1
BÀI PHÂN TÍCH
KHẢNĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔPHẨN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
THÀNH VIÊN
STT
Họ và tên
Mã sinh viên
1
Vũ Đức Hào
CQ511187
2
Ngô Thu Hằng
CQ511334
3
Nguyễn Diệu Hằng
CQ511326
4
Hoàng Tuấn Bảo
CQ513544
5
Lãnh Thị Thu Phương
CQ512474
6
Đoàn Văn Hoán
CQ511437
7
Lê Xuân Trung
CQ513946
Nguồn số liệu:
/>Báo cáo năm 2010: />Báo cáo năm 2011: />2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay đi kèm với đó là khủng hoảng tài chính
toàn cầu đang đẩy hàng loạt doanh nghiệp đến chỗ phá sản . Nhiều doanh nghiệp không
đảm bảo khả năng thanh toán trong cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhưng phải thừa nhận
không ít trong số đó bị phá sản chỉ vì quản lý dòng tiền không hiệu quả, dẫn đến mất khả
năng chi trả. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến gần 70.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động trong đợt thắt chặt tiền tệ vừa qua.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có
được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho
doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng
thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource).
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng
tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín
dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của
mình trên thương trường kinh doanh. Như vậy, phân tích khả năng thanh toán đóng vai trò
quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan trọng trong việc ra
quyết định đầu tư.
Hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng thanh toán này, nhóm phân
tích xin dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk để đưa ra bài phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk trong 2 năm 2010 và
2011.
Bố cục bài phân tích:
Phần I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Phần II. Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Phần III. Ý kiến của nhóm phân tích đối với tình hình của công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk.
Nguồn số liệu:
/>Báo cáo năm 2010: />Báo cáo năm 2011: />3
Phần I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.1. Giới thiệu chung về công ty cố phần sữa Việt Nam Vinamilk:
1.1.1.Vài nét về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products
Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú,
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV 4.500
người. Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa. Nhiều năm qua, với những
nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của
Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận
được các phần thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng Nhì ( 2010), Huân chương Độc
lập hạng Ba ( 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba
( 1985 ), Huân chương Lao động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008 ) cho 3 Nhà máy
thành viên : Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương Lao động hạng Ba ( 2004 ) cho
Nhà máy sữa Hà Nội. 14 năm liên tục nhận cờ Luân lưu Chính Phủ - “ Đơn vị dẫn đầu
phong trào Thi đua ngành Công nghiệp “ ( 1992-2005). Cờ của Bộ Công nghiệp tặng cho
Nhà máy Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2000 - 2004.
Nhiều Bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND các
Tỉnh, Thành phố tặng về thành tích : Nộp thuế; Phong trào chăn nuôi bò sữa; Xoá đói giảm
nghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động Xuất nhập khẩu; lao động sáng tạo; Chuyển đổi
cây trồng vật nuôi; phát hành công trái; sức khoẻ; dân số; phụ nữ; trẻ em ; công tác thi đua;
công tác xã hội; an toàn giao thông 16 năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt Nam chất
lượng cao được người tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010 ), giải thưởng sáng tạo khoa học
công nghệ Wipo năm 2000 và 2004 và đặc biệt năm 2000 Công ty vinh dự được Nhà nước
phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm 2010 là doanh
nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô la
hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp chí Fober vinh danh; xếp thứ Tư trong
danh sách Top 10 – bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top
4
10 thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapre và tạp chí Compain thực
hiện .
Vinamilk là nhà cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt nam hiện nay với
thị phần trên 40%. Các nhóm sản phẩm chính gồm: Sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa
nước và sữa chua uống, sữa chua ăn, kem và phô mai và nước giải khát.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành,
nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh
vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
1.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc phát triển hoạt động
kinh doanh:
1.2.1. Thuận lợi
-Thị trường tiềm năng: Việt Nam là một quốc gia trẻ với 54% dân số dưới độ tuổi 30
(Thống kê năm 2010), và đây cũng là nhóm dân số có xu hướng tiêu thụ nhiều các sản phẩm
sữa. Tình hình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam (~3%) và mức sống ngày càng được
nâng cao (GDP bình quân đầu người có tăng trưởng kép 13.5%/năm trong giai đoạn 2006-
2011) cũng sẽ là động lực gia tăng nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam, tổng sản lượng sữa sẽ đạt 1,9 tỷ lít vào năm
2015, nâng mức tiêu thụ sữa bình quân/người/năm từ 15 lít đến 21 lít.
