .............14
BẢNG 4. Top 10 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới theo trị giá năm 2021 ..15
BẢNG 5. Top 10 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào nước Anh theo trị giá năm
2021. ..............................................................................................................................15
BẢNG 6. So sánh giá thành cà phê Việt Nam với thị trường thế giới ..........................16
HÌNH 1. Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt nam .........................................12

4


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

Tóm tắt
Vương quốc Anh là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đã có sự khởi

sắc rõ rệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Anh (UKVFTA) chính thức có hiệu
lực vào ngày 01 tháng 5 năm 2021. Hiệp định đã tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể cho hàng
xuất khẩu Việt Nam sang thị trường UK thông qua các cam kết cắt giảm thuế cho rất
nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp cà phê Việt Nam
nắm bắt được đầy đủ và kịp thời thơng tin về chính sách quản lý nhập khẩu của Anh nên
đã bỏ lỡ cơ hội để xuất khẩu sang thị trường này. Đề tài được nghiên cứu với các lý do
chính: Thứ nhất, nghiên cứu nội dung chính về các cam kết thuế nhập khẩu của UK
trong UKVFTA, đặc biệt đối với mặt hàng cà phê - một trong các sản phẩm xuất khẩu
chính của Việt Nam Thứ hai, phân tích những ảnh hưởng tiềm tàng của những cam kết
này đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang UK. Thứ ba, nêu ra cơ hội, thách thức, đề xuất
các khuyến nghị để các đơn vị xuất khẩu cà phê trong nước tận dụng lợi thế do UKVFTA
mang lại.
Từ khóa: UKVFTA, xuất khẩu cà phê, chính sách thuế nhập khẩu, tác động, giải pháp

5


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

1. Giới thiệu chung về đề tài
● Bối cảnh
Trong mối quan hệ kinh tế, sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối
tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục tăng trưởng và phát triển tích
cực. Hiện nay, đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu chính là Vương Quốc Anh
và đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam. Bên cạnh đó, Anh là nước
có chính sách thương mại tự do và nhu cầu nhập khẩu nơng sản lớn cũng như có tính
cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Theo số liệu Tổng cục Hải
quan, châu Âu hiện đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. Trong Top

10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu. Đặc biệt, việc ký kết
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), ngoài việc đảm
bảo thương mại song phương không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp
hậu Brexit, Hiệp định UKVFTA cịn tạo khn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn
diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Từ đó, tạo động lực cho việc
tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, góp phần đa dạng
hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu.
Mặt khác, Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh vô cùng lớn trong lĩnh vực nông
nghiệp, sản xuất những mặt hàng nông sản từ những ưu thế về đất đai, khí hậu, con
người… Chính vì thế mà nơng nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế
nước ta. Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu là một công
cụ để giúp nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn. Điều này đã một phần giúp cho
những mặt hàng nơng sản mũi nhọn của nước ta có cơ hội được xuất khẩu đến các nước
trên thế giới như gạo, cà phê, chè, ... Trong đó, cà phê được coi là một trong số những
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì những lý do trên, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài “Tác động của Hiệp định
Thương mại tự do UKVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Anh” với hy vọng đưa ra thực trạng, tác động và giải pháp cho thị trường cà phê
Việt Nam ở thị trường Anh.
● Đối tượng, phạm vi
- Đối tượng nghiên cứu: Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh, Hiệp
định Thương mại tự do UKVFTA
6


