Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.35 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………/……………

BỘ NỘI VỤ
……………/……………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH
QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thừa Thiên Huế - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………/……………

BỘ NỘI VỤ
……………/……………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH


QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI HUY KHIÊN

Thừa Thiên Huế - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017

Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này bản thân tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân:
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Huy Khiên đã tận
tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Đồng thời xin cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ, cơng chức Trung
tâm bồi dưỡng chính trị, Phịng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, Văn phòng
Huyện ủy, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện Nghĩa
Hành đã giúp đỡ tôi những tư liệu quý báu liên quan đến luận văn.


Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo các khoa
chuyên ngành, khoa sau đại học - Học viện Hành chính Quốc
gia, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung đã tận tình
dạy dỗ, hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện mọi mặt để tơi
được tham gia học tập chương trình cao học Quản lý cơng.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng vì lý do khách quan, chủ quan…
nên luận văn vẫn còn những bất cập là điều khơng thể tránh khỏi.
Kính mong quý thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp tiếp tục
đóng góp những ý kiến để đề tài được hồn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn./.
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ...........................................9
1.1. Khái qt về chính quyền cấp xã và cơng chức chính quyền cấp xã .. 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã....................................9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cơng chức chính quyền cấp xã

..........................................................................................................................................................12

1.2. Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã..................................................14
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã


..........................................................................................................................................................14

1.2.2. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.........17
1.2.3. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức...................17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức cấp xã.............................................................................................................22
1.3.1. Cơ sở pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Nghĩa

Hành.............................................................................................................................................22
1.3.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước........................................................25
1.3.3. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.........................................25
1.3.4. Nhân tố thuộc về người học.....................................................................26
1.4. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của một

số địa phương ở Việt Nam........................................................................................27
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam...................27
1.4.2. Bài học cho công tác bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã của

huyện Nghĩa Hành............................................................................................................31
Tiểu kết chương 1............................................................................................................33
Chương 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH,
TỈNH QUẢNG NGÃI..........................................................................................................34
2.1. Đặc điểm của địa phương nghiên cứu..................................................34


2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Nghĩa Hành........34
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hành


..........................................................................................................................................................35

2.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Nghĩa Hành 37
2.2. Thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành

..........................................................................................................................................................38

2.2.1. Tuổi đời, năm công tác chung và năm công tác đang đảm nhiệm của

cơng chức cấp xã.............................................................................................................38
2.2.2. Trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận

chính trị của đội ngũ công chức cấp xã.........................................................39
2.2.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng và việc vận dụng kiến thức được đào

tạo, bồi dưỡng của công chức cấp xã.............................................................39
2.3. Thực trạng cơng tác bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã của

huyện Nghĩa Hành............................................................................................................40
2.3.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với

cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã..................40
2.3.2. Vai trò của các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện chương trình bồi

dưỡng cơng chức cấp xã...........................................................................................43
2.3.3. Nguồn lực kinh phí tổ chức bồi dưỡng cơng chức cấp xã

..........................................................................................................................................................45


2.3.4. Công tác tuyển sinh, mở lớp, biên soạn giáo trình, giáo án

..........................................................................................................................................................45

2.3.5. Cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ 47
2.3.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cơng chức cấp xã tham gia các

khóa đào tạo, bồi dưỡng............................................................................................48
2.3.7. Kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Nghĩa Hành giai

đoạn 2012-2016...................................................................................................................50
2.3.8. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa

bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi......................................................53


Tiểu kết chương 2............................................................................................................58
Chương 3. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT


LƯỢNG BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI............61
3.1. Mục tiêu và u cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp

xã của huyện Nghĩa Hành..........................................................................................61
3.1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã của

huyện Nghĩa Hành............................................................................................................61
3.1.2. Yêu cầu đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã


của huyện Nghĩa Hành.................................................................................................64
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cơng chức chính quyền

cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi................68
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và mục tiêu của cơng tác bồi

dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã...........................................................68
3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã phù hợp với thực tế

địa phương và thực trạng đội ngũ công chức cấp xã........................69
3.2.3. Đổi mới biên soạn giáo trình, tài liệu.................................................70
3.2.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng . 73