-Lợi thế cạnh tranh: Trải qua 30 năm, VINAMILK đã thực sự nắm bắt được thị hiếu tiêu
dùng sữa của người Việt Nam và truyền tải cảm nhận đó vào các dòng sản phẩm của mình.
VNM dẫn đầu thị trường sữa với hơn 40% thị phần và năng lực sản xuất vượt xa các đối thủ
cạnh tranh khác. 9 nhà máy chế biến và gần 178.000 điểm bán lẻ của VNM nằm rải rác trên
khắp cả nước tại những vị trí thuận lợi, đây là lợi thế lớn cho việc phân phối sữa của Công
ty. VNM thu mua gần 50% nguồn sữa nguyên liệu trong nước, việc này giúp cho Công ty
kiểm soát được giá sữa ở các nông trại. VINAMILK là một trong những thương hiệu uy tín
và có giá cả phải chăng nhất trên thị trường sữa hiện nay, nhờ vậy VNM duy trì sự thống trị
của mình trên một số phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85% thị phần) và sữa chua
5
(chiếm khoảng 90% thị phần). Cơ cấu vốn của VNM chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vì thế các
chỉ số thanh toán của VNM rất tốt.
1.2.2. Khó khăn
-VNM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu cao cấp
nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady. Đồng thời, không ít công ty trong nước
cũng đã tham gia vào cuộc đua thị phần. Nổi bật nhất là CTCP Thực phẩm sữa TH (TH
True Milk), là một công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô vào dự án chăn nuôi 45,000
con bò sữa.
-Một vài năm trở lại đây, vụ tai tiếng sữa có chứa melamine đã để lại vết sẹo cho ngành
công nghiệp sữa. Khi người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa
thì chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng. Người tiêu
dùng có thu nhập cao tại Việt Nam có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nước ngoài hơn
những thương hiệu trong nước, điều này cũng là một thách thức mà VNM phải đối mặt để
giành thị phần.
-Với quy mô sản xuất rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi VNM phải nhập hầu hết nguyên liệu
sữa (chiếm 60-70% giá vốn hàng bán), bởi các nguồn cung cấp trong nước chỉ đáp ứng
được 25%.
Ngành sữa Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sữa tươi, hơn 75%
nguyên liệu sữa phải nhập khẩu. Ngoài ra, một lượng sữa tươi đáng kể không được chuyển
giao cho các nhà máy chế biến lớn, thay vào đó được tiêu thụ ngay ở thị trường địa phương.
Hiện nay, Việt Nam mới sản xuất được khoảng 350.000 tấn sữa tươi, chỉ đáp ứng khoảng
20% nhu cầu trong nước, định hướng đến năm 2015, con số này sẽ là 660.000 tấn, đáp ứng
được khoảng 35% nhu cầu.
6
Phần II. Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công
nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của các
nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng
chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ
cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu dưới đây.
2.1. Một vài thông tin tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:
7
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ
trọng%
Số tền
Tỷ lệ%
Tỷ
trọng%
A, Tài sản ngắn hạn
9.279.160.021.716
59,618
5.804.397.860.378
53,973
3.474.762.161.338
59,864
5,645
I, Tiền và các khoản tương đương
tiền
3.101.435.901.849
19,927
234.843.207.079
2,184
2.866.592.694.770
1220,641
17,743
II, Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
736.033.188.192
4,729
2.092.259.762.292
19,455
-
1.356.226.574.100
-64,821
-14,726
III, Các khoản phải thu
2.126.947.803.251
13,666
1.119.075.135.003
10,406
1.007.872.668.248
90,063
3,26
IV, Hàng tồn kho
3.186.792.095.368
20,475
2.272.650.052.063
21,132
914.142.043.305
40,224
-0,657
V, Tài sản ngắn hạn khác
127.951.033.056
0,822
85.569.703.941
0,796
42.381.329.115
49,528
0,026
B. Tài sản dài hạn
6.285.158.103.799
40.382
4.949.908.765.951
46.027
1.335.249.337.848
26.975
-5.645
I. Các khoản phải thu dài hạn
0
23.624.693
0.000
-23.624.693
-100.000
0.000
II. Tài sản cố định
4.571.226.735.584
29.370
3.058.038.713.598
28.435
1.513.188.021.986
49.482
0.934
III. Bất động sản đầu tư
73.182.137.539
0.470
73.328.395.211
0.682
-146.257.672
-0.199
-0.212
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
1.550.368.535.378
9.961
1.659.632.386.999
15.432
-109.263.851.621
-6.584
-5.471
V. Tài sản dài hạn khác
90.380.695.298
0.581
158.885.645.450
1.477
-68.504.950.152
-43.116
-0.897
Cộng
15.564.318.125.515
100.000
10.754.306.626.329
100.000
4.810.011.499.186
44.726
8
NGUỒN VÔN
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
%
