Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 128 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
***


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Việt Nam trƣớc ảnh hƣởng
của cuộc khủng hoảng tài chính 2008



Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thu Hà
Lớp : Anh 5
Khóa : 44
Giáo viên hƣớng dẫn : TS Nguyễn Thu Thủy




Hà Nội - 11/2009


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1


CHƢƠNG I: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2008 VÀ TÁC
ĐỘNG TỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 4
I. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 4
II. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 7
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÃ DIỄN RA 14
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG 15
1. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 15
1.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 15
1.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 18
1.2.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG MỸ 18
1.2.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÂU ÂU 20
1.2.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÂU Á 22
1.2.4. NHẬN XÉT CHUNG 23
2. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 24
2.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 24
2.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 27
CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN DIỄN RA CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2008 32
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM 32


1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG TMCP 32
2. VAI TRÒ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM 33
II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG TMCP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DIỄN RA CUỘC
KHỦNG HOẢNG 34
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM 34
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN DIỄN
RA CUỘC KHỦNG HOẢNG 36
2.1. ẢNH HƯỞNG BỞICÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI NGÂN HÀNG 36
2.2. ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG NGÂN HÀNG . 38
3. ĐỐI SÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP 41
3.1. ĐỐI SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 41
3.2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA ĐỐI SÁCH ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP 43
3.3. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐỐI SÁCH ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP 44
4.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
TMCP 48
4.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 49
4.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 54
4.3. RỦI RO THANH KHOẢN 62
4.4. KHẢ NĂNG SINH LỜI 63
4.5. NHẬN XÉT CHUNG 68


1
5. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP 69
5.1. TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 695.2.

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI 71
5.2.1. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGÂN HÀNG 71
5.2.2. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN TỪ BÊN NGOÀI 73
III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
TMCP TRONG THỜI GIAN TỚI 74
1. MÔI TRƢỜNG KINH DOANH BIẾN ĐỘNG 74
2. SỰ CẠNH TRANH DIỄN RA QUYẾT LIỆT TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG 74
3. NỘI LỰC CỦA CÁC NGÂN HÀNG CÒN YẾU 75
4. ĐẢM BẢO TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 75
CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2008 77
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN
THẾ GIỚI CHỊU ẢNH HƢỞNG NẶNG NỀ CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH 77
1. NORTHERN ROCK 77
2. LEHMAN BROTHERS 78
3. WASHINGTON MUTUAL (WAMU) 79
4. WACHOVIA 79
5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 80
II. CẢNH BÁO ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐỂ
TRÁNH ĐƢỢC ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH THẾ GIỚI 81


2
1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM VỚI CÁC NGÂN HÀNG SỤP ĐỔ TẠI MỸ

81
2. CẢNH BÁO ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP 83
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP TRƢỚC ẢNH HƢỞNG
CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008861. TÍNH TẤT
YẾU PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TMCP 86
2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG TMCP TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG 86
2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG TMCP 87
2.1.1.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
87
2.1.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 88
2.1.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SINH LỜI 92
2.1.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN 93
2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP 96
2.2.1. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 96
2.2.2. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TMCP 99
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

KÝ HIỆU
NỘI DUNG
1
ABB
Ngân hàng TMCP An Bình
2
Nasb
Ngân hàng TMCP Bắc á
3
GB
Ngân hàng TMCP Dầu Khí
4
GDB
Ngân hàng TMCP Gia Định
5
msb
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
6
KLb
Ngân hàng TMCP Kiên Long
7
TCB
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
8
lvb
Ngân hàng TMCP Liên Việt
9
wb
Ngân hàng TMCP Miền Tây
10

MXB
Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
11
nvb
Ngân hàng TMCP Nam Việt
12
nab
Ngân hàng TMCP Nam á
13
VPB
Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh
14
vcb
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
15
bvb
Ngân hàng TMCP Bảo Việt
16
HBB
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
17
hdb
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ
Chí Minh
18
pnb
Ngân hàng TMCP Phương Nam
19
OCB
Ngân hàng TMCP Phương Đông

20
mb
Ngân hàng TMCP Quân Đội


21
vib
Ng©n hµng TMCP Quèc tÕ
22
SCB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
23
shb
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
24
sgb
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Công Thương
25
STB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
26
tpb
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
27
vb
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
28
PACB
Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
29

vab
Ngân hàng TMCP Việt á
30
eib
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
31
PGB
Ngân hàng TMCP Xăng Dầu
32
acb
Ngân hàng TMCP á Châu
33
SEB
Ngân hàng TMCP Đông Nam á
34
DAB
ngân hàng TMCP Đông Á
35
dcb
ngân hàng TMCP Đại Dương
36
TRB
Ngân hàng TMCP Đại Tín
37
dab
Ngân hàng TMCP Đại á
38
fcb
ngân hàng TMCP Đệ Nhất
39

