Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng người dân khu vực vùng đệm vườn quốc gia du già – cao nguyên đá đồng văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.15 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ VĂN THƠ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
DÂN KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA DU GIÀ –
CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TẠI XÃ MINH SƠN
HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018

e


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ VĂN THƠ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
DÂN KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA DU GIÀ –
CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TẠI XÃ MINH SƠN
HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2018

e


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do tơi thực
hiện, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được cơng bố
ở bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực.

Hà Giang, ngày.... tháng ... năm 2018
Tác giả

Lã Văn Thơ

e


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Lê Sỹ Trung, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tơi
những kiến thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến q báu giúp tơi
hồn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng
tồn thể các thầy cơ phịng đào tạo, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo

mọi điều kiện tốt nhất cho tơi có thể tham gia học tập và hồn thành luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ. Tơi cảm ơn các đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, Cán bộ
Lâm nghiệp, Cán bộ khuyến nông xã Minh Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu
và trả lời phỏng vấn trong q trình thực tế tại địa phương. Tơi xin cảm ơn
ông Nguyễn Văn Dương - Giám đốc VQG Du già – Cao nguyên đá Đồng Văn
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết của vườn
quốc gia để củng cố nguồn số liệu cho đề tài này. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn
chân thành tới bà con dân xã Minh Sơn đã nhiệt tình cung cấp thơng tin trong
suốt thời gian nghiên cứu thực địa tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới gia đình, bạn bè những người ln quan tâm, chia sẻ, động viên,
khuyến khích tơi trong suốt thời gian qua.

Hà Giang, ngày.... tháng ... năm 2018
Tác giả

Lã Văn Thơ

e


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa về khoa học ................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về thu nhập ............................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân ....................................................... 5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ........................................................ 6
1.1.4. Vùng đệm vườn quốc gia ........................................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
1.2.1. Các nghiên cứu về nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng
người dân khu vực vùng đệm trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 9
1.2.2. Thực tiễn đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân 11
1.2.3. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp và thu nhập của sản xuất lâm nghiệp
Việt Nam ......................................................................................................... 14
1.2.4. Thực trạng phát triển lâm nghiệp và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp ở
tỉnh Hà giang ................................................................................................... 19

e


iv
1.3. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu và phân tích tổng quan ....................... 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Thực trạng thu nhập từ lâm nghiệp của người dân vùng đệm vườn quốc
gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn.......................................................... 31
3.1.1. Kết quả sản xuất và các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ nông
dân trên địa bàn xã .......................................................................................... 31
3.1.2. Kết quả sản xuất và thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra .......... 43
3.2. Phân tích đánh giá cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra ................ 45
3.2.1. Cơ cấu thu nhập của hộ phân loại theo nhóm dân tộc .......................... 46
3.2.2. Cơ cấu thu nhập của hộ theo mức phân loại nhóm kinh tế hộ .............. 47
3.3. Các yếu tố hạn chế đến thu nhập từ Lâm nghiệp của các nhóm hộ
nơng dân .......................................................................................................... 49
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 49
3.3.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 52
3.3.3. Chính sách phát triển lâm nghiệp đang áp dụng tại địa phương........... 54
3.3.4. Khoa học kỹ thuật ................................................................................. 58
3.3.5. Tổ chức quản lý sản xuất Lâm nghiệp .................................................. 59
3.3.6. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................................................ 61
3.3.7. Nguồn lực con người............................................................................. 61
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ kinh tế lâm nghiệp

e


v
cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang .................................................................................................. 64
3.5.1. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 64
3.5.2. Giải pháp về tổ chức ............................................................................. 65

3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 67
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Kiến nghị. .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72

e


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú giải

UBND

Uỷ ban nhân dân

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


LN

Lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

CN

Chăn ni

SX

Sản xuất

BQ

Bình qn

KBTTN

khu bảo tồn thiên nhiên

VQG

Vườn quốc gia

TNMT


Tài ngun mơi trường

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

BNNPTNT

Bộ Nơng nghiệp phát triển nông thôn

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

e


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất và thu nhập từ lâm nghiệp
trên địa bàn xã Minh Sơn ................................................................................ 36
Bảng 3.2. Tổng hợp thu nhập từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn xã Minh Sơn ............................................................................................. 39
Bảng 3.3. Tổng hợp thu nhập từ hoạt động khoán bảo vệ rừng trên địa bàn xã
Minh Sơn ......................................................................................................... 41
Bảng 3.4. Tổng hợp các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp trên địa bàn xã
Minh Sơn ......................................................................................................... 42
Bảng 3.5. Tổng hợp các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra so

