Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận: Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.93 KB, 21 trang )






Tiểu luận

Nét tương đồng và khác biệt giữa
Nho gia và Đạo gia

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN












Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 1

Mục lục


LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Giới thiệu chung về Nho gia và Đạo gia 3


II. Sự tương đồng giữa Nho Gia và Đạo gia 6
2.1 Về lịch sử hình thành và phát triển 6
2.2 Về quan điểm 7
III. Nét đặc thù của hai dòng tư tưởng Nho gia và đạo gia 12
3.1 Vũ trụ và nhân sinh 12
3.2 Thế giới quan 12
3.3 Những tư tưởng biện chứng 12
IV. Những ảnh hưởng của học thuyết Nho gia và Đạo gia đến xã hội Việt Nam
15
4.1 Ảnh hưởng của Nho gia 15
4.2 Ảnh hưởng của Đạo gia 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18


Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU

Ở Trung Hoa thời Trung đại, các trường phái triết học thường đề cập đến
vũ trụ quan, nhân sinh quan, tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng chung quy đều nói
đến con người với những quan hệ xung quanh, đều đi đến công nhận thế giới này
là nhất thể. Trong số các quan niệm triết học cổ đại Trung Hoa, nổi bật hơn cả có
lẽ là Nho giáo và Đạo giáo. Ảnh hưởng của Nho và Đạo giáo khá sâu rộng, từ tư
tưởng xã hội, văn hóa, phong tục tập quán cho đến vân học
Ngày nay, nhân dân Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước trong khuôn khổ của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Song, những tàn dư của Nho giáo và Đạo giáo vẫn tiếp tục tồn tại

ở Việt Nam và tác động vào đời sống xã hội theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu triết học Nho giáo và Đạo giáo là điều cần
thiết để từ đó vận dụng những tinh hoa, những giá trị cốt lỗi nhất vào đời sống
hiện tại đồng thời nhận ra những điểm hạn chế trong từng tư tưởng để rút kinh
nghiệm và cải thiện nó sao cho phù hợp với thời đại.
Mặc dù qua quá trình giảng dạy tận tình của thầy Bùi Văn Mưa, thầy
Hoàng Trung, nhưng đề tài này vẫn còn rất nhiều hạn chế và không tránh khỏi
sai sót. Đề tài tiểu luận này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu về Sự tương đồng,
khác biệt giữa Nho gia và đạo gia, từ đó phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của
hai tư tưởng triết học này đến nền dân tộc Việt Nam
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 3

I. GIớI THIệU CHUNG Về NHO GIA VÀ ĐạO GIA
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan
điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. (Theo:

Cho đến hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Triết học ra
đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian, đó là vào
khoảng thế kỷ VIII – VI trước Công nguyên, tại các trung tâm văn minh lớn của
nhân loại thời cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp…
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất
của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Lịch sử Triết học đã phải trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có
lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn Triết học của Arixtốt, Đemôcrit và
Platon nhưng cũng có lúc nó bị biến thành một môn của thần học theo chủ nghĩa
kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh vực vào thế kỷ thứ X –
XV. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX – Triết học Mác ra đời dựa trên những
điều kiện lịch sử về kinh tế xã hội, những tiền đề khoa học tự nhiên và sự kế thừa
những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết
học Phương Tây và Triết học Phương Đông. Nhưng do điều kiện địa lý tự nhiên,
kinh tế xã hội, văn hóa mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau.
Phương Tây phát triển Triết học “hướng ngoại”, bởi những yêu cầu phát triển
khoa học nghiên cứu; còn Phương Đông chịu sự tác động của chính trị, chiến
tranh diễn ra liên tục, nên Triết học „hướng nội‟, nghiên cứu về Tôn giáo có Ấn
Độ, về chính trị - đạo đức – xã hội có Trung Quốc. Nhưng dù phát triển ở
Phương Đông hay Phương Tây, thì Triết học cũng là hoạt động tinh thần biểu
hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người.
Trung Quốc cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối
thiên niên kỷ III tr. CN kéo dài tới tận thế kỷ III tr. CN với sự kiện Tần Thủy
Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 4

Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm
hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng
đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực
tiễn, những quan hệ đạo đức - chính trị của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan
điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã
hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một
trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền
theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông.
Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn, và hình thành nên
các trường phái Triết học khá hoàn chỉnh.
Trong số các trường phái triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học
Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc tri
thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử
đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho
học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó.

