Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

lập phương án kinh doanh xuất khẩu aó vest của công ty xuất khẩu hồng hà với công ty lee strauss

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.8 KB, 31 trang )

THIẾT KẾ MÔN HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ
NGOẠI THƯƠNG
NỘI DUNG:
LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT KHẨU AÓ VEST CỦA CÔNG
TY XUẤT KHẨU HỒNG HÀ VỚI CÔNG TY LEE STRAUSS.
Lời mở đầu
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây
nên sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực.
Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất,
trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu
hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải
mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động
quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với
các nước khác.
Cùng với phương châm :Việt Nam muốn làm bạn với tất cả quốc gia trên thế
giới, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực vươn lên trong mọi lĩnh vực kinh tế,chính
trị ,văn hoá , xã hội…. Sau nhiều năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế
nước nhà đã có những bước chuyển biến chóng mặt , bộ mặt đời sống của người
dân ngày một nâng cao. Để hòa chung vào dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về các mặt
hàng trên thương trường quốc tế.
Góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền kinh tế, lĩnh vực ngoại
thương có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì :một quốc gia cũng như
cá nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp
ứng được các nhu cầu của mình một cách đầy đủ được . Hoạt động ngoại thương
mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng
tất cả các mặt hàng với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và
1
vượt giới hạn của khả năng sản xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân
trên , ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong nền kinh tế nước ta . Hay nói


cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh XNK không những
giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác
động trực tiếp đến đời sống con người . Nhập khẩu bổ sung các hàng hóa mà
trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập
khẩu còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng
nhập khẩu . Còn sản xuất là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại , là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Việc mở rộng sản xuất để
tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát
triển kinh tế là 1 mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại
Còn hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ yếu giúp các
quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị
trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các
biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK , khuyến khích khu vực tư
nhân mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta không chỉ góp phần đưa
nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu
ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống của người dân….mà còn
giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng kinh tế, truyền thống văn hoácủa dân tộc mình
đến những bạn bè quốc tế và đúc rút, học hỏi được nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm …từ họ. Điều này là vô cùng quan trọng đối với một đất
nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, biến khả năng đi tắt đón đầu về
khoa học kỹ thuật của ta thành hiện thực .
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được
phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra
quyết định xem doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không. Hiện nay ở nước ta
có các mặt hàng xuất khẩu chiếm kim ngạch cao trong nền kinh tế quốc dân
2
như: xuất khẩu gạo, dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, đặc biệt là

mặt hàng dệt may bởi đây được coi là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt
Nam. Hàng dệt may của Việt Nam đã từng bước phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ
với các thị trường bạn như Trung Quốc, Thái Lan Tỷ trọng xuất khẩu của mặt
hàng dệt may chiếm khá lớn , đem lại lượng ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc
dân, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà. Nhà nước
và bộ công nghiệp đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng
này và do đó công ty đã chọn mặt hàng dệt may xuất khẩu làm mặt hàng sản
xuất kinh doanh của mình.
Sau đây em xin trình bày một phương án sản xuất kinh doanh khả thi của công
ty xuất nhập khẩu Hồng Hà với phương án xuất khẩu “áo Vest” bao gồm các
nội dung chính sau
Phần I : Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu.
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án.
Phần III : Kết luận và kiến nghị.
3
Phần I : Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu
1) Mục đích của lập phương án kinh doanh:
Lập phương án kinh doanh là bước khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện các
hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp. Đây cũng là một tiền đề
quan trọng để các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan (như tổng công ty,
ngân hàng, doanh nghiệp khác ) nghiên cứu để xem xét tính khả thi của phương
án đó từ đó đi tới quyết định việc đầu tư hay không đầu tư cho phương án đó .
2) Ý nghĩa :
Việc lập một phương án kinh doanh có ý nghĩa như một văn bản đệ trình lên cấp
trên để xin phép thực hiện. Ngoài ra phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin
cấp vốn cho một dự án. Một dự án muốn đi vào thực hiện thì không thể không
có vốn. Vì vậy, sự tồn tại của một dự án phụ thuộc vào tính thuyết phục của một
phương án kinh doanh đối với các nhà đầu tư đặc biệt là đối với ngân hàng xem
xét quyết định cho vay hay không. Doanh nghiệp được vay nhiều hay ít cũng
trên cơ sở của sự nghiên cứu phương án kinh doanh của doanh nghiệp .

