Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 96 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM - HIỆN
TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG
THỜI GIAN TỚI



Sinh viên thực hiện : Lê Quang Huy
Lớp : Pháp 1
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Duy Liên




Hà Nội, 5 - 2009




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 9
1.3. PHÂN LOẠI TĐKT 14
1.3.1. CĂN CỨ THEO BIỂU HIỆN CỦA LIÊN KẾT : 14
1.3.2. CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT SỞ HỮU : 16
1.3.3. CĂN CỨ THEO TÊN GỌI CỦA TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN 16
1.4. ĐIỀU KIỆN VÀ CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH CÁC TĐKT 19
1.5. VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 23
1.6. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 27
1.6.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 27
1.6.2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 31
1.6.3. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM 37
2.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TẤT YẾU HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH
TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 37
2.2. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC VỀ THÍ ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH
TẾ 38
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC
TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 42
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG
TY THEO HƢỚNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ. 46
2.4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ TẬP

ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY 91 46



1
2.4.2. MỐI QUAN HỆ NỘI BỘ 49
2.4.3. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 53
2.4.4. QUAN HỆ GIỮA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VỚI CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 53
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG 56
2.5.1. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 56
2.5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ 58
2.5.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ 62
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 65
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH
TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 65
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 68
3.2.1. LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH
TẾ 68
3.2.2. XÁC ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 70
3.2.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC NỘI BỘ
71
3.2.4. CƠ CẤU LẠI CÁC TỔNG CÔNG TY ĐƢỢC XÂY DỰNG
THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN VÀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TẬP
ĐOÀN ĐANG THÍ ĐIỂM 74
3.2.5. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM TẠO LẬP MÔI TRƢỜNG, ĐIỀU
KIỆN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 81

3.2.6. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH 85
3.2.7. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN KINH
TẾ 87
3.2.8. GIẢI PHÁP VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG TẬP ĐOÀN 88



2
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92



3
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành
và của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, khi mà
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì vai trò của các TĐKT càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Tập đoàn (TĐ) không chỉ là đầu tầu của nền kinh
tế mà còn trở thành biểu tƣợng cho sức mạnh của một quốc gia, bảo vệ nền
kinh tế trong nƣớc trƣớc sự thâm nhập của các nền kinh tế khác.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển trên thế giới, Chính phủ Việt
Nam nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển các
TĐKT nếu muốn cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc phát triển. Vì vậy thời
gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định quyết tâm xây dựng các TĐKT
bằng nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm tạo ra những “trụ cột” kinh tế. Với

đặc điểm là nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã chọn cho
mình hƣớng đi là thiết lập các TĐKT của Nhà nƣớc - một dạng đặc biệt của
mô hình TĐKT - thông qua quá trình cải cách toàn diện các doanh nghiệp
Nhà nƣớc (DNNN). Tuy nhiên ngay cả khi các tập đoàn thí điểm đã đi vào
hoạt động, giới nghiên cứu và những ngƣời làm thực tiễn vẫn còn nhiều ý
kiến khác nhau về nhiều nội dung xung quanh mô hình này. Tại kỳ họp thứ
hai, Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007), lần đầu tiên Quốc hội lên tiếng về
“phong trào” thành lập TĐKT cho thấy tầm quan trọng cũng nhƣ những khó
khăn, phức tạp của vấn đề này.
Nhƣ vậy hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam là yêu cầu
xuất phát từ thực tiễn, đồng thời cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát
về quá trình hình thành, hiện trạng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển mô hình này
ở Việt Nam, em chọn đề tài “ Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện
trạng và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp
của mình.




4

2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu vấn đề này. Các
công trình nghiên cứu nƣớc ngoài tập trung vào lý giải những nội dung về xây
dựng và phát triển các TĐKT theo dạng đƣa ra các mô hình lý thuyết. Những
tài liệu thực tiễn thƣờng là những bản báo cáo thƣờng niên của các TĐ riêng
lẻ. Hơn nữa, các tác giả thƣờng căn cứ vào thực tiễn các TĐ ở nƣớc họ để
tổng kết luận giải. Điển hình là các công trình sau: cuốn sách Bàn về cải cách
toàn diện DNNN của tác giả Trƣơng Văn Bân (1999), NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội; các bài viết, thông tin trên trang thông tin điện tử của các TĐKT
cụ thể và trên trang chính thức của hai tạp chí nổi tiếng FORTUNE
() và Businessweek ()
cung cấp khá đầy đủ, cập nhật các thông tin liên quan đến những TĐKT hàng
đầu thế giới trên các mặt nhƣ doanh thu, lợi nhuận, lĩnh vực kinh doanh cùng
với những bài phân tích của các chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể.
Các công trình trong nƣớc cũng đề cập nhiều vấn đề xung quanh
TĐKT. Đáng chú ý là các công trình: cuốn sách Mô hình tập đoàn kinh tế
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2002) của tác giả Vũ Huy Từ, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội; cuốn Thành lập và quản lý các TĐKT ở Việt Nam
(1996) của tác giả Nguyễn Đình Phan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội hay
cuốn sách Tập đoàn kinh tế - lý luận và khả năng ứng dụng vào Việt Nam
(2005) của tác giả Trần Tiến Cƣờng (chủ biên). Ngoài ra cũng cần phải kể
đến các bài báo, các tạp chí chuyên nghành trên các trang web của các viện
nghiên cứu, các trƣờng đại học, các bài dịch theo chủ đề cũng hết sức phong
phú, đa dạng. Về số lƣợng đây là mảng có số bài viết đồ sộ. Về nội dung,
mảng nghiên cứu này đề cập đến nhiều vấn đề nhiều khía cạnh liên quan,
phân tích thực trạng các TCTNN và các giải pháp phát triển chúng thành các
TĐKT Có thể nói đây là những tài liệu rất quan trọng trong quá trình nghiên
cứu bởi thông tin đƣợc cập nhật, có nhiều ý tƣởng mới. Tuy nhiên do giới hạn
phạm vi đăng tải, các công trình chỉ tiếp cận, phân tích một mặt, một khía
cạnh nào đó của vấn đề, không thể giải quyết đƣợc nhiều nội dung trong một
bài báo khoa học.



