BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
VŨ DUY VỸ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO
TIÊU CHUẨN FSC VIỆT NAM TẠI CÔNG TY LÂM
NGHIỆP LỘC BẮC, HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
VŨ DUY VỸ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO
TIÊU CHUẨN FSC VIỆT NAM TẠI CÔNG TY LÂM
NGHIỆP LỘC BẮC, HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên Ngành: Nông Lâm Kết Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn:TS. LA VĨNH HẢI HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
LỜI CẢM TẠ
Với những kiến thức và kỹ năng rèn luyện được sau 4 năm học tập tại trường
Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, tơi xin gởi lời cảm tạ chân thành đến:
Ba, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục tôi đến hôm nay, các anh, chị trong gia
đình đã ln quan tâm, ủng hộ tơi.
Giảng viên và cán bộ công chức trường ĐH Nông Lâm đã dạy dỗ và tạo điệu
kiện trong suốt thời gian tôi theo học tại trường
Giảng viên và giáo vụ khoa Lâm nghiệp đã trực tiếp rèn luyện nâng cao kiến
thức và kỹ năng trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là TS.La Vĩnh Hải
Hà người đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình hồn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, bà con trong xã Lộc Bắc, xã Lộc
Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, các anh chị tại Trạm kiểm lâm xã, Công ty
Lâm Nghiệp Lộc Bắc, các chú trong công ty: chú Bảo, chú Kim, chú Chanh, các
anh Kiên, anh Điền, K’Dương, chị Linh, chị Ánh và các anh chị khác cùng UBND
xã Lộc Bắc, xã Lộc Bảo đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa
luận này.
Xin chân thành cảm ơn
Vũ Duy Vỹ
i
TÓM TẮT
“Đánh giá hoạt động sản xuất Lâm Nghiệp theo tiêu chuẩn FSC tại
công ty Lâm Nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” là đề tài mà
chúng tôi thực hiện từ ngày 3 tháng 3 năm 2012 đến ngày 25 tháng 6 năm
2012 tại công ty Lâm Nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Sự phát triển về kỹ thuật công nghệ và khoa học hiện nay đã tạo cho
thế giới những bước tiến vượt bậc. Nhưng mặt khác điều đó cũng gây nên
cho mơi trường những vấn đề nghiêm trọng như ơ nhiễm khơng khí và
nước, Trái Đất ấm dần và khí hậu biến đổi… Vì thế hiệ nay thế giới đang
hướng tới sự phát triển bền vững ở bất cứ lĩnh vực nào, trong từng khía
cạnh. Do vậy Cơng ty Lâm Nghiệp Lộc Bắc cũng khơng nằm ngồi xu
hướng chung này.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến những hoạt động sản
xuất lâm nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lộc Bắc
trong quá trình chuẩn bị cho việc được chứng nhận chứng chỉ rừng FSC.
Là một lâm trường quốc doanh được chuyển đổi sang công ty TNHH, công
ty đã nỗ lực rất nhiều để đáp ứng được những thay đổi như vậy. Nhờ nắm
bắt và tìm hiểu thơng tin trên thế giới nên công ty đã nỗ lực cố gắng nhằm
hướng tới chứng chỉ FSC để tăng giá trị cho những sản phẩm gỗ của mình.
Vì thế nên công ty đã lập kế hoạch quản lý, bảo vệ trơng mới, ni dưỡng
và khai thác rừng. Bên cạnh đó cơng ty cịn có nhiều đóng góp cho xã hội
tại địa phương nhờ vào việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ, giao khoán
rừng và các hoạt động từ thiện nhằm giúp cải thiện đời sống cho người dân
sở tại.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và thực hiện các ngun tắc FSC
này cơng ty vẫn cịn một số thiếu sót trong việc bảo vệ các lồi động thực
vật q hiếm, các báo cáo đánh giá hàng năm về môi trường, các thống kê
về các loài động thực vật hiện cóvà vẫn cịn một số vấn đề liên quan đến
đất đai tín ngưỡng của người dân sở tại cũng như những vấn đề liên quan
đến đất nông nghiệp đang tranh chấp.
ii
SUMMARY
“Assessment of Forestry Production according to FSC standards in
Loc Bac Forestry Company Limited, Bao Lam ward, Lam Dong Province” is
our topic which was carried out from March 8th, 2012 to June 14th, 2012 in
Loc Bac Company Limited, Bao Lam district, Lam Dong province.
The development of technology and science make our world
developing rapidly nowadays. But in other hand our environment has to
deal with serious problems such as air and water pollution, global warming
and weather changing…So the world now aims to sustainable development
in any field, every aspect and in all kind of work. Therefore Loc Bac
Forestry Company Limited is not out of this common development.