Như vậy việc lập một phương án kinh doanh có tính thuyết phục hay không sẽ
quyết định sự tồn tại hay không của một dự án. Doanh nghiệp sẽ bàn giao kế
hoạch này cho phòng nghiệp vụ để lập một phương án kinh doanh.
Tóm lại, phương án kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn đối với
hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một phần
quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đơn vị và
có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của tổng công ty.
3) Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu:
Công ty lập phương án sản xuất dựa trên các cơ sở sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của
công ty do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4
- Theo nghị định 12 NĐ–CP ngày 23/1/2006 về việc hướng dẫn thực
hiện Luật Thương Mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến hoạt động xuất khẩu.
- Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu(hàng xuất nhập khẩu tự do, hàng xuất
nhập khẩu có điều kiện…)
- Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Căn cứ vào các văn bản pháp quy khác của chính phủ quy định chi tiết về hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần nhất
(2005-2010).
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước của
công ty trong thời gian qua.
4) Cơ sở thực tiễn :
a) Các order của khách hàng
* Tìm hiểu các đối tác dự định thiết lập giao dịch và các thị trường tương ứng:
Khi mới sản xuất hàng may mặc và mở rộng sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh
hàng tiêu dùng Công ty chỉ có duy nhất một khách hàng là Faction.com và chỉ

chuyên sản xuất một mặt hàng là áo sơ mi nam giới. Cùng với thời gian, số
lượng khách hàng của Công ty nhiều lên nhờ sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng của
ban lãnh đạo Công ty. Bắt đầu từ năm 1997, số lượng khách hàng đặt hàng
thường xuyên tại Công ty lên tới 7 khách hàng và vẫn giữ nguyên cho đến hiện
nay. Phần lớn đều là những khách hàng truyền thống, tương đối ổn định, có uy
tín, số lượng đơn đặt hàng nhiều, trung bình hàng năm số lượng ký hợp đồng
của mỗi khách hàng là từ 45.000 sản phẩm đến 60.000 sản phẩm các loại. Số
lượng khách hàng vãng lai có nhưng ít và không thường xuyên. Đó là những
đơn đặt hàng số lượng nhỏ từ các công ty của Mỹ, Canađa, Nga….
* Cơ cấu khách hàng đặt hàng tại Công ty năm 2009:
5
stt Khách hàng Tên nước
Tg đặt
hàng
(năm)
Số lg TB mỗi
năm
(Bộ)
Tỉ lệ(%)
1 Faction.com Hà Lan 5 5.000 7,9
2 Sumikin Busan Nhật 8 15.000 23,8
3 Serim LTD Hàn quốc 5 5.000 7,9
5 Chinarear LTD Hồng Kông 6 10.000 15.87
6 YMT Corporation Nhật 10 25.000 39,7
7 Fourlee LTD. Đài Loan 5 3000 4,8

Nhìn vào bảng số liệu trên, trong tổng số các khách hàng đặt hàng thường
xuyên tại Công ty thì một nửa là các công ty thương mại, còn lại là các nhà công
nghiệp. Tuổi đời khách hàng đặt hàng tại Công ty đều ít nhất là 5 năm, và cho
đến nay họ vẫn tiếp tục đặt hàng tại Công ty. Như vậy Công ty không gặp khó

khăn gì về nguồn tiêu thụ hàng, các khách hàng đều có quan hệ kinh doanh lâu
dài và ổn định với Công ty, chứng tỏ việc tìm kiếm và lựa chọn khách hàng của
Công ty rất chính xác. Thời gian đặt hàng của từng khách hàng không có sự
chênh lệch nhau nhiều, đây là quyết định rất đúng đắn của Công ty, tạo được thế
cân bằng, ổn định trong kinh doanh. Nhưng cũng không vì thế mà Công ty chủ
quan, tự hài lòng với những gì mình có, mà ngược lại không ngừng tìm kiếm
thêm khách hàng mới, mở rộng năng lực sản xuất. Sang năm 2010, số lượng
khách hàng đặt hàng thường xuyên lên tới 10 khách hàng tạo thuận lợi cho chiến
lược phát triển kinh doanh lâu dài của Công ty.
* Tuy là một công ty trẻ thành lập chưa lâu song nhờ nỗ lực công nghiệp hoá
sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc khoa học kỹ thuật
hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, tích cực đào tạo và thu hút đội ngũ công
nhân lành nghề nên khả năng cũng như năng lực sản xuất của công ty là rất lớn,
có thể đáp ứng nhu cầu và các đơn đặt hàng của bạn hàng trong nước và quốc tế,
tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường.
b) Kết quả nghiên cứu thị trường để chọn mặt hàng kinh doanh của công ty:
6
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước công ty đã
quyết định lựa chọn mặt hàng kinh doanh là áo Vest nam giới. Tình hình cung
cầu và các đối thủ cạnh tranh của công ty như sau:
* Thị trường nội địa :
Vest từ lâu đã là trang phục sang trọng và lịch lãm dành cho đàn ông, đặc biệt là
nơi công sở. Ngày nay mặc dù có sự xuất hiện của nhiều hãng thời trang may
mặc nhưng dáng dấp bộ Vest về cơ bản không thay đổi nhiều, duy có giá cả của
từng loại, từng công ty là mỗi ngày một khác.
Không nhiều như trang phục của phụ nữ nhưng cũng có thể dễ dàng tìm mua
Vest ở rất nhiều cửa hàng thời trang, các nhà may khác Nhắc tới Vest , lâu nay
người ta thường kể đến các thương hiệu như Phú Hưng, Huy Hoàng, Hồng
Ngọc, Cao Minh, Cao Thắng. Hầu hết mỗi thương hiệu này đều có từ 3 đến 6-7
cửa hàng nằm rải rác trên các phố của Hà Nội. Tại các nhà may này, khách hàng