5
Nhƣ vậy các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc có đề cập đến sự hình
thành và phát triển các TĐKT nhƣng không thể áp dụng nhƣ một công thức
trong điều kiện Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đề cập đến

nhiều khía cạnh với nhiều cách thức tiếp cận nhƣng chƣa có công trình nào hệ
thống đầy đủ về sự hình thành và xu hƣớng phát triển các TĐKT đƣợc nhìn
nhận từ thực trạng hoạt động và sự vận động nội tại phù hợp với điều kiện
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm góp phần làm rõ một số nội dung lý luận và thực tiễn về TĐKT ,
đánh giá thực trạng hoạt động, các quan hệ nội tại, mối liên kết kinh tế trong
các TCT đƣợc thành lập theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/94 của Thủ tƣớng
Chính phủ (gọi tắt là TCT 91); đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp để
góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT mạnh trên cơ
sở các TCTNN, trong đó trọng tâm là các TCT 91.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tƣợng: Đối tƣợng của đề tài đƣợc xác định là những nội dung chủ
yếu liên quan đến sự hình thành, thực trạng và xu hƣớng phát triển các TĐKT
ở Việt Nam, bao gồm: con đƣờng, điều kiện hình thành, mô hình, cơ chế
chính sách, liên kết nội bộ, quan hệ sở hữu một số nội dung đƣợc đề cập
nhằm làm rõ mối quan hệ với những nội dung chủ yếu trong quá trình nghiên
cứu.
*Phạm vi: Phạm vi của đề tài là các TCT 91 (bao gồm cả các tập đoàn
đang thí điểm) trên những nội dung chủ yếu liên quan đến hình thành, thực
trạng và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới. Các TCTNN đƣợc thành lập
theo Quyết định 90/TTg (gọi tắt là TCT 90) và các TCT thành lập sau này
đƣợc nghiên cứu, đề cập nhằm đảm bảo tính khoa học, logic của nội dung.
Về thời gian: Tính từ khi có chủ trƣơng hình thành các TĐKT ở Việt
Nam năm 1994, đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 91/TTg của
Chính phủ, trong đó trọng tâm đƣợc giới hạn trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu




6
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hoá những vấn
đề chung về TĐKT, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn hình thành và phát
triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trƣờng.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh: sử sụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh, rút ra những kết luận làm cơ sở đề xuất quan điểm và giải pháp
thúc đẩy quá trình phát triển các TĐKT, dần hoàn thiện mô hình này trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam.
6. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
- Làm rõ 3 điều kiện và 2 con đƣờng hình thành và phát triển các
TĐKT.
- Rút ra 6 bài học với Việt Nam qua phân tích kinh nghiệm hình thành
và phát triển các TĐKT Trung Quốc, Nhật Bản.
- Nêu rõ 4 kết quả bƣớc đầu, 4 nhóm hạn chế và 3 nhóm nguyên nhân
thông qua phân tích thực trạng hoạt động các TCT theo mô hình tập đoàn.
- Đối với các TĐKT thí điểm: hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả, để chúng thực sƣ trở thành những TĐKT đủ mạnh, có khả năng cạnh
tranh nhằm đạt mục tiêu kì vọng khi thành lập.
- Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai nhằm phát huy sức mạnh nội tại
của các tập đoàn.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khoá luận gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Lý luận chung về tập đoàn kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp phát triển, nâng cao vai trò của các
tập đoàn kinh tế
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp

của thầy cô và các bạn cùng quan tâm để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối
cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Duy Liên đã tận tình hƣớng
dẫn em hoàn thành khóa luận này.




7

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Mặc dù xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX nhƣng khái niệm tập
đoàn kinh tế cho đến nay vẫn là nội dung gây nhiều tranh luận.
Xét từ góc độ pháp lý: Tập đoàn là tên gọi để chỉ một nhóm công ty kết
nối với nhau bằng vốn hay bằng quyền biểu quyết. Mỗi công ty trong tập
đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là có quyền đi kiện và bị kiện, có tài sản
để đƣợc thực hiện quyền đó. Tập đoàn không phải là một khái niệm pháp lý vì
trong luật không có khái niệm trách nhiệm tập thể. Giả sử khởi tố một tập
đoàn ra toà thì sẽ không có ai trong nhóm công ty kia đứng ra nhận giấy triệu
tập [3, tr11-12].
Có thể khẳng định TĐKT không phải là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là
thuật ngữ dùng để nhận diện một tổ hợp kinh doanh, vì chƣa có doanh nghiệp
nào đăng ký địa vị pháp lý của mình với tƣ cách là một tập đoàn. Hiện nay
cũng chƣa có một nghiên cứu chính thức những doanh nghiệp nào đƣợc coi là
TĐKT, tiêu chí chủ yếu là dựa vào đặc điểm của chúng. Cũng vì thế mà trên
thế giới hiện nay vẫn chƣa có số liệu thống kê hiện có bao nhiêu TĐKT. Bản
thân các nhà kinh tế trong nhiều trƣờng hợp xem xét một công ty có phải
TĐKT hay không cũng còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất.
Trong một văn bản chung của Uỷ ban kinh tế và mậu dịch Nhà nƣớc và

Uỷ ban cải cách cơ cấu Nhà nƣớc với tiêu đề “Quy định tạm thời về việc
thành lập và quản lý các TĐDN” đƣợc đƣa ra vào tháng 4 năm 1995, Trung
Quốc lại cho rằng TĐDN đƣợc xem nhƣ một tổ hợp kinh doanh tập hợp các
doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi công ty mẹ (CTM). Công ty mẹ nhƣ
một hạt nhân trong tập đoàn, các công ty mẹ và các doanh nghiệp có liên quan
khác đều là pháp nhân. Đối với những công ty trực thuộc hoặc những đơn vị
không phải là pháp nhân sẽ không phải là các thành viên độc lập của tập đoàn.
Cho đến nay, dù còn nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng quan niệm chung về
tập đoàn của Trung Quốc có thể đƣợc hiểu đây là một tổ chức kinh tế bao
gồm các pháp nhân có quan hệ với nhau theo cách này hoặc cách khác. Các



8
quan hệ đó có thể là quan hệ đầu tƣ, quan hệ hợp tác hay quan hệ nhân sự với
các cấp độ khác nhau nhƣ chặt chẽ, lỏng lẻo hay nửa chặt chẽ.
Theo một công trình nghiên cứu của Công ty Ernst& Young (4, tr15)
không có khái niệm duy nhất cho TĐKT. Mỗi quốc gia có một định nghĩa
khác nhau dẫn đến có nhiều cách gọi khác nhau đối với thực thể kinh doanh
này. Chẳng hạn ở các quốc gia Mỹ Latinh đƣợc gọi là Grupes, ở ấn Độ là
Business house, ở Hàn Quốc là Chaebol, Nhật là Zaibatsu, phƣơng tây là
conglomerate.
Ơ Việt Nam, hiện vẫn chƣa có định nghĩa chính xác về TĐKT mà thực
chất xung quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam định nghĩa: TĐKT là tổ hợp các
công ty hoạt động trong một ngành hoặc những ngành khác nhau trong phạm
vi một nƣớc hoặc nhiều nƣớc, tiềm lực kinh tế - tài chính mạnh, cơ cấu phức
tạp vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung
tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Nó trở thành hình thức phổ
biến, có vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều

nƣớc trong giai đoạn hiện nay [30].
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế đƣợc
xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể nhƣ sau:
"Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài
với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh
khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con. Tập
đoàn kinh tế. Các hình thức khác." [24, tr.218]
Nhƣ vậy, mặc dù chƣa có một định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh
tế nhƣng tựu chung lại có thể thấy TĐKT là một hình thức tổ chức chứa đựng
trong nó những pháp nhân độc lập. Theo quy định pháp lý của nhiều quốc gia
và xuất phát từ khái niệm có thể thấy, bản thân TĐKT không có tƣ cách pháp
nhân mà chỉ là một thuật ngữ, một khái niệm dùng để nhận diện một mô hình
kinh doanh chứa đựng trong đó các pháp nhân độc lập có mối quan hệ, liên
kết đa dạng.
Trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập đoàn, quan hệ sở
hữu đầu tƣ vốn là chủ yếu. Tuy vậy, quan hệ chi phối trong tập đoàn không



