Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở việt nam từ năm 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.07 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát trển ,để có thể đạt được mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi
hỏi chúng ta cần một nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
và thực tế việc ra nhập các tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho nước
ta rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn từ các nước
phát triển như nguồn ODA,FDI…
Đặc biệt trong thời gian gần đây ,nguòn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng
một cách nhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực làm thay
đổi diện mạo nền kinh tế và xã hội của nước ta.
Vì những lý do trên ,em đã chọn đề tài “Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay”.
Bài tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về đầu tư nước ngoài và đầu tư trực
tiếp.
1. Đầu tư nước ngoài.
2. Đầu tư trực tếp nước ngoài.
Chương 2:Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam tư năm 2010
đến nay.
1. Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam năm 2010.
2. Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam 10 tháng đầu năm 2011.
3. Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chương 3:Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam
trong những năm tới .
1. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI trong những năm tới.
2. Bối cảnh thu hút FDI ở Việt Nam hiện nay.
3. Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả vốn FDI.
1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUNG VỀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP.
1 Đầu tư nước ngoài.


1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài la một quá trình kinh doanh trong đó có 2 hay nhiều bên
(có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để thực hiện một hoặc một số dự án
đầu tư nhằm tạo ra lợi ích cho các bên tham gia.
1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài.
Có hai hình thức đầu tư nước ngoài là:
• Đầu tư nước ngoài gián tiếp:Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu
tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. Thực chất trong đầu
tư gián tiếp người bỏ vốn nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý
và sử dụng vốn. Ở đây quyền sỏ hữu và quyền sử dụng vốn tách rời
nhau,chủ nước ngoài chỉ được góp vốn tối đa nòa đó dưới hình thức
mua cổ phiếu sao cho họ không thể điều hành được dự án mà họ bỏ
vốn.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài là phương thức trong đó người tham gia
quản lý dự án mà họ đã bỏ vốn đầu tư.Thực chất trong đầu tư trực tiếp
những người bỏ vốn ra đầu tư và những người quản lý sử dụng vốn là
những chủ thể nên chính các chủ thể này hoàn toàn chịu trách nhiệm
về kết quả đầu tư của chính họ, và kết quả đầu tư có thẻ có lãi, có thể
bị lỗ, có nghĩa là khi đầu tư trực tiếp người bỏ vốn đầu tư đồng thời là
người quản lý, sử dụng vốn chấp nhận nguyên tắc lời ăn lỗ chịu.
1.3 Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài.
* Do sự mất cân đối về các yếu tố sảnn xuất giữa các quốc gia, do sự khác
nhau về nguồn lực, do tốc độ phát triển không đồng đều đưa đến khả năng
và yêu cầu tích lũy vốn khác nhau, và do yêu cầu khai thác triệt để lợi ích so
sánh của mỗi quốc gia.
* Do sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên.
2
+ Đối với bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào
hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch trương thị trường và mở rộng
phạm vi kinh doanh.

+ Đối với bên tiếp nhận vốn: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng
nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản
lý tiên tiến để khai thác tài nguyên và tạo thêm việc làm cho dân cư. Đối với
các nước đang phát triển còn có yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây
dựng các khu công nghệ cao, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
+ Trong nhiều trường hợp đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết các nhiệm vụ
đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô và tầm họat động ngòai
biên giới quốc gia.
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI.
a. Khái niệm.
* Theo nguồn quốc tế:
Khái niệm của IMF: FDI là một họat động đầu tư được thực hiện nhằm đạt
được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp họat động trên lãnh thổ
của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu
tư là giành được quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Phân tích khái niệm:
- Lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài): khi tiến hành đầu tư trực
tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà
đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có
một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với quản lý doanh nghiệp này.
- Quyền quản lý doanh nghiệp thực sự là quyền tham gia vào các quyết
định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp như thông qua chiến lược họat động của công ty, thông qua,
phê chuẩn kế họach hành động do người quản lý hàng ngày của doanh
nghiệp đặt ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp,
quyết định phần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển sống còn của doanh nghiệp.

Kết luận:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan
tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ
thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc là doanh nghiệp nhẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh
3
tế khác của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay
doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngòai).
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối
với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói
hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức độ sở hữu cổ phần nhất
định mới được coi là FDI.
b. Đặc điểm.
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng
đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang
phát triển cần chú ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng
cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI
hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng
nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doamh nghiệp
nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giông nhau về điều
này.
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ
quy định quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời lợi nhuận và rủi ro
cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vài kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh

doanh chứ không phải lợi tức.
- Chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh
vực đầu tư, thị trường đầu tư, cũng như quy mô đầu tư, công nghệ cho
mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận
đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được
công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
2.2. Phân loại họat động FDI.
a) Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng :Đây lài loại hình đầu tue
trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một
hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư , trên cơ sở
4
quy đinh rõ đối tượng nội dung kinh doanh , nghĩa vụ ,trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia .
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có tham quyền của các bên hợp
doanh ký .Thời gian có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và
được cơ quan có thảm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.
+ Doanh nghiệp liên doanh :Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà
cùng góp vốn ,cùng kinh doanh ,cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ
lệ vốn góp.Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công
ty trách nhiệm hữư hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước
tiếp nhận đầu tư. Mỗi bên kinh doanh chịu trách nhiệm đối với bêm kia ,
với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình trong
vốn pháp định .Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước
ngoài do các bên thỏa thuận.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :Là doanh nghiệp thuộc sở hữư
của người đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài ) do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách

nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được
thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữư hạn có tư cách pháp
nhân theo luật pháp nước chủ nhà .
b) Phân theo bản chất đầu tư .
+ Đầu tư phương tiện hoạt động :
Là hình thức FDI trong đó công ty nước ngoài mua sắm và thiết lập các
phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.Hình thức này làm tăng
khối lượng đầu tư vào.
+Mua lại và sáp nhận và hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước
ngoài ) mua lại mật doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình
thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
c) Phân theo tính chất dòng vốn.
+Vốn chứng khoán: Là hình thức đầu tư FDI mà nhà đầu tư nước ngoài
có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công tỷtong
nước phát hành ở một mức đủ lớn để có qyuền tham gia vào các quyết
định quản lý của công ty.
+Vốn tái đầu tư: Là hình thức đầu tư FDI mà doanh nghiệp có vôn FDI
có thể dùng lợi nhuận thu được trong quá khứ để đầu tư thêm.
5
+Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Là hình thức đầu tư mà giữa
các chi nhánh hay công ty con cùng trong công ty đa quốc gia có thể cho
nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư.
+Vốn đầu tư tìm kiếm tài nguyên: Đây là dòng vốn nhằm khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào ở nước tiếp nhận đầu tư, khai
thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai
thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn này còn nhằm khai thác các tài sản có sẵn có thương hiệu ở

nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng nhằm khai thác
những tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, hình thức này
còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lượcc để khỏi lọt vào
các đối thủ cạnh tranh.
+Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng gía thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải,
mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suát kinh doanh rẻ, thuế suất ưu
đãi…
+Vốn tìm kiếm thhị trường: Đây là hình thức đầu tư nhaaaawmf mở rộng
thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất.Ngoài
ra, hình thức đầu tư này còn tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
các nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm
bàn đạp để thu nhập các khu vực khác và toàn cầu.
2.3.Vai trò của FDI đối với các nước tham gia.
a)Đối với nước đi đầu tư.
+Phần lớn những nước này là những nước phát triển mà tỷ suất lợi nhuận
ngày càng có xu hướng giảm và kèm theo hiện tượng dư thừa tư bản
trong nước, cho nên hình thức đầu tư FDI các nước này đã sử dụng được
những lợi thế của những nước tiếp nhận vốn đầu tư giúp nâng cao sử
dụng vốn thông qua đầu tư vào những ngành có lợi thế sản xuất nhờ đó
hạ được giá thành sản xuất và nâng cao tủ suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
+Đầu tư FDI khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm tức là thông qua đầu
tư các nước đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp mà
phần lớn là những máy móc đang bị lão hóa sang các nước kém phát triển
hơn để sử dụng tiếp kéo dài chu kì sống của sản phẩm.
+Giúp các nước đầu tư xây dựng được thị trường nguyên vật liệu ổn định
vơí giá phải chăng, vì nhiều nước nhận vốn đầu tư có tài nguyên dồi dào
6
nhưng do hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên

đó chưa được sử dụng va khai thác hiệu quả.
+Bành trướng được sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín trên thị trường
quốc tế thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ.
+Giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro do tình hình chính trị trong nước
không ổn định.
+Đầu tư giúp nước đầu tư thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả
hơn thích hợp với sự phân công của khu vực và thế giới.
b)Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư.
+Thúc đẩy tăng trưởng triển kinh tế.
Đầu tư FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối vời tăng trưởng kinh tế,
giúp cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư huy động được mọi nguồn lực
sản xuất. Hoạt động FDI đã thực sự đóng góp vào GDP của các nước tiếp
nhận vốn , tăng thu nhập của người lao động. Hoạt động di chuyên vốn,
chuyển giao công nghệ, kỹ năng góp phần nâng cao năng suất lao động
của nước tiếp nhận đầu tư.
+FDI giúp bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển kkinh
tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài có ưu thế hơn so với các nguồn vốn khác không tạo ra các
khoản nợ, có tính ổn định cao và không thuận lợi cho việc rút vốn và chỉ
được chuyển về nước khi dự án đã tạo ra lợi nhuận.
+Góp phần vào việc phát triển công nghệ.
+Nâng cao chất lượng lao động.
Chất lượng lao động ảnh hưởng lớn đến sự pjats triển kinh tế của một
nước. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư cả về
số lượng và chất lượng.Số lượng là giải quyết việc làm cho người lao
động, còn vè chất lượng lao động làm thay đổi cư bản nâng cao trình độ
va kỹ năng của người lao động.
+Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho
người lao động.

Giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư, giúp giảm tỷ lệ người
thất nghiệp. Trực tiếp tạo ra việc việc làm bằng cách tuyển dụng lao động
vào các doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài, FDI gián tiếp tạo ra việc
làm thông qua các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các
doanh nghiệp có vốn FDI. Vấn đề nâng cao thu nhập của người lao động
trong các doanh nghiệp có vốn FDI thì thường cao hơn so với làm tại các
doanh nghiệp trong nước .
7
+FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa .
+Một số tác động tích cực khác như: góp phssnf bảo vệ môi trương ,khai
thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ,góp phần vào quá trình mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế,đẩy mạnh xuất khẩu .
Bên cạnh những tích cực đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn có những hạn
chế:
+Do hoạt động đầu tư diễn ra theo cơ chế thị trường mà nhà đầu tư nước
ngoài có nhiều kinh nghiệm,sành sỏi trong việc ký hợp đông dẫn đến
nhiều thua thiệt cho nước nhận đầu tư .
+Trong đầu tư nước ngoài trực tiếp nước tiếp nhận đầu tư không chủ
động được việc bố trí cơ cấu đầu tư theo nghành cũng như theo vùng lãnh
thổ.
+Nước tiếp nhận đầu tư còn bị phụ thuộc nền kinh tế vào các nước đầu tư
và phải mất một khoản chi phí trong việc thu hút vốn đầu tư.
+Ngoài ra ,khi các nước nhận đầu tư từ nước đầu tư dưới hình thức
chuyển giao công nghệ có thể bị chuyển giao công nghệ lạc hậu.
2.4.Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp.
+Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Một nước
thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn
thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này dẫn đến sự duy
chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi

nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các
nướ thiếu vốn.Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt
động nào có năng suất cận biên cao hơn mới được các doanh nghiệp đầu
tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng,là sống còn của
doanh nghiệp thì họ vẫ tự sản xuất cho dù hoạt động đó có năng suất cận
biên thấp.
+Chu kỳ sản phẩm : Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh
doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này gồm 3 giai độn chủ
yếu là: Giai đoạn sản phẩm mới ;giai đoạn sản phẩm chín muồi;giai đoạn
sản phẩm chuẩn hóa .Tại nước nhập khẩu,ưu điểm của sản phẩm mới làm
nhu cầu trên thị trường địa bàn tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển
sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa
vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài( giai đoạn sản phẩm chín muồi ). Khi
nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa,
nhu cầu xuất khẩu lại phát triển(giai đoạn chuẩn hóa). Hiện tượng này
mang tính chu kỳ dẫn đến sự hình thành FDI.
8
+Lợi thế của những công ty đa quốc gia: Khi lựa chọn địa điểm đầu
tư,những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện(lao động,
đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đăc thù.Những công ty
đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước
có sẵn nguồn nguyên liệu,giá nhân công rẻ và thường là thị trương tiêu
thụ tiềm năng.
+Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương.
+Khai thác và chuyển giao công nghệ .
+Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên để có nguồn nguyên liệu thô,
nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào nhưng nước có nguồn tài
nguyên phong phú.
9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP Ở VIỆT NĂM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY.
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam năm 2010.
Nhìn nhận thực tế :
Qua bảng số liệu ta thấy “Vốn thực hiện tăng. Tổng vốn đăng ký giảm". Cụ
thể, 6 tháng đầu năm, cả nước mới có 438 dự án mới được cấp giấy chứng
nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng 43% so cùng
kỳ năm 2009. Tuy nhiên, số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động
còn ít, với 121 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, có tổng giá trị tăng thêm
khoảng 530 triệu USD. Cộng cả cấp mới và tăng vốn, FDI đăng ký vào Việt
Nam 6 tháng đầu năm mới đạt 8,43 tỷ USD, chỉ bằng 80,9% so với cùng kỳ
năm 2009.
Trong khi vốn FDI thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so
cùng kỳ năm trước và đạt gần 50% mục tiêu đặt ra cho cả năm 2010; trong
đó vốn nước ngoài đạt 4,32 tỷ USD. Bước sang quý III và tháng đầu của quý
IV/2010, dòng FDI đăng ký lần đầu đã không còn giữ được đà tăng trưởng.
10
Cả nước chỉ có thêm 321 dự án được cấp GCNĐT, với tổng vốn đăng ký
3,69 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2009 giảm 19,1% về số dự án và 28,8%
về vốn. Sự sụt giảm về đăng ký tăng vốn từ các dự án đang hoạt động rõ rệt
hơn, chỉ 89 dự án hiện có đề nghị tăng vốn, với số vốn đăng ký tăng thêm là
670 triệu USD. Như vậy, tính đến ngày 22/10/2010, tổng vốn FDI cấp mới
và tăng thêm chỉ đạt 12,79 tỷ USD, giảm 41,9% so cùng kỳ năm 2009 và
cách xa mục tiêu dự kiến của năm là 22 - 25 tỷ USD.
Vốn FDI đăng ký năm 2010 sẽ đạt rất thấp nếu như không có sự kiện đột
biến về dự án lớn có quy mô tỷ USD (dự án khu du lịch phức hợp Nam Hội
An Quảng Nam với tổng vốn đăng ký 4 tỷ USD được cấp GCNĐT vào
tháng 12/2010. Cả năm vốn cấp mới và tăng thêm đạt 18,5 tỷ USD.
Điểm sáng trong hoạt động đầu tư năm 2010 là tốc độ giải ngân FDI khá tốt.
Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp có vốn FDI đã giải ngân được 5,4