có thể chọn mua sẵn hoặc may đo tuỳ thích. Tuy nhiên đi may Vest không đơn
giản như những quần áo khác vì việc lựa chọn vải và đo đạc khá cầu kỳ.
Nhà may Cao Thắng(164 Cầu Giấy) khách hàng chỉ phải đo một lần rồi hẹn
ngày quay lại lấy quần áo thì tại các nhà may khác, khách đều phải tới đo một
lần, một tuần sau đến thử khung áo sau đó mới đến lấy, thời gian may ít nhất là
hai tuần. Vải may Vest theo như người chủ cắt may ở nhà hàng Cao Thắng thì
thường phải là loại vải tốt, nhập khẩu từ Anh, ý, Nhật, Pháp ít nhất 100.000
đ/m, đắt hơn có thể 500.000 - 700.000 đ/m. Mỗi bộ Vest sử dụng hết từ 2,7-3 m.
Khách hàng nên đặt vải tại hàng may, dù giá vải có cao hơn mua ngoài nhưng
đảm bảo chất lượng đúng như giá cả vì trên thị trường hiện có rất nhiều vải
Trung Quốc được quảng cáo là vải Anh, ý Những loại vải vài chục ngàn/ mét
này không những không đẹp mà còn không đáng với tiền công may. Tiền công
may một bộ Vest năm nay dao động từ 500.000-2.000.000 đồng.
Tại nhà may Hồng Ngọc ( 137 Tôn Đức Thắng ), nhà may Huy Hoàng ( 300
Tây Sơn), giá may Vest một bộ vải bình thường khoảng 700.000 đ/bộ, với bộ có
7
vải đẹp giá trên 1.500.000, công may là 700.000. Nhà may Phú Hưng giá vẫn ổn
định từ 10 năm nay là 800.000 đ/bộ. Nhà may Cao Minh luôn dẫn đầu về giá
(1.000.000 >2.000.000 đ/bộ) và thời gian may là một tháng. Tuy nhiên do mỗi
nhà may có kiếu dáng mỗi khác nên ngoài sự so sánh về giá cả, khách hàng cũng
có sự lựa chọn như : người trung tuổi thường đến may ở Phú Hưng, giới trẻ thì
thích phong cách trẻ trung, hiện đại của Cao Minh, Cao Thắng.
Vì đi may Vest cầu kỳ và mất thời gian hơn thế tiền công may lại cao như
vậy nên phần đông khách hàng vẫn chọn hình thức mua sẵn. Giá bộ Vest bán
sẵn tại các cửa hàng này khoảng 600.000 > 2.000.000 đồng với đủ các cỡ số để
khách hàng tha hồ lựa chọn. Hơn thế hiện nay các công ty may 10 như Thailoga,
Happytex, Nhà Bè đều có bán Vest may sẵn với giá từ 550.000 > 1.500.000
đ/bộ. Đứng đầu về số lượng và kiểu dáng là công ty may Nhà Bè với các sản
phẩm Vest giá từ 500.000 >4.000.000 đ/bộ. Ngoài ra còn có rất nhiều Vest may
sẵn của trung Quốc hoặc các cơ sở may không nổi tiếng bán đầy rẫy trên vỉa hè