TMCP
Thương mại cổ phần
40
VHĐ
Vốn huy động
41
VHĐ/VCSH
Tỷ lệ vốn huy động/ vốn chủ sở hữu
42
TG, vay các TCTD
khác
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác
43
HĐ KH
Nguồn vốn huy động từ khách hàng


44
TT HĐ
Tăng trưởng nguồn vốn huy động
45
Phát hành GTCG
Phát hành giấy tờ có giá
46
NHĐ khác
Nguồn vốn huy động khác
47
TT TD
Tăng trưởng tín dụng
48

DN/TSC
Tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản có
49
DN/VHĐ
Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động
50
TNL
Thu nhập lãi và các khoản có tính chất lãi
51
CFL
Chi phí lãi và các khoản có tính chất lãi
52
TNR
Thu nhập tiền lãi ròng
53
CFHĐ/TNHĐ
Tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động
54
TNL/TTN
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ tổng thu nhập
55
TNDV/ TTN
Tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ/ tổng thu nhập
56
TNNH/TTN
Tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại hối/ tổng thu nhập
57
TNCKĐT/TTN
Tỷ lệ thu nhập mua bán chứng khoán đầu tư/ tổng
thu nhập

58
TNCKKD/TTN
Tỷ lệ thu nhập mua bán chứng khoán kinh doanh/
tổng thu nhập
59
TNGVCF/TTN
Tỷ lệ thu nhập góp vốn mua cổ phần/ tổng thu
nhập
60
TNHĐ/TTN
Tỷ lệ thu nhập hoạt động khác/ tổng thu nhập
61
TTHĐKH
Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng
62
TTN
Tổng thu nhập





DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1: Một số biểu hiện, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và phản ứng
chính sách của chính phủ mỹ chống lại cuộc khủng hoảng 13
Bảng 2: Danh sách một số ngân hàng sụp đổ của Mỹ tính từ 25/1/2008 đến
24/10/2008 19
Bảng 3: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động 2006-2008 của ngân hàng TMCP
nhóm 1. 51
Bảng 4: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động 2006 - 2008 của ngân hàng TMCP

nhóm 2 52
Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động 2006 - 2008 của ngân hàng TMCP
nhóm 3. 54
Bảng 6: Tăng trưởng huy động từ khách hàng, tăng trưởng tín dụng của một
số ngân hàng TMCP 2008 so với 2007 56
Bảng 7: Tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động của một số ngân
hàng TMCP nhóm1, 2, 3 từ năm 2006 - 2008 58
Bảng 8: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của một số ngân hàng TMCP năm
2007, 2008 61
Bảng 9: Dư nợ/ vốn huy động, tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng
của một số ngân hàng TMCP năm 2006 - 2008 62
Bảng 10: ROA, ROE, chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động của một số ngân
hàng TMCP 2007, 2008 63
Bảng 11: Tỷ lệ cơ cấu thu nhập trên tổng thu nhập của một số ngân hàng
TMCP nhóm 1 (%) 64
Bảng 12: Tỷ lệ cơ cấu thu nhập trên tổng thu nhập của một số ngân hàng
TMCP nhóm 2 (%) 65
Bảng 13: Tỷ lệ cơ cấu thu nhập trên tổng thu nhập của một số ngân hàng
TMCP nhóm 3 năm 2007, 2008(%) 67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động các năm, tỷ lệ vốn huy động trên
vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng TMCP 49
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng của một số ngân hàng TMCP từ 2006 - 2008 55
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản của một số ngân hàng TMCP 2007, 2008
60


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cấp thiết của đề tài
Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày càng lan rộng
và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của tất cả các nước trên thế giới. Lĩnh vực
ngân hàng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008 và đây cũng là nơi phát sinh ra cuộc khủng hoảng tín
dụng nhà đất châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng.
Cho tới nay hầu hết mọi hệ thống ngân hàng trên thế giới đều chịu ảnh hưởng
nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính này, trong đó có không ít các ngân
hàng tên tuổi trên thế giới phải đi đến phá sản như Washington Mutual,
Lehman Brothers, Ameribank, Bear Stearns…Chính vì lý do đó hệ thống
ngân hàng Việt Nam cũng chịu tác động ít nhiều của cuộc khủng hoảng tài
chính này cho dù Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ít chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Tuy nhiên, cho đến nay người ra vẫn chưa đánh giá được mức độ tác
động của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam là bao nhiêu, liệu Việt Nam có
thể rơi vào cuộc khủng hoảng như các nền kinh tế khác trên thế giới hay không,
liệu có thể xảy ra việc phá sản của hàng loạt các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam như các hệ thống ngân hàng khác trên thế giới hay không. Nhưng với tình
hình cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng diễn ra sâu rộng như hiện nay thì
theo các chuyên gia tài chính đã dự báo rằng Việt Nam cũng đã đang bước vào
tình trạng suy thoái. Đây cũng là lời cảnh báo cho các ngân hàng TMCP tại
Việt Nam với quy mô còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao, cần phải nâng cao
hiệu quả hoạt động thì mới có thể đứng vững được trên thị trường và tránh
được ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ viết
về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP ở những