tỷ USD, và từ tháng 7 đến hết 22/10/2010 đã giải ngân thêm được 3,6 tỷ
USD, đưa tổng vốn thực hiện 10 tháng đạt 9 tỷ USD, tăng 7,1% so 10 tháng
đầu 2009. Trong tháng 10/2010, CFIS Việt Nam đã dự báo vốn thực hiện
2010 ước đạt 11 tỷ USD và đó cũng là kết quả cuối cùng được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư công bố, tăng 11% so năm 2009, trong đó vốn của các nhà đầu tư
nước ngoài đạt 8 tỷ USD, tăng 9,5% so 2009 và vượt mức dự kiến cho 2010.
Cùng với lượng kiều hối (theo đánh giá của Bộ tài chính năm 2008 đạt 7,2 tỷ
USD; năm 2009: 6,7 tỷ USD và năm 2010: trên 8 tỷ USD), vốn FDI thực
hiện đã tạo thành nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt thương mại của
Việt Nam. Vốn FDI tiếp tục chiếm tỷ trọng tương đối cao, trên 1/4 (25,8%)
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010.
11
Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp FDI năm 2010 là tích
cực, đóng góp đáng kể vào những thành tựu chung về kinh tế - xã hội. Cụ
thể, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2% so với năm 2009 và cao hơn
mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (14,7%). Giá trị
xuất khẩu (kể cả dầu khí) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% so năm 2009, chiếm
53,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Kim ngạch xuất khẩu đạt
36,4 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2009, chiếm 42,8% tổng giá trị xuất khẩu
của cả nước. Năm 2010, các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách Nhà nước đạt
3,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, vượt 6% so kế hoạch đề ra và đóng
góp 18,4% tổng thu ngân sách nội địa, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới,
đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI đạt 1,9
triệu lao động, góp phần giải quyết về việc làm cho lao động Việt Nam.
Về đầu tư theo lĩnh vực: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút
được sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi tụt giảm
mạnh chỉ chiếm có 13,8% với tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2009 là 2,97
tỷ USD. Đây là lĩnh vực đầu tư truyền thống có lợi thế cạnh tranh so sánh
trong sản xuất hàng xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm
2010, lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký mới và dự án tăng vốn

đầu tư.
Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện năng, khí, điều hoà và cung cấp nước
đã vươn tới vị trí thứ 9 trong năm 2009, trở thành lĩnh vực có quy mô vốn
đăng ký lớn thứ 3 trong 2010. Lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm trên 1,7 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng phân ngành vốn
FDI đăng ký năm 2010.
12
Tính chung cả 3 lĩnh vực nêu trên (công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất
và phân phối điện năng, khí ; xây dựng), tổng vốn đăng ký trong năm 2010
đạt 9,768 tỷ USD. Như vậy, theo 3 phân ngành kinh tế lớn là công nghiệp và
xây dựng; nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ, thì trong năm 2010, lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng chiếm trên 52% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực
nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất trong thu hút
FDI, cả năm 2010 mới cấp mới cho được 11 dự án và 8 lượt dự án tăng vốn,
tổng vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn chỉ được 18,6 triệu USD, chưa
chiếm tới 1% tổng vốn đăng ký. Tỷ lệ còn lại trong tổng vốn đăng ký 2010
chủ yếu thuộc về lĩnh vực dịch vụ.
Năm thứ 3 liên tiếp, lĩnh vực kinh doanh bất động sản duy trì được sức hút
lớn FDI với việc trong tháng cuối năm, dự án khu du lịch phức hợp Nam
Hội An-Quảng Nam với quy mô vốn đăng ký 4 tỷ USD đã được cấp
GCNĐT, đã làm thay đổi lớn đến phân ngành vốn FDI đăng ký trong năm
2010. Tổng vốn đầu tư đăng ký của lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt
trên 6,8 tỷ USD, trong đó cấp mới 27 dự án và tăng vốn của 6 lượt dự án.
Trong 2010, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn với
799 dự án cấp mới, trong tổng số 969 dự án cấp mới, chiếm trên 82%; tiếp
đến là hình thức liên doanh với 153 dự án, chiếm trên 15%.
Về đối tác đầu tư trong 2010, các đối tác truyền thống của Việt Nam vẫn là
các đối tác lớn từ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), sau đó là Hoa Kỳ và
các nước châu Á khác. Đáng lưu ý là trong năm 2010, Trung Quốc đã đứng
hàng thứ 11, sau Top10 có vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Tuy đứng thứ 5

