Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.69 KB, 3 trang )

Đề bài: Trong quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm tại Điều 345 BLTTHS
2015, trường hợp xét thấy cần thiết Tịa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các
phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo kháng nghị. “Xét thấy cần
thiết” ở đây được hiểu như thế nào? Anh chị hãy so sánh với quy định trong
BLTTHS 2003 và đánh giá quy định này.
Bài làm
Phạm vi xét xử phúc thẩm được hiểu là giới hạn nội dung những vấn đề
mà Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét, quyết định. Việc quy định phạm vi xét
xử phúc thẩm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án
sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 345 BLTTHS 2015, về nguyên tắc, Tòa án cấp
phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định có kháng cáo kháng
nghị nhưng trong một số trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét
các phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm khơng có kháng cáo, kháng nghị
đã có hiệu lực pháp luật nếu xét thấy cần thiết. Mặc dù Điều 345 không quy định
rõ các trường hợp được coi là “xét thấy cần thiết” nhưng đối chiếu Khoản 3
Điều 357 về Sửa bản án sơ thẩm quy định rõ: “Trong trường hợp có căn cứ thì
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1
cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”. Các
trường hợp tại khoản 1 Điều 357 là khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã
tuyên khơng đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân
thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa
bản án sơ thẩm như sau: “(1)Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho
bị cáo; khơng áp dụng hình phạt bổ sung; khơng áp dụng biện pháp tư pháp;
(2)Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; (3) Giảm hình phạt
cho bị cáo; (4) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật
chứng; (5) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; (6) Giữ nguyên
hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo”. Những trường hợp này đều
là những trường hợp có lợi cho bị cáo, có thể là miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho bị cáo thì Tịa án phúc thẩm sẽ khơng bị ràng buộc bởi phạm vi



kháng cáo kháng nghị, khơng cần phải có kháng cáo hay kháng nghị mới xem
xét được.
So sánh với quy định trong BLTTHS 2003, về cơ bản phạm vi xét xử
phúc thẩm cũng được xác định tương tự như quy định hiện nay. Tòa án cấp phúc
thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tịa án
cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị
của bản án. BLTTHS 2003 cũng quy định về trường hợp xét thấy cần thiết này
và chưa quy định rõ thế nào là xét thấy cần thiết nhưng chúng ta có thể đối chiếu
sang quy định của Điều Khoản 2 Điều 249: “Nếu có căn cứ, Tịa án cấp phúc
thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ
hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt
tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị
kháng cáo, kháng nghị”. Như vậy trường hợp cần thiết để xem xét phần khác
không bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án là khi có căn cứ giảm hình phạt
hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho
các bị cáo. So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm những
trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm được xem xét, quyết định thêm phần không
được kháng cáo kháng nghị trong bản án, quyết định. Từ việc chỉ xem xét phần
không bị kháng cáo kháng nghị khi có căn cứ giảm trách nhiệm hình sự cho bị
cáo đến việc quy định cả trường hợp khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho
bị cáo, khơng áp dụng hình phạt bổ sung; khơng áp dụng biện pháp tư pháp là
một sự bổ sung mang tính nhân đạo, bảo vệ tối đa sự cơng bằng, quyền lợi cho
bị cáo và cho phép Tòa án khắc phục những sai lầm, thiếu sót của Tịa án cấp
dưới trực tiếp, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, việc mở rộng thêm quyền xem xét, quyết định của Tịa án
phúc thẩm vẫn cịn có điểm chưa phù hợp, cần phải xem xét lại. Theo quy định
tại Điều 357 BLTTHS 2015 thì HĐXX phúc thẩm có thể xem xét cả việc giảm
mức bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào việc có kháng cáo, kháng nghị về



bồi thường thiệt hại hay không. Đây là quy định mới khác biệt của BLTTHS
2015 so với BLTTHS 2003. Theo khoản 3 Điều 249 BTTHS 2003 thì việc giảm
mức bồi thường thiệt hại bị ràng buộc bởi việc có kháng cáo, kháng nghị đối với
bản án liên quan đến trách nhiệm dân sự hay khơng. Nếu có căn cứ, HĐXX
phúc thẩm chỉ có thể giảm mức bồi thường với điều kiện kháng cáo, kháng nghị
liên quan phần bồi thường thiệt hại. Như vậy theo BLTTHS 2003 thì nếu khơng
có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến bồi thường thiệt hại thì HĐXX phúc
thẩm khơng được quyền xem xét vấn đề này, nhưng BLTTHS 2015 lại  trao cho
HĐXX thẩm quyền này mà không phụ thuộc vào việc kháng cáo, kháng nghị.
Thẩm quyền này của HĐXX phúc thẩm có thể sẽ vi phạm nguyên tắc tự nguyện
thỏa thuận về dân sự khi bản án sơ thẩm khơng có kháng cáo, kháng nghị liên
quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại cũng được coi như giữa bị cáo, bị hại hoặc
nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự đã thống nhất ý chí với phán quyết về phần
bồi thường thiệt hại trong bản án sơ thẩm. Khi các bên đã cùng thống nhất ý chí
thì việc HĐXX phúc thẩm tự ý giảm mức bồi thường thiệt hại là khơng cần thiết
mà có thể xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người được bồi thường. Theo
quan điểm của em, nên xem xét lại nội dung này trong BLTTHS 2015, chỉ nên
để HĐXX xem xét lại vấn đề bồi thường thiệt hại trong bản án sơ thẩm khi có
kháng cáo, kháng nghị liên quan đến bồi thường thiệt hại để đảm bảo việc tơn
trọng sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về phán quyết bồi thường thiệt
hại trong bản án sơ thẩm.



×