Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.96 KB, 54 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Mỹ Latinh là nền văn học có nhiều điều mới lạ, gây sự chú ý cho
độc giả trên toàn thế giới và đặc biệt là Việt Nam. Nền văn học này những buổi
đầu còn rất nghèo nàn và chưa có những điểm riêng biệt, mãi đến những năm 70,
80 của thế kỷ XX thì văn học Mỹ Latinh mới thật sự phát triển mạnh mẽ, đa
dạng, phong phú và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự phát triển
vượt bậc của thể loại truyện ngắn và đặc biệt là thể loại truyện ngắn mang yếu tố
kỳ ảo. Ở Việt Nam, từ sau khi cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Gabriel
Garcia Marquez được xuất bản do dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch thì nền văn
học khu vực Mỹ Latinh nói chung và dịng văn học hiện thực huyền ảo nói riêng
đã được thu hút được sự chú ý của độc giả cả nhiều hơn. Người được mệnh danh
là cha đẻ và khai sinh dòng văn này chính là Jorge Luis Borges, một nhà văn và
dịch giả nổi tiếng người Argentina. Về sau người kế tục và đại diện tiêu biểu cho
nền văn học này chính là Gabriel Garcia Marquez, ông là một nhà văn
người Colombia nổi tiếng. Tên tuổi của Gabriel Garcia Marquez đã gắn liền với
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông đã kết tinh những nét đặc trưng và nghệ thuật
độc đáo của nền văn học này vào trong các tác phẩm của mình và đặc biệt là ở
thể loại truyện ngắn. Nói đến truyện ngắn của nền văn học hiện thực huyền ảo
Mỹ Latinh thì chúng ta khơng thể nào khơng nhắc đến Gabriel Garcia Marquez.
Ông đã phát huy tối đa lối viết truyện mang đậm chất trí tuệ cũng như những đặc
trưng của thể loại kỳ ảo để biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của mình, điều đó
đã góp phần không nhỏ vào việc giúp cho truyện ngắn của ông mang những nét
độc đáo riêng so với những truyện ngắn của những tác giả khác trên thế giới. Và
nó cũng mang lại cho nền văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh một sức hấp
dẫn và cách tiếp nhận hết sức mới mẻ, sáng tạo.
Vì vậy, việc tìm hiểu về Gabriel Garcia Marquez và nghiên cứu yếu tố huyền


ảo trong các truyện ngắn của ông là điều cần thiết để khám phá những nét đặc
trưng đầy hấp dẫn cũng như phức tạp của nền văn học hiện thực huyền ảo Mỹ
Latinh.
1

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

Đó chính la những lí do để tơi nghiên cứu đề tài “Yếu tố huyền ảo trong
truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : bài báo cáo tập trung đi sâu tìm hiểu về “Yếu tố
huyền ảo trong truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez” qua những phương
diện sau :
- Yếu tố huyền ảo trong văn học
- Cấu trúc của truyện ngắn huyền ảo
- Nhân vật huyền ảo
- Các biểu tượng huyền ảo
- Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Gabriel Garcia
Marquez.
- Kết cấu trần thuật
Phạm vi nghiên cứu : đề tài tập trung nghiên cứu dựa vào cuốn Gabriel
Garcia Marquez - truyện ngắn tuyển chọn của tác giả Nguyễn Trung Đức, Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội, 2007. Trong khuôn khổ của một bài báo cáo tốt
nghiệp, đề tài chỉ giới hạn ở một số tác phẩm sau :

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên truyện ngắn
Ai đó đã làm rối những bơng hồng
Biển của thời đã mất
Bà quả phụ Montiel
Bên kia cái chết
Blacamăng, người hiền bán phép tiên
Chuyên buồn không thể tin đươc của Erendira ngây thơ và người bà bất
lương
Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma
Cụ già với đôi cánh khổng lồ
Dấu máu em trên tuyết
2

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp


10
11
12
13
14
15
16
17

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

Nabo, người da đen khiến các thiên thần phải đợi
Người chết trơi đẹp nhất trần gian
Những bóng ma tháng Tám
Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo của nàng
Đám tang của Bà mẹ vĩ đại
Thần chết thường ẩn sau ái tình
Lần thứ ba an phận
Quà tết

3. Lịch sử vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Yếu tố huyền ảo trong truyện
ngắn Gabriel Garcia Marquez”, với những tài liệu sưu tầm được, tôi xin điểm
qua một số tài liệu sách cũng như các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài tôi
đang nghiên cứu:
Về tài liệu sách liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu như : Lê Huy
Bắc (2003), Giáo trình Văn học Mĩ, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội; Lê
Huy Bắc (2009), Đặc trưng truyện ngắn Anh - Mỹ, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, Hà Nội; Lê Huy Bắc sưu tập và giới thiệu (2002), Phê bình - Lý luận văn
học Anh - Mỹ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Lê Huy Bắc (2001), Hợp tuyển

văn học châu Mỹ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội; Lê Huy Bắc
(1995),Văn học Mỹ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, ... những tài liệu
này phần nào đã cung cấp cho tôi một cách khái quát nhất về những đặc trưng cơ
bản của nền văn học khu vực Mỹ Latinh, cùng với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
và sự ảnh hưởng tới nhiều nền văn học trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Về nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong văn học, trong bài viết Về khái niệm
cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học của Lê Nguyên Long và
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism) của Đỗ Văn Hiểu đã khái quát về
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chỉ ra các phương thức cơ bản của yếu tố huyền
ảo trong văn học. Bên cạnh đó, cịn có một số cơng trình khác cũng nói về yếu tố
huyền ảo trong văn học của Phùng Văn Tửu như: Phương thức huyền thoại
3

