Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải quyết ca Công tác xã hội cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.55 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
MÔ TẢ CA
Em B.T.O sinh năm 1996 Quê Hà Nội. O đang học lớp 10. Em là một cô gái khá
xinh xắn, học giỏi, đặc biệt là năng khiếu viết văn của O rất tốt. Tuy nhiên, em có
một hoàn cảnh gia đình rất éo le, và tình trạng cuộc sống của em cũng vậy.
O từ nhỏ tới lớn chưa biết mặt Bố mình là ai ? vì mẹ em đã ly hôn với bố từ khi em
chưa tròn một tuổi. Mẹ về sống với Bà ngoại và vợ chồng nhà Dì em.
Mặc dù cũng biết tin tức của O nhưng ông bà nội và Bố đều không đến thăm em dù
chỉ một lần.
Khi em học lớp 6 thì mẹ em cũng đã đi lấy chồng và có hai đứa con. Cuộc sống
của mẹ cũng vất vả, ít khi về thăm O và Bà ngoại được. Thấy hoàn cảnh của mẹ
như vậy O cũng rất thương và thông cảm cho mẹ em.
Hàng ngày, Bà ngoại đan chổi bán lấy tiền dành dụm nuôi O ăn học, có sự hỗ trợ
thêm của vợ chồng Dì nên ông bà cũng đỡ vất vả.
Thật không may mắn hơn tất cả là O đã bị cưa đi một chân vì em bị ung thư
xương từ khi em đang học lớp 8. Giờ đây em chỉ còn một chân và chân kia phải đi
chống nạng.
Nhưng em cũng đã rất cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
Thời gian gần đây em cũng đã lớn khôn trưởng thành hơn, ở cái lứa tuổi này em
suy nghĩ nhiều hơn về hoàn cảnh gia đình, bản thân mình.
Nên có lúc em có những hành động rất tiêu cực, không học hành năng động như
trước, lủi thủi một mình không cần nhờ sự giúp đỡ của ai. Kể cả với Ông bà ngoại
em, em cũng hạn chế tiếp xúc, trò chuyện.
Em đã nghỉ học một tuần và luôn có suy nghĩ mình là người bỏ đi, không cần ai
thương hại, quan tâm, phó mặc cho số phận. Gần đây em chưa có lúc nào nở nụ
cười trên môi. Tôi đã tình cờ gặp gỡ và nghe bà ngoại O tâm sự.
1
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng
1.1 Cách thức tiếp cận
Khi nghe Bà ngoại kể về đứa cháu gái của mình và những biểu hiện khác thường


về tâm lý gần đây của cô bé, tôi đã quyết định xin phép bà cho tôi được tiếp cận,
làm quen với cô bé đó. Tôi cũng giới thiệu với Bà về bản thân và nghề nghiệp
tương lai của mình (là một NVXH) đã được Bà đồng ý với hẹn gặp về nhà Bà chơi
vào. Và Tôi đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết như về tâm lý, kiến thức chuyên
môn và các kỹ năng liên quan để thể hiện tốt trong bước đầu tiếp cận với cô bé,
người sẽ là TC của tôi trong quá trình trợ giúp tới đây.
PHÚC TRÌNH 1 (ngày 14/12/2011)
Mục tiêu: Tạo lập mối qunan hệ
Chiều ngày 14/12, khi tôi vừa tới cổng nhà O, thấy Bà ngoại O đang quét
sân, Bà thấy tôi và chạy ra mở cổng mời tôi vào nhà. Với việc vận dụng kỹ năng
quan sát nhằm mục đích: tìm hiểu về hoàn cảnh sống của thân chủ để có được
những thông tin thực tế về hoàn cảnh mà thân chủ đang sống (nhà cửa, gia đình,
mối quan hệ…).
Ngôi nhà mà thân chủ và gia đình đang sinh sống là ba gian nhà ngói, mái lợp đã
cũ kỹ màu rêu, cái sân đất và mảnh vườn nhỏ trồng mấy luống rau ăn hàng ngày.
Khu nhà mang đậm nét hoang sơ, bình dị.
Khi bước vào trong nhà, Tôi thấy rất nhiều những bằng khen học sinh giỏi được
dán trên tường. đọc qua đã thấy chủ nhân có tên B.T.O. Cùng lúc đó, một cô bé
đang chống bên tay trái một cây nạng bước ra với vẻ nặng nhọc, không mấy vui vẻ
trên khuôn mặt. Chưa cần nghe Bà gọi em thì tôi cũng đã nhận ra đó là O. Cô bé
mà tôi đã nghe Bà ngoại em kể về em cách đây vài ngày.
Cô bé O chào tôi và ngồi ngay ở đầu giường nhà ngoài, Tôi được Bà em giới thiệu
tên và mối quan hệ quen biết, O cũng rất lễ phép chào tôi.
Vận dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ, tôi đã chủ động qua chỗ O ngồi và bắt đầu
làm quen, nói chuyện với em. Để vận dụng tốt kỹ năng này, tôi cần có sự khéo léo,
thận trọng hơn ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với O, bởi nghe bà ngoại em kể thì
2
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
tâm lý của em trong thời gian gần đây có sự thay đổi: nhạy cảm, buồn, lủi thủi một
mình.…