số tiền
tỷ trọng
%
số tiền
tỷ lệ %
tỷ trọng
%
A. Nợ phải trả
3.152.169.943.075
20,253
2.803.350.338.459
26.,067
348.819.604.616
12,443
-5.815%
1. Nợ ngắn hạn
2.993.592.789.307
19,234
2.643.646.520.653
24,582
349.946.268.654
13,237
-5.349%
2. Nợ dài hạn
158.577.153.768
1,019
159.703.817.806
1,485
-1.126.664.038
-0,705
-0.466%
B. Vốn CSH
12.412.148.182.440
79,747
7.950.956.287.870
73,933
4.461.191.894.570
56,109
5.815%
1. Vốn CSH
12.412.148.182.440
79,747
7.950.956.287.870
73,933
4.461.191.894.570
56,09
5.815%
2. Nguồn kinh
phí và quỹ khác
0
0
0
0
0
0
Cộng
15.564.318.125.515
100,00
10.754.306.626.329
100,00
4.810.011.499.186
0,447263749
100.00%
9
2.2. Đánh giá khái quát:
Hệ số khả năng thanh toán chung (tổng quát)
ệ ố ả ă á =
ổ à ả
ổ ợ ả ả
Công ty : VINAMILK
ĐƠN VỊ :VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
+/-
%
Tổng tài sản
10.754.306.626.329
5.564.318.125.515
4.810.011.499.186
44,73
Tổng nợ phải trả
2.803.350.338.459
3.152.169.943.075
348.819.604.616
12,44
Hệ số khả năng
thanh toán chung
(Tổng quát)
3.84
4.94
+1.10
*Nhận xét:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Vinamilk trong 2 năm 2010 và 2011 có
chiều hướng tăng cho thấy công ty đã sử dụng vốn hiệu quả trong việc hoàn thành mục tiêu
tăng trưởng. Cụ thể:
Hệ số thanh toán chung cho biết khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp bằng tất
cả tài sản.
- Năm 2010. cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 3:84 đồng tài sản. Hệ số
này khá cao chứng tỏ tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan đảm bảo khả năng thanh
toán nợ tốt.
- Năm 2011: cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 4,94 đồng tài sản. Ta
thấy hệ số thanh toán chung của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,10 lần,
điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp tốt hơn năm trước.Chỉ
tiêu này tại 2 thời điểm đều cao hơn 1 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản
để thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.
Là một trong các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam, công
ty Vinamilk có hệ số khả năng thanh toán chung cao hơn nhiều so với trung bình nhóm
10
ngành thực phẩm (2,70 lần). Đây sẽ là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho
vay tiền.
2.3. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường
xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả
năng thanh tnoán tổng quát cao.
Để phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, ta lần lượt xét các chỉ tiêu sau:
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
Nhóm ngành
+/-
Hệ số khả năng
thanh toán nợ
ngắn hạn
3,1
2,2
0,9
2,19
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
2,0
1,3
0,7
1,62
Hệ số khả năng
thanh toán tức
thời
1,04
0,09
0,95
0,96
2.3.1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ
ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời
điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu
từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 của công ty là 3,1; tức là với 1
đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn.
11
So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,9 lần. Nguyên
nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng
nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với 13,237%).
Trong đó, các tài sản ngắn hạn ngoại trừ khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
giảm 1,356 tỷ đồng tương đương giảm 64,821%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty có một
khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống giảm tới gần 1.500 tỷ đồng, trong khi các khoản
đầu tư ngắn hạn khác tăng không đáng kể so với số tiền thu về. Các khoản mục còn lại của
tài sản ngắn hạn đều có những tốc độ tăng khá mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến tốc độ
tăng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền.
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đột biến, tăng tới 2.867 tỷ đồng,
tương đương tăng 1220,64%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: các khoản thu hồi cho vay
và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống như ở trên đã nêu.
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đến chủ yếu từ hoạt động
huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty phát hành 14,25 triệu cổ phiếu,
tương đương với số vốn là 1.455 tỷ đồng vào tháng 6/2011.
