Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ phát triển bảo hiểm xe cơ giới việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.69 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRẦN HÀ THANH THẢO
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số : 934.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đoàn Minh Phụng

HÀ NỘI – 2020


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tai nạn giao thông luôn là hiểm
họa, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đặc biệt, theo thống kê, đa
số những người đi trên các phương tiện giao thông là lực lượng lao động chính
của gia đình, xã hội, nên khi tai nạn giao thơng xảy ra thì thiệt hại khơng chỉ bó
hẹp trong phạm vi vụ tai nạn mà cịn làm mất thu nhập cho cả gia đình, ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, có những vụ việc mà chủ xe gây tai nạn rồi bỏ trốn. Việc giải
quyết bồi thường trở nên khó khăn, lợi ích của người bị nạn không được bảo
đảm, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội. Bởi vậy, nhu cầu lập quỹ
chung để bù đắp tổn thất là một yếu tố khách quan. Đó là lý do cơ bản cho thấy


sự cần thiết khách quan cho sự ra đời của bảo hiểm xe cơ giới.
Thực tế ra đời của bảo hiểm xe cơ giới, nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới trên thế giới cũng cho thấy hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội của
bảo hiểm xe cơ giới.
Tại Nhật Bản, trước khi Luật đảm bảo trách nhiệm chủ xe cơ giới được ban
hành, trách nhiệm về lỗi liên quan đến tai nạn giao thông chủ yếu được quy định
trong Luật dân sự. Theo các quy định này, nạn nhân của các vụ tai nạn giao
thơng có thể địi bồi thường thiệt hại chỉ khi họ chứng minh được hành vi cố ý
của người gây ra tai nạn cho mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng
chứng minh được điều này. Thêm vào đó, sự thiếu nguồn lực tài chính của bên
thứ ba làm cho các nạn nhân khó có thể được bồi thường thỏa đáng.
Để đảm bảo tài chính cho nạn nhân của các vụ tai nạn, Luật đảm bảo trách
nhiệm chủ xe cơ giới được ban hành vào năm 1955, có hiệu lực vào tháng 2 năm
1956, trong đó quy định tất cả các chủ xe ơ tơ phải có trách nhiệm với các vụ tai
nạn gây ra chết hoặc thương tật đối với bên thứ ba. Luật này cũng bắt buộc
người sử dụng ô tô mua bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo bồi thường khi xảy ra tai
nạn.


Theo luật bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, các xe ô tô không được phép
hoạt động nếu không mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới như đã được
quy định trong Luật. Mục đích của Luật là bảo vệ các nạn nhân của các vụ tai
nạn giao thông thông qua cơ chế bắt buộc bên có lỗi phải đền bù tài chính cho
bên bị thiệt hại. Vì thế, mọi chủ xe ơ tơ có nghĩa vụ mua bảo hiểm CALI. Nếu vi
phạm nghĩa vụ này có thể dẫn đến ngồi tù khơng q 1 năm hoặc bị phạt không
quá 500.000 Yên.
Một giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có hiệu lực phải
thể hiện đầy đủ thời gian đăng ký xe và thời gian đăng kiểm định kỳ. Thời hạn
bảo hiểm phải bảo hiểm đầy đủ thời gian trước khi đến thời điểm đăng kiểm tiếp
theo. Hệ thống này là phương án chắc chắn nhất để ngăn chặn những xe ô tô

chưa được bảo hiểm tham gia giao thông trên đường phố và đảm bảo rằng tất cả
các xe đã qua đăng kiểm đều đã mua bảo hiểm CALI.
Từ khi ra đời và hoạt động cho đến nay, bảo hiêm xe cơ giới đã góp phần đáng
kể trong việc bồi thường thiệt hại, chia sẻ thiệt thòi đối với bên thứ ba, đó là ích
lợi xã hội mà khơng một cơ quan hay tổ chức từ thiện nào đủ tiềm lực kinh tế để
hỗ trợ các nạn nhân, đó đơn giản là “lấy của nhiều người chia sẻ cho số ít người
bị rủi ro”. Với phương châm ấy mà bảo hiểm xe cơ giới tại Nhật Bản hay các
nước trên thế giới ngày càng phát triển và thể hiện được tiến bộ xã hội.
Trở lại Việt Nam, trên cơ sở tinh hoa của các nước văn minh trên thế giới,
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới hiện nay rất phát triển và đã đem lại bộ mặt tươi
sáng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, người dân cũng như toàn xã hội. Gần như
khơng cịn những vụ việc thương tâm, bất cơng cho người bị tai nạn khi bản thân
họ hoàn toàn khơng có lỗi. Nếu như trong vụ tai nạn, người gây tai nạn bỏ chạy,
hay bị thương tật, hoặc bị chết thì người bị thiệt hại (bên thứ ba) hồn tồn n
tâm bởi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ. Điều đó
tạo tâm lý yên tâm cho người tham gia giao thông và cũng thể hiện tinh thần
nhân văn của xã hội văn minh.
Chúng ta thấy rằng, khi tai nạn giao thông xảy ra, người có lỗi phải có trách
nhiệm bồi thường những thiệt hại do chính mình gây ra bao gồm:


Thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba và hành khách vận chuyển trên
xe;
Thiệt hại về hàng hoá vận chuyển trên xe;
Thiệt hại về người và tài sản cũng như thiệt hại do gián đoạn kinh doanh của
chính chủ xe.
Trên thực tế việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất
phức tạp và mất nhiều thời gian vì một số lý do:
Sau khi gây tai nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe
đã bỏ trốn để mặc cho nạn nhân phải chịu hậu quả;

Lái xe quá nghèo, khơng đủ khả năng tài chính để bồi thường thiệt hại cho người
thứ ba cũng như cho chủ xe và hàng hoá trên xe;
Sau tai nạn lái xe bị thiệt mạng không thể bồi thường cho nạn nhân được.
Do đó, để đảm bảo bù đắp những thiệt hại sau những vụ tai nạn, thì việc tham
gia bảo hiểm xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết. Nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt
hại của chính chủ xe cũng như thay mặt chủ xe bồi thường cho người thứ ba,
giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh
doanh, ổn định cuộc sống.
Hiện nay, tại Việt Nam, các nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối
với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại về vật chất cho xe cơ giới
và bảo hiểm người ngồi trên xe cùng tai nạn lái phụ xe. Trong đó, bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là bắt buộc, các loại hình bảo hiểm cịn
lại tuy khơng mang tính bắt buộc, khách hàng có thể tự nguyện tham gia với các
cơng ty bảo hiểm cùng với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba nhưng lại có giá trị kinh tế to lớn trong việc bù đắp những thiệt hại
gây ra cho chủ xe vì những nguyên nhân như thiên tai, hỏa hoạn…
Thực tế cũng ghi nhận, nếu như trước đây người dân vẫn còn nghi ngại, thờ ơ
với bảo hiểm xe cơ giới thì hiện nay tình trạng này đã được cải thiện đáng kể,
người dân tham gia bảo hiểm xe cơ giới là tự nguyện. Tình trạng mua để “phịng
chống” việc bị lực lượng chức năng kiểm tra khi tham gia giao thông trên đường


vẫn còn tồn tại, tuy nhiên chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà thơng tin cịn
hạn chế, người dân chưa hiểu được tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới đối với
chính mình.
Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy bởi lợi ích của bảo hiểm xe cơ giới đã được
chứng minh rõ ràng qua các vụ việc bồi thường thiệt hại về tai nạn. Thậm chí,
do những ích lợi to lớn của bảo hiểm đem lại mà hiện nay chúng ta cịn đang
phải đối mặt với tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Các cơ quan chức năng

cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp để phịng tránh tình trạng này.
Như vậy sự ra đời của bảo hiểm xe cơ giới là cần thiết, khách quan và cần tiếp
tục được đón nhận rộng rãi hơn nữa, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên
truyền sâu rộng hơn nữa về lợi ích cũng như quy định về bảo hiểm xe cơ giới để
người dân tham gia, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của chính
mình.
Tuy nhiên, bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam vẫn cịn tồn tại những khó khăn,
thách thức như: Trục lợi bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, các vấn đề trong khâu
khai thác, giám định và bồi thường,..
Vì vậy, em chọn đề tài: “Giải pháp phát triển xe cơ giới ở Việt Nam” để đề xuất
các giải pháp và kiên nghị nhằm góp phần phát triển thị trường bảo hiểm xe cơ
giới ở Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, đã có một số các cơng trình nghiên cứu về bảo hiểm
phi nhân thọ dưới góc độ kinh tế - xã hội và luật học. Qua quá trình nghiên cứu,
tìm hiểu tác em xin đề cập đến một số các cơng trình nghiên cứu sau:
- Đề tài luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Đinh
Công Hiệp về: “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế”;
- Đề tài luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Nguyễn
Thị Vinh về: “Một số giải pháp nhằm phát triển và quản lý đại lý bảo hiểm phi
nhân thọ tại Công ty bảo hiểm BIDV Bắc Trung Bộ”;