NVXH: Chào em, O phải không?
TC: Vâng, em chào chị!!!
NVXH: Chị là Hiên, chị vừa nhìn thấy toàn là bằng khen loại giỏi của em, chị
rất ngưỡng mộ đấy, hihiii năm nay O đang học lớp mấy rồi nhỉ?
TC: Em học lớp 10……
NVXH: Vậy đã là học sinh cấp 3 rồi, hồi chị học cấp 2 cũng chỉ được bằng
khen tiên tiến thôi, chứ chưa được giỏi như O đâu hihiii…mà chị thấy
em có bằng khen giỏi cấp huyện môn Văn, chắc em thích học Văn
lắm nhỉ?
TC: Vâng, đó là năm lớp 8 chị ạ, em thích học Văn nhất trong các môn
NVXH: Vậy hả, chị thì học Văn chỉ ở mức trung bình thôi, điểm Văn cao nhất
của chị hồi đó là 7 điểm hihiiii.
TC: Thế môn nào chị học giỏi nhất ạ?
NVXH: À, chị thì các môn cũng bình bình như nhau thôi nên mới được học
sinh tiên tiến đó em, hihiii nhưng chị thích môn Tiếng anh nhất đấy.
TC: Môn đó em cũng thích học, nhưng khó chị ạ!
…………………………
Vậy là chỉ một lúc nói chuyện với O, tôi đã tiếp cận được với em mà không gặp
mấy khó khăn, có lẽ linh hoạt trong việc vận dụng tốt các kỹ năng như : kỹ năng
tạo lập mối quan hệ, tự bộc lộ bản thân (kể đôi chút về thời học sinh THPT của
mình và so sánh với những thành tích của TC). Như vậy cũng chính là vận dụng kỹ
năng khích lệ động viên (khen ngợi những thành tích TC đạt được). Ngoài việc tiếp
cận thành công với TC, tôi đã đạt được thêm một thành công nữa đó chính là tìm
hiểu đôi chút về một trong những điểm mạnh của TC (Em thích học Văn, đạt học
sinh giỏi văn cấp Huyện, học giỏi toàn diện các môn và liên tục đạt học sinh giỏi
cấp II).
3
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Qua buổi ban đầu tiếp cận và trò chuyện với TC, tôi đã có được những thành
công nhất định ngay từ ban đầu, đó chính là sự hợp tác vô tư của O, mặc dù tôi

chưa thể đi sâu hơn vào những vấn đề rắc rồi về tâm lý của em trong thời gian này,
nhưng Tôi thấy mình cũng đã có được phần nào sự tin tưởng trong quá trình nói
chuyện của TC. Đó chính là thành công lớn nhất mà tôi đạt được trong bước đầu
tiên của quá trình giúp đỡ TC sau này. Tôi rất muốn được O chia sẻ những suy
nghĩ hiện tại của em và Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc vận dụng những kỹ năng
thiết thực trong CTXH cá nhân của mình.
1.2 Đánh giá nhu cầu khẩn cấp của đối tượng
Sau khi nghe O tâm sự, chia sẻ những cảm xúc thực tại của em, tôi đã cảm nhận
được sự trống trải trong lòng em, ở hoàn cảnh của em, một cô bé mới lớn, đang
trong thời kỳ trưởng thành nên sẽ phát sinh nhiều suy nghĩ tư tưởng cả về hoàn
cảnh gia đình, việc học hành và các mối quan hệ xung quanh (như tình cảm bạn bè,
tình yêu tuổi mới lớn ).
O đã chịu một thiệt thòi rất lớn về mặt tình cảm đó là thiếu sự quan tâm, yêu
thương, chăm sóc từ người cha (cha mẹ ly hôn từ khi TC chưa tròn một tuổi). Điều
này đã khiến cho O bị tổn thương cả về tình cảm lẫn sự hãnh diện với những môi
quan hệ xung quanh (Từ khi còn bé học mẫu giáo, cấp 1 mỗi khi nhìn thấy bạn bè
được Bố đưa đón đi học là O lại cảm thấy tủi thân vô cùng, và luôn ao ước sẽ có
một lần Bố mình sẽ xuất hiện trước cổng trường như Bố của bao đứa trẻ cùng lứa
khác). Tuy nhiên đó là những cảm xúc tự nhiên và bản năng nhu cầu tình cảm,
quan hệ ruột thịt của mỗi con người, nhất là khi còn bé như vậy O chỉ cảm cảm xúc
thường xuyên bị hụt hẫng, tủi thân chứ em cũng chưa ý thức được những tổn
thương lớn hơn về sự thiếu vắng người cha. Bây giờ, em đã trưởng thành hơn,
những suy nghĩ của em cũng ngày càng ý thức và phát triển chính vì thế những
cảm xúc của thời thơ ấu đã in đậm trong tư tưởng và suy nghĩ của TC, đến lúc bị
dồn nén, bộc phát ra ngoài khi TC trưởng thành hơn. Mà trong trường hợp này, TC
cần được bù đắp sự yêu thương, chia sẻ từ người mẹ thì TC lại không có được (Mẹ
O đã đi lấy chồng khi O đang học lớp 6), anh chị em ruột cũng không có, chính vì
4
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
thế những cảm xúc ngày càng lắng đọng và bị dồn nén. Khiến hiện giờ tâm lý của

TC rất phức tạp, hỗn độn, không biết tin ai, rãi bầy với ai.
Vấn đề thứ hai chính là xuất phát từ tâm lý buồn chán, phức tạp thường
xuyên diễn ra nên TC đã không làm chủ được những hành vi hiện tại của mình
(nghỉ học thường xuyên, không muốn cố gắng trong học tập).
Về vấn đề này, tôi đã được TC chia sẻ như sau:
Phúc trình 2 (ngày 17/12/2011)
Mục tiêu: thu thập thông tin từ phía TC, xác định những vấn đề ban đầu của TC

TC: Em không muốn đi học nữa, không muốn Bà ngoại vất vả đan chổi tối
ngày chăm chút tiền cho em ăn học, như thế Bà vất vả lắm Em
thương Ông Bà
NVXH: Chị hiểu O là một người cháu rất có hiếu khi lo lắng cho Ông bà như
vậy, chắc Ông bà nghe được những lời này từ em Ông bà sẽ rất vui vì
có cô cháu rất thương Ông bà đấy. Nhưng chị tin Ông bà sẽ vui lắm
nếu O luôn là người cháu vừa ngoan ngoãn lại vừa học giỏi như thế.
TC: Nhưng bây giờ học lên cao càng tốn tiền mà Ông bà em không lo
được cho em đâu, Em sẽ ở nhà giúp Ông bà đan chổi, dạo này Bà em
hay đau lưng nữa. Nếu em có Bố mẹ lo cho như các bạn khác
thì
NVXH: Mỗi người mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau em ạ. Có những
bạn đã mồ côi Bố mẹ từ rất sớm, cũng không biết còn chồng cậy vào
ai, các bạn cũng phải đi lang thang để tự kiếm sống và nuôi bản thân
mình, nhưng em vẫn còn có Ông Bà ngoại, Chú, Dì… những người
cũng hết mực yêu thương em và ở bên em hàng ngày. Chúng ta sẽ
chấp nhận cuộc sống thực tế để khắc phục những khó khăn, thiếu thốn
trong cuộc sống em ạ.
5
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
TC: Mẹ em cũng phải lo cho gia đình của mẹ, lại còn hai em nhỏ nữa, em
cũng rất thương mẹ, nhưng còn Bố em sao lại không đến tìm em,

