Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ hợp tác sản xuất CAT ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.43 KB, 23 trang )

1


TRƯNG ĐI HC CN THƠ
VIN NGHIÊN CU PHT TRIN ĐBSCL




ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU


PHÂN TÍCH CC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOT ĐỘNG TỔ HỢP TC
SẢN XUẤT CÂY ĂN TRI Ở XÃ SƠN ĐỊNH, HUYN CHỢ LCH,
TỈNH BẾN TRE TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI, NĂM 2013


GIẢNG VIÊN NHÓM 3
PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc Dương Bé Thạnh
Hồ Vũ Linh Đan
Trần Thị Thơm
Nguyễn Thị Như
Nguyễn Thị Ngọc Mai




CN THƠ – 2013
i


DANH SCH CHỮ VIẾT TẮT


THT
Tổ hợp tác
LKSX
Liên kết sản xuất
PRA
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
KIP
Phỏng vấn người am hiểu, chuyên gia
SX
Sản xuất
CLB
Câu lạc bộ
TV
Thành viên
KHKT
Khoa học kỹ thuật
CAT
Cây ăn trái


DANH SCH BẢNG
Bảng 1. Diện tích, sản lượng, tổng thu CAT ở xã Sơn Định 6
Bảng 2. Cơ cấu chọn quan sát mẫu 12
Bảng 3. Giải thích biến và kỳ vọng 14
Bảng 4. Sơ đồ Gantt Chart 15
Bảng 5. Dự trù kinh phí thực hiện đề tài 16



DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách 3

ii

MỤC LỤC

DANH SCH CHỮ VIẾT TẮT i
DANH SCH BẢNG i
DANH SÁCH HÌNH i
MỤC LỤC ii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CU 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CU 3
4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 4
4.1.1. Vị trí địa lý 4
4.1.2. Địa hình 4
4.1.3. Về khí hậu, thủy văn và nguồn nước 4
4.1.4. Tài nguyên đất 4
4.1.5. Nhân lực 5
4.1.6. Sản xuất CAT 5
4.1.9. Công tác chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ 5
4.2 Tổng quan về hoạt động của THT sản xuất CAT 5
4.3 Thực trạng hoạt động của các THT SX CAT ở xã Sơn Định 6
4.3.1 Đặc điểm và tình hình hoạt động 6
4.3.1. Một số kết quả đạt được trong hoạt động 7
4.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 8

5. NỘI DUNG NGHIÊN CU 8
5.1 Thông tin chung 8
iii

5.2 Thực trạng hoạt động của các THT SX CAT trong bối cảnh xây dựng nông thôn
mới. 8
5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của THT SX CAT. 8
5.4 Giải pháp phát triển các THT sản xuất CAT nhằm nâng cao thu nhập cho nông
hộ. 8
6. PHƯƠNG PHP NGHIÊN CU 8
6.1. Phương pháp tiếp cận 8
6.2 Phương pháp luận 9
6.3. Khái niệm và một số thuật ngữ 11
6.4. Phương pháp chọn vùng và quan sát mẫu 11
6.5. Phương pháp thu thập số liệu 12
6.5.1. Số liệu thứ cấp 12
6.5.2. Số liệu sơ cấp 12
6.6. Phương pháp phân tích số liệu 12
7. GIỚI HN PHM VI NGHIÊN CU 15
7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu 15
7.2. Giới hạn không gian nghiên cứu 15
7.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu 15
8. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 16
9. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 16
10. DỰ TRÙ KINH PHÍ 16
TÀI LIU THAM KHẢO 18





1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần lớn các vùng nông thôn Việt Nam vẫn còn ở tình trạng nghèo nàn, hạ tầng cơ sở
kém, sản xuất (SX) nông nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh, thị
trường, năng lực SX của người dân còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn (Nguyễn
Duy Cần, 2011). Chính vì lẽ đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 nhằm xây dựng xã nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân được nâng cao; phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng
hệ thống chính trị được nâng cao (Tài liệu hỏi đáp về Nông thôn mới, 2012).
Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu
chí Quốc gia Nông thôn mới (cấp xã) vừa cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020 vừa là cơ sở để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng
Nông thôn mới của các địa phương trong từng thời kỳ. Trong đó, tiêu chí về hình thức
tổ chức SX là một trong những tiêu chí quan trọng. Bởi lẽ, nếu tiêu chí này đạt được
hiệu quả thì sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tác động không nhỏ đến kết quả
thực hiện tiêu chí 10 – Thu nhập và tiêu chí 11 – Tỷ lệ hộ nghèo. Tiêu chí yêu cầu có
tổ hợp tác (THT) hoặc hợp tác xã (HTX) hoạt động có hiệu quả. Để đạt tiêu chí này,
các xã xây dựng nông thôn mới đã và đang xúc tiến củng cố, thành lập mới các THT
và HTX. Song theo nhiều chuyên gia, tình hình hoạt động của các hình thức liên kết
sản xuất (LKSX) trong nông nghiệp này đang bộc lộ nhiều yếu kém, khó khăn và chưa
có giải pháp hữu hiệu; nông dân chưa mặn mà vào kinh tế hợp tác, tâm lý ngán ngại
vào kinh tế tập thể kiểu cũ vẫn còn.
Huyện Chợ Lách hiện có 9.800 ha trồng cây ăn trái (CAT) với nhiều chủng loại trái
cây đặc sản như: chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng và măng cụt,… Trong những
năm qua, tại huyện Chợ Lách đã có nhiều chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và quy hoạch thành nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh, xen canh hợp lý,