9
chỉ giới hạn ở vốn mà còn bao hàm cả công nghệ, thị trƣờng, thƣơng
hiệu Ngoài các quan hệ này, các thành viên còn quan hệ với nhau trên cơ sở
hợp đồng, về thị trƣờng, về khoa học công nghệ Liên kết công ty mẹ - công
ty con (CTM-CTC) trong các tập đoàn là tƣơng đối bởi các quan hệ đầu tƣ
đan xen (đầu tƣ ngang, chéo, ngƣợc) qua đó chúng có thể chi phối lẫn nhau.
Theo nghĩa hẹp, quan niệm về TĐKT có thể là: TĐKT là tổ hợp các pháp
nhân với liên kết vốn là chủ yếu.
1.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Thực tế cho thấy, khái niệm, mô hình của các TĐKT rất đa dạng, do đó
khó có thể lƣợng hoá các tiêu chí của tập đoàn. Để làm rõ mô hình TĐKT, có

thể khái quát thông qua các đặc điểm của chúng. Những đặc điểm vừa phải
chỉ rõ những biểu hiện bên ngoài, vừa phải khắc hoạ những liên kết cơ bản
bên trong các TĐKT.
Thứ nhất, tập đoàn không có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức phức tạp:
Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quan niệm TĐKT là nhóm
công ty có quy mô lớn. Trên thế giới, luật công ty của các quốc gia cũng
không sử dụng thuật ngữ “firm”, “enterprise group”, “business group” hay
“group” mà chỉ đăng ký là “công ty - company”. Nhƣ vậy, TĐKT không có tƣ
cách pháp nhân mà nó là một tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó nhiều
công ty có tƣ cách pháp nhân. Do đó, ngoài những quan hệ về vốn, thị trƣờng,
công nghệ các công ty thành viên trong tập đoàn bình đẳng trƣớc pháp luật,
đƣợc thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, đƣợc điều chỉnh bởi
các văn bản pháp luật có liên quan.
Cơ cấu tổ chức của TĐKT khá đa dạng, không có khuôn mẫu thống
nhất. Cơ cấu tổ chức đƣợc xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lƣợc xây dựng và phát triển của
mỗi tập đoàn. Nhìn chung, cơ cấu tập đoàn thƣờng có một CTM và các CTC,
trong đó CTM thƣờng đảm nhiệm các chức năng nhƣ phát triển thị trƣờng,
ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn vận động đến mục tiêu đã
định sẵn thông qua chiến lƣợc chung, qua tỷ lệ góp vốn hay những quan hệ
khác. Các CTC hoạt động độc lập với CTM, quan hệ với CTM thông qua đầu
tƣ vốn, công nghệ, thị trƣờng. Các CTC hoạt động độc lập trƣớc pháp luật, có



10
thể đầu tƣ vào nhau, thậm chí CTC có thể đầu tƣ ngƣợc vào CTM. Mối quan
hệ giữa CTM và CTC tùy thuộc từng mô hình tập đoàn. Thông thƣờng, các
TĐKT thƣờng đƣợc tổ chức theo 3 dạng cơ cấu: (1) Cơ cấu tổ chức hình tháp:
đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của tập đoàn, sự

phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhƣng đảm bảo trật tự
từ trên xuống; (2) Cơ cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thƣờng đƣợc phân
định và giới hạn theo cấp quản lý nhƣ cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản
lý cấp 3, cấp 1 không can thiệp, quản lý cấp 3; (3) Cơ cấu tổ chức mạng lƣới:
Các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm, phát triển theo sơ đồ mạng
lƣới, sau đó mỗi nhân tố trong mạng lƣới này có thể phát triển thành một
trung tâm độc lập với đầy đủ các quan hệ nhƣ trong mạng lƣới ban đầu.
Cơ cấu điển hình của một tập đoàn bao gồm: CTM nằm ở trung tâm,
đóng vai trò điều hành chung, có ảnh hƣởng quyết định đến sự tồn tại và phát
triển mỗi tập đoàn. Các thành viên trong tập đoàn gồm 3 loại: Chặt chẽ, lỏng
lẻo và liên kết. Thành viên chặt chẽ là những doanh nghiệp có quan hệ mật
thiết với CTM về vốn, lợi ích, sản xuất kinh doanh ; thành viên bán chặt chẽ
là những doanh nghiệp có quan hệ lợi ích nhất định, tham gia một phần vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn; thành viên lỏng lẻo là các doanh
nghiệp có quan hệ hợp đồng ổn định, lâu dài với CTM.
Thứ hai, quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp và mang tính xã hội hoá cao:
Tập đoàn kinh tế tồn tại ở nhiều hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu
Nhà nƣớc (SHNN), gia đình, cổ phần Nhìn chung, hầu hết các TĐKT trên
thế giới là sở hữu hỗn hợp. Sở hữu hỗn hợp cho phép các TĐKT phát huy khả
năng huy động vốn, linh hoạt trong đầu tƣ, phân tán rủi ro, tăng năng lực cạnh
tranh. Mặc dù trong cơ cấu tập đoàn có nhiều chủ sở hữu nhƣng thƣờng tồn
tại một chủ sở hữu lớn, đóng vai trò CTM, có quyền lực chi phối các công ty
thành viên. Tính chất đa sở hữu của các tập đoàn phản ánh quá trình phát triển
của mô hình kinh doanh này khi mà quy mô sản xuất lớn đòi hỏi lƣợng vốn
khổng lồ. Chế độ cổ phần ra đời khắc phục đƣợc những hạn chế về quy mô
vốn thông qua việc huy động trên thị trƣờng chứng khoán. Ngày nay, sở hữu
nhiều chủ diễn ra theo xu hƣớng tăng số ngƣời có cổ phần trong tập đoàn và
giảm tỷ trọng sở hữu của từng thành viên trên tổng giá trị, do đó tập đoàn




