Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

công tác xã hội cá nhân trong giải quyết vấn đề của trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.1 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Sống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội con người ai cũng gặp
phải những vấn đề khó khăn cần được sự giúp đỡ của người khác. Có rất nhiều
cách thức, phương pháp để giúp đỡ, hỗ trợ con người. Một trong những cách
thức, phương pháp đó là công tác xã hội cá nhân và gia đình. Đại diện cho nghề
công tác xã hội cá nhân và gia đình chính là các nhân viên công tác xã hội. Nhân
viên công tác xã hội sẽ nhận những ca tình huống và cùng thân chủ xác định vấn
đề cần giải quyết, nguồn lực trợ giúp, từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch
giúp đỡ.
. Vẫn còn những trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi xã hội
phải quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ để các em có điều kiện sống tốt hơn.Trẻ em
khuyết tật là những trẻ em gặp thiệt thòi trong cuộc sống. Các em có tâm lý mặc
cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng, có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý, trầm
cảm, khủng hoảng… cần có những chính sách, dịch vụ trợ giúp cho trẻ em
khuyết tật để các em có thể phát triển tốt về thể chất, tâm lý và nhân cách.
Trong bài tiểu luận này em muốn đề cập đến công tác xã hội cá nhân trong
giải quyết vấn đề của trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị trầm cảm
1
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Năm 2000, Chị H 20 tuổi kết hôn với anh T 27 tuổi, bất chấp sự phản đối kịch
liệt của mẹ chị H. Hai anh chị sống cùng bố anh T 65 tuổi đã già yếu mắt bị lòa.
Năm 2001, anh chị sinh được 1 bé trai tên N. Bé N sinh ra dù không mắc bệnh
gì nhưng thể trạng yếu ớt. Sau một đợt sốt bé đã bị teo một bên chân trái, khiến
cho việc sinh hoạt đi lại của bé gặp một số khó khăn.
Khi N lên 3 tuổi, do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, chị H quyết định đi
xuất khẩu lao động mong thay đổi điều kiện sống cho mình và gia đình với thời
gian 3 năm. Anh T khuyên chị H là con còn nhỏ thì vợ chồng chịu khó ở nhà
làm lụng, chắt chiu. Nhưng chị H đã quyết tâm đi.
Ba năm chị H vắng nhà, anh T vừa giận vợ không nghe lời, lại phải chịu cảnh
“gà trống nuôi con” một mình nên đã có quan hệ đi lại với chị K ( kém anh K 2
tuổi ). N không được sự quan tâm chăm sóc, vỗ về của mẹ từ lúc lên 3; bố cũng


không quan tâm, thương yêu em. Ông nội của N dù thương cháu nhưng do già
yếu, mắt lòa nên cũng không chăm sóc cho em được nhiều. Bà ngoại N thì gần
như không ngó ngàng gì đến N, vì bà còn giận mẹ N. Các dì của N thương em
nhưng sợ bà ngoại nên cũng không thường xuyên chăm lo cho N được. Vì vậy,
tuy còn bé nhưng N đã tự mình làm 1 số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
của mình, em không hề kêu ca điều gì.
Gần hết 3 năm, anh T lại nghe tin chị H làm tiếp ở nước ngoài thêm 2 năm
( hợp đồng làm thêm bên ngoài…) vì thế anh T đưa chị K về sống không hôn
thú và đã sinh được 1 bé trai.
Từ đó N càng thiếu sự quan tâm của cha cộng thêm sự ghẻ lạnh của mẹ kế.N
còn bé nhưng không nói cười hồn nhiên như các bạn cùng trang lứa. Chị H vẫn
chu cấp tiền về cho gia đình, nhưng từ khi biết tin anh T đi lại với chị K, chị H
chỉ gửi tiền về lo đầy đủ cho N qua một người bạn gái thân của chị.
N vào tiểu học, nhưng em càng ngày càng thu mình hơn. Ở lớp, Bạn bè trêu
chọc N, bản tính N nhút nhát nên khi bị trêu chọc em càng khó hòa đồng hơn.
Cô giáo cũng không quan tâm đến N nhiều vì gia đình N không có ai đến gặp cô
giáo để hỏi han việc học của em, hay nhờ cô giúp đỡ.
Những người hàng xóm rất thương N.Thấy N tội nghiệp lại ngày càng trầm
tính hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh, một người hàng xóm đã đến
hỏi nhân viên công tác xã hội.
2
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Các khái niệm cơ bản:
1.1 Khái niệm công tác xã hội cá nhân:
3
- Theo Farley O.Wetal ( 2000): Công tác xã hội cá nhân là hệ thống giá trị và
phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái
niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá
nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm – tâm lý, quan hệ giữa các cá
nhân, kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ “mặt đối mặt”.

- Giúp cá nhân nhấn mạnh những sức mạnh hoặc giá trị tiềm năng của họ, tác
động các mối quan hệ của họ thông qua mối quan hệ 1- 1 giữa nhân viên xã hội
với thân chủ và nhân viên công tác xã hội với đối tác có liên quan để thúc đẩy
việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ tâm lý, kinh tế,… giúp cho các thân chủ
thoát khỏi khó khăn về vật chất và tinh thần,giúp cho việc chữa trị phục hồi và
vận hành bình thường các chức năng xã hội của họ,giúp cho họ tự nhận thức được
bản thân.
- Giúp cho họ tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề bằng chính khả năng của
họ.
1.2 Khái niệm trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
*) Nhìn dưới góc độ xã hội học thì trẻ em là giai đoạn con người đang học
cách tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò vai trò xã hội của
mình, đây là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết
định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
*) Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
1.3 Khái niệm người khuyết tật:
- Người khuyết tật: Là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
- Gia đình có người khuyết tật: Là gia đình có vấn đề, trong đó có một hoặc
nhiều thành viên bị suy giảm hoặc khiếm khuyết về thể chất, tinh thần hoặc một
chức năng nào đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thành viên đó
nói riêng và gia đình cũng như xã hội nói chung.
1.4 Khái niệm công tác xã hội với trẻ em:
4
- Là hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội (NVXH)
chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ
thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ trẻ em giải quyết những vấn đề về
nội tâm – tâm lý, quan hệ giữa trẻ em với mọi người xung quanh, với xã hội,
môi trường thông qua các mối quan hệ mặt đối mặt. Từ đó giúp trẻ em hòa nhập