tổ chức nghiên cứu ứng dụng nhiều giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất. Góp phần
nâng sản lượng trái cây địa phương bình quân đạt 115.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc
tiêu thụ sản phẩm của nông dân còn nhiều bất cập, việc xuất khẩu sang các nước Châu
Âu và Mỹ rất hạn chế. Nguyên nhân là do yêu cầu khắc khe về sản lượng, chất lượng
và an toàn thực phẩm. Do vậy, việc tham gia vào các THT SX là một hướng đi tất yếu,
2

giúp nâng cao tính cạnh tranh, ổn định đầu ra mặt hàng trái cây của nông dân Chợ
Lách trên thị trường (Việt Cường, 2013).
Xã Sơn Định, huyện Chợ Lách là xã điểm xây dựng nông thôn mới của toàn tỉnh Bến
Tre. Đến nay, địa phương đã cơ bản hoàn thành 13/19 tiêu chí. Tiêu chí 13 – Hình thức
tổ chức SX là một trong 06 tiêu chí còn lại địa phương cần phấn đấu đạt được để trở
thành xã nông thôn mới trong năm 2013. Để được đánh giá đạt tiêu chí, không chỉ có
THT hoạt động có hiệu quả mà địa phương còn phải có ít nhất 30% số hộ dân trên địa
bàn tham gia vào các THT này. Trên thực tế, chỉ có một vài tổ trong tổng số 10 THT
SX CAT (tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái) hiện có của xã có thể tự duy trì và điều hành,
được đánh giá hiệu quả. Phần lớn tổ nhóm còn lại gặp khó khăn trong việc tự duy trì
và điều hành, cần đến sự đầu tư kinh phí của Nhà nước hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ
cán bộ địa phương. Không những thế, địa phương còn cần phải thành lập mới một số
THT nữa để nâng tỷ lệ hộ tham gia trên tổng số hộ của toàn xã. Theo đồng chí Bí thư
Đảng ủy xã, do xã có thế mạnh về SX CAT nên việc thành lập mới các THT liên kết
trong SX CAT hoàn toàn nằm trong khả năng có thể của địa phương. Tuy nhiên, để
các tổ THT mới thành lập thực sự hoạt động có hiệu quả thì cần thiết phải xác định
được các yếu tố ảnh hưởng, làm cơ sở để tác động nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động, mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia, tránh tình trạng nhiều tổ THT ra
đời trong nỗ lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà chưa xuất phát từ nhu
cầu và sự tự nguyện của người tham gia.
Vì những lý do trên, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ hợp tác
sản xuất CAT ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh xây dựng
nông thôn mới, năm 2013” cần được thực hiện nhằm để xuất các giải pháp để tăng

hiệu quả hoạt động của các THT, giúp nâng cao thu nhập cho các thành viên (TV)
tham gia, từ đó tạo niềm tin và động lực để người dân tự nguyện tham gia vào các
THT SX CAT, góp phần để xã Sơn Định đạt được tiêu chí 13 một cách bền vững.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái ở xã
Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, năm
2013 nhằm đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của THT SX CAT, giúp
nâng cao thu nhập cho nông hộ.
3

2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu cần giải quyết 3 mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động của THT SX CAT trong bối cảnh xây
dựng nông thôn mới.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của THT SX CAT.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp phát triển và tăng hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác
nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CU
Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động của THT SX CAT trong bối cảnh xây dựng nông
thôn mới như thế nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ hợp tác? Nhân
tố nào là quan trọng nhất, vì sao?
Câu hỏi 3: Giải pháp gì giúp phát triển mô hình THT ?
Đề tài nghiên cứu cũng đề ra giả thuyết như sau: Các yếu tố như tính tự nguyện tham
gia vào THT của tổ viên, số năm tham gia vào THT của tổ viên, vốn đầu tư từ chương
trình xây dựng nông thôn mới và số lớp tập huấn trong năm có ảnh hưởng tích cực đến
kết quả hoạt động của THT SX CAT.
4. LƯỢC KHẢO TÀI LIU
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách (Nguồn. Phòng Kinh tế và Hạ tầng)