chẳng lẽ Bố không biết em là con của Bố hay sao?
Bây giờ đi đâu em cũng thấy mình lẻ loi, chẳng có ai quan tâm, Bố
mình còn chẳng quan tâm tới mình thì làm gì có ai tốt với mình, em
không muốn kết bạn nhiều vì có nhiều bạn, sẽ càng có nhiều người
biết về hoàn cảnh gia đình em, biết em là đứa không có Bố Em
em không thích
NVXH: Chị rất hiểu cảm giác của em, như vậy em sẽ cảm thấy hổ thẹn với
bạn bè về hoàn cảnh gia đình mình, nhất là chuyện Bố mẹ em ly hôn
và em không biết mặt Bố, nếu có lần mà bạn bè hỏi thăm thì em cũng
rất khó để trả lời các bạn, em không muốn đem chuyện đó ra nói với
các bạn mà cũng không biết phải nói như thế nào về chuyện đó, đúng
không em?
TC: Vâng, ngày trước còn bé mà đi học thì em cũng hay bị bạn bè chêu
là không có Bố sẽ không có ai bênh vực mối khi bị bạn khác bắt nạt,
những lần đó em đều khóc, em thấy ấm ức lắm. Nhưng bây giờ mà kết
bạn với ai, chắc chắn sẽ phải có lúc giới thiệu về gia đình mình, nên
em không muốn như thế và em cũng không muốn kết bạn với ai nữa.
Còn đi học thì Ông bà sẽ vất vả nên em sẽ nghỉ ở nhà giúp đỡ Ông bà
thôi.
…………………………………
• Phân tích những kỹ năng đã sử dụng
- Kỹ năng khích lệ động viên, hướng TC tới suy nghĩ lạc quan tích cực (Mỗi người
mỗi hoàn cảnh…em còn có Ông Bà ngoại, Chú, Dì yêu thương…)
Nhằm giúp TC lấy lại tinh thần lạc quan và có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.
Giúp TC nhìn nhận thực tế cũng có nhiều người có hoàn cảnh tương tự như mình
nhưng vẫn tích cực sống tốt chứ không chỉ có riêng mình gặp phải hoàn cảnh khó
khăn đó.
6
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Tuy nhiên, tôi có gặp chút khó khăn trong khi trò chuyện với TC, đó là việc sử

dụng kỹ năng lắng nghe chưa được tốt lắm, bởi khi nghe TC kể lại hoàn cảnh của
mình thì lúc đó cảm xúc của Tôi tự nhiên bột phát và Tôi lại nghĩ về hoàn cảnh khó
khăn của gia đình mình khi Tôi bước vào Đại học, nên có một chút xao lãng khi
lắng nghe TC tâm sự, chia sẻ. Tôi sẽ cố gắng khắc phục những tình huống tương tự
trên ở những buổi tham vấn sau.
- Kỹ năng thấu hiểu và phản hồi “ Chị rất hiểu cảm giác của em, em cảm thấy hổ
thẹn với bạn bè…em không muốn đem chuyện đó ra nói với các bạn mà cũng
không biết phải nói như thế nào về chuyện đó, đúng không em?”
Nhằm mục đích là thấu hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của TC và nhắc lại những
cảm xúc, tâm trạng đó bằng ngôn ngữ để TC hiểu được mình đang nghĩ gì, tâm
trạng của mình hiện giờ ra sao? vì sao mình lại có cảm xúc như vậy? Vậy vấn đề
của TC sẽ được TC nhìn nhận rõ nét hơn. Đồng thời khi sử dụng kỹ năng phản hồi
này, NTV cũng một lần nữa xác định được chính xác suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
của TC đang tồn tại và nguyên nhân của nó là vấn đề gì?
• Phân tích và đánh giá vấn đề của TC
Qua buổi chia sẻ lần gặp thứ hai với O, tôi mới thực sự thấy O là một cô bé sống
nội tâm và rất tình cảm, em đã bắt đầu trưởng thành, lớn khôn, suy nghĩ người lớn
hơn, biết sống cho người khác, nhất là không muốn Ông bà ngoại vất vả nữa.
Nhưng vấn đề mà em vô tình đã gặp phải hay còn gọi là sự bất đắc dĩ đó là việc
nghỉ học và muốn nghỉ hẳn luôn không đi học nữa.
Mặc dù hành vi không tới trường của em trong thời gian này là do suy nghĩ của em
nhưng việc ngừng học sẽ không phải là do em cố tình mà là do hoàn cảnh tác động
vào và khiến em phải hành động ép buộc mà từ sâu trong lòng em không hề mong
muốn em phải ngừng học giữa chừng.
Vậy để giúp TC giải quyết những vấn đề nêu trên, CTXH cá nhân sẽ rất phù hợp
để được vận dụng. Mà NVXH sẽ là cầu nối quan trọng để đưa TC tới những
phương pháp tự giúp bản thân vượt qua những khó khăn của mình. Do đó, cần phải
xác định mối quan hệ giữa NTV và TC một cách rõ ràng, sau đó vận dụng phương
7
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2