11
không còn là sở hữu của một cá nhân hay một quốc gia nữa mà là sở hữu
quốc tế, có quốc tịch ở một quốc gia nhất định. Cùng với quá trình đó, các
quan hệ pháp lý của các chủ sở hữu cũng thay đổi. Ngƣời công nhân với tƣ
cách ngƣời làm thuê, giờ đây đã trở thành những cổ đông đồng sở hữu. Dƣới
tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sức ép cạnh tranh trên
thị trƣờng, các công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tăng quy mô
vốn bằng nhiều cách, trong đó chủ yếu là thu hút thêm vốn xã hội. Nhƣ vậy,
sở hữu hỗn hợp trong các tập đoàn kéo theo sự thay đổi địa vị pháp lý của
ngƣời lao động về sở hữu. Tuy vậy, sự tham gia của ngƣời lao động - những
ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của mỗi tập đoàn thƣờng
chiếm tỷ trọng sở hữu cổ phần không lớn trong tổng vốn kinh doanh. Song
song với việc thay đổi địa vị pháp lý về sở hữu của ngƣời lao động là việc sở
hữu hỗn hợp đƣợc xã hội hoá, quốc tế hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu
ra thị trƣờng.
Thứ ba,liên kết vốn mang tính phổ biến, chi phối các liên kết khác:
Đặc trƣng nổi bật của các TĐKT là bao gồm nhiều hình thức liên kết,
trong đó liên kết về vốn mang tính phổ biến. Các bên tham gia liên kết do nhu
cầu tự thân là chính. Các bên tham gia chỉ thực hiện liên kết khi nào mối quan
hệ đó mang lại lợi ích cho chính mình. Quyền hạn của các bên tham gia liên
kết tuỳ thuộc vào tính chất của chính các mối quan hệ liên kết hoặc mức độ
đóng góp của mỗi bên. Trƣờng hợp công ty mẹ (CTM) đầu tƣ, góp vốn ở các
công ty con (CTC) hoặc giữa các công ty với nhau thì quyền hạn và trách
nhiệm đƣợc quy định bởi tỷ lệ góp vốn. Mối quan hệ đó có thể là chi phối,
góp vốn với tƣ cách cổ đông thông thƣờng và mối liên kết đƣợc duy trì hay
chấm dứt bằng việc công ty thực hiện đầu tƣ tiếp tục duy trì hay rút vốn.
Trong quan hệ CTM - CTC, quyền và mức độ chi phối của CTM với CTC
nhận đầu tƣ vốn đƣợc quy định trong điều lệ của CTC nhƣng hầu hết các
CTM nắm giữ quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của CTC. Quyền lợi của

CTM đƣợc đảm bảo bằng phần lợi nhuận thu đƣợc thông qua tỷ lệ vốn góp.
Ngoài ra, các tập đoàn còn có mối liên kết với các doanh nghiệp khác thông
qua vốn góp của CTM với tỷ lệ chƣa đủ mức chi phối (cổ đông thông thƣờng)



12
hoặc tạo những liên kết ngoài vốn với các doanh nghiệp độc lập, tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ gia công sản phẩm, phân phối, đại lý
Thứ tư, vốn, doanh thu, lao động thường có quy mô lớn:
Quy mô của TĐKT có nhiều khác biệt tuỳ thuộc ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh, thời điểm khác nhau và quốc gia khác nhau. Tuy chƣa thống nhất
tiêu chí phân định quy mô vốn, doanh thu, lao động nhƣng nói đến TĐKT là
ám chỉ một tổ hợp kinh doanh có quy mô vốn lớn, thậm chí lớn hơn cả tổng
sản phẩm quốc dân của một quốc gia.
Một điểm đáng lƣu ý khi xác định quy mô vốn của một doanh nghiệp
lớn, của một TĐKT là cơ cấu hợp thành giá trị. Ngoài vốn cố định, vốn lƣu
động, vốn nhân lực còn một bộ phận quan trọng là giá trị thƣơng hiệu; ở một
số tập đoàn, giá trị thƣơng hiệu chiếm trên 50% tổng giá trị thị trƣờng nhƣng
lại không nằm trong sổ sách của tập đoàn. Năm 2005, giá trị thị trƣờng của 5
TĐKT tiêu biểu đạt 1.060,35 tỷ USD, trong đó Coca - Cola có giá trị 105,5 tỷ
USD, Microsoft là 272,46 tỷ USD, IBM là 121,3 tỷ USD, con số này với
General Electric (GE) và Intel lần lƣợt là 391,6 tỷ USD và 169,46 tỷ USD
[17]. Năm 2006, tổng giá trị của Coca - Cola đạt 103 tỷ USD, của Pepsi đạt
105,4 tỷ USD. Giai đoạn 2001 - 2005, doanh thu của PepsiCo tăng 70%, riêng
quý II năm 2006, tập đoàn này tăng trƣởng 13% so với cùng kỳ năm trƣớc và
đạt lợi nhuận ở mức kỷ lục với gần 1,36 tỷ USD [22, tr.3].
Một số đặc điểm dễ nhận thấy của TĐKT là doanh thu lớn. Nhiều tập
đoàn với quy mô kinh doanh toàn cầu, chi nhánh ở hàng trăm quốc gia nên
doanh thu khổng lồ, chẳng hạn tập đoàn Exxon Mobil, doanh thu năm 2006

lên tới 339,983 tỷ USD, tập đoàn Wal-Mart Stores có tổng doanh thu năm
2006 đặt 315,654 tỷ USD, tập đoàn PepsiCo chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006,
doanh thu đạt gần 16 tỷ USD, trong đó lợi nhuận lên đến 2,4 tỷ USD Trong
tốp 500 công ty hàng đầu dựa trên doanh thu năm 2006 đƣợc tạp chí Fortune
bình chọn, tập đoàn Nike có doanh thu thấp nhất, đứng thứ 500 cũng đạt
doanh thu lên tới 13,739 tỷ USD [25]. Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại,
hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh đa ngành, có mặt ở nhiều quốc gia với
rất nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau. Chính điều này đã đem lại doanh thu
khổng lồ cho các TĐKT.



13
Riêng về tiêu chí lợi nhuận, một số nghiên cứu cho rằng tiêu chí lợi
nhuận lớn là một đặc điểm cơ bản của tập đoàn bởi quy mô hoạt động rộng,
tiềm lực vốn lớn, kinh doanh đa ngành Tuy nhiên không nên dùng tiêu chí
lợi nhuận trong ngắn hạn (1-3 năm) bởi trong nền kinh tế thị trƣờng, chuyện
thua lỗ là bình thƣờng và một tập đoàn có lợi nhuận âm trong vài ba năm
cũng chƣa nói lên điều gì, thậm chí đó còn có thể là chiến lƣợc trong kinh
doanh. Chẳng hạn tập đoàn hùng mạnh Pemex và tập đoàn Vodafone năm
2006 cũng thua lỗ với các con số tƣơng ứng là 7 triệu USD và 39,092 triệu
USD nhƣng vẫn xếp hạng khá cao với thứ tự tƣơng ứng là 40 và 66 trong tổng
số 500 công ty hàng đầu thế giới [25]. Thậm chí có tập đoàn hai năm liên tiếp
thua lỗ nhƣ Vodafone: năm 2005 thua lỗ 13,910 triệu USD, năm 2006 tiếp tục
lỗ 39,092 triệu USD nhƣng có tên trong danh sách. Mặc dù lợi nhuận không
phải là tiêu chí đặc trƣng của các tập đoàn nhƣng ngoài những con số cá biệt,
hầu hết các tập đoàn đều có lợi nhuận rất lớn với tốc độ tăng trƣởng ngoạn
mục, đồng thời nó làm nên sức mạnh, vị thế của mỗi tập đoàn trong một môi
trƣờng cạnh tranh toàn cầu.
Lực lƣợng lao động đông đảo về số lƣợng, trình độ cao cũng là một đặc

