Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.43 KB, 19 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC
TRUNG ƯƠNG
3.1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG
ƯƠNG 1 ĐẾN NĂM 2010
Thị trường dược phẩm nước ta thời gian qua đã có nhiều biến động. Giá
cả các mặt hàng thuốc đặc biệt là thuốc nhập khẩu luôn tăng cao, sự cạnh tranh
trên thị trường ngày càng khốc liệt do ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp
dược phẩm trên thị trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Trước
tình hình đó để đứng vững trong tình hình này, Công ty Dược Phẩm Trung
Ương 1 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010 là: “ Tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu
trong ngành, củng cố mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như hoạt động nhập khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản
phẩm nhằm nâng doanh thu lên mức 800 tỷ trong năm 2010.”
Như vậy ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Dược Phẩm Trung Ương 1 được coi là một trong những hoạt động then chốt
của doanh nghiệp. Điều này cho thấy vai trò của hoạt động này đối với hoạt
động kinh doanh chung của Công ty là rất quan trọng. Việc thực hiện tốt hoạt
động kinh doanh nhập khẩu sẽ đóng góp thêm nhiều vào thực hiện mục tiêu
chung của Công ty. Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đã đưa ra các mục tiêu
cụ thể trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu vào năm tới như sau( Bảng 2.8)
Nhìn trên bảng, ta thấy rằng Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 vẫn tập
trung chủ yếu hơn vào việc nhập khẩu hàng nguyên liệu, điều này cho thấy
Công ty đang hướng tới việc tự sản xuất các mặt hàng thuốc, nghiên cứu các
dạng thuốc mới, các dạng thuốc thay thế để giảm được lượng hàng nhập khẩu
đúng với chủ trương của Nhà nước là đẩy mạng sản xuất dược phẩm trong
nước, hạn chế nhập khẩu những loại thuốc thành phẩm mà nước ta có thể sản
xuất được.
Bảng 2.8 : Chỉ tiêu kế hoạch nhập khẩu của Công ty năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Giá trị Giá Trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%)
Doanh thu
Nguyên liệu
Thành phẩm
4000
2300
1700
4500
2600
1900
12.5
13.04
11.76
5000
2900
2100
9.09
11.5
10.5
Lợi nhuận nhập khẩu 940 1100 17.02 1300 18.2
3.2. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO
3.2.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm khi gia nhập WTO
3.2.1.1. Cam kết về thuế
Theo dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0- 5% so
với mức thuế 0- 10% như trước đây. Theo cam kết về lộ trình giảm thuế của
Việt Nam khi gia nhập WTO, thì phần lớn các mặt hàng dược phẩm sẽ được cắt
giảm thuế còn 0%.

Mức thuế trung bình sẽ là 2.5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO. Việt Nam là một nước đang phát triển và đồng
thời nền kinh tế thị trường còn chưa thực sự được công nhận chính vì vậy việc
thực hiện các nghĩa vụ đối với các nước thành viên trong cộng đồng WTO sẽ
được gia hạn sau 5 năm kể từ ngày gia nhập (đối với lĩnh vực dược phẩm nói
riêng). Điều đó có nghĩa là khi gia nhập WTO, giá thuốc sẽ giảm xuống và trên
bình diện chung, người dân sẽ có lợi rất nhiều.
Như vậy sau khi Việt Nam cắt giảm mức thuế quan xuống còn 0-5% thì
các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt
Nam một cách dễ dàng hơn. Đồng thời giá của các loại thuốc tân dược nước
ngoài hiện nay giảm đi càng làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
này
Thế nhưng, ngành Dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản
xuất các thuốc gốc, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất
thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chỉ bảo đảm được khoảng 652/1.563 hoạt
chất. Vì thế, theo phân tích của nhiều doanh nghiệp, việc giảm giá thành dược
phẩm khi gia nhập WTO tuy lớn nhưng sẽ chỉ tùy thuộc vào một số mặt hàng.
Đối với các dòng thuốc hiếm, nhất là các thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa
sản xuất được, việc giảm giá chỉ có thể xảy ra khi các công ty đa quốc gia có ý
định giảm.
3.2.1.2. Quyền kinh doanh
Bắt đầu từ ngày 1/1/2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép trực tiếp
xuất nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp
dược nước ngoài muốn đưa sản phẩm vào Việt Nam phải thông qua sự nhập
khẩu uỷ thác, điều này cũng là một nguyên nhân khiến giá thuốc tăng cao.
Nhưng đến thời điểm Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình thì đây sẽ
là cơ hội cho các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào thị trường dược phẩm
của Việt Nam.
Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam: Tính đến tháng 9-2006, đã