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

trong sáng tác văn học; Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX,...
Về vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về Gabriel Garcia Marquez và chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo:
Nổi bật nhất là các cơng trình của PGS.TS Lê Huy Bắc với chuyên luận: Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez Marquez (Nxb Giáo dục,
2009) và một loạt các bài viết: Gabriel Garcia Marquez và những người thầy
của ơng (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10, 2005); Tự sự nhiều điểm nhìn trong
Cụ già với đơi cánh khổng lồ (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 2, 2005); Nghệ
thuật Phran Dơ Káp Ka (2006); Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học

Mỹ Latin (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 04, 2008),... Nhìn chung, các bài viết
của ơng đều tập trung trình bày một cách khái quát quá trình bắt đầu viết truyện
ngắn, và sự ảnh hưởng trong phong cách sáng cùng với những đặc điểm nghệ
thuật trong các sáng tác của Marquez.
Tiếp theo, phải kể đến đó là dịch giả Nguyễn Trung Đức với bài phê bình
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez qua Chuyện buồn
không thể tin được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất lương (Tạp chí
văn học số 2, 1981), ơng đã khái qt những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo và dựa vào đó để đi vào phân tích truyện ngắn Chuyện buồn không thể
tin được của Erendira ngây thơ và người bà bất lương, qua đó chỉ ra những biếu
hiện của chủ đề cái cô đơn trong cốt truyện và bút pháp. Bằng cách phân tích hai
kiểu nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn này là người thú và người công cụ, ông
đã làm rõ sự áp bức của kiểu người thú mà điển hình trong truyện ngắn này
chính là người bà và đối với người công cụ là Erendira.
Và một số luận văn khác cũng liên quan đến đề tài tôi đang nghiên cứu như :
Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của tác giả Nguyễn
Thành Trung; Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của tác giả Lê
Thị Thanh Thủy; Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua
hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez) của tác giả Lê Ngọc
Phương; Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của tác
giả Phạm Thị Như Hoa; Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới kỳ ảo
4

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo


trong truyện ngắn Marquez của tác giả Bùi Linh Huệ; Cái kỳ ảo trong truyện
ngắn của Gabriel Garcia Marquez của tác giả Dương Thị Thanh Vân; Yếu tố
huyền ảo trong tác phẩm của Yasunari Kawabata và Gabriel Garcia Marquez
của tác giả Đào Thị Thu Hằng,... tất cả những bài viết, luận văn này phần nào đã
chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của yếu tố huyền ảo trong các tác phẩm của
châu Mỹ Latinh nói chung và truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez nói riêng.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu vừa liệt kê trên, một số trang wed cũng
có những bài viết liên quan đến đề tài mà tơi đang tìm hiểu và nghiên cứu như:
đã trình bày “Một số huyền thoại tâm linh trong văn học
châu Mỹ Latinh hiện đại” của tác giả Lê Phương Ngọc hay bài viết trên trang
wed />đã phần nào trình bày cho chúng ta nội dung “Kết cấu trần thuật trong truyện
ngắn huyền ảo Mỹ Latinh”.
Nó tóm lại, ở những cơng trình và những bài viết trên, những nhà nghiên cứu
và nhà văn đã có cái nhìn khái qt về văn học châu Mỹ Latinh nói chung và
truyện ngắn huyền ảo của Marquez nói riêng. Trên cơ sỡ đó, tơi đã có được
những kiến thức cơ bản để tơi có thể tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu, triển
khai tốt đề tài của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi chủ yếu sử dụng ba phương pháp
phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so
sánh, đối chiếu.
Ý thức được cảm hứng văn chương và phong cách sáng tác của Marquez bắt
nguồn từ những tác nhân của lịch sử và xã hội lịch sử của khu vực Mỹ Latinh nói
chung và đất nước Colombia nói riêng. Vì thế, tôi vận dụng phương pháp lịch sử
- xã hội để từ đó lí giải sự tồn tại của yếu tố huyền ảo trong các truyện ngắn của
ông.
Đồng thời, tôi cịn vận dụng phương pháp phân tích - tổng hợp. Phương pháp
5


Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

này giúp tơi phân tích những vấn đề được triển khai trong đề tài để làm rõ những
đặc trưng cơ bản của yếu tố huyền ảo trong từng tác phẩm của Marquez và tổng
hợplại , rút ra những vấn đề chung nhất cho đề tài của tơi.
Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, đối chiếu cũng được tôi vận dụng trong
đề tài này. Theo đó, tơi đi vào so sánh và đối chiếu những đặc trưng nghệ thuật
trong truyện ngắn huyền ảo của Marquez so với những tác giả khác cũng theo
trào lưu văn học Chũ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Ngồi những phương pháp vừa kể trên, tơi cịn kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu khác như : phương pháp thống kê, khảo sát để nhận biết những tác
phẩm, những biểu hiện của yếu tố huyền ảo để có cái nhìn chính xác, khoa học
và phương pháp loại hình để vận dụng thi pháp về nội dung và nghệ thuật trong
các truyện ngắn của Marquez, làm sáng tỏ yếu tố huyền ảo trong các sáng tác của
ông.
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Đề tài “Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez” được
tơi triển khai với các mục đích sau:
Thứ nhất, thơng qua đề tài này, tôi muốn làm rõ yếu tố huyền ảo và việc vận
dụng yếu tố này vào chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, vốn là một đặc trưng cơ bản
của văn học Mỹ Latinh. Từ đó, việc làm rõ yếu tố huyền ảo sẽ là cơ sở lý luận để
tơi tiến hành đi sâu vào tìm hiểu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Gabriel
Garcia Marquez.
Thứ hai, trên cơ sở khảo sát, phân tích những hình tượng nhân vật, không

gian, thời gian và biểu tượng gắn với yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của
Gabriel Garcia Marquez, tơi hy vọng có thể đi đến kết luận về việc sử dụng yếu
tố huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez là để phản ánh nhận thức, đánh giá
cuộc sống hiện thực xã hội đương thời theo hướng nhân văn, và giúp con người
chiến thắng được nỗi cô đơn trong một thế giới còn tồn tại nhiều bất cập.
6. Cấu trúc của luận văn
6