với tổng thu nhập từ lâm nghiệp của toàn xã .................................................. 44
Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập của hộ phân loại theo nhóm dân tộc .................... 46
Bảng 3.7. Cơ cấu thu nhập của hộ theo mức phân loại nhóm kinh tế hộ ....... 48
Bảng 3.8 Tổng hợp các loại đất, loại rừng trên địa bàn xã Minh Sơn ............ 50
Bảng 3.9. Danh mục các chính sách phát triển lâm nghiệp tại địa phương .... 55
Bảng 3.10. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra ..................................... 62
Bảng 3.11. Tuổi trung bình của các nhóm hộ phân theo dân tộc.................... 63

e


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lồi voọc mũi hếch tại VQG Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn .......... 24
Hình 1.2. Cảnh quan thiên nhiên trong vườn quốc gia Du già – Cao
nguyên đá Đồng Văn ...................................................................... 25
Hình 3.1. Cơ cấu thu nhập của hộ phân theo nhóm dân tộc ........................... 47
Hình 3.2. Cơ cấu thu nhập từ các nguồn phân theo nhóm hộ ......................... 49
Hình 3.3. Sơ đơ cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp xã Minh Sơn ...................... 51
Hình 3.4. Sơ đồ tỉ lệ vay vốn của hộ gia đình người dân tộc phân theo
nguồn vay ........................................................................................ 53
Hình 3.5. Hiểu biết về luật và chính sách lâm nghiệp .................................... 58
Hình 3.6. Trình độ của chủ hộ của các nhóm hộ điều tra ............................... 63

e


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Vùng đệm các Vườn quốc gia hầu hết ở miền núi, là vùng sâu, vùng xa,
là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí
thấp, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, có cơ sở hạ tầng thấp kém, giao
thơng đi lại rất khó khăn đã hạn chế giao thương kinh tế. Các hộ nông dân
vùng đệm Vườn quốc gia trước đây vốn quen với phương thức kiếm sống
truyền thống là khai thác các sản phẩm từ rừng, canh tác nương rẫy, chăn
thả gia súc tự nhiên…nhưng từ khi thành lập Vườn quốc gia các nguồn
thu từ rừng khơng cịn hoặc bị hạn chế, khơng cịn quỹ đất dồi dào để
canh tác nương rẫy nên đời sống của các hộ nông dân vùng đệm càng trở
nên khó khăn hơn.
Do áp lực về sinh kế nên tình trạng lẫn chiếm đất để canh tác, khai
thác tài nguyên rừng trái phép, không tuân thủ các qui định bảo tồn, xung
đột giữa lợi ích kinh tế và mục tiêu bảo tồn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi
đặc biệt là những vườn quốc gia mới được thành lập thì xung đột càng trở
nên trầm trọng hơn.
Để giải quyết vấn đề này, nhiệm vụ đặt ra là cần phải có những giải
pháp thiết thực, hiệu quả, vừa đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và lâu
dài của người dân tại địa phương; nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những
yêu cầu của bảo tồn thông qua đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, cải thiện và
nâng cao mức sống cho người dân, tạo thêm công ăn việc làm nhằm giảm bớt
sức ép lên các khu bảo tồn; đồng thời giáo dục, động viên cộng đồng người
dân khu vực vùng đệm tích cực tham gia vào cơng tác bảo tồn, góp phần tạo
thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho Vườn quốc gia, loại trừ các nguy cơ
ảnh hưởng từ bên ngoài vấn đề này đã được đặt ra khơng chỉ ở Việt Nam mà
cịn là vấn đề của nhiều nước trên thế giới.