3.2.5. Đổi mới phương pháp tổ chức, giảng dạy và kiểm tra, đánh giả kết

quả học tập............................................................................................................................76
3.2.6. Các giải pháp về cơng tác cán bộ.........................................................78
3.2.7. Giải pháp về kinh phí bồi dưỡng...........................................................84
3.2.8. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

huyện Nghĩa Hành............................................................................................................85
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị...........................................................................88
3.3.1. Đề xuất........................................................................................................................88
3.3.2. Khuyến nghị............................................................................................................89
KẾT LUẬN...............................................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BDCT

Bồi dưỡng chính trị

CBCC

Cán bộ công chức

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CCHC

Cải cách hành chính

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐTBD

Đào tạo bồi dưỡng

HCNN

Hành chính nhà nước


HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã của huyện Nghĩa Hành............100
(đến 01/12/2016)..................................................................................................................100
Bảng 2.2. Tuổi đời, năm công tác chung và năm công tác đang đảm nhận

của cơng chức cấp xã (đến 01/12/2016)...............................................................100
Bảng 2.3. Trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý

luận chính trị của cơng chức xã qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016

........................................................................................................................................................101


Bảng 2.4. Chuyên môn nghiệp vụ của cơng chức cấp xã qua các năm

........................................................................................................................................................102

Bảng 2.5. Tình hình sử dụng chun mơn của cơng chức cấp xã qua các

năm (đối với hệ cao đẳng, đại học)........................................................................102
Bảng 2.6. Tổng hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2013 – 2016

........................................................................................................................................................103

Bảng 2.7. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức xã của huyện Nghĩa

Hành các năm 2013, 2014, 2015 và 2016.............................................................104
Bảng 2.8. Kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN cho công chức cấp xã

........................................................................................................................................................104

Bảng 2.9. Kết quả đào tạo lý luận chính trị cho CBCC cấp xã ...............105
Bảng 2.10. Đánh giá của đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Nghĩa Hành về

một số tiêu chí trong công tác bồi dưỡng.........................................................105


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã ...................51


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Mở cửa hội nhập và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là đường lối đúng
đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, nước ta cần
phải phát huy tối đa các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,
khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực… Trong đó, cùng với các yếu tố vốn
và khoa học - cơng nghệ thì nguồn nhân lực giữ vai trị quan trọng, quyết
định sự thành cơng của sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực
hiện cơng cuộc CCHC nhà nước với mục đích xây dựng nền HCNN chuyên
nghiệp, trong sạch, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các
yêu cầu của người dân và xã hội. Một trong những mục tiêu trọng tâm của
chương trình CCHC nhà nước là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCCVC từ Trung ương đến cơ sở có đủ năng lực trình độ và các phẩm
chất đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

CBCC là nhân tố con người trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Nhân tố con người đã và luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề CBCC đã
được ban hành như: Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02
năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán
bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003
và gần đây, ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại Kỳ họp thứ 4 (Quốc hội Khóa
XII), Luật cán bộ, cơng chức (hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2010) đã được thông qua nhằm củng cố, đổi mới, phát triển, nâng cao
chất lượng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
ĐTBD cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quyết định để
xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp

1



ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trong đó có đội ngũ cơng
chức chính quyền cấp xã.
Đội ngũ cơng chức chính quyền cấp xã có vai trị hết sức quan
trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
quốc phịng an ninh. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính
quyền cấp xã được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả
công tác của đội ngũ công chức cơ sở. Cơng chức cấp xã có vai trị là
cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực
tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do
dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Chính vì đội ngũ cơng chức cấp xã có vai trò quan trọng như vậy nên
việc xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã vững vàng về chính trị, trong
sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện
các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta. Đảng ta xác định đầu tư xây dựng đội ngũ cơng chức cơ
sở có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới
mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong cơng tác cán bộ.
Trong những năm qua chính quyền huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng
Ngãi đã quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên
địa bàn huyện. Cơng tác bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên địa
bàn huyện đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần xây dựng đội
ngũ CBCC cấp xã có chất lượng. Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu,
nhưng cơng tác này vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Nội dung
chương trình và phương pháp bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã
chưa phù hợp với đối tượng người học; cơ sở vật chất và đội ngũ giảng
viên vừa yếu lại vừa thiếu; việc bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã sau các


2


khóa bồi dưỡng chưa có tác dụng khuyến khích, động viên
những người tham gia các khóa học.
Để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng cơng chức chính
quyền cấp xã trên địa bàn huyện trong những năm tới, học viên chọn
đề tài “Bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là chủ đề nghiên
cứu của khá nhiều đề tài của các cơ quan trung ương như Ban Tổ
chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia… từ
nhiều năm nay. Một số đề tài khoa học, luận án, luận văn đã tập
trung vào nghiên cứu công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã:
ĐTBD cán bộ, cơng chức theo vị trí việc làm đã bước đầu được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Các cơng trình
nghiên cứu đề tài này được thể hiện trong các chương trình, dự án, các đề tài
nghiên cứu khoa học và trong các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học.