2
góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu,
luận án nào viết về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
TMCP trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.
Chính vì thế, trong khoá luận này, tôi đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng,
thông qua bài học kinh nghiệm từ hệ thống ngân hàng sụp đổ trên thế giới đưa
ra cảnh báo cho các ngân hàng TMCP nhỏ và giải pháp để các ngân hàng
TMCP nâng cao hiệu quả hoạt động tránh được nguy cơ phá sản, giúp tồn tại
và phát triển ổn định trong giai đoạn khủng hoảng này. Do đó khoá luận
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP trong
giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng và nêu ra một số bài học kinh nghiệm từ
sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trên thế giới, khoá luận đưa ra cảnh báo đối
với các ngân hàng TMCP đặc biệt là đối với một số ngân hàng TMCP vừa và
nhỏ đang có nguy cơ khủng hoảng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam để đối phó tốt
với cuộc khủng hoảng tài chính đang tiếp tục lan sâu trên toàn thế giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP
Việt Nam trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng và cách thức phòng ngừa
đối với cuộc khủng hoảng này.
Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
TMCP trong giai đoạn khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2007 cho đến cuối



3
năm 2008, so sánh với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP trong
giai đoạn trước khủng hoảng để từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, khoá luận chủ yếu
dựa vào các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của ngân hàng. Sử dụng các
phương pháp so sánh, phương pháp chỉ tiêu, phương pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp số liệu, và luận giải để nêu bật vấn đề mà khoá luận nghiên
cứu.
5. Kết cấu của khoá luận
Khoá luận gồm có lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
biểu đồ, bảng số liệu, nội dung của khoá luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và tác động đến hệ
thống ngân hàng thế giới
Chương II: Hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong
giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.
Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng TMCP Việt Nam trước ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008.












4



CHƢƠNG I: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2008
VÀ TÁC ĐỘNG TỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

I. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
Thị trường nhà ở của Mỹ bắt đầu bùng nổ vào năm 2001 sau sự kiện dot-
com. Sau khi đã lên đến đỉnh điểm năm 2005, thị trường bắt đầu điều chỉnh vào
năm 2005-2006. Giá nhà giảm mạnh khiến các ngân hàng bắt đầu chuyển động
sang động thái phòng ngừa rủi ro, xiết chặt tín dụng và thu hồi các khoản vay.
Hàng loạt các chủ sở hữu nhà không có khả năng thanh toán các khoản nợ cầm
cố và cũng không thể bán nhà khi giá nhà bị giảm. Tỷ lệ tịch thu nhà gán nợ
trong năm 2006 – 2007 do các chủ sở hữu nhà không có khả năng thanh toán
các khoản nợ cầm cố ngày càng gia tăng. Một số tổ chức cho vay cầm cố khi
không thu hồi được các khoản nợ cũng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản và
mất khả năng thanh toán. Tình trạng trên tiếp tục lan rộng ra các tổ chức tín
dụng và ngân hàng khác trên toàn nước Mỹ gây nên cuộc khủng hoảng trên
diện rộng hồi tháng 8/2007 đồng loạt trên các thị trường cho vay cầm cố, thị
trường tín dụng và toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ. Cuộc khủng hoảng cũng
nhanh chóng lây lan tới các nước khác trên thế giới.
Sau đây là một số mốc diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính
Tháng 6-2007: Ngân hàng đầu tư Bear Stearns của New York đứng trên
bờ vực phá sản vì lượng tiền đầu tư vào chứng khoán có thể chấp là quá lớn.
Tháng 9/2007: Ngân hàng Northern Rock của Anh bị bao vây bởi nỗi
lo lắng của các khách hàng đang gửi tiết kiệm tại đây.