với xã hội, có điều kiện sống tốt hơn và phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn
tinh thần.
1.5 Các dịch vụ xã hội:
- Là các công cụ, phương tiện: kỹ năng, kiến thức, thông tin của xã hội có lợi
cho đối tượng mà NVXH cung cấp và kết nối cho thân chủ, để giúp đỡ thân chủ
giải quyết vấn đề.
1.6 Khái niệm về trầm cảm:
- Trầm cảm là hiện tượng bất thường về tâm lý mà con người dễ mắc phải,
nguyên nhân là do điều kiện hoàn cảnh,sự tương tác giữa người với người tác
động đến tâm lý con người: cô đơn, thiếu thốn sự yêu thương, quan tâm của
người thân, mặc cảm tự ti, các cú sốc về tâm lý,….
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Quan điểm của đảng và nhà nước về việc chăm sóc giúp đỡ trẻ em:
Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt nói riêng đã có sự đổi mới về nhận thức và phương pháp tiếp cận,
trước đổi mới chính sách trợ giúp được xây dựng dựa trên truyền thống văn hóa
và lòng nhân ái của dân tộc.Sau này hệ thống chính sách trợ giúp được xây dựng
với cách tiếp cận dựa vào nhu cầu trẻ em.Từ năm 2005 trở lại đây, các chính
sách trợ giúp được xây dựng từng bước tiếp cận dựa vào quyền trẻ em, quyền
con người.
2.2 Các chính sách trợ giúp đã được ban hành, chương trình, dịch vụ đã
được trợ giúp:
- Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Chính sách và chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên cho những trẻ em này
được nhà nước ban hành từ năm 1996 và đã được thay đổi để phù hợp với tình
hình thực tế. Ngày 13/04/2007 Chính phủ đã ban hành nghị định số
67/2007/NĐ-CP quy định về chế độ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.Theo
đó hầu hết trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS… đều được hưởng trợ cấp với mức tối thiểu là 120.000 đồng và cao
nhất là 360.000 đồng.

5
- Chính sách về trợ giúp giáo dục:
Về vấn đề học tập của trẻ em đặc biệt khó khăn đã được đề cập đến trong
Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991) có qui định tại Điều 11: “Trẻ em là con
liệt sĩ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ
giáo dục tiểu học”. Thực hiện các chính sách trên , hàng năm có trên 3 triệu học
sinh được miễn giảm học phí và được cấp vở viết, cho mượn sách giáo khoa và
hàng chục nghìn em được cấp học bổng với kinh phí trên 300 tỷ đồng/năm và có
xu hướng ngày càng tăng.
Trong 7 năm qua (2001-2007) hệ thống giáo dục trẻ em khuyết tật đã được
hình thành, đến nay 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã hình thành ban chỉ đạo
giáo dục trẻ em khuyết tật từ cấp Tỉnh đến cấp huyện.
- Chính sách về y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng:
Để chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, từ
năm 1994 chính phủ đã ban hành nghị định 95/CP về việc thu 1 phần viện phí
.Năm 2002 Thủ Tướng Chính Phủ lại ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-
TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.Trong đó người nghèo nói chung
và trẻ em nghèo nói riêng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được quyền
khám chữa bệnh tại các sơ sở không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện.Tiếp
đó, Chính phủ cũng có nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban hành kèm theo điều lệ
Bảo hiểm y tế, trong đó, xác định trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được cấp thẻ BHYT với mệnh giá như
đối với đối tượng bắt buộc tham gia BHYT.
- Chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm:
6
Bộ tài chính và Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em đã có Thông tư số 69/TTLB
lien tịch ngày 04/10/1997 “Hướng dẫn nội dung và mức chi của chương trình
chăm sóc và bảo vệ trẻ em”, bên cạnh đó cũng có một số chính sách, chương
trình khác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong việc học nghề, tạo việc làm.

