Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đề tài nghiên cứu sinh viên giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.02 KB, 55 trang )



1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, vấn đề xuất khẩu nông sản đã có nhiều công
trình nghiên cứu nhằm cải thiện thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông sản của nước
ta, cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường nên vẫn còn những tồn tại
cần giải quyết và khắc phục. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của
tổ chức thương mại thế giới WTO chính vì thế trong chính sách xuất khẩu hàng
nông sản ra nước ngoài sẽ có nhiều điểm cần chú ý để phù hợp với quy định
của WTO. Nó vừa là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ
khi hàng hóa của Việt Nam có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng hóa nước
ngoài. Bên cạnh đó những quy định mới, tiêu chuẩn mới cũng cần phải nghiên
cứu kĩ. Các quốc gia nhập khẩu ngày càng lập ra nhiều hàng rào phi thuế quan
để bảo vệ hàng hóa nội địa. Hiện tượng gần như đã trở thành điều bình thường
đã diễn ra rất nhiều năm đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam là “Được
mùa thì mất giá” vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Chính vì thế đời sống của
hàng triệu nông dân vẫn còn đói khổ mặc dù sức lao động họ bỏ ra là rất lớn.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu cần khắc phục. Cần
có những chính sách, tầm nhìn chiến lược lâu dài để giải quyết những vấn đề
đang đặt ra đó.
Xuất phát từ thực trạng và những vấn đề cần giải quyết như vậy tác giả
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài:
Đưa ra thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian gần
đây. Tìm ra những hạn chế, khó khăn và thách thức đối với nông sản Việt Nam
trong thời điểm hiện tại và những điều cần chú ý khi thời hạn cam kết với tổ
chức WTO không còn nhiều thời gian.


Từ những nghiên cứu trên mục tiêu cao nhất mà đề tài hướng tới là đưa
ra những giải pháp cơ bản, hiệu quả để xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sẽ


2
là một trong những thế mạnh góp phần phát triển kinh tế Việt Nam đồng thời
cải thiện cuộc sống của nông dân lao động.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

“Nông sản” là thuật ngữ không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam.
Có thể hiểu đơn giản nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Sản phẩm
của ngành nông nghiệp gồm rất nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như:
trồng trọt, chăn nuôi gia xúc, thủy hản sản,…
1.1 Một số mặt hàng chủ lực
Gạo
Gạo chính là mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam
hàng năm xuất khẩu hàng triệu tấn gạo và thu về nhiều tỷ USD. Như năm
2010 Việt Nam đã xuất khẩu 6,9 triệu tấn thu về khoảng hơn 4 tỷ USD. Và
nước ta trong nhiều năm đã nắm giữ vị trí nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế
giới chỉ sau Thái Lan. Trong năm 2009, doanh số bán gạo của Việt Nam ra thị
trường chiếm 15% tổng mậu dịch gạo toàn cầu. Con số này chứng tỏ Việt
Nam đóng góp lượng lớn gạo cho thế giới. Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long sản xuất 54% sản lượng thóc gạo của Việt Nam nhưng cung cấp tới
90% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, nước ta có khoảng
200 nhà xuất khẩu gạo 57% trong số này xuất khẩu đến 90% tổng lượng gạo
xuất khẩu. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới

đặc biệt là trên thị trường châu Á và châu Âu.
Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu
tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích
gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước;
năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha. Riêng mặt hàng gạo đã tạo được thị
trường có lợi cho người bán, không bị khách hàng ép giá. Hiệp hội Lương thực
Việt Nam cũng cho biết, năm 2010, cả nước xuất khẩu 6,7 đến 6,8 triệu tấn
gạo, kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD. Ngoài gạo, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
khác cũng đạt khá như thủy sản đạt khoảng 5 tỷ USD, cao-su đạt 2,38 tỷ USD.


4
Sản lượng lúa đông xuân năm 2010 ước tính đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3
nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2009 do diện tích tăng 25,2 nghìn ha và năng
suất tăng 1,2 tạ/ha. Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn do diện
tích tăng 77,6 nghìn ha và năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha. Lúa mùa đạt 9,2 triệu
tấn, tăng 132,9 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất lúa mùa của các địa phương phía
Nam tăng mạnh, ước tính đạt 42,2 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ mùa 2009. Nếu
tính cả sản lượng ngô với 4,6 triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm
2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009.
Cà phê
Hiện nay nước ta có khoảng 1,24 triệu hécta cà phê và trong thời gian
tới diện tích này còn được mở rộng hơn nữa. Theo tổng cục thống kê nước ta
là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới sau Braxin, với sản lượng
niên vụ 2009/10 sản lượng cà phê của Braxin chiếm 40% tổng sản lượng cà
phê toàn cầu. Việt Nam có 146 công ty xuất khẩu cà phê, trong đó đứng đầu
là Vinacafe, Intimex và Thái Hòa Group. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
cho rằng năng suất cà phê hằng năm sẽ ổn định ở mức 1 triệu tấn/500.000
hécta . Như vậy trong thời gian tới mặt hàng cà phê vẫn là một trong những
mặt hàng chủ lực đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Sản lượng

cà phê ước tính 1105,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so với năm 2009 (Diện tích
cho sản phẩm tăng 1,4%; năng suất tăng 3,1%).
Một số cây trồng khác
Ngoài gạo và cà phê còn một số mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu như:
chè, cao su, hạt điều, hạt tiêu đen… Hiện nay chúng ta là nước xuất khẩu cao
su xếp thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Geruco là công ty
xuất khẩu cao su lớn nhất cả nước. Không chỉ có vậy xuất khẩu hạt tiêu đen
chiếm một nửa tổng mậu dịch toàn cầu đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng
đầu trong xuất khẩu hạt tiêu đen. Chè cũng là một trong những mặt hàng Việt
Nam đứng ở top đầu trong xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới. Các mặt
hàng trên đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới không chỉ ở Châu Á mà còn


