Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

kỹ năng công tác xã hội trong tiến trình quản lý ca với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.04 KB, 9 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
***



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: Công tác xã hội với Người Khuyết tật
Đề bài: Kế hoạch can thiệp hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan đến
sức khỏe sinh sản – tình dục cho nữ thân chủ Bình
(Cầu Giấy, Hà Nội)

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Nguyễn Minh Hoàng
Lớp: Cao học CTXH 2012 - đợt 1
Mã số học viên: 12035045

Hà Nội, 4/2014

2

Mục lục

Nội dung
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
3
B. NỘI DUNG CHÍNH


3
1. Thân chủ và vấn đề của thân chủ
3
2. Kế hoạch can thiệp
4
2.1. Bước 1: Đánh giá thân chủ
4
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp
5
2.3. Bước 3: Chọn lựa giới thiệu dịch vụ phù hợp
6
2.4. Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được
giới thiệu
7
2.5. Bước 5: Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật khi
chuyển gửi
8
2.6. Bước 6: Duy trì mối quan hệ với các cơ sở
cung cấp dịch vụ
8
C. KẾT LUẬN
8














3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người khuyết tật chiếm một số lượng đáng kể trong dân số, khoảng 15% [
1
],
và là một bộ phận không thể tách rời của bất kỳ cộng động dân tộc hoặc quốc gia
nào. Tuy nhiên, vì sự thiếu hụt một hoặc một vài chức năng của cơ thể mà nhiều
người khuyết tật đã trở thành đối tượng yếu thế và dễ tổn thương, bị cách ly - lề
hóa, bị kỳ thị và phân biệt đối xử, thiếu các nguồn lực hỗ trợ và kỹ năng để tiếp cận
các dịch vụ và do đó thường khó khăn trong việc hòa nhập xã hội.
Hiểu được những đặc trưng về cơ thể và tâm lý của người khuyết tật sẽ là nền
tảng để hiểu được những khó khăn và nhu cầu của họ, từ đó mới có thể xây dựng
và triển khai được các chính sách, chương trình can thiệp và dịch vụ hỗ trợ để giúp
người khuyết tật hòa nhập xã hội.
Trong số các nhu cầu của người khuyết tật, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe
sinh sản của mình và có được đời sống tình dục lành mạnh và thỏa mãn cũng rất
cần được lưu tâm bên cạnh các nhu cầu khác như giáo dục hòa nhập, việc làm hòa
nhập… Sức khỏe sinh sản và tình dục không chỉ là chuyện quan hệ tình dục, mà có
nhiều ý nghĩa hơn thế: từ việc hiểu về các bộ phận liên quan đến sinh sản và tình
dục của mình, cách chăm sóc để không bị viêm nhiễm, các quyền liên quan đến sức
khỏe sinh sản và tình dục, phòng chống xâm lại tình dục, các biện pháp tránh thai
và các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (gồm cả HIV), các hoạt động và cách
thức để thỏa mãn nhu cầu tình dục một cách an toàn và lành mạnh cho đến một đời
sống hôn nhân, mang thai và sinh con.

Trong tập tiểu luận này, kế hoạch can thiệp hỗ trợ một thân chủ khuyết tật để
giúp thân chủ giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục sẽ
được đề cập. Các vấn đề và nhu cầu khác của thân chủ sẽ được đề cập trong một kế
hoạch can thiệp khác.
B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Thân chủ và vấn đề của thân chủ
Thân chủ Bình (tên đã được thay đổi) 26 tuổi, nữ, thiểu năng trí tuệ mức độ
nhẹ. Có lúc Bình ý thức được các hành động của mình, nhưng có lúc không. Bình
có thân hình phổng phao, trắng trẻo và nét mặt ưa nhìn nên nhiều người đàn ông