Các khoản tăng của khoản mục chủ yếu là tăng ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng
với 2.330 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay,
các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty nên chọn những kênh đầu tư ngắn hạn sẽ
mang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư.
Khoản mục Các khoản phải thu cũng tăng đáng kể, tăng 1.007 tỷ đồng, tương đương tăng
90,063% , điều này là dễ hiểu nếu ta xem Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 của công
ty, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều, gần 6.000
tỷ đồng bởi thế Các khoản phải thu tăng lên như vậy cũng là hợp lý.
Thêm nữa, việc Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cũng lý giải được tại
sao Hàng tồn kho của công ty tăng 914 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 40,224% để có thể
đáp ứng kịp thời được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.
Và khoản mục Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng khá nhiều, tăng 42 tỷ đồng, tương ứng tốc
độ tăng 49,528% trong đó thì chủ yếu là sự tăng thêm của các khoản chi phí trả trước ngắn
hạn và khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (do mua thêm nhiều nguyên vật liệu cho
sản xuất).
12
Mặt khác, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty so với trung bình nhóm ngành
cũng cao hơn đáng kể (3,1 so với 2,19), điều này chứng tỏ trong nhóm ngành kinh doanh thì
công ty Vinamilk có một khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt.
Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là
3,1, con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn rất
tốt của công ty, hệ số trên tăng đáng kể so với năm 2010 và cũng ở mức cao so với hệ số
trung bình nhóm ngành.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại mà
không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.
2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn.
Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn
kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi
công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.
Theo bảng trên ta thấy, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,0, tức là
không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể
đảm bảo thanh toán bằng 2 đồng tài sản ngắn hạn.
So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,7 lần với tốc độ tăng
53,8%. Nguyên nhân cũng tương tư như đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở
trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh
hơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn.
So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng
cao hơn (2,0 so với 1,62).
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền +Đầu tư ngắn hạn + Phải thu khách hàng
Nợ ngắn hạn
=
13
Qua phân tích ở trên, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,0 ,
đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh rất tốt, tăng đáng kể so với năm 2010 và cũng cao
hơn so với trung bình nhóm ngành.
2.3.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành
tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường
(tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy
nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được
phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toán
tức thời.
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản
nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tương
đương tiền. Hệ số này có công thức như sau:
Năm 2011, hệ số này của công ty là 1,04 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì sẽ
được đảm bảo thanh toán ngay bởi 1,04 đồng tài sản ngắn hạn.
So với năm 2010, hệ số này tăng 0,95lần. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến là do việc
tăng đột biến của khoản Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010
như đã nói ở trên.
So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng cao hơn
(1,04 so với 0,96).
Có thể thấy, với hệ số thanh toán khả năng tức thời là 1,04, cao hơn rất nhiều so với năm
2010 và cao hơn so với trung bình nhóm ngành chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của
công ty đang được đảm bảo rất tốt.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
=
14
2.3.4. Hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu
Vinamilk
2010
Vinamilk
2011
Chênh lệch
+/-
%
Lưu chuyển
tiền thuần
từ HĐKD
2.167.401.803.640
2.582.736.985.768
415.335.182.128
19,16
Nợ ngắn
hạn
2.643.646.520.653
2.993.592.789.307
349.946.268.654
13,24
Nợ vay đến
hạn trả cuối
kì
403.947.731.000
1.209.835.000.000
805.887.269.000
199,50
Hệ số dòng
tiền/ nợ
ngắn hạn
bình quân
0,995
0,916
-0,079
Hệ số dòng
tiền/ nợ vay
đến hạn trả
5,37
2.13
-3,24
Hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn
Hệ số dòngtiềntrênnợ ngắnhạnbìnhquân =
ư ể ề ầ ừ Đ
ợ ắ ạ ì â
Hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn cho biết khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền của doanh
nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn bằng tiền, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh khoản.
Năm 2010, hệ số này đạt 0,995; đến năm 2011, hệ số này đạt 0,916.
Tuy năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk cao hơn năm
2010 về giá tri tuyệt đối nhưng nợ ngắn hạn năm 2011 cũng phát sinh nhiều hơn năm 2010.
15
Do vậy, xét về giá trị tương đối, năm 2011 có hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn bình quân kém
hơn năm 2010 là 8%.
Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền từ hoạt động kinh
doanh của Vinamilk năm 2011 kém hơn năm 2010. Tuy nhiên các chỉ số này vẫn nhỏ hơn 1,
cho thấy dấu hiệu của việc doanh nghiệp đang phải chịu áp lực từ việc thanh toán nợ ngắn
hạn. Và tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh chưa đảm bảo khả năng cho đắp cho nghĩa
vụ nợ ngắn hạn.
Mặt khác, chỉ số này không chứng minh rằng tình hình thanh khoản hay tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty đi xuống, do nhiều nguyên nhân khách quan và chính sách sử
dụng nợ cũng như thu tiền của Vinamilk trong giai đoạn này.
Hệ số dòng tiền/ Nợ vay đến hạn trả:
Hệsốdòngtiềntrênnợvayđếnhạntrả =
LưuchuyểntiềnthuầntừHĐKD
Nợvayđế nhạntrảcuốikì
Chỉ tiêu “ Hệ số dòng tiền/nợ vay đến hạn trả” phản ảnh khả năng đảm bảo việc thanh toán
các khoản vay đến hạn trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng đảm
bảo thanh toán càng cao.
Năm 2010, chỉ số này đạt 5,37; Năm 2011, chỉ số này đạt 2,13.
Như vậy, năm 2011, chỉ số này giảm 60,34% so với năm 2010, chứng tỏ năm 2011, doanh
nghiệp phải chịu nhiều áp lực hơn từ các khoản vay đến hạn phải trả. Theo con số tuyệt đối
có thể thấy, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm 2011 cao hơn năm 2010, tuy nhiên, do các
khoản vay đến hạn trả năm 2011 tăng hơn nhiều so với năm 2010( phụ thuộc vào chính sách
sử dụng nợ của công ty vào những năm trước đó ) làm cho chỉ số chỉ tiêu này năm 2011
giảm xuống chứ không chứng minh rằng năm 2011, doanh nghiệp có dậu hiệu làm ăn đi
xuống.
Tuy giảm nhưng chỉ số này vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn duy trì khả năng thanh toán
bằng tiền cho các khoản nợ vay đến hạn trả.
16
2.3.5. Tác động của độ dài chu k ỳ vận động của vốn tới khả năng thanh toán ngắn
hạn:
Độ dài chu kỳ vận động của vốn là khoảng thời gian từ lúc thanh toán tiền hàng cho người
bán tới lúc thu được tiền hàng của người mua.
Để tìm hiểu độ dài chu kỳ vận động của vốn của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là
bao nhiêu đồng thời xét tác động tới khả năng thanh toán ngắn hạn, ta xem xét các chỉ tiêu
sau đây:
2.3.5.1.Kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân:
Từ số liêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần sữa Việt Nam vinamilk, ta có bảng sau:
Bảng 1. Nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán năm 2009, 2010, 2011.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
Nợ phải thu khách
hàng (PTKH)
535.004.731.296
595.420.415.184
1.152.623.033.803
Nợ phải trả người
bán (PTNB)
793.260.645.166
1.095.245.156.293
1.882.755.381.787
Bảng 2. Số dư nợ phải thu khách hàng bình quân, số dư nợ phải trả người bán bình quân.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
Số dư nợ phải thu khách
hàng bình quân
565.212.573.240
874.021.724.494
Số dư nợ phải trả người
bán bình quân
944.252.900.730
1.489.000.269.040
Tổng Giá vốn hàng bán
10.676.719.801.966
15.267.378.200.645
Tổng Doanh thu thuần
15.845.154.669.949
21.821.403.188.983
=
Thời gian lưu kho
hàng bình quân
Kỳ thu tiền bình
quân
Kỳ trả tiền bình
quân
Độ dài chu kỳ vận
động vốn
+
-
17
Bảng 3. Kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk năm 2010, 2011.