Có thể nói, Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo
đức, triết lý và tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã
hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên (Bắc Hàn),Hàn Quốc (Nam Hàn) và Việt Nam. Những người
thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho
sĩ hay nho sinh. Hiện tại có khoảng 150 triệu người theo Nho giáo tại châu Á.
Một trường phái Triết học lớn nữa của Trung Hoa là Đạo giáo. Đạo giáo
tức là giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Hoa, là tôn giáo
đặc hữu chính thống của nước này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo
giáo có thể xuất hiện ở thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi tác phẩm Đạo đức
kinh của Lão Tử xuất hiện. Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như:
chính trị, kinh tế, văn chương, nghệ thuật, dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa
lý, lịch sử,…
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 5

Hai trường phái Triết Học này đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của
Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu
ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.

Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 6

II. Sự TƢƠNG ĐồNG GIữA NHO GIA VÀ ĐạO GIA
2.1 Về lịch sử hình thành và phát triển
 Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn của Trung Hoa, được
hình thành và phát triển trong thời Xuân Thu, Chiến quốc. Đây là thời đại tư
tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết
của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc bấy
lâu nay.

 Trường phái Nho gia do Khổng Tử sáng lập vào cuối thời Xuân Thu,
rất quan tâm đến các vấn đề đạo đức – chính trị - xã hội. Người kế tục
nổi tiếng của Khổng Tử là Mạnh Tử (372-289 Tr.CN) và Tuân Tử
(298-238 Tr.CN).
 Người sáng lập ra trường phái Đạo gia là Lão Tử (khoảng 580- 500
Tr.CN) với cuốn sách Đạo đức kinh. Lão Tử là ngừơi nước Sở, sống
gần thời với Khổng Tử, tức là vào khoảng cuối Xuân Thu sang đầu
Chiến quốc. Người có công hoàn thiện tư tưởng của Đạo gia là Trang
Tử (396 - 286 Tr.CN), Đương Chu (395 – 335 Tr.Cn), chuyên bàn về
các vấn đề nhân sinh.
 Nho gia và Đạo gia cùng có những ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn
hóa tinh thần của Trung Hoa nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói
chung:
 Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc về mặt đạo đức vào phép xử thế, về quan
điểm chính trị, vạch ra đường lối chính trị cho chính quyển phong kiến
thời bấy giờ.
 Đạo giáo lấy đạo là nguồn gốc của vạn vật, ảnh hưởng sâu sắc đến các
lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc,
dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa lý, lịch sử…
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 7

2.2 Về quan điểm
2.2.1. Khởi nguyên vũ trụ
Nho gia và đạo gia đều có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng
triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.
Thứ hai, chú trọng đến lĩnh vực chính trị -đạo đức của xã hội, coi việc
thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người. Có thể
nói, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận

và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của Trung Hoa.
Thứ ba, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và xã hội, phản
đối sự "thái quá" hay"bất cập".
Thứ tư, đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy là nhận thức trực giác,
coi trọng tác dụng của cái "Tâm", coi đó là gốc rễ của nhận thức
 Quan niệm về đạo và đức:
 Nho gia: Khổng tử coi đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để
giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người.
Xuất phát từ khai thác lý luận âm dương – ngũ hành, Đổng Trọng Thư
là người đã đưa ra thuyết “trời sinh vạn vật” và “thiên nhân cảm ứng”
để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và
xã hội
 Đạo gia: Lão tử cho rằng Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi nấng, bảo tồn
vạn vật. Vạn vật nhờ Đạo mà được sinh ra, nhờ Đức mà thể hiện và khi
mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra một (khí thống
nhất), một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba (trời, đất,
người), Ba sinh ra vạn vật.
 Quan niệm về âm dương:
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 8

Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Âm
Dương. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm
có Dương và trong Dương có Âm.
 Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể,
không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật
trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và
dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương
và trong Dương có Âm.
 Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng

đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn
nhau và thúc đẩy lẫn nhau.
2.2.2. Thế giới quan – Nhân sinh quan
 Bản tính nhân loại đều có một tính gốc:
 Nho Gia: Tính gốc là tính thiện (Khổng Tử, Mạnh Tử) hay tính ác
(Tuân Tử). Cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều cho rằng: “bản tính con
gười ta là thiện. Còn như người ta có làm những điều bất thiện, chẳng
qua họ theo tự dục của mình, chứ không phải bản tính con người ta là
như vậy” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng, 6, 15). Nhưng tại sao bản tính
con người là thiện và tính thiện do đâu mà có? Mạnh tử đưa ra ba căn
cứ để lý giải: Tính thiện của con người được thể hiện ở bốn đức lớn:
nhân, nghĩa, lễ, trí. Mạnh Tử viết:”Phàm những vật đồng loại đều
mang một bản chất giống nhau. Tại sao đối với con người ta lại nghi
ngờ điều đó? Các bậc thánh nhân và chúng ta đều đồng loại” (Mạnh
Tử, Cáo Tử thượng, 7).
 Đạo Gia: thì cho rằng tính gốc là khuynh hướng “vô vi”. “Vô vi” là
khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với
đạo. Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là
không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như
không làm, như thế có đặng không.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 9

 Về đạo đức: “Đạo” liên quan đến sự phát triển, tiến hoá của trời đất,
muôn vật, Đức gắn chặt với Đạo
 Nho Gia: Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất.
Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất. Đạo có
nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử
phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều:
đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè"

(sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ,
huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân Đường
đi lối lại của Nho gia đúng đắn phải theo để xây dựng quan hệ lành
mạnh, tốt đẹp là đạo; noi theo đạo một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn
trong cuộc sống thì có được đức trong sáng quý báu ở trong tâm
 Đạo Gia: Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép
tắc của vạn vật, quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Đạo là quy luật
biến hóa tự thân của vạn vật, quy luật ấy gọi là Đức.
 Quan điểm về con ngƣời:
Cả hai đều tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, xây dựng, đào tạo
con người, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. Coi
con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu, hướng vào nội tâm - luôn cố
gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội
xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự
kém phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phương Tây (hướng ngoại).
Chằng hạn như Khổng Tử (Nho gia) đề cao vai trò, sức mạnh của dân.
Ông coi dân là gốc nước, gốc có vững thì nước mới yên bình. Vì dân là gốc
nước cho nên nước phải lấy dân làm gốc.
Và Đạo gia cho rằng Con người là sản phẩm cao quý nhất của tự nhiên,
sinh ra từ đạo tự nhiên, cho nên đã sinh ra rồi thì phải bảo tồn sự sống của
mình.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 10

 Đều theo chủ nghĩa duy tâm:
Nho Gia: Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho Gia trên
phương diện thế giới quan và nhận thức luận. Tư tưởng triết học của Tuân tử
thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ.
Đạo Gia: Đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể.

Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua
khe cửa mà biết đạo trời”.
2.2.3. Những tƣ tƣởng biện chứng
 Nho gia và Đạo gia ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của
vũ trụ, tuy nhiên trong đó vẫn có những quan điểm biện chứng mang
tính duy vật:
Chẳng hạn như Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hóa theo
một trật tự không gì cưỡng lại được, như một quy luật:”Trời có gì đâu mà
bốn mùa vẫn thay đổi, muôn vật vẫn sinh ra”.
Đạo gia: Lão Tử cố gắng tìm ra quy luật khách quan của sự vật phát triển
và biến hóa, dạy mọi người hành động theo quy luật tự nhiên. Và “thế giới là
một thể thống nhất, vận hành vì đạo, thông qua đức mà đạo nằm trong vạn
vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái hữu sinh ra vạn
vật” (Bùi Văn Mưa & tiểu ban triết học, Triết học phần I: Đại cương về lịch
sử triết học, tr.67, 2010, ĐHKT, HCM). Đạo vừa mang tính khách quan (vô
vi), vừa mang tính phổ biến.
 Quan điểm biện chứng đa phần đều mang tính duy tâm
Nho Gia: Khổng tử cho trời là một lực lượng vô hình quyết định số phận
của mỗi người và sự thịnh sang của mỗi thời đại (Vua dân tế trời). Mỗi cá
nhân sự sống chết hay nghèo hèn, phú quý là do Thiên mệnh quy định, phú
quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu. Sống theo mệnh trời,
tuân theo mệnh trời thì sống, làm những điều nhân thiện thì có thể biến nguy
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 11

thành an (Hoàng Trung, Phần II: triết học Trung Quốc cổ- Trung đại, tr.9,
2011).
Đạo Gia: đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể.
Lão tử cho rằng: “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua
khe cửa mà biết đạo trời. Đạo là vĩnh viễn, bất biến nhưng nó lại là nguồn gốc

cho mọi sự biến đổi của vạn vật”.
 Quan điểm trong phƣơng châm xử thế
Con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với
lòng người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc. Cả 2 trường phái đều
hướng con người đến cái thiện, khuyên con người sống tốt để có gia đình hạnh
phúc và góp phần cho 1 xã hội ổn định
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 12