và trong các chợ với giá khoảng 500.000 đ/bộ. Khách hàng cũng có thể tìm mua
Vest cũ tại phố Thợ Nhuộm giá khoảng 150.000-300.000đ/bộ.
Được biết kiểu Vest dành cho người trung tuổi năm nay vẫn là kiểu vạt cong
hai túi, kiểu dành cho giới trẻ là áo bốn khuy vạt vuông, xẻ hai bên hông. Để
mặc Vest đẹp và đúng cách phải kèm theo áo sơ mi, cà vạt. Các sản phẩm này
luôn có bán rất sẵn có thể mua ngay tại các cửa hàng, nhà may với nhiều màu
đẹp, sang trọng. Đặc biệt, khi tiết trời chuyển sang đông, cái lạnh hao hao của
mùa đông ngày càng se sắt và các "đấng mày râu" càng có điều kiện để diện
những bộ Vest theo sở trường của mình và những nhà may ngày càng đắt khách.
* Thị trường nước ngoài :
8
- Thị trường EU:
Đây là thị trường lớn và rất khó tính. Người dân ở đây có mức sống cao, thu
nhập cao nên yêu cầu của họ về sản phẩm cũng rất cao đặc biệt là về chất lượng
và thương hiệu sản phẩm. Họ không chỉ quan tâm tới chất vải của sản phẩm mà
rất chú ý đến tính thời trang cũng như sự tiện dụng, thoải mái khi sử dụng của
sản phẩm. Vest là trang phục thông dụng của người châu âu để làm việc nơi
công sở nên mặt hàng này rất dễ tiêu thụ. Mỗi năm EU phải nhập khẩu khoảng
65 tỷ USD cho sản phẩm Vest . Kim ngạch mà EU dành cho Việt Nam sau bản
hiệp định được ký năm 1997 cho giai đoạn 1998 – 2004 tăng thêm 30% hàng
năm về sản lượng. Việt Nam vẫn coi đây là thị trường xuất khẩu Vest chủ yếu
và đầy tiềm năng hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên trước mắt cũng như lâu dài
chúng ta còn phải cố gắng hơn nữa trên mọi mặt để các sản phẩm của chúng ta
có nhiều hơn thị trường EU, được người dân chấp nhận tiêu dùng và có khả
năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài loan,
Sinhgapore…
* Thị trường Nhật Bản:
Đây là thị trường chúng ta đang từng bước phát triển quan hệ buôn bán với thị
trường này. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Vest sang Nhật Bản đạt 110 triệu
USD, năm 2009 là 200 triệu USD. Cũng phải nói rằng thị trường này là thị

trường rất khó tính, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, không chỉ tốt, bền, đẹp,
thời trang mà giá cả cũng phải phù hợp. Nếu đáp ứng được các yêu cầu đó thì
chúng ta sẽ có nhiều triển vọng phát triển mặt hàng Vest ở thị trường này.
* Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ:
Sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt nam năm 1994 thì lúc đó quan hệ Việt
nam - Mỹ mới được thiết lập. Trong năm 2007 Mỹ mới chỉ nhập của Việt nam 2
triệu USD cho sản phẩmVest , đến năm 2008 là 5 triệu USD và đến năm 2009 là
25 triệu. Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ rất chú trọng tới vấn đề thời gian thực hiện
hợp đồng từ phía đối tác do vậy các doanh nghiệp của Việt nam cần đảm bảo
nhu cầu này khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
9
Báo cáo của uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh
xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sau ngày 1/1/2005 đã đánh giá trong các nước
Châu á chỉ có Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong xuất khẩu
dệt may vào Mỹ. Nguồn tin từ hiệp hội nhập khẩu dệt may Mỹ (USD-ITA) cũng
cho biết Việt Nam được coi là nguồn cung lựa chọn thứ hai sau Trung Quốc nếu
Việt Nam không có khó khăn về hạn ngạch. Hiện Việt Nam có lợi thế là là lao
động rẻ và chất lượng may tốt hơn so với Ân Độ ( lựa chọn tiếp theo của các nhà
nhập khẩu dệt may Mỹ sau Việt Nam). Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)
cho biết đơn giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ ngày càng cao và
các khách hàng lớn của Mỹ vẫn chọn Việt Nam là thị trường đặt hàng chiến
lược. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng dệt may sang Mỹ vào năm 2010 vào khoảng 2,75 tỷ USD.

* Thị trường Châu á:
Trong các nước Châu á, Việt nam có quan hệ mạnh về Vest ở các nước như
Hồng-Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, I-rắc. Các Công ty ở
các nước này vừa là người đặt gia công vừa là người môi giới trung gian giữa
Việt nam và khách hàng Châu Âu, họ thường mua Vest ở Việt nam để thực hiện
tái xuất khẩu.

Xét theo khía cạnh thị trường xuất khẩu trong những năm vừa qua của Công
ty, chúng ta nhận thấy thị trường EU vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn, trung bình
xấp xỉ 78% tổng lượng hàng xuất khẩu của Công ty.
Bên cạnh đó, một điều rất khả quan là thị trường của Công ty ngày càng mở
rộng. Nếu trước đây, chỉ có 3 thị trường là EU, Nhật, Mỹ thì sau đó xuất hiện
thêm thị trường Đài Loan, Nga, Canada. Và đến nay, thị trường truyền thống
không những được giữ nguyên mà còn mở rộng thêm một số thị trường mới như
Đài Loan, Hồng Kông.

