Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại công ty cp xây lắp 3 hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 39 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
LỜI NÓI ĐẦU

Trong sản xuất kinh doanh, từ khâu nghiên cứu, khảo sát thị trường, tổ chức
tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của quá
trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Từ năm 1987, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh
tế thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động dựa trên nguyên tắc tự
hạch toán kinh doanh độc lập, ít có sự bao cấp của nhà nước. Chính vì lẽ đó,
nhiều doanh nghiệp đã chậm thích nghi với cơ chế thị trường đã đi đến phá sản.
Quả thật, để thích ứng với nền kinh tế thị trường thật là không đơn giản đối
với các chủ doanh nghiệp. Làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để bù
đắp chi phí và có lãi, đó là điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Chi phí luôn là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động trong các doanh nghiệp. Việc
tính toán đúng các chi phí bỏ ra sẽ thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là quyết định yếu tố đầu vào và xử lý các yếu tố đầu ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà đổi mới, nhiều doanh nghiệp đang
vươn lên không ngừng nhờ có chính sách hợp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
phù hợp. Việc tính toán các chi phí và biết khai thác khả năng sẵn có của mình để
giảm chi phí đến mức thấp nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tồn tại lâu
dài.
Nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của công cuộc đổi mới, từng bước phù
hợp với cơ chế thị trường. Sau một thời gian thực tập tại Công ty CP xây lắp 3 Hải
Dương, đi sâu tìm hiểu sản xuất kinh doanh của công ty em nhận đề tài “Thực
trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và biện pháp hạ giá
thành sản phẩm”
Nội dung của báo cáo thực tập nghiệp vụ gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu về Công ty CP xây lắp 3 Hải Dương
Phần 2: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí


sản xuất và giá thành sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Sau thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thu
Hòa cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp em thu thập số liệu và
thông tin để hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Song do thời gian thực tập không dài,
với kiến thức và trình độ bản thân em còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
2
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
LẮP III HẢI DƯƠNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III HẢI DƯƠNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp III Hải Dương
Trụ sở chính: số 210, phố Nguyễn Trãi, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương.
Công ty cổ phần xây lắp III Hải Dương nằm trên quốc lộ 18, số 210, phố Nguyễn
Trãi, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tiền thân là đội công trình
kiến trúc, Công ty cổ phần xây lắp III Hải Dương được hình thành theo Quyết
định số: 121/TC-DC ngày 15/4/1974 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là UBND
tỉnh Hải Dương) với số lượng biên chế cán bộ công nhân viên là 121 người.
Đến năm 1992 Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 737/QĐ-UB
ngày 18/9/1992 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là UBND tỉnh Hải Dương). Năm

1997, công ty được đổi tên thành Công ty xây lắp III Hải Dương.
Trải qua 37 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây lắp III Hải
Dương đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đã gặp không ít khó khăn song công ty
vẫn đứng vững và ngày càng phát triển.
Từ năm 1992 trở lại đây, sau khi được thành lập lại, doanh nghiệp đã ổn
định, tổ chức lại sản xuất, cải tiến lại kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị phù
hợp và tạo lòng tin cho khách hàng, giá trị tổng sản lượng đạt hiệu quả ngày càng
cao, đời sống người lao động từng bước ổn định và thu nhập được nâng cao.
Năm 2004, Công ty xây lắp III Hải Dương thực hiện cổ phần hóa và đổi
tên thành Công ty cổ phần xây lắp 3 Hải Dương với cơ cấu vốn điều lệ là:
2.700.000.000 đồng.
Trong đó:
- Nhà nước: 12.420 cổ phần tương ứng 1.242.000.000 đồng.
- Người lao động: 14.580 cổ phần tương ứng 1.458.000.000 đồng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
3
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Sau khi cổ phần hoá, phát huy những thành tích đã đạt được và sự quyết
tâm của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty xây dựng Công ty ngày một
phát triển, thực hiện tốt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, tạo nhiều công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
2. Chức năng, nhiệm vụ
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp
- Xây dựng các công trình dân dụng và doanh nghiệp
- Xây dựng các công trình nông thôn
- Xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng
- Xây dựng các hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và sinh hoạt
- Xây dựng sân, đường bê tông…
3. Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Xây lắp III Hải Dương xây dựng mô hình tổ
chức quản lý theo phương án sản xuất kinh doanh đã được UBND tỉnh Hải Dương phê
duyệt.
Hình 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III HẢI DƯƠNG
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
4
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PGĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT PGĐ PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH
PHÒNG KH-KT PHÒNG KT-TV PHÒNG TC-HC
CÁC ĐỘI THI CÔNG CÁC CHI NHÁNH XD
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
* Giải thích sơ đồ bộ máy quản lý:.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,
có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.
- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của công
ty. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong điều hành quản lý hoạt động kinh doanh
trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính để báo cáo với đại hội cổ
đông.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan pháp lý công ty, có quyền quyết định mọi vấn
đề liên quan tới mụch đích, quyền lợi của công ty. Quyết định các chiến lược phát triển,
phương án đầu tư, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của công ty và chịu trách nhiệm trước
đại hội cổ đông về công việc của mình.
- Giám đốc điều hành: do hội đồng quản trị bầu ra là người điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty, thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, thực

