Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

báo cáo thực tập nhận thức tại công ty cổ phần nhật việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.99 KB, 41 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI





BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC





 Tên cơ quan thực tập: Công ty Cổ phần Nhật Việt
 Thời gian thực tập: 07/01/2013 – 16/03/2013
 Người hướng dẫn: Chị Nguyễn Hoàng Yến
 Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Nhật Bảo Quyên
 Sinh viên thực tập: Phùng Thùy Trang
 MSSV: 104556
 Lớp: TC101





Tháng 03 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI





BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC




 Tên cơ quan thực tập: Công ty Cổ phần Nhật Việt
 Thời gian thực tập: 07/01/2013 – 16/03/2013
 Người hướng dẫn: Chị Nguyễn Hoàng Yến
 Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Nhật Bảo Quyên
 Sinh viên thực tập: Phùng Thùy Trang
 MSSV: 104556
 Lớp: TC101






Tháng 03 năm 2013
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013


i

TRÍCH YẾU
Nguồn nhân lực trẻ và tài năng đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam là
nguồn tài nguyên tri thức vô cùng quí báu. Những người trẻ ngày nay ngày càng năng động,
bản lĩnh và tự tin để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng cao của doanh nghiệp. Mặt khác, mong
muốn của tất cả các sinh viên sau khi tốt nghiệp chính là công việc làm phù hợp với bản thân
họ. Do đó, mỗi sinh viên phải tự trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng tốt để hoàn thiện bản
thân và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp. Và thực tập nhận thức là phương pháp
thực tế để sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc và trải nghiệm bản thân với
những điều mới. Trong quá trình thực tập này, tôi mong muốn được hội nhập cùng môi
trường doanh nghiệp, được học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế, từ các anh chị tại công ty
cũng như áp dụng những lí thuyết mình học tại trường vào công việc của mình. Bên cạnh đó,
đây là cơ hội cho tôi phát triển những kĩ năng mềm mà tôi đã được học và cũng là thách thức
khi tôi đứng trước những việc mới gặp ngay lần đầu tiên. Ngoài ra, tôi cũng đã tự tìm hiểu
bằng cách tìm đọc các tài liệu trên Internet hay trong sách báo để hỗ trợ thêm công việc của
mình. Quan trọng hơn, từ kì thực tập này tôi rút ra những kinh nghiệm quí báu cho chính bản
thân mình, để từ đó tôi có thể bổ sung những kiến thức mà mình còn thiếu sót và tự tin hội
nhập vào môi trường doanh nghiệp.


Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc công ty Cổ phần Nhật
Việt đã cho tôi được thực tập nhận thức và tìm hiểu về môi trường làm việc của quí công ty.
Mặt khác, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tôi thời

gian thực tập, cọ xát cùng môi trường thực tiễn, cho tôi cái nhìn tổng quát về việc làm sau này
và cũng là cơ hội để tôi phát triển bản thân mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Kế toán và chị Nguyễn Hoàng Yến, người
trực tiếp hướng dẫn tôi ngay từ những ngày đầu vào công ty và xuyên suốt trong quá trình
thực tập.Cảm ơn chị vì đã tận tình giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho tôi từng công việc.Một
lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Nhật Bảo Quyên đã hướng dẫn tôi
cách làm báo cáo và tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị công ty Nhật Việt đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập qua.
Mặt khác, mong rằng các anh chị thông cảm và bỏ qua những sai sót của tôi trong quá
trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

iii

MỤC LỤC
TRÍCH YẾU Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
NHẬP ĐỀ 1
NỘI DUNG 2
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY NHẬT VIỆT 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 2

1.2. Phạm vị hoạt động và mục tiêu của công ty 2
1.3. Văn hóa doanh nghiệp 3
1.4. Hệ thống các chi nhánh công ty 3
1.5. Các nhà cung cấp chính 4
1.6. Ngành nghề kinh doanh 4
1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty 6
2. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN THỰC TẬP: PHÒNG KẾ TOÁN 8
2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 8
2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 8
2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 9
2.3.1. Hệ thống tài khoản doanh nghiệp đang sử dụng 9
2.3.2. Hình thức sổ kế toán 9
2.3.3. Các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng 11
3. CÔNG VIỆC THỰC TẬP 12
3.1. Công việc hành chính 12
3.1.1. Sắp xếp hóa đơn 12
3.1.1.1. Sắp xếp hóa đơn GTGT bán ra 12
3.1.1.2. Sắp xếp các hóa đơn GTGT đầu vào 13
3.1.1.3. Sắp xếp các chứng từ Ngân hàng 13
3.1.1.4. Sắp xếp các phiếu container 14
3.1.2. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, hóa đơn 14
3.1.2.1. Đối chiếu giữa hóa đơn và bảng kê hóa đơn 15
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