5
nhiều nước EU và thị trường châu Phi cũng đang được mở rộng theo từng
năm. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu truyền thống mà chúng ta cần phát
huy cũng cần chú ý phát triển những mặt hàng tiềm năng như hoa quả, rau
xanh,… Những mặt hàng tiềm năng này nếu biết cách khai thác phù hợp với
nhu cầu của thị trường cùng với sự đầu tư hiệu quả sẽ mạng lại nguồn thu
nhập lớn cho nông dân. Cao su ước tính đạt 754,5 nghìn tấn, tăng 6,1% (Diện
tích cho sản phẩm tăng 4,7%; năng suất tăng 1,3%). Hồ tiêu 111,2 nghìn tấn,
tăng 3%. Dừa 1,2 triệu tấn, tăng 3,1%. . Diện tích chè cả năm ước tính đạt 129,4
nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê 548,2 nghìn ha, tăng 9,7
nghìn ha; cao su 740 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu 51,3 nghìn ha, tăng
0,7 nghìn ha. Sản lượng chè búp cả năm 2010 ước tính đạt 823,7 nghìn tấn, tăng
6,8% so với năm.
Thủy sản
Các mặt hàng thủy sản cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh
thu xuất khẩu trong những năm qua đó là những mặt hàng như các tra, cá
basa, tôm,… Những mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu

và mang lại doanh thu lớn cho người nông dân.
Theo dữ liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, năm 2010,
ngành thủy sản của Việt Nam xuất khẩu 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ
USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Có 969
doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang 162 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu
tôm lần đầu tiên đạt trên 2 tỷ USD. Theo Vasep, các mặt hàng thuỷ sản xuất
khẩu chính gồm: tôm (2,106 tỷ USD, 42%), cá tra (1,44 tỷ USD, 28,4%),
nhuyễn thể (488,8 triệu USD, 9,7%), cá ngừ (293 triệu USD, 5,8%)… Tôm là
mặt hàng chủ lực đem lại con số 5 tỷ USD của thủy sản
Việt Nam năm 2010. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm của Việt Nam
vượt con số 2 tỷ USD, với 241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lượng và 24,4%
về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm 2009. Yếu tố quan
trọng nhất góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu tôm so với năm 2009 là giá


6
tôm liên tục tăng cao do sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô đã khiến cho nguồn
cung tôm sụt giảm, đẩy giá tôm tăng cao. Nhưng bên cạnh đó mặt hàng cá tra
không đạt được mục tiêu đề ra là 1.5 tỷ USD. Lý do chính là bởi tình trạng
cung vượt cầu, khiến giá cá tra liên tục tục giảm trong một thời gian dài. Tình
trạng cung vượt cầu cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc cạnh tranh gay
gắt của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dẫn tới tình trạng chất lượng sản
phẩm không đồng đều, thiếu sự ổn định.
Nhìn chung trong những năm gần đây doanh thu từ xuất khẩu nông sản
đã đóng góp không nhỏ vào tổng GDP của từng năm. Nhìn chung doanh thu
từ xuất khẩu nông sản đều tăng trong nhiều năm trở lại đây mặc dù trong năm
2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu mặt hàng
nông sản có phần giảm sút song nó đang phục hồi nhanh chóng. Có thể thông
kê sơ bộ sản lượng xuất khẩu từ năm 2005-2010 trong bảng sau:
Kim ngạch suất khẩu một số mặt hàng nông, lâm – thủy sản chủ yếu

(triệu USD) từ năm 2005-2010
Năm
Mặt hàng
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thủy sản
2740
3348
3782
4560
4200
4600
Gạo
1400
1300
1454
2900
3000
3200
Sản phẩm gỗ
1520
1800
2364
2780
3100
3220

Chè
100
120
131
135
179.5
194
Cà phê
826
1200
1854
2000
1697
1730
Cao su
790
1285
1400
1226
1200
1500

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu nông sản trong hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, hàng nông sản Việt Nam đã
có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước.
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu


7

của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và
phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập
phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải
cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó.
Thực tế cho thấy từ những năm 1990 đến nay khi đất nước trải qua
nhiều giai đoạn khó khăn thì nông nghiệp luôn là một trong những ngành
đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế
ngày càng hội nhập sâu với thế giới thì xuất khẩu nông sản đóng góp không
nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước đem lại nguồn thu nhập lớn cho
người nông dân. Hiện tại, nông sản của Việt Nam đã có mặt trên thị trường
của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều mặt hàng đã vượt qua kim ngạch
xuất khẩu 1 tỷ USD như gạo, cà phê… Có thể thấy rõ tầm quan trọng của xuất
khẩu nông sản đối với nền kinh tế và thu nhập của người lao động:
Là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng nông lâm thủy sản năm 2010 đã thiết lập kỷ lục với 19,2 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kỳ vọng, tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành năm 2011 có thể đạt 23 tỷ USD, tăng 20% so với năm
2010. Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập
khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong
nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất
khẩu nông sản.
Đem lại thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp – đặt biệt là nông
dân. Nếu chỉ sản xuất hàng nông sản để tiêu dùng và bán trong nước thì thu
nhập của người nông dân sẽ ở mức rất thấp. Thực tế cho thấy khách hàng nội
địa sẽ chấp nhận được mức giá thấp vì thu nhập của người Việt Nam ở mức
trung bình, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Chính vì thế nếu
như xuất khẩu được nhiều hàng nông sản sang các thị trường có thu nhập cao
sẽ đem lại cho người nông dân nguồn thu nhập lớn.



