Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

xây dụng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh khoa học công nghệ an dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.79 KB, 42 trang )

Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất
hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa
đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh
tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi
một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động
kinh doanh có hiệu quả.
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
thì hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý , có vai trò rất quan
trọng. Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong
tương lai , là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tổ chức, ãnh đạo,
kiểm tra. Bởi vậy chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được nâng
cao sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trinh kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao.
Để củng cố kiến thức đã học và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp em xin mạnh dạn chọn đề tài : “Xây dụng kế
hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ AN
DƯƠNG “
Nội dung của chuyên đề gồm các phần sau :
Phần I: Các khái niệm về kinh doanh và hoạt động kinh doanh.Vị trí vai trò của hoạt
đông kinh doanh trong doanh nghiệp
Phần II: Các lý thuyết về chiến lược kinh doanh và ưu nhược điểm của chúng.
Phần III: Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Phần IV: Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Phần V: Đề xuất các biện pháp hoàn thiện hoạt đông kinh doanh
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
1
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Phần I: CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. VỊ


TRÍ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. khái niệm về kinh doanh .
1.1. Khái niệm kinh doanh .
Kinh doanh là hoạt động kinh tế nhằn mục tiêu sinh lời của các chu thể kinh doanh
trên thị trường.
Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình từ đầu tư
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lời.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn
liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được
thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể
tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh.
“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của
hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục
tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường”.
1.2. Đặc điểm của kinh doanh.
Kinh doanh có 4 đặc điểm cơ bản:
- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường.
- Kinh doanh phải gắn với vận động của đồng vốn.
- Mục đích chủ yếu của konh doanh là sinh lời- lợi nhuận.
2.Hoạt động kinh doanh, vai trò và vị trí của hoạt động kinh doanh.
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền
kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào ( Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp Tư
nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) thì đều có mục tiêu sản
xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu
khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu
lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B

2
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn,
xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực
tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và
sử dụng các nguồn lực, sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Trong điều kiện nền sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa
nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất những sản
phẩm thiết yếu cho nhu cầu xã hội sau đó là sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng
do các doanh nghiệp sản xuất ra. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý
nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
khách quan của sự phát triển. C.Mác đã ghi rõ: “ Nếu một hình thái vận động là do một hình
thái khác vận động phát triển lên thì những phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học
khác nhau cũng phải từ một ngành này phát triển ra thành một ngành khác một cách tất yếu”.
Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản
xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hoá. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng. Chuyên môn hoá đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa
người sản xuất với người tiêu dùng. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, hiện
vật, dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khi tiền tệ ra
đời làm cho quá trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá với các
hoạt động mua và bán và đây là các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thông thường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có định hướng, có kế hoạch.
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh, các doanh
nghiệp cần xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, có kế hoạch sử dụng các điều
kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các
nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh của doanh
nghiệp.

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên
hoàn với nhau. Bởi vậy chỉ có tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
3
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
diện mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động
kinh tế trong trạng thái hoạt động thực của chúng. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp
về trình độ hoàn thành mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật- tài chính
của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn
thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó có thể đánh giá đầy đủ
mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác qua công tác phân tích
kinh doanh, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra những biện pháp sát thực để tăng cường
các hoạt động kinh tế, và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về
vốn và lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích quá trình sản xuất kinh doanh còn giúp dự đoán, dự báo
xu thế phát triển kih doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, hoạt động sản xuât kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công
đoạn từ viêc khai thác các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lơi nhuận.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
4
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
PHẦN II : CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ƯU NHƯỢC
ĐIỂM CỦA CHÚNG.
Là người chủ/người quản lý doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiến lược để thành công.
Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty. Các ông chủ/người quản lý
công ty rất dễ quên và bỏ qua chiến lược kinh doanh bởi vì họ rất bận rộn với công việc hiện
tại. Trong trường hợp này, bạn không thể biết làm thế nào để định vị được công việc kinh