iv

3.1.2.2. Đối chiếu bảng công nợ tháng của công ty với khách hàng 15
3.1.3. Thống kê hóa đơn, chứng từ 16
3.1.4. Đóng mộc hóa đơn 16

3.2. Công việc tự tìm hiểu 17
3.2.2. Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 17
3.2.3. Phương thức vận chuyển hàng hóa trên biển 18
3.2.4. Quan sát việc “nhập liệu Phiếu thu” 18
3.3. Tham quan thực tế 19
4. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN TRANG WEB CÔNG TY 22
4.1. Thực trang trang web www.vietsunlogistic.com 22
4.2. Đề xuất cải thiện 23
5. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT BẢN THÂN 25
5.1. Thuận lợi và khó khăn 25
5.2. Ưu điểm và nhược điểm 25
5.3. Định hướng tương lai 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
PHỤ LỤC ix
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP x
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN xi
THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN xii

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Nhà cung cấp chính của Vietsun 4
Bảng 2 - Mô phỏng thống kê công 16

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Nhà kho Vietsun 4
Hình 2 - Tàu biển vận chuyển hàng hóa 4
Hình 3 - Xe tải vận chuyển hàng 5
Hình 4 - Sơ đồ bộ máy kế toán 8
Hình 5 - Trình tự ghi sổ kế toán 10
Hình 6 - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán 12
Hình 7 - Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán 14
Hình 8 - Mô phỏng phiếu thu 19
Hình 9 - Qui trình xuất hàng 21
Hình 10 - Hình ảnh trang web 22
Hình 11 - Mẫu đăng kí dịch vụ vận tải 23
Hình 12 - Mẫu điền thông tin phản hồi 23

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 CNĐKKD = Chứng nhận đăng kí kinh doanh
 TP = Thành phố
 GTGT = Giá trị gia tăng
 TNHH MTV = Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 HĐQT = Hội đồng quản trị
 ĐHĐCĐ = Đại hội đồng cổ đông
 HCM = Hồ Chí Minh



Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

1

NHẬP ĐỀ
Bài báo cáo này là quá trình tường thuật lại những công việc mà tôi được giao và
những gì mà tôi học hỏi và kinh nghiệm bản thân từ quá trình thực tập nhận thức tại công ty
cổ phần Nhật Việt từ ngày 07/01/2013 đến 16/03/2013.
Với kì thực tập này tôi đặt ra một số mục tiêu sau:
 Hoàn thành tốt các công việc được giao và học hỏi,nắm bắt được hoạt động
phòng Kế toán
 Hội nhập vào môi trường doanh nghiệp và tạo mối quan hệ giao tiếp cùng các
anh chị trong công ty
 Vận dụng các lí thuyết đã được học vào các công việc của mình
 Tìm hiểu những vấn đề chưa biết và học hỏi để trau dồi, bổ sung thêm kiến
thức còn thiếu
 Hoàn thành báo cáo theo chuẩn ISO 5966

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

2

NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY NHẬT VIỆT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần Nhật Việt là công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận

chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.Được thành lập từ 09/12/2004 với số lượng nhân viên
chỉ hơn 10 người và dịch vụ giao nhận chưa thực sự nhiều.Nhưng tính đến nay công ty đã có
thương hiệu trong ngành hàng hải trong nước và là đại lí uy tín cho nhiều đối tác nước ngoài.
Đặc biệt từ măm 2008, công ty đầu tư thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển, mở rộng loại hình hoạt động và thương hiệu hãng tàu Nhật Việt – Vietsun Coporation
chính thức tham gia vào ngành hàng hải Việt Nam. Đến nay đội ngũ nhân viên đã hơn 80
nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết được đào tạo bài bản và trang bị kiến
thức chuyên môn. Với khả năng về hệ thống kho bãi, đội xe container, dịch vụ tư vấn khách
hàng, giao nhận và khai báo hải quan, Vietsun đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, vững chắc
trên lĩnh vực giao nhận vận tải nội địa và quốc tế.
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT VIỆT
 Tên Tiếng Anh: VIETSUN COPORATION
 Logo của công ty:



 Vốn điều lệ: 11.680.000.000 VNĐ (mười một tỷ sáu trăm tám mươi triệu đồng)
 Điện thoại: (84-08) 3826 9541
 Fax: (84-08) 3826 9542
 Website: www.vietsunlogistic.com
 Email:
 Giấy CNĐKKD 4103002932 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày
09/12/2004

1.2. Phạm vị hoạt động và mục tiêu của công ty
Phạm vi hoạt động của công ty
 Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013


3

 Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không
 Dịch vụ khai báo hải quan
 Dịch vụ cho thuê kho bãi
Với sự trang bị tốt phương tiện vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu vận
chuyển của khách hàng.Công ty đã mở rộng dịch vụ của mình ra thị trường miền Bắc và thị
trường miền Trung và gặt hái nhiều thành công.
Mục tiêu của công ty
 Năm 2013 công ty sẽ đưa tàu với trọng tải 6500 tấn đưa vào hoạt động, tăng cường
chuyến tàu nhằm đáp ứng nhanh hơn nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
 Đầu tư thêm xe và đầu kéo container, phát triển mạnh dịch vụ trucking.
 Tuyển thêm nhân lực, mở rộng thêm chi nhánh, nâng cao và phát triển chất lượng dịch
vụ.
 Đầu tư và nâng cấp chất lượng dịch vụ cho thuê kho bãi.
1.3. Văn hóa doanh nghiệp
 Tạo một nền văn hóa doanh nghiệp luôn đặt khách hàng đầu tiên
 Cung cấp dễ dàng truy cập tất cả các dịch vụ của chúng tôi và các dịch vụ công cộng
khác
 Giải quyết các yêu cầu ngay từ lần đầu tiên
 Cung cấp các dịch vụ hiệu quả chất lượng cao.
 Thực hiện các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và đào tạo nhân viên của chúng tôi trong
công việc sử dụng
 Tìm thông tin phản hồi thường xuyên của khách hàng và sử dụng thông tin phản hồi
để cải thiện
 Thiết lập một trung tâm dịch vụ khách hàng để dễ dàng hơn cho mọi người liên lạc với
Hội đồng và giải quyết yêu cầu của họ
 Tham gia các dịch vụ công cộng khác để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
1.4. Hệ thống các chi nhánh công ty
 Chi nhánh Hải Phòng: Lầu 4, tòa nhà Thành Đạt, số 3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô

Quyền, TP. Hải Phòng.
 Chi nhánh Vinh: số 10 đường Trương Thi, Quận Trương Thi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
 Chi nhánh Hà Nội: tòa nhà Sông Thao, số 69 đường Bà Triệu, Hà Nội.
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

4

 Nhà kho Vietsun: 218 Ấp Gian Dan
Đường số 11, Phường Long Bình. Quận
9, TP. Hồ Chí Minh




1.5. Các nhà cung cấp chính
Bảng 1 – Nhà cung cấp chính của Vietsun
Tên nhà cung cấp
Chức năng
Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn tại
TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng
Cung cấp các dịch vụ xếp dỡ, nâng hạ
container cho tàu.
Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé
Tổng công ty xăng dầu Petrolimex
Cung cấp nhiên liệu cho tàu
Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
Cung cấp các dịch vụ và các gói bảo hiểm
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Prico
1.6. Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Nhật Việt chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa
 Vận tải:Công ty có hiệu suất đầu tư
với một chiếc xe hệ thống, kéo đầu
tiên từ 11 đến 30 tấn, và ô tô đính
kèm để tải về từ 2,5 đến 14 tấn, một
chiếc xe hơi nhỏ, bán moóc. Giao
thông vận tải là chuỗi cung ứng một
phần riêng biệt dịch vụ hàng hải
khác kho bãi.