điểm của tập đoàn. Về số lƣợng, theo công bố của Fortune (2006), tập đoàn
FedEx có 212.241 lao động, tập đoàn Intel có 48.655 lao động, tập đoàn
Starbucks có 91.056 lao động [25] hay tập đoàn P&G với nhiều sản phẩm nổi
tiếng ở Việt Nam có trên 100.00 lao động [21, tr.15]. Lực lƣợng lao động của
các tập đoàn không giới hạn trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà phân bố ở
khắp nơi trên thế giới. Thông thƣờng, các tập đoàn đầu tƣ ở đâu sẽ tuyển dụng
nhân lực ở đó, đồng thời có chính sách thu hút chất xám khắp nơi trên thế
giới. Microsoft, Coca-Cola, PepsiCo là ví dụ tiêu biểu về tính đa sắc tộc, đa
quốc tịch, đa ngôn ngữ, nhiều màu da của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý
trong cơ cấu tập đoàn. Về chất lƣợng, mặc dù đội ngũ lao động phân bố khắp
nơi nhƣng nhìn chung, trình độ khá đồng đều thông qua quy trình tuyển dụng
chặt chẽ, đào tạo và đào tạo lại rất chặt chẽ của mỗi tập đoàn. Tính chất quốc
tế hoá lao động là một điểm đáng chú ý trong tất cả các tập đoàn hiện nay.
Đội ngũ cán bộ quản lý trong các tập đoàn là những nhân vật xuất sắc, có ảnh



14
hƣởng to lớn không chỉ đến sự lớn mạnh của bản thân mỗi tập đoàn mà còn
tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
Thứ năm, các tập đoàn kinh tế đều kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực:
Trƣớc đòi hỏi của thị trƣờng và sự phát triển của nền kinh tế, các loại
hình kinh doanh trong tập đoàn ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Chiến
lƣợc sản phẩm và hƣớng đầu tƣ của tập đoàn cũng dần đƣợc mở rộng. Tập
đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nhƣng không tuỳ tiện mà dựa trên mối
quan hệ kinh tế - kỹ thuật giữa các ngành. ở mỗi ngành đều có định hƣớng
ngành chủ đạo, lĩnh vực đầu tƣ mũi nhọn với những sản phẩm đặc trƣng của
tập đoàn. Hiện nay, hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh đa ngành nghề, đa
lĩnh vực xoay quanh một hoặc một số ít các công nghệ chủ chốt là để phân tán
rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bảo

đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn đƣợc an toàn và hiệu quả, đồng thời tận
dụng đƣợc cơ sở vật chất và khả năng của tập đoàn.
Xu hƣớng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng
dụng ngày càng đƣợc chú ý hơn vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập
đoàn. Nhƣ vậy, ngoài các công ty sản xuất, một số đơn vị hợp thành tồn tại
khá phổ biến trong các tập đoàn là các đơn vị kinh doanh vốn (cho thuê tài
chính hoặc các hình thức khác), doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ sở nghiên cứu
(có tập đoàn có tới một trung tâm nghiên cứu, trong đó có cả cơ sở nghiên cứu
chiến lƣợc), các công ty thƣơng mại. Một số tập đoàn có nhu cầu vận tải đã
xây dựng cho mình một năng lực vận tải khá lớn vừa phục vụ cho mình vừa
phục vụ thị trƣờng.
1.3. Phân loại TĐKT
Để phân loại các TĐKT ngƣời ta thƣờng dựa vào các căn cứ sau:
1.3.1. Căn cứ theo biểu hiện của liên kết :
a. Tập đoàn liên kết những công ty cùng ngành: Ví dụ nhƣ Cartel,
Syndicate, Trust, Keiretsu hay còn gọi là liên kết ngang - sự kết hợp các
công ty hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh, nhất là trong
những ngành có mức độ cạnh tranh cao và những doanh nghiệp có ƣu thế sẽ
nắm vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp thoả hiệp với nhau để ấn định giá cả,
chia sẻ thị trƣờng hoặc định mức sản lƣợng để hạn chế cạnh tranh và tăng lợi



15
nhuận, ở mức cao hơn các doanh nghiệp sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp khác đang là đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, hình thức này không
còn phổ biến trong các nƣớc tƣ bản phát triển. Một mặt, vì nhu cầu của thị
trƣờng hết sức đa dạng, phong phú và biến đổi nhanh chóng nên với hình thức
này khó đem lại hiệu quả cao. Mặt khác, do nguồn vốn tập trung vào một
ngành hàng nên thƣờng có rủi ro lớn. Cuối cùng, do sự ngăn cấm, hạn chế của

Chính phủ các nƣớc vì nó tạo độc quyền, ngăn cản cạnh tranh.
b. Tập đoàn liên kết giữa các doanh nghiệp không cùng ngành: Đó là
liên kết giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà ở
đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó. Trong
tập đoàn dạng này sự liên kết đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau nhƣng
có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Sự liên kết này thƣờng dẫn đến sự phát
triển ngành nghề theo chiều sâu, tạo điều kiện để các tập đoàn củng cố vị thế
cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng quản lý, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
hữu hiệu hơn. Hiện nay, loại hình tập đoàn này vẫn còn phổ biến với tên gọi
nhƣ Concern, Conglomerate, Chaebol
Các tập đoàn này chỉ phát triển và hoạt động có hiệu quả khi có đủ các
điều kiện cần thiết về môi trƣờng, khoa học-công nghệ và trình độ quản lý,
đặc biệt phải có thị trƣờng chứng khoán phát triển, có hệ thống thông tin toàn
cầu và khả năng xử lý tổng hợp các thông tin về thị trƣờng, đầu tƣ. Do vậy,
các nƣớc mới phát triển chỉ có thể phát triển các tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực
sản xuất về thƣơng mại.
c. Tập đoàn liên kết hỗn hợp: Liên kết giữa các doanh nghiệp không
cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, không có mối liên hệ với nhau
về quy trình sản xuất hay cung ứng sản phẩm nhằm bổ sung lợi thế cho nhau.
Trên thực tế hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều sự kết hợp của các kiểu liên
kết ngang và dọc, nó bao gồm nhiều thực thể kinh doanh hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau. Từ đó hình thành các
kiểu liên kết đa ngành, đa lĩnh vực hết sức phong phú. Ngày nay, một TĐKT
mạnh thƣờng có cơ cấu kinh doanh gồm nhiều ngành nghề, kể cả các ngành
không liên quan với nhau. Có thể thấy mô hình tập đoàn này đang đƣợc ƣa
chuộng và trở thành xu hƣớng chính hiện nay. Cơ cấu của nó thƣờng gồm một