trong Top10, nhưng Hoa Kỳ vẫn thể hiện xu thế là nhà đầu tư lớn tại Việt
Nam (năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với số vốn
đăng ký 9,8 tỷ USD). Nhiều tập đoàn tên tuối lớn của Hoa Kỳ như Chevron,
General Elctric, ConccoPhillips, AEC, AIG, Ceaterpillar, CitiGroup,
ExxonMobil, Ford đã có mặt tại Việt Nam và dự báo trong tương lai, Hoa
Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Đóng góp quan trọng nhất của
các nhà đầu tư Hoa Kỳ là dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh,
tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, đầu tư theo hình thức BOT, trong đó tập đoàn
AES góp 90% vốn và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam
góp 10% để thành lập Công ty Điện lực Mông Dương AES-TKV thực hiện
dự án.
Về FDI năm 2010 phân theo địa phương, với dự án khu du lịch phức hợp
Nam Hội An vốn đăng ký 4 tỷ USD, Quảng Nam đứng đầu các địa phương
trong cả nước về vốn FDI đăng ký. Tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu với dự án
13
lớn Trung tâm Hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea - Vũng Tàu
vốn đăng ký 900 triệu USD. Sau đó là Quảng Ninh với dự án Nhiệt điện
Mông Dương 2
Xét theo vùng thì Đông Nam bộ (bao gồm các địa phương: Tp.HCM, Bà Rịa
- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận,
Ninh Thuận) luôn trong nhóm có nhiều địa phương trong Top10 dẫn đầu về
thu hút FDI.
2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp 10 tháng năm 2011.
a)Tình hình hoạt động:
Vốn thực hiện:
Trong 10 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã giải ngân được 9,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 10 tháng đầu năm 2011
dự kiến đạt 43,2 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm

55,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng
10 năm 2011 đạt 38,29 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010 và
chiếm 44,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 10 tháng, khu vực ĐTNN
xuất siêu 4,9 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,39 tỷ USD.
b)Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2011 cả nước
có 861 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 8,88 tỷ USD,
bằng 70% so với cùng kỳ năm 2010. Đến 20 tháng 10 năm 2011, có 264 lượt
14
dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 2,4 tỷ
USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm 2011, các nhà
đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,27 tỷ USD, bằng 78%
so với cùng kỳ 2010.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự
quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 362 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng
số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,63 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư
đăng ký trong 10 tháng. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm 22,4%
tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 113 dự án đầu tư mới,
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 712,1 triệu USD,
chiếm 6,3%. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 452,3 triệu USD, chiếm 4%.
Theo đối tác đầu tư:
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 2,98 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 1,55 tỷ USD, chiếm 13,8 % tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị

trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,31 tỷ USD,
chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với
tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 968,47 triệu USD, chiếm 8,6%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng
ký cấp mới và tăng thêm là 651 triệu USD, chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam.
Theo địa bàn đầu tư:
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn
ĐTNN nhất với 2,56 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 22,7%
tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 1,99 tỷ USD, chiếm 17,7%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 1,09 tỷ USD. Tiếp theo là Đồng Nai,
Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 654,9
triệu USD; 594,5 triệu USD và 547 triệu USD.
Xét theo vùng thì Đồng Bằng Sông Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn
ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 4,96 tỷ,
15
chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông
Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,33 tỷ USD, chiếm
38,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI
nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng đầu năm 2011 là: Công ty
TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với
tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First
Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore
đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công
ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư, dự án Công ty TNHH Kính
chuyên biệt NSG do Pilkington Group Ltd (PGL) – Vương Quốc Anh liên
doanh với Việt Nam, tổng vốn đầu tư 323,01 triệu USD với mục tiêu sản