Hình 1 - Nhà kho Vietsun
Hình 2 - Tàu biển vận chuyển hàng hóa
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

5

 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:Nhập khẩu thông quan, xuất khẩu
thông quan, nhập khẩu dịch vụ thông quan, dịch vụ xuất khẩu thông quan. Như vậy,
giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện sử dụng đất, biển và không
khí cũng như công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng tùy chỉnh. Sự phân bố liên
quan đến kinh doanh là không chỉ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, mà còn các quá
trình khác nhau như thông quan, tài liệu, thủ tục, thẩm quyền và ngân hàng.
 Dịch vụ khác
 Dự án Xử lý: Cung cấp một loạt các dịch vụ xử lý dự án bao gồm cả quy
hoạch cảng, nghiên cứu khả thi cảng, thiết kế khái niệm của dự án cảng và giao thông
hàng hải khác, thương mại và giao thông dự báo, dự báo hàng hóa, chiến lược tài
chính, hỗ trợ kiện tụng trong cảng và các lĩnh vực hàng hải.
 Lắp máy:Cung cấp dịch vụ chuyên môn lắp đặt máy cho một loạt các ngành
công nghiệp, có khả năng cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh, bao gồm lắp đặt cơ sở bê

tông, lắp đặt và vận hành thử. Ngoài ra, cung cấp các cơ sở dịch vụ tại chỗ cho các
máy lớn và nặng.
 Dịch vụ Xử lý số lượng lớn phanh:Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất
phanh xử lý số lượng lớn,an toàn, chính xác và kịp thời. Đội ngũ giám sát viên có kinh
nghiệm làm việc trong sự phối hợp chặt chẽ của các công ty trong khu vực cảng và
đảm bảo việc xử lý an toàn và âm thanh và cung cấp nguyên vật liệu và sản
phẩm.Đóng gói tất cả các số lượng lớn phanh trong hộp mạnh mẽ, kiện, thùng, trường
hợp, túi xách, hộp, thùng hay trống. Đóng gói an toàn giúp ngăn chặn hàng hóa từ bất
kỳ thiệt hại trong quá trình vận chuyển.
 Xuất nhập khẩu Dịch vụ:Cung cấp các gói đầy đủ các dịch vụ nhập khẩu và
xuất khẩu cho các khách hàng. Đội ngũ nhân viên thành thạo với tất cả các quy tắc và
thủ tục của Luật Hải quan và nghĩa vụ thuế áp dụng cung cấp các giải pháp hiệu quả
và hiệu quả cho các khách hàng.
 Dịch vụ giao hàng Door to
Door: Đây là dịch vụ giao hàng tận
nơi mà khách hàng mong muốn. Bộ
phận vận chuyển đường bộ có khả
năng di chuyển các lô hàng của khách
hàng đến đích cuối cùng trên toàn thế
giới. Hơn nữa, với mạng lưới rộng rãi,
công ty đảm bảo rằng lô hàng là an
toàn và an toàn trong quá trình vận
chuyển và giao vào thời gian.


Hình 3 - Xe tải vận chuyển hàng
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

6


1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty
Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy quản lí công ty































Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

7

Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận
 Hội đồng quản trị:Hội đồng quản trị của công ty gồm 4 thành viên, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty.
HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám Đốc và những người quản lí khác. Quyền và nghĩa
vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các qui chế nội bộ của Công ty và nghị
quyết của ĐHĐCĐ qui định.
 Giám đốc điều hành:Thay mặt Hội đồng quản trị quản lí hoạt động kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chính quyền địa phương về các nghĩa vụ với Nhà nước,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
 Giám đốc Lines, Phó giám đốc 1 và 2:Là người phụ giúp cho Giám đốc điều hành,
chịu trách nhiệm quản lí các phòng ban, lĩnh vực hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ
mà Giám đốc điều hành giao phó. Bên cạnh đó, Giám đốc Lines là người được quyền kí
kết một số văn bản hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực quản lí dưới sự chỉ đạo của Giám đốc
điều hành.
 Phòng Logistics nội địa HCM:Thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ logistics
nội địa như: khai thuế hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa từ kho đến
kho, bảo hiểm, hun trùng, kiểm kê, bốc xếp, đóng kiện, trung chuyển hàng hóa tuyến nội
địa.
 Phòng giao nhận vận tải quốc tế HCM: Quản lí dịch vụ gởi hàng xuất khẩu và nhập
khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại, dịch vụ chia
hàng lẻ nhập khẩu, cung cấp dịch vụ hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam, dịch