hiện các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh. Giám đốc điều hành phải chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị về việc điều hành công ty.
- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật trước Giám
đốc điều hành, chỉ đạo các đội thi công, chi nhánh xây dựng thực hiện kế hoạch thi công
xây lắp công trình.
- Phó Giám đốc phụ trách hành chính: chịu trách nhiệm về tình hình hành
chính của công ty
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý, tuyển chọn bố trí sắp xếp cán bộ
công nhân viên trong Công ty phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty. Cùng
các phòng tính toán và đưa ra định mức lương, tổ chức cho công nhân viên học
tập nâng cao tay nghề, thảo ra các văn bản quản lý và lưu trữ các hồ sơ lý lịch
các chính sách
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn đồng thời đôn đốc các
bộ phận thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
+ Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của các công trình.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
5
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+ Lập dự toán kinh phí, định mức và có tham gia đấu thầu các công
trình….
- Phòng Kế toán - Tài vụ: tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế
toán, thu thập và phân tích số liệu liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh theo dõi
các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán với người mua, người bán, …
- Các đội thi công: có nhiệm vụ thi công các công trình, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về công trình mình quản lý.
4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Hình 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III HẢI DƯƠNG

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)
* Giải thích tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Ban đấu thầu: có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu và thuyết minh các biện pháp
thi công cũng như các biện pháp hạ giá thành công trình. Khi đã trúng thầu, căn
cứ vào khả năng từng đội và đặc điểm công trình nhận xây lắp, Giám đốc sẽ giao
cho đội đó thực hiện thi công.
+ Đội trưởng đội sản xuất: Tự tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đội để
hoàn thành tốt công trình mà đội đang thi công. Đội trưởng kết hợp với cán bộ kỹ
thuật hoàn thiện hồ sơ thi công như biên bản nghiệm thu, theo dõi sổ nhật ký
công trình.
+ Cán bộ kỹ thuật: Là người trực tiếp ở công trường, chỉ đạo công nhân thực
hiện đúng theo thiết kế thi công.
+ Nhân viên kinh tế: Có nhiệm vụ tập hợp và sử lý sơ bộ các chứng từ ban
đầu như: Hoá đơn bán hàng, bảng chấm công, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
6
BAN ĐẤU THẦU
ĐỘI TRƯỞNG SẢN XUẤT
THỦ KHO NHÂN VIÊN KINH TẾCÁN BỘ KỸ THUẬT
CÔNG NHÂN SẢN XUẤT
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
để định kỳ gửi lên phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty làm cơ sở cho việc tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Thủ kho: Là người theo dõi, quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên
vật liệu đồng thời chuyển các phiếu nhập, xuất kho cho nhân viên kinh tế
đội sử lý sơ bộ.
+ Công nhân sản xuất: Làm việc dưới sự điều hành, quản lý của Đội trưởng, cán bộ
phụ trách kỹ thuật và Nhân viên kinh tế.
5.


Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: QUY MÔ DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2009 2010 Tương đối Tuyệt đối
Tổng doanh
thu (đồng)
58.569.286.141 71.154.416.433 121,49% 12.585.130.292
Tổng lợi
nhuận(đồng)
630.000.000 675.000.000 107,14% 45.000.000
Giá trị tổng
sản lượng
(đồng)
63.800.000.000 87.291.000.000 136,82% 23.491.000.000
Tổng số lao
động (người)
102 121 118,63% 19
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)
*Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung toàn đơn vị đang có xu hướng đi
lên, các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng ổn định, vững chắc. Cụ thể: Giá trị tổng sản lượng
mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2010 là 87.291.000.000 đồng, tăng
23.491.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 136,82%so với năm 2009. Tổng doanh
thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được năm 2010 so với năm 2009 đều tăng lên. Cụ
thể: Doanh thu của doanh nghiệp tăng 12.585.130.292 đồng, tương ứng với tỷ lệ
121,49%, lợi nhuận doanh nghiệp thu về tăng 45.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ
107,14%.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền

Lớp: QTKD K9B
7
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
6.