e


2

Vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn mới được thành lập
năm 2015 diện tích đất quy hoạch cho vườn quốc gia chủ yếu nằm trên địa
bàn xã Minh Sơn với diện tích 7.589,0/14.711,6 ha chiếm tới 51,6% tổng diện
tích tự nhiên của tồn xã. Cùng có nét tương đồng với nhiều vùng đệm vườn
quốc gia khác, người dân của xã Minh Sơn đặc biệt là người dân của 08 thôn
khu vực vùng đệm từ khi vườn quốc gia được thành lập, với các qui định bảo
tồn đã hạn chế người dân sử dụng, khai thác tài nguyên rừng làm cuộc sống
các hộ nông dân vùng đệm trở nên ngày càng khó khăn hơn. Vấn đề này đã và
đang đặt ra nhiều thách thức đối Đảng bộ, Chính quyền xã Minh Sơn và Ban
quản lý vườn Quốc gia trong công tác bảo tồn và phát triển.
Xuất phát từ những lý do nêu trên sau một thời gian được học tập,
nghiên cứu với những kiến thức chuyên ngành phát triển nông thôn được thầy
cô truyền đạt, đã củng cố thêm cho bản thân tôi cách tiếp cận sâu sắc hơn với
vấn đề mà bấy lâu nay bản thân tơi ln trăn trở, là làm thể nào tìm một
hướng đi phù hợp để giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp
phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương nơi tôi đang sinh sống và công tác.
Vì những lý do trên tơi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng người
dân khu vực vùng đệm vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá đồng văn
tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”. Nhằm đưa ra những giải
pháp, cách làm góp phần bổ sung cho định hướng phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập cho người nông dân khu vực vùng đệm của vườn quốc gia.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu nhập từ lâm nghiệp và các yếu tố ảnh
hưởng tới thu nhập từ lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập
gắn với công tác bảo tồn tài nguyên rừng cho người dân khu vực vùng đệm
vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

e



3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được hiện trạng thu nhập từ lâm nghiệp của hộ gia đình
vùng đệm;
- Phân tích được các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của hộ gia đình
vùng đệm;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ lâm nghiệp;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình vùng đệm.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa về khoa học
- Góp phần hồn thiện về cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế Lâm nghiệp, cho hộ nông dân miền núi.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn này là tài liệu tham khảo cho các đề
tài nghiên cứu tương đồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo
ngành và địa phương tham khảo để đưa ra các quyết sách, các giải pháp phát
triển kinh tế Lâm nghiệp phù hợp với địa phương và đồng bào dân tộc thiểu
số miền núi nói chung.

e


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về thu nhập

- Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. (Trần Thế Phương, năm
2017)[16]. Có thể phân thu nhập của hộ nơng dân thành ba loại: Thu nhập từ
nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhập khác.
Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân chúng ta thường đề cập đến
các khái niệm sau:
- Tổng thu nhập của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu
bằng tiền của hộ dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm
thuê, ngành nghề thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu
khác trong một khoảng thời gian thường tính là 01 năm. (Hoàng Thị Kim
Dung, năm 2017)[3]. Các khoản thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thu
bằng tiền, thu từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh. Thu
trong sản xuất kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lương,... Thu từ ngoài
sản xuất kinh doanh là các nguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ
các hợp đồng kinh tế.
- Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chi
cho sản xuất và chi cho tiêu dùng.
+ Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để
sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài).
+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sống
hàng ngày của hộ.

e


5
- Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ: bằng tổng thu trừ đi
các chi phí cho sản xuất của hộ.

- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi tồn bộ chi phí bao gồm cả chi
sản xuất và chi tiêu dùng của hộ.
1.1.2. Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập của hộ nơng dân, đặc biệt là nơng dân miền núi có một đặc
trưng cơ bản là gắn liền với đất và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự
thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài
nguyên đất, Thu nhập của các hộ nơng dân miền núi đã có những biến đổi và
ngày càng có chiều hướng đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngồi thu nhập
từ đất canh tác nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn
bán, hái lượm), các hộ dân tộc cịn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ,
làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái, và mới nhất là thu từ dịch vụ
môi trường rừng và thu từ chuyển nhượng chứng chỉ các bon. Đặc điểm thu
nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lương
thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn thu trồng cây ăn quả như vải nhẵn,
hồng xiêm, bưởi, mít; thu từ trồng cây cơng nghiệp như chè, cà phê, sắn); thu
từ chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà, dê,...).
- Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi cá, ếch, ba ba, rắn...
- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:
+ Thu nhập từ công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống bao
gồm: chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí, dệt vải....
+ Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bàn hàng, phục
vụ ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hướng dẫn du
lịch...
+ Thu nhập phi nơng nghiệp cịn lại bao gồm cắt tóc, làm thuê, thợ nề,
thợ mộc, chạy xe ôm...