Tuy nhiên, trên thực tế, số trẻ em được hỗ trợ kinh phí chưa nhiều do ngân sách
của chương trình còn hạn hẹp.Bên cạnh chính sách hiện hành, nhà nước cũng có
các chương trình, dự án trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt học nghề, tạo việc
làm như chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề hàng năm cũng bố trí kinh
phí dạy nghề cho người khuyết tật trong đó có một bộ phận trẻ em khuyết tật.
Chương trình trợ giúp trẻ em lang thang. Hàng năm có hàng nghìn trẻ em lang
thang, trẻ em có nguy cơ lang thang được học nghề, tạo việc làm, được trợ giúp
về y tế và giáo dục,trẻ em được hỗ trợ hồi gia…
- Chính sách hỗ trợ gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Nghèo đói và sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và một yếu tố
xô đẩy trẻ em ra đường phố kiếm sống, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.Tạo điều
kiện để các gia đình nghèo vượt qua cảnh nghèo đói là yếu tố cơ bản để mang
lại những thay đổi lâu dài.Các gia đình có trẻ em đi lang thang, trẻ em có nguy
cơ lang thang được hỗ trợ trực tiếp từ chương trình phòng ngừa và giải quyết
tình trạng trẻ em đi lang thang và lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo, giải quyết việc làm.Đối với những gia đình có từ 2 trẻ em tàn tật
nặng trở lên , cũng được hưởng chính sách trợ cấp cho người chăm sóc.Cứ 1 trẻ
được hưởng mức trợ cấp tối thiểu là 120.000đồng. Các hộ nghèo, nhất là hộ gia
đình nghèo dân tộc thiểu số có trẻ em cũng được hưởng nhiều chế độ ưu đãi
khác của Nhà nước về tín dụng, y tế, giáo dục, học nghề…
- Các chương trình trợ giúp khác:
Song song với những chính sách xã hội hiện hành, Nhà nước còn một số
chương trình, dự án khác như: Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, Dự
án hỗ trợ trểm lang thang ( Hợp tác giữa Bộ LĐTB&XH với Liên minh Châu
Âu giai đoạn 2005-2007 và giai đoạn tiếp theo 2008-2010). Đề án chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng… Ngoài ra,còn có các
dự án nhân đạo liên quan đến chỉnh hình, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết
tật, trợ giúp trẻ em nghèo trong giáo dục…Các chương trình và dự án trên đã và
đang tác động tích cực đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
7

2.3. Thực trạng về đời sống của thân chủ, gia đình và cộng đồng có liên
quan đến thân chủ
*) Thân chủ là bé N.
N là một đứa trẻ khuyết tật (em bị teo một bên chân trái đây là hậu quả của
một trận sốt khi em mới được 2 tuổi). Năm lên 3, N phải sống xa người mẹ (chị
H), thiếu thốn tình cảm của mẹ đã là một thiệt thòi đối với em. Anh T, bố N
cũng không quan tâm thương yêu em. Sau khi mẹ em đi xuất khẩu lao động một
thời gian, bố em đã đưa chị K về sống không hôn thú và đã sinh được một bé
trai. Từ đó, N càng thiếu sự quan tâm của cha cộng thêm sự ghẻ lạnh của mẹ kế.
Em chỉ nhận được tình yêu thương của mẹ từ xa qua việc mẹ em gửi tiền về
lo đầy đủ cho N qua một người bạn gái thân của chị. Em cũng may mắn nhận
được sự yêu thương từ ông nội già yếu và các dì tuy không được thường xuyên
do nhiều nguyên nhân khách quan. Đây cũng là niềm an ủi phần nào cho em. Dù
còn ít tuổi nhưng N đã phải tự lập lo cho cuộc sống sinh hoạt của bản thân.
Hiện nay, em N sống trong điều kiện thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, người
thân. Tuy nhiên, may mắn là em được đi học. Song ở trường em luôn bị bạn bè
trêu ghẹo do em không được bình thường như những trẻ em khác. Vốn tính nhút
nhát, mặc cảm tự ti em trở nên ít cười nói và khó hòa đồng với bạn bè. Em có
nguy cơ mắc bệnh trầm cảm điều này sẽ khiến em phát triển không bình thường
về mặt tâm lý dẫn đến em khó giao tiếp hòa nhập với cộng đồng nếu em không
được quan tâm giúp đỡ kịp thời.
*) Gia đình N:
Gia đình N có kinh tế khó khăn.Mẹ ruột N đi xuất khẩu lao động xa nhà, bố
lại lấy vợ hai không có hôn thú.Ông nội già yếu sống cùng bố, mẹ kế, N và em
trai (con của anh T và chị K).Gia đình N không có điều kiện quan tâm,chăm lo
cho em; ông nội em già yếu,mắt lòa dù thương em cũng không thể chăm sóc cho
em được nhiều. Còn bố và mẹ kế em lại mải lo công việc cũng không ngó ngàng
gì đến đời sống của N. Bà ngoại N thì dường như không ngó ngàng gì đến, vì bà
còn giận mẹ N. Các dì của N thương em nhưng sợ bà ngoại nên cũng không
thường xuyên chăm lo cho em N được.

*) Thực trạng cộng đồng liên quan đến vấn đề của N.
Ở trường cô giáo cũng không quan tâm đến N nhiều vì gia đình N không có
ai đến gặp cô giáo để hỏi han việc học hành của em, hay nhờ cô giúp đỡ. Bạn
gái thân của mẹ N cũng chỉ có trách nhiệm dùng tiền mẹ em gửi về mua sắm lo
8
cho em đầy đủ về vật chất. Những người hàng xóm tốt bụng thương cho hoàn
cảnh của em đã tìm đến Nhân viên công tác xã hội tìm sự trợ giúp cho em.
II- TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA
1- Mô tả về hoàn cảnh, đặc điểm, vấn đề của thân chủ.
Sau khi tiếp nhận ca, nhân viên công tác xã hội đã có cuộc gặp gỡ với người
hàng xóm, cô giáo, N, dì ruột của N và bố N. Từ những thông tin ban đầu thu
thập được nhân viên công tác xã hội đã xác định được:
1.1. Cây vấn đề
9
CÂY VẤN ĐỀ CỦA EM N
Bị khuyết tật, có nguy cơ bị trầm cảm
Hậu
quả
của
trận
sốt
năm
lên 2
tuổi
Dì ít
điều
kiện
quan
tâm N


ngoại
bỏ mặc
không
quan
tâm
Thiếu
sự
chăm
sóc
yêu
thươn
gcủa
cha
Thiếu
sự
chăm
sóc yêu
thươngc
ủa mẹ
Mẹ
kế
ghẻ
lạnh