Phương hướng phát triển
- Về tổ chức quản lý hành chính: Công ty mạnh dạn sắp xếp, sắp xếp lại bộ
máy tổ chức, tăng cường lao động trực tiếp, giảm tối đa lao động gián tiếp để đẩy
mạnh năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, mở rộng sản
xuất từng bước cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
- Về tổ chức quản lý sản xuất: Ban lãnh đạo Công ty điều hành quản lý sản
xuất, lập kế hoạch sản xuất, mạnh dạn giao quyền chủ động sản xuất cho các đội
hoạt động theo định hướng chung của Công ty, Công ty tổng hợp, bao quát để chỉ
đạo và hạch toán chung.
- Về quy mô: Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng và chiều
sâu. Với điều kiện của Công ty hiện nay Công ty đang dự kiến liên kết với các
Công ty khác cùng hoạt động xây lắp để tập trung năng lực sản xuất và máy móc
thiết bị, đầu tư trang thiết bị hiện đại để có điều kiện nhận thầu những công trình
lớn, hiện đại.
- Về máy móc thiết bị: Với điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát
triển hiện nay, các thông tin phải được cập nhật và nắm bắt hàng ngày một cách
nhanh nhất. Vì vậy, để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh thì phải đầu tư
trang thiết bị máy móc cho các phòng ban làm việc.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Công ty nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông
nông thôn, ngoài ra công ty còn nhận thầu các công trình cung cấp nước sạch thành phố
và các công trình thuỷ lợi kênh mương nội đồng. Mỗi công trình đều được thi công
theo đơn đặt hàng riêng, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và yêu cầu kỹ

thuật của công trình đó.
Quá trình tạo ra sản phẩm của Công ty: từ khi khởi công xây dựng đến
khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào
quy mô, tính chất phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công xây dựng
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
8
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc
khác nhau. Các công việc này chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh
hưởng lớn của yếu tố thiên nhiên như: nắng, mưa, gió, bão, lũ lụt Do đó, quá
trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, phải di chuyển theo địa điểm
đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công công trình.
Sản phẩm của Công ty mang tính cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng
đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát
huy tác dụng.
Với đặc thù của ngành xây dựng phải thi công trên địa bàn rộng, sản phẩm xây
lắp có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, quá trình thi công phần lớn là thủ công. Do
đó, để phù hợp với đặc thù trên công ty tổ chức sản xuất theo tổ, đội sản xuất.
2. Đặc điểm về kỹ thuật – công nghệ


Quy trình công nghệ tổng quát của loại hình xây dựng dân dụng và công
nghiệp:
Hình 1.3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP:
* Giải thích quy trình công nghệ.
B1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
B2: Thi công phần móng
B3: Thi công phần thô

B4: Thi công mái:
B5: Công tác hoàn thiện
B6: Lắp đặt hệ thống điện
B7: Lắp đặt hệ thống nước
B8: Nghiệm thu đưa vào sử dụng
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
9
1 2 3 4 5 8
7
6
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
3. Tình hình lao động – tiền lương
3.1. Tình hình lao động
BẢNG 1.2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦACÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III
HẢI DƯƠNG
Chỉ tiêu 2009 2010
So sánh
Tương đối Tuyệt đối
A. Tổng số lao động 102 121 118,63% 19
B. Tổng số lao động
1. Giới tính
a. Nam 77 87 112,99% 10
b. Nữ 25 34 136% 9
2. Trình độ
a. Đại học 34 43 126,47% 9
b. Cao đẳng 14 24 171,43% 10
c. Trung cấp 33 25 75,76% -8
d.Công nhân kỹ thuật 21 29 138,1% 8
(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính )

*Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình lao động của công ty từ năm
2009 đến năm 2010 tăng lên khá rõ. Năm 2009 số lượng lao động là 102 người, đến năm
2010 số lao động của công ty tăng lên 19 người tương ứng với tỷ lệ 118,63%. Trong
vòng 2 năm, lực lượng lao động gián tiếp của công ty có trình độ Đại học tăng 9 người,
Cao đẳng tăng 10 người, công nhân kỹ thuật tăng 8 người và trình độ trung cấp cũng
giảm đáng kể. Công ty đang thực hiện giảm biên chế, tuyển dụng những người có trình
độ, năng lực vào làm, giảm bớt những người có trình độ thấp nhằm làm tăng chất lượng
hiệu quả công việc.
Số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chủ yếu là ở bộ phận quản lý, còn
số lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chủ yếu là ở bộ phận sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
10
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
3.2. Tình hình tiền lương
BẢNG 1.3: TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III
HẢI DƯƠNG
Chỉ tiêu 2009 2010
So sánh
Tuyệt đối Tương đối
1.Tổng quỹ lương
(đồng)
641.595.100 773.584.700 131.989.600 120,57%
2.Tổng số lao động
(người)
102 121 19 118,63%
3. Lương bình quân
(đồng/tháng)
1.800.000 2.100.000 300.000 116,67%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

*Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiền lương trong doanh nghiệp
năm 2010 tăng lên đáng kể so với năm 2009. Mức lương bình quân tăng thêm 300.000
đồng/tháng, tương ứng với tỷ lệ 16,67%. Mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn về
kinh phí song năm 2010 công ty cũng đã có những hoạt động tích cực chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho người lao động. Nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của người lao
động, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp cung ứng trên thị trường

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
11
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
4. Tình hình vật tư
BẢNG 1.4: TÌNH HÌNH VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III HẢI
DƯƠNG
STT Tên vật tư
ĐV
T
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Nhập
Xuấ
t
Nhập Xuất Nhập Xuất
1 Xi măng Tấn 20 5 950.000 950.000 19.000.000 4.750.000
2 Cát vàng m
3
15 12 57.200 57.200 858.000 686.400
3 Đá m
3
20 15 69.500 69.500 1.390.000 1.042.500

4 Thép Ф6 + Ф8 Kg 5.000 4.000 6.800 6.800 34.000.000 27.200.000
5 Thép Ф10 +Ф22 Kg 10.000 5.000 5.238 5.238 52.380.000 26.190.000
6 Gạch tyunel Viên 65.000 12.000 890 890 57.850.000 10.680.000
7 Cuốc Cái 300 50 30.000 30.000 9.000.000 1.500.000
8 Xẻng Cái 200 70 35.000 35.000 7.000.000 2.450.000
9 Cộng 181.478.000 74.498.900
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
5. Tình hình tài chính
Đối với công tác quản lý tài chính trong năm qua, thực tế cho thấy còn có rất
nhiều khó khăn. Công ty đã xây dựng được quy chế quản lý tài chính phù hợp với mô
hình sản xuất, nhưng kết quả còn chưa cao.
Công tác kế toán – tài vụ của công ty đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực quản
lý tài chính, cụ thể:
- Luôn bám sát các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện.
Triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý tài chính thuộc các
cấp tới các đơn vị sản xuất.
- Đội ngũ CBNV kế toán, NVKT và thủ trưởng các đơn vị sản xuất có sự phối
hợp chặt chẽ để thực hiện các công việc hạch toán chi phí sản xuất, luân chuyển chứng
từ kế toán và một số công tác nghiệp vụ, chuyên môn khác, phối hợp với các đơn vị tích
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
12
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
cực thu hồi công nợ. Vì vậy công tác quản lý tài chính của công ty trong năm 2010 đã
có nhiều tiến bộ.
- Trong năm qua việc tạo nguồn vốn và cấp phát vốn trong tình hình ngân sách
Nhà nước có khó khăn nhưng vẫn cơ bản kịp thời đáp ứng cho các đơn vị đủ vốn để thi
công. Nhất là công trình có tính chất trọng điểm.
- Hồ sơ các công trình, hợp đồng kinh tế, dự toán, quyết toán, tập hợp chi phí
thực tế và các văn bản liên quan của các đội cũng như của công ty cơ bản đã có những

bước chuyển biến tốt. Hệ thống sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ đã được hướng dẫn và
kiểm tra kỹ càng hơn, đảm bảo tính hợp lệ, hạn chế được những thiếu sót trọng yếu trong
khâu nghiệp vụ.
- Về thực hiện các khoản trích nộp Ngân sách Nhà nước: Năm 2010, Công ty đã
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu. Đảm bảo thu, chi đúng nguyên tắc theo các chuẩn
mực kế toán, kê khai và nộp các khoản thuế cho Nhà nước đầy đủ,đúng kỳ hạn.
- Các chế độ của người lao động luôn được đảm bảo kịp thời, đúng quy định,
đúng chính sách của Nhà nước.
*Những khó khăn trong công tác tài chính:
- Nguồn vốn tự có và tích lũy chưa được nhiều, chủ yếu dựa vào nguồn vay tín
dụng Ngân hàng.
- Đơn giá xây dựng cơ bản chưa phù hợp với thị trường giá cả, thông thường là
thấp hơn thực tế.
- Chính sách địa phương có nhiều điểm chưa phù hợp, chưa kịp thời, tiêu cực xã
hội vẫn còn, thủ tục hành chính chưa hết rườm rà.
- Tình hình thu hồi công nợ ở một số công trình gặp rất nhiều khó khăn.
- Hồ sơ thanh toán quyết toán chậm được xem xét, trình duyệt, nguồn vốn thanh
toán được bố trí quá ít so với tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Từ đó làm cho nền
tài chính của Công ty bị ảnh hưởng không nhỏ. Hiệu quả của đồng vốn rất thấp. Thiếu
vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh phải vay Ngân hàng nhiều, thời gian vay kéo dài làm
đội giá thành sản xuất, lợi nhuận kinh doanh nhỏ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
13
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
BẢNG 1.5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUA 2 NĂM 2009 VÀ NĂM 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh
Tương đối Tuyệt đối