Loc Bac Forestry Company Limited was reformed from state – owned
company in 2008. Loc Bac Company has been changed a lot to adopt this
world’s trend by attending FSC certificate. FSC is an abbreviation of Forest
Stewardship Council which was set up in 1993 to evaluate the forest
around the world. Loc Bac company has tried hard to meet such changes in
order to obtain FSC certificate. So the company was planning to manage
and protect the forest, feeding and harvesting forest. Besides the company
also has many contributions to society due to the use of local labor,
contracting forest and charitable activities to help improve life for local
residents.
However, during the operation to meet
the FSC principles this
company is still some shortcomings in the protection of rare plant and
animal species, the annual report about environment, statistics on the
existing plant and animal species and evaluation are still some problems
land-related beliefs of the local people as well as issues related to
agricultural land dispute.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. ii
SUMMARY .......................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................................... vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
1.1
Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
1.2
Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài ................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................... 5
2.1
Thế nào là quản lý rừng bền vững ......................................................................................... 5
2.2
Nguyên lý quản lý rừng bền vững ......................................................................................... 5
2.3
Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững ................. 6
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 10
3.1
Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 10
3.2
Địa hình ............................................................................................................................... 10
3.3
Thổ nhưỡng ......................................................................................................................... 10
3.4
Khí hậu và thủy văn ............................................................................................................ 11
3.5
Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................................................... 12
3.6
Giáo dục và y tế ................................................................................................................... 13
3.7
Cơ sở hạ tầng....................................................................................................................... 13
3.8
Tài nguyên động thực vật rừng ........................................................................................... 14
3.9
Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................ 14
Chương 4 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................. 16
4.1
Mục tiêu của đề tài .............................................................................................................. 16
4.2
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 16
4.3
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 16
Chương 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................. 19
5.1
Tìm hiểu những tác động xã hội do hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo tiêu chuẩn FSC của
công ty lâm nghiệp Lộc Bắc ............................................................................................................. 19
5.1.1
Các bằng chứng về sự hiểu rõ và tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc của FSC ...
.................................................................................................................................... 19
5.1.1.1 Những bằng chứng về việc tuân thủ pháp luật hiện hành của nhà nước và địa
phương ................................................................................................................................ 19
iv
5.1.1.2
5.1.2
lý
5.1.2.1
Các tài liệu tham khảo về các công ước quốc tế và tài liệu lưu trữ liên quan đến FSC
................................................................................................................................ 20
Trách nhiệm sử dụng đất và quyền của công ty trên diện tích đất rừng được giao quản
.................................................................................................................................... 20
Những bằng chứng thể hiện quyền sử dụng lâu dài đối với đất của công ty ............ 21
5.1.2.2 Cách giải quyết của công ty với các vụ việc liên quan đến việc quản lý đất của cộng
đồng địa phương ...................................................................................................................... 23
5.1.3
Quyền của người dân sở tại của người dân về quản lý theo phong tục ........................ 24
5.1.3.1
Công ty đối với quyền quản lý đất của người dân sở tại .......................................... 24
5.1.3.2
Đóng góp của công ty về sử dụng lao động và việc làm tại địa phương ................... 24
5.1.3.3
Đóng góp của cơng ty qua các hoạt động lâm nghiệp cho kinh tế tại địa phương ........
................................................................................................................................ 26
5.1.3.4
Công ty đối với các kiến thức bản địa của người dân sở tại .................................... 28
5.1.4
Công ty đối với quyền của công nhân và những mối quan hệ công đồng .................... 28
5.1.4.1
Mối quan hệ giữa cơng ty với cơng nhân, chính quyền địa phương và người dân .......
................................................................................................................................ 28
5.1.4.2
Những chính sách của cơng ty đối với cơng nhân .................................................... 29
5.1.5
Những lợi ích từ rừng đối với cơng ty trong sự phát triển bền vững ........................... 30
5.1.5.1
Kế hoạch khai thác của cơng ty đối với rừng .......................................................... 30
5.1.5.2
Các báo cáo đánh giá .............................................................................................. 31
5.2
Tìm hiểu những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo tiêu
chuẩn FSC của công ty lâm nghiệp Lộc Bắc .................................................................................... 32
5.2.1
Công ty thực hiện các công tác liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và các sinh
cảnh đặc thù ................................................................................................................................ 32
5.2.1.1
Đánh giá về đa dạng sinh học .................................................................................. 32
5.2.1.2
Các công tác bảo tồn diễn ra tại công ty .................................................................. 34
5.3
Tổng hợp những kết quả đã điều tra được về những tác động xã hội và ảnh hưởng đến môi
trường do hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo hướng FSC của công ty lâm nghiệp Lộc Bắc ......... 35
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... Error! Bookmark not defined.
