Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Vị thần tượng của phật giáo thời nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.79 KB, 40 trang )

TÌM HIỂU NẾP SỐNG THỨC TỈNH
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LAT MA:
Vị Thần Tượng của Phật Giáo Thời Nay
Ni Sư TN Giới Hương
Ngày 13 tháng 8 năm 2011
Tại Hội Phật Học Đuốc Tuệ, CA
7/22/2011
1

TIỂU SỬ

Tenzin Gyatso là tên của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng và nhiều
đạo tràng Phật Giáo trên thế giới.

Tây Tạng là một vương quốc Phật giáo, nằm giữa dãy núi Hy Mã Lạp Sơn.

DLLM nghĩa là biển trí tuệ, một vị giác ngộ.

Tái sinh nơi cõi đời này để mang lại lợi lạc cho tất cả quần sinh.

Sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935 tại Takster, tỉnh Amdo, Tây Tạng.

Vị Lạt Ma hoá thân của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.
7/22/2011
2



Được vào trường chuyên đào tạo các vị Lạt Ma tại thủ đô Lhasa, Tây Tạng.

Phong chức Geshe (Tiến sĩ Triết học Phật giáo).



Nhấn mạnh sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo.

Ngày 5 tháng 10 năm 1989, nhận giải thưởng Nobel hoà bình.

Danh tiếng của ngài như một học giả và một sứ giả của hòa bình đã vang xa khắp thế
giới.

Những bài diễn thuyết đậm chất trí tuệ của ngài tại Tây phương

Thức tỉnh nhiều giới trí thức và học giả quay về nghiên cứu Phật giáo và tu tập.
7/22/2011
3
TIỀU CHUẨN CỦA CHƯ TỔ

28 vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ

6 vị Tổ Thiền Tông Trung Quốc

16 vị Tổ Tịnh Độ Trung Quốc và Việt Nam

DLLM là Tổ của Mật Tông Phật Giáo Tây Tạng,

Phật sống hay hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát.

BỐN TIÊU CHUẨN

1. Đạo hạnh của DLLM: giới luật, thanh tịnh, tinh tấn, từ bi

2. Nội điển thâm sâu


3. Những tác phẩm giá trị

4. Pháp thoại đầy chất trí tuệ đã khơi dậy nguồn cảm hứng của
hàng triệu con người trên khắp thế giới, tìm đến đạo Phật.
7/22/2011
4

Chứng ngộ “một phần nào của tánh không và phần lớn
là tâm từ bi”.



Phật pháp được hiển lộ nơi thân, khẩu và ý của ngài
mà nơi đây gọi là nếp sống thức tỉnh.

Thành công trong việc dùng khẩu giáo, thu phục nhân
tâm để quy hướng hàng triệu người, nhất là giới trí
thức phương tây về với đạo Phật.
NẾP SỐNG THỨC TỈNH của DLLM
5

Phật giáo được xem như đạo vô thần

Không chấp nhận đấng tạo hóa hay Thượng đế.

Chủ trương tự cá nhân tạo tác.




Chiến thắng chính mình là một chiến thắng vĩ đại, vinh quang hơn chiến thắng hàng
ngàn người trong một trận chiến (Pháp Cú).

Tiềm năng của mỗi người là như nhau.

Cảm giác về mình “Tôi không có giá trị” là một sai lầm hoàn toàn.

Chúng ta đang lừa dối chính mình bởi tất cả chúng ta đều có khả năng tư duy.

Nếu chúng ta có sự tự chủ, chúng ta có thể thay đổi bất cứ điều gì. Nên chính chúng ta
là chủ nhân của chính mình.


1. ĐẠO PHẬT là KHOA HỌC về TÂM LINH
6
2. YOUR RELIGION IS NOT IMPORTANT
BẠN THUỘC ĐẠO NÀO THÌ KHÔNG QUAN TRỌNG



In a round table discussion about religion and freedom in which Dalai Lat ma and myself were participating at
recess I maliciously, and also with interest asked him.

Trong một buổi pháp đàm về Tôn giáo và Tự do giữa Đức Đạt Lai Lạ Ma và nhà thần học Leonardo Boff, giáo sư
Leonardo có đưa ra vài câu hỏi và DLLM đã trả lời.

“Your holiness, what is the best religion?”

“Thưa ngài DLLM, đạo nào tốt nhất?


I thought he would say:

Leonardo nghĩ rằng DLLM sẽ nói:

“The Tibetan Buddhism” or “The oriental religion, much older than Christianity” Dalai Lat ma paused, smiled and
looked me in the eyes…

Phật Giáo Tây Tạng hoặc Phật Giáo Phương Đông lâu đời hơn Thiên Chúa Giáo” Đức DLLM dừng lại đôi
chút, mĩm cười và nhìn thẳng vào mắt Leonardo.

Which surprised me because I knew of the malice contained in my question.