16

ngân hàng hoặc một công ty tài chính lớn, một công ty thƣơng mại và các
công ty sản xuất công nghiệp.
1.3.2. Căn cứ theo tính chất sở hữu :
Nhiều tập đoàn tƣ bản lớn ngày nay có nguồn gốc từ những công ty sở
hữu gia đình. Từ sở hữu của từng tƣ bản cá biệt chúng chuyển dần thành sở
hữu tập thể các nhà tƣ bản độc quyền. Nói chung chúng vẫn mang sắc thái của
sở hữu tƣ nhân nhƣng lại gắn bó rất chặt chẽ với Chính phủ tƣ bản. Thứ hai,
sự phát triển của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào các chính sách kinh tế của các
Chính phủ này. Thứ ba, các Chính phủ cũng phải dựa vào các TĐKT này nhƣ
những lực lƣợng vật chất quan trọng, đảm bảo khả năng cạnh tranh và sức
mạnh kinh tế của nƣớc đó. Hiện nay, hình thức hỗn hợp dƣới dạng công ty cổ
phần là một hình thức đƣợc ƣa chuộng vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất, đồng thời nó cũng phản ánh đƣợc lợi ích của nhiều bên tham gia trong
tập đoàn đó.
1.3.3. Căn cứ theo tên gọi của tiến trình phát triển
Trong quá trình phát triển các TĐKT có các hình thức gắn với tên gọi
chủ yếu sau:
Một là, Cartel:
Đây là loại hình tập đoàn của các công ty trong một ngành, lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Các công ty này có mức độ sản xuất hoặc thƣơng mại dịch
vụ giống nhau thƣờng xuyên cạnh tranh với nhau nhƣng không thắng nổi
nhau, cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng với nhau hoặc thoả thuận kinh kế
nhằm thống nhất về giá cả, phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguyên liệu, thống
nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ nhằm mục
đích hạn chế cạnh tranh giữa các thành viên. Trong Cartel, các doanh nghiệp
thành viên vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý, về kinh tế đƣợc điều hành
bằng hợp đồng kinh tế.
Hai là, Syndicate :
Thực chất đây là dạng đặc biệt của Cartel. Điểm khác biệt căn bản so
với Cartel là trong tập đoàn dạng Syndicate có một văn phòng thƣơng mại

chung đƣợc thành lập do một ban quản trị chung điều hành và tất cả các công
ty phải tiêu thụ hàng hoá của họ qua kênh của văn phòng này. Nhƣ vậy các



17
công ty trong Syndicate vẫn giữ nguyên tính độc lập về sản xuất nhƣng hoàn
toàn mất tính độc lập về thƣơng mại. Tính liên kết của dạng tập đoàn này
đƣợc thực hiện ở khâu tiêu thụ sản phẩm.
Ba là, Trust :
Là một hình thức TĐKT không chỉ có liên kết ở khâu tiêu thụ nhƣ
Syndictate mà còn liên kết ở khâu sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh
nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều khiển. Khác với
Cartel và Syndicate, các doanh nghiệp thành viên trong Trust đều bị mất
quyền độc lập về sản xuất và thƣơng mại. Các nhà đầu tƣ tham gia trong Trust
đều là các cổ đông .Việc thành lập Trust nhằm chiếm nguồn nguyên liệu và
khu vực đầu tƣ để thu lợi nhuận độc quyền cao.


Bốn là, Consortium:
Đây là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân
hàng, đƣợc thành lập nhằm mục đích chia nhau mua trái khoán trong và ngoài
nƣớc hoặc tiến hành công việc buôn bán nào đó. Đứng đầu Consortium
thƣờng là ngân hàng lớn có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức
này. Consortium gắn bó rất chặt chẽ với các Concern.
Năm là, Concern:
Đây là hình thức tập đoàn phổ biến nhất hiện nay. Concern không có tƣ
cách pháp nhân, các công ty thành viên trong Concern vẫn giữ nguyên tính
độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các công ty thành viên trong
Concern dựa trên cơ sở những thoả thuận về lợi ích chung. Đó là những thoả

thuận về phát minh sáng chế, nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác sản
xuất kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chính chung. Trong loại hình này
ngƣời ta thành lập công ty mẹ điều hành hoạt động của tập đoàn. Công ty này
điều hành các hoạt động tài chính, không quan tâm đến hoạt động sản xuất
kinh doanh. Thực chất đây là công ty cổ phần nắm giữ phần vốn đóng góp của
các công ty thành viên. Thế mạnh của loại hình tập đoàn này là tạo ra một thế
lực tài chính lớn, phát triển kinh doanh và gây ảnh hƣởng lớn đến chính trị-xã
hội nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của tập đoàn.



18
Sáu là, Conglomerate:
Đây là loại tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên ít có
mối quan hệ công nghệ sản xuất gần gũi với nhau, thậm chí không có mối
quan hệ nào về mặt công nghệ sản xuất. Loại hình này hình thành bằng cách
thu hút cổ phần của những doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, đặc biệt là các
doanh nghiệp đang có tốc độ phát triển cao, nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau về mặt tài chính. Trong Conglomerate không có ngành nghề nào là
chủ chốt, chúng đƣợc hình thành bằng cách thu hút cổ phần của những công
ty đang ở vào giai đoạn phát triển cao. Thông qua hoạt động mua bán chứng
khoán trên thị trƣờng, cơ cấu sản xuất của Conglomerate thƣờng chuyển
hƣớng tập trung vào những ngành nghề có lợi nhuận cao. Việc thôn tính dần
các công ty có lãi suất cao làm cho cơ cấu ngành nghề của tập đoàn thay đổi
nhanh chóng. Đặc điểm cơ bản của hình thức Tập đoàn kinh tế này là huy
động vốn thông qua phát hành chứng khoán và hoạt động của nó chủ yếu
nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính. Do đó, Conglomerate có mối
quan hệ rất chặt chẽ với ngân hàng.
Bảy là, Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia:
Trong những thập kỷ gần đây, thời đại tƣ bản tài chính, thế lực tƣ bản

độc quyền tăng lên, xu hƣớng thừa tƣ bản trở lên phổ biến, tất yếu hình thành
con đƣờng xuất khẩu tƣ bản ra nƣớc ngoài tìm kiếm lợi nhuân. Việc hợp nhất
các doanh nghiệp đã vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia, dẫn đến hình thành các
Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Đó là sản phẩm của sự liên minh giữa các
nhà tƣ bản có thế lực nhất, các tập đoàn này có quy mô mang tầm cỡ quốc tế,
có một hệ thống chi nhánh dày đặc ở nƣớc ngoài với mục đích nâng cao tỷ
suất lợi nhuận thông qua bành trƣớng quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, xu hƣớng
toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, tác động của cạnh tranh toàn cầu, mục tiêu
tối đa hoá lợi nhuận là nguyên nhân dẫn đến hình thành các Tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia. Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đƣợc hiểu là những công ty
hoạt động trong một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trên lãnh thổ nhiều quốc
gia. Do đó, cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản đó là “Công ty mẹ” thuộc
sở hữu của các nhà tƣ bản nƣớc có công ty mẹ và một hệ thống các công ty