1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
58569286141 71154416433 121,49% 12585130292
2. Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
58569286141 71154416433 121,49% 12585130292
3. Giá vốn hàng
bán
55871677135 67377376550 120,59% 11505699415
4. Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2697609006 3777039883 140,01% 1079430877
5. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2697609006 3777039883 150,03% 1034430877
6. Lợi nhuận thuần
về hoạt động kinh
doanh
630000000 675000000 107,14% 45000000
7. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
630000000 675000000 107,14% 45000000
8. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
55125000 84375000 153,06% 29250000
9. Lợi nhuận sau
thuế TNDN

574875000 590625000 102,74% 15750000
10. Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
14000 15000
107,14% 1000
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Trong những năm gần đây, mặc dù đứng trước sự suy thoái và khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, sự tăng giảm thất thường của nguyên vật liệu đầu vào nhưng được sự quan
tâm của các cơ quan ban ngành cùng với sự nỗ lực của toàn bộ CBCNV Công ty, Công
ty CP xây lắp 3 Hải Dương vẫn đứng vững và khẳng định được vị thế và hoạt động sản
xuất kinh doanh vẫn đạt kết quả tốt.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
14
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Qua bảng 2.1 ta có thể nhận xét từng chỉ tiêu như sau:
- Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 tăng 12585130292 đồng so với năm
2009, tương ứng tăng 121,49%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1034430877
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 150,03%.
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 15750000
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 102,74%. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty có hiệu quả năm sau cao hơn năm trước khá nhiều.
6. Quản lý chất lượng các công trình
- Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế.
- Công trình có mức độ an toàn cao, bền vững.
- Công trình đáp ứng được các quy định về quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn

kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu trong hợp đồng xây dựng.
- Các công trình đảm bảo chất lượng mỹ thuật, có tính sáng tạo, bố cục hiện đại
nhuần nhuyễn với truyền thống, không sao chép, lặp lại.
Tóm lại, chất lượng công trình xây dựng phải được đánh giá về độ an toàn, bền
vững, kỹ thuật và mỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
7. Quản lý chi phí sản xuất
Công ty luôn áp dụng mọi biện pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa chi phí
sản xuất để hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh của các công trình của công
ty, thu lợi nhuận tối đa. Nhìn chung, việc quản lý chi phí quản lý của Công ty khá tốt.
Công ty đã đưa ra các chiến lược và biện pháp hợp lý để tiết kiệm tối đa các khoản mục
chi phí. Đồng thời tận dụng và khai thác một cách triệt để nguồn nhân lực và vật lực để
đẩy mạnh doanh số bán hàng và mang về một khoản lời lớn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
15
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
8. Thị trường - tiêu thụ
Công ty CP xây lắp 3 Hải Dương nằm trên quốc lộ 18, số 210, phố Nguyễn Trãi,
phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Các công trình mà công ty đã và đang
xây dựng không những nằm ở tất cả các địa bàn trong tỉnh mà còn phân phối rộng rãi ở
tất cả các tỉnh thành trên cả nước như: Hải Phòng, Thái Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang,
Sơn La, Lai Châu
Với mạng lưới công trình được phân phối rộng rãi trong cả nước đòi hỏi công ty
phải có chế độ quản lý thích hợp, đồng thời công ty phải có chiến lược tiêu thụ thích hợp
nhằm hướng tới những thị trường mới, thu hút một lượng khách hàng đông hơn, nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Một số công trình mà công ty đã và đang xây dựng:
- Xưởng thực hành nghề da dày Trường Đại học Sao Đỏ
- Nhà D bệnh viện lao và bệnh phổi Bắc Ninh

- Thiết kế và thi công hệ thống cấp nước xã Vũ Đoài, Duy Nhất – Thái Bình
- XD hệ thống đường ống cấp nước khu công nghiệp Tân Trường
- Trạm y tế xã Phú Điền – Nam Sách
- Trường mầm non xã Nhân Quyền – Bình Giang…
9. Cơ chế quản lý nội bộ
- Thời gian làm việc đối với cán bộ công nhân viên làm việc hành chính và quản
lý là : Buổi sáng: 7h→ 11h, buổi chiều: 2h → 5h.
- Đối với các công trình thi công phải luôn luôn đảm bảo an toàn trong lao động
và sản xuất.
- Đối với các phòng ban tài chính, kế toán thì phương châm hàng đầu là phải
thanh liêm, trong sạch.
- Đối với các phòng ban tổ chức thì phải làm đúng nhiệm vụ chức năng của mình.
- Duy trì giao ban điều hành sản xuất kinh doanh một tuần một lần đối với cán bộ
chủ chốt, một quý một lần đối với tổ trưởng trở lên để kiểm tra đôn đốc tình hình hoạt
động của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
16
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Thường xuyên kiểm tra thay thế sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho sản
xuất và bảo hộ lao động cho công nhân.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất
trong kì kinh doanh nhất định.