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

A. PHẦN DẪN NHẬP
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Yếu tố huyền ảo - Những vấn đề lý luận
Chương 2. Những biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Gabriel
Garcia Marquez
Chương 3. Nghệ thuật huyền ảo trong truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez
PHẦN C. KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

7

Trang
GVHD : Phan Thị Trà



Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
YẾU TỐ HUYỀN ẢO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
1.1.1. Kì ảo và yếu tố huyền ảo trong văn học
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã định nghĩa: “huyền ảo” có nghĩa là:
“có vẻ vừa như thực vừa như hư, thường tạo nên vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn” [17,
tr.08].
Cịn theo từ điển Hán Nơm, Trần Văn Chánh đã định nghĩa “huyền” là
“huyền diệu, huyền bí, cao xa khó hiểu”, và “ảo” là “giả, khơng thật” [28].
Trong văn học, “huyền ảo” được xem như một thủ pháp nghệ thuật mà tác
giả mượn cái huyền ảo, khơng có thật để ẩn dụ, ám chỉ những cái sâu xa, tạo nên
sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc, từ đó người đọc phải tự mình suy ngẫm, đi
sâu vào tìm hiểu tác phẩm thì mới thấy hết được vẻ đẹp của tác phẩm và dụng ý
của tác giả muốn gửi gắm trong đó.
Xét về thuật ngữ, thì “huyền ảo” và “kì ảo” giống nhau vì đều mang tính chất
khơng có thật, nhưng lại khác nhau ở chỗ “kì ảo” là cái kì lạ, khác thường, cịn
“huyền ảo” là cái hoang đường, bí ẩn, hàm chứa ý nghĩa sâu xa.
Trong cơng trình Dẫn luận về văn chương kì ảo, Tzevan Todorov cho rằng:
“cái kì ảo là sự kiện khơng thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái
thế giới quen thuộc này... Người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai
giải pháp: hoặc đây chỉ là ảo ảnh của giác quan, một sản phẩm của tưởng tượng
và những quy luật của thế giới này vẫn vậy; hoặc quả thật sự kiện đã diễn ra, nó
là bộ phận của toàn bộ thực tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi
những quy luật mà chúng ta khơng biết... Cái kì ảo chiếm lĩnh thời gian của sự

8

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

mơ hồ ấy: tới khi chọn lấy một trong hai giải đáp, ta đã rời bỏ cái kì ảo để đi vào
một thể loại cận kề, cái lạ hoặc cái thần tiên. Cái kì ảo đó là sự lưỡng lự cảm
nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện
tượng bên ngồi mang tính siêu nhiên” [19, tr.34].
Theo nhà nghiên cứu Lê Ngun Cẩn trong cơng trình Cái kì ảo trong tác
phẩm Balzac, ơng đã nhận định: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật.
Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu
nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo” [8, tr. 16 ].
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu nghĩa cơ bản nhất của “huyền
ảo” chính là tính chất ảo diệu, khơng có thật, huyền bí và khó hiểu hết được.
Những sự vật, hiện tượng “huyền ảo” mang lại cho chúng ta trạng thái nửa tin,
nửa ngờ. “Huyền ảo” hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người
và đặc biệt là trong văn học.
Nói tóm lại, theo như những gì tìm hiểu được, tơi nhận thấy rằng: “kì ảo” và
“huyền ảo” về cơ bản đều giống nhau vì đều mang đặc trưng nghệ thuật là cái
khơng có thực. Nhưng có một chút khác biệt ở chỗ: “kì ảo” là chất liệu sáng tác
văn học, nghiêng về trí tưởng tượng phong phú của con người, là sự tưởng tượng
hay cảm nhận của con người bằng một cảm quan siêu nhiên, biểu hiện thông qua
phương thức phơ diễn hình thức bên ngồi, người đọc dễ dàng thấy được và có
cảm giác sợ hãi. Cịn “huyền ảo” là phương thức sáng tác văn học, nghiêng về

nhận thức, quan niệm của con người, nó hàm chứa nội dung bên trong, khiến
người đọc phải suy nghĩ thật kĩ mới phát hiện được. Cái “huyền ảo” mượn “kì
ảo” làm chất liệu sáng tác và xuất phát từ hiện thực của lịch sử, đời sống con
người hoặc mượn cái ảo để làm biểu tượng ám dụ, hàm ý sâu xa chứ không phải
chỉ đơn thuần là sự tưởng tượng về một thế giới siêu thực như “cái kì ảo”. Nhờ
đó mà người đọc sẽ có cảm giác lưỡng lự, vừa sợ vừa không sợ, nửa muốn tin
nhưng lại nửa ngờ.
Yếu tố huyền ảo là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong văn học. Nhờ
có yếu tố huyền ảo mà các tác phẩm văn học mang lại một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn
người đọc. Vì thế, việc tìm hiểu yếu tố huyền ảo trong văn học là một thao tác cơ
9