pháp CTXHCN có như vậy mới đi đúng mục đích và bản chất của phương pháp
CTXH.
1.3 Thông báo cho đối tượng về vai trò và mục tiêu hỗ trợ của NVXH
Sau hai buổi trò chuyện với TC, được TC chia sẻ những tâm tư, tình cảm về hoàn
cảnh gia đình mình, tôi cảm thấy mình là người đã có được sự tin tưởng từ O vì
theo lời kể của Bà ngoại O thì dạo này O không muốn trò chuyện, giao tiếp với ai,
kể cả với Ông bà ngoại.
Tuy nhiên với nhiệm vụ của một NTV thì tôi không chỉ lắng nghe sự chia sẻ, mà
cần có phương pháp chuyên môn để trợ giúp O vượt qua được những vấn đề, khúc
mắc đang tồn tại trong cuộc sống thực tế để em có thể trở lại với năng lực vốn có
của mình mà tiếp tục vươn lên trong học tập và đạt được ước muốn trong tương lai
(trở thành giáo viên dạy văn).
Phúc trình 3 (ngày 18/12/2011)
Mục tiêu: thông báo cho đối tượng về vai trò, mục tiêu hỗ trợ của NVXH
………………………………………………
NVXH: Cảm ơn O đã chia sẻ với chị những tâm sự, lo lắng của em
Chị rất vui khi được em tin tưởng và coi chị như một người bạn tốt để
rãi bày tâm sự của mình. Chị tin mọi chuyện rồi sẽ qua thôi em ạ!
TC: Em cũng thấy thoải mái hơn khi nói hết những tâm sự trọng lòng, mà
trước kia thực sự em cũng chẳng biết kể lể với ai, sợ Bà ngoại buồn
nên em cũng không muốn chia sẻ với Bà. Em cũng biết Bà không
muốn em phải nghỉ học đâu nên em cũng sợ khi nói với Bà là mình sẽ
không đi học nữa, Bà sẽ không đồng ý đâu.
NVXH: Bà là người Bà rất thương cháu, Bà thương em như vậy chắc Bà cũng
hy vọng nhiều và Bà cũng tin vào O lắm đấy. À mà chị đã giới thiệu
với O về nghề nghiệp của chị trong tương lai chưa nhỉ?
8
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
TC: Em cũng quên mất chưa hỏi chị điều này, thế chị học nghành gì vậy
chị?

NVXH: Hiiiii…Em thử đoán xem chị đang học nghành gì, có một gợi ý nhỏ
đó là nghành của chị không liên quan nhiều đến lĩnh vực kinh tế.
TC: Vậy chị học sư phạm hay học văn hóa, nhân văn… gì đó. Dạo trước
em cũng vừa mới tìm hiểu về những nghành học để còn biết mà thi
vào Đại học, nên em cũng chưa biết nhiều nghành lắm.
NVXH: Ừ, việc em tìm hiểu trước về các nghành học, các trường như vậy là
rất tốt, mình sẽ sớm xác định được nghành học mà mình yêu thích rồi
còn chuẩn bị để ôn thi cho tốt nữa. À em trả lời cũng gần đúng rồi đó.
Chị học nghành công tác xã hội.
Thấy O có vẻ nhíu mày suy nghĩ, chưa hiểu về nghành CTXH mà tôi
vừa nói.
NVXH: CTXH cũng là một nghành hiện còn rất mới mẻ và chưa được phổ
biến lắm, nhưng chị sẽ tóm tắt ngắn gọn cho em dễ hình dung hơn
nhé……Vậy nên chị tin có thể cùng em vượt qua được những tâm
trạng lo lắng, băn khoăn trong thời gian này, và chị cũng tin rằng O rất
có nghị lực nên em sẽ dễ dàng vượt qua thôi, cố gắng lên em nhé!
TC: Bây giờ thì em hiểu thêm nhiều điều nữa, là vì sao em lại dễ dang nói
chuyện với chị và kể hết những tâm sự của em mà em trước đó em
cũng chẳng buồn chia sẻ với ai, vì biết dù mình có nói ra thì cũng
chẳng ích gì nên…
NVXH: Uh, cảm ơn em đã tin tưởng chia sẻ với chị như vậy, chị hiểu những
điều khó nghĩ trong lòng em mà. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết
khó khăn này nhé. O sẽ thấy nghị lực của mình lớn hơn nhiều so với
những khó khăn nhỏ này như thế nào, em nhé!
TC: Vâng, em đồng ý, cảm ơn chị!
9
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Lúc này Tôi cảm thấy mối quan hệ giữa tôi và O không còn đơn thuần
là quan hệ như những người bạn, chị em nữa mà nó chính thức trở
thành mối quan hệ nghề nghiệp giữa một NVXH với TC của mình.

• Phân tích việc vận dụng những kỹ năng
- Trong buổi trò chuyện này với TC tôi đã cố gắng vận dụng tốt kỹ năng chia sẻ, tự
bộc lộ bản thân (NVXH chia sẻ về những nghành học và kể đôi chút về nghề
CTXH của mình) để tạo cảm giác thoải mái cho TC và cho cả mối quan hệ giữa
NTV và TC của mình. Đồng thời đạt được mục đích chính đó là thông báo cho TC
biết về vai trò, mục tiêu hỗ trợ của NVXH trong tiến trình trợ giúp TC giải quyết
vấn đề.
1.4 Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng
Qua những buổi trò chuyện trực tiếp với TC, và qua lời kể của Bà ngoại O thì TC
đang gặp phải một số vấn đề được nhận dạng như sau:
- Vấn đề thứ nhất: Việc nghỉ học dài ngày
- Vấn đề thứ hai: Tâm lý không ổn định, suy nghĩ tiêu cực
- Vấn đề thứ ba: Hoàn cảnh gia đình nghèo khó
Vậy, theo nhận định, đánh giá ban đầu này thì các vấn đề có mối quan hệ ảnh
hưởng đến nhau, được phân tích như sau:
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo (Bố không quan tâm, mẹ đi lấy chồng không có tiền
trợ cấp TC trong cuộc sống hàng ngày và trong cả việc ăn học. Ông bà ngoại già
yêu nhưng vẫn cố gắng vất vả kiếm tiền nuôi cháu ăn học, Chú dì chỉ đóng vai trò
hỗ trợ thêm) do đó TC cảm thấy buồn chán, không muốn là gánh nặng cho người
thân (Thương Ông bà ngoại vất vả) nên quyết định ngừng học giữa chừng.
Ngoài ra, do tâm lý của tuổi mới trưởng thành nên thường có những suy nghĩ phức
tạp hơn, việc bỏ mặc, không quan tâm chăm sóc của người cha đã khiến TC cảm
thấy tủi thân và xấu hổ với mọi người, bạn bè xung quanh. Nên không muốn đi học
để không phải tiếp xúc, giao tiếp với ai. Có suy nghĩ tiêu cực, không muốn cố gắng
trong học tập nữa, mặc kệ cho cuộc sống đến đâu thì đến.
10
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Đánh giá vấn đề: Trên đây là những phân tích, đánh giá ban đầu của NVXH
về vấn đề của TC, tuy nhiên khả năng trợ giúp của NVXH cũng có giới hạn do đó
trong ca này NVXH cũng xác định được khả năng, năng lực can thiệp của mình có