vụ hàng nguyên Container (FCL/FCL), giao nhận hàng door to door, môi giới bảo hiểm
hàng hóa, ủy thác xuất nhập khẩu.
 Phòng Lines nội địa HCM: Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng từ cảng tới cảng bằng
đường biển tuyến nội địa.
 Phòng kế toán: Quản lí hành chính, tài chính, thống kê kế toán, hạch toán kế toán
theo qui định Nhà nước và theo chế độ kế toán của công ty. Cụ thể: thực hiện chính sách
tiền lương, tổ chức kiểm tra các hoạt động tài chính kế toán, đảm bảo sổ sách chứng từ,
báo cáo thuế, lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho giám đốc điều hành các biện pháp sử
dụng nguồn vốn quỹ…
 Các chi nhánh, văn phòng: Được quyền hoạt động như một công ty hạch toán đôc
lập. Thực hiện đầy đủ các giao dịch vận tải nội địa, quốc tế, cung ứng chuỗi dịch vụ
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

8

logistics nội địa. Đứng đầu là giám đốc tài chính, có trách nhiệm thực hiện kế hoạch được
công ty giao, được quyền xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm đạt mục tiêu được giao
phó. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của chi nhánh mình quản lí.
2. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN THỰC TẬP: PHÒNG KẾ TOÁN
2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

Hình 4 - Sơ đồ bộ máy kế toán
2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Phòng kế toán là bộ phận nơi tôi thực tập tại công ty Nhật Việt. Với số lượng nhân
viên là 6 người, các bộ phận được chia thành như sau:
 Kế toán trưởng
Là người đứng đầu trong phòng kế toán, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kế toán
công ty, tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính.

 Kế toán tổng hợp và thanh toán
Chịu trách nhiệm phối hợp các dữ liệu để làm báo cáo tài chính, cụ thể gồm các công
việc:
 Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh.
 Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp.
 Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
 Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
 Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
 In sổ kế toán.
 Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê.
Kế toán
trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
doanh thu
Kế toán
công nợ
Kế toán xe Thủ quĩ
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

9

 Lập các báo cáo thuế.
 Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như:
thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
 Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến.
 Về chức năng thánh toán: các khoản nợ đến hạn và các khoản phái trả
 Kế toán doanh thu

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan doanh thu: kiểm tra, đối chiếu, nhập dữ liệu doanh
thu hệ thống.
 Kế toán công nợ
Chịu trách nhiệm đối chiếu công nợ với Cảng, các nghiệp vụ phát sinh giữa công ty và
Cảng và các khoản phải thu khách hàng.
 Kế toán xe
Thực hiện thống kê các nghiệp vụ liên quan đến xe tải.
 Thủ quĩ
Chịu trách nhiệm quản lí quĩ tiền mặt công ty và nghiệp vụ thu - chi tiền mặt.

2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định 15 (15/2006/QĐ- BTC).
2.3.1. Hệ thống tài khoản doanh nghiệp đang sử dụng
Theo chế độ kế toán trên, công ty sử dụng theo Hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp từ Loại 1 đến Loại 9. Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh không có tài khoản 621:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và 622: Chi phí nhân công trực tiếp; do công ty hoat động
theo hình thức dịch vụ. Bên cạnh đó, ở Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn, công ty không sử
dụng tài khoản số 1521: Nguyên vật liệu và số 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
2.3.2. Hình thức sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật kí – Sổ Cái, trình tự ghi sổ kế toán như sau:

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

10


Hình 5 - Trình tự ghi sổ kế toán
 Ghi chú
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật kí – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ
(hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu,
phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kì 1 đến 3
ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật
kí – Sổ Cái được dùng để ghi Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ
Nhật kí – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột phát
sinh ở phần Nhật Kí và ở cột Nợ, Có từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát
sinh cuối tháng. Căn cứ vào sổ phát sinh ở các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số
phát sinh lũy kế từ đầu quí đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quí) và sổ
phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quí) của từng tài khoản trên Nhật
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

11

kí – Sổ Cái.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quí) trong Sổ Nhật kí –
Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