1
Giáo trình Công tác xã hội với Người khuyết tật (2014) – Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội
4

xung quanh nơi Bình ở thường để ý đến Bình. Năm 18 tuổi Bình đã từng bị cưỡng
ép quan hệ tình dục và có thai, nhưng sau đó gia đình đã đưa Bình đi phá thai.
Những năm sau đó Bình có vài lần quan hệ tình dục với những người đàn ông khác,
tuy không mang thai nhưng Bình bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khoảng một năm trở lại đây Bình có tình cảm với một người đàn ông bị khuyết tật
vận động tên là Nam (tên đã được thay đổi), 35 tuổi, hai người cùng sinh hoạt trong
một câu lạc bộ. Mặc dù cả gia đình Bình và Nam đều phản đối mối quan hệ này,
nhưng hai người vẫn quyêt tâm yêu nhau.
2. Kế hoạch can thiệp
2.1. Bước 1: Đánh giá thân chủ
a. Hoàn cảnh gia đình thân chủ và người liên quan đến thân chủ:
Gia đình thân chủ Bình có điều kiện kinh tế ở mức khá. Bố mẹ thân chủ đã
nghỉ hưu và đang kinh doanh tạp hóa tại nhà. Thân chủ có hai anh trai đều đã lập
gia đình và ở riêng. Hiện tại thu nhập của gia đình đến từ việc bán hàng tạp hóa và
lương hưu của bố mẹ Bình. Bình không đi làm ở bên ngoài mà chỉ ở nhà phụ giúp

bố mẹ những lúc tỉnh táo. Bố mẹ Bình có một khoản tiết kiệm gần 1 tỷ đồng và
định giữ số tiền này cho Bình sau này khi bố mẹ Bình mất đi. Bố mẹ và hai anh trai
của Bình rất thương Bình nhưng không ít lần mắng mỏ Bình vì những nhu cầu và
hình vi liên quan đến tình dục của Bình, vì khiến cả nhà phải lo lắng, chăm sóc…
Cả bố mẹ và anh trai Bình đều đang phản đối việc Bình có tình cảm với Nam, đặc
biệt là phản đối việc lập gia đình và sinh con với người đàn ông này.
Gia đình Nam cũng có kinh tế khá giả và sinh sống bằng nghề buôn bán. Nam
có một người chị và một người em, cả hai đều đã lập gia đình. Em trai Nam đang ở
cùng gia đình Nam. Gia đình Nam cũng phản đối chuyện tình cảm giữa Nam và
Bình vì cho rằng chuyện này chẳng đi đến đâu.
b. Tình trạng của thân chủ và người liên quan đến thân chủ:
Như đã mô tả ở trên, Bình bị thiểu năng trí tuệ mức độ nhẹ, nên có lúc có ý
thức và kiểm soát được hành vi của mình nhưng có lúc không. Bình không đi học
chính thức ở trường mà chỉ tự học ở nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ, các anh trai của
Bình và gia sư. Bình biết đọc, biết viết và có thể sử dụng internet và điện thoại.
Bình có thể tự làm vệ sinh cá nhân, ăn uống và thi thoảng có thể giúp bố mẹ việc
5

nhà. Tuy nhiên Bình không thực sự hiểu hết được các vấn đề liên quan đến sức
khỏe sinh sản – tình dục của mình, và không hoàn toàn tự chủ được việc chăm sóc
sức khỏe sinh sản, hành vi thỏa mãn nhu cầu tình dục và thực hành tình dục an
toàn. Bình đã gặp phải các rắc rối liên quan như đã mô tả ở trên.
Còn Nam thì bị khuyết tật vận động từ nhỏ, phải dùng xe lăn hoặc nạng. Việc
vệ sinh cá nhân và ăn uống Nam có thể tự chủ. Tình trạng sức khỏe sinh sản của
Nam vẫn chưa được xác định, tức là Nam không biết mình có thể làm cha hay
không. Nam đã học hết cấp 3. Nam không đi làm ở ngoài mà chỉ ở nhà, thi thoảng
có làm vài việc nhà nhẹ nhàng. Từ ngày quen Bình ở câu lạc bộ Nam đã nảy sinh
tình cảm với Bình. Hai người thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại và
internet.
c. Nhu cầu của thân chủ và người liên quan:

Bình ý thức được việc mình là con gái, biết rung động trước tình cảm của
người khác giới, mong muốn được lấy Bình và sinh con với Bình.
Nam cũng có mong muốn tương tự như Bình, đã từng chủ động nói chuyện
này với gia đình và bố mẹ Bình nhưng bị phản đối.
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp
a. Xác định mục tiêu:
Như đã đề cập ở phần Mở đầu, thân chủ Bình và người yêu chị là Nam đều là
người khuyết tật và có thể có nhiều nhu cầu khác nhau cần can thiệp. Tuy nhiên,
nhu cầu lớn nhất và “bức xúc” nhất của thân chủ và người yêu của thân chủ tại thời
điểm hiện tại là chuyện chăm sóc sức khỏe sinh sản – tình dục cho Bình và liên
quan tới vấn đề đó là nhu cầu được yêu, được lập gia đình và sinh con của Bình. Từ
nhu cầu đó, mục tiêu được thống nhất với Bình và gia đình Bình là:
1) Giúp cô hiểu rõ hơn về cơ thể mình, bộ phận sinh dục, cách vệ sinh, cách
tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách để không bị lạm dụng/cưỡng
ép tình dục, cách thỏa mãn tình dục một cách lành mạnh - an toàn, quá trình thụ
thai, mang thai, sinh con và nuôi con.
2) Cùng Bình, Nam, gia đình hai bên, dưới sự tư vấn của các chuyên gia về
sức khỏe sinh sản – tình dục và hôn nhân – gia đình, thảo luận xem Bình và Nam
có thể yêu nhau, lấy nhau, sinh con với nhau và chăm sóc con cái được hay không.
6

b. Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu:
Thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu được thống nhất với Bình và gia đình Bình là:
- Ưu tiên 1: Giúp Bình hiểu rõ về sức khỏe sinh sản – tình dục, mang thai
và sinh con (tương ứng với mục tiêu 1). Điều này cũng có nghĩa là việc này cần
phải thực hiện trước. Vì thực hiện được mục tiêu này thì cả Bình và gia đình Bình
sẽ dễ thực hiện mục tiêu thứ hai hơn.
- Ưu tiên 2: Giúp Bình hiểu rõ về tình cảm với Nam và khả năng tiến triển
(tương ứng với mục tiêu 2). Điều này cũng có nghĩa là việc này sẽ được thực hiện
sau.

c. Xác định các công việc cần thực hiện:
- Lên danh sách và chọn ra nguồn cung cấp thông tin - giáo dục – tư vấn
về sức khỏe sinh sản – tình dục thích hợp nhất: chuyên gia, nhà tư vấn, sách, trang
web, đĩa CD, tổng đài điện thoại.
- Lên kế hoạch về thời gian và địa điểm để Bình được tiếp cận/tham gia
hoạt động thông tin - giáo dục – tư vấn về sức khỏe sinh sản – tình dục.
- Kiểm tra và đánh giá các kiến thức và kỹ năng của Bình về sức khỏe sinh
sản – tình dục.
d. Xác định người tham gia vào thực hiện:
Bố mẹ và hai anh trai của Bình đều cùng tham gia vào việc đưa đón Bình nếu
Bình phải ra khỏi nhà để đến địa điểm giáo dục – tư vấn về sức khỏe sinh sản – tình
dục hoặc giúp Bình mua sách, đĩa VCD, truy cập internet…
2.3. Bước 3: Chọn lựa giới thiệu dịch vụ phù hợp
- Phòng khám Sản phụ khoa – Kế hoạch hóa gia đình Marie Stopes tại số
Căn hộ số 2, tầng 1, Nhà A4, Làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, Cầu
Giấy, hoặc Số 282 Đường Nguyễn Trãi, Trung Văn, Từ Liêm: Để khám tổng quát
các bệnh lây truyền qua đường dục, nhiễm khuẩn đường tình dục để chữa trị kịp
thời nếu bệnh từ lần trước chưa khỏi.
- Dịch vụ tư vấn trực tuyến miễn phí về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục, HIV/AIDS và các mối quan hệ tại địa chỉ: www.tamsubantre.org: Để tìm hiểu
thông tin và được tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục,
tình yêu, hôn nhân và gia đình.
7

- Các trang web: www.tamsubantre.org, www.tuvantuoihoa.org.vn,
www.mariestopes.org.vn: Để tìm hiểu thông tin sức khỏe sinh sản.
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Đánh giá khả năng mang thai và sinh
con của cả Bình và Nam.
- Chuyên gia, giảng viên quốc gia, bác sĩ Hồ Mai Hoa, Trung tâm Chăm
sóc Sức khỏe sinh sản Hà Nội: Tư vấn chuyên sâu về sinh khỏe sinh sản.