5) Kết quả phân tích tài chính:
a)Chi phí dự trù cho một lô hàng xuất khẩu (4000 bộ Vest ):
10
* Chi phí nguyên vật liệu- phụ liệu ( nhập khẩu) cho một lô hàng (4000 bộ) :

Đơn vị :VNĐ
STT Loại chi phí Thành tiền
1 Lệ phí hải quan 500.000
2 Phí bốc xếp 500.000
3 Tiền mua bộ tờ khai 5000
4 Tiền thuê phương tiện vận tải 1.150.000
Tổng cộng 2.155.000

Đơn vị :VNĐ
STT Giá nguyên vật liệu-phụ liệu (gồm cả
thuế nhập khẩu)
Thành tiền
1 Vải lót 200.000.000
2 Vải may Vest 950.000.000
3 Phụ liệu khác 15.000.000
Tổng cộng 1.165.000.000

* Chi phí sản xuất :
Đơn vị : VNĐ
STT Chi phí Tính cho 1 bộ
comple
Tính cho toàn lô
hàng (4000 bộ)
1 Lương 210.000 840.000.000
2 BHXH 35.000 140.000.000
3 Điện, nước 3.500 14.000.000
4 Khấu hao 7.000 28.000.000
5 Chi phí chung 6.375 25.500.000
6 Lãi suất NH (0.2%) 7.500 30.000.000
7 Kim máy khâu 500 2.000.000
Tổng cộng 269.875 1.079.500.000
* Chi phí sản xuất ra cho toàn lô hàng :
C = 2.155.000 + 1.165.000.000 + 1.079.500.000 = 2.246.655.000(VNĐ)
Giá thành một bộ Vest = C/4000 = 561.664 (VNĐ/bộ)

b) Tính giá hàng khi xuất khẩu
11
Chi phí xuất khẩu cho lô hàng (4000 bộ):
Đơn vị : VNĐ
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí mua bộ tờ khai 5.000
2 Lệ phí hải quan 500.000
a Chi phí vận tải 1.650.000
b Thuê bốc xếp 1.250.000
3 Nâng hạ 752.000
4 Phí lấy B/L 200.000
5 Phí lấy C/O và giấy phép xuất khẩu 250.000

6 Chi phí gửi bộ chứng từ 581.000
Tổng cộng 5.188.000
C = chi phí sản xuất + phí xuất khẩu
= 2.246.655.000 +5 .188.000
= 2.251.843.000 (VNĐ)
Với tỷ giá 1USD = 19.495 (VNĐ)

Giá thành một bộ Vest khi xuất khẩu là = C/4000 = 2.251.843.000/4000
= 562.960 ( VNĐ/bộ)
= 28,9 ( USD/bộ)
Giá FOB Hải Phòng = giá thành + thuế xuất khẩu
= 28,9 + 28,9 *20% = 34,68 (USD)
* Ta thấy giá bán buôn xuất khẩu dự kiến là : 34,68 USD/bộ là có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp bạn trong nước (các doanh nghiệp khác giá Vest
cùng loại di động từ 34- 40 USD/bộ), với mức giá này là có khả năng cạnh tranh
về giá với các mặt hàng cùng loại, cùng kiểu cách , mẫu mã chất lượng… trên
thị trường của các nước như Trung Quốc, ấn Độ….(giá khoảng 32- 40USD/bộ).
Vậy phương án này là hoàn toàn khả thi.
c) Dự kiến doanh thu :
Doanh thu : 34,68 USD/1 bộ Vest
12
> doanh thu toàn lô hàng (cả thuế XK ) = 34,68 * 4000 = 138.720 (USD)
d) Tỷ suất lợi nhuận:
* Tỷ giá trên thị trường hiện nay :19.495 VND/USD
- Tổng doanh thu :138.720 USD
- Mặt hàng : Vest nam giới.
- Số lượng : 4000 bộ
- Đơn giá : 34,68 (USD / bộ)
-Tổng chi phí =2.251.843.000 (VNĐ)


138.720 USD 1
* Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = =
2.251.843.000 VND 16.233
> Để thu được 1 USD ta chỉ cần bỏ ra 16.233 VNĐ . Tại thời điểm này tỷ giá
ngoại tệ là 1 USD = 19.495 VND. Do vậy, xét về mặt tỷ giá ngoại tệ thì đây là
phương án khả thi.