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

- Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Thị trường Việt Nam và Anh

+ Thời gian: 2021-2022
2. Tổng quan về các đối tượng nghiên cứu
2.1. Hiệp định UKVFTA
2.1.1. Giới thiệu về UKVFTA
Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương
quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được ký kết vào tối 29/12/2020. Hiệp định được
xây dựng và đàm phán trên cơ sở kế thừa các cam kết trong Hiệp định thương mại Tự
do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) do Brexit, nhằm thúc đẩy quan hệ thương
mại Việt Nam - Vương quốc Anh.
2.1.2. Nội dung chính của UKVFTA
Hiệp định UKVFTA liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (bao gồm lộ
trình cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định UKVFTA, cách thức tra cứu thuế nhập
khẩu, cam kết về quy tắc xuất xứ và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại). (theo WTO)
“Theo đó, Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn
EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK. Về
cơ bản, các nội dung thuộc diện điều chỉnh của hiệp định UKVFTA cũng tương tự như
Hiệp định EVFTA, gồm: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở
cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp
vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương
mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ
thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ,
thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, và pháp lý - thể chế”
(Bộ Công thương Việt Nam).
2.1.3. Ưu đãi thuế quan từ UKVFTA
Hiệp định UKVFTA về cơ bản kế thừa các cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của
Việt Nam và Anh trong EVFTA.
Trên thực tế, 65% thuế quan đã được xóa bỏ đối với thương mại Việt Nam - Anh.
Trong 6 năm đầu tiên sau khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế
quan đối với 99,2% số dịng thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Con
số này cao hơn so với EVFTA (70,3%). Việt Nam cam kết xóa bỏ 48,5% thuế quan, phù

7


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

hợp với các nước EU khác trong EVFTA. Thuế suất đối với thương mại hàng hóa song
phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam tiếp tục được áp dụng như được lặp lại từ
EVFTA. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức thuế suất khơng ưu đãi trên thực tế
có thể thấp hơn do có những thay đổi trong biểu thuế Tối huệ quốc của Vương quốc
Anh sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).
* Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Vương quốc Anh sang Việt Nam:
- Xóa bỏ 48,5% dịng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
- Xóa bỏ 91,8% dòng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2027
- Xóa bỏ 98,3% dịng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2029
- 1,7% dòng thuế còn lại sẽ được tự do hóa một phần qua hạn ngạch thuế quan (khối
lượng hạn ngạch phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO và thuế trong hạn ngạch
sẽ được xóa bỏ vào năm 2031) hoặc không được hưởng ưu đãi.
Sản phẩm

Cam kết thuế quan của Việt Nam với Vương quốc
Anh

Máy móc và thiết bị

Xóa bỏ 61% dịng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
Tất cả các sản phẩm khác: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau
9 năm


Ơ tơ ngun chiếc và linh Ơ tơ ngun chiếc: xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu sau
kiện, phụ tùng ô tô, xe máy

8-9 năm. Phụ tùng ơ tơ: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 6
năm.
Xe máy:
- Đối với xe máy trên 150 cm3, xóa bỏ thuế quan sau 6
năm.
- Đối với các loại xe máy khác, xóa bỏ thuế quan sau 9
năm.

Dược phẩm

Xóa bỏ 71% thuế quan đối với dược phẩm từ ngày 01
tháng 01 năm 2021.

8


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

Tất cả các sản phẩm khác: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau
4 đến 6 năm.
Nguyên phụ liệu dệt may, da Xóa bỏ 80% thuế quan đối với nguyên phụ liệu dệt
may, da giày vào ngày 01 tháng 01 năm 2021.

giày


Tất cả các sản phẩm khác: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau
4 đến 6 năm.
BẢNG 1. Tóm tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Vương quốc Anh
xuất khẩu sang Việt Nam theo UKVFTA
* Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Vương quốc Anh
- Xóa bỏ 85,6% dòng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
- Xóa bỏ 99,2% dịng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2027
- 0,8% dòng thuế còn lại sẽ được tự do hóa một phần qua hạn ngạch thuế quan (với thuế
quan ưu đãi bằng 0% đối với các sản phẩm trong hạn ngạch).
Sản phẩm
Một

Cam kết thuế quan của Vương quốc Anh với Việt Nam

số

phẩm

sản Cà phê, mật ong nguyên chất, nước ép trái cây, hoa tươi, và rau củ
nông quả tươi đã qua chế biến: Xóa bỏ 100% thuế quan từ ngày 01 tháng

nghiệp

01 năm 2021.