III. NÉT KHÁC BIệT ĐặC THÙ CủA HAI DÒNG TƢ TƢởNG NHO GIA
VÀ ĐạO GIA
3.1 Vũ trụ và nhân sinh
Quan niệm về đạo: Nho gia tin vào thiên mệnh và cho rằng thiên mệnh
chi phối vận mệnh của con người. Đạo gia tin vào đạo, cho rằng vạn vật xuất
phát từ đạo và đạo là quy luật chi phối vạn vật.
Sở dĩ hai tư trường phái này khác nhau là do: Đạo theo quan điểm của
Lão Tử là một phạm trù khái quát, nó không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể
hữu hình mà là tất cả mọi vật từ đó sinh ra, là cái tồn tại vĩnh viễn, bất biến. Vạn
vật dù muôn hình, muôn vẻ cũng chỉ là sự biểu hiện khác nhau của một cái duy
nhất đó là đạo, và đạo không tồn tại ở đâu ngoài các sự vật hữu hình, hữu danh,
đa dạng và phong phú vô cùng tận. Vì thế, đạo vừa là duy nhất, vừa thiên hình,
vạn trạng; vừa biến hóa, vừa bất biến. Căn cứ vào quan điểm ấy, Lão Tử đả kích
quan điểm trời sang tạo ra thế giới và cho rằng, trời không phải là căn cứ của
đạo, trái lại đạo có trước thần linh. (Đạo Đức kinh, chương 30).
3.2 Thế giới quan
Nho gia chủ chương nhập thế (hữu vi), đề cao đạo đức. Đạo gia chủ
chương xuất thế (vô vi), tư tưởng giải trừ.
Hai từ hữu vi và vô vi, về nghĩa đen của từ, chỉ hai trạng thái trái ngược
nhau “có làm” và “không làm”. Hai khái niệm này trong phạm trù tư tưởng triết
học thì chưa hẳn là hoàn toàn trái nghĩa nhau, bởi khái niệm “vô vi” của Đạo gia

khá phức tạp. Tuy nhiên, đây vẫn là tôn chỉ khác nhau cơ bản giữa hai dòng tư
tưởng Nam Bắc
3.3 Những tƣ tƣởng biện chứng
3.3.1 Tại thế và ngoại thế
Chủ nghĩa Khổng Tử ở trong chúng ta là nỗ lực kiến thiết và cần lao, chủ
nghĩa Đạo giáo, là bó gối ngồi xem và cười tủm tỉm
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 13

Hay như trong quan điểm về gia đình, Khổng Mạnh suy tư xây dựng một
chế độ tông tộc vững chắc. Lão Trang thì vui điền viên và ẩn dật
3.3.2 Tự cƣờng và khiêm nhu
So sánh hai dòng tư tưởng về phương diện này, trước tiên cần nói rõ
rằng không phải hai dòng tư tưởng hoàn toàn đối lập theo kiểu một bên đề cao
“tự cao, kiên cường, mạnh mẽ”, một bên đề cao “khiêm tốn, nhu mềm”. Khổng
và Lão đều giảng về khiêm tốn và nhu hòa, tuy nhiên phân tích sâu và suy xét
đến tường tận, sẽ thấy được đặc sắc riêng trong tư duy và lối diễn đạt của hai
nhà. Đặc sắc riêng của hai nhà sẽ được vạch ra qua ba khía cạnh: sức mạnh nội
tại của bản thân, lối ứng xử và làm chính trị.
3.3.3 Miễn cƣỡng và thuận tự nhiên
Nho gia và Đạo gia đều quan tâm vấn đề “con người”. Đối với Nho gia,
“Trong trời đất, con người là quý” (“Thiên địa chi tính nhân vi quý” - Hiếu Kinh,
Thánh trị). Đối với Đạo gia, “Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong
vũ trụ có bốn cái lớn, mà người là một trong số đó” (“Đạo đại, thiên đại, địa đại,
nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên” - Chương 25, Lão
Tử)
3.3.4 Hiện thực và lãng mạn
Hai dòng tư tưởng Nho và Đạo mang hai sắc thái hiện thực và lãng mạn
đã được đúc kết bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Lâm Ngữ Đường trong
Trung Hoa đất nước con người đã khẳng định điều này rất nhiều lần. Ông cho