13
* Tỷ suất doanh lợi :
Ký hiệu tỷ suất doanh lợi là P
'
: Ta có
Tổng DT - Tổng CP 138.720 *19.495 -2.251.843.000
P
'
= = = 0,2 = 20 %
Tổng chi phí 2.251.843.000

Ta thấy mức doanh lợi là 20 % là hợp lý.
14
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án
1) Chọn bạn hàng, chọn thị trường
Tuy là một công ty trẻ thành lập chưa lâu song nhờ nỗ lực công nghiệp hoá
sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc khoa học kỹ thuật
hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, tích cực đào tạo và thu hút đội ngũ công
nhân lành nghề nên khả năng cũng như năng lực sản xuất của công ty là rất lớn,
có thể đáp ứng nhu cầu và các đơn đặt hàng của bạn hàng trong nước và quốc tế,
tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường.
Từ các nghiên cứu thị trường và các đơn đặt hàng của khách, công ty đã
quyết định ngoài việc thực hiện các đơn hàng của các bạn hàng lâu năm và

thường xuyên, công ty sẽ dự trù chi phí sản xuất và chào hàng các doanh nghiệp
tại các thị trừơng mà công ty cho rằng mình có khả năng xâm nhập qua những
nghiên cứu về thị trường của phòng nghiên cứu thị trường. Công ty đã lựa chọn
thị trường Mỹ làm thị trường xúc tiến việc xâm nhập. Vốn dĩ thị trường Mỹ là
một thị trường vô cùng lớn với sức mua và tiêu thụ khổng lồ. Mặt khác xu thế
của người Mỹ về đồ Vest nơi công sở ngày càng cao. Trong khi đó giá cả mặt
hàng Vest ở Mỹ khá cao, chất lượng hàng của công ty lại không hề kém cạnh so
với hàng nước ngoài mà giá lại rẻ hơn nhiều, do đó hàng Vest may sẵn của công
ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên đất Mỹ. Tuy việc xâm nhập thị trường
Mỹ đang đứng trước khó khăn là hàng dệt may của công ty sẽ phải cạnh tranh
gay gắt với hàng giá rẻ Trung Quốc, nhưng doanh nghiệp lại có ưu thế hơn về
uy tín và chât lượng nên khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục được.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước công ty đã
quyết định lựa chọn mặt hàng kinh doanh là Vest nam giới bởi đây là mặt hàng
rất thiết thực với đời sống của người Mỹ trong nhiều môi trường làm việc và
hoạt động.

2 ) Tổ chức giao dịch , kí kết hợp đồng :
Công ty chúng tôi quyết định chọn phương thức giao dịch qua thư tín như
sau
15
Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch
giữa những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư
từ. Ngay sau khi hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ
cũng phải thông qua thư tín thương mại.
So với việc gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi
phí. Hơn nữa trong cùng một lúc, lại có thể giao dịch trao đổi với nhiều khách
hàng ở nhiều nước khác nhau. Người viết thư tín có điều kiện để cân nhắc suy
nghĩ, tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo léo giấu ý kiến thực sự của
mình.

Nhưng việc giao dịch qua thư tín thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có
thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua. Việc sử dụng điện tín khắc phục được phần
nào nhược điểm này. Với một đối phương khéo léo, già dặn thì việc phán đoán ý
đồ của họ qua lời lẽ trong thư là một việc rất khó khăn. Khi sử dụng thư tín để
giao dịch đàm phán phải luôn luôn nhớ rằng thư từ là sứ giả của mình đến với
khách hàng, người ta sẽ phê phán, đánh giá mình qua những thư từ mình gửi
đến. Bởi vậy cần phải lưu ý hết sức việc viết thư, gửi thư Những nhà kinh
doanh lâu năm nhận thấy giao dịch bằng thư tín phải đảm bảo những yêu cầu :
lịch sự, chính xác, khẩn trương và kiên nhẫn.
Giấy viết thư cần được chuẩn bị chu đáo. Trên tiêu đề in rõ ràng và đầy đủ :
tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ, điện tín của đơn vị. Thư chỉ viết trên một
mặt giấy. Mỗi thư chỉ nên đề cập một vấn đề kinh doanh. Lời lẽ trong thư cần
lịch sự, đúng mức, phù hợp với cách xưng hô, chào hỏi của mỗi nước, mỗi thứ
tiếng, tránh cộc lốc và cũng tránh cầu kỳ. Xu hướng hiện nay là viết ngắn gọn,
rõ ràng. Thứ tiếng dùng viết thư nên là thứ tiếng khách quen dùng, như vậy dễ
gây thiện cảm và dễ thu hút sự chú ý của khách.
Nội dung của thư thương mại bao giờ cũng hết sức chính xác. Tránh những
sự hiểu lầm do trình bày không rõ ràng, không khúc triết hoặc do sử dụng từ ngữ
không chính xác. Mọi lý lẽ được diễn đạt đầy đủ, nhưng không rườm rà. Cần
nhớ rằng mỗi nước có một cách hiểu khác nhau về từng vấn đề liên quan đến
buôn bán như đơn vị đo lường, cách trả tiền, sự phân chia chi phí trong quan hệ
16
bốc dỡ bởi thế khi đề cập đến mỗi vấn đề, cần phải thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng
về quan niệm của mình hoặc những yêu cầu của mình nêu ra. Không bao giờ
nên nghĩ chắc rằng đối phương cũng hiểu vấn đề này theo cách mình hiểu.
Sự khẩn trương trong trao đổi thư tín cần được chú ý thích đáng. Tất cả mọi
thư tín gửi đến đều phải được trả lời một cách nhanh chóng dù rằng mình chưa
có cơ hội bán hàng. Việc trì hoãn trả lời, thậm chí quên không trả lời thư của
khách hàng sẽ gây ấn tượng xấu. Một nhà kinh doanh tốt bao giờ cũng cố gắng
mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng.