Thủy hải sản

Xóa bỏ 50% thuế quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
Xóa bỏ 50% thuế quan còn lại sau 2,4 hoặc 6 năm.
Cá ngừ đóng hộp và cá viên: hạn ngạch thuế quan là 1.566 tấn/năm

(Cá ngừ đóng hộp) và 68 tấn/năm (Cá viên)

Dệt may

Xóa bỏ 42,5% thuế quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2021
Xóa bỏ phần thuế quan cịn lại sau 2,4 hoặc 6 năm.

BẢNG 2. Tóm tắt các ưu đãi thuế quan đối với một số sản phẩm của Việt Nam xuất
khẩu sang Vương quốc Anh theo UKVFTA

9


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Về khối lượng, giá trị và cơ cấu mặt hàng
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê
đạt 92,55 nghìn tấn, trị giá trên 226 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 15,1% về
trị giá so với tháng 8/2022; so với tháng 9/2021 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 4,9%
về trị giá.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt xấp xỉ 1,341 triệu tấn, trị giá
3,06 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 9 đạt 2.443 USD/tấn, tăng 3,3% so với tháng
8/2022 và tăng 16,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, giá xuất khẩu
bình quân cà phê đạt mức 2.283 USD/tấn, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Các loại cà phê xuất khẩu trong tháng 9, chủ yếu vẫn là cà phê Robusta với 84 ngàn tấn,
trị giá trên 173 triệu USD, cà phê nhân Arabica chỉ đạt 1,3 ngàn tấn, trị giá 4,8 triệu

USD, cà phê nhân đã khử cafein đạt 2.000 tấn, với 6,6 triệu USD. Cà phê rang xay và
hòa tan đạt 7 ngàn tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), trị giá gần 50 triệu USD (chiếm
7,4% về lượng và chiếm 21,0% kim ngạch/tổng các loại cà phê xuất khẩu trong tháng
9/2022).
Trong niên vụ 2021-2022, doanh nghiệp FDI xuất khẩu cà phê nhân sống chiếm thị phần
33,2%/ tổng khối lượng xuất khẩu cà phê nhân và chiếm 31,7% về giá trị kim ngạch.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngồi VICOFA chiếm thị phần khoảng 22,1%/ tổng
lượng xuất khẩu cà phê nhân và chiếm 22,9% về giá trị kim ngạch.
Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu cà phê Robusta với 1,5 triệu tấn, kim ngạch 2,97 tỷ
USD; còn cà phê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 60 ngàn tấn, kim ngạch 260 triệu USD; cà
phê nhân đã khử cafein 26.000 tấn, kim ngạch 76,9 triệu USD.
Xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan trên 92 ngàn tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), với
kim ngạch 598,2 triệu USD, chiếm 5,5% về lượng và chiếm 15,3% kim ngạch/ tổng các
loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2021-2022.

10


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

“Niên vụ 2021-2022, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm rang xay, hòa tan chiếm
đến 15,3%/tổng kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành cà phê. Đây là một bước
phát triển lớn và kết hợp với tiêu thụ nội địa cho thấy triển vọng ngành cà phê đang rất
tốt và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nhân. Tăng xuất khẩu cà phê chế biến sâu
thay vì xuất thơ, qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê”.
Về phương thức xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam, trước khi xuất hiện dịch
Covid-19 trên thế giới, thì 90% khối lượng cà phê xuất khẩu là theo hình thức FOB.
Về rào cản từ các thị trường xuất khẩu chính

Những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam
không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó cịn là vấn đề về chất lượng cũng
như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm
cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về
lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát
triển cà phê một cách bền vững hơn.
Tại Việt Nam, tình trạng ken, đốt gốc thơng, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê khơng
cịn q xa lạ và đã từng là vấn nạn quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển ngành cà
phê. Sắc lệnh mới của Châu Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê
xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn
của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng
mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

11


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

HÌNH 1. Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt nam
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Hơn nữa, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong
đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, địi hỏi nơng dân phải điều chỉnh
phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động
xuất khẩu. “Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có những
thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt
trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về
sản lượng, xuất khẩu, mà cịn về chất lượng và quy mơ của ngành”.
2.3. Thị trường cà phê Anh