Leonardo ngạc nhiên cho câu trả lời của DLLM vì giáo sư biết câu hỏi khéo ngầm của ông.

He answered “The best religion is the one that gets you closest to God. It is one that makes you a better person.”

DLLM trả lời: Đạo tốt nhất là đạo giúp bạn gần gủi với Tâm. Chính Tâm làm cho bạn thành một người tốt hơn.
7/22/2011
7

To get out of my embarrassment with such a wise answer, I asked: “What is it that makes me better?”

Để tránh bối rối trước câu trả lời khôn ngoan của DLLM, Leonardo bèn hỏi tiếp:

“Điều gì làm cho tôi trở nên tốt hơn?”

He responded: “Whatever makes you

More compassionate


More sensible

More detached

More loving

More humanitarian

More responsible

More ethical.

The religion that will do that for you is the best religion.”

DLLM trả lởi: “Bất cứ đạo nào khiến cho bạn trở nên từ bi hơn,

Nhạy cảm hơn,

Buông xả hơn,
Bác ái hơn,

Nhân đạo hơn,

Có trách nhiệm hơn

Đạo dức hơn.

Những tôn giáo nào khiến cho bạn trở thành như vậy thì đó là tôn giáo tốt nhất.”
7/22/2011
8


I was silent for a moment marveling and even today thinking of his wise and irrefutable
response:

Tôi im lặng và ngay cả bây giờ tôi vẫn nhớ tới câu trả lời thật sáng suốt và không thể bẻ gảy
được của DLLM:

“ I am not interested, my friend, about your religion or if you are religious or not, what really is
important to me is your behavior in front of your peers, family, work, community, and in front of
the world.”

“Này bạn, tôi không quan tâm bạn có đạo hay không có đạo. Điều quan trọng đối với tôi là cách
cư xử của bạn đối với bạn bè, với gia đình, với cộng đồng và thế giới.”

“Remember, the universe is the echo of our actions and our thoughts.

“The law of action and reaction is not exclusively for physics. It is also of human relations. If I
act with goodness, I will receive goodness.

If I act with evil, I will get evil.”

“Bạn nên nhớ rằng vũ trụ là âm vang của hành động và tư tưởng của chúng ta. Nhân và quả
không chỉ bao gồm hình sắc vật lý mà còn bao gồm hễ gieo thiện thì gặt hái quả thiện; gieo ác
thì bị báo ứng ác.”
7/22/2011
9

“What our grandparents told us is the pure truth. You will always have what you desire for others.
Being happy is not a matter of destiny. It is a matter of option.


“Cha ông chúng ta đã nói chính đó là chân lý thuần túy. Bạn sẽ luôn luôn có cái mà bạn đã muốn cho
người khác. Được hạnh phúc không phải là định mệnh mà là một sự lựa chọn.

Finally he said:

“Take care of your thoughts because they become words.

Take care of your words because they will become actions.

Take care of your actions because they will become habits.

Take care of your habits because they will form your character.

Take care of your character because it will form destiny, and your destiny will be your life.

There is no religion higher than the Truth.”

Hãy quán chiếu những tư tưởng của bạn vì chúng sẽ trở thành lời nói.

Hãy quán chiếu những lời nói của bạn vì chúng sẽ trở thành hành động.

Hãy quán chiếu những hành động của bạn vì chúng sẽ trở thành thói quen.

Hãy quán chiếu những thói quen của bạn vì chúng sẽ hình thành tánh cách của bạn.

Hãy quán chiếu tánh cách của bạn vì chúng sẽ hình thành định mệnh và định mệnh sẽ là cuộc đời của
bạn.

Không có tôn giáo nào cao hơn chân lý này.”


Kết luận bài này là Tôn giáo của tôi thật đơn giản. Lòng tốt là Tôn Giáo của tôi.
7/22/2011
10

3. CỐNG HIẾN CỦA PHẬT GIÁO

Hỏi: Ngài nghĩ gì về việc Phật Giáo có cống hiến gì cho đời sống con người trong thời
đại ngày nay?

Phật Giáo cũng như bất kỳ tôn giáo nào khác đều có những tiềm năng để đóng góp.

Riêng Phật giáo nhắm vào sự an lạc nội tâm bằng cách thay đổi quan niệm sống của
chúng ta đối với người khác và đối với môi trường.

Phật Giáo giải thích rằng mọi sự vật có tính cách tương đối và tùy thuộc lẫn nhau.

“Vũ trụ chúng ta đang sống có thể được hiểu theo góc độ của một sinh vật sống trong
đó mỗi tế bào hoạt động trong sự phối hợp cân bằng với mọi tế bào khác.

Nếu một trong những tế bào nào bị tổn hại thì sự thăng bằng đó bị tổn hại và xuất hiện
nguy cơ đối với toàn bộ những tế bào khác.