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

bản để cung cấp những cơ sở lý luận cho việc triển khai những vấn đề cụ thể
trong đề tài.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình lao động nghệ thuật, là sự nỗ
lực sáng tạo, tưởng tượng của cá nhân các nhà văn từ chính chất liệu cuộc sống.
Vì vậy mà yếu tố huyền ảo là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu để nhà
văn xây dựng, viết nên những tác phẩm văn học để đời, nhờ đó mà mỗi tác phẩm
văn học mang một vẻ đẹp riêng, lôi cuốn và hấp dẫn hơn.
Ở thời cổ đại, văn học đã bắt đầu ra đời, phát triển và đạt được nhiều thành
tựu to lớn như sự ra đời của nhiều tác phẩm vĩ đại: thần thoại Hy Lạp, sử thi Ấn
Độ (Mahabharata, Ramayana) là các tác phẩm tiêu biểu này đã sử dụng yếu tố

huyền ảo để kể về những vị thần, những anh hùng trong dân gian có sức mạnh
siêu nhiên và trở thành biểu tượng đẹp trong văn học.
Trong giai đoạn văn học trung đại, các nhà văn vẫn sử dụng các yếu tố huyền
ảo được để phản ánh đời sống tín ngưỡng của con người, nhưng đồng thời cũng
vừa thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình thơng qua tác phẩm. Thời Minh Thanh được xem là thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết Trung Quốc, một số tác
giả đã thành công khi sử dụng yếu tố huyền ảo vào trong các tác phẩm của mình
tạo nên những tiểu thuyết cổ điển như Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Phong thần
diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ... Hay trong
nền văn học Phục hưng, đại văn hào vĩ đại người Anh William Shakespeare đã
viết nên tác phẩm Hamlet, một trong những vở bi - hài kịch nổi tiếng nhất của
lịch sử sân khấu thế giới.
Đến giai đoạn văn học hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển
một cách mạnh mẽ, người ta cho rằng tín ngưỡng chính là mê tín, hoang đường
và chỉ có khoa học mới đưa ra được câu trả lời chính xác. Nhưng khơng phải vì
vậy mà yếu tố huyền ảo bị lãng quên. Những nhà văn trong giai đoạn này đã sử
dụng yếu tố huyền ảo như một thủ pháp nghệ thuật và đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến nhà văn Franz Kafka - Áo - Hung
(Lâu đài, Hóa thân, Vụ án ...); nhà văn Rabindranath Tagore - Ấn Độ (Mây và
mặt trời; Ảo ảnh tình yêu; Chiến thắng,...); nhà văn Yasunari Kawabata - Nhật
10

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

Bản (Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ,...); và đặc biệt nhất chính là các nhà

văn châu Mỹ Latinh với đại diện tiêu biểu nhất là Jorges Luis Borges (Công viên
những lối đi rẽ hai ngả, Văn tự của thượng đế, Người bất tử,...) và Gabriel
Garcia Marquez (Trăm năm cơ đơn, Ơng già có đơi cánh khổng lồ,...)
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nền văn học sử dụng yếu tố huyền ảo đã
đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Điển hình như tiểu thuyết Hóa thân của
Franz Kafka, tiểu thuyết Tiếng rền của núi của Yasunari Kawabata, hay truyện
ngắn Phương Nam của Jorge Luis Borges, truyện ngắn Ơng già có đơi cánh
khổng lồ của Gabriel Garcia Marquez,...
Từ những yếu tố trên đã dẫn đến việc hình thành Chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo trong văn học hiện đại. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trào lưu quan
trọng trong văn học hiện đại Mỹ Latinh nói riêng và văn học hiện đại phương
Tây nói chung. Trường phái, khuynh hướng, trào lưu này được hình thành và
phát triển mạnh mẽ vào những năm 78, 80 của thế kỷ XX. Đại diện tiêu biểu cho
dòng văn học “huyền ảo” này đó chính là nhà văn Jorges Luis Borges và Gabriel
Garcia Marquez, ...
Những nhà văn theo trào lưu này thường sử dụng yếu tố huyền ảo vào các
sáng tác của mình với nguyên tắc là biến hiện thực cuộc sống thành những việc
hoang đường nhưng vẫn giữ được tính chân thực. Thơng qua đó, tác giả muốn
phản ánh hiện thực đen tối, tàn bạo của chế độ độc tài, phê phán tình trạng khép
kín văn hóa, thói ích kỷ,... ở châu Mỹ Latinh thời bấy giờ. Khi phản ánh, nhà văn
thường không đề cập một cách trực tiếp mà dùng cách gián tiếp thơng qua những
hình tượng, biểu tượng ẩn dụ siêu phàm để người đọc tự suy ngẫm và rút ra ý
nghĩa cho riêng mình.
Bằng các hình thức phóng đại, biểu trưng, hàm ý,... nhà văn đã mượn những
hình tượng, truyền thuyết trong dân gian cổ xưa (như thần tiên, người chết, hồn
ma, ...) và thay đổi đôi chút để tạo ra các huyền thoại mới về hiện thực xã hội
châu Mỹ Latinh với mục đích lơi cuốn và thuyết phục người đọc hơn. Ví dụ như
người phụ nữ ăn giấc ngủ của chính mình và hóa thành đất trong truyện ngắn
Hoan ăn kiếm của Miguel Angel Asturias hay vị thần già có đơi cánh khổng lồ
11


Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

giống với cánh của gà trong truyện ngắn Cụ già với đôi cánh khổng lồ; hồn ma
trong truyện ngắn Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo của nàng của Gabriel
Garcia Marquez.
Dòng văn học Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã có sức ảnh hưởng rộng lớn
đến các nhà văn hiện đại trên toàn thế giới. Sự ảnh hưởng này mang lại sự đa
dạng và những màu sắc rất riêng cho nền văn học của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
từ đó các nhà văn có điều kiện để vận dụng yếu tố huyền ảo vào trong sáng tác
của mình.
1.1.2. Cấu trúc truyện ngắn huyền ảo
Cấu trúc chính là cái khung, là mơ hình mà nhà văn triển khai các vấn đề của
tác phẩm. Với truyện ngắn huyền ảo, có hai dạng cấu trúc cơ bản là cấu trúc
tuyến tính và cấu trúc phân mảng.
Cấu trúc tuyến tính là loại cấu trúc đặc biệt quan tâm tới sự liền mạch của cốt
truyện, văn bản truyện phải có mở đầu và kết thúc, kể về hành trình của nhân vật
với một kết luận khá rõ ràng và có sự nối tiếp giữa không gian và thời gian, được
phát triển tuần tự theo từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Nhà văn miêu tả từng
sự kiện theo trật tự trước sau. Đặc biệt, trong cấu trúc tuyến tính, điểm nhìn là
tĩnh và thường duy nhất, khơng thay đổi từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Kiểu cấu
trúc này có một thế mạnh là trình bày câu chuyện một cách liền mạch, giúp
người đọc dễ theo dõi, dễ nắm bắt nội dung của tác phẩm, làm nên sự sáng tỏ, lôi
cuốn của câu chuyện.

Với cấu trúc phân mảng, văn bản truyện được lắp ghép bởi những mảng trần
thuật khác nhau mà nhìn bề ngồi như những mảng rời rạc, khơng có liên hệ gì
với nhau, nhưng bên trong lại tồn tại một mối liên hệ ngầm, có tác dụng liên kết
và định hướng cho các bộ phận khác của văn bản thơng qua chủ đề của truyện.
Nhà văn có thể di chuyển ngược xuôi, đảo chiều hoặc đẩy nhanh thời gian. Ở cấu
trúc phân mảng, người kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn. Những truyện ngắn
được viết theo kiểu cấu trúc phân mảng thường có nhiều khoảng trống tự sự, cho
nên có những phần của câu chuyện khơng nằm trong văn bản truyện mà nằm
12

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

trong trí tưởng tượng của người đọc.
Ngồi hai dạng cấu trúc cơ bản trên thì các truyện ngắn huyền ảo còn được
sáng tác theo một số kiểu cấu trúc sáng tạo khác do các nhà văn tự sáng tạo ra
như cấu trúc mê cung, cấu trúc tam đoạn luận, cấu trúc nguyên nhân - kết quả, ...
1.2. MARQUEZ VỚI CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
Gabriel Garcia Marquez sinh ngày 6 tháng 3 năm 1928 tại Aracataca, ông là
một nhà văn nổi tiếng của nền văn học văn học hậu hiện đại, theo chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo của khu vực Mĩ Latinh nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Ơng tốt nghiệp ngành báo chí Đại học Quốc gia Columbia ở Bogota và đại học
Cartagena. Ngoài viết văn, thì ơng cịn là nhà báo, viết kịch bản phim và hoạt
động chính trị. Tác phẩm đầu tiên của ơng là tập truyện ngắn La Hojarasca xuất
bản năm 1955.

Nhìn chung, cuộc đời ơng khơng có q nhiều biến động, nhưng q hương
Colombia của ơng thì phải trải qua rất nhiều biến động về chính trị, xã hội nên đã
ảnh hưởng phần nào đến phong cách sáng tác của Marquez. Đất nước Colombia
đã để lại nhiều dấu ấn không thể phai mờ trong các tác phẩm của ông. Sự kiện
của cuộc thảm sát thương tâm nhất trong lịch sử Colombia năm 1928, hàng ngàn
cơng nhân cơng ty chuối bị chính phủ Colombia xả xúng, tàn sát trong cuộc biểu
tình đã được tác giả đưa vào tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Sau những biến động
này, con người Colombia càng sống theo lối sống khép kín, cơ đơn. Nói cách
khác, chủ nghã cá nhân dần lên ngơi.
Ngồi ra, yếu tố gia đình cũng có tác động khơng nhỏ đến việc hình thành
phong cách viết văn độc đáo pha lẫn giữa yếu tố huyền ảo và hiện thực của
Marquez. Từ nhỏ, ông đã sống chung với ông bà ngoại nên ông được nghe rất
nhiều câu chuyện về chiến tranh và cuộc tàn sát lớn ở các đồn điền chuối do ông
ngoại kể lại, ông ngoại chính là: “người đầu tiên dẫn dắt tôi vào cái thực tế
đáng buồn của người lớn với những câu chuyện đánh đấm đẫm máu” [ 18, tr.
118 ]. Bên cạnh đó, bà ngoại ơng thường kể cho ơng nghe vô số những truyền
thuyết, huyền thoại chứa đựng những dấu vết tâm linh và sự hoang đường. Sau
13

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

khi trở thành một nhà năn nổi tiếng thế giới, Marquez đã từng thổ lộ rằng: “Tôi
cảm thấy rằng tất cả mọi trang viết của tôi đều bắt nguồn từ khoảng thời gian
tôi sống với ông bà”. [ 18 ].