Về dân số, tính đến đầu năm 2017 theo ước tính, Vương quốc Anh có 66.727.461 người
và phân bố các độ tuổi như sau:
+11.333.930 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (5.809.725 nam / 5.524.204 nữ)
+ 43.226.001 người từ 15 đến 64 tuổi (21.862.260 nam / 21.363.742 nữ)
+ 10.776.609 người trên 64 tuổi (4.756.500 nam / 6.020.109 nữ)
Như vậy, dân số trong độ tuổi 15 đến 64 chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Anh quốc.
Theo khảo sát, nhóm ở độ tuổi trung niên từ 35 - 50 tuổi là nhóm dùng nhiều cà phê
nhất.
12


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

Bên cạnh đó, nền kinh tế của Vương quốc Anh là nền kinh tế thị trường với thị trường
xã hội phát triển mạnh. Đây là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới dựa trên
giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tỷ lệ thất nghiệp ở Vương quốc Anh cũng chỉ
nằm ở mức thấp. GDP bình quân đầu người ở Anh vào năm 2022 ước tính khoảng 54
516.94 USD/người là khá cao so với thế giới (xếp thứ 21).
Thị trường cà phê Anh có sự khác biệt so với các nước châu Âu khác. Anh quốc vốn
được coi là đất nước của những người uống trà nhưng đã và đang thay đổi. Trong khi
mức tiêu thụ trà đã giảm trong 10 năm qua từ 30 gam xuống cịn 20 gam/người/tuần thì
tiêu thụ cà phê lại tăng, nhất là trong giới trẻ. Người dân Anh hiện uống tổng cộng
khoảng 95 triệu tách cà phê mỗi ngày.
Anh đang là thị trường tiêu thụ cà phê tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 châu Âu (sau Đức, Ý,
Pháp và Tây Ban Nha). Tổng trị giá cà phê tiêu thụ tại Anh hàng năm khoảng 3,9 tỷ
bảng. Trong đó, cà phê hòa tan trị giá 757 triệu bảng và cà phê rang xay trị giá 446,4
triệu bảng. Khoảng 80% hộ gia đình Anh dùng cà phê hịa tan ở nhà với nhu cầu ước
tính lên tới hơn 38 nghìn tấn (năm 2019), chiếm 41% toàn bộ thị trường cà phê Anh. Cà

phê rang xay cũng khá phổ biến tại quốc gia này. Nhập khẩu cà phê vào Anh tăng bình
quân 2,2%/ năm về lượng trong giai đoạn 2013 – 2019. Tổng kim ngạch nhập khẩu cà
phê năm 2020 gần 780 triệu Bảng. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ Latinh và Caribe hơn
187 triệu Bảng; nhập khẩu từ các nước EU 434 triệu Bảng. Do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, nhập khẩu cà phê của Anh trong giai đoạn 2020-2021 có xu hướng giảm
mạnh, chủ yếu ảnh hưởng đến phân khúc ngoài gia đình.
Số liệu thống kê cho thấy, EU hiện vẫn là thị trường cung ứng cà phê lớn nhất vào thị
trường Anh, trong khi châu Á (trong đó có Việt Nam) chỉ mới cung cấp khoảng 90 triệu
tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê của Việt Nam và một số nhà cung ứng khác cũng đã được
các nhà rang xay quốc tế, trong đó có khơng ít các nhà rang xay của EU thu mua và
đóng gói, xuất khẩu vào thị trường Vương quốc Anh với nhãn mác của họ.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết thị hiếu người tiêu dùng cà phê ở
Vương quốc Anh có sự khác biệt rõ ràng so với các nước châu Âu khác. Cà phê hòa tan
là chủng loại cà phê được người tiêu dùng Anh ưa chuộng nhất. Các thương hiệu cà phê
hòa tan hàng đầu tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn so với các nhãn hiệu cà phê
mới xay của họ.
13


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

Từ những phân tích trên, có thể thấy mặt hàng cà phê của Việt Nam đang có nhiều tiềm
năng xuất khẩu sang thị trường Anh.

3. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Anh
Về thị phần, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) năm 2022, Việt Nam là
quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với 36% thị phần, xếp sau là Brazil

(28%), Indonesia (13%). Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối
cảnh trong bối cảnh lo ngại suy thối kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ
tiêu dùng Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn có thể sử dụng cà phê.
Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu có thể sẽ suy yếu nhưng không tập trung vào
Robusta, và vẫn là một thơng tin tích cực đối với cà phê Robusta ở thời điểm hiện tại.
Theo dự báo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc
gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2033.
Nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có dấu
hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Theo Viện Địa
lý và Thống kê Brazil, sản lượng cà phê Robusta của nước này trong năm 2023 có thể
sẽ sụt giảm gần 9% so với năm ngoái và Indonesia được Volcafe dự đoán sản lượng sẽ
giảm về mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ. Bảng số liệu dưới đây cho thấy tại thị phần
cà phê trên thế giới và tại thị trường Anh, mặt hàng cà phê Việt Nam đều nằm trong top
5:
STT

Nước

Thị phần

1

Việt Nam

36%

2

Brazil


28%

3

Indonesia

13%

4

Uganda

7%

5

Ấn Độ

6%

6

Khác

10%

BẢNG 3. Top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới (2022)
Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

14



Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

STT

Nước

Trị giá (triệu USD)

1

Brazil

5,833.26

2

Thụy Sĩ

3,600.51

3

Columbia

3,188.82


4

Đức

3,007.83

5

Việt Nam

2,155.51

6

Ý

2,099.11

7

Pháp

1,401.76

8

Honduras

1,292


9

Ethiopia

1,189.21

10

Guatemala

928.86

BẢNG 4. Top 10 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới theo trị giá năm 2021
Nguồn: staticta.com
Nước

Trị giá (nghìn EURO)

1

Thụy Sĩ

156,362

2

Brazil

101,136


3

Columbia

66,291

4

Ý

57,155

5

Việt Nam

55,996

6

Pháp

43,830

7

Honduras

36,504


8

Hà Lan

33,277

9

Bỉ

31,277

10

Ireland

25,989

STT

BẢNG 5. Top 10 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào nước Anh theo trị giá năm
2021.
Nguồn: staticta.com

15


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06


Về giá cả, mặt hàng cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Robusta, có giá thành
tương đối rẻ so với những mặt hàng cà phê khác như Arabica - loại cà phê được xuất
khẩu nhiều hơn ở các quốc gia khác. Thống kê từ ICO cho thấy cà phê Robusta Việt
Nam thơng thường sẽ có giá thành chỉ bằng một nửa so với các loại cà phê khác:
Giá ( US cents/lb)
Loại

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

10/2022

11/2022

12/202

1/2023

2/2023

2
Arabica Colombia


261.95

223.22

224.12

218.91

237.34

Arabica Brazil

192.27

166.54

169

170.03

192.86

Arabica khác

240.08

213.85

210.24


206.76

226.26

92.59

93.76

95.98

Robusta

(Việt

Nam)

103.01

102

BẢNG 6. So sánh giá thành cà phê Việt Nam với thị trường thế giới
Nguồn: ICO
Về chất lượng, chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng
hóa Việt Nam (MXV):
Cà phê Arabica:
Theo quy định của sản phẩm Cà phê Arabica giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa ICE
US.
Cà phê Arabica được chấp nhận giao dịch là cà phê Arabica loại 1, loại 2 và loại 3, đáp
ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE US. Phân loại cà phê

Arabica được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA - Specialty Coffee Association of America
Hiệp hội cà phê Mỹ
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ
14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng
và tính tồn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.
o Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân khơng có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà
phê. Khơng có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng
16


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm
hoặc độ chua. Khơng có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
o Cà phê loại (2): có khơng q 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản
đối với nhân cà phê là được phép . Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Phải
có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua.
Khơng được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.
o Cà phê loại (3): có không quá 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt
được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ
sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
o Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.
o Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram
Cà phê Robusta:
Theo quy định của sản phẩm Cà phê Robusta ICE EU giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng
hóa ICE EU.
Cà phê Robusta được chấp nhận giao dịch là cà phê Robusta loại 1, loại 2 và loại 3, đáp

ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sở giao dịch hàng hóa ICE EU. Phân loại cà phê
Robusta được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA như dưới đây:
Phương pháp phân loại cà phê của SCAA - Specialty Coffee Association of America
Hiệp hội cà phê Mỹ
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để dùng làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ
14, 15, 16, 17 và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng
và tính tồn tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng.
·

Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân khơng có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram

cà phê. Khơng có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng
sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm
hoặc độ chua. Khơng có hạt lỗi, hạt thối và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
·

Cà phê loại (2): có khơng q 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ

bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng.
Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua.
Khơng được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ 9-13%.

17


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

·

Nhóm 06


Cà phê loại (3): có khơng q 9-23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt

được 50% trọng lượng trên lỗ sàng kích cỡ 15 với khơng q 5% trọng lượng trên lỗ
sàng kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5 nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
·

Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.

·

Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram.

So sánh hương vị cà phê Việt Nam và Brazil
● Cà phê Brazil:
- Cà phê Arabica Brazil: Các mô tả về hạt arabica cũng có thể được áp dụng cho
đặc điểm hương vị của hạt cà phê Brazil. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng cà phê
Brazil có hương vị riêng biệt, cụ thể là ít axit, mịn và ngọt. Nó thường có một
chút hương sô cô la, caramel hoặc một chút hạt dẻ tỏa sáng.
- Cà phê Robusta Brazil có vị mạnh, gắt, với dư vị giống như hạt và dư vị đậu
phộng.
● Cà phê Việt Nam:
- Cà Phê Arabica Việt Nam: Có vị đắng dịu, hương thơm quyến rũ. Khi pha cafe
sẽ cho nước có màu nâu nhạt đến đắng dịu, đặc biệt có vị thanh chua, hậu ngọt
rất lơi cuốn.
- Cà Phê Robusta Việt Nam: Có vị đắng, hương thơm dịu, cafe có màu nâu sánh.
Khơng có vị chua và hàm lượng cafeine vừa.
Về mức độ chế biến, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô với giá trị gia tăng thấp,
bằng chứng là Việt Nam chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu. Mặc dù
đứng thứ hai trên thị trường cà phê thế giới về xuất khẩu cà phê theo sản lượng nhưng

theo trị giá xuất khẩu thì chúng ta đứng thứ năm trong năm 2021.
Brazil cũng xuất khẩu nhiều cà phê thô như Việt Nam nhưng 70% cà phê thô Brazil xuất
khẩu là cà phê Arabica (theo số liệu của Statista) có giá thành cao hơn nhiều so với cà
phê Robusta nên trị giá xuất khẩu cà phê cao hơn.
UKVFTA sẽ giúp thúc đẩy gia tăng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường UK
thơng qua q trình chun mơn hố và khai thác tính kinh tế của quy mơ; giúp các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả trong sản xuất. Tuy nhiên, UKVFTA
18


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

có thể gây ra hiện tượng xuất khẩu cà phê vòng và làm phát sinh những chi phí điều
chỉnh cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam từ sức ép mở cửa và cải cách. Sức ép cạnh
tranh trên thị trường nội địa, những quy định liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm, mơi
trường, lao động, quy trình cơng nghệ sản xuất và chế biến. Ngoài ra, do cạnh tranh với
hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế nên nước Anh rất chú trọng tới
quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
4. Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
4.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, hiệp định UKVFTA giúp thúc đẩy cải cách thể chế và phát triển kinh tế trong
nước.
Thông qua những cơ hội UKVFTA mang lại, hoạt động xuất khẩu cà phê sang UK có
thể là tiền đề khuyến khích và đẩy mạnh một cách mạnh mẽ các chương trình cải cách
trong nước vượt ra ngồi phạm vi của các vấn đề “thương mại” trong các hiệp định như:
thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và nâng cao năng lực, khuyến khích phát triển các dịch vụ.
Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Tô Hồi Nam - cho rằng,