Trong giao dịch bằng thư tín đức tính kiên nhẫn là cần thiết. Kiên nhẫn trả
lời khách hàng về mọi vấn đề, kiên nhẫn theo đuổi khách hàng bằng nhiều thư
liên tiếp và quan hệ trong thời gian dài. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi lựa
chọn, những khách hàng quen biết, có giao dịch thư từ trước đó, được ưu tiên
hơn những khách hàng mới xuất hiện lần đầu.
17
Offer
From : Hong ha export and import company
37A Le Lai street, Ngô Quyền district, Hai Phong city, Viet Nam
Tel :84.31.836802
Fax : 84.31.836806
To : Lee Strauss corporation
4
th
Floor, 29-05, Soren Florida ,Florida, America.
Tel.822 766 0478; Fax 822 766 0477
Represented by Mr. David Pluto - Director
Dear sirs,
We are pleased to submit our quotation for above unit to you.
Commodity : Vietnam vest for man.
Unit price : 34.68 USD/set of Vest - FOB Haiphong, Incoterm 2000.
Quantity : 4000 sets of Vest.
Total : 128,720 USD.
Which includes packing. The price will be valid within 90 days from the date of
this letter.
Payment : to be made by an L/C at sight.
Packing : The goods will be packed in arcodance with our standard
export packing methods
Delivery : No later than 30 days of receiving of your order
We look forward to receiving your further is struction in the near future

Yours faithfully
Export Sales Manager
18
Counter – offer
From: Lee Strauss corporation
4
th
Floor, 240-17, Soren Florida ,Florida, America.
Tel.822 766 0478; Fax 822 766 0477
Represented by Mr. David Pluto - Director
To : Hong ha export and import company
37A Le Lai street, Ngo Quyen district, Hai Phong city, Viet Nam
Tel :84.31.836802
Fax : 84.31.836806
1
st
,march,2010
Dear sirs,
Thank you for your offer dated February, 15th, 2010 for the delivery of Vest for
man.
Unfortunately, we have to tell you that we find your price higher than those of
others firms who have made us similar offers.We could make use of your offer
and place our order with you if you reconsider your price and reduce them at
least by 0.8 USD.
As to other term and conditions, they are quite acceptable.
We are looking forward to your favourable reply.
Your faithfully
Director.
19
Offer

From : Hong ha export and import company
37A Le Lai street, Ngo Quyen district, Hai Phong city, Viet Nam
Tel :84.31.836802
Fax : 84.31.836806
To : Lee Strauss corporation
4
th
Floor, 240-17, Soren Florida ,Florida, America.
Tel.822 766 0478; Fax 822 766 0477
Represented by Mr. David Pluto - Director
15
th
, march, 2010
Dear sirs,
We have received your letter of the 1
st
, march, 2010, in which you suggest
USD 33.88/set of Vest FOB Hai Phong port
We regret that we cannot accept your suggested price because the quality of
our Vest is much higer than those of others branch. However, we can arrange to
come down the price to USD 34.2/set of Vest FOB Hai Phong Port for your
bulk purchase of 4.000 sets of Vest.
We look forward to receiving your order and to doing business with you.
Yours faithfully,
Export Sales Manager
20
Order
From : Lee Strauss corporation
4
th