xuất và tiêu thụ thuỷ tinh tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
3.Tác động của FDI đối đối với nền kinh tế Việt Nam.
a) Tác động tích cực.
+Thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kimh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua không ổn
định.Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.Hoạt động
của FDI trong thời gian vừa qua có vai trò quan trọng làm tăng GDP cuuar
nước ta.
+FDI bổ xung nguồn vốn cho phát triển kinh tế.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng đặc biệt từ khi
Việt Nam ra nhập WTO năm 2006.Vốn đầu tư trực tiếp đăng ky năm 2006
là 4.1 tỷ USD , đến năm 2007 là 8.08 tỷ USD, năm 2009 là 11 tỷ USD năm
2010 là 11 tỷ USD,dự kiến cuối năm 2011 là hơn 11 tỷ USD. .
+Góp phần chuyển giao công nghệ.
Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp có vốn
FDI và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Việt Nam nói
riêng.Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy
việc nghiên cưu và áp dụng những thành tựu khoa học, coonh nghệ trong
hoạt động sản xuất kinh donh. Nhiều cong nghệ mới hiện đại đã đượ chuyển
giao thông qua hoạt động FDI đã tọa ra một bước ngoặt quan trọng trong sự
phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước.Việc chuyển giao những
công nghệ mới, hiện đại vào Việt Nam không chỉ có lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh củ các doanh nghiệp có vốn FDI mà còn có những tác động
phổ biến những công nghệ này cho các doanh nghệp thuộc mọi thành phần
16
kiinh tế khác, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới
trong các hoạt động ở Việt Nam. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp và
xây dựng tại các đự án FDI đều có công nghệ hiện đại hơn so với các công
nghệ vốn có trước khi chưa có FDI cụ thể hơn là các nhà đầu tư nước ngoài
đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công nghệ khai thác dầu khí ngoài

khơi, công nghệ dây truyền và lắp ráp tự động điện tử oto, xe máy. Còn
trong ngành nông – lâm –ngư nghiệp hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung vào
những dây truyền chế biến hàng nông sản, máy móc phục vụ sản xuất nông
nghiệp và có nhiều giống vật nuôi, cây trồng được chuyển giao vào nước ta.
Như vậy, việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam đã góp phần
nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh
tế, góp phần vào qua trình cơ cấu nền kinh tế nước ta theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng người lao động.
Vấn đề nâng cao chất lượng người lao động đang được toàn xã hội quan tâm
và coi đây là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững xã hội. Việc giảm tỷ
lệ thất nghiệp tạo ra những hiệu ứng tích cực, giảm tệ nạn xã hội…Hoạt
động FDI ở Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài không những trực tiếp thu hút
và sử dụng lao động mà còn tạo ra việc làm gián tiếp.
Đối với việc làm gián tiếp, lực lượng lao động trong các dự án có vốn FDI
ngày càng tăng qua các năm.Trong thời gian vừa qua đã tạo ra việc làm cho
trên 1.7 triệu lao động trực tiếp và một số lao động gián tiếp do tác động lan
tỏa của các dự án đầu tư nước ngoài.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động trong lĩnh vực như láp ráp ôt, điện tử, may mặc dầy da, chế
biến nông sản có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn, góp phần tao việc
làm cho người lao động Việt Nam. Thông qua các hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo việc làm và tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người lao
động góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho ngươì dân
(giảm tỷ lrrj nghèo bình quân mỗi năm 1.6%).
Việc đầu tư trực tiếp ngoài vòa Việt Nam còn gó phần nâng cao chất lượng
lao động. Có thể thấy rằng chất lượng lao động trong khu vực có vốn FDI
cao hơn các khu vực thuộc các thành phần kinh tế khác. Thông qua hoạt
động FDI người lao động đã được nâng cao về trình độ lao động cũng như
trình độ quản lý, đủ sức thay thế được chuyên gia nước ngoài, được tiếp thu
công nghệ tiên tiến, được làm trong môi trường thuận lợi hơn được rèn luyện