Dự án ADB về ĐTBD cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ đã
đưa ra một quy trình đào tạo phù hợp với đào tạo người lớn là
CBCC với các bước triển khai ĐTBD như: xác định bản mô tả
công việc, xác định những kỹ năng cần thiết cho vị trí cơng việc,
xác định năng lực hiện có của người đang đảm trách công việc,
xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo, đánh giá.
TS. Nguyễn Ngọc Vân (2005), (chủ nhiệm đề tài) “Nghiên cứu luận cứ
khoa học và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng
theo chức danh cán bộ, công chức nhà nước” đã chỉ rõ hoạt động phân

công, phân cấp trong ĐTBD theo chức danh cán bộ, công chức nhà nước là
yếu tố bảo đảm tính khoa học của cơng tác ĐTBD và khẳng định tính khách
quan phải thực hiện phân cấp trong ĐTBD cán bộ, công chức.

3


TS. Nguyễn Thanh Xuân (2006), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo vị trí chức danh” đã chỉ ra cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của đào tạo theo chức danh. Việc ĐTBD cán
bộ, cơng chức theo vị trí chức danh là loại hình mang tính chất đào
tạo nghề; phương thức ĐTBD theo vị trí chức danh là phương thức
ĐTBD cho những người có trình độ đã được đào tạo, có bề dày cơng
tác và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.
TS. Nguyễn Ngọc Vân (2008), trong đề tài “Cơ sở khoa học của
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính theo nhu cầu cơng
việc” đã đánh giá tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu ĐTBD
theo yêu cầu công việc và rút ra những nhận xét về sự khác nhau
giữa ĐTBD theo tiêu chuẩn ngạch và ĐTBD theo nhu cầu công việc.
Năm 2015, TS. Bùi Huy Khiên đã bảo vệ đề tài khoa học cấp bộ: “Đào
tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức các
tỉnh khu vực Tây Nguyên”. Sau khi nêu lên thực trạng công tác này, đề tài
đã phân tích những khó khăn, thách thức trong ĐTBD theo vị trí việc làm
cho cán bộ, cơng chức, viên chức các tỉnh khu vực Tây Nguyên và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD theo vị trí việc làm cho
CBCCVC các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong thời gian tới.

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu đề cập
đến vấn ĐTBD cán bộ, cơng chức theo chức danh và vị trí việc làm.
Một số tác giả đã có những bài viết về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức

theo vị trí việc làm như: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, PGS.TS. Đặng
Khắc Ánh, PGS.TS. Văn Tất Thu, TS. Đào Thị Ái Thi, ThS. Đoàn Văn
Dũng đăng trên các tạp chí Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước...

Một số nghiên cứu đáng chú ý như:
- Những vấn đề đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo
nhu cầu của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội

4


vụ, số 11/2008. Sau khi nêu lên các hạn chế và những vấn đề đặt ra
trong ĐTBD theo nhu cầu, tác giả bài viết đã đề xuất các giải pháp
khắc phục những nhược điểm trong ĐTBD cán bộ, công chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm - những khó khăn và
kiến nghị của PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Tạp chí Quản lý nhà nước,
số 193 (2/2012). Trong bài nghiên cứu, tác giả đã trình bày sự cần
thiết phải ĐTBD theo vị trí việc làm; ưu điểm của hình thức ĐTBD
này và những khó khăn trong ĐTBD theo vị trí việc làm ở Việt Nam.
- Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh - sự cấp thiết hiện nay của
ThS. Tống Đăng Hưng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 175 (8/2010). Trong
bài viết tác giả nhấn mạnh, tuy đã đạt được một số kết quả nhưng ĐTBD
cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế: chưa đi sâu vào các kiến
thức, kỹ năng quản lý, điều hành của các chức danh lãnh đạo trong bộ
máy nhà nước. Tác giả đã nêu một số ý kiến để xây dựng chương trình
ĐTBD lãnh đạo cấp sở và tương đương về kiến thức, kỹ năng, về
phương pháp giảng dạy và học tập chương trình ĐTBD này.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức từ góc nhìn chuỗi kết quả và
chỉ số đánh giá của ThS. Đồn Văn Dũng, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ
Nội vụ, số 7/2012. Bài viết chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong đánh giá kết

