Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

sự ổn và không ổn định củagiá trị thặng dư sieu ngạch đối với toàn xã hội và tư bản nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.31 KB, 6 trang )

Trần Anh Hân
Đề: Bằng kiến thức đã học chứng minh trong sản xuất công nghiệp, đối với
từng nhà tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch thường không ổn định, trái lại
đối với toàn xã hội lại thường ổn định.
I. các khái niệm và chứng minh vấn đề của giá trị thặng dư siêu ngạch:
Giá trị thặng dư là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình
kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để
thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá
trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức
chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư.
VD: Giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao
động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị 1100 đồng. Số tiền 100 chênh
lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả lương cho anh ta 50 đồng/1 sản
phẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời
gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không
thay đổi.
VD: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ,
mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10 đơn vị, thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị
thặng dư là:
m' = 40/40 x 100 % = 100%
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ, thì giá trị thặng dư tuyệt
đối tăng lên 60 và m' cũng tăng lên thành:
m' = 60/40 x 100 % = 150 %
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động,
nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động
vẫn như cũ.
Để cạnh tranh, thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện
phương pháp quản lý kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn


giá trị xã hội. Như vậy hàng hoá bán sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với nhà tư bản khác.
Trang 1
Trần Anh Hân
VD: ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng dư. Nếu giá
trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động tất yếu xuống còn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động
thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6 giờ và m' tăng từ 100% lên 150%.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn
các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Giá trị thặng dư
siêu nghạch hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, cá biệt. “Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ
ra ít chi phí hơn các nhà tư bản khác mà lại vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó thu được
giá trị thặng dư cao hơn. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến
thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.” Giá trị thặng dư siêu ngạch là
động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh
bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.
Sự khác nhau giữa gt thặng dư siêu ngạch & gt thặng dư tương đối :
- Giai cấp tư bản bóc lột >< Giai cấp công nhân
- Cạnh tranh giữa Tư bản >< Tư bản
=> gt thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB cải tiến kĩ
thuật, áp dụng công nghệ mới vào sx, hoàn thiện tổ chức lđ & tổ chức sx để tăng năng suất lđ giảm gt
of hàng hóa.
Theo lý luận về giá trị thặng dư của Mác, máy móc không tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó tạo
điều kiện để tăng năng xuất lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn với bình thường nhờ đó
mà giá trị thặng dư tăng lên.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để
tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.
Trong quá trình sản xuất các nhà tư bản luôn có sự cạnh tranh do dó luôn có sự chuyển giao áp
dụng khoa học công nghệ. Khi các nhà tư bản chuyển đổi công nghệ thì năng xuất lao động tăng lên do
công suất của máy móc đem lại cùng với sức lao động thặng dư của công nhân làm thuê từ đó thời gian lao
động cá biệt giảm xuống nhà tư bản sẽ thu được một khoảng lợi lớn giá trị dôi ra đó được gọi là giá trị
thặng dư siêu ngạch.

xét ví dụ sau:
giả sử trên thị trường sản xuất có các nhà doanh nghiệp A, B, C, D xét quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp theo thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động cá biệt.
Trang 2
Trần Anh Hân
thời gian lao động cá biệt của từng
doanh nghiệp:
Tổng thời gian lao động xã cần thiết
cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp
doanh nghiệp A sản xuất trong
2
h
5h
doanh nghiệp B sản xuất trong
4
h
doanh nghiệp C sản xuất trong 6
h
doanh nghiệp D sản xuất trong 8
h
Nếu thời gian lao động cá biệt của các doanh nghiệp như trên thì ta sẽ thấy được doanh nghiệp A
hoàn thành sản phầm sớm hơn 3h so với thời gian lao động cần thiết. Do đó, doanh nghiệp A sẽ thu được
một khoảng lợi nhuận khá lớn, khoảng lợi nhuận này được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Cùng thời điểm đó đối với doanh ngiệp D họ bị thua lỗ nặng thời gian làm ra sản phẩm của họ chậm
trễ 3h. Dẫn đến nguy cơ phá sản. Trước tình hình đó doanh nghiệp D bắt đầu thay đổi chiến lược, họ thay
đổi công nghệ, chuyển giao kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất. Từ đó sẽ làm cho quá trình sản xuất
tiếp theo thời gian lao động cá biệt của họ sẽ giảm xuống.
Khi khoa học kỹ thuật được chuyển giao lần sản xuất tiếp theo giả sử sẽ có kết quả như sau:
Trang 3
Trần Anh Hân