giáo
chưa
quan
tâm,
giúp
đỡ

Bạn

hay
trêu
chọc
Sợ bà
ngoại
N
Giận
bố N
có gia
đình
mới
Phản
đối
cuộc
hôn
nhân
của
bố mẹ
N
Mẹ đi
xuất
khẩu
lao
động

gia
đình
mới

Giận
mẹ N
không
nghe lời
N
không
phải
là con
đẻ
Gia
đình N
không
quan
tâm
Bản
tính
nhút
nhát,
mặc
cảm
tự ti
Không
hợp
tuổi, gia
đình
anh T
khó
khăn
Lúc đầu
do kinh

tế quá
khó
khăn
Sau do
ham
làm
giàu
Không
chịu
được
cảnh gà
trống
nuôi
con
10
1.2 Sơ đồ phả hệ:
Chú thích:
Đàn ông Chết
Đàn bà Chết
Cưới nhau Sống chung
Quan hệ 2 chiều
Quan hệ xa cách
SƠ ĐỒ PHẢ HỆ GIA ĐÌNH EM N
Thông qua sơ đồ phả hệ trên ta có thể thấy tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất là ông nội tới N. Kế đến là dì ruột của N. Đây là những người luôn yêu
thương và sẵn sàng giúp đỡ N. Và cũng là những người luôn dành tình yêu
thương và sự quan tâm tới N. Đây chính la nguồn lực cần khai thác để hỗ trợ
giải quyết vấn đề của N. Ngược lại, bố N, mẹ kế và em trai N lại là những người
thiếu quan tâm và tình cảm cho N, được thể hiện rõ trên sơ đồ.
X

Dì N Chị
H
Anh
T
Chị
K
N(8
tuổi)
Em trai
N
B.n
goạ
i
Ô.nội
X
11
X
X
1.3 Biểu đồ sinh thái gia đình em N:
BIỂU ĐỒ SINH THÁI GIA ĐÌNH EM N
Chú thích:
Tác động 2 chiều
Tác động 1 chiều
Ít tác động
Mẹ ruột N đi xuất khẩu lao động xa nhà, bố lại lấy vợ hai không có hôn
thú.Ông nội già yếu sống cùng bố, mẹ kế, N và em trai (con của anh T và chị
K).Gia đình N không có điều kiện quan tâm,chăm lo cho em; ông nội em già
yếu,mắt lòa dù thương em cũng không thể chăm sóc cho em được nhiều. Còn bố
và mẹ kế em lại mải lo công việc cũng không ngó ngàng gì đến đời sống của N.
Bà ngoại N thì dường như không ngó ngàng gì đến, vì bà còn giận mẹ N. Các dì

của N thương em nhưng sợ bà ngoại nên cũng không thường xuyên chăm lo cho
em N được.
1.4 Bảng phân tích điểm mạnh – điểm yếu của bé N:
12
N
Hàn
g
xóm
TT
Tham
vấn
CTXH
Gia
đình
mở
rộng
Trường
học
Chính
quyền
thôn
xóm

NGOẠ
I
ÔNG
NỘI
MẸ N
BỐ N
N Bố N Mẹ N Mẹ kế Ông nội Bà ngoại Dì ruột Môi trường

xung quanh
Điểm mạnh
-Được đi
học.
-Được chu
cấp đầy đủ
vật chất.
-Có tính
tự lập từ
nhỏ.
-Gia
đình
không
mâu
thuẫn.
-Không

hành vi
bạo
lực.
-Có
quan
hệ ruột
thịt.
-Thương
con.
-Có thu
nhập
khá.
-Có

con
riêng,
có tâm
lý của
người
mẹ.
-Gia
đình
không
mâu
thuẫn.
-Thương
cháu.
-Có kinh
nghiệm
sống.
-Sức
khỏe tốt.
-Thương
cháu.
-Sẵn
sàng
giúp
cháu.
- Hàng xóm tốt.
- Có nhiều hoạt
động(trường
lớp thôn xóm)
- Cô giáo đã
cảm thông

hoàn cảnh.
- Mẹ lo chu cấp
vật chất.
Điểm yếu
-Thể trạng
yếu,bị teo
1 bên chân
trái.
-Tính nhút
nhát, mặc
cảm, tự ti.
-Ít giao
tiếp.
-Có gia
đình
mới
(không
có hôn
thú).
-Ít
quan
tâm N
-Ở xa.
-Mải mê
làm giàu.
-Không
chăm
sóc N.
-Không
quan

tâm N.
-Già yếu.
-Mắt lòa.
-Giận bố
mẹ N.
-Không
quan tâm
N.
-Sợ bà
ngoại N.
-Giận bố
N.
-Bạn bè trêu
chọc.
-Sự quan tâm
chưa đúng mức
của nhà trường.
2. Quan điểm, nhận thức và cách tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và giải
quyết vấn đề của em N.
Qua thông tin thu thập được và xác định được vấn đề của N, để giải thích
cho hành vi cũng như vấn đề của N, NVXH đã phải sử dụng và vận dụng một số
thuyết như:
- Thuyết phân tâm của Sigmund Freud.
- Thuyết nhân văn hiện sinh.
- Thuyết hành vi.
13
- Thuyết hệ thống sinh thái.
Và một số thuyết khác.
2.1 Thuyết phân tâm của Sigmund Freud.
Theo Freud, nhân cách của con người được xây dựng thông qua sự tương tác