5
Tháng 10/2007: Lợi nhuận của Citigroup cũng giảm rõ rệt. Qũy tiền tệ
quốc tế IMF đã phải đánh giá lại dự đoán mức tăng trưởng của đồng euro
trong năm 2008 từ 2,5% xuống còn 2,1%, nguyên nhân một phần là do ảnh
hưởng kéo theo từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ và thị trường tín
dụng nước này.
Tháng 12/2007: Ông Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ cho thêm 1,2
triệu chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản nợ tại ngân
hàng.
Tháng 1/2008: Ngân hàng khổng lồ của Thụy Sỹ UBS thông báo cắt
giảm 18 tỉ USD vào thị trường bất động sản Mỹ.
Còn tại Mỹ, ngân hàng Mỹ (Bank of American) tiến hành mua lại
Countrywide Financial, ngân hàng cho vay có thế chấp lớn nhất nước này.
Trong 3 quý liên tiếp, Cục dự trữ liên bang (Fed) đã phải giảm mức lãi suất
Tháng 2/2008: Fannie Mae rót tiền nhiều vào các khoản vay bất động
sản do đó chỉ trong quý 4 của năm 2007, đã thông báo thua lỗ 3,35 tỉ USD,
khoản thua lỗ cao gấp 3 so với dự đoán.
Tháng 3/2008: Bear Stearns buộc phải chấp nhận bị mua lại bởi ngân
hàng đầu tư Mỹ JP Morgan Chase. Số tiền dành cho thương vụ này lên tới 30
tỉ USD sẽ dùng để chi trả cho các khoản nợ mà ngân hàng này đã vay của
Fed.
Tại Đức, Ngân hàng Đức thông báo thua lỗ 141 triệu euro trong quý 1
năm 2008, đây là lần đầu tiên ngân hàng này làm ăn thua lỗ trong 5 năm liên
tiếp. Fed nhắm tới sự hợp tác giữa các ngân hàng trung tâm thế giới nhằm
bình ổn nền kinh tế toàn cầu đã thông báo rót 200 tỉ USD tiền mặt vào các thị
trường đang khủng hoảng.
Nước Mỹ cũng phải rót 200 tỉ USD nhằm cứu vãn Fannie Mae và
Freddie Mac thoát khỏi khó khăn.



6
Tháng 4/2008: IMF thông báo đã chịu thua lỗ 945 tỉ USD cho cuộc
khủng hoảng tài chính. Bộ trưởng các nước G7 họp bàn đưa ra các giải pháp
để chống lại cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng.
Tháng 7/2008: Ngân hàng cho vay thế chấp tại bang California (Mỹ)
tuyên bố phá sản. Những khó khăn của Fannie Mae và Freddie Mac ngày
càng nhiều. Kho bạc và Cục dự trữ liên bang Mỹ buộc phải đứng ra đảm bảo
cho các khoản nợ của Fannie và Freddie.
Ngày 7/9/2008: Chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát Fannie và Freddie
sau khi chi 200 tỉ USD để cứu 2 ngân hàng thoát khỏi tình trạng phá sản.
Ngày 15/9/2008: Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tuyên bố phá sản.
Merrill Lynch bị mua lại bởi ngân hàng Mỹ (Bank of America).
Ngày 17/9/2008: Mỹ rót 85 tỉ USD giúp hãng bảo hiểm khổng lồ AIG
thoát khỏi khó khăn.
Ngày 19/9/2009: Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ thông qua kế
hoạch chi 700 tỉ USD giúp đỡ tất cả các công ty tài chính tránh được cuộc
khủng hoảng.
Ngày 22/9/2008: Morgan Stanley và Goldman Sachs, hai ngân hàng
đầu tư danh tiếng cuối cùng, chuyển đổi sang mô hình tập đoàn ngân hàng.
Ngày 26/9/2008: Ngân hàng Washington Mutual tuyên bố phá sản, đây
được coi là một trong những vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Ngày 29/9/2008: Kế hoạch hỗ trợ từ Chính phủ đối với các ngân hàng
chủ chốt tại Anh (ngân hàng Benelux) và tại Đức, cũng như tiếp quản một
ngân hàng tại Aixơlen.
Ngày 30/9/2008: Ngân hàng Wachovia chao đảo bên bờ vực phá sản
bắt đầu tiến hành đàm phán với Citigroup để trao quyền kiểm soát lại cho
Citigroup.
Ngày 1/10/2008: Thượng nghị viện Mỹ thông qua kế hoạch rót tiền cho
thị trường tài chính đang khủng hoảng.