tác phong làm việc, thu nhập ngày càng cao hơn.
+Góp phần chuyển dịch cư cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiên đại
hóa.
17
Trong thời gian qua FDI chủ yếu chảy vào 2 ngành là công nghiệp và dịch
vụ với tỷ trọng vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng cao hơn so với vốn
nông nghiệp.
Ngoài những tác động tích cực trên FDI còn góp phần vào việc quan hệ
ngoại giao, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng thu ngân sách nhà nước…
b)Những thách thức, hạn chế của FDI.
Bên cạnh nhứng mặt tích cực FDI ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế cần
phải khắc phục.
+Về nguồn vốn bổ sung cho nền kinh tế: Vốn FDI chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng số vốn đầu tư và phát triển kinh tế. Trong thời gian đầu các nhà đầu tư
nước ngoài chủ yếu đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh. Vốn
góp của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh với nhiều hình
thức tuy vậy chhur yếu là máy móc, công nghệ. Do đó vốn đầu tư bằng tiền
chưa cao. Mặt khác các nước có tiềm lực như Anh, Mỹ vẫn còn thận trọng
nên vốn đầu tư chưa cao.
+Về chuyển giao công nghệ: Về hình thức chuyển giao công nghệ thông qua
các hình thức liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh doanh.
Nhưng vẫn là hình thức liên doanh là chủ yếu. Tuy vậy phương thức chuyển
giao này vẫn gặp những khó khăn. Trong việc thành lập doanh nghiệp chủ
yếu giữa doanh nghiệp trong nước và các giao công nghệ.
Về đối tác chuyển giao công nghệ chủ yếu là các nước châu Á và các công
nghệ chuyển giao vào Việt Nam là công nghệ nhẹ, xây dựng văn phòng…
nên việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế.
Về mặt công nghệ, công nghệ chuyển giao vào Việt Nam chủ yếu là công
nghệ lạc hậu. Do chính sách chuyển giao công nghệ còn lỏng lẻo, hạn chế
lợi dụng kẽ ở này các nhà đầu tư đã chuyển giao vào Việt Nam nhữngcông

nghệ đã khấu hao hết.
+Vấn đề ô nhiễm môi trường: Một trong những nguyên nhân gây ô nhễm
môi trường ở Việt Nam là do chuyển giao công nghệ lạc hậu, máy móc thiết
bị cũ đã khấu hao hết. Việc chuyển giao công nghệ cũ đã biến Việt nam trở
thành bãi thải công nghệ, máy móc thiết bị do nước ngoài thải ra. Những
máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu tại Việt Nam gây tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, không khí,đất.
+Về cơ cấu đầu tư vẫn chủ yếu đầu tư vào các nghành công nghiệp, chưa
chú trộng vào các ngành nông-lâm- ngư nghiệp.Vốn đầu tư chủ yếu tập
trung vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi như : thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng ngược lại cho vốn đầu tư các
vùng có điều kiện khó khăn còn thấp làm cho tăng khoảng cách về trình độ
phát triển và thu nhập giữa các khu vực.
18
+Về lao động: Bên cạnh những tích cực do đầu tư nước ngoài mang lại như
giải quyết việc làm cải thiện môi trường làm việc , tăng thu nhập cho người
lao động thì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
đang trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm. Nhà đầu tư nước ngoài đã
đặt mục tiêu lợi nhuận cao đã không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định
của luật lao động như: thời gian làm việc, cách đối xử với người lao động,
trả lương…đã có nhiều cuộc đình công đã xảy ra tại các công ty của Đài
Loan, Hàn Quốc do các ông chủ nước ngoài ngược đãi người lao động.
19

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC
NHỮNG HẠN CHẾ.
1.Mục tiêu và định hướng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những
năm tới.
a.Mục tiêu thu hút FDI.
Tháng 9∕2011 Việt Nam thu hút được 9.89 tỷ USD vốn đầu tư nước

ngoài, bằng 72% so với cùng kỳ. Căn cứ vào tình hình thu hút vốn trong
năm 2011, nước ta đặt ra mục tiêu năm 2012 thu hút khoảng 17tyr USD
vốn FDI và số vốn giải ngân từ 9 đến 11 tỷ USD.
b.Định hướng thu hút vốn FDI của nước ta trong những năm tới.
Trên cơ sở mục tiêu thu hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước đến năm 2020 là trở thành nước cong nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nước ta đã đặt ra định hướng thu hút FĐI của các công ty xuyên
quốc gia như sau:
*Theo lĩnh vực:
Để nâng cao hiệu quả thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Việt Nam cần tập trung thu hút FĐI vào những lĩnh vực và ngành mà
chúng ta có thể tận dụng được lợi thế của các TNCs (các ngành công
nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,vật
liệu mới, viễn thông ) , các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt
may, da giầy, công nghệ chế biến), nhngx ngành có khả năng sinh lợi cao
(du lịch, tài chính, ngân hang, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác)
để tạo thêm công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từng bước mở rộng thị trường thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với
những ngành và lĩnh vực như trong cam kết WTO, tạo động lực thúc đẩy
phát triển ngành kinh tế khác như:ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn
thông.
20
Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư,
khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng điểm, có ảnh hưởng quan trọng
đến nền kinh tế.
*Theo đối tác:
Nguồn vốn FDI của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nước
châu Á,đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapora…Nguồn vốn đầu tư
từ các nước châu Âu, Mỹ, EUcòn rất hạn chế. Do đó phải nâng cao hiệu
thu hút vốn FDI một mặt chunggs ta nên tiếp tục hướng vào những nước