e



6
+ Thu nhập khác bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm,
làm thuê lương hưu, trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các khoản thu nhập bất
thường khác.
- Thu nhập từ lâm nghiệp là khoản tiền thu từ các hoạt động của ngành
lâm nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ
mơi trường rừng, tham gia nhận khốn bảo vệ rừng.
+ Thu nhập từ lâm nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh
gồm: Tạo cây giống, trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản phụ từ rừng (gỗ, củi,
tre nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng...), chế biến gỗ, thu từ chặt gỗ
lậu, thu từ săn bắt động vật và chim thú rừng;
+ Thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Bán
dịch vụ cho các nhà máy, khu công nghiệp xả thải khí CO2; Bán dịch vụ điều
tiết nguồn nước cho các nhà máy nước sạch, nhà máy thủy điện… tạo dịch vụ
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
+ Thu nhập từ hoạt động nhận khoán bảo vệ rừng ở hoạt động này cá
nhân, tổ chức, hộ gia đình sẽ tham gia nhận một phần diện tích hoặc tồn bộ
diện tích của một khu rừng để thực hiện công tác bảo vệ rừng và được chi trả
từ các nguồn chính sách khuyến khích bảo vệ rừng của chính phủ hoặc thơng
qua các dự án phi chính phủ.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về mối
quan hệ giữa yếu tố nguồn lực và thu nhập của nông hộ. Theo các nghiên cứu
của Abdulai & CroleRees (2001), Demurger và cộng sự, (2010), Janvry &
Sadoulet (2001), Klasen và cộng sự (2013), Yang (2004), Yu & Zhu (2013),
thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm vốn, đất đai,
trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa
thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường.

e



7
Các nghiên cứu ở trong nước cũng cho kết quả tương tự. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) cho thấy các yếu tố như trình độ
học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở
đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ; Kết quả nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn
Hướng (2015) cũng chỉ ra rằng các nguồn lực của nông hộ như qui mô đất
sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản
xuất tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ, trong đó qui mơ đất sản xuất có ảnh
hưởng lớn nhất. Ngồi ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ
hộ và vị trí địa lý cũng có tác động tới thu nhập của nông hộ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ có thể lý giải như sau:
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh
hưởng rất lớn đến các quyết định sản xuất và kinh doanh của hộ. Thông
thường, mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập là quan hệ đồng biến,
nghĩa là những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì hộ đó sẽ có mức thu nhập
cao hơn so với các hộ khác.
- Tuổi của chủ hộ: Thơng thường chủ hộ có lớn tuổi hơn sẽ có nhiều
kinh nghiệm hơn trong sản xuất kinh doanh, do đó thu nhập của những hộ có
chủ hộ cao tuổi sẽ có thu nhập cao hơn những hộ có chủ hộ ít tuổi hơn. Trên
thực tế, vẫn có trường hợp chủ hộ trẻ tuổi hơn có thu nhập cao hơn. Điều này
đươc lý giải bởi chủ hộ trẻ tuổi có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt
hơn, mạnh dạn đầu tư mới hơn nên có thể thu được lợi nhuận cao hơn.
- Giới tính của chủ hộ: Đây cũng là một yếu tố được xét đến khi nghiên
cứu nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập. Chủ hộ là nam thường có xu hướng mạo
hiểm, mở rộng quy mô, mở rộng sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ
thuật. Còn nếu chủ hộ là nữ thường chọn những phương án kinh doanh mang
tính chất ổn định, an tồn, nhưng thu nhập mang lại khơng cao.


e


8
- Đất đai của hộ: Đây là yếu tố trực tiếp, vô cùng quan trọng ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nơng dân. Nếu hộ có nhiều đất đai sẽ có nhiều cơ hội để
có thu nhập cao hơn.
- Dân tộc: Đặc điểm dân tộc ảnh hưởng đến thu nhập, vì mỗi dân tộc có
phương thức sản xuất, thói quen và kinh nghiệm truyền thống sản xuất là khác
nhau nên dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập.
1.1.4. Vùng đệm vườn quốc gia
Vùng đệm là một thuật ngữ tương đối mới, mặc dù nguyên lý của nó đã
được sử dụng trong một thời gian dài. Quản lý vùng đệm là 1 lĩnh vực được
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, một số khái niệm về vùng đệm trên thế
giới và trong nước.
- Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) định nghĩa vùng
đệm như sau: Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có
hoặc khơng có rừng, nằm ngồi ranh giới của KBT và được quản lý để nâng
cao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho
nhân dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp
dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời
sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm. (D.A. Gilmour và
Nguyễn Văn Sản – IUCN Việt, năm 1999)
- Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam:
+ Vùng đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai có
dân cư nằm sát ranh giới các VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm
áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Diện
tích của vùng đệm khơng tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN [2].
+ Gần đây nhất, khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết

định số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: ‘‘Vùng đệm là vùng rừng
hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN;
có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi

e


9
hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn,
quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng
đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật
hoang dã là đối tượng bảo vệ”.
- Vai trò của vùng đệm: Trên thế giới đã có nhiều tổ chức nghiên cứu,
tìm hiểu và đánh giá về vai trò của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN. Các
nghiên cứu khoa học đó đã cho thấy vai trò của vùng đệm rất quan trọng và
cấp thiết, nó ln song hành và đi đơi với các chiến lược phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (IUCN) đã đưa ra các định nghĩa về vùng đệm và đã xác định vùng đệm
có tư cách pháp lý khác vùng lõi, vị trí của vùng đệm phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó quan trọng nhất là sự có mặt của các thơn bản hoặc các khu định
cư lâu dài trong khu vực quanh KBT. Như vậy, các VQG&KBTTN và vùng
đệm đang ở trong môi trường hấp dẫn đối với cuộc sống cộng đồng, nơi mà
sự phát triển kinh tế và sự bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên cần phải được
tôn trọng và quan tâm một cách đặc biệt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu về nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng
người dân khu vực vùng đệm trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của rất nhiều học giả, các tổ chức,
các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề cải thiện sinh kế nâng cao thu nhập
cho người dân vùng đệm nhằm hạn chế sức ép cho công tác bảo tồn. Các giải

pháp nâng cao sinh kế được các tác giả đưa ra rất nhiều nâng cao thu nhập từ
lâm nghiệp cho cộng đồng người dân khu vực vùng đệm vườn quốc gia thơng
qua các chương trình mục tiêu, chương trình dự án… nhằm hỗ trợ cải thiện
sinh kế cho người dân vùng đệm. Ở Việt Nam, vùng đệm cũng được tiếp cận
khá sớm. Gần đây, vấn đề vùng đệm được người ta quan tâm nghiên cứu và
kết quả là đã xác định được tầm quan trọng của vùng đệm đối với các

e


10
VQG&KBTTN; đưarađược một số biện pháp, một số chương trình giáodục
môi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế
tại vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm và hạn chế bớt
tác động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN. Tuy nhiên, số lượng
các cơng trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chưa nhiều, đăc biệt là các cơng
trình nghiên cứu ở trong nước. Có thể kể tới các cơng trình nghiên cứu khoa
học sau:
+ Trần Ngọc Lân (1999) đã có nghiên cứu về phát triển bền vững vùng
đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vường quốc gia. Năm 2015, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn cùng với viện điều tra quy hoạch rừng và quỹ
Macarthur đã có nghiên cứu về cộng đồng và các vấn đề quản lý các Khu bảo
tồn thiên nhiên Việt Nam. Các nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng của
các VQG&KBTTN trong việc duy trì, bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh
vật học quan trọng. Đồng thời các nghiên cứu này cũng chỉ ra những thách
thức đối với công tác quản lý khu VQG&KBTTN hiện nay của Việt Nam. Đó
là quy hoạch trong quản lý, sự thống nhất trong tiêu chí và tiêu chuẩn phân
hạng khu bảo tồn, nguy cư suy giảm diện tích, năng lực quản lý, nguồn lực và
thơng tin phục vụ cho việc quản lý...
+ Liên quan đến vấn đề sinh kế của các hộ dân sống trong khu vực

VQG&KBTTN, Quyền Thị Quỳnh Anh (2012) đã tiến hành nghiên cứu mối
quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở khu
bào tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Đinh Thị Hà Giang và đồng
nghiệp (2016) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động sinh kế của
cộng đồng dân cư vùng lõi Vường Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Ngoài ra
cịn có rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu khác đã có nghiên cứu trong lĩnh
vực này như Nơng Văn Huynh (2015), Vì Thị Nghiên (2015), Hồng Văn
Định (2015). Nghiên cứu của các tác giả này đều đưa ra các giải pháp nhằm

e



×