1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, tính chất công dụng khác nhau
trong quá trình sản xuất kinh doanh. do vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch
toán chi phí sản xuất kinh doanh người ta tiến hành phân loại theo các tiêu thức
khác nhau.
*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi
phí:
Theo tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được chia ra thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các giá trị nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ dùng vào sản
xuất kinh doanh sau khi đã loại trừ giá trị nguyên vật liệu không dùng hết và
phế liệu thu hồi nhập kho.
- Chi phí nhân công:
+ Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
17
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số khấu hao tài sản
cố định phải trích trong kỳ của toàn bộ tài sản cố định sử dụng cho sản xuất
kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ các dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Chi phí bằng tiền khác: là những chi phí bằng tiền mà các yếu tố trên
chưa phản ánh.
* Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng mục đích công dụng

trong quá trình sản xuất được xếp vào một khoản mục chi phí. theo quy định
hiện hành, giá thành sản xuất gồm 5 khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ hay chi phí nhiên liệu tham gia vào sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các
khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là những phát sinh trong phạm vi phân xưởng
sản xuất nhưng có tính chất phục vụ cho sản xuất và quản lý chung của phân
xưởng.
- Chi phí bán hàng: là những chi phí nhằm thực hiện chức năng tiêu thụ,
bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao
vụ, dịch vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí nhằm thực hiện chức
năng quản lý. Bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và
những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.
* Căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí và chi phí:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình chế
tạo sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
18
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung): là những chi phí phục vụ quản
lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực
hiện các lao vụ, dịch vụ.
* Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm:
- Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi khi số lượng sản phẩm
thay đổi.

- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi khi số lượng sản phẩm thay
đổi.
2. Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm

:
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí về lao
động sống và lao động vật hoá như: nguyên, nhiên vật liệu, động lực, khấu hao
tài sản cố định, tiền lương và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần dùng để
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Phân loại giá thành:
Giá thành được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục
đích kinh doanh. về góc độ hạch toán ta nghiên cứu phân loại theo những tiêu
thức sau:
* Theo thời điểm và nguồn số liệu, giá thành được chia ra làm ba loại:
- Giá thành kế hoạch: thời điểm xác định giá thành kế hoạch là trước khi
bước vào kinh doanh (thường vào đầu năm). giá thành kế hoạch được tính trên
cơ sở số liệu sản xuất theo kế hoạch, căn cứ vào giá thành thực tế kỳ trước và
các định mức bình quân tiên tiến, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. giá
thành kế hoạch không thay đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, nó là mục tiêu phấn
đấu của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực
hiện giá thành và hạ giá thành.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. giá thành thực tế phản ánh đúng thực trạng sử dụng các loại chi phí
và các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
19
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

*Căn cứ vào số lượng và đối tượng cần tính giá thành:
- giá thành đơn vị.
- giá thành toàn bộ.
* Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia làm hai loại:
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến sản xuất. bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí dự dụng máy, chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
giá thành
toàn bộ
=
giá thành
sản xuất
+
chi phí
bán hàng
+
chi phí quản lý
doanh nghiệp
2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
- Chi phí sản xuất: bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động
vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định nhưng không liên quan đến số lượng và số loại sản
phẩm.
- Giá thành sản phẩm: bao gồm cả chi phí của kỳ trước (giá trị dở dang
đầu kỳ) và một phần chi phí phát sinh trong kỳ và cả chi phí chưa thực tế phát
sinh.
Chi phí nằm trong giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, kỳ này đã hạch toán
và các khoản chi phí trích trước. Mặt khác chi phí sản xuất trong kỳ không tính

hết chuyển vào sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất
(chi phí sản xuất phản ánh hao phí cho quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm
phản ánh kết quả của quá trình sản xuất). do đó chúng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, chúng đều biểu hiện là những hao phí về lao động sống và lao động
vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm.
3. P hương pháp tính giá thành:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
20
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Việc tính giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ được tính theo
công thức sau:
z
sx
= d
đk
+ c - d
ck
Trong đó: - z
sx
: giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành.
- d
đk
: chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- d
ck
: chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- c: chi phí sản xuất trong kỳ.
- Giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chi phí thực