Ngồi ơng bà ngoại ra, những người thân trong đại gia đình cũng có ảnh
hưởng ít nhiều đến các sáng tác của ông. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã thừa
nhận rằng: “Tất cả mọi người trong gia đình tơi đều là quan trọng đối với tôi và
đều xuất hiện, hoặc rõ rệt hoặc phảng phất trong các tiểu thuyết của tôi” [15 , tr.
229 ] . Trong cuốn tự truyện của mình ơng đã viết: “Tơi khơng thể hình dung nổi
là liệu cịn có một mơi trường gia đình nào thích hợp hơn cho năng khiếu văn
chương của tơi so với môi trường điên rồ ấy không? Nhất là cộng thêm cá tính
của những phụ nữ đã ni dưỡng tơi” [ 15, tr. 118 ].
Thêm vào đó, ơng được sinh ra và lớn lên ở vùng biển Caribe, nơi mà người
ta xem những yếu tố siêu nhiên như một phần tất yếu của đời sống văn hóa hằng
ngày. Chúng ta thấy rõ ràng một điều là chính mơi trường văn hóa, xã hội và gia
đình mà Marquez được tiếp nhận từ thời thơ ấu đã góp phần hình thành phong
cách viết văn độc đáo hòa quyện giữa yếu tố hoang đường và hiện thực. Chính
tất cả những yếu tố đó đã trở thành hành trang cuộc đời và tư liệu để ông sáng
tạo nghệ thuật cho các tác phẩm của mình sau này. khai thác, thể hiện một cách
thành cơng trong những sáng tác của mình.
Marquez đến với chũ nghĩa hiện thực huyền ảo như một sự tình cờ, sau khi
đọc được cuốn tiểu thuyết Hóa thân của Kafka ông đã bị lôi cuốn mãnh liệt và
chịu ảnh hưởng bởi cách viết đậm chất hoang đường, huyền ảo và sự ám ảnh nạn
độc tài, sự cô đơn,... Đặc biệt, về chủ đề cô đơn Marquez từng tuyên bố suốt đời
mình sẽ chỉ viết về “cái cơ đơn”. Thơng qua đó, ơng nói lên hiện thực xã hội với
lối sống bảo thủ, khép kín của con người và về tình trạng nghèo đói, lạc hậu của
Colombia. Chúng ta thấy rằng, Kafka chính là người đã mở đường và có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự nghiệp sáng tác của Marquez. Sau này khi đã trở thành nhà
văn nổi tiếng, ông đã thừa nhận rằng Kafka đã để lại một dấu ấn rất lớn trong
phong cách sáng tác của mình.
Ơng có một sự nghiệp văn học vô cùng đồ sộ bao gồm rất nhiều tiểu thuyết,
14

Trang

GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

truyện vừa và cả truyện ngắn. Những sáng tác của ông luôn được đánh giá cao về
mặt nội dung cũng như nghệ thuật và được đọc giả trên khắp thế giới đón nhận
một cách nồng nhiệt. Tiểu thuyết Trăm năm cơ đơn chính là tiểu thuyết nổi tiếng
và đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của ơng. Ngồi ra, ơng cịn có
ảnh hưởng sâu rộng trên phương diện truyền thơng, chính trị văn học của thế
giới. Năm 1982 Gabriel Garcia Marquez đoạt được giải Nobel văn học .
Trước khi qua đời, ông đã viết thư gửi tới những người thân yêu trong gia
đình, độc giả và những người mà ông yêu quý: “Ngày mai sẽ đến, và cuộc sống
lại mang thêm cơ hội để làm những điều tốt đẹp, nhưng nếu tơi có nhầm lẫn, và
hơm nay là ngày cuối cùng tơi có được thì tơi muốn nói với các bạn rằng tơi rết
u và khơng bao giờ qn các bạn. Khơng ai có thể xác định chắc chắn ngày
mai cả dù là người trẻ hay già. Hơm nay có thể là lần cuối bạn được nhìn thấy
những khn mặt thân u. Vì vậy, đừng chờ đợi hãy thực hiện ngay ngày hôm
nay kẻo lỡ ngày mai không đến. Tôi nhất quyết rằng bạn sẽ tiếc nuối nếu bỏ phí
dịp may để trao cho ai đó một nụ cười, một vịng ơm, một nụ hơn vào chính ngày
hơm nay chỉ vì bạn q bận rộn” [26].
1.2.1. Những chủ đề chính trong truyện ngắn Marquez
Chủ đề là những vấn đề cơ bản mà tác giả đặt ra trong tác phẩm văn học và
bao giờ cũng được hình thành, được thể hiện dựa trên cơ sở đề tài. Bên cạnh đó,
chủ đề tác phẩm cịn nói lên chiều sâu tư tưởng, tài năng sáng tạo, khả năng nắm
bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề xoay quanh cuộc sống.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu về con người, cuộc đời và các sáng tác truyện
ngắn của Gabriel Garcia Marquez, tôi thấy rằng những truyện ngắn của ông chủ

yếu phản ánh, vạch trần hiện thực cuộc sống đen tối, tàn bạo của các chế độ độc
tài, phê phán tình trạng khép kín văn hóa, đoạn tuyệt giao lưu, thói ích kỷ, ... của
con người ở các nước Mỹ Latinh. Đặc biệt, chủ đề chính trong các truyện ngắn
của Gabriel Garcia Marquez chính là “nỗi cơ đơn”. Trong một cuộc phỏng vấn
đặc biệt với phóng viên tờ báo Versia, Gabriel Garcia Marquez đã nói: “Sau khi
trèo được lên đỉnh núi, tơi nhìn quanh và cảm thấy hoảng sợ: xung quanh chẳng
15