6.1
Kết luận ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.
6.2
Kiến nghị .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 54
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. a
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bố trí diện tích sử dụng đất
Bảng 5.1.Thống kê giao khoán rừng 2012
Bảng 5.2.Nhu cầu lao động của công ty giai đoạn 2012-2015
Bảng 5.3.Thống kê số hộ nghèo hai xã
Bảng 5.4: Các thiết bị bảo hộ lao động và vũ trang cho công nhân
Bảng 5.5: Bảng kế hoạch khai thác giai đoạn 2011 - 2015
Bảng 5.6: Một số loài đặc hữu cần quan tâm và các loài được quan tâm
Bảng 5.7: Tổng hợp các loài động vật được quan tâm bảo tồn
Bảng 5.8 :Một số loài động vật cần được quan tâm bảo tồn
Phụ lục bảng 1: Diện tích Tiểu khu theo đơn vị hành chính
Phụ lục bảng 2: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng theo tiểu khu
Phụ lục bảng 3: Thống kê trữ lượng các loại rừng theo tiểu khu
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 5.1: Biểu đồ các loại rừng của cơng ty
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện diện tích cụ thể từng loại đất
Hình 5.3: Biểu đồ cơ cấu nghành kinh tế 2 xã
vii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội
con người. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 tại Rio de Janerio,
Brazil, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng các nhà chính trị
đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung
của các quốc gia. Những năm sau đó vấn đề quản lý rừng bền vững được quan
tâm và thảo luận ở nhiều diễn đàn trên khắp thế giới, dẫn đến việc thành lập
một loạt các tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến khích quản lý rừng bền vững
như Hội tiên chuẩn Canada (CSA, 1993, quốc gia), Hội đồng quản trị rừng
(FSC, 1994, quốc tế), Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCC, 1998, quốc
gia), chứng chỉ rừng Chi lê (CerforChile, 1999, quốc gia và Chương trình phê
duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC, 1999, Châu Âu).
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa về cả ba mặt: Kinh tế - Xã hội –
Môi trường để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp
tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng
cuộc sống của thế hệ trong tương lai.
Chính vì thế mà đối với mỗi ngành nghề tùy theo điền kiện đặc thù của
mình mà có những chiến lược, hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo việc phát
triển bền vững. Đối với ngành Lâm nghiệp trong thời gian gần đây, quản lý
rừng bền vững đã trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng
đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới.
Các tác động của con người đã đang làm rừng bị suy giảm số lượng và chất
lượng rừng rõ rệt, các biện pháp truyền thống không thể bảo vệ được diện tích
rừng cịn lại, nhất là rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển.Tìm kiếm và áp
dụng các giải pháp quản lý rừng bền vững, bao gồm chứng chỉ rừng là một
trong những biện pháp được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất hiện nay trong
bảo vệ, duy trì và phát triển rừng. Vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào
1
để quản lý kinh doanh rừng phải vừa bảo đảm tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại
lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây
tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền
vững.
Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:
1. Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức
mơi trường, xã hội…đòi hỏi các chủ kinh doanh rừng phải chứng minh
rằng rừng của họ đã được quản lý bền vững.
2. Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên
thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững.
3. Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm của mình, đặc
biệt là gỗ, được khai thác từ rừng được quản lý bền vững.
Theo chiến lược Lâm Nghiệp Việt Nam năm 2006 thì mục tiêu phát triển
lâm nghiệp đến năm 2020 là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng
bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho Lâm nghiệp, nâng tỉ lệ đất có rừng
lên 42 – 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020, đảm bảo có sự tham gia
rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển Lâm
nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi
trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. Phát triển Lâm nghiệp phải đồng
bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải
tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác và chế biến lâm sản, dịch vụ môi
trường, du lịch sinh thái trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương
xã hội hóa nghề rừng, thu hút nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh đó để thúc đẩy thương mại sản phẩm rừng có chứng chỉ thì phải
tăng chứng chỉ rừng, nhưng muốn tăng cường chứng chỉ rừng thì quản lý rừng
phải được cải thiện để đạt các tiêu chuẩn. Do nhu cầu về sản phẩm chứng chỉ
rừng tăng nhanh, thế giới ngày càng tăng cường tẩy chay sản phẩm khai thác
bất hợp pháp hay không thân thiện với mơi trường, trong khi đó chứng chỉ
2
rừng tiến triển rất chậm chạp ở nhiều nước nhiệt đới đang phát triển nên các
nước này không thâm nhập được các thị trương lớn của thế giới. Đây cũng là
tồn tại lớn nhất hiện nay của chứng chỉ rừng.