tế của số sản phẩm, dịch vụ đủ điều kiện tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó bao
gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ và chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm, dịch vụ đó.
Giá thành toàn bộ được tính theo công thức sau:
z
tb
= z
sx
+ c
bh
+ c
ql
Trong đó: - z
tb
: giá thành toàn bộ sản phẩm.
- c
bh
: chi phí bán hàng.
- c
ql
: chi phí quản lý doanh nghiệp.
Về mặt quản lý giá thành, thì giá thành sản xuất còn có thể chia thành giá
thành kế hoạch, giá thành định mức của sản phẩm để có thể so sánh; phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành hoặc việc chấp hành định mức chi phí,
định mức giá thành
Có nhiều phương pháp tính giá thành, về cơ bản có hai phương pháp: tính
giá thành theo công việc, tính giá thành theo giai đoạn.
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức quản lý sản
xuất mà kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp.
4. Ý nghĩa của việc phân tích giá thành sản phẩm


:
Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành
sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng có tính chất tổng hợp quan trọng nhất để
đánh giá, phản ánh trình độ quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, phân tích giá thành sản phẩm nhằm mục đích cung cấp những thông tin
về giá thành cao hay thấp so với kế hoạch, biết được tình hình sử dụng chi phí
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
21
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
sản xuất trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, biết được nguyên nhân, các
nhân tố làm tăng giảm chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá thành.
Phân tích giá thành giúp cho ta đánh giá tổng quát được tình hình thực
hiện giá thành, là cách tốt nhất để khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng
tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó tìm ra các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật
tối ưu nhất nhằm hoàn thiện giá thành, làm tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. việc
lập kế hoạch giá thành của kỳ sau có mang tính khoa học thực tiễn và sát thực
hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chính xác của kết quả phân tích
giá thành của kỳ trước. mặt khác, không tiến hành làm tốt công tác phân tích
giá thành thì không thể xác định được giá bán sản phẩm một cách hợp lý để
thực hiện tốt các chế độ tài chính của nhà nước quy định.
5. Phân tích tình hình biến động của yếu tố chi phí trong giá thành
đơn vị sản phẩm

:
a) Phân tích yếu tố chi phí nguyên vật liệu:
Với phương pháp này ta xem xét và so sánh thực tế với dự toán xác định
chênh lệch nguyên vật liệu (tiết kiệm hay vượt chi). sau đó xác định các nhân tố

ảnh hưởng như giá cả nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện
định mức tiêu hao.
- Đơn giá của nguyên vật liệu: bao gồm giá mua của nguyên vật liệu và
chi phí thu mua như: chi phí bốc xếp, vận chuyển, bảo quản
- Định mức tiêu hao: sự biến động của định mức tiêu hao nguyên vật liệu
trong kỳ do ảnh hưởng của:
+ Sự thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.
+ Sự thay đổi các nhân tố sử dụng nguyên vật liệu.
b) Phân tích yếu tố chi phí tiền lương:
Phân tích khoản mục này trong giá thành là ta phân tích chi phí tiền
lương và các khoản trích theo lương.
+ Phân tích mức độ ảnh hưởng tới chênh lệch quỹ lương bằng cách thay
thế liên hoàn các nhân tố: số lượng lao động và lương bình quân đầu người.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
22
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+ Phân tích sự biến động của chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị
mỗi loại sản phẩm.
+ So sánh lương thực tế với kế hoạch của sản phẩm.
+ Số chênh lệch do năng suất lao động của người lao động.
c) Phân tích yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định:
Khấu hao tài sản cố định là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu
hồi lại bộ phận giá trị đã hao mòn của tài sản cố định. việc phân tích yếu tố này
được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp tính mức khấu hao theo thời gian.
Mức khấu hao
bình quân
=
Nguyên giá tài
sản cố định

x
Tỷ lệ
khấu hao
x
Thời gian tính
khấu hao
12
Khấu hao nhiều hay ít phụ thuộc vào cách tính khấu hao, có hai nhân tố
ảnh hưởng đến mức chi phí khấu hao:
- Nhân tố 1: nguyên giá của máy móc thiết bị thay đổi do đánh giá lại, do
mua sắm, do nhận liên doanh, do nhượng bán, do thanh lý Thời điểm xác định
nguyên giá thay đổi khi tính toán mức chi phí khấu hao là kỳ báo cáo liền ngay
sau kỳ có sự biến đổi tài sản cố định.
- Nhân tố 2: tỷ lệ khấu hao mỗi loại máy móc thiết bị, tính mức ảnh
hưởng của mỗi nhân tố nêu trên bằng cách thay thế liên hoàn.
d) Phân tích yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và yếu tố chi phí khác
bằng tiền:
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm số tiền phải trả cho việc sử dụng các
dịch vụ mua ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí bằng tiền là các khoản khác đã trả hoặc sẽ trả trực tiếp dưới hình
thái giá trị cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Đây là hai yếu tố vừa mang tính chất biến đổi vừa mang tính chất cố
định, khi phân tích sử dụng phương pháp so sánh, so sánh trên tổng số và so
sánh trên từng nội dung. dựa vào tình hình biến động và nội dung từng khoản
chi phí để nhận xét.
6. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm

:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B

23
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Tổ chức hợp lý các quá trình sản xuất: Trong đó xác lập các phương
án sản xuất hợp lý với công nghệ, trang bị kỹ thuật mới, chú trọng đầu tư chiều
sâu, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, phân công và bố trí lao động hợp lý, đa
dạng hoá mặt hàng, đảm bảo tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng suất lao động: Có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ giá
thành sản phẩm, trong đó vừa giảm chi phí lao động sống, vừa hạ chi phí bất
biến cho đơn vị sản phẩm. cần cải tiến tổ chức lao động đi đôi với sắp xếp hợp
lý sản xuất, cải tiến kỹ thuật. trước hết là bố trí hợp lý lao động và sử dụng lao
động trong doanh nghiệp có hiệu quả, hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí ngày
công, giờ công của người lao động. việc áp dụng các hình thức trả lương khoán,
lương sản phẩm, tăng cường kỷ luật lao động, đều có tác động đến mức tăng
năng suất lao động trong doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Là một hướng tích cực để hạ giá
thành sản phẩm. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong
giá thành sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp. Trong thực tế cần coi áp dụng
các biện pháp tổ chức và kỹ thuật để giảm thấp những hao tổn, mất mát trong
thu mua, vận chuyển, dự trữ. Bảo đảm hao phí vật tư đúng định mức trong sử
dụng, giảm lượng sản phẩm hư hỏng, sử dụng nguyên vật liệu thay thế trên cơ
sở đổi mới công nghệ, lợi dụng tổng hợp nguyên vật liệu và áp dụng công nghệ
không có phế thải.
- Giảm thấp chi phí khấu tài sản cố định: Trên cơ sở tận dụng công suất
máy móc thiết bị, lợi dụng diện tích nhà xưởng, huy động tối đa năng lực sản
xuất hiện có. để thực hiện biện pháp này cẩn tổ chức tốt các quá trình phục vụ
sản xuất, đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cần dùng, khắc phục tình trạng máy
móc hư hỏng, thiếu việc làm, nằm chờ sửa chữa
- Tiết kiệm mọi chi phí gián tiếp: Là một nguồn tiềm năng thực tế để hạ
giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Cần tổ chức lại bộ máy quản lý
giảm bớt chi phí lao động gián tiếp, các chi phí quản lý hành chính, tiếp khách

hoặc các khoản chi tiêu không đúng tiêu chuẩn.

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP III
HẢI DƯƠNG
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
24
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
1. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty CP xây lắp 3 Hải Dương là một doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm chủ yếu
của Công ty là các loại hình xây lắp dân dụng, công nghiệp, giao thông nông thôn, thủy
lợi nội đồng. Đặc điểm của loại hình xây lắp là mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn
đặt hàng của người giao nhận, do đó chi phí sản xuất của công ty cũng được phân loại
phù hợp với đặc điểm của các loại hình sản phẩm này.
Chi phí sản xuất của công ty được chia làm 5 loại là:
- Chi phí vật liệu trực tiếp: bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp cấu
thành lên thực thể sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về tiền lương và các khoản phải trích
theo lương của công nhân trực tiếp thi công công trình.
- Chi phí máy thi công: Là toàn bộ những chi phí về máy móc trực tiếp thi công cho
các công trình.
- Chi phí chung: Là toàn bộ chi phí như tiền lương, các khoản trích theo lương của
cán bộ quản lý đội và các khoản chi phí khác phục vụ thi công như: chi phí bảo hộ lao
động, chi phí nghiệm thu công trình
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản phải
trích theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định của văn phòng Công ty và các khoản
chi khác như: điện, nước, vệ sinh môi trường, phí và lệ phí
2. Giá thành kế hoạch của Công ty xây lắp III Hải Dương:
Vì sản phẩm xây lắp là loại hình sản phẩm đơn chiếc sản xuất theo kiểu đơn đặt

hàng nên phương pháp tính giá thành của Công ty là tính giá thành theo công việc. Theo
phương pháp này thì chi phí sản xuất được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công
trình. Việc tính giá thành không thực hiện theo định kỳ báo cáo mà tiến hành vào thời
điểm công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Trong trường hợp này không
cần kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ, bởi toàn bộ chi phí sản xuất tập
hợp theo các đối tượng tính giá thành chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền
Lớp: QTKD K9B
25

×