4

4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Theo Đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định (tháng 08/2011) và Báo cáo tình
hình thực hiện Nghị quyết Đảng bộ giữa nhiệm kỳ (2010 – 2015) và phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ nửa nhiệm kỳ còn lại của Đảng bộ xã Sơn Định ngày 22/05/2013.
4.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích đất tự nhiên 1468,8 ha, được chia ra thành 8 ấp: Sơn Long, Sơn Lân, Sơn
Phụng, Sơn Châu, Phụng Châu, Tân Thới, Tân Phú, Thới Lộc. Ranh giới hành chính
tiếp giáp: Phía đông giáp Thị Trấn Chợ lách, Phía Tây giáp xã Vĩnh Bình, Phía Nam
giáp sông Cổ Chiên, Phía bắc giáp sông Tiền Giang. Có Quốc lộ 57 xuyên qua với
chiều dài 3,2 km được nhựa hóa – là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa tỉnh Bến
Tre và tỉnh Vĩnh Long.
4.1.2. Địa hình
Có địa hình bằng phẳng, là vùng đất trũng thấp, lượng phù sa hàng năm nhiều, có sông
rạch chằng chịt, nằm ven 02 con sông lớn Cổ Chiên và Tiền Giang, thuận tiện cho việc
trồng CAT lâu năm và nuôi thủy sản.
4.1.3. Về khí hậu, thủy văn và nguồn nước
Nhiệt độ trung bình là 27,30C, cao nhất là 34,40C, thấp nhất là 20,20C. Khí hậu chia
ra thành 2 mùa rõ rệt. Sơn Định có nguồn nước ngọt quanh năm (tuy nhiên những năm
gần đây vào mùa khô có lượng nước mặn xâm nhập vào khoảng tháng 3 nhưng không
đáng kể).
Thủy văn: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều Biển Đông thông qua cửa sông Cổ
Chiên. Triều cường cao nhất từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, kết hợp với mưa lớn
nên thường bị vỡ đê bao cục bộ ảnh hưởng đến vườn CAT.
4.1.4. Tài nguyên đất
Là đất bùn đen có pha cát, giữ nước tốt nên thích hợp cho trồng các loại CAT lâu năm.
Diện tích đất tự nhiên là 1.468 ha; trong đó đất SX nông nghiệp trồng CAT lâu năm là
857,41 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 6,2 ha, đất phi nông nghiệp là
604,39 ha.

5

4.1.5. Nhân lực
Toàn xã có 3.262 hộ với 12.954 nhân khẩu, trong đó nam 6.313 người chiếm 48,7%,
nữ 6.641 người chiếm 51,3%. Lao động trong độ tuổi là 8.109 người chiếm 62%, tập
trung chủ yếu là lực lượng SX nông nghiệp.
4.1.6. Sản xuất CAT
Vườn cây ăn trái phát triển theo hướng chuyên canh và trồng xen canh hợp lý, có hiệu
quả. Diện tích cây ăn trái đạt 818,09ha, trong đó diện tích vườn chuyên canh đạt
776,4ha, lượng trái cây bình quân hàng năm đạt 15 nghìn tấn, giá bán ra thị trường có
lúc tăng từ 15 – 20%. Nhìn chung, thời gian gần đây trong sản xuất người dân chú
trọng đến chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch, an toàn đế đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
4.1.7. Thu nhập bình quân đầu người
Uớc đạt 23 triệu đồng/người/năm. Hộ khá, giàu tăng nhanh.
4.1.8. Công tác đào tạo
Trung tâm học tập cộng đồng được hoạt động thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết
thực như phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện tổ chức các lớp chuyển giao
KHKT về trồng và xử lý các loại cây ăn trái, kỹ thuật chăm sóc các loại cây con
giống,…, tổ chức nhiều buổi tọa đàm về pháp luật và giao lưu văn nghệ giữa các ấp,
tạo được ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.
4.1.9. Công tác chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, nhân dân mạnh dạn ứng dụng những thành tựu KHKT vào
sản xuất như: sử dụng các hoá chất kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa rải vụ, sử
dụng bạt để đậy khô ra hoa nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài việc sử dụng phân hoá học để xử lý cây ăn trái, nhân dân còn tận dụng các loại
rác thải trong sinh hoạt, phân chuồng trong chăn nuôi và các loại phế phẩm khác sơ
chế thành phân hữu cơ để bón cho cây ăn trái. Trong sản xuất cây giống, nhân dân
luôn áp dụng KHKT để nhân rộng các giống cây mới có năng suất chất lượng cao.
4.2 Tổng quan về hoạt động của THT sản xuất CAT

Theo Đề án đổi mới, phát triền HTX và các hình thức kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, phong trào xây dựng
THT tiếp tục phát triển. Kết quả báo cáo của 63 tỉnh, thành phố năm 2011, cả nước có
6