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang tác động tiêu cực tới mọi quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Việt Nam là một trong năm quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất do sự biến đổi khí hậu tồn cầu gây ra. Ngun nhân của sự biến
đổi khí hậu tồn cầu khơng chỉ do khí thải ngày càng gia tăng q mức kiểm
sốt từ các nước cơng nghiệp phát triển mà còn do rừng nhiệt đới tại các nước
đang phát triển bị suy giảm nghiêm trọng với tốc độ nhanh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với
kinh tế, xã hội và môi trường nên Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm
2020 phải có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC
Cơng ty lâm nghiệp Lộc Bắc là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nhận thức được cần quản lý
rừng theo hướng tiên tiến, công ty mong muốn được sớm tiếp cận chứng chỉ
rừng mà cụ thể là FSC .Bên cạnh đó việc giải quyết ổn thỏa những tiêu chí
của FSC có liên quan tới người dân xung quanh khu vực lâm trường là thực
sự cần thiết. Cho nên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt
động sản xuất lâm nghiệptheo tiêu chuẩn FSC Việt Nam tại công ty lâm
nghiệp Lộc Bắc huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng”.
1.2
Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài
Vì thời gian có hạn nên đề tài khơng thể đi bao quát được toàn bộ những
vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động sản xuất
lâm nghiệptheo tiêu chuẩn FSC Việt Nam tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc
mà chỉ đi sâu vào khía cạnh mức độ cống hiến của cơng ty cho xã hội cụ thể
đối với đời sống cộng đồng dân cư tại khu vực đi thực tếvà một số tác động
đến môi trường.
Đề tài được thực hiện tại tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc, nằm trên địa
bàn 2 xã Lộc Bắc và Lộc Bảo (đây là hai xã khó khăn nhất của huyện Bảo
3
Lâm), ở đây hơn 85% dân số là đồng bào các dân tộc miền núi sống dựa vào
sản xuất nông lâm nghiệp là chính.
4
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Thế nào là quản lý rừng bền vững
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế): “Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu
quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm
và dịch vụ rừng mong muốn là không làm giảm đáng kể những giá trị di
truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây những tác động không
mong muốn đối với mơi trường tự nhiên và xã hội”
Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất
rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng
suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong
tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa
phương, cấp quốc gia và tồn cầu và khơng gây ra những tác hại đối với hệ
sinh thái khác”.
2.2
Nguyên lý quản lý rừng bền vững
Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên
rừng: cuộc sống con người ln gắn bó với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài ngun thiên nhiên khơng
phải là vơ tận. Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát
triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các
khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”.Vấn đề chìa khóa
để đảm bảo nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng
là đảm bảo năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả
năng tái tạo này.Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm
sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
Nguyên lý thứ hai: Trong quản lý tài ngun rừng bền vững, sự phịng
ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên
5
rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phịng
ngừa suy thối về mơi trường.
Ngun lý thứ ba: Sự bình đẳng và cơng bằng trong sử dụng tài nguyên
rừng ở cùng thế hệ: Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công
bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội
bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 1971 cho rằng , sự
bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
1. Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp
trong việc được cung cấp các tài nguyên rừng;
2. Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể tồn tại nếu: (a)
sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội
và (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên
rừng như nhau.
Nguyên lý thứ tư là tính hiệu quả.Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp
lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
2.3
Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và các tiêu chuẩn quản lý rừng
bền vững
FSC là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào tháng 10/1993 tại
Toronto-Canada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia,
bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng
bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Năm
1994 các thành viên đồng sáng lập đã thông qua các nguyên tắc và tiêu chuẩn
FSC, cùng với Quy chế FSC (gọi là By-Laws) áp dụng đánh giá cho rừng tự
nhiên, rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Trụ sở đặt tại
thành phố Bonn-Đức. Cấu trúc quản trị duy nhất dựa trên các ngun tắc sự
tham gia, dân chủ, cơng bằng.
FSC có đại diện hơn 50 quốc gia.Thành viên FSC được chia thành nhóm xã
hội, nhóm mơi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành
nhóm Bắc (các nước cơng nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát
triển).Bất kì ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành
6
thành viên của FSC.Nhiệm vụ của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế
giới một cách hợp lý về mơi trường, có lợi ích về mặtxã hội và có thể thực
hiện được về mặt kinh tế.Hội đồng quản trị rừng (FSC) đã xây dựngmột bộ
tiêu chuẩn để làm cơ sở đánh giá rừng và cấp chứng chỉ cho những khu rừng
đạt yêu cầu về mục tiêu quản lý rừng bền vững.