để thực thi thành cơng hiệp định cần phải lấy cơ chế làm đòn bẩy. Trong đó, Chính phủ
phải thúc đẩy cải cách về cơ chế, xây dựng mơi trường kinh doanh thơng thống để thu
hút FDI, có thêm các doanh nghiệp làm đầu tàu hút vốn, làm chất xúc tác cho doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành cũng chỉ ra rằng, chúng ta cần coi UKVFTA chính là chất xúc tác đẩy nhanh về cải cách
thể chế. Từ đó, việc xây dựng pháp luật thực thi UKVFTA và các FTA khác sẽ nâng cao
được năng lực thể chế, năng lực hoạt động cho doanh nghiệp, tạo mơi trường kinh doanh
thuận lợi, giảm chi phí giao dịch, thu hút FTA chất lượng, thúc đẩy gắn với chuỗi cung
ứng, nâng dần giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
Đại diện cơ quan tổng hợp thực thi cam kết FTA, ơng Ngơ Chung Khanh - Phó Vụ
trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Cơng Thương) - cho biết, cho đến nay,
xét tổng thể, tư duy xây dựng pháp luật thực thi các FTA của Việt Nam đã được nâng
tầm, với cách tiếp cận sẵn sàng chấp nhận các tiêu chuẩn cao hơn mức độ cam kết so
với trong khuôn khổ WTO.
Nhiều điều khoản của UKVFTA cũng sẽ kích thích cải cách thể chế nhằm củng cố và
chuẩn hóa các quy tắc, thúc đẩy tính minh bạch, và hỗ trợ thiết lập các thể chế hiện đại
19


Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế

Nhóm 06

ở Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực như môi trường, đầu thầu cơng, sở hữu trí
tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, vấn đề pháp lý, quy tắc xuất xứ và các biện pháp phi
thuế quan.
Hiệp định UKVFTA cũng góp phần phát triển kinh tế trong nước. Năm 2022, theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD.
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục
trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Bên cạnh đó, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu 732,5 tỷ USD cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32

tỷ USD).
Thứ hai, hiệp định giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê nói chung cũng như các
mặt hàng nơng sản khác sang thị trường UK.
Có thể nói, hiệp định UKVFTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh
trong năm 2021 tăng mạnh. Theo thống kê từ hải quan, kim ngạch hai chiều giữa Việt
Nam và Anh năm 2021 đạt 6,6, tỉ USD, tăng 17,2% so với năm 2020. Trong đó, xuất
khẩu của Việt Nam đạt gần 5,8 tỉ USD, tăng 16,4%; xuất khẩu của Anh đạt 849 triệu
USD, tăng 23,6%. Trong đó, mặt hàng rau quả đứng thứ ba với mức tăng trưởng 66,9%,
đứng sau thép (91,9%) và cao su (67%). So với các nước đối thủ cạnh tranh khác tại thị
trường này, các sản phẩm nơng sản Việt Nam đang có lợi thế về thuế. Trong năm 2022,
tổng kim ngạch thương mại hai chiều cả năm tăng 3,3%; trong đó mặt hàng cà phê xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam có sự tăng trưởng tốt: tăng 61%.
Thứ ba, hiệp định UKVFTA giúp gia tăng thị phần cà phê Việt Nam xuất khẩu tại thị
trường UK.
6 tháng đầu năm 2022, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính,
ngoại từ Indonesia. Theo ITC, nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam trong 6 đầu năm
2022 đạt 40,66 nghìn tấn, trị giá 90,75 triệu USD, tăng 147,9% về lượng và tăng 212,3%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng
nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong
6 tháng đầu năm 2022. Có thể thấy, Hiệp định UKVFTA đã hỗ trợ ngành cà phê Việt
Nam mở rộng thị phần tại Anh.
Thứ tư, hiệp định UKVFTA tạo áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tái cấu trúc hoạt
động xuất khẩu.
20



×