7
Ngày 2/10/2008: Tổng thống Bush đã ký đạo luật giải cứu thị trường tài
chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn chưa có dấu hiệu
chấm dứt.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ một phần khởi
nguồn từ chính sách lãi suất thấp của ông Alan Greenspan nhằm đối phó với
sự suy giảm kinh tế sau sự kiện 11/9 cũng như sự sụp đổ của đợt bong bóng
kinh tế. Chính sách này đã bơm một lượng thanh khoản khổng lồ vào hệ
thống tiền tệ toàn cầu, dẫn đến lãi suất cho vay mua bất động sản của ngân
hàng giảm. Tuy lãi suất cho vay mua nhà do các ngân hàng thương mại ấn
định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của FED nhưng do lãi
suất cơ bản của FED cắt giảm từ 6%/năm vào năm 2000 xuống còn 1%/năm
vào năm 2003 nên trong giai đoạn 2000 - 2003, lãi suất của các khoản vay
cầm cố thời hạn 30 năm đã giảm xuống chỉ còn 2.5% so với mức 8% trước
đó. Mức lãi suất này hiển nhiên làm giảm chi phí đi vay và kích thích nhu cầu
mua sắm nhà ở của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là những người có thu nhập
thấp muốn được sở hữu căn nhà của riêng mình. Cùng với đó thì chính sách
lãi suất thấp cũng làm cho giá nhà đất tăng nhanh chóng nên ngày càng có
nhiều người mua nhà để đầu cơ kiếm lợi nhuận. Ngoài ra chính phủ lúc bấy
giờ còn thực thi chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân
nghèo và các nhóm người dân da màu được vay tiền dễ dàng từ các định chế
tài chính để mua nhà ở với lãi suất thấp. Do đó tín dụng bất động sản đã có sự
tăng trưởng mạnh, trong đó phần lớn là tín dụng dưới chuẩn. Và đặc biệt phải
kể đến nguyên nhân mầm mống của khủng hoảng tài chính này là do sự thay
thế Đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall bởi Đạo luật Glamm-Leach-Bliley,

cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh


8
doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán các khoản vay bất
động sản khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn,
nhằm thu về những khoản lợi lớn.
Nguyên nhân chủ quan:
Cho vay dưới chuẩn:
Hoạt động cho vay cầm cố dưới chuẩn của các ngân hàng gia tăng
mạnh mẽ chỉ khi có sự bùng nổ thị trường nhà đất ở Mỹ cùng với việc giảm
lãi suất xuống mức thấp kỷ lục của Cục dự trữ liên bang Mỹ từ 6,5% xuống
còn 1,75% vào năm 2001. Trên thực tế các ngân hàng đều hiểu rõ hoạt động
cho vay cầm cố dưới chuẩn có rủi ro rất cao nhưng lợi nhuận béo bở từ khoản
cho vay này đã khiến cho các ngân hàng lỏng lẻo trong việc đánh giá và xét
duyệt khoản vay. Để tăng cường cạnh tranh và giữ khách, nhiều tổ chức cho
vay của Mỹ đã hạ thấp tiêu chuẩn cho vay. Trong nhiều trường hợp, các cá
nhân đã được vay tiền mà không phải trình các tài liệu chứng minh thu nhập
và bản thân những người đi vay cũng tự đặt mình vào rủi ro không có khả
năng thanh toán khi lãi suất tăng do họ đã chấp nhận các khoản vay với lãi
suất thả nổi trong một thời hạn dài. Bên cạnh đó thì ngân hàng cảm thấy yên
tâm khi cho rằng giá nhà luôn tăng cao, nếu người vay không trả được nợ thì
ngân hàng có thể dễ dàng bán được căn nhà đã thế chấp để thu hồi vốn và
đồng thời cũng có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty biến
chúng thành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS). Chính vì thế,
các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất
chấp khả năng trả nợ của người vay.
Tốc độ đổi mới và phát triển của các công cụ tài chính
Tốc độ đổi mới và phát triển nhanh chóng của các công cụ tài chính
trong vòng 10 năm qua khiến các khoản tín dụng kém tính thanh khoản trở

nên dễ dàng được thanh khoản hoá và được tính vào danh mục đầu tư. Chứng
khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán


9
đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO)
và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Về bản chất,
chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo
bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có.
Như vậy người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có
thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông qua việc phát
hành chứng khoán nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Các ngân
hàng có các khoản vay đều có thể sử dụng kỹ thuật này để chứng khoán hóa
các khoản tín dụng của chính mình. Do các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi
ro dễ thanh khoản hơn làm cho các ngân hàng giám sát người đi vay trễ nải
hơn. Điều này làm cho những người đi vay có khả năng tài chính kém cũng dễ
dàng tiếp cận với thị trường tín dụng. Điều đặc biệt ở chỗ, khi các khoản vay
cầm cố đã được chuyển thành các sản phẩm phái sinh dưới hình thức là các
nghĩa vụ trả nợ được thế chấp hóa thì nó đã trở thành một hàng hóa cụ thể, có
tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển nhượng nên được các tổ chức và cá
nhân mua bán với nhau làm cho rủi ro của các khoản vay cầm cố dưới tiêu
chuẩn được khuyếch đại lên và kết quả là rủi ro đó lan rộng ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống.
Sự yếu kém trong giám sát tài chính
Sự rối loạn trên thị trường tài chính hiện nay về cơ bản là do chính phủ
Mỹ đã không giám sát chặt chẽ đối với việc tự đưa ra ngày càng nhiều những
công cụ tài chính phức tạp, không minh bạch của các ngân hàng. Thậm chí
việc các tổ chức tín dụng cấp các khoản tín dụng tràn lan với tiêu chuẩn thấp
hơn quy định cũng được bỏ qua. Hơn thế nữa chính sách quản lý buông lỏng
của chính phủ Mỹ thể hiện khá rõ khi để cho các tổ chức cho vay cầm cố

không được cấp phép hoạt động tiến hành cấp số lượng lớn các khoản tín
dụng dưới chuẩn.
Đánh giá tín nhiệm thiếu chuẩn xác