136.097 tăng 31% so với năm 2002 và đã thu hút với khoảng 2,1 triệu TV tham gia.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều THT và là loại hình kinh tế
hợp tác chính ở những địa phương này. Doanh thu trung bình của một THT khoảng
12,06 triệu đồng/năm. Mười năm qua, THT trong nông nghiệp liên tục phát triển
nhanh, nhất là ở giai đoạn 2006 – 2012, bình quân 3,3%/năm.
Căn cứ Báo cáo số lượng các loại hình kinh tế hợp tác trong sản xuất của Hội Nông
dân xã Sơn Định đến thời điểm ngày 21/01/2013, toàn xã 10 THT SX CAT theo Nghị
định 151 với 263 TV, hoạt động trên các lĩnh vực cụ thể như: 07 THT SX chôm chôm
với 171 TV, 02 THT SX bưởi da xanh 47 TV, 01 THT sầu riêng 45 TV.
Trong đó, có 02 mô hình THT đang thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP: 01 tổ chôm
chôm dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của tiến sỹ Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội làm vườn
Trung Ương, 01 tổ sầu riêng dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của Chi cục Phát triển Nông
thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách. Đặc biệt là THT
SX bưởi da xanh Sơn Định được Ban Dân vận Tỉnh ủy đánh giá công nhận là mô hình
Dân vận khéo cấp tỉnh.
4.3 Thực trạng hoạt động của các THT SX CAT ở xã Sơn Định
Theo Báo cáo về việc tổ chức thực hiện chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp ở
xã Sơn Định của Hội nông dân xã Sơn Định và số liệu Văn phòng Thống kê xã (năm
2012).
4.3.1 Đặc điểm và tình hình hoạt động
Xã có 3.262 hộ với 2.114 hộ nông nghiệp, tổng số dân 12.954 người. Diện tích đất tự
nhiên 1468,8 ha, diện tích đất nông nghiệp 836,87ha, trong đó diện tích trồng CAT là
818,09ha (chiếm 97,8%). Sản lượng cây trồng là 12.893 tấn, tổng thu 190,464 tỷ đồng.
Trong đó sản lượng CAT là 11.056 tấn, tổng thu 115,673 tỷ đồng.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng, tổng thu CAT ở xã Sơn Định

Loại CAT
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng thu (tỷ đồng)
Sầu riêng
61,86
714
15,422
Bưởi da xanh
57,17
555
9,564
Chôm chôm
554,98
8.387
80,995
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã, 2012)
7

Qua thực tế khảo sát, tuy là xã nông nghiệp đa dạng về chủng loại cây trồng nhưng sản
xuất phân bố không tập trung, khó khăn trong khâu quy hoạch. Mặc dù xã đầu tư nhiều
cho phát triển kinh tế nhưng vẫn có nhiều hộ dân làm ăn được mùa nhưng rớt giá. SX
không đồng bộ, chưa nắm được khoa học kỹ thuật (KHKT), còn tự phát, manh mún
nhỏ lẻ. Thêm vào đó, ý thức SX gắn với bảo vệ môi trường chưa được thực hiện tốt,
rác thải chưa được thu gom và xử lý, đặc biệt là các phế phẩm phân, thuốc bảo vệ thực
vật.
Từ khi có Kế hoạch số 63/KH-HND ngày 15/4/2009 của BTV Hội Nông dân huyện
về việc xây dựng mô hình LKSX, cùng với Nghị quyết của Đảng Uỷ xã, Hội nông dân
xã Sơn Định xem đây là cơ hội để cho nông dân có một hướng làm ăn mới, vừa SX
vừa tiêu thụ sản phẩm lại vừa gắn với bảo vệ môi trường.

Thấy được cơ hội đó, những năm qua Hội Nông dân xã đã đi vận động hội viên – nông
dân tham gia thành lập các tổ LKSX - tiêu thụ sản phẩm, hoạch định kế hoạch và phân
công cán bộ trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành phụ trách địa bàn, các chi tổ hội và
tập trung xây dựng các tổ, nhóm, CLB trên địa bàn. Ban Thường vụ duy trì chế độ họp
báo tuần. Họp Ban Chấp hành luân phiên hàng tháng, hàng quý ở các ấp trong xã
nhằm tạo điều kiện để hội viên nhận được sự hỗ trợ của các ngành các cấp và các nhà
đầu tư để xây dựng mô hình SX có hiệu quả, cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Qua
đó, các TV trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đã phát huy được vai trò trách
nhiệm của mình và kịp thời phản ảnh, đề xuất những thuận lợi và khó khăn, giúp cho
Ban thường vụ Hội kịp thời có những giải pháp tối ưu trong tổ chức thực hiện nhiệm
vụ và điều hành công việc chung.
4.3.1. Một số kết quả đạt được trong hoạt động
Trong thời gian qua, nhờ chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự
quan tâm chỉ đạo của Đảng Uỷ, sự hỗ trợ của ngành cấp trên, tinh thần trách nhiệm
cao của tập thể ban chủ nhiệm Hội Nông dân và sự đồng thuận của người dân, quá
trình tổ chức liên kết trong SX nông nghiệp trên địa bàn xã Sơn Định đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ, cụ thể: các TV tham gia thực sự nhận thức được tầm quan
trọng và lợi ích của việc tham gia các hình thức sản suất, hiệu quả trong SX nâng lên
rõ rệt về cả số lượng lẫn chất lượng. Nông dân đã chú trọng việc áp dụng các tiến bộ
KHKT, giảm chi phí SX và chủ động hơn trong việc ký hợp đồng tiêu thụ và bao tiêu
sản phẩm. Hầu hết các hộ tham gia có kinh tế khá ổn định, thu nhập bình quân đầu
người trên 25 triệu đồng/người/năm.
8