8
Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm. Ngành nông nghiệp
cần lực lượng lao động lớn với yêu cầu đòi hỏi trình độ qua đào là không cao.
Chính vì thế phát triển xuất khẩu nông sản sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho
lực lượng lao động thất nghiệp trong thời kì nền kinh tế gặp khó khăn do
khủng hoảng, suy thoái,… Khi xuất khẩu nông sản giữ được ổn định và tăng
trưởng thì sẽ kéo theo cả nền kinh tế có nhiều cơ hội để phát triển.
Vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể
theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6
đôla Mỹ, tăng 25,5% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch (60 tỷ đôla
Mỹ), gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 12,3 tỷ đôla Mỹ, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm
trước, gấp hơn 4 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%).
Xuất khẩu nông sản có đóng góp lớn vào kết quả ngoạn mục đó. Báo cáo của
Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp năm
2010 ước đạt 19,15 tỷ đôla Mỹ, tăng 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so
với mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ X đề ra (10,8 tỷ đôla Mỹ). Xuất khẩu các
mặt hàng nông sản chính (thuỷ sản, đồ gỗ, gạo, cao su, càphê, điều) ước đạt
16,5 tỷ đôla Mỹ, tăng 24,22% so với năm 2009 (thuỷ sản 4,94 tỷ; lâm sản và
đồ gỗ 3,63 tỷ; gạo 3,1 tỷ; cao su 2,2 tỷ; càphê 1,5 tỷ; điều vượt mốc 1tỷ).

1.3 Điểm mạnh, điểm yếu xuất khẩu nông sản
1.3.1 Điểm mạnh
- Lợi thế điều kiện tự nhiên
Dựa vào vị trí địa lý của Việt Nam có thể thấy được những lợi thế điều
kiện tự nhiên của Việt Nam mà không phải nước nào cũng có. Những điều
kiện như đất đai, khí hậu, nước, khoáng sản,… có ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển của ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Chính vì thế có thể nói nông
nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Có thể chia ra một số lợi
thế cơ bản của điều kiện tự nhiên như sau:



9
Việt Nam nằm ở cực Đông nam bán đảo Đông Dương trải dài từ kinh
tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc với diện tích phần
đất liền khoảng 331.698 km
2
. Là quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp,
đồi núi nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho
nông nghiệp chiếm gần 20%. Hệ thống sông ngòi chằng chịt là một trong
những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển nông nghiệp.
Chính vì thế có rất nhiều loại cây trồng có thể phát triển được ở những vùng
khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam. Không chỉ có sự đa dạng đất cũng là
lợi thế để canh tác nhiều loại cây trồng. Trong đó phải kể đến đất phù sa phục
vụ cho trồng lúa nước, đất xám bạc màu, đất phèn, đất feralit, đất mùn vàng…
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện
tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả
vùng nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong
nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy nước ta
vẫn có thể khai thác được vùng đồng bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát
triển sản xuất theo chiều sâu. Đặc biệt những vùng đất còn hoang hoá ở các
vùng khác cũng cần tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp.
Về khí hậu, do vị trí địa lý trải dài từ bắc xuất nam nên Việt Nam có
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ
miền Bắc vào miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á. Đây là điều
kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng
nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước.
Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao,
cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa

khoảng 1800 - 2000 mm/năm là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng
sinh trưởng và phát triển.
- Nguồn lao động và kinh nghiệm sản xuất


10
Dân số nước ta là hơn 86 triệu người tính đến năm 2010, cơ cấu dân số
trẻ với trên 80% sống bằng nghề nông. Có thể nói trong giai đoạn này Việt
Nam đang ở vào thời điểm “ Dân số vàng”. Chính vì vậy đây là một lực
lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất
lượng lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên
thế giới nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù sáng tạo, ham học hỏi
là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt
Nam. Hơn thế nữa nguồn lao động dồi dào và rẻ tiền thì theo lý thuyết lợi thế
so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức
cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Không chỉ có vậy từ lâu đời nay nghề nông vẫn là nghề truyền thống
của nước ta. Trải qua nhiều giai đoạn thời kì thay đổi và những kinh nghiệm
trong việc canh tác sản xuất vẫn được duy trì từ đời này sang đời khác. Nó
cũng chính là một trong những thuận lợi lớn để ngành nông nghiệp phát triển
trong thời gian đã qua và phát triển trong những năm sau này của đất nước.
1.3.2 Điểm yếu
- Chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, xuất khẩu chủ yếu là sản
phẩm thô
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam ngày
càng tăng song về chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế doanh thu
của mặt hàng nông sản vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng. Ở các nước
nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam họ luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt
khe về chất lượng gây nhiều khó khăn đối với hàng xuất khẩu của nước ta khi
gia nhập vào thị trường các nước trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh

hưởng tới chất lượng của nông sản trong đó có cả những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan:
- Mặc dù là nước có lợi thế về nguồn lực nhưng chủ yếu lao động đều ở
trình độ thấp chưa áp dụng được nhiều kiến thức khoa học kĩ thuật vào trong