s
thời gian lao động cá biệt của từng
doanh nghiệp:
Tổng thời gian lao động xã cần thiết
cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp
doanh nghiệp A sản xuất trong
2
h
3.25h
doanh nghiệp B sản xuất trong
4
h
doanh nghiệp C sản xuất trong 6
h
doanh nghiệp D sản xuất trong 1
h
Trong lần sản xuất này, doanh nghiệp D giảm thời gian lao động cá biệt xuống thấp hơn so với thời
gian lao động xã hội cần thiết dẫn đến thu được lợi nhuận không chỉ cao hơn so với lần trước mà còn đạt
được giá trị siêu ngạch. Trong khi đó doanh nghiệp A thì vẫn giữ thời gian ban đầu lúc này thì giá trị thặng
dư giảm xuống không còn siêu ngach như trước. Lúc này giá trị siêu ngạch đã thay đổi trong từng nhà tư
bản. Cứ như thế thì lần lượt các nhà tư bản khác sẽ thay đổi khoa học kỹ thuật để tránh khỏi nguy cơ phá
sản và ngược lại sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Các doanh nghiệp luôn đổi mới thì sức cạnh tranh
càng gay gắt thị trường sẽ có nhiều biến động.
Như vậy, Xét trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp này đạt được giá trị thặng dư siêu ngạch
nhưng trong thời gian khác thì doanh nghiệp khác lại đạt được. Không phải lúc nào cũng chỉ có một doanh
nghiệp đạt được giá trị đó. Do đó, Nó thể hiện tính không ổn định trong từng nhà tư bản vì khoa học kĩ
thuật thì phải đến 1 thời gian máy móc hao mòn thì mới thay đổi công nghệ được. Không thể cứ phiên sản
xuất nào cũng đổi mới công nghệ. Mà quá trình này thì thường xuyên thay đổi.
Nhưng nếu chúng ta xét trong toàn bộ xã hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch luôn xuất hiện. nếu
doanh nghiệp này không đạt được thì doanh nghiệp khác cũng sẽ đạt được. Do đó, xét trên toàn xã hội thì

nó luôn ổn định.
Trang 4
Trần Anh Hân
Vậy từ ví dụ trên ta thấy được sự không ổn định của giá trị thặng dư siêu ngạch trong từng nhà tư
bản, trái lại đối với toàn xã hội lại thường ồn định. Thực chất giá trị thặng dư siêu ngạch mang lại rất nhiều
lợi nhuận cho nhà tư bản nhưng cũng chính giá trị này khiến cho một số nhà tư bản khác đứng trên bờ vực
phá sản.
II. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư siêu ngạch vào Việt Nam:
Trong quá trình phát triển của nước ta được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn trước 1986:
Trước đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bao cấp
hoàn toàn. Sản phẩm làm ra theo định lượng của nhà nước, thậm chí là còn không cần biết đến việc sản
phẩm đó tạo ra có đúng theo nhu cầu của thị trường hay không, vì thế mà nền kinh tế trì trệ.
Các doanh nghiệp quốc doanh bị mai một, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tự chủ, hoàn toàn ỷ lại
cấp trên và nhà nước. Vì các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế: sản xuất , kinh doanh theo chỉ tiêu của
nhà nước giao; được nhà nước cung cấp các yếu tố đầu vào ( máy móc thiết bị, vốn, vật tư…) và bao tiêu
hàng hoá ở đầu ra cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì nộp cho nhà nước còn lỗ thì nhà
nước chịu do đó các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả.
Giai đoạn 1986 tới nay:
Sau đổi mới năm 1986, các doanh nghiệp nhà nước không còn hoàn toàn được nhà nước bao cấp
nữa mà bắt đầu phải tự chủ, bước vào nền kinh tế thị trường, đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên
cũng ra đời. Thay đổi cơ cấu kinh tế “ chỉ huy tập trung” tiến tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Mở cửa giao lưu kinh tế với các nước chuyển giao công nghệ.
Tiếp đến, sự tràn vào của hàng hóa các nước khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá rẻ đã tạo nên
một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Áp lực này buộc họ phải đổi mới công nghệ nhằm
tăng sức cạnh tranh để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: ngày nay việc áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với nông nghiệp đêm lại kinh tế cao như sản xuất bảo quản
thu hoạch.
Đối với công nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông đã ứng dụng