Đơn vị: ngày
Chỉ tiêu
Công thức tính
2010
2011
Chênh lệch
Số ngày 1
vòng quay
nợ phải thu
khách hàng
Số dư PTKH bình quân x 365
Giá vốn hàng bán
13
15
2
Số ngày 1
vòng quay
nợ phải trả
người bán
Số dư PTNB bình quân x 365
Tổng giá trị NVL mua
32
36
4
2.3.5.2. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay nguyên vật liệu
Bảng 4. Giá trị các khoản mục hàng tồn kho
(Nguồn: mục VI.6 và VI.7 thuyết minh báo cáo tài chính Vinamilk 2010, 2011)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
1.Hàng mua đang đi
đường
373.436.700.524
623.038.110.193
972.269.280.990
2.Nguyên vật liệu
560.630.676.496
1.152.426.450.409
1.554.537.858.729
3.Dự phòng giảm giá
Nguyên vật liệu
(4.964.351.701)
(869.354.387)
(2.132.410.838)
4.Thành phẩm
248.724.584.464
376.881.930.363
569.780.981.699
5.Dự phòng giảm giá
thành phẩm
(77.056.174)
(89.667.650)
(1.267.615.534)
6.Hàng hóa
11.409.563.139
33.540.067.793
23.079.807.665
7.Dự phòng giảm giá
hàng hóa
(74.927.428)
(136.554.582)
(42.966.500)
8.Hàng gửi bán
7.956.668.946
15.917.002.135
48.370.380.232
18
Dựa vào số liệu bảng 4, ta tính được các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
31/12/2009
31/12/2010
31/12/2011
Hàng tồn kho (TK
155,156,157)
267.938.832.947
426.112.778.059
639.920.587.562
Nguyên vật liệu (TK 151,
152)
929.103.025.319
1.774.595.206.215
2.524.674.728.881
Tổng giá trị nguyên vật liệu mua:
Chỉ tiêu
2010
2011
1.Hàng tồn kho bình quân
347.025.805.503
533.016.682.811
2.Nguyên vật liệu bình quân
1.351.849.115.767
2.149.634.967.548
3.Giá vốn hàng bán
10.676.719.801.966
15.267.378.200.645
Bảng 5. Tính giá trị NVL mua trong năm 2010 và 2011.
(Nguồn: tính toán dựa trên mục VI.6, VI.7, VII.8 bản thuyết minh báo cáo tài chính năm
2010, 2011)
Chỉ tiêu
2010
2011
1.Dư NVL đầu kỳ
560.630.676.496
1.152.426.450.409
2.Chi NVL cho sản xuất kinh
doanh
10.080.077.369.707
14.561.329.401.840
3.Dư NVL cuối kỳ
1.152.426.450.409
1.554.537.858.729
4.Mua NVL trong kỳ (4=2+3-1)
10.671.873.143.620
14.963.440.810.160
19
Bảng 6. Thời gian lưu kho bình quân và số ngày 1 vòng quay NVL năm 2010 và 2011.
Đơn vị: ngày
Chỉ tiêu
Công thức tính
2010
2011
Chênh lệch
Số ngày 1
vòng quay
HTK
Số dư HTK bình quân x 365
Giá vốn hàng bán
12
13
1
Số ngày 1
vòng quay
NVL
Số dư NVL bình quân x 365
Tổng giá trị NVL mua
46
52
6
2.3.5.3. Độ dài chu kỳ vận động vốn:
Độ dài chu kỳ vận động của vốn = Thời gian lưu kho hàng bình quân + Kỳ thu tiền bình
quân - Kỳ trả tiền bình quân.
Đơn vị: ngày
Chỉ tiêu
2010
2011
Chênh lệch
Thời gian lưu kho
hàng bình quân
12
13
1
Kỳ thu tiền bình
quân
13
15
2
Kỳ trả tiền bình
quân
32
36
4
Độ dài chu kỳ vận
động của vốn
-7
-8
-1
- Số ngày 1 vòng quay HTK cho biết thời gian lưu kho bình quân.
- Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu khách hàng cho biết kỳ thu tiền bình quân (thời
gian kể từ lúc bán được hàng cho tới lúc thu được tiền từ người mua).
- Số ngày 1 vòng quay nợ phải trả người bán cho biết kỳ trả tiền bình quân (thời gian
từ lúc mua hàng cho tới lúc trả tiền hàng cho người bán).
20
- Số ngày 1 vòng quay NVL cho biết cứ sau bao nhiêu ngày thì công ty mua thêm 1
đợt NVL mới.
- Số ngày 1 vòng quay HTK tăng ( 2010 là 12 ngày, 2011 là 13 ngày tức là tăng 1
ngày) tức là thời gian từ lúc bắt đầu nhập kho cho đến lúc bán được hàng tăng lên khiến cho
công ty phải chịu thêm chi phí lưu kho. Mặt khác, do đặc thù sản phẩm của nghành sữa nên
có thể làm tăng lượng HTK hỏng (2011 là 30.672.000) trong khi việc này không xảy ra ở
năm 2010. ( Số liệu lấy ở mục VII.2 ở thuyết minh báo cáo tài chính).