11
sản xuất. Phần lớn nông dân làm việc đều chưa qua trường lớp đào tạo mà chỉ
là hoạt động tự học, được truyền từ đời trước sang đời sau nên không bắt kịp
được với khoa học kĩ thuật.
- Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài
chính dồi dào chính vì thế đầu tư cho khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong
sản xuất chế biến bị hạn chế, khó khăn trong việc bắt kịp đối với những
nước phát triển.
- Doanh nghiệp, nông dân sản xuất hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất
lượng do không nghiên cứu kĩ quy trình sản xuất, tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu.
- Môi trường ngày càng bị hủy hoại do ý thức của người sản xuất dẫn đến
việc dịch bệnh xảy ra là điều khó tránh. Hơn thế nữa nguồn tài nguyên bị hủy
hoại, khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này.
Nguyên nhân khách quan:
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên đối với Việt Nam là không thể phủ nhận
song cũng có những tác động bất lợi đối với sản xuất nông sản. Đó là thiên tai
lũ lụt, hạn hán kéo dài. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thì không chỉ
có năng suất của nông sản mà cả chất lượng cũng bị giảm sút đáng kể.
- Nguồn vốn của chúng ta còn hạn chế trong việc đầu tư công nghệ sản
xuất và chế biến nông sản.
- Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có
năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ
cạnh tranh trong khối ASEAN

- Thiếu thông tin thị trường
Do phần lớn người sản xuất là nông dân trình độ tiếp cận thông tin
còn hạn chế nên sự am hiểu thị trường là điều khó khăn. Lợi dụng hạn chế
này nhiều thương lái buôn đã đánh vào tâm lý người nông dân sản xuất làm
biến động giá cả hàng hóa để thu lại lợi nhuận. Hơn thế việc kí kết hợp đồng
còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ cũng là thách thức mà xuất khẩu hàng nông


12
sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy tình trạng này diễn ra phổ biến
với mặt hàng hoa quả. Đây là loại mặt hàng có tiềm năng ở nước ta. Hoa quả
chủ yếu được trồng ở khu vực phía nam nên quãng đường vận chuyển gặp
nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển lớn. Nhưng có một thực tế mà hoa quả
Việt Nam thường xuyên gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
– thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nhà buôn
xuất khẩu do không tìm hiểu kĩ cùng với việc kí kết hợp đồng thiếu chặt chẽ
nên hay gặp phải thua lỗ. Có thể đưa ra một ví dụ điển hình như đối với mặt
hàng dưa hấu. Trong những chuyến xuất khẩu hàng đầu tiên thì giá rất cao
chính vì thế nhiều nhà buôn đã vận chuyện một số lượng lớn nhưng đến cửa
khẩu bất ngờ phía Trung Quốc lại đóng cửa không nhập hàng nữa. Như vậy
là hoa quả đã vận chuyển không qua được cửa khẩu. Người lái buôn thua lỗ
nặng do chi phí vận chuyển cao, chi phí thu mua,… đến thời điểm đó không
bán được dù hàng đã giảm thấp hơn cả giá mua. Nếu không bán thì chỉ có
thể vứt bỏ vì hoa quả là mặt hàng bảo quản trong thời gian ngắn. Thực trạng
này diễn ra khá là phổ biến song nó vẫn chưa được khắc phục hiệu quả nhất.
Thiếu thông tin thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
tới hàng nông sản Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Rau,
quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Thực tế cho thấy, đã
có một số lô rau quả xuất khẩu của Việt Nam từng bị nhà nhập khẩu khiếu

nại. Đó là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các lô thanh long
tươi xuất đi Đan Mạch (năm 2006), xuất sang Anh (năm 2007), năm 2008,
thanh long xuất khẩu cũng bị phát hiện dư lượng prochloraz…Một số mặt
hàng khác như: vải hộp có hàm lượng kim loại, dứa có hàm lượng Asid lactic,
rau đông lạnh xuất đi Nhật bị phát hiện có vật lạ (nút áo, tóc)… Một số thị
trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan… không cho nhập rau
quả tươi từ Việt Nam do vấn đề "ruồi đục quả".


13
- Công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
Nam còn yếu kém
Về thực tế, nông sản Việt Nam đa dạng và phong phú về chủng loại
nhưng chưa được quảng bá và có thương hiệu trên thị trường thế giới nên vẫn
chưa phát huy được hết những tiềm năng đang có.
Như đối với mặt hàng chè, chúng ta đang đứng thứ 5 thế giới về xuất
khẩu chè và có tới 110 nước biết đến sản phẩm này của Việt Nam. Tuy nhiên,
tại buổi họp báo hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thương mại ngành chè năm
2009, Hiệp hội Chè cho biết, giá chè của Việt Nam chỉ bằng 1/2 giá chè bình
quân trên thế giới, 98% lượng chè xuất khẩu là ở dạng nguyên liệu thô. .
Trong số 53 thành viên của Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), chỉ có 15
doanh nghiệp đăng ký đăng ký thương hiệu sản phẩm. Hậu quả là 90% lượng
hoa quả xuất khẩu phải ẩn dưới nhãn hiệu nước ngoài. Thương hiệu chè được
đăng ký bảo hộ ở 77 nền kinh tế, song mới 20 doanh nghiệp đăng ký sản xuất
chè theo tiêu chuẩn “Chè Việt Nam”.
- Tâm lý người dân không ổn định
Một điểm yếu khác của thị trường xuất khẩu nông sản của chúng ta
hiện nay là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu
doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để
kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng

không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá. Hơn thế nữa tâm lý của người dân
còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường. Lợi dụng điểm yếu
này nhiều nhà buôn, thương lái đã ép giá, tạo lên cơn sốt rồi đột ngột thay đổi
để kiếm lời. Kết quả là nông dân lúc thu hoạch được nhiều thì bán ồ ạt với giá
cả thấp có khi còn không đủ chi phí bỏ ra nhưng đến khi giá cả tăng cao lại
không còn hàng hóa để bán. Điều này làm cho người nông dân ngày càng khổ
cực, lợi nhuận của họ thu về gần như là không có.
- Quản lý xuất xứ hàng hóa


14
Đối với nhiều thị trường trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn bắt buộc đối
với các mặt hàng nhập khẩu phải có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo được những
tiêu chuẩn khắt khe vì vậy muốn xâm nhập vào các thị trường này cần phải
đáp ứng được những yêu cầu đó. Xét một số quy định đối với nông sản Việt
Nam khi nhập khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng một số quy định khắt khe.
Đó như là hàng rào phi thuế quan áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu
vào thị trường EU:
Các qui định gián tiếp đến môi trường: Mức thuốc trừ sâu tối đa có
trong sản phẩm nông nghiệp, kiểm tra thú y với gia súc và gia cầm, chất phụ
gia trong thực phẩm,… Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu hợp lý trong sản
suất sản phẩm nông sản sẽ đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường không khí,
nguồn nước, đất đai, đảm bảo sức khỏe của ngườI nông dân và người tiêu
dùng.
 Năm 1976 EU đã ra chỉ thị 76/895/ EEC về việc sử dụng các loại thuốc
trừ sâu và hàm lượng thuốc tối đa cho phép.
 Ngày 13/1/2009, Nghị viện châu Âu đã thông qua Luật hạn chế sử dụng
các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh
học, qui định này bao gồm 1100 loại thuốc trừ sâu đã từng hoặc hiện
đang được sử dụng trong nông nghiệp nội khối và ngoài EU đối với tất

cả các sản phẩm nông nghiệp được dùng làm thức ăn cho người và gia
súc -> đây là qui định hài hòa chung của EU vì hiện nay các nước
thành viên EU vẫn có các qui định riêng về sử dụng thuốc trừ sâu.
Các quy định trực tiếp đến môi trường: bao bì và phế thải bao bì, nhãn
hiệu cho thực phẩm hữu cơ,…
- Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có tăng trưởng nhưng chưa bền
vững
Có thể thấy rằng trong thời gian qua, nhờ đường lối đổi mới, nên sản
xuất và xuất khẩu nông sản ở nước ta tăng nhanh. Tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 1990 đạt 20.666,5 tỉ đồng, nhưng sau 10 năm (năm 2000) đạt giá


15
trị là 129.140,5 tỉ đồng, tăng 6,3 lần và năm 2008 đạt giá trị là 248.314,8 tỉ
đồng, tăng hơn 12 lần. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển bền vững, việc
phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản của nước ta vẫn còn bất cập, đã và
đang có nguy cơ tác động đến sự phát triển ổn định của kinh tế, xã hội và môi
trường.
Về kinh tế, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam
trong những năm qua mới chỉ mang ý nghĩa tích cực trong việc tạo công ăn
việc làm, chưa có biến chuyển lớn về hiệu quả kinh tế. Đầu tư chủ yếu theo
chiều rộng, nhằm tăng quy mô, sản lượng, chưa chú trọng đầu tư chiều sâu
nhằm tạo ra những mặt hàng nông sản có giá trị gia tăng cao.
Về bảo vệ môi trường, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Việt Nam, đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, biển, rừng ) nên sự
phát triển sản xuất nông nghiệp đang có nguy cơ hủy hoại các nguồn tài
nguyên này. Hơn nữa, do trình độ sản xuất lạc hậu nên môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng trong quá trình sản xuất.
Về mặt xã hội, phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm,
thủy sản đang là nơi thu hút nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, đây cũng là nơi

nảy sinh những nguyên nhân dẫn đến kém bền vững về mặt xã hội của nước
ta hiện nay. Do xuất khẩu nông sản chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng
lao động không cao và thu nhập của người lao động không ổn định nên sự
biến động của thị trường thế giới làm cho người nông dân dễ bị tổn thương,
Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập giữa các
vùng, các tầng lớp dân cư.




1.2.3 Nguyên nhân chính của thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt
Nam


16
Nhân tố bên trong:
Một là, khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp,
chất lượng chưa đồng đều và ổn định. Tuy nước ta đã bước đầu hình thành
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng chưa hình thành được các vùng
chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các
nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Có thể lấy một ví dụ
mặt hàng gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất
lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn
thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất
khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác. Đặc biệt là đối với Thái
Lan, mặc dù chất lượng gạo của Việt Nam không thua kém gì so với gạo Thái
Lan nhưng gạo Việt Nam vẫn phải xếp sau Thái Lan. Mặt hàng gạo Việt Nam
hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan nếu như giải quyết triệt để chất
lượng, bao bì thương hiệu sản phẩm.
Hai là, phần lớn các loại giống cây trồng hiện đang được nông dân sử

dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các
đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất
giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường
trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây
ăn quả, cây lương thực, cây rau Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61%
năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản,
Italia, Mỹ. Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới,
cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1,1 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,5
- 1,8 tấn/ha - thấp hơn tới 30-40%.
Ba là, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu
nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại,
đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế
giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế chưa