- Đề tài luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Tạ Thị
Diệu Mỹ về: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bảo hiểm phi nhân thọ
BIC (BIDV Insurance Company) trong điều kiện hội nhập”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp và kiên nghị nhằm

góp phần phát triển thị trường bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu
bao gồm:
- Khái quát những nội dung lý luận về BH xe cơ giới và phát triển BH xe cơ giới
- Khảo sát và đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển BH xe cơ giới trên thị
trường BH Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp pát triển BH xe cơ giới ở Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo hiểm xe
cơ giới. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Bảo hiểm xe cơ giới là một lĩnh vực bảo hiểm khá rộng, bao
gồm nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 2 nghiệp vụ
chủ yếu nhất trong BH xe cơ giới, đó là: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
và bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới.
- Phạm vi không gian, thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn bảo hiểm xe cơ
giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng phát
triển đến năm 2025
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn bao gồm:


- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: sử dụng một số tài liệu, bài báo
khoa học, sách,... đã được cơng bố, có liên quan đến đề tài của Luận văn, trong
đó có kế thừa những nghiên cứu đã cơng bố;
- Phương pháp phân tích, đánh giá được sử dụng trong chương 1 để khái quát
chung lý luận về bảo hiểm xe cơ giới;
- Phương pháp đánh giá, phân tích thơng tin, so sánh, phương pháp tổng hợp để

thực hiện chương 2 nhằm chỉ ra những nguyên nhân, khó khăn, hạn chế của bảo
hiểm xe cơ giới tại Việt Nam;
- Phương pháp phân tích so sánh, phương pháp tổng hợp, để thực hiện chương 3
nhằm đưa ra những giải pháp hồn thiện đề tài nghiên cứu ở góc độ lý luận và
thực tiễn.
6. Kết cấu luận văn
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới
Chương II: Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường Việt Nam
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1. Tổng quan về bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1. Khái niệm và phân loại xe cơ giới
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm xe cơ giới
1.1.3. Các loại bảo hiểm xe cơ giới
1.1.4. Tầm quan trọng và xu hướng phát triển BH xe cơ giới
1.2. Nội dung cơ bản của các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chủ yếu
1.2.1. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1.1. Đối tượng bảo hiểm
1.2.1.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
1.2.1.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
1.2.1.4. Phí bảo hiểm
1.2.1.5. Xác định tổn thất và giải quyết bồi thường
1.2.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của
chủ xe cơ giới
1.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm
1.2.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
1.2.2.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm
1.2.2.4. Phí bảo hiểm
1.2.2.5. Xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường
1.3. Phát triển bảo hiểm xe cơ giới

1.3.1. Quan niệm về phát triển BH xe cơ giới


1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển BH xe cơ giới
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BH xe cơ giới
1.4. Kinh nghiệm phát triển BH xe cơ giới
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường
2.1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại
2.2. Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.2.1. Tiềm năng thị trường
2.2.2. Quy mô doanh số và thị phần
2.2.3. Công tác đề phịng và hạn chế tổn thất
2.2.4. Cơng tác giám định và bồi thường
2.2.5. Cơng tác phịng chống trục lợi bảo hiểm
2.2.6. Kết quả kinh doanh
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam
2.3.1 Kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TRÊN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển thị trường
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
3.2.1. Khai thác tối đa thị trường tiềm năng
3.2.2. Tăng cường cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất

3.2.3. Quản lý tốt công tác giám định – bồi thường
3.2.4. Tăng cường đấu tranh chống trục lợi
3.2.5. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.2. Đối với doanh nghiệp
3.3.3. Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xác nhận
của cán bộ hướng dẫn khoa học

Học viên

PGS.TS. Đoàn Minh Phụng
Trần Hà Thanh Thảo



×