19
chi nhánh thuộc sở hữu công ty mẹ hoặc hỗn hợp với công ty nƣớc chủ nhà.
“Công ty mẹ” có vai trò là trung tâm phối hợp hoạt động của các công ty chi
nhánh dƣới sự kiểm soát của nó, định hƣớng sự phát triển cho các công ty
này và theo dõi thƣờng xuyên kết quả hoạt động của nó.
Nhìn chung, Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đƣợc hình thành và vận
hành theo nhiều cơ chế khác nhau, song dù hình thức nào thì mối quan hệ
giữa công ty mẹ và các công ty chi nhánh là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
chủ yếu về tài chính, công nghệ, kĩ thuật. Các thành viên trong Tập đoàn kinh
tế xuyên quốc gia đều là các công ty độc lập có tƣ cách pháp nhân, có lợi ích
riêng, liên kết với nhau nhằm đáp ứng một cách linh hoạt trƣớc sự phát triển
của sản xuất kinh doanh. Các công ty chi nhánh ở nƣớc ngoài dù tồn tại dƣới
hình thức này, hình thức khác, sở hữu 100% vốn nƣớc ngoài, hỗn hợp, hay

góp vốn cổ phần, thì các chi nhánh đó thực chất là những bộ phận của một tổ
hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tƣ, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về
những nhà tƣ bản nƣớc có “Công ty mẹ”.
1.4. Điều kiện và con đƣờng hình thành các TĐKT
Là tổ hợp quy mô lớn, TĐKT là kết quả của tích tụ tập trung sản xuất
và các liên kết giữa các pháp nhân. Vì vậy TĐKT đƣợc hình thành và phát
triển trong những điều kiện nhất định.
Một là, điều kiện khách quan:
Trình độ xã hội hoá sản xuất: Lực lƣợng sản xuất đạt đến một trình độ
nhất định đòi hỏi các quan hệ sản xuất phải đƣợc xã hội hoá. Xã hội hoá sản
xuất một mặt phản ánh sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ
của lực lƣợng sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để mỗi doanh nghiệp đa dạng
hoá sở hữu, mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh, tăng cƣờng hợp tác
dƣới nhiều hình thức. Sản xuất đƣợc xã hội hoá mạnh mẽ thúc đẩy cạnh tranh
ngày càng gay gắt. Cạnh tranh có tác động trở lại, làm cho xã hội hoá sản xuất
đạt trình độ cao hơn. Với các điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp cần tạo lập các
liên kết kinh tế, nâng cao năng lực từng bƣớc đáp ứng yêu cầu về vốn, về tập
trung sản xuất, về thị trƣờng , đồng thời đòi hỏi lựa chọn hình thức tổ chức
phù hợp, từ đó thúc đẩy hình thành các TĐKT.



20
Liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là quá trình vận động khách quan, tuỳ
thuộc vào trình độ, phạm vi của phân công lao động, chuyên môn hoá sản
xuất, vào sự phát triển các quan hệ kinh tế của mỗi doanh nghiệp, vào lợi ích
của các bên tham gia. Có thể nói, TĐKT thực chất là tổ hợp của các liên kết
kinh tế và tính chất, trình độ, cấp độ của các liên kết phản ánh trình độ các
quan hệ sản xuất. Mỗi cấp độ liên kết thƣờng có mô hình kinh doanh tƣơng
ứng. Nhƣ vậy, các liên kết kinh tế là tiền đề để hình thành các TĐKT, các

TĐKT ra đời thúc đẩy các liên kết kinh tế phát triển lên trình độ, cấp độ và
các hình thức biểu hiện cao hơn.
Trình độ phát triển của kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trƣờng phải
đạt đến một trình độ nhất định, các quy luật cơ bản của thị trƣờng nhƣ cung
cầu, cạnh tranh, giá cả phải đƣợc tôn trọng, các nguồn lực đƣợc phân bổ tối
ƣu dựa trên nguyên tắc thị trƣờng, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của thị
trƣờng trong nƣớc, có sự liên kết chặt chẽ giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị
trƣờng quốc tế, từng bƣớc hoàn thiện và đồng bộ hoá các loại thị trƣờng,
trƣớc hết là những thị trƣờng chủ yếu nhƣ vốn, lao động, khoa học công nghệ,
bất động sản Thị trƣờng phát triển đến một mức độ nhất định vừa là điều
kiện hình thành các TĐKT vừa là yếu tố tiền đề để chúng từng bƣớc hoàn
thiện và phát triển.
Hai là, điều kiện từ bản thân các doanh nghiệp:
Với con đƣờng phát triển truyền thống, các doanh nghiệp cần đạt đến
trình độ nhất định về vốn, thị phần, năng lực sản xuất, trình độ quản lý. Khi
đã đạt đến trình độ cần thiết, điều kiện cần thiết để hình thành các TĐKT là
việc thiết lập các liên kết giữa công ty mẹ với doanh nghiệp thành viên. Quá
trình thiết lập liên kết bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣng phải đảm bảo
những nguyên tắc nhất định nhƣ tự nguyện, cùng có lợi, Đối với các quốc
gia lựa chọn con đƣờng hình thành TĐKT với sự can thiệp mạnh của chính
phủ, các điều kiện bên trong của mỗi tập đoàn cần đƣợc tính toán kỹ lƣỡng
bao gồm quy mô vốn của công ty mẹ và cả của tập đoàn: trình độ tích tụ tập
trung sản xuất của đối tƣợng lựa chọn, tính chặt chẽ trong các liên kết, số
lƣợng công ty con, tƣ cách pháp nhân của các công ty con Ngoài ra các điều
kiện về năng lực bộ máy quản lý, trình độ quản lý, lĩnh vực kinh doanh mũi



21
nhọn, trình độ khoa học công nghệ cũng là những nội dung quan trọng cần

phải xem xét khi hình thành TĐKT.
Ba là, điều kiện về phía chính phủ:
Chính phủ phải đảm bảo ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ môi và môi
trƣờng chính trị - xã hội nhằm tạo lập nền tảng cần thiết cho các TĐKT ra đời
và hoạt động. Bên cạnh đó, chính phủ cần ban hành các quy định và chính
sách liên quan đến hình thành và phát triển các tập đoàn trong từng giai đoạn
khác nhau. Ngoài ra, lựa chọn cơ chế quản lý phù hợp vừa đảm bảo thực hiện
chức năng quản lý của chủ thể, vừa thúc đẩy các tập đoàn phát triển cũng là
điều kiện cần thiết cho mô hình này ra đời và hoạt động. Đối với các quốc gia
lựa chọn con đƣờng hình thành TĐKT trên cơ sở tái cơ cấu khu vực doanh
nghiệp nhà nƣớc, lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn sẽ xây dựng cần đƣợc
lựa chọn kỹ lƣỡng, phù hợp với chiến lƣợc phát triển quốc gia, phát huy đƣợc
lợi thế của ngành, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế.
Với những điều kiện nhất định, khi xuất hiện một doanh nghiệp hạt
nhân với vai trò công ty mẹ và các doanh nghiệp xung quanh nó có mối quan
hệ dƣới nhiều hình thức thì TĐKT ra đời. Khi công ty mẹ duy trì đƣợc các
mối quan hệ với các doanh nghiệp bao quanh nó bằng các hình thức góp vốn,
liên kết, hợp đồng nghĩa là tập đoàn đang tồn tại. Khi công ty mẹ chấm dứt
các quan hệ nêu trên, trong tổ hợp không xuất hiện công ty mẹ khác thì đồng
nghĩa với việc phá sản hay giải thể của các tập đoàn.
Nhƣ vậy, TĐKT là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, đáp
ứng sự phát triển của kinh tế thế giới. Sự hình thành các TĐKT là kết quả của
quá trình tích tụ và tập trung vốn, tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất Đây là cách
thức mà hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay ở các nƣớc phát triển
đã trải qua. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tích tụ, tập trung vốn sẽ rất ít cơ hội
cho các doanh nghiệp và các quốc gia đang phát triển, do đó, ngoài cách thức
truyền thống, việc chính phủ tổ chức những doanh nghiệp quy mô lớn, nắm
giữ những lĩnh vực trọng yếu đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn nhằm rút ngắn
thời gian hình thành các TĐKT có năng lực cạnh tranh, quy mô vốn lớn,
phạm vi hoạt động rộng. Có thể khái quát 2 con đƣờng chủ yếu hình thành các