Bên cạnh đó cũng tạo được sự đoàn kết trong nội bộ nông dân, có điều kiện giúp nhau
xoá nghèo và làm giàu chính đáng, tham gia tốt các chương trình giao thông nông
thôn, xây dựng tốt các thiết chế văn hoá ở khu dân cư.
4.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
Quá trình tổ chức thực hiện chương trình LKSX trong nông nghiệp trên địa bàn xã Sơn
Định thời gian qua gặp phải một số khó khăn như: tồn tại một số cá nhân tham gia

chưa đúng, thiếu niềm tin vào mô hình tổ LKSX và tiêu thụ sản phẩm, các tổ nhóm sau
khi đã thành lập xong, chỉ có một số nhóm tự duy trì và điều hành các cuộc họp
thường xuyên.
Đồng thời, những tổ nhóm nào có được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước thì sinh hoạt
tốt. Còn lại một số tổ, nhóm khác không duy trì được, hoặc trông chờ cán bộ huyện
cũng như Hội Nông dân xã đến dự, trong khi xã không có cán bộ chuyên trách về
mảng này, cán bộ huyện lại không thể đáp ứng hết các tổ nhóm theo yêu cầu của bà
con cùng một thời điểm. Song song đó, nông dân còn SX manh múng, đất không liền
canh, liền cư để áp dụng KHKT. Hội Nông dân chưa có định hướng cho mô hình phát
triển lâu dài bằng việc hỗ trợ phân bón, thuốc, thị trường,… Do đó, hiệu quả hoạt động
của mô hình còn hạn chế.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CU
5.1 Thông tin chung
Bao gồm các thông tin về: tuổi, tuổi trung bình, trình độ học vấn, số TV, số năm thành
lập, số lớp tập huấn/năm,
5.2 Thực trạng hoạt động của các THT SX CAT trong bối cảnh xây dựng nông
thôn mới.
5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của THT SX CAT.
5.4 Giải pháp phát triển các THT sản xuất CAT nhằm nâng cao thu nhập cho
nông hộ.
6. PHƯƠNG PHP NGHIÊN CU
6.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính nhiều chiều để phân
tích đánh giá mối liên hệ giữa tổng thu nhập từ canh tác CAT của tổ viên (biến phụ
thuộc Y) với tính tự nguyện tham gia vào THT của tổ viên (biến độc lập X1), số năm
9

tham gia vào THT (biến độc lập X2), nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình xây dựng nông
thôn mới (biến độc lập X3) và số lớp tập huấn trong năm (biến độc lập X4) (Võ Thị
Thanh Lộc, 2010).

Y = a + b(X1) + c(X2) + d(X3) + e(X4) + ε
6.2 Phương pháp luận
Phân tích hồi quy tuyến tính (Regression) là phân tích nhiều biến độc lập ảnh hưởng
đến biến phụ thuộc.
Phương trình hồi qui có dạng: Y = a + b
1
X
1
+ b
2
X
2
+ … + b
i
X
i
+ ε
Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc
a : Hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Ŷ khi các biến X
1
,
X
2
… X
i
bằng 0
X
1
, X

2
… X
i
: Các biến độc lập
b
1
, b
2
,…, b
i
: Hệ số hồi quy. Cho biết X
1
, X
2
… X
i
tăng hay giảm 01 đơn vị
thì trung bình Ŷ sẽ thay đổi bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.
Giải thích kết quả xử lý qua 07 bước :
 Bước 1: Viết phương trình hồi qui dựa vào cột Coefficients từ bảng kết quả.
 Bước 2: Giải thích phương trình hồi quy với nguyên tắc giải thích biến định
lượng là cứ tăng một đơn vị tính của X thì tăng/giảm (tùy theo dấu của tham
số b

đứng trước X trong phương trình) b

lần đơn vị tính của Ŷ. Đối với biến
định tính dạng có hai giá trị 0 và 1 (biến Dummy) thì giải thích theo sự kết
hợp dấu của tham số b và định nghĩa các biến Dummy của tác giả.
 Bước 3: Kiểm định riêng biệt từng tham số hồi quy

H
0
: β
i
= 0 : X
i
không ảnh hưởng đến Ŷ
H
1
: β
i


0 : X
i
có ảnh hưởng đến Ŷ
Dựa vào giá trị p-value và mức ý nghĩa alpha (α) để quyết định từng biến độc
lập X
i
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không.
Nếu p-value > α : Không ảnh hưởng (Chấp nhận H
0
)
Nếu p-value < α : Có ảnh hưởng (Bác bỏ H
0
)
 Bước 4: Ước lượng riêng biệt từng tham số hồi quy
10

Cách giải thích giống bước 2 nhưng kết luận dựa vào ước lượng khoảng (giá

trị các cột lower và upper 95% trong bảng kết quả).
 Bước 5: Kiểm định trên tất cả các tham số hồi quy
H
0
: β
i
= 0 : tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H
1
: β
i


0 : tức là có ít nhất 1 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc
Dựa vào giá trị Sig.F và mức ý nghĩa α xử lý để quyết định chấp nhận hay
bác bỏ H
0
. Kết luận dựa vào:
Nếu Sig.F ≥ α : Chấp nhận H
0
Nếu Sig.F < α : Bác bỏ H
0