Để thống nhất về mục tiêu quản lý rừng bền vững giữa hội đồng
quản trị rừng (FSC) và điều kiện sản xuất lâm nghiệp thực tế của Việt Nam.
Đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Việt Nam xây dựng, làm cơ sở đánh giá
khu rừng và cấp chứng chỉ rừng được tổ chức FSC công nhận, tổ công tác
quốc gia Việt nam về quản lý rừng bền vững (NWG) đã thống nhất lấy 10 tiêu
chuẩn và 56 tiêu chí của FSC để vận dụng đưa vào tiêu chuẩn, tiêu chí của
Việt Nam.
Tại Châu Á – Thái Bình Dương Công ty SmartWood/Rain Forest Alliance
và SGS Forestry thực hiện phần lớn việc đánh giá quản lý rừng bền vững và
cấp chứng chỉ rừng.
Các lợi ích do FSC tạo ra:
1. Lợi ích về mơi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia
vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc
bảo tồn hơn là việc hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông
qua các hoạt động: i) Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác
như nước, đất; ii) Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống
nhất của rừng; iii) Bảo vệ các loại động vật quý hiếm, mơi trường
sống của chúng.
2. Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tơn trọng.
Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần
có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực.
3. Lợi ích kinh tế: Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử
dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng,
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và
chế biến.
7
Bộ tiêu chuẩn FSC gồm 10 nguyên tắc (9 nguyên tắc áp dụng cho toàn bộ
các loại rừng, trong khi nguyên tắc thứ 10 cụ thể cho rừng trồng). Sau đây là
các tiêu chuẩn tạm thời của Rain Forest Alliance/SmartWood để đánh giá
quản lý rừng tại Việt Nam (SW document code: FM-32-Vietnam, phiên bản
ngày 29 tháng 7 năm 2009 có hiệu lực từ tháng 8 năm 2009).
Tiêu chuẩn 1: Tuân thủ pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam. Chủ rừng
tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những
thỏa thuận quốc tế mà nhà nước đã kí kết, đồng thời tuân theo tất cả những
tiêu chuẩn và tiêu chí của Tiêu chuẩn FSC Việt Nam.
Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất. Quyền trách nhiệm sử
dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hóa và được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại. Quyền hợp pháp và theo phong
tục của người dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất họ công nhận và tôn
trọng.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân. Những hoạt
động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi
kinh tế xã hội của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.
Tiêu chuẩn 5: Những ích lợi từ rừng. Những hoạt động quản lý rừng có tác
dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ đa dạng của
rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích mơi
trường và xã hội.
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường. Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng
sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai,
những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức
năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý. Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy mô
và cường độ hoạt động lâm nghiệp với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp
thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.
8
Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá. Thực hiện giám sát định kỳ với quy
mô và cường độ kinh doanh nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản
phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi
trường và xã hội của những hoạt động đó.
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những giá trị bảo tồn cao. Những hoạt động quản lý
rừng ở những có giá trị bảo tồn cao có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các
thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến rừng bảo tồn
cao luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phòng ngừa.
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng. Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù
hợp với các Tiêu chuẩn và Tiêu chí 1-9. Khi rừng trồng để đáp ứng các lợi ích
kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng
trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự
nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự
nhiên.
Tóm lại với đề tài này chúng tôi muốn đánh giá các khíacạnh xã hội, mơi
trường và đặc biệt là về sự cống hiến của Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc theo
các tiêu chuẩn của FSC có liên quan đến lợi ích của người dân sở tại, công
nhân làm việc trong công ty và môi trường tại nơi công ty kinh doanh.
9
Chương 3
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1
Vị trí địa lý
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lộc Bắc (11020’40” –
11039’30” vĩ độ Bắc, 107027’54” – 107046’30” kinh độ Đông) nằm ở địa phận
hành chính của huyện Bảo Lâm. Địa giới của công ty bao gồm xã Lộc Bảo và
Lộc Bắc. Phía Bắc của cơng ty là sơng Đồng Nai, phía Nam là huyện Đạ Tẻh,
phía Tây là phần Cát Lộc của VQG Cát Tiên và phía Đơng là cơng ty lâm
nghiệp Bảo Lâm. Tổng diện tích đất lâm nghiệp do công ty quản lý theo quyết
định số 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008 là 33.606 ha, sau đó đã thu hồi
4.802 ha để định canh định cư cho đồng bào dân tộc, hiện tại đơn vị quản lý
28.804 ha diện tích bao gồm 35 tiểu khu.
3.2
Địa hình
Cơng ty lâm nghiệp Lộc Bắc nằm ở điểm cực Đông của dãy Trường Sơn.