rằng đức Khổng Tử là một triết gia về thực nghiệm, thuộc chủ nghĩa nhân văn.
Và còn nói “chủ nghĩa hiện thực trong lý tưởng nhân sinh của Trung Quốc và đặc
tính chú trọng về hiện thế bắt nguồn từ học thuyết Khổng Tử
3.3.5 Quan điểm chính trị - xã hội
Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Nho gia hoàn toàn đối lập
với quan điểm của Đạo gia.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 14

Trong khi Nho gia vốn mang bản chất của một công cụ tổ chức xã hội, nó
thực sự trở thành vũ khí của kẻ thống trị, thì Đạo gia, trên cơ sở thuyết vô vi, lại
mang sẵn trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị.
Về quan điểm nhà nước lý tưởng: Nho gia chủ trương xây dựng nước lớn,
kinh tế vững mạnh. Đạo gia chủ trương xây dựng nước nhỏ, hòa bình.
Khổng Tử mong muốn xây dựng một xã hội đẳng cấp, có tôn ti trật tự, có
trên dưới rõ ràng; các đẳng cấp có trách nhiệm tương trợ, giúp đơc lẫn nhau. Xã
hội lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, kính già, yêu trẻ - một xã hội có lễ; xã
hội phải no đủ, lấy nông nghiệp làm nền tảng, coi trọng giáo hoá và công bằng xã
hội; phản đối chiến tranh bạo lực và hình phạt, dung đức trị, nhân trị, thực hiện
chế độ thượng hiền.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 15

IV. NHữNG ảNH HƢởNG CủA HọC THUYếT NHO GIA VÀ ĐạO GIA
ĐếN XÃ HộI VIệT NAM
4.1 Ảnh hƣởng của Nho gia
4.1.1 Ảnh hƣởng về mặt tích cực
Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và bảo
vệ chủ quyền dân tộc. Công lao của Nho gia là góp phần đạo tạo tầng lớp nho sĩ
Việt Nam trong đó có nhiều nhân tài kiệt xuất như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm
Nho giáo hướng con người vào việc tu dưỡng đạo đức Nhân – Lễ - Nghĩa
– Trí – Tín – Dũng. Nhiều ý nghĩa giá trị của chuẩn mực đạo đức được nhân dân
ta sử dụng trong nền giáo dục như “ Tiên học lễ, hậu học văn”; “ Trăm năm trồng
người”…
4.1.2 Ảnh hƣởng về mặt tiêu cực
Nho giao suy đến cùng là bảo thủ về mặt xã hội và duy tâm về mặt triết
học. Đồng thời, Nho giáo góp phần không nhỏ trong vai trò duy trì quá lâu chế
độ phong kiến. Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát
triển ở Việt Nam
4.2 Ảnh hƣởng của Đạo gia
Các dấu tích đạo giáo ở Việt Nam hiện còn như là đền Ngọc Sơn (Hà
Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên) Ngày nay, Đạo giáo
Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh
hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn
rất mạnh mẽ. Và chính vì giáo lý Đạo lão ít được biết đến một cách tường tận,mà
chỉ được hiểu một cách mơ hồ qua những yếu tố mang tính phù thủy nên ở nhiều
người Việt hiện nay nó thể hiện bằng sự mê tín dị đoan, đồng bóng thái quá
không có lợi.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 16