10
Một phần trách nhiệm của cuộc khủng hoảng này thuộc về các tổ chức
đánh giá, xếp loại tín dụng. Họ đã góp phần hợp thức hóa một sản phẩm tài
chính phái sinh có độ rủi ro cao để đưa nó vào mua bán trên thị trường tài
chính. Chính các ngân hàng đầu tư và các công ty đứng ra tổ chức bán các sản
phẩm cổ phiếu lại là người đứng ra trả tiền cho các tổ chức đánh giá tín
nhiệm. Do đó họ đã dựa vào các tổ chức đánh giá xếp loại tín dụng để “tô
hồng” các khoản vay dưới tiêu chuẩn đưa nó vào diện đáng được đầu tư. Mặc
khác, ngân hàng đầu tư còn lập ra chi nhánh là các công ty quản lý quỹ
chuyên nghiệp để mua và bán các sản phẩm phái sinh là các nghĩa vụ nợ đã
được thế chấp hóa. Từ đó, ngân hàng đầu tư làm trong sạch bảng cân đối tài
sản của mình và đẩy các rủi ro của khoản vay sang các tổ chức và cá nhân
khác. Do các nhà đầu tư đã lạc quan thái quá trước những dự báo về lợi nhuận
và đánh giá điểm tín nhiệm các tổ chức tài chính cao hơn thực tế nên các nhà
đầu tư đã đầu tư nhiều hơn vào các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản
cầm cố dưới chuẩn (subprime mortgage) khiến thị trường nhà ở của Mỹ bùng
nổ.
Hoạt động cho vay đòn bẩy (leverage) một cách thái quá
Đây mới chính là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ. Đòn bẩy tài chính là quá trình công ty sử dụng vốn vay để tài trợ
cho tăng trưởng tài sản, được tính bằng tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu.
2ở các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này thường bị khống chế ở mức 12 lần,
nhưng ở các ngân hàng đầu tư, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều và thường trên 20
lần. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư không được phép có tỷ lệ đòn bẩy tài
chính cao hơn 15 lần. Tuy nhiên, từ năm 2004, ủy ban Chứng khoán Mỹ

(SEC) đã bãi bỏ quy định này đối với 5 "đại gia" phố Wall (Goldman Sachs,
Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns và Morgan Stanley). Khi thị
trường bất động sản hưng phấn, chứng khoán bất động sản là một loại tài sản
đem lại lợi nhuận rất lớn. lãi suất từ loại chứng khoán này thường cao hơn rất


11
nhiều so với lãi suất đi vay trên thị trường tiền tệ. Chính điều đó đã thôi thúc
các tổ chức tài chính, các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng đầu tư, ngân hàng
bất động sản chạy đua vay trên thị trường tiền tệ để mua chứng khoán bất
động sản và hưởng chênh lệch lãi suất. Để vay được, các tổ chức này phải thế
chấp bằng các tài sản, thường chính lại là chứng khoán bất động sản. Do
không bị kiểm soát số lượng tiền được phép vay nên khi thị trường bất động
sản ổn định, các tổ chức tài chính liên tục vay tiền, mua chứng khoán bất
động sản, thế chấp bằng chứng khoán bất động sản rồi lại vay tiền để mua
chứng khoán bất động sản. Việc quay vòng quá trình trên được diễn ra liên
tục và không hạn chế số lượng đã tạo ra một khoản lợi nhuận khổng lồ cho
các tổ chức tài chính. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản có vấn đề, chứng
khoán bất động sản bị giảm giá, nhà đầu tư bắt đầu lo lắng cho số tiền cho vay
của mình vì tài sản đặt cọc bị giảm giá. Họ thường yêu cầu công ty tài chính
trả lại tiền hoặc tăng tài sản thế chấp (margin calls). Do thị trường tiền tệ bị
khép chặt, các công ty tài chính này buộc phải bán chứng khoán bất động sản
với giá thấp để trả lại tiền cho các nhà đầu tư, gây ra một khoản lỗ lớn.
Với một tỉ lệ đòn bẩy cao trung bình 30%, giá trị tài sản chỉ cần giảm
3,3% thì toàn bộ vốn của ngân hàng này đã bị bốc hơi dẫn đến mất khả năng
thanh toán, phá sản. Như vậy, đòn bẩy tài chính được coi là nhân tố đem lại
vinh quang cho các ngân hàng đầu tư, cũng chính là nhân tố kích hoạt nền
kinh tế Mỹ nhưng khi bị lạm dụng, vượt khỏi tầm kiểm soát, cũng chính là
nhân tố gây ra cuộc khủng hoảng sâu rộng này và phần nhiều do lỗi của Chính
phủ Mỹ trong việc xóa bỏ quy định về hạn chế đòn bẩy tài chính năm 2004,