doanh của bạn và hiện nó đang ở vị trí nào. Với kỹ năng chiến lược tốt, bạn sẽ đặt ra các
mục tiêu thực tế và biết một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Là
người chủ/người quản lý doanh nghiệp, bạn không thể ủy thác cho người khác xây dựng
chiến lược kinh doanh. Bạn phải quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi
vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh :
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và được sử dụng đầu tiên trong
lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc cái gì đối
phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm.Thông thường người ta hiểu chiến
lược là kế hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự.
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh,cũng có nhiều cách tiếp cận về chiến lược.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thể dài
hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài. Nhà nghiên cứu lịch sử quản lý, Alfred
D. Chandler cho rằng “chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một
doanh nghiệp và thực hiện chương trình hoạt động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần
thiết để đạt được những mục tiêu ấy”. Như vậy, tư tưởng của ông thể hiện rõ chiến lược là
một quá trình hoạch định có tính sáng suốt, trong đó doanh nghiệp lựa chọn những mục tiêu
cho mình, xác định chương trình hành động để hoàn thành tốt nhất những mục tiêu đó và tìm
cách phân bổ nguồn lực tương ứng. Phương thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
5
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
các doanh nghiệp dễ dàng hình dung ra công việc cần làm để hoạch định chiến lược và thấy
được lợi ích của chiến lược với phương diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong môi
trường kinh doanh luôn biến động như ngày nay cho thấy được hạn chế của cách tiếp cận
truyền thống do nó không có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường
kinh doanh.
Theo cách tiếp cận hiện nay, chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh nghiệp dự

định hay đặt kế hoạch thực hiện. Theo quan niệm của Mintzberg, ông cho rằng chiến lược là một
mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình
hành động. Mẫu hình có thể là bất kỳ kiểu chiến lược nào: chiến lược được thiết kế từ trước
hay chiến lược đột biến. Ông đưa ra mô hình:
Cách tiếp cận hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó linh hoạt trước những biến
động của môi trường kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, khả năng dự báo
được những điều kiện để thực hiện chiến lược và đánh giá được giá trị của các chiến lược
đột biến.
Qua trên, ta có thể các cách tiếp cận hiểu: chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp là một nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm định
hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp:
- Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra những mục tiêu và xác định
hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài hạn ( 3 năm, 5 năm nhằm định hướng
hoạt động cho doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.
- Tính mục tiêu: chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản, những
phương hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những chính sách
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
6
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
- Tính phù hợp: Điều nay đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược kinh
doanh cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng
thời phải thường xuyên rà soát và điều chỉnh để phù hợp với những biến đổi của môi trường.
- Tính liên tục: chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt quá trình liên
tục từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến điều chỉnh chiến lược.
Chiến lược kinh doanh trong điều kiện ngày nay không thể nào tách rời khỏi cạnh tranh vì
chiến lược kinh doanh một phàn đảm bảo cho doanh nghiệp có năng lực canh tranh trên thị

trường. Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, các hoạt động kinh
doanh đã được kết nối ở khắp nơi trên thế giới tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau.
Từ đó đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng như giữa
các ngành trong nền kinh tế.
2.Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp :
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh doanh khác
nhau.
* Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh dự kiến: là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các chính
sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Chiến lược
này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn của một doanh
nghiệp do người lãnh đạo, quản lý đưa ra.
- Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh
cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi tổ chức thực
hiện. Chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực khi nhiều
điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với
những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến.
* Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng thể nhằm
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
7
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi thế
cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các hoạt
động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp
và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.

* Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành
động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị trường trong
nước.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
* Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh kết hợp, bao gồm: kết hợp phía trước, kết hợp phía sau, kết
hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc.
- Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường,
phát triển sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo chiều
ngang, đa dạng hoá hoạt đoọng theo kiểu hỗn hợp.
- Chiến lược kinh doanh đặc thù: liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt động, thanh
lý.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
8
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
3 Vai trò của chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát triển
của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh
nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi
đúng hướng.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn
mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên
thương trường.
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan trọng
của nó được thể hiện ở những mặt sau:
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương

lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động
luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược kinh doanh giúp
doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường,
đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó
có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị
trường.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ
các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai
thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên
kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát
triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các
nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh
nghiệp .
- Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
9
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc
qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên
sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh
tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến
lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược thị trường:
Muốn xây dựng được chiến lược thị trường phù h cho mình, doanh nghiệp cần phú ý
phân tích các nhân tố ảnh hưởng, người ta chia chúng thành các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành.
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp.