Nếu quyết định bác bỏ H
0
thì xem kết quả của bước 3 để kết luận cụ thể là có
bao nhiêu biến ảnh hưởng đến Ŷ và đó là những biến nào.
 Bước 6: Giải thích hệ số tương quan R (multiple R)
Hệ số tương quan R là hệ số chỉ ra mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ giữa

các biến độc lập và biến phụ thuộc. R có giá trị trong khoảng ±1
R = ±1 : Giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có liên hệ hoàn toàn chặt
chẽ.
 Bước 7: Giải thích hệ số xác định R
2
(R square)
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tương quan:
 Hệ số tương quan bội R: Hệ số tương quan R là hệ số chỉ ra mức độ chặt chẽ
trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. R có giá trị trong
khoảng ±1.
 Hệ số xác định R
2
: là bình phương của hệ số tương quan bội, có ý nghĩa giải
thích là phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc
lập. Hay nói cách khác, có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc là do
các biến độc lập trong mô hình tạo ra.
 Significance F: Mức ý nghĩa F.Sign F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy,
Sign F càng nhỏ càng tốt, càng có ý nghĩa.
 Giá trị xác suất p: Là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà tại đó giả thuyết H0 bị bác bỏ.
11

6.3. Khái niệm và một số thuật ngữ
Các hình thức LKSX chính là các HTX và THT SX mà hầu hết hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Tổ hợp tác: Là mô hình tổ chức của người dân, do nông dân tự nguyện lập ra nhằm
mục đích tự giúp nhau sử dụng có tốt hơn các tư liệu SX cơ bản như: đất đai, lao động,
vốn, vật tư trong SX nông nghiệp hàng hóa theo tín hiệu của thị trường; trong phạm vi
THT các tổ viên giúp nhau khắc phục những rủi ro bất thường trong cuộc sống thường
ngày, từ đó tạo ra sự ổn định cuộc sống của toàn cộng đồng nông thôn.
Nông hộ (hộ nông dân): Là một đơn vị về mặt chính quyền là gia đình sống bằng

nghề nông. Hộ nông dân là đơn vị SX cơ bản. Hộ nông dân là đơn vị SX rất ổn định và
là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
Nông thôn: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Nông thôn mới: Nông thôn mới trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa bao
gồm các đặc trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông
thôn được nâng cao; phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc
được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị
được nâng cao,…
Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về
chương trình hành động của Chính phủ (để thực hiện nghị quyết 26-NQ/TW) đề ra
nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới. Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 800/QĐ-TTg về “Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” và Quyết định 491/QĐ-TTg về
việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới (cấp xã), gồm 5 nhóm tiêu chí (39
nội dung thực hiện): Quy hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí); Kinh
tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí);Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí); Hệ
thống chính trị (2 tiêu chí).
6.4. Phương pháp chọn vùng và quan sát mẫu
Phương pháp chọn vùng: Sơn Định là nơi có đến 64,8% hộ dân tham gia sản xuất
nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp 836,87ha, trong đó diện tích trồng CAT là
818,09ha (chiếm 97,8%), là xã có diện tích và sản lượng CAT lớn nhất của huyện Chợ
Lách với khoảng 15 nghìn tấn mỗi năm (Đỗ Văn Công, 2012). Địa phương hiện là một
12

trong 03 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bến Tre, phấn đấu cơ bản hoàn
thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2013 nhưng đến cuối tháng
08/2013 xã vẫn chưa đạt tiêu chí 13.
Phương pháp chọn quan sát mẫu: Chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện để

phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là những hộ tham gia các THT SX CAT tại xã Sơn
Định. Sau đó tiến hành phỏng vấn 150 hộ trong tổng số 263 hộ.
Bảng 2. Cơ cấu chọn quan sát mẫu
Đối tượng
canh tác của
10 THT
Số quan sát mẫu từng ấp
Tổng
Tân
Thới
Sơn
Phụng
Sơn
Lân
Sơn
Long
Phụng
Châu
Sầu riêng

30



30
Chôm chôm
25
10
10
10

25
80
Bưởi da xanh


20
20

40
Tổng
25
40
30
30
25
150
6.5. Phương pháp thu thập số liệu
6.5.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin tổng quan về xã từ UBND xã, số liệu liên quan đến THT từ hội
nông dân xã, số liệu thống kê từ Chi cục thống kê huyện, báo cáo nông thôn mới từ
Phòng NN và PTNT huyện. Từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo có liên quan, sách, các
bài báo trên tạp chí và internet.
6.5.2. Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn KIP một số đại diện ban quản lý THT, cán bộ ở huyện, phòng nông nghiệp.
Thực hiện thảo luận nhóm 6 người/nhóm tại 10 THT và sử dụng bảng câu hỏi bán cấu
trúc phỏng vấn 150 tổ viên, THT.
6.6. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tổng quát những đặc điểm cơ
bản của nông hộ, thực trạng hoạt động của THT về số lượng TV tham gia; chi phí SX,
sản lượng, lợi nhuận của các hoạt động canh tác CAT,…