cho phép các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay quá lớn.
Và rồi khi biến cố xảy ra, thị trường nhà đất đổi chiều, lãi suất của Cục
dự trữ liên bang Mỹ tăng cao để đối phó với lạm phát xảy ra ở Mỹ thì những
nguyên nhân gây nên rủi ro trên mới bắt đầu hé lộ. Cuộc khủng hoảng trên thị
trường nhà đất đã xuất hiện và lan nhanh làm cho hàng loạt công ty bất động


12
sản rơi vào phá sản, nợ xấu của ngân hàng gia tăng cao, tính thanh khoản của
ngân hàng bị đe doạ nặng nề.
Tại sao cuộc khủng hoảng lại nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn
cầu chỉ trong vòng 9 tháng? Điều đó cũng đã nói lên được bản chất cơ bản
của cuộc khủng hoảng tài chính này và chính bản chất của cuộc khủng hoảng
này đã khuyếch đại cuộc khủng hoảng nhanh chóng trên quy mô rộng
Thứ nhất, Việc lạm dụng các công cụ phái sinh trong kinh doanh mà
mục đích chính để đầu cơ đã khuyếch đại giá trị của các tài sản gốc mà không
thực sự sở hữu nó. Tiêu biểu là việc sử dụng các công cụ CDOs trong việc
đầu cơ chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản dưới chuẩn. Giá trị các khoản
vay được chính thức hoá không có khả năng bù lại những rủi ro mà nó gây ra.
Thứ hai, Tính dễ chuyển đổi của các khoản vay cầm cố cùng với tham
vọng của nhà đầu tư và tổ chức tín dụng
Do tính dễ chuyển đổi của các khoản vay cầm cố thành các công cụ
phái sinh nên ngày càng có nhiều người tham gia vào mua bán các công cụ
này để kiếm lời. Không chỉ có các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính mà
còn có nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới tham gia mua bán để kiếm
lời. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì nó lan nhanh trên diện rộng.
Thứ ba, Tính nhạy cảm cố hữu với biến động của ngành công nghiệp
tài chính và rủi ro liên kết giữa các ngân hàng.
các ngân hàng có mối liên kết ràng buộc với nhau rất chặt chẽ do đó khi
một ngân hàng trong hệ thống sụp đổ sẽ dẫn đến khủng hoảng niềm tin của

công chúng đối với toàn hệ thống và gây nên hiệu ứng domino trong toàn hệ
thống. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, quy mô hoạt động tài chính
ngân hàng đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Các tập đoàn tài chính - ngân
hàng hoạt động và phát triển trong sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau trên
phạm vi toàn cầu.


13
Bảng 1: Một số biểu hiện, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và phản
ứng chính sách của chính phủ mỹ chống lại cuộc khủng hoảng
Biểu hiện
Nguyên nhân
Phản ứng chính sách
- Thanh khoản ngân
hàng cạn kiệt
- Giá tài sản thế chấp
giảm mạnh
- Rất khó tiếp cận vốn
trên các thị trường tiền
tệ, liên ngân hàng
- Nhiều tổ chức tín
dụng
bị lỗ lớn
- Nhiều người đến rút
tiền gửi
- Giá chứng khoán giảm
mạnh
- Cho vay dưới chuẩn,
phát hành chứng khoán
hoá bất động sản nhiều

(MBS) (trong giai đoạn
lãi suất thấp 2002 -
2004)
- Bong bóng bất động
sản tạo điều kiện thúc
đẩy cho vay
- Giai đoạn 2004 - 2006
lãi suất tăng cao, giá bất
động sản suy giảm, tỷ lệ
vỡ nợ các khoản vay
dưới chuẩn tăng nhanh
- Khủng hoảng niềm tin
vào hệ thống tài chính.


- Cung ứng thanh
khoản, hợp tác với
chính phủ, ngân hàng
Trung ương
- Tăng mức bảo hiểm
tiền gửi
- Tăng tính thanh khoản
của thị trường (thông
qua gói cứu trợ kinh tế
700 tỷ USD)
- Hỗ trợ để M&A (Bear
Stern,Washington
Mutual, Merril Lynch)
- Chính phủ cứu Fannie
Mae, Creddie Mac,

AIG, Dexia, Fortis…)
- Để phá sản Lehman
Brothers, Yamato
Life…
- Cắt giảm lãi suất
- Bơm tiền, giảm thuế
- Nhờ sự hỗ trợ từ bên
ngoài.