Độ cao thay đổi từ khoảng 200m dọc sông Đồng Nai lên tới khoảng 1442m ở
phía Đơng. Phía Bắc, Tây Nam và trung tâm của lâm trường có độ cao thay
đổi trong khoảng 600 – 700m. Phần lớn diện tích đất của cơng ty là vùng đồi
núi bị chia cắt bởi các thung lũng có sườn dốc.Độ dốc khác nhau nhưng chủ
yếu là từ 20 – 250 ở vùng đồi núi, 5 – 100 ở một số trung tâm và phía Nam.
3.3
Thổ nhưỡng
Một phần ba diện tích đất của cơng ty là núi đá granite được cấu tạo từ tổ
hợp đất Humic Cambisols (ở sườn núi) và Humic Acrisol (ở đỉnh núi).Những
nơi này thường có lớp đá dày, đất bề mặt mỏng và thường bị rửa trôi. Đất bề
mặt ở vùng này sáng màu, tỷ lệ hạt cát thường chiếm 50 – 60%, hạt sét ít hơn
30%. Tầng đất giàu mùn, đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, độ
no kiềm thấp.
Phần diện tích ở phía Bắc và một phần ở phía Nam (có núi đá trầm tích) có
tổ hợp đất Humic Cambisols (ở đỉnh và sườn núi), đất Umbric Fluvisols ở các
thung lũng và đồng bằng.Đất ở vùng này cứng, tỷ lệ hạt sét sao lên tới
10
80%.Lớp đất dày và tầng mặt giàu mùn, đất chua có pH nhỏ hơn 4, nghèo
dinh dưỡng và độ no kiềm thấp.
Một phần ba diện tích đất của cơng ty là cao nguyên bazan với những ngọn
núi thấp có đất Humic Acrisols trên đỉnh và đất Umbric Gleysols ở thung lũng
và đồng bằng. Đất ở đỉnh có tỷ lệ hạt sét, thành phần dinh dưỡng trung bình,
độ no kiềm thấp.Đất ở sườn có màu đen, độ mùn và dinh dưỡng cao.
Theo bản đồ phân loại đất trong khu vực có 4 đơn vị phân loại đất có 4 loại
đất chính như sau:
-
Đất Feralit phát triển trên đá Bazan chiếm tỉ lệ 66,5% diện tích tự
nhiên.
-
Đất Feralit phát triển trên đá mẹ khác chiểm tỉ lệ 20,3% diện tích tự
nhiên.
-
Đất phù sa sơng suối chiếm tỉ lệ 8% diện tích tự nhiên.
-
Đất dốc bồi tụ chiếm tỉ lệ 6,2% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung đất đai tương đối tốt cịn mang tính chất đất rừng, có độ phì
cao, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ pH từ 4 – 5,5
tỉ lệ đá lẫn ít thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây rừng và sản xuất
nơng nghiệp.
3.4
Khí hậu và thủy văn
Hai trạm khí tượng có thể cung cấp số liệu về điều kiện khí hậu trong cơng
ty được đặt ở thành phố Bảo Lộc và Đắc Nông.
Khu vực công ty lâm nghiệp Lộc Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy
có hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khơ. Khí hậu ở các độ cao khác nhau
thì khác nhau, càng cao (từ 650 m so với mặt nước biển trở lên) thì nhiệt độ
càng giảm.
Cơng ty lâm nghiệp Lộc Bắc có lượng mưa lớn và có hai mùa khơ và mùa
mưa rõ ràng. Mùa mưa kéo dài khoảng tám tháng và chiếm tới 92 – 98% tổng
lượng mưa trong năm.Lượng mưa nhiều nhất và liên tục nhất diễn ra từ tháng
7 đến tháng 9.Mùa khơ có ít mưa hơn và có 2 – 3 tháng hạn. Lượng mưa bình
11
quân năm 1800 – 2200 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 83 – 86%
năm lượng bốc hơi thấp 780 mm. Chế độ gió: hướng gió Đơng và gió Tây.
Cơng ty chỉ có một hệ thống sơng chính là sơng Đồng Nai, bao gồm các
con suối nhỏ: suối Đa Prou ở phía Đơng, Đa Rsa (bắt nguồn từ trung tâm của
khu vực công ty quản lý) về phía Đơng Bắc, Đa Rial ở phía Bắc, Đa Siat ở
phía Tây Bắc (bắt nguồn từ phần Đơng của khu vực công ty quản lý) và suối
Đa Rtu (cũng bắt nguồn từ phần trung tâm của khu vực công ty quản lý và đổ
vào sơng Đồng Nai ở phía Tây Bắc). Mùa mưa lũ thường kéo dài trong
khoảng năm tháng, bắt đầu từ cuối tháng 6 kết thúc vào tháng 11. Khoảng
21% lượng nước đổ vào sông Đồng Nai là vào tháng 8, trong khi đó cạn nhất
là vào khoảng tháng 3 khoảng 0.8% lượng nước cả năm.