Floor, 29-05, Soren Florida ,Florida, America.
Tel.822 766 0478; Fax 822 766 0477
Represented by Mr. David Pluto – Director
To : Hong ha export and import company
37A Le Lai street, Ngo Quyen district, Hai Phong city, Viet Nam
Tel :84.31.836802
Fax : 84.31.836806
30th, march, 2010
Dear sirs,
Thank you for your offer dated 15
th
, march, 2010 for the delivery of Vest for
man.
We are very glad to accept your suggest of that price.
We have to day informed your detail of purchase condition and price list that
we could order
Unit price : USD 34.2 /set of Vest- FOB Haiphong, Incoterm 2000.
Quantity : 4000 sets of Vest
Total : USD 168,800
Payment : to be made by an L/C at sight.
We are looking forward to hearing from you.
Your faithfully.
Diretor
Sau khi nghiên cứu các đơn đặt hàng gửi tới công ty chúng tôi quyết định
chọn công ty Lee Strauss làm đối tác kinh doanh vì đơn đặt hàng của tập đoàn
này trả giá tương đối phù hợp với giá mà công ty đã chào. Mặt khác đây là thị
trường mà công ty đang có ý định thâm nhập nên đơn hàng này sẽ giúp công ty
21
thăm dò thị trường Mỹ, tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng một cách thiết
thực nhất. Chúng tôi chọn phương thức giao dịch qua thư tín để ký hợp đồng vì

phương thức này giúp tiết kiệm chi phí
3)Lập hợp đồng
Contract
No 08/TA- ls/2010
Is entered into as of the 15
th
of April,2010

Between :
Hong Ha export and import company
37A Le Lai street, Ngo Quyen district, Hai Phong city, Viet Nam
Tel :84.31.836802
Fax : 84.31.836806
Account No. USD. 003.1.37.001811.6 or VND .003.1.00000196.6
in Vietcombank Hai Phong Branch
Represented by Mr : Nguyen Ha Anh- Director
Hereinafter called "party A"
And :
Lee Strauss corporation
4
th
Floor, 29-05, Soren Florida ,Florida, America.
Tel: 822 766 0478
Fax 822 766 0477
Represented by Mr: David Pluto - Director
Hereinafter called "partyB"
22
We, both parties, agree to sign and implement this contract with the following
conditions and terms.
Article 1 : Description

Commodity: Vest for man (cat 295).
Fabric : 80% cotton.
Sizing : available in inch and centiment.
Country of origin : Viet Nam.
Article 2 : Quatity
4000 sets of vest
Article 3: Price
Price : USD 34.2 / set of Vest.
Total amount of the contract: USD 136,800
Say: United state dollars one hundred and thirty six thousand and eight hundre
only, packing included.
These above prices are based on FOB Hai Phong port - Incoterms 2000.
Article 4: Packaging
Each sets are packed in poly bag
20 poly bags will be delivered in carton ( 0.75m, 0.5m, 0.5m) in order to avoid
tearing and protect the goods
Article 5 : Payment
* Payment by Irrevocable and confirmed L/C at sight.
*. Confirming charges will be borne by the Seller
* Validity of Irrevocable L/C: 4 (four) weeks after opening day of L/C. All
charges regarding L/C amendment shaal be borne by the party requires L/C
amendment.
* Documents for payment:
Payment shaal be made upon presentation to the bank of the following
documents:
- Clean “ Shipped on board” Ocean Bill of lading, original, in triplicate.
- Commercial invoice, original, in triplicate
23
- Quality/Quantity certificate issued by the Chamber of Comerce in triplicate. -
Certificate of original in triplicate, issued by the authorized body.

- Packing list in triplicate.
Article 6: Delivery
The goods will be deliered latest at 15
th
of may, 2010
- Partial shipment : Not allowed
- Transhipment : Allowed
- Port of loading : Hai Phong port
Article 7: Arbitration
. Any disputes or discrepancies which may arise out of the contract or in the
connection therewith shall at first be settled amicably on mutual understanding.
. In the course of execution of this contract all dispute not reaching an amicable
agreement shall be settle by Vietnam foreign trade Arbitration attached to the
Chamber of commerce of Vietnam, Whose decision shall be accepted as final by
both parties.
The fees for arbitration and/or other charges shall be born by losing party, unless
otherwise agreed.
The language of arbitration shall be English.
Article 8: Force Majeure
In case of unforeseen causes recognized by both parties as Force Majeure under
evidence thereof, the cotracting parties shall not be liable for performance of the
terms of this contract. However, if such cause of Force Majeure comes to an
end, the contracting parties shall be liable for performance of this contract unless
otherwise mutually agreed.
The party claiming relief from performance of an obligation under the contract
due to Force Majeure shall inform the other party thereof by cable within 5
(five) days after the commencement of such Force Majeure and confirm it
within a 3 (three) days by registered airmail .
Article 9: General
24

All amendments, supplementation of this contract are only effective when they
are made in writing and be sign by both parties.
This contract is made in English in 4 originals, 2 of which are retained by each
party. Both parties engage to realize all these above mentioned of the contract
This contract is signed and stamped on April, 15
th
, 2010
For/And on behalf of The Seller
Hong Ha Ex-Im Co.,
For/And on behalf of The Buyer
Lee Strauss Co.,
25

×