Bên cạnh đó, theo số liệu của bảng trên thì kỳ thu tiền bình quân chênh lệch không nhiều
với số ngày 1 vòng quay HTK. Điều này là 1 tín hiệu tốt với công ty. Vì thời gian thu hồi
tiền để quay vòng vốn tiếp tục sản xuất phù hợp với thời gian quay vòng HTK ( năm 201,
kỳ thu tiền bình quân là 15 ngày và số ngày 1 vòng quay HTK là 13 ngày . Năm 2010 là 13
và 12 ngày).
Không những thế, nó còn thể hiện thời gian bị chiếm dụng vốn của công ty ngắn.
- Số ngày 1 vòng quay NVL tăng thì làm tăng chi phí bảo quản,có thể tăng nguy cơ
hỏng HTK.
- So sánh kỳ thu tiền bình quân với kỳ trả tiền bình quân, ta thấy năm 2010 và 2011,
kỳ trả tiền bình quân lớn hơn kỳ thu tiền bình quân =) công ty có thời gian chiếm dụng vốn
cao và thời gian bị chiếm dụng vốn thấp =) đây là tín hiệu tốt đối với công ty, chứng tỏ công
ty đảm bảo khả năng thanh toán cho người bán.
- Thời gian quay vòng HTK tăng chứng tỏ hàng bán chậm hơn từ đó thì công ty sẽ
giảm cường độ sản xuất dẫn đến vòng quay NVL tăng vì nhu cầu NVL cho sx giảm.
- Độ dài chu kỳ vận động của vốn năm 2011 giảm 1 ngày so với 2010, mặc dù thời
gian lưu kho bình quân và kỳ thu tiền bình quân tăng lên nhưng không tăng nhanh bằng kỳ
trả tiền bình quân. Thêm nữa, cả 2 năm 2010 và 2011 đều có độ dài chu kỳ vốn âm, điều
này chứng tỏ tổng thời gian lưu kho lưu kho và kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn kỳ trả tiền
bình quân, điều này cho thấy Vinamilk đang chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn là đi
chiếm dụng vốn của khách hàng. Đây là tín hiệu tốt cho Vinamilk.
- Đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt, thu được tiền của
khách hàng trước khi phải trả tiền cho nhà cung cấp. Công ty đảm bảo được tiền cho sản
xuất và tiền trả người bán.
21
Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp duy trì mặt thuận lợi này. Tuy nhiên nên
giảm thời gian lưu kho để giảm tới mức tối thiểu lượng sản phẩm hỏng.
22
Bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh
toán
2011
2010
Nhu cầu thanh toán
2011
2010
I.Tài sản có thể
huy đông ngay
3.837.469.090.041
2.327.102.969.371
1. Vay và nợ ngắn
hạn
-
567.960.000.000
1.Tiền
3.101.435.901.849
234.843.207.079
2.Phải trả người bán
1.882.755.381.787
1.095.245.156.293
2.Chứng khoán
đầu tư ngắn hạn
736.033.188.192
2.092.259.762.292
3. Người mua trả
tiền trước
116.844.952.210
- 30.515.029.293
II. Tài sản có thể
huy động khác
4.339.424.129.171
2.868.070.467.247
4. Thuế và các
khoản phải nộp nhà
nước
287.182.837.552
- 278.216.643.484
1.Phải thu khách
hàng
1.152.632.033.803
595.420.415.184
5. Phải trả người lao
động
42.008.506.653
32.715.690.648
2.Hàng tồn kho
3.186.792.095.368
2.272.650.052.063
6. Chi phí phải trả
260.206.170.893
263.812.687.876
7. Phải trả nội bộ
-
-
8. Phải trả theo tiến
độ hợp đồng
-
-
9. Các khoản phải
trả, phải nộp ngắn
hạn khác
58.284.825.493
115.873.505.360
10. Quỹ khen
thưởng phúc lợi
346.310.114.719
259.307.807.699
Tổng
8.176.893.219.212
5.195.173.436.618
Tổng
2.993.592.789.307
2.334.914.847.876
23
Như vậy, từ bảng trên, ta thấy rõ ràng rằng công ty đảm bảo được khả năng thanh toán trong
ngắn hạn.
2.4. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn:
2.4.1.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
ệ ố ả ă á ã =
ợ ậ ướ ế à ã
í ã
Công ty : VINAMILK
ĐƠN VỊ :VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
+/-
%
Lợi nhuận trước thuế
4.237.554.210.684
4.946.442.534.038
708.888.323.354
16,73
Chi phí lãi vay
6.003.810.273
13.933.130.085
7.929.319.812
132,07
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
705,81
355,01
-350,80
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay
dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có
đối với người cung cấp tín dụng.