a)Phân tích môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng
tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
10
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối
đoái, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài chính- tiền tệ…
Các yếu tố của môi trường kinh tế có thể mang lại cơ hội hoặc thử thách đối với hoạt
động của một doanh nghiệp.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến việc tăng thu nhập của các
tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Điều này dẫn tới đa dạng
hoá các loại cầu và tổng cầu của nền kinh tế có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế cao, các doanh nghiệp có khả năng tăng sản lượng và mặt hàng hiệu
quả kinh doanh tăng, khả năng tăng qui mô và tích luỹ vốn nhiều hơn. Việc này l tăng cầu về
đầu tư của doanh nghiệp lớn làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.
- Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước:
Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nướccũng có tác động l đến mức độ thuận lợi và
khó khăn của môi trường. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn
toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế.
Việc ban hành hệ thống luật pháp đưa vào đời sống và chất lượng hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tốt là điều kiện đảm bảo môi trường kinh doanh bình
đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và ngược lại.
Ngoài việc hiểu và thực hiện theo đúng chính sách, luật pháp của nhà nước các doanh
nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và ngược lại.
- Các nhân tố kỹ thuật- công nghệ.
Trong xu thế toàncầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh
vực kỹ thuật- công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi
Sinh viên: Phạm Văn Quân

Lớp QTKD K8B
11
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
doanh nghiệp có liên quan. Kỹ thuật - công nghệ phát triển làm cho vòng đời sản phẩm có
xu hướng ngày càng ngắn lại. Do vậy, việc nghiên cứu, nắm bắt và ứng dụng tốt công nghệ
là điều kiện quyết định để nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Kỹ thuật- công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển
theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi nghiên cứu để ứng dụng khoa học công nghệ, các doanh
nghiệp cần phảI chú ý tới xu thế ảnh hưởng của nó đối với các ngành và các doanh nghiệp là
khác nhau nên phảI phân tích kỹ tác động trực tiếp của nó đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Các nhân tố văn hóa - xã hội: văn hóa - xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp song
cũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố này tác động
mạnh tới cầu trên thị trường.
Ngoài ra, văn hóa - xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn
hóa doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết rõ về môi trường văn hóa - xã hội mà
mình đang hoạt động.
- Các nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm: các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về
địa lý… ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào đối với các nhà sản xuất và vấn đề tiêu thụ sản
phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cường độ khác nhau với từng
doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó tác động đến doanh nghiệp theo cả hai xu
hướng : tích cực và tiêu cực. DO vậy, tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của các yêú tố tự nhiên
sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh
doanh của mình.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
12

Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
b) Phân tích môi trường ngành:
Môi trường ngành bao gồm các yêú tố trong ngành hay các yêú tố ngoại cảnh. Các
yêú tố này quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo Michael
E. Poter thì vấn đề cốt lõi nhất khi phân tích môi trường ngành bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.
- Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
13
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
- Sức ép của khách hàng.
- Sức ép của nhà cung ứng.
Cường độ tác động của 5 yêú tố này thường thay đổi theo thời gian và ở những
mức độ khác nhau. Mỗi tác động của một trong những yêú tố trên đều ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích, thoe dõi và nắm bắt đầy
đủ các yêú tố trên giúp các doanh nghiệp nhận biết được những thời cơ và thách thức
để từ đố đưa ra được những đối sách chiến lược phù hợp.
c) Đánh giá nội bộ doanh nghiệp:
Đánh giá nội bộ doanh nghiệp là việc phân tích thực trạng nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp
có thể tận dụng, phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục yếu điểm của doanh
nghiệp. Khi phân tích thực trạng doanh nghiệp, ta đi dâu vào phân tích: hoạt động tài
chính, tình hình sản xuất, nguồn nhân lực, hoạt động marrketing, nghiên cứu và phát
triển, cơ cáu tổ chức…
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
14
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh

Phần III : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN
TẠI CỦA CÔNG TY TNHH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ AN DƯƠNG
Chương I:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ AN
DƯƠNG
Giới thiệu về doanh nghiệp
- Công ty TNHH khoa học công nghệ An Dương thành lập năm 2007 hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo máy móc công nghiệp. Thành viên sáng lập là
Vũ Duy Ngư và Phan Thành Thiết, chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong
lĩnh vực thiết kế máy móc và quản lý sản xuất.
- Doanh thu hàng năm trên 1tỷ đồng. Lợi nhuận ròng/năm trên 200 triệu đồng.
Sơ đồ tổ chức:
- Mô hình áp dụng: Mô hình quản lý của Kế hoạch kinh doanh tăm tre theo hình
thức Công ty cổ phần. Tuy nhiên, có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện
hiện tại.
- Thời gian áp dụng: Mô hình này sẽ chính thức chuyển đổi thành mô hình Công
ty cổ phần khi thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch bằng cách chuyển đổi Cty
TNHH khoa học công nghệ An Dương thành Công ty cổ phần hoặc thành lập
Công ty cổ phần mới.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
15
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Ghi chú:
- Đường gạch đậm: Điều hành trực tiếp
- Đường gạch mảnh : Quản lý chuyên môn nghiệp vụ
- Đường gạch đứt quãng: Quản lý mô hình, cơ cấu tổ chức.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TĂM TRE CAO
CẤP
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B

HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KINH DOANH
P. NHÂN SỰ & PHÁT
TRIỂN CTY
PHÒNG TC- KT PHÒNG KỸ THUẬT
QUẢN LÝ SẢN XUẤT
MARKETTING
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
QUẢN LÝ THIẾT BỊ
CÔNG NHÂN VẬN HÀNH
BẢO VỆ, PHỤC VỤ
XƯỞNG
NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
NHÂN VIÊN TIẾP THỊ
16
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Yếu tố hình thành
- Hầu hết các sơ sở sản xuất tăm tre đều nhập máy móc, thiết bị từ Trung Quốc
với công dụng chủ yếu để sản xuất tăm nhọn, trị giá dây chuyền dao động từ
200 triệu – 400 triệu/ dây chuyền, năng suất 200 Kg tăm nhọn/ Ca. Dù cho có
sự cải tiến nhưng khi dùng dây chuyền trên để sản xuất tăm cao cấp (Tăm
Giang) thì năng suất giảm xuống một nửa, tỷ lệ sản phẩm hỏng từ 30 – 50%.
- Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chế tạo máy móc. Công ty đã sáng
chế ra dây chuyền sản xuất tăm cao cấp có công suất 30.000 gói/ca (300 Kg
tăm/ Ca). Giá trị thiết bị khoảng 300 triệu đồng, không bao gồm giá trị thiết kế
công nghệ.

- Với giá xuất xưởng dự kiến 1000đ/ gói sẽ cho doanh thu là 780 triệu/ tháng. Lợi
nhuận ước tính trên 200 triệu/tháng.
Đặc trưng của sản phẩm tăm tre cao cấp
- Sản phẩm tăm tre cao cấp do công ty sản xuất từ nguyên liệu là cây Giang
(cùng họ với cây tre) có tính dẻo dai kết cấu chắc, sợi tăm tròn nhẵn không
cứng sắc như tre, nứa. Đây là đặc tính nổi bật tạo nên chiếc tăm có tính dẻo,
không xơ sợi, bề mặt trơn nhẵn an toàn cho người sử dụng
- Đặt vào vị trí người sử dụng, công ty hiểu rằng sản phẩm không chỉ có tính tiện
lợi, an toàn trong sử dụng mà còn phải có tính mỹ thuật. Với công nghệ sản
xuất mới công ty tạo ra chiếc tăm tròn, nhẵn có độ bóng cao, chiều dài bằng
nhau, màu sắc tươi sáng, bao bì có hình thức đẹp, sử dụng tiện lợi.
- Tăm tre rất dễ mốc, nếu không được sấy khô tiệt trùng, thật nguy hiểm khi dùng
tăm mốc để xỉa răng. Tăm tre cao cấp do công ty sản xuất được khử trùng khử
khuẩn bằng nhiệt độ cao qua các công đoạn hấp, sấy tiệt trùng và khử mùi.
Không hóa chất bảo quản chống nấm mốc – đó là tiêu chí đảm bảo an toàn vệ
sinh mà công ty cam kết thực hiện.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN
TẠI CỦA CÔNG TY
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
17
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Định giá cho sản phẩm
- Trên thị trường hiện nay giá bán lẻ tăm tre cao cấp là 3.300đ/ gói đến 3.900đ/
gói (100 chiếc) như các loại tăm có bao bì đẹp như : Tăm Vip; Tăm Giang; Tăm
Phú Gia Ngoài ra có nhiều sơ sở khác bán tăm Giang có chất lượng nhưng
đóng gói trong bao bì phổ thông, nhãn mác xấu có giá bán thấp hơn, dao động
từ 2.500 – 3.000đ/ gói. Giá bán buôn của các tăm giang có thương hiệu từ
1.800 – 2.000 đ/gói, các loại tăm giang chưa có thương hiệu từ 1.200 – 1.400đ/
gói.