3.5
Đặc điểm kinh tế xã hội
Công ty lâm nghiệp nằm trong địa giới hành chính 2 xã đó là xã Lộc Bắc và
xã Lộc Bảo. Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa phần lớn là dồng bào dân tộc bản
địa và dân di cư tự do tứ các tỉnh khác đến, Thành phần dân tộc gồm có: Kinh,
K'ho, Chil, Mạ, Tày.
-
Tổng số hộ: 1584 hộ; tổng số nhân khẩu là 6549 khẩu gồm:
Dân tộc Kinh có 1930 khẩu chiếm 29,47%.
Dân tộc khác có 4619 khẩu chiếm 70,53%.
-
Tổng số lao động: 3512 lao động, trong đó:
Lao động Nam có 1757 lao động chiếm 50,02% tổng số lao động.
Lao động Nữ có 1755 lao động chiếm 49,98% tổng số lao động.
Xã Lộc Bắc có 4 thôn gồm 9 buôn thuộc 3 khu vực: khu trung tâm bao gồm
thôn 1 và thôn 2 giáp với xã Lộc Bảo, thôn 3 ở trung tâm dọc theo đường liên
thôn nối thôn 1 và thôn 4 ở cuối đường liên thơn.
Xã Lộc Bảo có 3 thơn gồm 6 bn thuộc 2 khu vực thôn 1 ở khu vực thôn ở
khu vực trung tâm, thôn 2 và 3 ở xa trung tâm khoảng 12 km.
Tỷ lệ tăng dân số ở cả 2 xã là 2,7%. Ngoài ra sự biến động dân số còn do di
cư tự do chủ yếu là từ miền Trung và miền Bắc vào.
12
Xã Lộc Bắc và xã Lộc Bảo là các xã miền núi cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu
thốn, nguồn lao động chủ yếu là phổ thơng nên có trình độ thấp, tập quán canh
tác còn lạc hậu, phương thức sản xuất còn theo kiểu truyền thống, việc đầu tư
thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, trong sản xuất cịn ít
kinh nghiệm. Nguồn thu nhập chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp từ các cây
trồng như cà phê, chè, điều, lúa tuy nhiên phần lớn thiếu đất canh tác. Mỗi hộ
trung bình có 1,82 ha đất canh tác nên đời sống cịn nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây với sự quyết tâm của Đảng, chính quyền địa
phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, dự án thiết thực ( 204,
393, 135, 661, 30A, 178, 4873… dịch vụ môi trường, tái định canh, định cư,
giảm nghèo nhanh và bền vững…) đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi, ổn
định, nâng cao đời sống của người dân về mọi mặt, dân cư vùng đồng bào
dân tộc đã ổn định được cuộc sống, không còn cuộc sống du canh du cư như
trước đây. Các buôn làng hiện nay đã được định canh, định cư ổn định, cơ sở
hạ tầng đã được nâng cấp, đất sản xuất được bố trí ổn định, số hộ giàu, hộ khá
ngày một nhiều hơn, số hộ nghèo giảm đi đang kể, khơng có hộ đói. Tình hình
chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng ổn định và giữ vững. Tuy nhiên bên cạnh
vẫn còn một số hộ nghèo cần được hỗ trợ giải quyết khó khăn.
3.6
Giáo dục và y tế
Tuy có sự quan tâm và đầu tư của nhà nước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,
mức độ biết chữ khơng đều và học sinh bỏ học từ rất sớm.Tình trạng luân
chuyển giáo viên hàng năm cao nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục khá
nhiều.
Cả 2 xã có 2 trạm xá số lượng bác sĩ, y tá, y sỹ còn rất thấp so với tổng dân
số trên địa bàn nên cịn khó khăn.Tuy nhiên cũng có một mạng lưới cộng tác
viên và y tế thôn bản đã được thiết kế để thường xun phổ biến thơng tin và
kiểm sốt tình hình dịch bệnh.
3.7
Cơ sở hạ tầng
13
Cả hai xã đã có mạng lưới điện Quốc gia vào năm 2003.Có trạm phát thanh
ở mỗi xã và có mạng lưới viễn thông tuy nhiên hệ thống phát thanh trong thời
gian hoạt động có nhiều trục trặc và hư hỏng nên chưa phát huy được nhiều
công dụng của hệ thống.