13

Mục tiêu 2: Sử dụng phân tích cross-tabulation để kiểm định có hay không mối quan
hệ giữa việc tự nguyện tham gia vào THT SX CAT với thu nhập của nông hộ.
Sử dụng mô hình hồi qui tương quan để ước lượng mức độ ảnh hưởng giữa các biến
độc lập đến biến phụ thuộc hoặc giữa các biến phụ thuộc với nhau. Trong nghiên cứu
này sử dụng mô hình phương trình hồi quy tuyến tính nhiều chiều để phân tích đánh
giá mối liên hệ giữa tổng thu nhập nông hộ (biến phụ thuộcY) với tính tự nguyện tham
gia của nông hộ (biến độc lập X1), số năm tham gia tổ của hội viên (biến độc lập X2),
nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước (biến độc lậpX3) và số lớp tập huấn trong năm (biến
độc lập X4) (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).
Mô hình hồi qui đa biến:
Y = a + b(X1) + c(X2) + d(X3) + e(X4) + ε
Trong đó:
a, b, c, d, e: Các tham số hồi qui.
ε: sai số.
14

Bảng 3. Giải thích biến và kỳ vọng
Biến
Giải thích biến
Đơn vị
Dấu
kỳ
vọng
Giải thích kỳ vọng
Y
Tổng thu nhập
từ canh tác CAT
của tổ viên

triệu đồng/ha/năm


X1
Tính tự nguyện
tham gia vào
THT của tổ viên
Biến Dummy
0: Không
1: Có
+
Tổ viên tự nguyện tham gia
sẽ nâng cao hiệu quả của
THT => thu nhập tăng
X2
Số năm tham gia
tổ của tổ viên
Năm
+
Số năm tham gia vào THT
của tổ viên càng lớn thì càng
hưởng lợi thì THT (kinh
nghiệm, năng lực, ) => thu
nhập tăng
X3
Nguồn vốn hỗ
trợ từ chương
trình xây dựng
nông thôn mới
triệu đồng/tổ

viên/năm
+
Vốn hỗ trợ nhiều thì hiệu
quả hoạt động của THT càng
tăng (Tuy nhiên, sự hỗ trợ
nên ở giai đoạn đầu với mức
độ không làm ảnh hưởng đến
khả năng tự điều hành, quản
lý tài chính của THT)
X4
Số lớp tập huấn
trong năm
lớp/năm (bao
gồm tập huấn kỹ
thuật và tập huấn
quản lý)
+
Số lớp tập huấn ảnh hưởng
tích cực đến năng lực, kỹ
năng quản lý của Ban điều
hành và canh tác của tổ viên

Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê suy luận, tức là dựa vào thực trạng,
nguyên nhân và số liệu điều tra để đưa ra các giải pháp phù hợp hay kiến nghị chính
sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của THT SX CAT.
15

7. GIỚI HN PHM VI NGHIÊN CU
7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài không đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tham gia

THT (diện tích, số nhân công, vốn đầu tư,…) mà chỉ phân tích các yếu tố có được từ
việc tham gia THT ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của tổ viên.
Trong xây dựng nông thôn mới, hiệu quả hoạt động của THT được đánh giá dựa trên
kết quả lãi/lỗ trong năm. Do đó, kết quả mà THT cần đạt được trong hoạt động chính
là đem lại thu nhập cao cho các thành viên tham gia.
7.2. Giới hạn không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu trong phạm vi Xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre.
7.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Bảng 4. Sơ đồ Gantt Chart
STT
Hoạt động
nghiên cứu
2013
2014
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Hoàn chỉnh đề
cương













2
Thu thập số liệu
thứ cấp












3
Thiết kế bản câu
hỏi













4
Thu thập số liệu
sơ cấp












5
Mã hóa, nhập và
phân tích dữ liệu













6
Viết bản nháp đầu
tiên












7
Tổ chức hội thảo













8
Viết bản nháp lần
hai












9
Hoàn chỉnh và
nộp báo cáo














16

8. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Qua nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến LKSX nông nghiệp ở xã Sơn
Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới, năm 2013
giúp thấy được các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của THT SX CAT hiện có
trên địa bàn cũng như xây dựng được mô hình hồi quy của những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế do việc tham gia hình thức đó mang lại để làm cơ sở đề xuất các
giải pháp phát triển và tăng hiệu quả các hình thức LKSX nhằm nâng cao thu nhập, thu
hút người dân tham gia, góp phần giúp địa phương đạt tiêu chí 13 thực sự bền vững để
trở thành xã Nông thôn mới.
9. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chuyên môn có liên quan, cơ quan chức
năng ở địa phương có định hướng và lập kế hoạch phát triển các THT SX CAT trong
tương lai.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn giúp cho nông hộ chưa tham gia vào các THT
thấy được những mặt tích cực, lợi ích từ việc tham gia. Những hộ đã tham gia thì thấy
được những mặt hạn chế và tiêu cực trong hoạt động của các THT để từ đó có những
đề xuất với chính quyền địa phương các cấp hay thay đổi bản thân nhằm mục đích

hoạt động có hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà nghiên cứu có tư liệu làm cơ sở phân tích
các vấn đề có liên quan đến THT SX CAT trong thời gian tới.
10. DỰ TRÙ KINH PHÍ
Bảng 5. Dự trù kinh phí thực hiện đề tài
TT
CC KHOẢN CHI
ĐVT
SỐ
LƯỢNG
ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
I
Các nội dung chi không giao
khoán (Khảo sát tại Bến Tre)