quả ĐTBD cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay và nhấn mạnh cần chuyển
hướng mạnh sang ĐTBD theo chuỗi kết quả và chỉ số đánh giá.
- Một số giải pháp bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm của ThS.
Nguyễn Tiến Đạo, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, số 7/2012. Theo bài
viết, để thực hiện tốt cơng tác bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm cần
tiến hành đồng bộ các giải pháp: Xác định đối tượng ĐTBD theo chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề mà công chức đảm nhiệm để xây dựng
nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp ĐTBD phù hợp; Cần xây
dựng hệ thống tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên

5


cứu; Đa dạng hóa chương trình và nội dung ĐTBD theo chuyên ngành,
chuyên sâu lĩnh vực, ngành nghề và đổi mới phương pháp giảng dạy,
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng thực chất, hiện đại.
Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của Học viện Hành chính
quốc gia nghiên cứu về ĐTBD cán bộ, cơng chức theo hai hướng khá rõ
nét. Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết về ĐTBD như đào tạo, bồi dưỡng
công chức hành chính; ĐTBD cán bộ, cơng chức trong các ngành khác
nhau. Thứ hai, nghiên cứu tập trung vào ĐTBD từng loại công chức khác
nhau như CBCC cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả các nghiên cứu
này chưa thật sâu, nhưng hướng nghiên cứu đã từng bước đi đến gần
với ĐTBD dựa trên năng lực thực thi công vụ theo vị trí việc làm.

Các cơng trình, đề tài nghiên cứu nêu trên đề cập đến những
vấn đề lý luận về ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ cơng chức cấp
xã đáp ứng địi hỏi của thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đây là những
cơng trình nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận

bổ ích cho học viên khi nghiên cứu đề tài này, góp phần nâng cao
chất lượng bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn
huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng
công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, từ đó tác
giả luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng
của công tác này trên địa bàn huyện trong những năm tới.

3.2.Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơng tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
6


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng cơng chức
chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, những kết quả đã đạt
được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn
huyện Nghĩa Hành trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên
địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa

bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin thu thập trong thời
gian từ năm 2012 đến năm 2016. Một số số liệu khảo sát mới
được điều tra trong năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

5.2.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích thực chứng;
- Hệ thống hóa, phân tích các tài liệu tham khảo và các kết
quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố;
- Nghiên cứu khảo sát tại cơ sở.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về
ĐTBD cán bộ, công chức; Đánh giá đúng thực trạng cơng tác bồi
dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa
Hành trong 5 năm qua (từ năm 2012 đến năm 2016), trên cơ sở đó
đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác này trên địa bàn huyện trong những năm tới.
Kết quả của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho công tác bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã trên
địa bàn huyện Nghĩa Hành và các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi
dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã.
Chương 2: Thực trạng cơng tác bồi dưỡng cơng chức chính
quyền cấp xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Mục tiêu và các giải pháp nâng cao chất lượng
bồi dưỡng công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.1. Khái qt về chính quyền cấp xã và cơng chức chính quyền cấp xã

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là bộ máy mang tính quyền lực nhà nước điều
hành, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phịng trên địa bàn cơ sở. Chính quyền cấp xã chỉ
bao gồm HĐND và UBND, trong đó “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân
dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”; “UBND do HĐND bầu là cơ quan

chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cuối cùng ở nông thôn, gần
dân nhất trong hệ thống hành chính nhà nước 4 cấp ở nước ta, là nền tảng
của hệ thống chính trị, có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính
quyền cấp xã trực tiếp tuyên truyền, phổ biến và kiểm nghiệm sự đúng đắn,
chính xác của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật và
các giải pháp quản lý phát triển xã hội của Nhà nước, việc nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu
quả thì các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát
triển, tạo niềm tin và sự phấn khởi của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

9



×