phức hợp giữa xung năng với các kinh nghiệm thời niên thiếu của họ. Hành vi
của con người là kết quả của cách nuôi dạy, đối xử của bố mẹ khi họ còn ở thời
niên thiếu đặc biệt là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Ảnh hưởng này mang
tính mạnh mẽ, lâu dài cho đến tận những giai đoạn phát triển sau này của con
người.
Như vậy với trường hợp của N : Từ quan điểm của Freud, Nhân viên xã
hội có thể lý giải được những biểu hiện hành vi: mặc cảm, tự ti, ít nói cười và
ngại giao tiếp. Đó chính là sự thiếu quan tâm, thiếu tình yêu thương, đặc biệt là
sự giáo dục, uốn nắn và khích lệ N trò chuyện giao tiếp với mọi người xung
quanh từ người thân. Chính điều đó khiến N cảm thấy lạc lõng, ngại giao
tiếp.Dần dần hình thành nên cho N tính cách ít nói cười đó là nguy cơ tiềm ẩn
của bệnh trầm cảm, không biết tâm sự với ai khi mà những người thân của N
cũng không lắng nghe những tâm sự và tạo được lòng tin nơi em.
Mặc cảm vì bị tàn tật khiến em cảm thấy mình không có ích với mọi
người, không được mọi người quan tâm.
Khi còn nhỏ trẻ chưa ý thức được đúng sai nếu thiếu sự quan tâm, dạy
bảo, hướng dẫn của cha mẹ trẻ dễ có hành vi sai lệch ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách, tâm lý của trẻ. Đặc biệt sự ảnh hưởng này thường mang tính lâu
dài và sâu sắc, nó in sâu vào não trẻ nếu không tác động, điều chỉnh kịp thời thì
dễ dẫn đến hậu quả khó lường.
2.2. Thuyết nhận thức.
Khi còn nhỏ: trẻ học được những cái ý thức, thái độ của người khác và
họ luôn luôn muốn thể hiện điều mong muốn với mọi người. N đã muốn được
tâm sự, trò chuyện với mọi người về chuyện học hành, về những điều em không
biết trong cuộc sống, nhưng em không được mọi người trong gia đình nhất là
những người gần gũi như bố, mẹ kế lắng nghe, quan tâm; Ở trường bạn bè lại
hay trêu trọc khiến N cảm thấy mình bị kém cỏi; vì vậy N đã chọn cách im lặng,
xa lánh, không muốn giao tiếp với mọi người do mặc cảm, thiếu tự tin. Em
không nhận thức được rằng hành vi của mình như vậy sẽ khiến mình càng xa
cách khó hòa đồng với mọi người hơn.Và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới

sự phát triển nhân cách, tâm lý của em sau này.
14
2.3. Thuyết nhân văn hiện sinh.
Thuyết này đề cập đến vấn đề nếu con người không thỏa mãn được nhu
cầu cơ bản thì con người sẽ trở nên bị hẫng hụt, rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi,
mặc cảm tự ti.
Bé N đã không được thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu yêu thương, quan tâm, sự
cảm thông và lòng tin nơi người thân, bạn bè. Do không được thỏa mãn nên N
rơi vào tâm trạng cô đơn, sợ hãi, mặc cảm, tự ti.
2.4 Thuyết hành vi.
Thuyết hành vi tập trung vào các hành vi ứng xử của con người. Thuyết
này cho rằng có thể tác động thay đổi hành vi của con người.
Như vậy, Nhân viên xã hội có thể dùng các nguồn lực để tác động giúp
thay đổi nhận thức, hành vi mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp của N từ đó tránh được
nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của N.
2.5. Thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con người với
môi trường sinh thái của mình. Vì vậy, nhân viên xã hội cần phải khéo léo và
sáng tạo khi lập kế hoạch với thân chủ tạo ra những ảnh hưởng cho những hệ
thống liên quan, hướng tới việc hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả nhất.
Xung quanh con người có rất nhiều hệ thống và tiểu hệ thống. Những hệ
thống tác động đến N.
- Hệ thống không chính thức (hệ thống tự nhiên): Gia đình, bạn bè, hàng
xóm.
- Hệ thống chính thức: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, đội thiếu niên thôn
xóm, chính quyền thôn xóm.
- Hệ thống xã hội: Trường học, khoa vật lý trị liệu Trung ương.
Thuyết này cũng nói rằng mỗi cá nhân chịu những tác động khác nhau từ
hệ thống mà họ tồn tại.
Như vậy, hệ thống gia đình, hàng xóm, bạn bè, trường học là những hệ

thống tác động thường xuyên tới N. Những hệ thống này ảnh hưởng tới sự giao
tiếp và tự tin của N. Cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách và tâm lý
của em. Các hệ thống này cung cấp, đáp ứng những nhu cầu về tình cảm, sự yêu
thương, chăm sóc, lòng tin, mối quan hệ giao tiếp của N với môi trường xung
quanh. Những hệ thống này có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi
nhận thức và phát triển nhân cách tâm lý của N.
15
Còn hệ thống chính thức có tác động làm việc hỗ trợ, giúp thay đổi nhận
thức hành vi của N.
Từ đó cần huy động tất cả các hệ thống tham gia vào kế hoạch giải quyết
vấn đề của N.
3. Lập kế hoạch và xác dịnh mục tiêu cần giúp đỡ bé N:
3.1 Kế hoạch trị liệu:
Từ những thông tin thu thập được và qua các cuộc gặp gỡ ban đầu với bé N
va những người có liên quan. Sau khi xác định vấn đề và thảo luận các mục tiêu
cụ thể, NVCTXH đưa ra kế hoạch trị liệu cụ thể và đã được đối tượng, những
người có liên quan thông qua.
STT Mục tiêu cụ
thể
Hoạt động Nguồn lực Thời gian Kết quả
mong đợi
Bên
trong
Bên
ngoài
Bắt
đầu
Kết
thúc
1 Tránh việc