- Tổng hợp giá cả của các cơ sở sản xuất tham gia thị trường tăm tre cao cấp,
chúng tôi định giá bán buôn cho sản phẩm là 1.000đ/ gói cho các đầu mối tiêu
thụ lớn.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm
- Trong thời gian đầu sản xuất ưu tiên việc bán sản phẩm cho các đầu mối tiêu
thụ lớn kể cả trong trường bán sản phẩm thô chưa đóng gói hoặc chưa dán tem
mác. Đồng thời xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp để đưa sản phẩm
tới đông đảo người tiêu dùng.
- Cách bán hàng trên có 2 lợi ích: Yêu cầu về vốn lưu động thấp, tỷ lệ lợi nhuận
trên đồng vốn cao do vòng quay tiền mặt ngắn. Mặt khác, đây là cách tạo thói
quen tiêu dùng nhanh nhất do tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của các
cơ sở sản xuất khác.
So sánh lợi thế cạnh tranh
Giá cả cạnh tranh: Với công nghệ sản xuất tăm tre mới hoàn toàn, năng suất vượt trội
nên chúng tôi đã sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp hơn. Với giá xuất xưởng
1.000đ/gói + chi phí cho hệ thống phân phối 500đ, như vậy giá bán lẻ Tăm tre cao cấp
của chúng tôi là 1.500đ/gói chỉ bằng ½ giá bán sản phẩm cùng loại của cơ sở khác.
Vấn đề nhân lực: Một trong những điểm yếu của các cơ sở sản xuất khác đó là chi phí
nhân công quá cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Không những thế khi
họ mở rộng quy mô sản xuất lại vấp phải vấn đề nguồn lao động. Trong bối cảnh kinh
tế hiện nay bài toán nguồn nhân lực là bài toán khó giải. Với dây chuyền có năng suất
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
18
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
cao, dễ vận hành, sử dụng ít lao động nên vấn đề nhân lực của chúng tôi xử lý dễ dàng
hơn so với các cơ sở sản xuất khác.
Vấn đề sản lượng: Do dây chuyền có năng suất cao, không phụ thuộc nhiều vào nhân
lực nên chúng tôi có thể đáp ứng các đơn hàng lớn, chất lượng ổn định.
Chi phí và lợi nhuận

- Chi phí và lợi nhuận cho 1 ca sản xuất
TT Nội dung ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Cộng chi phí
(VNĐ)
1 Nguyên liệu Gói 30.000 300
9.000.000
2 Nhân công (trực tiếp + gián tiếp) người 13 150.000
1.950.000
3 Lãi/ Vốn lưu động (400 triệu) ngày 1 500.000
500.000
4 Mua thiết bị+bảo dưỡng sửa chữa ngày 1 500.000
500.000
5 Khấu hao thiết bị ngày 1 500.000
500.000
6 Chi phí điện Kw/giờ 160 2.500
400.000
7 Chi phí thuê nhà xưởng ngày 1 250.000
250.000
8 Bao bì Gói 30.000 150
4.500.000
9 Gas hoặc than ngày 1 300.000
300.000
Cộng
17.900.000
Chi phí khác 5 %
895.000

Tổng chi phí
18.795.000
Doanh thu /ca Gói 30.000 1.000
30.000.000
Lợi nhuận/ ca
11.205.000
Quản lý sản xuất 10%/ Lợi nhuận
1.120.500
Lãi sản xuất
10.084.500
Chú thích:
1. Nguyên liệu: Ống giang đang được mua với giá 1.500đ/ống sản xuất được 5 gói
tăm.
2. Chi phí nhân công : Bao gồm cả các chi phí khác ngoài lương.
3. Lãi vay vốn lưu động = 3% * 400 triệu đồng.
4. Chi phí vật tư tiêu hao cho sản xuất.
5. Khấu hao thiết bị trong 2 năm = 300 triệu/ 600 ngày.
6. Điện năng tiêu thụ 20 kw/h.
7. Chi phí thuê nhà xưởng tính theo ngày.
* Với sản phẩm phụ là ruột giang có thể bán lại cho các cơ sở mây tre đan khoảng
300đ – 350đ/ống. Số tiền thu từ việc bán sản phẩm phụ là phần lợi nhuận chưa
cộng vào theo bảng kê chi phí trên.
Một số vấn đề về tài chính
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
19
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
*Vốn cho kế hoạch sản xuất tăm tre cao cấp
- Tổng số vốn cho dự án sản xuất tăm tre cao cấp là 400 triệu đồng. Trong đó 300
triệu dành cho mua sắm thiết bị, 100 triệu dành cho vốn lưu động.