14
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 VỚI
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÃ DIỄN RA
Thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử. Các cuộc
khủng hoảng này xảy ra trên quy mô ngày càng lớn, tốc độ lan truyền nhanh và khó
dự đoán chính bởi vì do tính phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc giữa các nền kinh tế trong
một thế giới toàn cầu hoá cao. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lần này đã là bằng
chứng cho điều đó. So với cuộc đại suy thoái lớn nhất nửa đầu thế kỷ 20 (1929-
1933) thì cả hai cuộc đều bùng nổ tại Mỹ ở lĩnh vực “nhạy cảm” nhất là thị trường
chứng khoán, tài chính tiền tệ và đều có nguyên nhân giống nhau là những sự bất ổn
trong sự vận hành của hệ thống tài chính - tiền tệ, cho vay bừa bãi với những
nguyên nhân sâu sa hơn là chính sách tài chính dễ dãi kéo dài đưa tới tình trạng “xài
quá cái làm ra”. Diễn biến của cả hai cuộc đều khởi đầu từ hệ thống tài chính - ngân
hàng rung chuyển, gây tắc nghẽn đối với dòng vốn đầu tư, kéo theo sự suy giảm sản
xuất, tiêu dùng, xuất - nhập khẩu, làm cho hàng triệu người thất nghiệp, đưa tới
những xáo động chính trị - xã hội. Tuy nhiên sự khác biệt của cuộc khủng hoảng
kinh tế lần này là nó đã diễn ra với xu thế toàn cầu hoá và bùng nổ công nghệ thông
tin, một lượng khổng lồ các phi vụ giao dịch tài chính được thực hiện qua mạng
toàn cầu với tốc độ cực nhanh, tạo nên đồng tiền ảo có giá trị gấp trăm ngàn lần giá

trị đồng tiền thật và không một ai có thể kiểm soát nổi do đó cuộc khủng hoảng trở
nên lan nhanh hơn và khó dự đoán hơn. Điều đó nhắc nhở cho tất cả các nước trên
thế giới cần phải theo dõi sát sao, quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính - ngân hàng,
thị trường chứng khoán; không xài quá cái làm ra và không để nền kinh tế phát triển
quá nóng; khi xuất hiện những biểu hiện bất ổn cần tính ngay tới tác động dây
chuyền và xử lý đồng bộ chứ không thể xử lý từng khâu riêng lẻ; cần thường xuyên
theo dõi diễn biến trong nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn, đặc biệt là
kinh tế Mỹ.




15

IV. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG
1. Tác động đến hệ thống ngân hàng thế giới
1.1. Tác động đến nền kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đã lan
nhanh và ảnh hưởng sâu rộng, trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ thời kỳ
đại suy thoái 1929 - 1933. Các tác động của cuộc khủng hoảng này đã lan trên diện
rộng không chỉ trên lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Mỹ mà tất cả các nền kinh tế,
các thị trường đều bước vào suy thoái nghiêm trọng.
Tác động đầu tiên và mạnh nhất là Hệ thống tài chính toàn cầu bị đổ vỡ
hàng loạt với số lượng các ngân hàng chủ yếu ở Hoa Kỳ, Châu Âu bị phá sản, sáp
nhập, giải thể hoặc quốc hữu hoá tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai là, Thị trường chứng khoán thế giới rơi vào khủng hoảng và trì trệ.
Chỉ số chứng khoán của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều
giảm nghiêm trọng khoảng 30-60% trong vòng 1 năm kể từ khi khủng hoảng tài
chính chính thức bắt đầu. Mức thiệt hại đã lên tới khoảng 16-20 ngàn tỷ USD. Các

kênh tín dụng ngưng trệ vì không có niềm tin của cả bên cho vay lẫn bên vay; các
dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều giảm sút làm cho thị trường chứng khoán
càng giảm mạnh hơn.
Thứ ba là, Thị trường nhà đất tiếp tục sụt giảm và chưa có dấu hiệu phục
hồi. Tình trạng trên diễn ra ở Mỹ và các nước Châu Âu. Tốc độ sụt giảm nhà đất ở
Anh, Ireland và Tây Ban Nha thấp hơn ở Mỹ. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư
mất niềm tin và đem bán nhà đồng thời các ngân hàng đẩy mạnh bán nhà để thu hối
khoản nợ không có khả năng trả nợ của người vay tiền. Mặt khác, ngân hàng ngày
càng thắt chặt tín dụng cho vay. Số lượng nhà giao bán tăng do có nhiều người
không có khả năng thanh toán khiến các ngân hàng bán ra mạnh hơn, tăng từ 15-
90%.

×