= =


Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của
các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp
chi tiết” được đối chiếu số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài
khoản trên Sổ Nhật kí – Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật kí – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra,
đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
2.3.3. Các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh
nghiệp.Vì vậy, sổ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ nghiệp vụ phát sinh.
Hiện nay, công ty đang sử dụng hai loại sổ kế toán:
 Sổ cái
Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kì và
trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được qui định trong chế độ tài khoản kế
toan áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài
chính, tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Sổ cái phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
 Ngày, tháng ghi sổ
 Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ
 Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Tổng số tiền của cột
“Phát sinh” ở phần
Nhật kí
Tổng số tiền của
phát sinh Nợ của tất
cả các tài khoản

Tổng số tiền của
phát sinh Có của tất
cả các tài khoản
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

12

 Sổ chi tiết
Sổ chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến
các đố tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lí. Số liệu trên sổ kế
toán chi tiết cung cấp các thông tin cho việc phục vụ quản lí từng loại tài sản, nguồn vốn,
doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên Sổ cái.
3. CÔNG VIỆC THỰC TẬP
3.1. Công việc hành chính
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, tôi được giao làm một số công việc về hành
chính văn phòng, chủ yếu là sắp xếp các hóa đơn, chứng từ. Và tôi biết được việc sắp xếp là
một trong những việc của “Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán”
Qui trình gồm những bước sau:

Hình 6 - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

3.1.1. Sắp xếp hóa đơn
Sắp xếp hóa đơn là công việc hàng ngày của nhân viên kế toán. Công việc tuy đơn
giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng, dùng để thống kê, sắp xếp, lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm.
Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã được sắp xếp các loại hóa đơn sau:
3.1.1.1. Sắp xếp hóa đơn GTGT bán ra
Trong quá trình sắp xếp, tôi biết được hóa đơn được in thành 3 liên
Lập, tiếp nhận, xử lí chứng từ kế toán
Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí

chứng từ hoặc trình Giám đốc phê duyệt
Phân loại và sắp xếp chứng từ kế toán
Định khoản và ghi sổ kế toán
Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

13

 Liên 1 (liên trắng): lưu
 Liên 2 (liên hồng): giao cho khách hàng
 Liên 3 (liên xanh): lưu trữ nội bộ
Hóa đơn được xếp theo thứ tự theo số hiệu ghi trên góc phải hóa đơn. Đối với những
hóa đơn có dấu gạch chéo phía trước là hủy vì lí do in ấn sai nhưng chưa giao khách hàng và
chưa có chữ kí nên hủy (Hóa đơn này sẽ được để riêng biệt). Đối với những hóa đơn hủy
nhưng đã đưa khách hàng hay nộp cơ quan nhà nước thì phải lập Biên bản hủy hóa đơn kèm
theo.Trường hợp in sai thông tin khách hàng thì kèm theo hóa đơn là tờ biên bản chỉnh sửa có
chữ kí và mộc xác nhận hai bên.
3.1.1.2. Sắp xếp các hóa đơn GTGT đầu vào
Hóa đơn GTGT đầu vào có nhiều loại khác nhau, vì vậy việc sắp xếp theo từng nhóm,
hay cùng công ty sẽ giúp nhân viên kế toán dễ dàng trong việc kê khai, nhập liệu hóa đơn và
tránh được thiếu sót. Cụ thể tôi đã được giao sắp xếp và phân loại hóa đơn như sau:
 Hóa đơn về phí, lệ phí
 Hóa đơn xăng dầu
 Hóa đơn về cước vận chuyển
 Hóa đơn về phí nâng, hạ container
 Hóa đơn tiền điện thoại
 Hóa đơn tiền nước
 Hóa đơn khác: văn phòng phẩm, tiếp khách.
Đối với những hóa đơn cùng công ty, tôi xếp thành một bộ hóa đơn chungmột xấp và

thống kê số lượng nhằm thuận tiện trong việc kiểm tra.
3.1.1.3. Sắp xếp các chứng từ Ngân hàng
Khi có nghiệp vụ tài chính phát sinh thì việc thanh toán bằng cách chuyển khoản qua
ngân hàng là việc thường xuyên đối với doanh nghiệp. Việc sắp xếp dựa trên bảng kê hàng
tháng kèm theo bảng kê chi tiết mà ngân hàng gửi và chứng từ được xếp theo thứ tự ngày.
Trong quá trình sắp xếp và quan sát chứng từ ngân hàng ngoài thực tiễn tôi biết được bộ
chứng từ bao gồm:
 Sổ phụ ngân hàng
 Giấy báo có hoặc giấy báo nợ
 Ủy nhiệm chi
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