- Mỗi nhà đầu tư có quyền góp vốn tối đa 100 triệu, tối thiểu 10 triệu. Tuy nhiên
tổng số vốn góp của các nhà đầu tư khác không quá 300 triệu. Số còn lại do
Công ty góp vốn.
*Phát triển sản xuất
Nguồn vốn phát triển
- Trong giai đoạn đầu, 30% lãi sản xuất dành cho phát triển sản xuất. Số tiền này
được chi vào việc hoàn thiện máy móc thiết bị, chi phí Marketting mở rộng
kênh bán hàng, chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động, chi phí mở rộng nguồn
nguyên liệu
Kế hoạch phát triển
- Hoàn thiện Hệ thống máy móc thiết bị.
- Xây dựng chiến lược Marketting phù hợp. Hoàn thiện Hệ thống phân phối sản
phẩm chuyên nghiệp: Mục tiêu đặt ra là đưa sản phẩm Tăm tre cao cấp thành
hàng hóa có số lượng người sử dụng lớn nhất ở thị trường Việt Nam.
- Xây dựng nguồn nguyên liệu: Mục tiêu đặt ra là khai thác nguồn nguyên liệu có
số lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất từng thời kỳ, chất lượng ổn định, giá
cả phù hợp.
- Xây dựng chiến lược quảng cáo, tổ chức chương trình từ thiện kết hợp hỗ trợ
bán hàng.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà xưởng và tuyển dụng, đào tạo lao động linh
hoạt đáp ứng kịp thời với sự phát triển sản phẩm.
*Phân bổ hoa hồng phân phối sản phẩm
- Giá xuất xưởng là giá sản phẩm đầu vào của Đại lý cấp I.
- Giá bán lẻ trừ đi giá xuất xưởng là phần lợi nhuận cho Hệ thống phân phối.
- Hoa hồng dành cho đại lý cấp I = 10% lợi nhuận phân phối
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
20
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
- Hoa hồng dành cho đại lý cấp II = 30% lợi nhuận phân phối.

- 60% còn lại dành cho Hệ thống khách hàng của đại lý cấp II.
- Hoa hồng cho khách hàng là các tổ chức đoàn thể:
- Đại lý cấp I hưởng 10% tổng lợi nhuận bán lẻ. Đại lý cấp II hưởng 10% tổng
lợi nhuận bán lẻ. Các tổ chức đoàn thể được hưởng 80% còn lại. Có 2 lý do cho
chương trình trên : Đối tượng khách hàng tổ chức đoàn thể là công cụ quảng bá
sản phẩm mạnh nhất. Lý do thứ hai: Kết hợp việc kinh doanh với công tác từ
thiện.
*Phân bổ lợi nhuận
Nguyên tắc phân bổ lợi nhuận: Nhà đầu tư được hưởng khoản lãi sau thuế thu về từ
sản xuất trên % vốn góp theo nguyên tắc sau:
- Lãi sản xuất = doanh thu sản xuất trừ đi các khoản chi phí sản xuất và thuế.
Tỷ lệ phân bổ lợi nhuận:
- Lãi sản xuất được phân bổ theo công thức: Nhà đầu tư được hưởng 50%; Tái
đầu tư 30%; 20% còn lại cho sở hữu sáng chế dây chuyền công nghệ.
Điều chỉnh tỷ lệ lơi nhuận:
- Sau khi nhà đầu tư đã được hưởng 100% giá trị vốn đầu tư thì điều chỉnh tỷ lệ
phân bổ lợi nhuận như sau: Nhà đầu tư được hưởng 40%; Tái đầu tư 30%; Sở
hữu sáng chế dây chuyền công nghệ 30%.
- Sau khi nhà đầu tư đã được hưởng 300% giá trị vốn đầu tư thì điều chỉnh tỷ lệ
phân bổ lợi nhuận như sau: Nhà đầu tư 20%; Tái đầu tư 30%; Sở hữu sáng chế
dây chuyền công nghệ 50%.
- Phần vốn tái đầu tư cũng được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ lợi nhuận của vốn
đầu tư cùng thời điểm.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
21
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
PHẦN IV: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG
Chiến lược tổng thể