17
thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất
lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo
yêu cầu của thị trường.
Nhân tố bên ngoài:
Thứ nhất, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất
lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật
Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển,
bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu
kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh. Có thể chứng
minh điều này qua ví dụ: công suất bốc hàng ở Cảng Sài Gòn bằng 1/2 công
suất bốc hàng của Cảng Băng Cốc (Thái Lan). Chính vì thế chi phí bốc hàng
của Cảng Sài Gòn sẽ gấp đôi chi phí bốc hàng ở Cảng Băng Cốc (Thái Lan).
Thứ hai, bộ máy quản lý, những quy định pháp luật còn chưa đồng bộ,

cồng kềnh, làm việc chưa đạt hiệu quả cao. Có thể thấy được điều này thông
qua các thủ tục xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều bất cập. Từ đó gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất trong việc xuất khẩu
hàng hóa. Mặc dù đã được cải tiến và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sự phát triển kinh tế đặt ra.
Thứ ba, khó khăn từ hàng rào phi thuế quan của các nước nhập khẩu.
Trong những năm gần đây ngày càng nhiều nước đặt hàng rào phi thuế quan.
Chủ yếu là đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn
môi trường để làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài đối
với hàng hóa trong nước.
Dù là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan thì nó vẫn là
lý do gây ra thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa khai thác hết
tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và doanh nghiệp.

1.3 Cơ hội
- Thị trường rộng lớn


18
Tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
ASEAN và đã ký kết các văn kiện của hiệp hội như hiệp định chung về tăng
cường hợp tác ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA). Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau khi là thành viên của tổ chức
thương mại lớn nhất thế giới cơ hội cho chúng ta xuất khẩu sang thế giới sẽ
lớn hơn. Cần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế này. Bên cạnh đó chúng ta
còn có những thuận lợi lớn để phát triển xuất khẩu nông sản sang nhiều nước.
Đó là lợi thế về giao thông, với đường bờ biển dài hơn 3000 km tạo điều kiện
cho việc xây dựng các cảng biển phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa đi nước
ngoài. Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của

Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải
quốc tế bằng đường sắt, đường ống và đường hàng không thì phương thức
vận tải này có nhiều thuận lợi hơn, thông dụng hơn và có mức cước phí rẻ
hơn. Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều thuận lợi nổi bật. Đường biển Việt Nam có hình chữ “S”, hệ
thống cảng biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế trải dọc từ
Bắc, Trung, Nam, có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc Á,
Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một
số cảng có khả năng bốc xếp hàng xuống tàu lớn, có hệ thống kho bảo quản
tốt, lại gần đường hàng hải quốc tế như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng hay Vũng
Tàu… Trong tương lai sự phát triển nhanh chóng của nước hàng xóm - Trung
Quốc với số dân đông nhất thế giới thì đây là một thị trường chúng ta có thể
khai thác hiệu quả và đầy tiềm năng. Trong tương lai Trung Quốc sẽ là một
trong những đối tác chiến lược mà Việt Nam cần tính đến.
- Chính sách hỗ trợ ưu tiên của Đảng và nhà nước
Ngoài những điều kiện thuận lợi ở trên thì còn có nhiều điều kiện khác
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiềm năng phát triển xuất khẩu nông sản Việt
Nam. Đối với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xem nông nghiệp


19
là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản
cũng được chú trọng và quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào
lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo được động lực mới cho sự phát
triển của ngành này. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất cũng tạo được những bước đột phá.
- Một số lợi thế khác
Tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của
Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và
giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao

động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so
với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một
thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được
giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai
trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được
chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản
xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999,
một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng
trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng.
Nói về một số mặt hàng như cá tra, basa của Việt Nam có sức cạnh tranh
cao. Nhận rõ điều này qua thực tế trên thị trường Mỹ cá tra, cá basa là một sản
phẩm có khả năng thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo. Sản phẩm cá tra,
basa là sản phẩm “thứ cấp” nên trong điều kiện khi nền kinh tế chậm phát
triển hay thu nhập của người dân Mỹ giảm sút họ sẽ thay thế dần sản phẩm cá
nheo sang cá tra, basa.
Sự nóng lên của giá dầu thô khiến nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế
hàng đầu phải nghĩ lại hướng đi của mình. Cao su nhân tạo, chế phẩm từ dầu
thô, không còn được trọng dụng và giá cao su thiên nhiên nhanh chóng tăng
gần gấp hai lần.