N mắc bệnh
trầm cảm
-Tham vấn cho N
để N tham gia
hoạt động trường
lớp
-Ông nội
-Dì ruột
-Hàng
xóm.
NVC
TXH.
-Cô
giáo.
-Bạn
bè.
12/5/
2013
14/6/2
013
N hòa đồng
hơn, nói
cười hồn
nhiên, tự
tin giao
tiếp.
2 Có sự quan
tâm của bố
N
Tham vấn cho bố

N
Ông nội Hàng
xóm
NVX
H
8h30
17/5/
2013
10h
17/5/2
013
Bố quan
tâm yêu
thương N
hơn
3 Có sự quan
tâm của bà
ngoại
Tham vấn cho bà
ngoại
Dì ruột Hội
PN,
NVX
H
9h
20/5/
2013
10h30
20/5/2
013

Bà ngoại
quan tâm
yêu thương
N
4 Có được sự
quan tâm
tinh thần từ
mẹ
Liên lạc với mẹ N Dì ruột Người
bạn
của
mẹ
21/5/
2013
Mẹ N quan
tâm về tinh
thần cho N
hơn
5 Có được sự
quan tâm
của mẹ kế
Tham vấn cho mẹ
kế
Bố N Hội
PN,
NVX
19h
25/5/
2013
20h

25/5/2
013
Mẹ kế
quan tâm
hơn đến N
16
H
6 Giải quyết
xung đột
giữa bố N
với bà ngoại
và dì N
Tham vấn cho bố
N, bà ngoại và dì
N.
NVX
H,
Hội
PN
8h
30/5/
2013
10h
30/5/2
013
Xung đột
được giải
quyết để N
cảm nhận
sự yêu

thương.
7 Giúp N
chữa trị
được chân
trái bị teo
Liên hệ với khoa
chữa trị vật lý trị
liệu Trung Ương
NVX
H,
Hội
PN
2/6/2
013
14/6/2
013
Chữa trị
cho chân
trái của N
trở lại bình
thường.
3.2 Triển khai một số hoạt động:
*) Tham vấn cho N giúp em tham gia hoạt động:
- Gặp gỡ N và một số người bạn cùng lớp với N.
- Trò chuyện và tổ chức các trò chơi cho N và các bạn cùng lớp với N cùng
chơi.
- Quan sát và khích lệ N cùng tham gia với các chơi trò chơi.
- Sau khi kết thúc trò chơi trò chuyện hỏi N và các bạn cùng lớp N cảm nghĩ
khi được chơi trò chơi.
- Dặn dò các bạn cùng lớp N sau này khi chơi chơi trò chơi thì rủ N cùng

tham gia. Có như vậy mới lôi kéo được sự tham gia của N với các bạn.
- Sự có mặt của cô giáo, dì N và ông nội N chia quà cho N và các bạn cùng
lớp với N sẽ khuyến khích làm N cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn, tự tin hơn khi
chơi cùng các bạn.
- Nhờ cô giáo, dì N và ông nội N quan tâm giúp đỡ N nhiều hơn.
*) Tham vấn cho bố N quan tâm hơn đến N:
- Gặp gỡ bố N, mẹ kế và ông nội N trò chuyện.
- Nói chuyện và giải thích cho bố N hiểu được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm,
hậu quả nếu N mắc phải bệnh trầm cảm.
- Với sự hỗ trợ và giải thích của ông nội N.
- Nhờ sự giải thích của NVXH và ông nội của N, hàng xóm nhà N bố N đã
hiểu ra được vấn đề cần giải quyết của N.
- Bố N cũng đã nhận ra được sai lầm của minh đã coi nhẹ vấn đề của N và đã
thiếu sự quan tâm đến N.
17
- Bố N hứa sẽ quan tâm, trò chuyện với N thường xuyên hơn.
*) Tham Vấn cho bà ngoại N:
- NVXH cùng cán bộ hội phụ nữ xã đến gặp bà ngoại N và dì ruột N.
- Được dì N nói chuyện trước nên bà ngoại N rất sẵn sàng gặp gỡ NVXH và
cán bộ hội phụ nữ xã trò chuyện về vấn đề của N.
- Biết được vấn đề của N bà ngoại N rất thương em và rất muốn giúp đỡ em
tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Bà ngoại N đồng ý gặp gỡ và quan tâm đến N nhiều hơn.
*) Thông qua dì ruột của N và cô V bạn thân của mẹ N để liên lạc với mẹ N:
- Nhờ dì ruột và cô V liên lạc thông báo cho mẹ N biết tình trạng của N.
- Giải thích cho mẹ N hiểu sự quan tâm về tinh thần của người mẹ đối với N
là rất quan trọng. Không chỉ quan tâm về vật chất mà cần quan tâm về tinh thần,
đây chính là tác động, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách cũng như tâm
lý của N.
- Mẹ N đã nhận ra tầm quan trọng của sự quan tâm của minh tới N.