- Tuyên ngôn: Tăm sạch & an toàn cho mọi người, mọi nhà
- Chính sách:
 Quyền được sử dụng tăm sạch & an toàn của người dân Việt Nam.
 Quyền được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của nhân viên và chế độ
đãi ngộ xứng đáng.
 Lợi nhuận & hoa hồng cho cổ đông và nhà phân phối.
 Khách hàng truyền thống.
- Phạm vi hoạt động:
 Phạm vi sản phẩm: Các sản phẩm tăm & sản phẩm lâm nghiệp trừ gỗ.
 Giá trị đem lại & phân khúc thị trường: Sạch & an toàn cho mọi người, mọi
nhà.
 Phạm vi địa lý: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và một số nước khác.
Mục tiêu của Chiến lược tổng thể
- Dựa trên các đánh giá xem xét về điều kiện thị trường, nguồn lực của công ty
để đặt ra mục tiêu và xây dựng chiến lược tổng thể. Gia tăng lợi nhuận bình
quân và gia tăng thị phần là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
- Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2010 sản phẩm Tăm tre cao cấp có mặt ở 20 tỉnh
thành phía Bắc. Doanh thu đạt 5 triệu gói tăm tương đương với 5 tỷ đồng (Theo
giá xuất xưởng). Đồng thời xây dựng các mối xuất khẩu tăm tre.
- Mục tiêu doanh thu năm 2011 đạt 20 triệu gói tăm tương đương 20 tỷ đồng.
- Cung cấp cho người dân Việt Nam sản phẩm tăm tre sạch & an toàn với giá cả
phù hợp. Dễ mua, dễ lựa chọn ở bất kỳ nơi nào
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
22
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG
2.1. Dự báo bán hàng
2.1.1 Phương pháp dự báo và nguồn thông tin lập dự báo
- Phương pháp dự báo từ dưới lên: Công ty đã cử nhân viên điều tra thị trường,

khả năng tiêu thụ sản phẩm, đánh giá sơ bộ thị trường tăm tre các tỉnh trên cả
nước.
- Nguồn thông tin lập dự báo: 1) Đặt câu hỏi trực tiếp cho khách hàng về khả
năng tiêu thụ sản phẩm tăm tre của họ; 2) Bán sản phẩm tăm tre cao cấp mang
thương hiệu của Công ty cho các cửa hàng tạp hóa qua đó đánh giá được mức
độ sử dụng sản phẩm tăm tre cao cấp của người tiêu dùng; 3) Thông tin về dân
số, lao động, giới tính, độ tuổi do Tổng cục thống kê Việt Nam cung cấp.
2.1.2 Nhu cầu của thị trường
- Tăm tre, một vật rất nhỏ bé nhưng là cái không thể thiếu sau bữa ăn hằng ngày
của người Việt. Nó có một thị trường khổng lồ trên 60 triệu khách hàng với 180
triệu chiếc tăm được tiêu thụ mỗi ngày.
- Đặc biệt với dòng tăm Giang mới chỉ xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Bắc
còn các tỉnh thành miền Trung và miền Nam chưa có dòng tăm này. Lý do chủ
yếu là năng lực của các cơ sở sản xuất tăm Giang ở miền Bắc cũng không đáp
ứng đủ nhu cầu cho thị trường miền Bắc.
- Với một số nhân viên văn phòng ở Hà Nội nhất là nhân viên nữ, gói tăm Giang
nhỏ nhắn đã là một vật không thể thiếu trong túi xách họ mang theo bên mình.
- Theo báo cáo về dân số Việt Nam cho biết, năm 2009 có khoảng 25 triệu dân
sống ở thành thị. Thị trường tăm cao cấp chủ yếu ở số dân thành thị này, như
vậy ta có một thị trường với 60 triệu chiếc tăm được tiêu thụ mỗi ngày, một
tháng 18 triệu gói. Giá bán xuất xưởng 1.000đ/gói thì doanh số hàng tháng là 18
tỷ đồng hay 216 tỷ/ năm.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
23
Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
Sự cạnh tranh:
2.1.3 Các đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên thị trường sản phẩm tăm tre rất đa dạng
với sự tham gia của hàng trăm cơ sở sản xuất trên khắp mọi miền đất nước.
Dòng tăm cao cấp có các sản phẩm như: Tăm VIP; Tăm Giang; Tre Việt; Tăm