20
1.4 Thách thức
Mặc dù nước ta có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp nhưng cũng có những ảnh hưởng lớn từ thiên nhiên tác động tới năng
suất, chất lượng của nông sản. Hằng năm, chúng ta phải hứng chịu hơn chục cơn
bão lớn nhỏ. Mỗi khi có bão lũ xảy ra thì thiện hại của nó để lại là không hề nhỏ.
Nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành nông nghiệp của chúng ta. Có
thể lấy ví dụ gần nhất trận lũ lịch sử năm 2010 vừa qua tại miền trung đã gây

hậu quả to lớn không chỉ con người mà còn cả vật chất. Trong đó thiệt hại của
ngành nông nghiệp là không hề nhỏ. Cây trông vật nuôi gần như mất trắng,
thiệt hại này là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp.
- Chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD đã tạo nhiều lợi
thế cho xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do đồng
USD mất giá nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi
đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt
Nam tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ. Lợi dụng
chính sách tiền tệ nhiều nước đang sử dụng công cụ này để thúc đẩy xuất
khẩu. Tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào là thức ăn gây
khó khăn cho các nhà nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế hiện tượng người nuôi
cá treo ao do nguyên liệu đầu vào và lãi suất tăng cao diễn ra khá phổ biến.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là lý do lớn khiến cho xuất khẩu nông
sản gặp nhiều khó khăn. Sự suy giảm trong nhu cầu nhập khẩu của nhiều
nước làm cho doanh thu từ xuất khẩu nông sản giảm mạnh. Có thể thấy điều
này vào năm 2008-2009 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra khiến nền
kinh tế lâm vào trì trệ nó cũng ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói
chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008 đã tác động trực tiếp đến thị trường vốn và bất động sản của Việt Nam
là những thị trường thâm dụng vốn tài chính, trong đó vốn tài chính từ bên
ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến
cho các hoạt động đầu tư vốn từ nước ngoài giảm nhanh trong ngắn hạn, các


21
ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở thư bảo lãnh, cấp tín
dụng, để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu như trong các năm vừa qua.
Qui mô sản xuất cho xuất khẩu sẽ thu hẹp do vốn đầu tư bị suy giảm. Đặc biệt
là khi chúng ta đã chính thức là thành viên của WTO thì ảnh hưởng của nó
càng lớn hơn nhiều.

- Sự biến động của giá cả cũng là một trong những thách thức lớn mà
xuất khẩu nông sản phải vượt qua. Những biến động trong năm 2008 đã là
những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế
giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là giá thịt
tăng rồi giảm, và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm giá đột ngột
cũng như các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm sú.
Sự biến động của giá cả có thể là do của một số nhà kinh doanh lớn. Sự tăng
hay giảm của thị trường có thể gây thiệt hại lớn cho những nhà sản xuất
nguyên liệu đặc biệt là nông dân. Sự biến động của giá cả là đôi khi không
phải do biến động cung cầu của thị trường mà còn do . Hậu quả là giá cả các
mặt hàng này trên thị trường được quyết định không bởi sự cân đối cung cầu
mà bởi các ngân hàng đầu tư và các quỹ phòng hộ.
Thách thức đối với việc thực hiện cam kết về Các biện pháp Vệ sinh và
Kiểm dịch động thực vất (SPS) ngay sau khi Việt Nam trở thành thanh viên
WTO là rất lớn. Hiệp định này đòi hỏi sự hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia
trong nông nghiệp và thuỷ hải sản. Đây là mốt thách thức lớn đặc biệt cho
những người sản xuất nghèo, qui mô nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa, và chắc
chắn phải mất một thời gian để hoàn thành.
- Một số ví dụ có thể thấy được sự khó khăn của các ngành xuất khẩu:
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn bởi Luật IUU
– những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp không có
báo cáo và không theo quy định. Luật IUU được EU áp dụng từ ngày
1/1/2010. Quy định này yêu cầu tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có
chứng nhận tên tàu khai thác…, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU.


22
Đây là yêu cầu khó đáp ứng được trong thời gian ngắn trong khi EU là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Có thể nhận thấy chính sách
này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản Việt Nam.

Mặt hàng hoa quả cũng bị “siết” khi Chính phủ Indonesia vừa ra một
quy định mới áp dụng từ ngày 18/8/2009 yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây,
rau quả sang Indonesia phải có giấy chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh
thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp.
Cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài
Nông dân Việt Nam có thế mạnh về một số sản phẩm xuất khẩu mà có
thể tiếp tục duy trì hoặc mở rộng trong tương lai (như gạo, hạt tiêu, điều).
Song, một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước sẽ gặp khó
khăn vì Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh về những sản phẩm này (như
đường, ngô, sản phẩm sữa và thịt. Hơn nữa, nhiều sản phẩm mà Việt Nam
đang cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (như gạo) hay sẽ nhập khẩu ngày
càng nhiều (như ngô) được Chính phủ các nước giàu trợ cấp ở mức độ cao
cũng như được bảo hộ thông qua hàng rào thuế quan. Chính phủ Mỹ hàng
năm trợ cấp 10 tỷ USD cho các chủ trang trại trồng ngô, hay 3.6 tỷ USD cho
trang trại sản xuất gạo. Hay một con bò EU được trợ cấp 2.62 USD mỗi ngày,
nhiều hơn thu nhập của nông dân nghèo Việt Nam.
Chống bán phá giá
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản
phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được
xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Theo khái niệm như vậy thì có thể xem xét việc đánh thuế chống bán
phá giá đối với hàng xuất khẩu của một nước đến một quốc gia nội địa nếu
xét thấy:
- Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nội địa.
- Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất.


23
- Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp
hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường một nước khác.

Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước không có nền kinh tế thị
trường mở, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi
xác định xem đánh thuế chống bán phá giá hay không. Nhìn lại 20 vụ kiện
CBPG đối với hàng VN, thì vụ kiện về cá da trơn (cá basa) và tôm là 2 vụ có
quy mô và phức tạp nhất. Khởi kiện nhiều nhất là EU (9 vụ), tiếp đến là Hoa
Kỳ (2 vụ), Canada (2 vụ) còn lại là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Peru… Các doanh
nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong những vụ kiện bán phá giá không
chỉ ảnh hưởng tới doanh số bán hàng mà chi phí bỏ ra trong những vụ kiện
cũng là rất lớn. Đây có thể coi là biện pháp hàng rào phi thuế quan mà các
nước sử dụng để hạn chế nhập khẩu hàng hóa, gia tăng khả năng canh đối với
hàng hóa nội địa của nước đó.




CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

Trong thời gian qua các cơ quan, doanh nghiệp, nhà quản lý đã đưa ra
nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam nhưng vẫn còn
nhiều điểm hạn chế cần khắc phục do nền kinh tế trong nước và thế giới đang
có nhiều biến động. Việc cấp thiết hiện nay là cần đưa ra những giải pháp
hiệu quả để khắc phục những điểm yếu đang tồn tại và đưa ra những tầm
nhìn, chiến lược lâu dài cho nông sản Việt Nam.
2.1. Nâng cao chất lượng nông sản để đáp ứng yêu cầu thị trường


24
Chất lượng nông sản được nâng cao không chỉ góp phần tăng lên khối

lượng xuất khẩu của chúng ta mà còn tăng giá bán thu nhiều lợi nhuận hơn
cho cả nông dân và doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù có những lợi thế về điều
kiện tự nhiên, nguồn nhân lực song sự bùng nổ của khoa học công nghệ nếu
chúng ta không đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm thì sự cạnh tranh với
hàng hóa nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng sản
phẩm cần có sự phối hợp của cả nông dân và cách doanh nghiệp Việt Nam:
2.1.1 Về phía nông dân
- Điều đầu tiên nông dân cần chú ý khi sản xuất là giống. Con giống có
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và năng suất thu hoạch. Con giống cần được
đảm bảo sạch không nhiễm sâu bệnh hơn nữa nó phải được kiểm tra chất
lượng trước khi được mang đi gieo trồng. Một việc không kém phần quan
trọng là con giống phải phù hợp với từng loại đất của địa phương và khí hậu
tại đó nên lựa chọn loại cây trồng con giống phù hợp là đầu tiên cần làm.
- Đối từng loại cây trồng vật nuôi thì lại có những quy trình sản xuất
khác nhau chính vì thế người sản xuất cần bảo đảm thực hiện đúng quy trình
để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Việc chăm sóc đúng thời gian liều
lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây trồng vật nuôi. Vì thế
nông dân cần nắm rõ quy trình trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng
vật nuôi để từ đó chăm sóc được tốt nhất.
- Do ảnh hưởng của thiên nhiên như hạn hạn, lũ lụt, lạnh giá cũng làm
giảm chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế nông dân cũng cần có cách đối
phó lại với sự khắc nghiệt của thời tiết. Cách làm đơn giản mà nhiều nơi đã áp
dụng khi lạnh giá là phủ nilon chống rét cho cây hay thắp điện cũng là cách
chống rét cho cây. Xây dựng hệ thống sông ngòi, hệ thống tưới tiêu phù hợp
sẽ khắc phục được tình trạng thiếu nước trong mùa khô, hạn hán kéo dài. Đối
với nuôi trồng thủy hải sản cũng như vậy cần chú ý tới điều kiện nuôi trồng
để ứng phó với thay đổi thời tiết.


25

- Sau khi tạo ra thành quả là sản phẩm thì người nông dân cũng cần chú ý
đến bảo quản sản phẩm để không làm giảm chất lượng của nông phẩm.
2.1.2 Về phía doanh nghiệp:
Điều quan trọng và bức thiết nhất hiện nay, là phải tạo sự đồng lòng
của người sản xuất và cộng đồng DN thủy sản Việt Nam, không tìm cách
cạnh tranh nội bộ, mà phải tập trung sức cạnh tranh với bên ngoài, cùng gánh
vác khó khăn, chia sẻ hợp lý lợi ích, vì quyền lợi chung của đất nước và
quyền lợi của từng người sản xuất, từng DN. Khi tạo được mối liên kết giữa
các doanh nghiệp trong nước thì sức mạnh cạnh tranh khi hàng hóa nông sản
của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài sẽ là rất lớn. Thực tế cho thấy trong
thời gian qua có một số doanh nghiệp trong nước do sự cạnh tranh với nhau
đã làm thiệt hại đến chính lợi ích của doanh nghiệp đó và cả những người
nông dân. Đó là tình trạng giảm giá để tăng sức bán hàng hóa của một số
doanh nghiệp, hay sự cạnh tranh về thu mua nguyên liệu đã khiến cho lợi ích
của doanh nghiệp và những người nông dân giảm sút. Chính vì thế cần có
những sự gắn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để tăng cạnh
tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó một số điểm
cần chú ý nhằm nâng cao chất lượng nông sản:
- Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến gần khu nguyên liệu để thuận
tiện hơn cho việc vận chuyển thu mua, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Nghiên cứu kĩ các điều kiện tiêu chuẩn đối với từng mặt hàng nông
sản để từ đó chế biến và bảo quản đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đã quy
định của nhiều nước.
- Liên kết chặt chẽ với người sản xuất để có thể lo đầu ra cho sản phẩm.
Xây dựng kho dự trữ bảo quản trong những tình huống khó khăn để có thể
chủ động khi thị trường biến động.
2.1.3 Phát triển cơ sở chế biến nông sản
Tại các nước phát triển họ đặc biệt chú trọng tới việc phát triển ngành
công nghiệp chế biến. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa đã qua chế

×