Giao thông tương đối thuận lợi hiện nay tuyến đường tỉnh lộ 725 đi từ
huyện Bảo Lâm vào công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc đã làm xong và đang thi
công tiếp tuyến đường nối liền xã Lộc Bắc đi Đạ Tẻh với tổng chiều dài
khoảng 30 km. Đường giao thông thông liên thôn đã được rải nhựa, đường
đến khu vực sản xuất còn là đường đất và đường mòn.
3.8
Tài nguyên động thực vật rừng
Trữ lượng gỗ toàn rừng là 1.856.738, lồ ô 34.034.000 cây. Tổ thành rừng
đa dạng bao gồm các kiểu rừng như: rừng nửa thường xanh rất thấp, rừng hỗn
giao lá rộng lá kim, rừng kín nhiệt đới nữa là rụng. rừng hỗn giao tre lồ ô,
rừng hỗn giao tre lồ ô, rừng trồng và trảng cây bụi.
Hệ thực vật có 486 lồi (khơng kể các lồi nhập nội được đưa vào trồng)
thuộc 331 chi và 129 họ. Có 6 lồi bị đe dọa tồn cầu như Anisoptera
scaphula (CR), A.costata (EN)…có 6 lồi thuộc mối quan tâm của bảo tồn
quốc gia như Dacrydium elatum (E), Hopea peirrei (EN).
Hệ động vật gồm có 423 lồi thuộc 78 họ và 22 bộ, trong đó có nhiều lồi
cần được bảo tồn như Hổ Panthera tigris (E), Bị tót Bos gaurus (EN)…
3.9
Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên: 28.804ha. Trong đó:
-
Đất có rừng: 28.293ha, chiếm 98,23% tổng diện tích.
-
Đất chưa có rừng: 107 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích.
-
Đất nơng nghiệp lấn chiếm: 404 ha, chiếm 1,4% tổn diện tích
14
Bảng 3.1: Bố trí diện tích sử dụng đất
Loại đất, loại
rừng
Diện
tích
(ha)
Tổng diện tích tự
nhiên:
28.804
Tỉ lệ
(%)
Sử dụng đất
100,00
Quản lý bảo vệ, khai thác gỗ rừng
1- Đất có rừng:
27430
95,23
tự nhiên, rừng trồng,, nuôi dưỡng
rừng trồng, khai thác lồ ô - tre nứa
1.1- Rừng tự
27.430
95,23
- Rừng giầu
166
0,58
- Trung bình:
4755
16,51
- Nghèo:
3085
10,71
Quản lý bảo vệ
- Non:
10659
37,10
Quản lý bảo vệ
nhiên:
Quản lý bảo vệ
Quản lý bảo vệ và khai thác gỗ
chính
Quản lý bảo vệ, khai thác lồ ô - tre
- Hỗn giao tre - gỗ
8765
30,43
nứa, cải tạo rừng nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế
1.2- Rừng trồng:
863
3,00
107
0,37
404
1,40
Quản lý bảo vệ, ni dưỡng rừng,
2- Đất chưa có
rừng:
3- Đất nơng
nghiệp:
*Nguồn: Công ty Lâm Nghiệp Lộc Bắc, 2012
15
Chương 4
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
4.1
Mục tiêu
1. Tìm hiểu những ảnh hưởng đến xã hội do hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
2. Tìm hiểu những tác động đến môi trường do hoạt động sản xuất lâm
nghiệp.
3. Tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả đã điều tra được về những tác động
xã hội và môi trường cũng như những mặt còn tồn tại.
4.2
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài đã đặt ra, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu
chi tiết các nội dung sau:
1. Tìm hiểu những ảnh hưởng đến xã hội do hoạt động sản xuất lâm nghiệp
theo các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn FSC như sau:
-
Các bằng chứng về sự hiểu rõ và tuân thủ theo pháp luật và các nguyên
tắc của FSC.
-
Trách nhiệm sử dụng đất và quyền của công ty trên diện tích đất rừng
được giao quản lý.
-
Quyền của người dân sở tại của người dân về quản lý theo phong tục.
-
Công ty đối với quyền của công nhân và những mối quan hệ cộng đồng.
-
Những lợi ích từ rừng đối với công ty trong sự phát triển bền vững.
2. Tìm hiểu những tác động đến mơi trường do hoạt động sản xuất lâm
nghiệp theo tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn FSC như sau:
-
Tiêu chuẩn số 6: Tác động môi trường.
3. Tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả đã điều tra được về những tác động
xã hội và mơi trường cũng như những mặt cịn tồn tại bằng các số liệu đã
tìm hiểu được qua các mục tiêu nêu trên.
4.3
Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập số liệu
Trao đổi với giáo viên hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết là bước đầu
tiên để có kế hoạch chi tiết cho tồn khóa luận.
16