TĐKT:



22
- TĐKT được hình thành bằng con đường truyền thống: Thông qua tích
tụ, tập trung vốn, lĩnh vực hoạt động, tăng vốn, mở rộng phạm vi từng bƣớc
chiếm lĩnh thị trƣờng. Nhu cầu liên kết trên nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo
lợi ích của mỗi doanh nghiệp trƣớc áp lực cạnh tranh hoặc yêu cầu đầu tƣ lớn
mà bản thân mỗi thành viên đơn lẻ không đủ năng lực thực hiện cũng là nhân
tố thúc đẩy TĐKT ra đời. Nhìn chung TĐKT đƣợc hình thành theo con đƣờng
truyền thống bằng cách thức sau:
(1) Các doanh nghiệp đang hoạt động kết hợp lại với nhau bằng cách
bán cổ phần cho một công ty mới thành lập (thƣờng gọi là công ty nắm vốn).
Công ty này sau khi đã thanh toán cho các doanh nghiệp đã bán cổ phần cho
mình, trở thành công ty nắm giữ phần vốn của từng doanh nghiệp, tham gia
điều hành đối với mỗi doanh nghiệp ở mức độ khác nhau. Công ty nắm vốn
trở thành công ty mẹ, các công ty bán vốn trở thành công ty con, việc góp
vốn, trả tiền thực hiện trên văn bản, do các chủ nhân của các công ty con
quyết định với nhau.
(2) Một doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh về vốn công
nghệ, thực hiện đầu tƣ vốn để thành lập các công ty con nhằm chiếm lĩnh thị
trƣờng, cử ngƣời vào các công ty con để tham gia điều hành theo số vốn của
mình. Cách thức này còn đƣợc gọi là chia tách hoặc là chia nhỏ công ty.
(3) Các cổ đông đầu tƣ thành lập công ty mẹ ban đầu, công ty mẹ
này tiếp tục đầu tƣ các công ty con.
Trong các cách thức hình thành các TĐKT nêu trên, các biện pháp nhƣ
hợp nhất, sáp nhập, thôn tính, mua lại nhằm tăng quy mô, mở rộng ngành
nghề, tăng năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trƣờng mới đƣợc cả CTM và
các CTC thực hiện đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

- TĐKT được hình thành trên cơ sở đầu tư của Chính phủ: Chính phủ
đầu tƣ vốn và thành lập các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc, hoạt động
trong một số lĩnh vực trọng yếu hoặc độc quyền Nhà nƣớc. Sau một quá trình
hoạt động, Chính phủ cơ cấu lại khu vực này và mô hình TĐKT là một trong
những lựa chọn. Cách thức này cần có giai đoạn chuyển tiếp cần thiết, từ việc
đa dạng hóa sở hữu, tạo lập các mối liên kết đầu tƣ, tổ chức lại theo mô hình
mới đến cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các TĐKT hình thành và phát triển.



23
TĐKT đƣợc hình thành bằng con đƣờng truyền thống tỏ ra ƣu việt hơn
bởi sự ra đời của chúng phù hợp với các quy luật của thị trƣờng. Tuy nhiên
các quốc gia đang phát triển không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc can
thiệp sâu của Chính phủ cả về vốn và cơ chế, chính sách. Bởi lẽ nếu lựa chọn
con đƣờng truyền thống sẽ mất thời gian dài và khả năng thành công thấp. Tất
nhiên, Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, giữ vai trò chủ sở hữu và đứng ra thành lập các
TĐKT nhƣng không thay thế chức năng của thị trƣờng mà chỉ tạo lập những
điều kiện ban đầu nhằm đạt mục tiêu ngắn hạn hơn với sự phát triển tuần tự.
Sự thành công của các TĐKT không phụ thuộc vào việc chúng đƣợc hình
thành bằng cách nào bởi lịch sử cho thấy rất nhiều TĐKT hình thành bằng
con đƣờng truyền thống đã phá sản và không ít TĐKT hình thành bằng đầu tƣ
của Chính phủ đạt đƣợc những thành công. Nhƣ vậy mỗi quốc gia với điều
kiện đặc thù cần lựa chọn con đƣờng, bƣớc đi phù hợp với quy luật thị trƣờng.
Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng mới phát triển nhƣ Việt Nam,
việc thành lập các TĐKT là một yêu cầu từ thực tiễn, nhằm thực hiện hàng
loạt các mục tiêu đề ra. Vấn đề không phải là có hay không hình thành các tập
đoàn này mà số lƣợng là bao nhiêu, lĩnh vực nào quan trong hơn cần xác định
bƣớc đi tiếp theo và việc tạo lập điều kiện, môi trƣờng trong chúng.
Sự can thiệp của Nhà nƣớc là cần thiết đối với các TĐKT thuộc sở hữu

Nhà nƣớc. Mặc dù tập đoàn là sản phẩm của quá trình hợp tác và cạnh tranh.
Tuy nhiên với vai trò chủ sở hữu, Nhà nƣớc cần tìm kiếm các biện pháp quản
lý hữu hiệu. Nói cách khác Nhà nƣớc phải dùng những biện pháp cụ thể để
bảo toàn và phát triển phần vốn của mình đã đầu tƣ nhằm thực hiện các mục
tiêu đề ra. Nhƣ vậy vấn đề không phải Nhà nƣớc có nên can thiệp vào các
TĐKT thuộc Nhà nƣớc hay không mà ở chỗ Nhà nƣớc can thiệp thế nào? Giai
đoạn, lĩnh vực nào? Đó chính là vấn đề khó có câu trả lời dứt khoát mà phải
tùy thuộc vào từng thời kỳ.
1.5. Vai trò của các tập đoàn kinh tế
Với quyền lực kinh tế và quyền lực phi kinh tế, các TĐKT đang chi
phối sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng nhƣ kinh tế mỗi quốc
gia. Có thể khái quát vai trò của chúng trên một số nội dung sau:

×