2.4. Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu
Các mục tiêu và hoạt động dưới đây không chỉ dành riêng cho Bình mà còn
cho cả gia đình Bình, Nam và gia đình Nam.
TT
Mục tiêu
Hoạt động
Thời gian
Người liên lạc (ai sẽ
gặp để làm các hoạt
động này)
Mong đợi/kết
quả

Giúp Bình tầm soát
các nhiễm khuẩn và
bệnh lây truyền qua
đường tình dục
Khám tổng quát cơ
quan sinh dục
5/5/2014
Bác sĩ phòng khám
Marie Stopes
Biết được
tình trạng sức
khỏe và có kế
hoạch điều trị
nếu có bệnh

Giúp Bình nâng cao
kiến thức về sức

khỏe sinh sản – tình
dục
Tìm hiểu thông tin
và nghe tư vấn về
sức khỏe sinh sản –
tình dục (bao gồm
cả hoạt động đánh
giá kiến thức và kỹ
năng)
6/5 –
15/6/2014
Trang web:
tamsubantre.org
tuvantuoihoa.org.vn
mariestopes.org.vn
Có kiến thức
cơ bản về
kiến thức về
sức khỏe sinh
sản – tình dục

Giúp Bình, Nam và
gia đình hai bên hiểu
rõ về tình cảm, nhu
cầu và khả năng của
Bình và Nam
Trao đổi, tư vấn
với các chuyên gia
tâm lý và bác sĩ
16/6 –

30/6/2014
Bác sĩ Hồ Mai Hoa

Và các chuyên gia tư
vấn của trang web:
tamsubantre.org
Xác định
được tình
cảm, nhu cầu
và khả năng
của Bình và
Nam

Giúp Bình và Nam
hiểu được khả năng
làm cha – mẹ của
mình
Khám và tư vấn tại
bệnh viện
1 –
3/7/2014
Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương
Xác định
được khả
năng làm cha
– mẹ của
8

Bình và Nam


2.5. Bước 5: Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật khi chuyển gửi
Việc này được thực hiện thường xuyên trong quá trình thân chủ Bình (và
những người liên quan) sử dụng các dịch vụ được giới thiệu – chuyển gửi. Nhân
viên Công tác xã hội không chỉ đến thăm gia đình thân chủ và liên lạc qua điện
thoại thường xuyên với gia đình thân chủ mà còn liên lạc trực tiếp với một số dịch
vụ để đặt lịch và theo dõi kết quả. Từng hoạt động sẽ đều được đánh giá kết quả đạt
được và mức độ hài lòng của thân chủ và những người liên quan.
2.6. Bước 6: Duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ
Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho thân chủ Bình (và những người liên quan) đều
đã quen thuộc với nhân viên Công tác xã hội, do vậy việc duy trì mối quan hệ khá
dễ dàng và thuận tiện. Việc liên lạc cũng được thực hiện mỗi khi có các trường hợp
cần chuyển gửi hoặc cần phản hồi về chất lượng dịch vụ.
C. KẾT LUẬN
Với các hoạt động và mục tiêu được đề ra, cùng với các dịch vụ được giới
thiệu, thân chủ Bình và những người liên quan có thể hiểu rõ hơn được nhu cầu,
mong muốn và khả năng của mình trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh
sản – tình dục, tình yêu, hôn nhân và sinh con của Bình. Một phần vấn đề của Bình
sẽ được giải quyết ngay trong quá trình can thiệp, đó là khám và chữa các nhiễm
khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục, và có kiến thức và kỹ năng về sức
khỏe sinh sản – tình dục. Bên cạnh đó, khả năng sinh sản, tức khả năng làm cha -
mẹ của Bình và Nam cũng được xác định một cách chắc chắn. Từ những kết quả
đó, Bình, Nam và gia đình hai bên có trao đổi, bàn bạc thêm để quyết định xem liệu
Bình và Nam có thể yêu nhau, lấy nhau và sinh con hay không. Nếu Bình và Nam
tiến tới hôn nhân, các vấn đề liên quan như tổ chức cuộc sống gia đình, việc làm và
thu nhập và nhà ở cho Bình và Nam sẽ được tiếp tục bàn bạc và cần một kế hoạch
hỗ trợ công tác xã hội khác.




9

Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật số 51/2010/QH12: Luật
Người khuyết tật
2. Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, Giáo trình CTXH với Người khuyết tật
3. World Vision, Case Tracking Management Form/ Mẫu quản lý và theo
dõi ca
4. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) và Ford Foundation, Tài liệu
hướng dẫn hoạt động Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
5. Trang thông tin, tư vấn sức khỏe sinh sản – tình dục:

6. Trang thông tin, tư vấn sức khỏe sinh sản – tình dục:

7.
8.
9.
10.
11.

×