thể giúp TC giải quyết được vấn đề thứ hai. Bởi như đã phân tích các vấn đề có
ảnh hưởng lẫn nhau, do đó khả năng để giải quyết vấn đề thứ nhất là có thể khả thi.
Còn đối với vấn đề thứ ba: Hoàn cảnh gia đình nghèo khó của đối tượng thì NVXH
có thể có một số phương pháp can thiệp có liên quan đến việc sử dụng một số kỹ
năng trong phát triển cộng đồng, phương pháp CTXH nhóm và CTXH với gia
đình.
1.5 Ghi hồ sơ
Sau buổi làm việc này, mối quan hệ nghề nghiệp chính thức đã bắt đầu, tôi đã ý
thức được tốt hơn về tiến trình trợ giúp TC của mình. Tôi đã ghi chép lại ca cẩn
thận, ghi chép cân thận hơn những thông tin về TC và những thông tin thu thập
được khi trực tiếp trò chuyện với TC và người thân của TC.
Tôi đã ghi chép cả những cảm nhận của mình mỗi khi TC chia sẻ trong từng buổi
trò chuyện và ghi lại những cảm xúc không nói thành lời của TC mà nó chỉ thể
hiện qua các hành động, hành vi của cơ thể (như ánh mắt buồn khi kể về sự vất vả
của Ông bà ngoại, ánh mắt che dấu, nhìn xuống khi nói về người Bố, trong đó có
cả sự hờn trách, tủi hờn khi nhắc đến người Bố và gia đình bên nội của mình)
2. Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
• Các nội dung thông tin cần thu thập bao gồm:
Thông tin về Đối tượng, thông tin về bối cảnh, môi trường sống của ĐT, những
nguồn lực từ GĐ, CĐ, XH, thu thập về pháp luật, chính sách, chương trình dịch vụ
có liên quan.
Nguồn thu thập TT là: từ TC, Gia đình (đặc biệt là từ Bà ngoại TC).
Phương pháp thu thập TT: vãng gia, phỏng vấn.
2.1 Thu thập thông tin từ đối tượng:
11
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Phúc trình 4 (ngày 19/12/2011)
Mục tiêu: thu thập thông tin từ TC cung cấp. Nội dung thu thập sẽ là: hoàn
cảnh môi trường sống của TC, xác định các yếu tố nội tâm, về tâm lý, suy nghĩ tình
cảm của TC, những điểm mạnh điểm hạn chế của TC và những trải nghiệm mà TC

đã sử dụng để giải quyết những khó khăn tương tự trước đây.
……………………………………………
NVXH: Em có thường bị bạn bè, mọi người trêu ghẹo vì việc em không có Bố
chưa? Lúc đó em có cảm giác như thế nào? (Kỹ năng đặt câu hỏi để
xác nhận được cảm xúc của TC khi gặp khó khăn trước đây và ảnh
hưởng của nó tới suy nghĩ, cảm xúc hiện tại)
TC: Khi còn nhỏ học mẫu giáo, cấp 1 em cũng thấy rất tức khi các bạn ấy
lêu lêu là đồ không có Bố, có lần em còn đánh nhau với bạn nào mà
hay trêu em và nói Bố người ta đi làm ăn xa khi nào Bố người ta về
người ta mách Bố cho mà coi. Và khi về nhà em cũng quên hết vì có
Ông bà và mẹ chơi cùng.
NVXH: Uh, hồi nhỏ cũng có những lần cãi nhau với bạn nhưng chị cũng quên
luôn vì về nhà có người khác chơi cùng nên chẳng suy nghĩ bực tức gì
nữa em ạ. (Kỹ năng thấu hiểu, tự bộc lộ bản thân để đồng cảm với
những cảm giác, tình huống mà mình đã từng gặp phải cũng tương tự
như TC đã từng trải qua, điều này sẽ tạo cảm giác cho TC nhận thấy
không chỉ có mình gặp phải khó khăn như vậy)
TC: Nhưng từ khi lên cấp 2, và mẹ em đi lấy chồng em mới cảm thấy buồn
lắm, mặc dù khi lớn hơn các bạn cũng ít trêu ghẹo hơn nhưng em biết
kiểu chơi của các bạn ấy với em, không được thân thiết nữa, nên em
cũng có rất ít bạn thân, chỉ có một bạn thân là Mai ở gần nhà nhưng
bạn ấy lại học lớp khác, nên đi học hay về nhà em cũng chỉ đi cùng
với bạn ayas thôi.
12
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
NVXH: Vậy là O cũng có một người bạn rất thân với mình đúng không? thế
hàng ngày Mai đều trở em tới trường à? (Kỹ năng đặt câu hỏi thu
thập thông tin về các nguồn lực hỗ trợ TC)
TC: Vâng, nhà Mai cạnh nhà em, bạn ấy cũng tốt mà Bố mẹ bạn cũng
thương và quý Ông bà em nên hôm nào Mai cũng sang đèo em đi học.

Có hôm nào mai nghỉ thì Dì em tranh thủ công việc đèo em đi.
NVXH: Nhà em cách trường bao xa nhỉ?
TC: Khoảng 3 cây số chị ạ, nhưng chân em như vậy nên em cũng không đi
bộ xa được, đến trường cũng muộn mất.
NVXH: Uh, chị hiểu, mà chị cũng đã nghe bà em kể là em bị cưa mất một
chân từ khi em đang học lớp 8 à? (Xác nhận lại thông tin chính xác về
hoàn cảnh của TC)
TC: Vâng, trước thời gian đó em cảm thấy luôn bị tê chân rồi đau buốt, có
những lần em phải nghỉ học vì không đi được mà lại đau nữa. Và Dì
em đã trở em đi việc huyện khám, em nằm trong viện khoảng hai tuần
thì bác sĩ mới có kết luận em bị ung thư xương và phải cưa đi từ đoạn
gối xuống.
NVXH: Chắc lúc đó em không những rất đau mà còn buồn lắm em nhỉ? (Kỹ
năng phản hồi để TC nhận thấy mình được người khác thấu hiểu và
đồng cảm với những khó khăn của mình)
TC: Ngày nào em cũng khóc, em cảm thấy mình là người kém may mắn
nhất trên đời. Bố mẹ thì không ở bên mà giờ lại phải bị cưa đi một
chân, không biết nay mai em sống như thế nào nữa
NVXH: Uh, chị hiểu, ai ở trong hoàn cảnh như em chắc cũng nghĩ như vậy
thôi. Thế khi đó mẹ em có luôn tới chăm sóc cho em không? (Kỹ năng
phản hồi, giúp TC cảm thấy được lắng nghe về sự đau khổ tột cùng
của mình)
13
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
TC: Mẹ lấy chồng cũng vất vả lại còn em nhỏ nên mỗi khi rảnh việc là mẹ
lại hấp tấp qua viện với em, chỉ có bà là thường xuyên ở bên em, Dì
cũng bận việc nữa.
NVXH: Uh, mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh em ạ, nhưng em cũng rất may mắn vì
có Ông bà tốt bụng hết mực chăm sóc, yêu thương em. Chị cũng rất tự
hào về Bà nội của mình em ạ, nhiều khi chị còn có cảm giác thân thiết