TNCs của các quốc gia châu Á. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia ở
Mỹ và các nước châu Âu là những công ty có tiềm lực về vốn và công
nghệ rất lớn. Nếu Việt nam thu hút được nhiều công ty từ các quốc gia
này thì nguồn vốn đổ vào Việt Nam sẽ rraats lớn. Đi kèm với nó là những
công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến.
*Theo lãnh thổ :
Địa hình lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng khác nhau. Mỗi
khu vực lãnh thổ có những lợi thế đặc trưng riêng. Để phát huy thế mạnh
cúa từng vungfchinhs phủ cần có chính sách phát triển riêng cho từng
vùng dựa trên những thế mạnh và hạn chế của từng địa phương. Để có
thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu
hút và mở rộng các dự án FDI của các TNCs và tao địa bàn có lợi thế để
phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế suất, khu công nghiệp
tập trung, khu kinh tế mở. Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, Hải Phòng,
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Khuyến khích hợp tác trong
các khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó cũng ưu đãi cho các TNCs
đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn như: Sơn La, Lai
Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
2.Bối cảnh thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
2.1 Một số thuận lợi khi thu hút vốn FDI.
* Việt nam đã ký các cam kết liên quan đến đầu tư nước ngoài
Việt Nam đã ký các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nước
ngoài như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
(TRIMS), hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung về khu
vực đầu tư ASEAN, hiệp định giữa Việt Nam và Bulgaria về khuyến khích
và bảo hộ đầu tư, hiệp định khung về quan hệ Việt Nam - Uỷ ban Châu Âu
(EC), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT), Hiệp định chung
về thương mại và dịch vụ (GAT), hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
21
Kỳ… Trong những cam kết đó đặc biệt phải kể đến là hiệp định thương

mại tự do của WTO.
Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được dựa trên các nguyên
tắc:
- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp
nhận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thoả đáng, không gây phương hại
bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.
- Không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp
hành chính, trừ trường hợp vì mục đích công cộng thì tuân thủ phương châm
không phân biệt đối xẻ và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo đúng giá thị
trường, phù hợp với thủ tục luật định.
- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp
khác của nhà đầu tư về nước theo nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng
tiền tự do chuyển đổi”
- Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan
nhà nước ra toà hành chính, trọng tài hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh
chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.
* Môi trường xã hội và chính trị ổn định
Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết
định đối với việc thu hút các TNCs. Một quốc gia có môi trường chính trị ổn
định thì các nhà đầu tư mới yêu tâm đầu tư. Nếu môi trường không ổn định,
thường xuyên có bạo loạn thì khó có thể bảo toàn vốn cũng như không thể
tiến hành sản xuất kinh doanh để sinh lời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nền chính trị xã hội
của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các TNCs thì Việt Nam được
coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn
xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự
phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài nói chung và các TNCs nói riêng.
* Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực
22

Cùng với sự ổn đinh về chính trị-xã hội , Việt Nam có đường lối đối ngoại
mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu,
mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.
Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo
lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa
phương và song phương. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN từ
ngày 28/7/1995, gia nhập APEC tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của
ASEM, là thành viên của WTO từ ngày 7/11/2006.
Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan
hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của
gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và
Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước
ngoài của các TNCs.
* Có những lợi thế so sánh
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí
trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải
trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn
tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài
nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc
Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các TNCs đầu tư
khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta
phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài.
Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu
hút các TNCs vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nhữg lợi thế của mình theo
nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi.
2.2. Một số khó khăn trong việc thu hút vốn FDI.
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì thực tế thu hút vốn FDI còn gặp rất nhiều
khó khăn, trong đó một số vấn đề khó khăn đặc biệt phải kể đến như sau:

* Nền kinh tế thị trường còn sơ khai
23
Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền
kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu
hiện ở những khía cạnh như:
Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều
hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị
trường).
Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha. Một số trung tâm giới
thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh nhiều
hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao
động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều
trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu
vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng
thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động.
Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng
hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo
cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ
đối với các TNCs. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính
sách thu hút TNCs của Việt Nam.
* Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế
Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung vào các doanh
nghiệp nhà nước (chiếm 98%). Trên thực tế trình độ năng lực của các doanh
nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. Theo kết quả điều tra của viện
Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho
thấy Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so
với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước

ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền
công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao,
50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng
máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung
cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38%
lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức
lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam
24
đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh
thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ
KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Sự lạc hậu về công h tế. Tnghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm
thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn
mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các
sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
Các hoạt động R&D chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích
đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh
thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rât yếu kém.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 1 cuộc điều tra với 175 doanh
nghiệp thì có 16% tiến hành nghiên cứu thường xuyên, 84% không thường
xuyên. Chưa đầy 10% tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy
và ngang tầm để các TNCs tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là
khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt
qua.
* Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm
Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể
trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của

Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn
nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều
minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng
quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và
không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối
với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được
những dự tính ban đầu của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời
hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có
thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với
nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng
25

×