Theo kết quả tính toán, năm 2010 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 689,9 trong
khi đó hệ số này năm 2011 đã giảm xuống còn 358,3.
Khả năng thanh toán bằng lãi vay =355,0 nghĩa là trong năm 2011 VNM có 355,0
đồng sẵn sang dung để trả cho 1 đồng lãi vay.
Ta có thể thấy có 1 mức sụt giảm rất lớn so với năm 2010 (năm 2010: chỉ tiêu này là
705,81), điều này có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách
thắt chặt tín dụng của nhà nước khiến chí phí lãi vay tăng một cách đột biến với tỷ lệ lên
đến 132,07% trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng nhẹ 16,73%.
Tuy nhiên dù sụt giảm lớn nhưng chỉ tiêu này vần ở mức rất cao bỏ xa các đối thủ trong
ngành và ảnh hưởng này là nguyên nhân khách quan của tình hình tài chính trong nước và
với 1 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ cao như VNM thì chi phí lãi vay không chiếm 1 tỷ
trọng cao trong tổng chi phí.
24
2.4.2.Hệ số nợ
ệ ố ợ =
ợ ả ả
ổ à ả
Công ty : VINAMILK
ĐƠN VỊ : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
+/-
%
Tổng tài sản
15.564.318.125.515
10.754.306.626.329
4.810.011.499.186
44,73
Tổng nợ phải
trả
3.152.169.943.075
2.803.350.338.459
348.819.604.616
12,44
Hệ số nợ
0,20
0,26
-0,06
*Nhận xét:
- Hệ số nợ phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty đầu tư thì có 0,26 đồng (2010),
0,20 đồng (2011) từ vốn vay bên ngoài, Hệ số nợ năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 0,06 lần
hay 6%, cho thấy giá trị tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả đã giảm xuống. Năm 2011, tỷ
số nợ giảm là do: tốc độ tăng các khoản nợ phải trả (10,57%) thấp hơn nhiều so với tốc độ
tăng của tài sản (44,65%). Nó phản ánh công ty đang kinh doanh có hiệu quả, mức độ rủi ro
về tài chính giảm, ít phụ thuộc vào các chủ nợ bên ngoài. Trong kỳ doanh nghiệp đã trả các
khoản nợ dài hạn (chủ yếu là thuế nhập khẩu phải nộp), trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn
thì không được giảm mà còn tăng thêm. Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi
ro trong thanh toán.
- Hệ số nợ của doanh nghiệp thấp hơn khá nhiều so với hệ số nợ trung bình ngành thực
phẩm trong năm 2011(36%). Điều đó cho thấy do doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên
việc sử dụng nợ là thấp, tỉ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ít vì vậy mà
khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo hơn so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành.
25
2.4.3.Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
ệ ố ợ/ ố ủ ở ữ =
ợ ả ả
ố ủ ở ữ
Công ty . VINAMILK
ĐƠN VỊ .VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
+/-
%
Nợ phải
trả
3.152.169.943.075
2.803.350.338.459
348.819.604.616
12.44
Vốn chủ
sở hữu
12.412.148.182.440
7.950.956.287.870
4.461.191.894.570
56,11
Hệ số
nợ/vốn
chủ sở
hữu
0,25
0,35
-0,10
*Nhận xét:
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cho biết sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của công ty
bằng vốn chủ sở hữu, Năm 2010, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đảm bảo thanh toán 0,35
đồng nợ phải trả, Năm 2011 hệ số này thấp hơn năm 2010 là 0,1 lần hay 10%, nguyên nhân
giảm là do: năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng lên 56,66% (chủ yếu là do công ty đã phát hành
cổ phiếu cho nhân viên và các nhà đầu tư nước ngoài) làm cho vốn góp của CSH tăng
57,51%, quỹ dự phòng tài chính tăng 57,51% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối tăng mạnh 118,83%,
Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty trong 2 năm 2010, 2011 đều nhỏ hơn 1, nợ phải
trả của công ty nhỏ hơn vốn chủ sở hữu bỏ ra, chứng tỏ công ty luôn đảm bảo khả năng
thanh toán bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu. Khi so sánh hệ số này với hệ số trung bình
của ngành thực phẩm (0,67 lần) ta thấy hệ số của doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều. Điều này
thể hiện doanh nghiệp muốn có cơ cấu kinh doanh an toàn, ít rủi ro, ít phụ thuộc vào nguồn
vốn bên ngoài.