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

có gì hết. Điều đặc biệt đáng sợ là vừa cơ đơn lại vừa bị mọi người nhìn thấy
gần như suốt 24 tiếng đồng hồ một ngày. Đó chính là sự cô đơn thực sự đã xâm
chiếm tôi trong suốt cuộc đời viết văn của tôi. Quyền lực của sự cơ đơn và sự cơ
đơn của quyền lực, đó là những chủ đề chủ yếu trong các cuốn tiểu thuyết, các
truyện ngắn và truyện vừa của tôi. Số phận thật trớ trêu đối với tơi: Vào lúc
hồng hơn của cuộc đời, tôi lại bị giam hãm trong nỗi cô đơn” [29].
Gabriel Garcia Marquez đã vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện
thực và yếu tố huyền ảo một cách rất thành công vào những sáng tác truyện ngắn
của mình để nói tới chủ đề “nỗi cơ đơn”. Qua đó, ơng muốn gửi tới cho người
đọc thơng điệp về “nỗi cô đơn”. “Nỗi cô đơn” ở đây không chỉ là nỗi ám ảnh của
riêng cá nhân tác giả, mà còn là nỗi ám ảnh của cả nhân loại về một thời đại mà
chủ nghĩa cá nhân, của sự ích kỷ đang dần chiếm ưu thế. Mục đích của Gabriel
Garcia Marquez chính là phơi bày bản chất cơ đơn của con người cũng như phản
ánh hiện thực tăm tối, lạc hậu, trì trệ của xã hội Mỹ Latinh.

Nói về chủ đề “cái cô đơn” trong các tác phẩm của Marquez, dịch giả
Nguyễn Trung Đức đã nhận định rằng: “Toàn bộ sáng tác của Gabriel Garcia
Marquez xoay quanh chủ đề chính: cái cơ đơn. Cái cơ đơn được hiểu là mặt trái
của tình đồn kết, lịng thương u giữa con người. Đó chính là tình trạng cổ hủ,
lạc hậu, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội... Cái cơ đơn là thói sống ích kỷ, vụ lợi
đến mức mất hết bản chất người của con người trong thời đại hiện nay được tác
giả vật chất hóa ở biểu tượng cái đi lợn của kẻ cuối cùng được dịng họ
Bnđya sinh ra, ở cái bộ lông thú mà ngài trưởng lão mang, ở thứ máu xanh lè
của người bà bất lương. Đó là loại người chưa thành người, hay đúng hơn, ở
dưới mức người” [ 5 ]. Và kết thúc lời bàn ông đã kết luận: “Với chủ đề cái cô
đơn, Marquez đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội người bóc lột người, đồng thời cũng báo hiệu sự mong mỏi sự ra đời một
hình thái kinh tế - xã hội mới” [ 5 ].
1.2.2. Cấu trúc truyện ngắn của Marquez
Các truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez đa số mượn cốt truyện của các
16

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

truyện cổ tích thần kỳ, huyền thoại (loại truyện có đặc trưng là yếu tố huyền ảo)
nên cấu trúc trong truyện ngắn của ông cũng được quyết định bởi mối quan hệ
với yếu tố huyền ảo. Do mượn cốt truyện nên cấu trúc truyện ngắn của Marquez
có nhiều nét tương đồng với cấu trúc cổ tích. Đó là motif nhân vật ba lần cầu xin
và mỗi lần như vậy thì nhân vật đều phải vượt qua được thử thách thì mới được
thõa mãn lời cầu xin của mình. Dạng cấu trúc truyện cổ tích này chính là sự tiếp

thu có sáng tạo của Marquez đối với những dấu ấn văn hóa cổ xưa, và ý thức thể
hiện sự cơ đơn thường trực trong các sáng tác của minh.
Ngoài ra, ông còn sáng tạo khi kết thúc những câu chuyện của mình theo
hướng mở, điều này tạo ra sự độc đáo và nét riêng cho các truyện ngắn huyền ảo
của ông so với những nhà văn khác. Truyện ngắn huyền ảo của Marquez đẩy sự
tập trung của người đọc khỏi yếu tố huyền ảo, và hướng họ đến một hiện thực xô
bồ của cuộc sống, tạo ra một kết thúc mở cho câu chuyện. Từ đó, để người đọc
có thể tự đưa ra những suy luận, nhận định của riêng mình, chứ khơng ép buộc
người đọc theo suy nghĩ của tác giả. Kết thúc theo cấu trúc của những chuyện cổ
tích thì các nhân vật sẽ được sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi như truyện Công
chúa ngủ trong rừng, Bạch tuyết và Bảy chú lùn, Nàng lọ lem,... Nhưng với
Marquez, tuy ông cũng sử dụng kiểu cốt truyện cổ tích quen thuộc này nhưng kết
thúc truyện của ơng lại khác hồn tồn. Ơng để những câu chuyện kết thúc ở
lưng chừng, điều đó khiến cho người đọc phải tự suy ngẫm và đưa ra cái kết cho
nhân vật. Marquez đã xây dựng nên một thế giới cổ tích theo cách riêng của
mình với mục đích duy nhất đó chính là xóa đi nỗi cơ đơn. Thế giới cổ tích của
ông là một thế giới song trùng với hiện thực cuộc sống. Điển hình của dạng cấu
trúc này là truyện ngắn: Quà tết, Chuyện buồn không thể tin được của Erendira
ngây thơ và người bà bất lương ,...
Bên cạnh đó, nhiều truyện ngắn huyền ảo của Marquez lại có cấu trúc phân
mảnh, bắt đầu bằng khoảng giữa của câu chuyện, sau đó quay về quá khứ kể lại
câu chuyện rồi tiếp tục trở về hiện tại, biến nó thành quá khứ để tiếp tục kể câu
chuyện của mình. Những lát cắt thời gian như vậy làm cho các tình tiết của câu
chuyện trực tiếp đến với người đọc và tạo sự thu hút bằng yếu tố huyền ảo. Khi
17