với bà hơn cả Bố mẹ nên có những chuyện vui buồn chị hay nói cho
bà nghe nhiều, bà cũng mong chị học giỏi và thành đạt, nên đó cũng
chính là một trong những động lực giúp chị cố gắng trong học tập và
công việc tương lai em ạ. (Kỹ năng tự bộc lộ bản thân, khích lệ động
viên TC cố gắng)
TC: Bà em cũng vậy, lúc nào bà cũng khuyên em học hành chăm chỉ và
cũng mong cho em được thi đỗ vào Đại học lắm.
NVXH: Bữa trước chị nghe O nói em có ước muốn trở thành giáo viên dạy
văn , thế ngoài ước muốn đó ra em còn có mong muốn gì trong tương
lai nữa không? (Kỹ năng đặt câu hỏi để biết được tâm tư, nguyện
vọng của TC)
TC: Em mong có một gia đình riêng của mình, có một người chồng tốt và
chấp nhận Ông bà ngoại về sống cùng với em. (O có vẻ hơi đỏ mặt
khi tâm sự điều này) .
………………………………………………
2.2 Thu thập thông tin từ gia đình TC (Bà ngoại TC)
Phúc trình 5 (ngày 23/12/2011)
Mục tiêu: NVXH Hiểu rõ hơn về TC và bối cảnh của vấn đề TC, việc thu
thập từ Bà ngoại TC sẽ phát hiện và nhìn nhận thêm những nguyên nhân dẫn đến
vấn đề của TC.
14
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
…………………………………………………….
Bà TC: Từ khi cháu trò chuyện với O, Bà thấy nó có vẻ tốt hơn trước, dạo này
thấy nó cũng nói chuyện với mọi người nhiều hơn trước cháu ạ!
Nghe Bà nói vậy tôi cũng thấy rất phấn khởi, tôi đã giúp O thoải mái hơn về tâm
lý, những khi nhìn vào đôi mắt Bà tôi cũng thấy được sự vui vẻ của Bà khi thấy O
thay đổi. Tuy nhiên đây chỉ là thay đổi ban đầu, bên cạnh vấn đề lớn hơn chính là
việc O trở lại trường học và tiếp tục phấn đấu trong học tập.
Bà kể rằng Ông bà cũng rất tiết kiệm, dành dụm để lo cho cháu ngoại được học tập

tới nơi tới chốn, có lúc Ông bà cũng lật đật vất vả lắm nhưng khi nhìn thấy O miệt
mài học tập, đạt được nhiều thành tích thì đó chính là niềm an ủi và nguồn vui lớn
nhất của Ông bà.
Với việc sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực tôi đã hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của
TC khi trò chuyện với Bà ngoại TC, qua lời kể chậm rãi và giọng nói nghẹn ngào,
ngắt quãng của Bà, tôi đã cảm nhận được sự lo lắng yêu thương của Bà đối với O
và thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn của TC, một cô bé đã không có sự yêu
thương chăm sóc từ người cha, còn mẹ thì đi lấy chồng, nhưng hoàn cảnh chớ trêu
hơn đó là căn bệnh ung thư xương chân đã khiến TC trở thành một người khuyết
tật từ lớp 8. Tất cả những khó khăn, không may mắn đó đã ập đến với TC, nó như
một làn sóng dữ dội đã đánh vào tâm tư, tình cảm của TC, đến khi trưởng thành thì
cơn sóng đã đã gây ra một chấn động lớn vào tâm lý của TC làm cho TC mất
phương hướng trong cuộc sống.
Hoàn cảnh của TC đã được Bà TC kể lại và tôi đã thu thập được những thông tin
về hoàn cảnh của O như sau: nguồn trợ cấp từ Mẹ O rất ít bởi Mẹ O còn lo cho hai
đứa con với chồng sau, mà hoàn cảnh thì cũng khó khăn, cũng vất vả, nhiều khi
bận rộn với việc làm ăn, buôn bán để kiếm đồng tiền mà Mẹ O cũng không có thời
gian qua thăm và chăm sóc O. Do đó Ông bà cũng rất thương con thương cháu nên
bao nhiêu quan tâm, cố gắng Ông bà đã dành hết cho O.
3. Giai đoạn 3: Đánh giá xác định vấn đề
3.1 Đánh giá thông tin
15
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết liên quan (từ TC và Bà ngoại TC)
đến TC và hoàn cảnh của TC cho thấy các thông tin đều trùng khớp với nhau.
Hoàn cảnh sống của TC đã tác động tới suy nghĩ, tình cảm của TC và từ đó làm
nảy sinh những vấn đề hiện tại và chúng có mối quan hệ phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn
nhau. Có thể tóm tắt một cách chính xác nhất và tổng quan nhất về vấn đề của TC
qua cây vấn đề dưới đây:
3.2 Xác định vấn đề