- Mẹ N hứa sẽ thường xuyên gọi điện về hỏi thăm và quan tâm tới N, và cố
gắng thu xếp về thăm N trong thời gian sớm nhất.
Sau đó, NVXH cùng cán bộ hội phụ nữ xã tiếp tục tham vấn cho mẹ kế của
N, giải quyết mâu thuẫn giữa bố mẹ N và bà ngoại của N. Và liên hệ với trung
tâm vật lý trị liệu trung ương hỗ trợ chữa trị khỏi chân trái bị teo nhỏ của N.
4. Kỹ năng sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề của N
Những kỹ năng NVXH sử dụng trong quá trình giúp đỡ em N tránh khỏi
nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, thể hiện chủ yếu trong phúc trình lần 10.
- Mục đích: Tham vấn cho N giúp em tham gia các hoạt động tập thể ở
trường.
- Thời gian: 8h đến 10h ngày 15/5/2009.
- Địa điểm: Sân phòng tham vấn CTXH huyện X.
- Thành phần tham dự: N, một số bạn N, cô giáo N, dì ruột N (những người
này không đến cùng lúc).
Nội dung Đánh giá của
NVCTXH
Cảm xúc của đối
tượng
Tại sân phòng tham vấn có N, NVXH
và một số bạn cùng lớp với N.
- NVXH: Chào các em! Hom nay
được nghỉ học các em có vui không?
Sử dụng kỹ năng đặt
câu hỏi, tạo bầu không
khí tâm lý thoải mái
cho trẻ em.
N rụt rè không
dám đứng cùng
các bạn.
18

Các em đã ăn gì chưa?
- Các bạn N: Dạ…! Rồi ạ!
(N vẫn đứng tách riêng một chỗ)
Sử dụng kỹ năng quan
sát.
- NVXH: Vậy bây giờ chúng ta sẽ chơi
trò chơi, được không? N ra đây chơi
cùng các bạn nhé! Chúng ta sẽ xếp
thành vòng tròn. Các em có thích chơi
trò “ Bịt mắt bắt dê’’ không?
- Các bạn N: Có ạ!
Sử dụng kỹ năng khích
lệ, đặt câu hỏi, quan
sát.
N tỏ ra thích thú
nhưng không trả
lời câu hỏi.
- NVXH: Các em biết luật chơi rồi,bây
giờ chúng ta oẳn tù tì xem ai phải bịt
mắt nhé!
- Các bạn N: Bạn A phải bịt mắt rồi!
- NVXH: Được rồi, các em nắm tay
nhau và chạy thành vòng tròn và nhớ
đừng thả tay ra nhé. Bắt đầu nào,…
(Trò chơi diễn ra)
Sử dụng kỹ năng tổ
chức trò chơi.
Ban đầu N còn
rụt rè, sau bị
không khí của

trò chơi cuốn
hút.
- NVXH: Các em đều mệt rồi đúng
không? Nếu ở trên lớp có chơi trò chơi
thì các em nhớ chơi cùng nhau và rủ
cả bạn N cùng chơi với nhé!
Sử dụng kỹ năng đặt
câu hỏi quan tâm đến
các em
(Cô giáo đi vào)
- Cô giáo: Chào chị, chào các em! Mọi
người vừa chơi trò gì mà vui vẻ thế?
- Các em: A…A…! Em chào cô!
(Dì N đi vào)
- Dì N: Các cháu chơi có mệt không?
Dì có quà cho các cháu đây!
- Các em: Thích quá! Thích quá! Có
cả thạch nữa này.
Việc sắp xếp cho các
thành phần tham dự
đến khác giờ không
gây áp lực cho N.
- NVXH: Chào cô giáo, chào dì. Dì
tâm lý quá, mang bao nhiêu quà cho
các cháu.
( Các bạn đang chia quà, N vẫn đứng
riêng một mình quan sát).
Sử dụng kỹ năng khích
lệ, quan sát.
Sau trò chơi N

vẫn rụt rè.
- Cô giáo: Các em nhớ chia đều cho Cô giáo giúp định N hòa mình vào
19
nhau nhé!
- Dì N: N cũng thích ăn thạch phải
không? Cháu ra ăn cùng các bạn đi.
(N từ từ đi về phía các bạn).
hướng hành vi tích cực
cho trẻ. Dì N tác động
khuyến khích N.
các bạn không bị
tách biệt
(Các bạn N và N ăn quà, có trò chuyện
với nhau).
- NVXH: N à! Em thấy chơi như thế
này có vui không?
(N mắt tươi vui, nhoẻn cười)
- NVXH: Thế thì từ nay em sẽ chơi
với mọi người vui vẻ như thế được
không?
- N: Vâng ạ!
- NVXH: (Quay sang cô giáo): Ban
đầu N còn rụt rè, mong cô tác động cả
hai phía giúp cháu hòa đồng với các
bạn.
- Cô giáo: Lâu nay tôi chưa lưu ý
nhiều các hoạt động vui chơi ngoài giờ
của học sinh. Đúng như chị nói thì sẽ
giúp ích cho N rất nhiều
Sử dụng kỹ năng đặt

câu hỏi, quan sát.
Sử dụng kỹ năng khích
lệ.
Sử dụng kỹ năng quan
sát, kỹ năng lãnh đạo,
dẫn dắt vấn đề, dùng
hành động định hướng
sự giúp đỡ từ cô giáo.
N bắt đầu trả lời
các câu hỏi của
các bạn.
N bắt đầu thể
hiện cảm xúc vui
thích.
- NVXH: (Quay sang dì N): Ngoài giờ
trên lớp của cháu mong dì thường
xuyên qua lại trò chuyện cùng cháu
hơn nữa, về những điều mà cháu quan
tâm.
- Dì N: Vâng, tôi sẽ cố gắng, đó cũng
là trách nhiệm của tôi mà!
Định hướng sự giúp đỡ
từ phía dì ruột của N
- NVXH: N thấy không ở đây mọi
người đều rất yêu thương, quan tâm
em, chị cũng muốn là em sẽ vui vẻ hòa
đồng với các bạn và tất cả mọi người
được không?
- N: Vâng ạ! (Cười bẽn lẽn)
Sử dụng kỹ năng đặt