14

Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ
các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán
Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ
kinh tế ,tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán với các tài liệu khác
có liên quan
Kiểm tra tính chính xác của số liệu,
thông tin ghi trên chứng từ kế toán
3.1.1.4. Sắp xếp các phiếu container
Tại Cảng, khi có nghiệp vụ phát sinh về hàng hóa xuất lên tàu thì họ sẽ in và gửi bảng
thống kê container cho công ty nhằm mục đích kiểm tra, đối chiếu giữa hai bên và lên bảng
công nợ vào cuối tháng.Bộ phiếu thu container sẽ gồm tờ báo cáo tổng container và các phiếu
thu nhỏ bên trong. Các phiếu này sẽ được thống kê theo ngày hàng đến. Vì vậy, sắp xếp thứ tự
theo ngày đến. Mặt khác, dựa trên loại conainer ghi trên phiếu thu phải phân loại thành hai tệp

khác nhau: container 20’ và container 40’.
Kết quả: Hoàn thành công việc một cách dễ dàng trong quá trình sắp xếp nhưng đòi
hỏi sự cẩn thận và chi tiết để kiểm tra lại các số hóa đơn, xem có sai sót hay sắp xếp chưa
đúng.Về phân loại các hóa đơn GTGT đầu vào, có nhiều nội dung phát sinh không rõ để vào
phân loại nào nhưng qua sự chỉ dẫn của chị trong công ty tôi đã nắm rõ hơn.
Kinh nghiệm và nhận xét:Sắp xếp hóa đơn là một công việc đơn giản hàng ngày tuy
nhiên đòi hỏi người kiểm tra có mắt quan sát nhanh lẹ, cẩn thận trong thao tác. Khi các số hóa
đơn không liên tục phải kiểm tra ngay số hóa đơn không có là do bị hủy hay nhầm lẫn ở đâu
để đưa vào chính xác. Khi xếp thứ tự với số lượng lớn hóa đơn tôi chia thành nhiều đợt để sắp
xếp. Phân loại hóa đơn thì chú ý kĩ về nội dung để phân loại cho đúng. Ban đầu, tôi cảm thấy
khá rối khi xếp hóa đơn với số lượng nhiều, nhưng sau khi làm một lần tôi cảm thấy quen hơn
và việc sắp xếp trở nên dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, việc sắp xếp các hóa đơn, chứng từ giúp tôi
làm quen và hiểu biết thêm nhiều loại hóa đơn khác nhau.
3.1.2. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, hóa đơn
Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa chứng từ, hóa đơn và các bảng kê tổng hợp là
điều hết sức cần thiết và không thể thiếu. Vì vậy, việc kiểm tra tính chính xác của số liệu,
thông tin trên chứng từ rất quan trọng và công viêc tuy đơn giản này thuộc “Trình tự kiểm tra
chứng từ kế toán”
Qui trình gồm những bước sau:










Hình 7 - Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán

Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

15

3.1.2.1.Đối chiếu giữa hóa đơn và bảng kê hóa đơn
Hàng tháng, công ty phải kê khai bảng kê hóa đơn để lập báo cáo thuế. Do đó việc
kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa bảng kê hóa đơn và hóa đơn là vông việc quan trọng và cần
thiết. Mục đích công việc này để đảm bảo rằng có sự chính xác từng chi tiết và có một báo
cáo thuế đầy đủ và hoàn chỉnh.
Dựa trên bảng kê hóa đơn GTGT bán ra tháng, kiểm tra và đối chiếu thông tin giữa hai
bên để xem bảng kê có chính xác hay không. Nếu có sai sót, phải đánh dấu và sửa sai ngay
bên cạnh.
Kiểm tra các thông tin như:
 Số hóa đơn
 Ngày tháng năm
 Tên công ty
 Mã số thuế
 Giá tính thuế
 Giá thuế
Kết quả: Hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn. Tôi dò từng thông tin hóa
đơn. Cách dò từ trái sang phải
Bước 1: Xem số hiệu và ngày tháng năm. Đây là những thông tin dễ sai cần lưu ý kĩ
Bước 2: Xem tên công ty, tiếp đến phần mã số thuế thì lướt qua.
Bước 3: Giá tính thuế và giá thuế xem kĩ. Cần sự chính xác đến từng con số.
Kinh nghiệm:Việc kiểm tra, đối chiếu hóa đơn số lượng nhiều nên cần kĩ năng quan
sát tốt. Lúc đầu tôi thấy nhiều con số nên khá rối mắt. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra một vài hóa
đơn, tôi thấy quen và thấy công việc dễ dàng. Khi dò đến thông tin nào thì ngón tay hướng
đến nội dung đó sẽ giúp việc kiểm tra chính xác hơn. Một số hóa đơn khi dò tìm sẽ không
thấy trên bảng kê thì tôi để riêng sẽ kiểm tra sau. Có 2 lí do tôi không tìm thấy đó là:

 Hóa đơn GTGT với thuế suất 0% (danh sách này được tách riêng)
 Bảng kê có sai sót mã hóa đơn: khi đối chiếu các thông tin khác đều chính xác chỉ
khác mã hóa đơn Sửa mã hóa đơn ngay bên cạnh.
3.1.2.2.Đối chiếu bảng công nợ tháng của công ty với khách hàng
Vào cuối tháng, công ty lập bảng công nợ dựa trên tài khoản 131: Phải thu khách
hàng. Qua đó công ty kiểm tra các khoản phải thu khách hàng. Trước khi thanh toán, khách
hàng sẽ gửi công ty bảng kê khai các khoản phải trả cho công ty.Công ty đối chiếu xem có
trùng khớp các nghiệp vụ phát sinh hay không.
Báo cáo Thực tập nhận thức
2013

16

Đối tượng áp dụng: dành chokhách hàng thường xuyên và là đối tác lâu dài của công
ty. Hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh rất nhiều vì vậy việc thanh toán sẽ được thanh toán vào
cuối mỗi tháng do hai bên cùng thỏa thuận.
Kết quả: Qua việc hướng dẫn tận tình chị Hoàng Yến, tôi kiểm tra song song, đối
chiếu hai bảng và dò các thông tin từ trái sang phải. Nội dung đối chiếu chủ yếu là số
container và vấn đề liên quan đến dịch vụ như: nâng hạ, xếp dỡ hàng.
Nhận xét:Việc kiểm tra giúp tôi tăng khả năng quan sát nhanh và kiểm tra đối chiếu
chính xác các thông tin. Khi đối chiếu hai bảng, tôi đánh dấu cả hai bảng nên gây sai sót khi
kiểm tra. Vì vậy tôi rút ra rằng nên đánh dấu một bảng để dễ kiểm tra và khi thấy có phát sinh
nào cả hai bên không khớp sẽ dễ tìm và ghi nhận.
3.1.3. Thống kê hóa đơn, chứng từ
Sau khi sắp xếp các hóa đơn, chứng từ thì việc thống kê số lượng chứng từ sẽ giúp cho
việc kiểm tra một cách dễ dàng và thuận tiện hơn khi cần tìm kiếm.
 Đối với hóa đơn GTGT bán ra
Sau khi xếp thứ tự hóa đơn, tôi thống kê số hóa đơn. Những hóa đơn có số liên tục sẽ
ghi bắt đầu từ số… và đến số… Với những hóa đơn có số không liên tục thì liệt kê ra.
 Đối với phiếu container

Sau khi sắp xếp và phân loại theo công 20’ và công 40’, tôi thống kê số công theo
ngày bằng cách kẻ bảng như sau:
Bảng 2 - Mô phỏng thống kê công
Ngày
Số công 20’
Số công 40’
Tổng cộng

Nhận xét: Với việc thống kê số lượng hóa đơn, tôi thấy rằng mình sẽ không thiếu sót
như khi đếm hóa đơn vì có một số hóa đơn được kẹp chung do cùng một phiếu thu. Hơn nữa,
việc thống kê rất cần thiết đảm bảo tính đầy đủ và chính xác trong việc kiểm tra.
3.1.4. Đóng mộc hóa đơn
Việc đóng mộc là hình thức xác nhận của công ty đó trên các chứng từ hay văn bản.
Tôi được giao nhiệm vụ đóng mộc cho hóa đơn GTGT bán ra.Mộc tròn công ty được đóng
ngay phần chữ kí của Thủ trưởng đơn vị. Mộc công ty Cổ phần Nhật Việt nằm cách chữ kí
2/3.

×