Cây vấn đề
16
Ngừng học
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
• Nhận xét
Sơ đồ trên cho thấy những nguyên nhân có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau phát
sinh vấn đề mà TC đang gặp phải.
- Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là việc TC ngừng học. Những nguyên nhân
phát sinh vấn đề đó là:
+) Hoàn cảnh gia đình của TC: Bố mẹ ly hôn, Bố không quan tâm, Mẹ đi lấy
chồng cuộc sống vất vả không thể chăm sóc, trợ cấp tốt cho TC.
+) Hoàn cảnh bản thân: bị khuyết tật một chân vì căn bệnh ung thư xương,
đang trong độ tuổi đi học nên chưa kiếm được tiền để có thu nhập.
+) Sống với Ông bà ngoại nhưng Ông bà cũng già yếu , kiếm tiền vất vả để
nuôi nấng TC ăn học. TC thương cho Ông bà vất vả và không muốn đi học
tiếp nữa, đỡ gánh nặng cho Ông bà.
17
Hoàn cảnh GĐ,
bản thân
Suy nghĩ
tiêu cực
Gia đình nghèoThương Ông Bà ngoạiTâm lý buồn chán
Ông bà
già yếu
Tâm lý tuổi
mới lớn
Ung thư
xương chân
Chân bị tật
Bố mẹ ly

hôn
Bố ko q.tâm
Mẹ lấy chồng
Ko có thu
nhập
Bố mẹ ly
hôn
Bị cưa 1
chân
Đang ở độ
tuổi đi học
Mẹ nghèo,
ko có T.Cấp
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
+) TC đang ở lứa tuổi vị thành niên mới trưởng thành nên tâm lý phức tạp,
suy nghĩ nhiều hơn, nhạy cảm hơn với cuộc sống xung quanh. Do đó khi
nhìn nhận vào hoàn cảnh của GĐ và bản thân, TC cảm thấy thất vọng, suy
nghĩ tiêu cực, không có sự cố gắng phấn đấu tiếp trong học tập.
Sơ đồ phả hệ
Giải thích:
18
Nam
Nữ
Kết hôn
Ly hôn
MQH thân thiết
Mối quan hệ hai chiều
Không quan hệ
QH xa cách và mâu thuẫn
Ông

Nội

N
ội
Ông
Ngoại

Ngo
ại
à
D
ì
M

ChúBố
Dượng
e
m
em
em
O
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ phả hệ trên:
- TC có mối quan hệ tốt và thân thiết nhất với Bà ngoại, đây chính là nguồn
lực tốt nhất để trợ giúp TC trong quá trình giải quyết vấn đề của mình.
- TC thương Ông bà ngoại, Mẹ và Dì của mình, như TC đã chia sẻ thì TC rất
thương Ông bà ngoại già yếu, lại vất vả góp nhặt cho TC ăn học, thương mẹ
đi lấy chồng vất vả lại còn nuôi hai đứa con nhỏ, nên không quan tâm, chăm
sóc tốt và thường xuyên cho TC cũng không được. TC kính trọng Chú rể và
Dì ruột của mình cũng hỗ trợ Ông bà ngoại chăm sóc, lo lắng cho TC trong

cuộc sống hàng ngày tuy cuộc sống của hai vợ chồng Chú và Dì cũng khó
khăn, vất vả.
- Đối với Bố và Ông bà nội thì TC không nhận được bất cứ sự quan tâm, yêu
thương chăm sóc nào. Từ nhỏ TC đã thiếu vắng tình yêu thương, chăm sóc
của người cha và không nhận được sự liên lạc nào từ Ông bà nội của mình.
Đó chính là thiệt thòi lớn nhất mà TC đã gặp phải trong cuộc đời mình, nên
MQH với bên nội hoàn toàn xa cách. Riêng đối với người Bố thì TC luôn có
cảm giác tức giận và ghét Bố vì bao nhiêu năm đã không tìm về đứa con của
mình, mặc dù biết khi ra đi, người vợ đang mang thai đứa con (chính là TC).
Biều đồ sinh thái
19
Cơ quan,
chính
quyền địa
phương
Việc làm
Ông
nội

nội
Bố
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Giải thích:
Sự tác động qua lại
Sự tác động một chiều
Chưa có sự tác động tích cực
Nhận xét:
Biểu đồ sinh thái trên thể hiện sự tác động, trợ giúp từ các nguồn lực trong gia
đình, cộng đồng, xã hội tới hoàn cảnh, vấn đề của TC:
- Chính quyền địa phương đã có sự tác động, quan tâm tới hoàn cảnh gia đình

TC: thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho người già (Ông bà ngoại TC) và
chi trả trợ cấp cho TC (theo chính sách hỗ trợ người khuyết tật)
- Làng xóm, láng giềng cũng quan tâm, giúp đỡ tới hoàn cảnh gia đình TC
(gia đình người Mai, người bạn thân của TC quan tâm tới việc đưa đón TC
đi học)
20
Tổ chức
y tế

ngo
ại
Ông
ngoại
Chú

em
Bố

M

O
Nhà trường
Đoàn
thanh
niên
Bạn bè
Làng
xóm
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
- Tổ chức y tế (trạm y tế xã, huyện) quan tâm giúp đỡ TC khi nằm viện và sẵn

sàng hỗ trợ, theo dõi bệnh nhân khi gặp khó khăn về sức khỏe
- Những nguồn lực như:
Gia đình mở rộng (bên nội: Ông bà nội và người Bố) chưa có sự quan tâm,
chăm sóc tới TC và gia đìnhTC
Nhà trường và bạn bè cũng chưa có sự quan tâm đặc biệt tới TC và những vấn
đề TC đang gặp phải trong thời gian này.
Trên đây là những nguồn lực cần thiết trong gia đình, cộng đồng xã hội để trợ
giúp TC vượt qua những khó khăn trong thời gian này và giúp TC giữ vững tâm
chí để vượt qua những khó khăn cuộc sống trong tương lai. Tuy nhiên vẫn có
một số nguồn lực chưa được khai thác và phát huy để trợ giúp TC một cách tích
cực hơn đó là: nguồn lực từ gia đình bên nội, từ bạn bè của TC và từ đoàn thanh
niên (trong việc tổ chức các chương trình cho thanh thiếu niên tham gia hoạt
động một các tích cực nâng cao khả năng tự chủ, tính năng động linh hoạt của
lứa tuổi thanh thiếu niên).
3.3 Phân tích những điểm mạnh, điểm hạn chế của TC
TC (O) Mẹ và Dượng Bố Ông bà Cộng đồng
Tích cực
21
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
- Chăm ngoan,
học giỏi
- Có hiếu với
Ông bà và Mẹ
- Vốn là một
cô bé có nghị
lực, ước mơ
trong cuộc
sống
- Thương con
- Có sự quan