nhiều thành tựu khoa học, kĩ thuật của thế giới, thực hiện theo chủ trương của đảng ta là “đi trước đón
đầu”, đẩy mạnh, góp phần tăng giá trị của sản phẩm.
Tuy nhiên hạn chế của Việt Nam hiện nay đó là mặt công nghệ. Tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn
thua kém các nước phát triển. Do công nghệ ở Việt Nam phần lớn là mua lại các công nghệ không còn
được sử dụng ở nước ngoài với mức gia rẻ. Điển hình là chúng ta vẫn dùng 3G với tốc độ ì ạch, trong khi
Hàn Quốc đang dùng mạng 4G với tốc độ gấp hàng trăm lần so với 3G, không những thế, họ đang phát
triển mạng 5G với tốc độ gấp 1000 lần so với 4G. Để giải quyết hạn chế về công nghệ, các doanh nghiệp
Trang 5
Trần Anh Hân
Việt Nam cần tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để được chuyển giao công nghệ mới từ
các nước phát triển.
Nước ta đang có một tỉ lệ dân số vàng, tuy nhiên, trình độ nhân lực của nước ta còn thấp, chưa thể bắt
kịp sự phát triển của công nghệ. Năm 2008, Intel đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tiêu tuyển dụng của họ là 4000
nhân viên, đó là một cơ hội lớn cho nguồn nhân lực của nước ta. Tuy nhiên, số hồ sơ trúng tuyển chỉ là 40
người với trình độ chỉ ở mức trung bình. Vấn đề nhân lực vẫn là vấn đề cần được chú trọng trong thời gian
tới. Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thưc hành là vô cùng cần thiết.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo
ra và triển khai. Tuy nhiên nó đang tồn tại một số vấn đề càn được nghiên cứu giải quyết. Nhà nước thông
qua các doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế (dầu khí, điện,
khoán sản…), dẫn đến tình trạng độc quyền và tham nhũng, lãng phí.
Như công ty điện lực Việt Nam EVN, họ lấn sân sang các ngành nghề khác như viễn thông, bất động
sản nhưng lại thua lỗ. Để bù đắp khoảng lỗ ấy, EVN đã tiến hành tăng giá điện và do không có đối thủ cạnh
tranh nên họ có thể tăng giá điện một cách vô tội vạ.
Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, chúng ta cũng đồng thời mở rộng quan hệ với các nước nhằm thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài. Trong những năm qua hàng chục tỷ đô la đã được đầu tư vào Việt Nam,
nhiều khu công nghiệp ra đời và đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ vốn cho phát
triển kinh tế chúng ta còn ký kết được các nước phát triển giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn giỏi. Việc mở rộng quan hệ các nước phát triển đã giúp chúng ta phát triển niều ngành mới
như điện tủ, công nghệ thông tin, ô tô… tạo ra một tiền để cho nên công nghiệp phát triển.
Những thay đổi trên đã làm cho đời sống của toàn xã hội được tăng lên rõ rệt, mức thu nhập bình

quân đầu người không ngừng tăng lên. Chúng ta không chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” mà bây giờ là nhu
cầu “ăn ngon, mặc đẹp”. Nhiều nhà cao tầng mọc lên, phương tiện đi lại đã đưa cơ giới hoá mặt hàng dân
trí đã được nâng lên…
Trang 6

×