4.800.000

Phụ cấp cho 5 cán bộ
Ngày
6
500.000
3.000.000

Tiền chổ ở
Ngày

6
150.000
900.000

Tiền xăng, xe
Km
300
3.000
900.000
II
Các nội dung chi được giao
khoán



66.600.000
2.1
Xây dựng đề cương chi tiết



22.400.000
17

của đề tài, thiết kế biểu mẫu
điều tra và thu thập số liệu

2.1.1
Xây dựng đề cương chi tiết
Đề tài

1
1.000.000
1.000.000
2.1.2
Thiết kế biểu mẫu điều tra



900.000

- Lập biểu mẫu điều tra các
tác nhân
Phiếu
1
500.000
500.000

- Lập biểu phỏng vấn PRA
Phiếu
1
200.000
200.000

- Lập biểu phỏng vấn KIP
Phiếu
1
200.000
200.000
2.1.3
Thu thập số liệu




17.500.000

- Thực hiện phỏng vấn
Lượt
150
50.000
7.500.000

- Thực hiện phỏng vấn PRA
Lượt
10
500.000
5.000.000

- Thực hiện phỏng vấn KIP
Lượt
15
200.000
3.000.000

- Thu thập số liệu thứ cấp
Ngày
20
100.000
2.000.000
2.2
Phân tích số liệu




34.000.000

Chi phí nhập số liệu
Ngày
100
100.000
10.000.000

Xử lý và phân tích số liệu sơ
cấp
Ngày
150
100.000
15.000.000

Xử lý và phân tích số liệu thứ
cấp
Ngày
90
100.000
9.000.000
2.3
Viết báo cáo



5.000.000


Viết báo cáo kết quả PRA
Báo
cáo
1
1.000.000
1.000.000

Viết báo cáo kết quả số liệu
thứ cấp
Báo
cáo
1
1.000.000
1.000.000

Viết báo cáo kết quả số liệu
sơ cấp
Báo
cáo
1
2.000.000
2.000.000

Viết báo cáo tổng hợp
Báo
cáo
1
1.000.000
1.000.000

2.4
Văn phòng phẩm, in ấn



5.200.000

Cartridge mực in laser
Hộp
1
1.500.000
1.500.000

Viết (Bi, chì, lông,…)
Cây
300
5.000
1.500.000

Giấy A4
Ram
10
50.000
500.000

Giấy A0
Tờ
50
2.000
100.000


Sổ ghi chép
Cuốn
5
50.000
250.000
18


Photocopy phiếu câu hỏi và
tài liệu
Trang
3.000
300
900.000

In ấn báo cáo
Trang
1.500
300
450.000
2.5
Chi phí nghiệm thu



2.000.000

Chủ tịch hội đồng
Người

1
500.000
500.000

Phản biện
Người
1
500.000
500.000

Ủy viên
Người
1
500.000
500.000

Thư ký
Người
1
500.000
500.000
2.6
Phí quản lý đề tài



3.000.000

TỔNG




71.400.000

TÀI LIU THAM KHẢO
Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới và Đời sống văn hóa Xã Sơn Định, 2011. Đề án
xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới và Đời sống văn hóa Xã Sơn Định, 2013. Báo
cáo Tiến độ thực hiện 19 tiêu chí và các khó khăn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới tại xã Sơn Định.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre, 2012. Tài liệu hỏi đáp về Nông thôn mới. Tuổi trẻ
xứ dừa – Tỉnh Đoàn tỉnh Bến Tre. Truy cập ngày 15/06/2012. Tại website:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Đề án đổi mới, phát triền HTX và các
hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Đảng ủy xã Sơn Định, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đảng bộ giữa
nhiệm kỳ (2010 – 2015) và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nửa nhiệm kỳ còn
lại.
Đỗ Văn Công, 2012. Làng nghề sản xuất hoa kiểng - giống cây trồng ấp Sơn Châu và
Tân Phú xã Sơn Định huyện Chợ Lách đón nhận bằng công nhận. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. Truy cập ngày 5/9/2013. Tại
website:
19

Hội Nông dân xã Sơn Định, 2012. Báo cáo về việc tổ chức thực hiện chương trình liên
kết sản xuất nông nghiệp ở xã Sơn Định.
Hội Nông dân xã Sơn Định, 2013. Báo cáo số lượng các loại hình kinh tế hợp tác
trong sản xuất.
Nguyễn Duy Cần, 2011. Kinh nghiệm phát triển nông thôn trên thế giới và những lưu
ý trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn cán bộ thực hiện

công tác xây dựng nông thôn mới, tháng 8/2011, Khoa Phát triển nông thôn, Đại
học Cần Thơ.
Thủ tướng Chính phủ, 2009. Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới (Số 491/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009).
Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (Số 800/QĐ-TTg, ngày
04/06/2010).
Văn phòng thống kê Xã Sơn Định, 2012. Báo cáo cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Sơn
Định năm 2012.
Việt Cường, 2013. Hội thảo tính hiệu quả của liện kết trong sản xuất và trao chứng
nhận VietGAP cho Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng xã Sơn Định. Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. Truy cập ngày 20/08/2013. Tại website:

Võ Thi Thanh Lộc, 2010. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề
cương nghiên cứu. NXB Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.

×