Ngược lại, điều này đề nghị rằng mỗi cá nhân chúng ta có mối quan hệ mật thiết với tất
cả những người khác và với môi trường mà chúng ta đang cư trú.

Điều đó cũng trở nên hiển nhiên rằng mỗi hành động tạo nghiệp của chúng ta về thân,
khẩu, ý, cho dù là nhẹ hay vụn vặt, dường như nó đã để lại ảnh hưởng không chỉ cho
chính bản thân chúng ta mà còn cho tất cả những người khác nữa”.
7/22/2011
11


Nỗi đau của một kiếp người hay của một đất
nước cũng là nỗi đau của nhân loại.

Hạnh phúc của một con người hay một quốc gia
là hạnh phúc của nhân loại.

Mười hai phần trăm dân số ở Mỹ đang mắc bệnh
tâm thần (một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ nói).
7/22/2011
12

Tâm suy nghĩ là những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc.

“Tương lai của chúng ta hoàn toàn nằm trong đôi bàn tay của mình.

Hầu hết mọi người vạch ra những kế hoạch thú vị cho tuần tới, tháng tới và năm tới, nhưng tại sao
không thực hành Pháp ngay bây giờ?

Hành thiện trong hiện tại, an lạc trong hiện tại sẽ ảnh hưởng tương lai.

Quy luật tương quan tương duyên và sự chuyển hoá dòng tâm thức tích cực sẽ chuyển động.



Hạnh phúc không phải là một sản phẩm có sẵn hay một ý niệm.

Hạnh phúc đến từ chính hành động của chúng ta.

Sự bình an trong tâm là chìa khóa.


Khi tâm của chúng ta an lạc, những vấn đề khó khăn bên ngoài không thể gây ảnh hưởng, tạo phiền
não cho chúng ta được.
4. TUỔI TRẺ - SỰ TÌM KIẾM HẠNH PHÚC
NƠI THẾ GIỚI VẬT CHẤT LÀ TỪ TÂM
13
5. TÂM CÓ KHẢ NĂNG NGĂN CHẶN
SỰ KHỔ ĐAU CỦA THỂ XÁC

Nếu nhận và sống được với năng lực của tâm thì sẽ giúp chúng ta giảm được sự đau khổ
của thân xác.

Người bịnh có tinh thần lạc quan thì bệnh tật sớm lành và xuất viện sớm hơn người bi quan.

6. HẠNH PHÚC TÙY THUỘC
VÀO DÒNG TÂM THỨC CỦA CHÚNG TA

Công việc giống như là một điều tất yếu phải làm. Đó là tấm vé mua bữa ăn của chúng ta,
trang trải nợ nần.

Sự uể oải, nhàm chán hay sự thích thú công việc đều phụ thuộc vào tâm thức của chúng ta.

Hạnh phúc của chúng ta không tuỳ thuộc vào môi trường sống hoặc những hoạt động bên
ngoài.

Hạnh phúc tuỳ thuộc vào dòng tâm thức của chúng ta.
7/22/2011
14

Được sự an định nội tâm, sự nhẫn nại và suy nghĩ trong sáng thì

chúng ta có thể có được sự hưởng thụ từ bất cứ tình huống nào.

Sẽ học được cách phát triển những phẩm chất này nếu chúng ta
bị thử thách liên tục cho nên đừng nản lòng.

Nếu chúng ta sợ đau khổ, chúng ta nên suy nghĩ xem mình có thể
làm gì để giải quyết những nỗi chịu đựng này.

Nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề, không cần phải lo lắng nữa;

Nếu chúng ta không thể làm gì, cũng không cần phải lo âu.
7/22/2011
15

7. TU LÀ GẠN LỌC TÂM

Cuộc sống của mỗi chúng ta giống như một ly nước nghiệp đầy vẩn đục.

Có người màu đậm, có người màu nhạt.

Giá trị duy nhất là gạn lọc tâm của mình để cho ly nước ấy càng ngày càng trong ra.

Mỗi một buổi tọa thiền, mỗi một lạy sám hối, mỗi một lời sám hối, mỗi một cành hoa cúng Phật v.v... là một công đức
để gội nhuần tâm thức của mỗi chúng sanh.

Điều ấy chúng ta có thể làm trong đời nầy hay đời kế tiếp.

Miễn sao ly nước nghiệp ấy chỉ toàn một màu trắng trong, không còn một chút bợn nhơ, dầu cho đó là một vi tế nghiệp
đi nữa cũng không còn.


8. TÂM LÝ CÔ ĐƠN

Tâm lý cô đơn là trạng thái thường xảy ra trong mỗi con người.

Hàng triệu người vẫn cảm thấy cô đơn, không có lấy một người thân để chia xẻ nổi vui buồn khi gặp nghịch cảnh khổ
đau.

Có hai nguyên nhân chính:

1. Hiện nay chúng ta quá đông đúc.

2. Do lối sống trong các xã hội tân tiến.
7/22/2011
16

×