câu hỏi, Khẳng định
sự giúp đỡ của mọi
người xung quanh tạo
niềm tin cho N
N thấy yên tâm
hơn, bạo dạn
hơn.
- NVXH: Từ bây giờ chúng ta sẽ tập Sử dụng kỹ năng lãnh
20
trung vào các hoạt động vui chơi của
cháu ở lớp và sự quan tâm của người
thân trong gia đình. Nếu có gì không
ổn chúng ta có thể gặp mặt và tiếp tục
bàn hướng triển khai giúp cháu hòa
nhập tốt hơn, được chứ ạ?
- Dì N: Tốt nhất việc này không thể
một sớm một chiều được mà phải dần
dần.
- Cô giáo: Tôi sẽ khuyến khích cháu
vui chơi và tham gia các hoạt động ở
lớp để cháu tự tin, hòa đồng hơn.
- NVXH: Tất cả mọi người có đồng ý
như vậy không ạ?
- Mọi người: Nhất trí
- NVXH: Buổi làm việc của chúng ta
hôm nay có thể tạm dừng ở đây.
Mọi người ra về
đạo, dẫn dắt vấn đề.
Sử dụng kỹ năng đặt
câu hỏi.

Sử dụng kỹ năng khích
lệ, dẫn dắt, kết thúc.
N vui vẻ ra về
cùng các bạn.

5. Các mạng lưới, dịch vụ trợ giúp hữu hiệu giải quyết vấn đề của N.
- Tham vấn cho những người thân của N: Vì sự yêu thương, quan tâm
chăm sóc của những người thân và sự khích lệ động viên hòa nhập với bạn bè sẽ
giúp N tự tin, hòa nhập giao tiếp với mọi người hơn.
+) Tham vấn sẽ làm thay đổi nhận thức của N, người thân và bạn bè N
cũng như những người liên quan.
- Huy động sự tham gia hỗ trợ của Hội phụ nữ thôn xóm, đoàn thanh niên,
đoàn thanh niên thôn xóm giúp đỡ giải quyết vấn đề của N.
- Làm cầu nối và sử dụng các chính sách dành cho người khuyết tật để
nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của khoa vật lý trị liệu trung ương chữa trị chân trái bị teo
cho N.
6. Lượng giá.
6.1. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình giúp đỡ giải quyết vấn đề
của N.
*) Khó khăn:
21
- Mới đầu N còn rụt rè, khó gần, không muốn thổ lộ, chia sẻ thông tin,
chưa có sự tin tưởng.
- Khi bắt đầu bố N phản ứng cho rằng N bình thường không có vấn đề
bệnh tật gì.
- Mẹ N ở xa nên khó khăn trong việc trao đổi thông tin.
- Sự thiếu quan tâm của chính quyền.
*) Thuận lợi.
- Những người thân của N có lòng yêu thương N nên khi được giải thích,
tham vấn đã nhanh chóng nhận ra vấn đề của N nghiêm trọng và thấy rõ được

vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề của N.
- Những người thân và những người có liên quan sẵn sàng giúp đỡ: Cung
cấp thông tin, tham gia vào kế hoạch trị liệu.
- Huy động được sự tham gia của các nguồn lực vào quá trình giải quyết
vấn đề.
- Sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tốt của N. Đã đạt được một
số mục tiêu đề ra.
Lấy mục tiêu giúp N tự tin hơn trong giao tiếp có được sự quan tâm của
mọi người xung quanh làm tiêu chí để đánh giá.
6.2. Sự thay đổi của N, NVXH.
*) Đối với N:
- Đã tự tin hơn, vui vẻ và nói cười nhiều hơn.
- Hòa nhập và tham gia với bạn bè ở trường lớp.
- Gần gũi với người thân nhiều hơn.
- Học tập tốt hơn.
- Sức khỏe đã tiến triển theo chiều hướng tốt.
*) Đối với NVXH.
- Đã vận dụng được các kỹ năng trong quá trình giúp đỡ.
- Xác định được hướng đi đúng để giải quyết vấn đề của N.
- Có kế hoạch rõ rang, cụ thể cho các hoạt động giúp đỡ.
- Khai thác tốt các nguồn lực và sự tham gia trợ giúp của những người có
liên quan.
- Điều phối tốt trong các buổi tham vấn.
22
III- KẾT LUẬN
Con người trong xã hội không ai có thể tránh khỏ những rủi ro gặp phải
trong cuộc sống. Họ cần được sự giúp đỡ từ người thân, gia đình, cộng đồng và
xã hội. Nhân viên công tác xã hội là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ họ với
những giá trị, đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp cùng với lòng nhiệt tình, sự
yêu thương, đồng cảm giữa con người với con người.

Qua đây cũng kêu gọi mọi người hãy quan tâm chăm sóc tới những trẻ em
khuyết tật nói riêng và trẻ em nói chung. Thể hiện tinh thần đoàn kết “lá lành
đùm lá rách” và phát huy tình yêu thương, lòng nhân ái của con người với con
người. Để từ đó con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội phát triển bền vững
hơn.
Mục lục
Nội Dung Trang
Lời nói đầu ………………………………………………… 1
23
Tình huống ………………………………………………… 2
I.Cơ sở lý luận………………………………………………… 3
1.Khái niệm cơ bản…………………………………………… 3
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………… 6
II.CTXH với thân chủ ……………………………………… 10
1. Mô tả đặc điểm, vấn đề của thân chủ……………………… 10
2. Quan điểm, nhận thức và cách tiếp cận, nghiên cứu,
phân tích và giải quyết vấn đề của em N…………………… 15
3. Lập kế hoạch và mục tiêu giúp đỡ………………………… 17
4. Kỹ năng sử dụng trong quá trình giúp đỡ…………………. 20
5.Các mạng lưới dịch vụ trợ giúp hữu hiệu giải quyết vấn đề 25
6.Lượng giá …………………………………………………. 25
III. Kết luận………………………………………………… 27
24

×