tâm tới con
- Ông Bà
ngoại hết mực
chăm sóc, yêu
thương cháu
- Có thu nhập,
trợ cấp cho
người già,
người cao tuổi
- Có sự quan
tâm, hỗ trợ của
Vợ chồng Dì
- Có sự giúp
đỡ của người
bạn thân và gia
đình bạn
- Có sự quan
tâm của tổ
chức y tế,
chính sách trợ
giúp người
khuyết tật
Hạn chế
22
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
- Không có thu
nhập
- Ghét cha và
gia đình bên
nội vì bỏ mặc,

không quan
tâm
- Không nhận
được bất kỳ sự
trợ cấp nào từ
Bố và gia đình
bên Nội
- Sự trợ cấp từ
người Mẹ bị
hạn chế vì
hoàn cảnh của
Mẹ cũng vất
vả, khó khăn
- Ít bạn bè
- Mẹ thu nhập
hạn chế,
không trợ cấp,
quan tâm tốt
tới O
- Không quan
tâm tới O
- Thiếu trách
nhiệm với O
mặc dù biết đó
là con đẻ của
mình
- Già yếu,
- Nguồn thu
nhập ít ỏi
- Vợ chồng Dì

cũng có hoàn
cảnh khó khăn
nên không trợ
cấp nhiều cho
O.
- Nhà trường
chưa có sự
quan tâm đặc
biệt tới hoàn
cảnh yếu thế
của O.
Nhận xét: Qua phân tích điểm mạnh và hạn chế của TC và những nguồn lực hỗ
trợ xung quanh, cho thấy được hoàn cảnh của TC cũng có nhiều mặt bị hạn chế.
Tuy nhiên trong bản thân con người của TC lại tiềm ẩn những khả năng cá nhân rất
nổi trội và đó sẽ là điểm mạnh lớn nhất để giúp TC lập kế hoạch, đề ra phương
pháp tự giải quyết vấn đề của mình. Đồng thời cũng tận dụng những điểm mạnh
khác từ môi trường xung quanh để TC dễ dàng giải quyết vấn đề của mình hơn.
4. Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ
23
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
Sau đây là kế hoạch trị liệu dựa trên nhu cầu và vấn đề TC đang gặp phải và cần
được ưu tiên giải quyết đó là vấn đề “Ngừng học đột xuất”. Vấn đề này chủ yếu
xuất phát từ tâm lý và suy nghĩ nhất thời nên các hoạt động can thiệp hỗ trợ của
NVXH sẽ chú trọng vào việc tham vấn tâm lý, tình cảm. Từ đó từng bước sẽ giải
quyết được vấn đề ưu tiên, cốt lõi.
Người trực tiếp lên kế hoạch và giải quyết vấn đề chính là TC. NVXH là người hỗ
trợ TC lập kế hoạch giải quyết vấn đề và có những hoạt động can thiệp cần thiết.
Xác định
mục tiêu
cụ thể

Hoạt động
của TC
Hoạt động
can thiệp của
NVXH
Thời gian Kinh
phí
Kết quả
mong
muốn
1.Giải tỏa
tâm lý buồn
chán
- Chia sẻ với
NVXH
những suy
nghĩ đang bị
vướng mắc
- Tham vấn:
sử dụng các
kỹ năng: lắng
nghe, khích lệ
động viên…
24/12/2011
không - TC giải
tỏa tâm lý
tiêu cực,
buồn chán
về những
vấn đề

trong học
tập và cuộc
sống.
2. TC chấp
nhận hoàn
cảnh thực
tế của mình
- Nhìn nhận
hoàn cảnh
thực tế của
bản thân và
gia đình;
- Chia sẻ
những khó
khăn của gia
đình và bản
thân ảnh
hưởng tới
việc học tập
- Tham vấn:
sử dụng kỹ
năng lắng
nghe, phân
tích vấn đề
- Khuyến
khích TC bộc
lộ những cảm
xúc thật của
mình khi gặp
phải những

khó khăn ảnh
hưởng tới
việc học tập
14/01/2012
Không - TC nhận
thức được
hoàn cảnh
thực tế của
mình, coi
đó là những
khó khăn
tạm thời và
cần có
quyết tâm
vượt qua
khó khăn
- TC có
niềm tin
vào ước mơ
và tương lai
24
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân Lê Thị Hiên LCĐ4 – CT2
3.TC nâng
cao năng
lực, ý thực
vươn lên
trong học
tập và cuộc
sống
- Xác định

ước mơ,
mong muốn
nghề nghiệp
trong tương
lai
- Chia sẻ
những định
hướng,
phương pháp
đạt được ước
mơ đó
- Lắng nghe
những chia sẻ
từ TC và thấu
hiểu được
mong muốn
của TC
-Phân tích
những định
hướng,
phương pháp
mà TC chia
sẻ, nêu ra
những điểm
mạnh, hạn chế
của phương
pháp đó.
28/01/2012
Không - TC nhận
thức được

tầm quan
trọng của
việc tạo
dựng niềm
tin cho bản
thân vào
tương lai
tươi sáng
- TC xác
định được
ước mơ lớn
của mình
trong tương
lai và lấy đó
làm kim chỉ
nam để
phấn đấu
vượt qua
mọi khó
khăn đạt
được ước

4.TC tự tin
vào bản
thân, có
tinh thần
lạc quan
- TC chia sẻ
những cảm
xúc khi giới

thiệu với mọi
người về
hoàn cảnhbản
thân, gia đình
mình, đặc
biệt là cảm
xúc khi nhắc
đến người Bố
- TC sắm vai
khi vào vai
một tình
- Cùng TC
thực hiện
trong việc
sắm vai thực
hiện các tính
huống có thể
xảy ra mà đề
cập đến hoàn
cảnh GĐ TC
- Sử dụng các
kỹ năng như:
kỹ năng đặt
câu hỏi, khích
lệ TC bày tỏ
29/01/2012
Không - TC nhận
rõ cảm xúc,
hành vị của
mình trước

đây khi kể
về gia đình
mình với
người khác
và ảnh
hưởng của
nó tới việc
học tập và
cuộc sống
sinh hoạt
25

×