KẾT LUẬN
Ngày nay cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mọi mặt đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, thì Nho giáo và Đạo giáo có những ý nghĩa vô
cùng thiết thực về phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn.
Tìm hiểu về Nho gia và Đạo gia, chúng ta có thể vận dụng những tinh hoa, lý
luận, quan điểm sâu sắc của hai trường phái này vào cuộc sống, đồng thời cũng
biết được những tác động của hai trường phái này với xã hội Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa phƣơng pháp luận của Nho gia
Những tư tưởng triết học của Nho gia đã để lại cho đời những tư
tưởng triết học về luân lý, đạo đức và chính trị – xã hội rất sâu sắc và vô
cùng quý giá. Ví dụ điển hình về những tư tưởng về chữ Nhân và việc
giáo dục đạo đức, nhân cách sống …của con người có ý nghĩa rất lớn
trong việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay. Hay cụ thể hơn là
những quan điểm về gia đình, và các mối quan hệ trong gia đình có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc. Và thực tế,
đó cũng là những lý tưởng sống, là khát vọng của chúng ta hiện nay.
Trong thị trường kinh tế hiện nay, con người cũng xây dựng những
chuẩn đạo đức kinh doanh cũng dựa vào những tư tưởng của đạo Nho.
Việc đặt chữ “Tín” lên đầu hay “tư tưởng kinh doanh có đạo đức” có ý
nghĩa rất lớn.
Về mối quan hệ trong gia đình, đạo lý giữa cha mẹ và con cái trong
gia đình thì những tư tưởng của Nho gia sống mãi và có giá trị trong mọi
thời đại. Nho gia dạy ta biết hiều thuận với cha, mẹ, kính trên, nhường
dưới. Cha mẹ biết thương yêu, dạy bảo con nên người có đạo đức, có
nhân, lý, trí, dũng… thành người có ích cho xã hội.
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 17

Trong mối quan hệ thầy trò, mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội, chữ “lễ”, chữ “nghĩa” vẫn luôn được đề cập trong việc giáo
huấn con người.
Ý nghĩa phƣơng pháp luận của Đạo gia
Tư tưởng của Đạo gia giúp con người tránh lối tư duy gán ghép,
máy móc, siêu hình, áp đặt chủ quan đối với mọi sự vật hiện tượng tự
nhiên… Mà phải nhận thức cái khách quan, cái bản tính tự nhiên thuần
phác, vốn có của nó. Đồng thời, Đạo gia đã cung cấp nhân sinh quan và
nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người

hài lòng và hạnh phúc với những gì mình có trong cuộc sống, không nên
ham muốn, mơ tưởng hão huyền.
Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia cho ta thấy rằng,
trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải tôn trọng quy luật khách
quan, nắm vững và vận dụng phù hợp các quy luật tự nhiên vào cuộc
sống. Tư tưởng này, giúp con người có tinh thần bảo vệ thiên nhiên, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để phục vụ lại mình.
Bên cạnh đó, với việc chỉ ra luật quân bình (bù trừ) và luật phản
phục, Đạo gia đòi hỏi con người cần tránh mọi cực đoan, thái quá, nóng
vội, chủ quan duy ý chí… Mà phải luôn luôn tạo dựng sự cân bằng, hợp
lý, tự nhiên; khách quan nhưng không ỷ lại, thụ động trước các điều kiện
khách quan, không nên “cầm đèn chạy trước ô tô”…
Đạo gia giúp con người biết cách tự tìm thấy hạnh phúc trong cuộc
sống. Tư tưởng Đạo gia dạy con người phải biết sống khiêm tốn, giản dị,
mà vẫn ung dung, tự tại, không lo sợ, không đau buồn… trước mọi biến
động xảy ra trong đời; không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấu tranh,
giành giật; không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nhã,
trung dung, ngay thẳng, tự nhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản
nhiên mà đi”…
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
1. GVC.TS Bùi Văn Mưa, Đề cương chi tiết môn Triết học, Trường đại học
kinh tế Tp.HCM.
2. TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa (Đồng chủ biên), Giáo trình đại
cương Lịch Sử Triết Học, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
3. Hoàng Trung, Phần II: triết học Trung Quốc cổ- Trung đại
4. Vũ Ngọc Pha & Doãn Chính chủ biên, Triết học, 1, tr.83, 2003, NXB

Chính trị Quốc gia, HN
5. Đồng Văn Quân, Lịch sử triết học, Đại Học Sư phạm Thái Nguyên, 1010
6. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học. Nxb Chính trị quốc gia, 1998.
7. Bùi Thanh Quất - Vũ Tình, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, 2000.
8. Lịch sử triết học phương Đông (5 tập). Tác giả Nguyễn Đăng Thục,
9. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000
Tài liệu từ Internet
1. o
2.
3. />gory&layout=blog&id=44&Itemid=162
4.
5.
6. />1n343tq83a3q3m3237nvn
Nét tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Nguyễn Ngọc Lan Oanh Trang 19

7.
8. />hoa/2216-tran-phu-hue-quang-so-sanh-khac-biet-hai-dong-tu-tuong-nam-
bac-trung-quoc.html
9. />o_o_Viet_Nam.html

×