Phú Gia. Dòng sản phẩm này chủ yếu được bày bán trong siêu thị. Dòng tăm
nhọn tương đối đa dạng với hàng chục cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu ở Hà
Tây cũ, các sản phẩm từ tăm tiện được tẩy trắng đóng trong hộp nhựa, đóng
trong túi nilong đến Tăm tiện (Tăm nhọn) tẩm mùi nhân tạo (Hóa chất có mùi
quế) và tăm tiện được nhuộm màu ngà cũng bằng hóa chất. Dòng sản phẩm này
được bày bán trong siêu thị, trên các cửa hàng tạp hóa. Dòng tăm bình dân
được sản xuất từ tre, vầu, luồng, thông thường có hình vuông, thô ráp còn
nguyên lớp vỏ xanh (Tinh tre), thậm chí còn là phế phẩm của các sản phẩm mây
tre đan. Dòng tăm bình dân cũng là loại tăm phổ biến nhất trên thị trường bởi
giá cả của nó, giá bán lẻ hiện tại từ 200-500đ/gói, nó được sản xuất ở nhiều cơ
sở trên cả nước do công cụ chế biến đơn giản, rẻ tiền chủ yếu là tận dụng sức
lao động nhàn rỗi. Một thời nó được gắn cái tên “Tăm tre tình thương” do có sự
tham gia thị trường tăm tre của các cơ sở từ thiện, người khuyết tật vv
2.1.4 Chiến lược của họ: Đa phần các cơ sở sản xuất bán hàng thông qua các đầu mối
tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở Chợ Đồng Xuân – Hà Nội. Đây là hình thức bán
hàng thông qua Đại lý, một Đại lý có thể kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác
nhau nên thông tin về thị trường do họ cung cấp cho nhà sản xuất sẽ không
được đầy đủ, kịp thời. Có một số cơ sở sản xuất lớn, họ xây dựng hệ thống phân
phối trên các tỉnh thành ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân Á đông. Ngoài ra một
số cơ sở sản xuất như: Hội từ thiện, Hội người mù họ cử nhân viên đi bán lẻ
trực tiếp tới người tiêu dùng.
2.1.5 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh của họ
- Điểm mạnh:
 Họ đã có có thị phần trong thị trường, có doanh số hàng tháng, có kinh nghiệm
phân phối sản phẩm, có nhà cung cấp nguyên liệu, có kinh nghiệm quản lý sản
xuất, có đội ngũ lao động thuần thục, có cơ sở hạ tầng sản xuất thậm chí có
trường hợp đã khấu hao hết. ví dụ như Doanh nghiệp Á Đông kinh doanh các
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
24

Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
dòng tăm nhọn, tăm cao cấp có doanh thu từ 4-5 tỷ đồng /tháng. Với các thương
hiệu mạnh như Á Đông, Thế Nam giá bán sản phẩm của họ cao hơn các sản
phẩm cùng loại khác từ 150% - 200%.
- Điểm yếu:
 Chưa coi trọng khách hàng: Đa số khách hàng sử dụng sản phẩm Tăm tre bởi
nhu cầu và thói quen của họ. Do đó, nhà sản xuất tăm tre nói chung vẫn luôn
bán được hàng mà chẳng cần quan tâm tới những mong muốn khác của khách
hàng về sản phẩm Tăm tre của họ.
 Phương pháp bán hàng thụ động: Để khách hàng tự tìm đến sản phẩm chứ
không tìm cách đưa sản phẩm tiếp cận tới khách hàng.
 Quảng cáo, marketting sản phẩm: Hầu như không có hoạt động nào đáng kể.
 Bao bì, mẫu mã: Ngoại trừ dòng sản phẩm Tăm tre cao cấp có sự cải tiến về bao
bì còn lại các dòng sản phẩm khác đều có bao bì đơn giản, đơn điệu về kiểu
dáng, thậm chí có dòng sản phẩm bao bì còn không thực hiện được chức năng
cơ bản là bảo quản sản phẩm.
 Chất lượng sản phẩm: Mặc dù là sản phẩm có liên quan đến sức khỏe người sử
dụng nhưng hầu như chưa có sản phẩm nào có sự chứng nhận về An toàn, Vệ
sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Với dòng sản phẩm tăm cao cấp
chất lượng không ổn định và cũng như các loại sản phẩm tăm tre khác đều sử
dụng hóa chất để tạo mùi quế. Ngoài ra các loại Tăm tiện (Tăm nhọn) đều được
xử lý bằng hóa chất dùng trong công nghiệp để tẩy trắng và nhuộm màu ngà.
Do được chế biến từ nguyên liệu như cây vầu, luồng có tính giòn, xơ sợi nên
dòng Tăm tiện và tăm bình dân gây cho người sử dụng không ít phiền toái như
chảy máu lợi, làm rộng kẽ răng, thậm chí có trường hợp viêm nhiễm lợi do sử
dụng tăm kém chất lượng.
2.1.6 Những khả năng phản ứng cạnh tranh của đối thủ
- Phản ứng của đối thủ khi xuất hiện sự cạnh tranh mới: Trong thời đại ngày nay
thông tin nhanh nhạy. Do đó, khi Công ty tham gia thị trường các đối thủ khác
sẽ có phản ứng ngay tức thì tùy theo quan điểm kinh doanh và sự ảnh hưởng tới

thị phần của họ.
Sinh viên: Phạm Văn Quân
Lớp QTKD K8B
25

×