Trang
GVHD : Phan Thị Trà



Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

người đọc đọc tồn bộ tác phẩm thì sự việc mới được sắp xếp lại một cách hoàn
chỉnh. Nhiều khi sự việc nằm ở trung tâm, đã được kể từ đầu như con tàu ma
trong Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma, như mùi hương trong Biển của thời
đã mất,… Cấu trúc truyện ngắn huyền ảo của Marquez là những mảnh vỡ của
cuộc đời, được kết nối lại bằng yếu tố huyền ảo. Và tác giả hướng người đọc đến
cái huyền ảo thơng qua chính giọng kể của mình. Chúng ta thấy một điểu hiển
nhiên là yếu tố kỳ ảo đã chi phối đến cấu trúc của truyện ngắn thành dạng phân
mảnh do sự chọn lựa mốc thời gian.
Một dạng cấu trúc khác mà Marquez hay sử dụng trong các truyện ngắn của
mình đó là dạng cấu trúc tam đoạn luận. Với dạng cấu trúc này có thể hiểu theo
cách đơn giản là một dạng suy luận gián tiếp và được cấu tạo từ hai tiền giả định
và một kết luận mang yếu tố huyền ảo. Tác giả giữ vai trò quan trọng là phải
thuyết phục cho được người đọc chấp nhận và tin rằng những giả thuyết ban đầu
của mình đưa ra trong câu chuyện chính là những chân lý, từ đó dùng nguyên lý
bắt cầu và các yếu tố huyền ảo để đi đến một kết luận cuối cùng có chút hoang
đường, phi lý. Kết quả này buộc lòng người đọc phải ngậm ngùi chấp nhận dù đã
nhận ra mình đang ở trong một thế giới đầy huyền ảo, hoang đường, khơng hề có
thực bởi vì chính bản thân người đọc đã chấp nhận và thúc đẩy nó xuất hiện ngay
từ ban đầu. Ví dụ như trong truyện ngắn: Qùa tết, Thánh Bà,...
Ngoài ra, một số truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez được viết theo
dạng cấu trúc có quan hệ nguyên nhân và kết quả. Những truyện ngắn được viết
theo dạng cấu trúc này gồm có hai phần là nguyên nhân và kết quả. Tác giả đóng
vai trị là người giới thiệu, và yếu tố huyền ảo được quy hết cho một thế lực bên
ngoài nào đó thực hiện những hành động làm nguyên nhân để dẫn đến kết quả
cho câu chuyện. Đại diện cho dạng cấu trúc này là truyện ngắn: Những bóng ma
tháng tám, Cụ già với đơi cánh khổng lồ,...

Nói tóm lại có thể thấy cấu trúc truyện ngắn huyền ảo của Marquez có mối
liên hệ đặc biệt với yếu tố huyền ảo và chính yếu tố huyền ảo đã thúc đẩy và
quyết định việc định hình cho các cấu trúc trong truyện ngắn Marquez.

18

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

Tiểu kết
Yếu tố huyền ảo là một thủ pháp nghệ thuật đã gắn bó với văn học thế giới
ngay từ những ngày đầu hình thành với những hình thức sơ khai nhất. Theo thời
gian, yếu tố huyền ảo đã có những biến đổi vượt bậc, tiêu biểu nhất là ba giai
đoạn văn học thế giới tương ứng với ba thời kỳ cổ đại, trung đại và hiện đại.
Trong giai đoạn văn học hiện đại, chúng ta thấy rằng đây là giai đoạn mà yếu tố
huyền ảo phát triển mạnh mẽ nhất và trở thành đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo. Đây là một trào lưu quan trọng của văn học hiện đại Mỹ
Latinh với đại diện tiêu biểu nhất chính là nhà văn Colombia đoạt giải Nobel văn
học 1982 Gabriel Garcia Marquez. Ông đã vận dụng thành công yếu tố huyền ảo
vào trong các tác phẩm của mình và đặc biệt là ở mảng truyện ngắn. Trong các
truyện ngắn huyền ảo của mình, ơng đã vẽ ra một thế giới luôn tồn tại song song
giữa cái thực và ảo để nói tới chủ đề về “nỗi cơ đơn”. Mục đích của Gabriel
Garcia Marquez chính là phơi bày bản chất cô đơn của con người cũng như phản
ánh hiện thực tăm tối, lạc hậu, trì trệ của xã hội Mỹ Latinh. Qua cách vận dụng
yếu tố huyền ảo vào các truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez, chúng ta thấy

rằng ông đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối tư duy hậu hiện đại.
Tất cả những điều này đã chứng minh sự tham gia của yếu tố huyền ảo có vai
trị là một nhân tố tác động đến việc hình thành cấu trúc trong truyện ngắn huyền
ảo của Marquez. Từ đó tạo ra những nét độc đáo về mặt cốt truyện, hệ thống các
nhân vật và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của ông.

19

Trang
GVHD : Phan Thị Trà


Báo cáo tốt nghiệp

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Phương Bích Thảo

CHƯƠNG 2:
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ
2.1. NHÂN VẬT HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA GABRIEL
GARCIA MARQUEZ
Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người,
một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngơn từ.
Nhân vật chính là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan
niệm và lý tưởng thẩm mỹ của mình về hiện thực cuộc sống và con người.
Trong các truyện ngắn huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez cũng vậy, nhân
vật luôn là ý tưởng để ông mở đầu cho những tác phẩm của mình. Đề tài xuyên
suốt các tác phẩm của ơng chính là con người và hiện thực về cuộc sống của họ.
Thông qua những câu chuyện, những lời giới thiệu của chính các nhân vật,
20


Trang
GVHD : Phan Thị Trà



×