có 312 doanh nghiệp dược nước ngoài đã được cấp phép hoạt động về thuốc và
nguyên liệu làm thuốc ở Việt nam, doanh thu của các nhà máy có vốn đầu tư
nước ngoài là 1.834 tỷ đồng. Về tình hình đăng ký thuốc, số lượng thuốc đăng
ký tăng cao; các nước đang ký thuốc nhiều nhất là Ấn độ, Hàn Quốc, Pháp và
Đức. 9 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã cấp 2030 số đăng ký cho thuốc nước
ngoài. Như vậy chắc chắn sau khi Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước
ngoài được phép nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam thì những con số trên chưa
dừng ở mức đó. Điều này sẽ càng làm cho các doanh nghiệp dược phẩm trong
nước chịu sức ép lớn hơn.
3.2.1.3. Quyền phân phối trực tiếp.
Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được tham gia
phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam mà phải thông qua các doanh
nghiệp có chức năng phân phối. Đây là một cam kết vĩnh viễn giữa Việt Nam và
các nước thành viên của WTO. Việc áp dụng điều khoản này sẽ có hiệu lực vào
ngày 1/1/2009. Đây có thể coi là một biện pháp để bảo vệ ngành dược phẩm
trong nước vì khi đó nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm trong
nước có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn trong việc phân phối các sản phẩm tới
các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần phải
tận dụng cơ hội này để có thể phát huy được ưu thế sân nhà khi Việt Nam bắt
đầu thực hiện nghĩa vụ với tư cách là một nước thành viên của WTO.
3.2.1.4. Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ
Trên cơ sở Hiệp định thương mại thế giới 1994, đặc biệt là TRIPS (Trade-
Related Aspects of Intellectual Property Rights = Các khía cạnh thương mại của
Quyền sở hữu trí tuệ), Việt Nam đã ban hành Bộ luật Dân sự (Sửa đổi) năm
2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 để phù hợp với pháp luật thương mại quốc
tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Chính phủ Việt
Nam cam kết đầy đủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ y tế đã ban hành quyết
định số 30/2006/QĐ-BYT quy chế về bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký
thuốc. Đây là một văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng và “nhạy cảm” đối với
các hãng nghiên cứu, bào chế dược phẩm, đặc biệt là các hãng dược phẩm đa

quốc gia vốn sở hữu nhiều sáng chế, phát minh. Theo số liệu của Cục Sở hữu trí
tuệ thì tính đến thời điểm hiện tại, tổng số bằng sáng chế của các cá nhân/tổ
chức Việt Nam là 19, của cá nhân và tổ chức nước ngoài là 877; tổng số giấy
phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cấp cho cá nhân/tổ chức Việt Nam là 5036,
cấp cho cá nhân, tổ chức nước ngoài là 3394. Khi gia nhập WTO, chúng ta phải
cam kết bảo mật dữ liệu thử nghiệm lâm sàng có trong hồ sơ đăng ký của các
thuốc mới trong thời hạn 5 năm. Do đó, các cơ quan quản lý phải có các cơ chế,
quy định bảo mật đối với các hồ sơ khi được yêu cầu, đối mặt với nguy cơ bị
các công ty kiện trong trường hợp để bộc lộ dữ liệu.
Việc thực hiện bảo mật quyền sở hữu trí tuệ đối với công thức bào chế các
loại dược phẩm. Điều này thể hiện việc Việt Nam luôn tuân thủ theo những
nguyên tắc của WTO. Việt Nam luôn đảm bảo cho quyền lợi cho các doanh
nghiệp dược nước ngoài. Đây là điều kiện tốt để đảm bảo cho các doanh nghiệp
nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác nó cũng thể hiện sự minh
bạch cũng như cụ thể các chính sách về dược phẩm của Chính phủ Việt Nam.
3.3. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
3.3.1. Thị trường dược phẩm thế giới
Thị trường dược phẩm thế giới hiện nay đang phân bố không đồng đều,
80% thị phần ở các nước phát triển và 20% ở phần còn lại của thế giới trong khi
đó dân số ở các nước phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới còn các nước
đang phát triển và các nước nghèo chiếm 90% dân số thế giới. Theo thống kê
của tổ chức Y Tế thế giới WHO thì trong các năm gần đây, con số người nghèo
trên thế giới không được dùng thuốc chữa bệnh lên đến 70% và đặc biệt là các
loại thuốc đặc trị, các loại thuốc mới. Tại sao lại có hiện tượng như vậy, đó là do
thị trường dược phẩm thế giới hiện nay đang bị thao túng bởi các tập đoàn dược
phẩm lớn. Các tập đoàn này với lợi thế có tiềm lực khoa học kỹ thuật, tài chính,
kinh nghiệm có thể điều chỉnh mức giá mong muốn vì thế gây khó khăn cho các
doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở các nước khác đặc biệt là các nước
nghèo. Vì thế việc người tiêu dùng ở các nước nghèo có thể tiếp cận được với
các mặt hàng thuốc đắt tiền là rất khó khăn.

Thêm nữa, trong thời gian gần đây, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất
lượng đang ngày càng nhiều ở các quốc gia trên thế giới và nhất là ở các nước
đang phát triển. Hàng năm lượng thuốc giả vẫn đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe của con người. Theo tổ chức Y Tế thế giới cho biết, mỗi năm
thất thoát 35 tỷ USD trong thương mại dược phẩm. Gần đây, thuốc giả còn tấn
công vào các bệnh viện lớn. Các loại thuốc đang bị làm giả nhiều nhất là kháng
sinh, thuốc điều trị ung thư, rối loạn cương, sốt rét, tim mạch, … là những loại
thuốc đắt tiền, có nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thế giới đã phát hiện trường hợp ung
thư dùng phải thuốc ung thư giả khiến bệnh ngày càng nặng. Theo các chuyên
gia thì lượng thuốc giả không những giảm mà sẽ còn gia tăng trong thời gian
tới. Điều này không những ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp đặc biệt là
các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển. Các doanh nghiệp luôn phải có
thanh tra kiểm tra sát sao các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp mình để
tránh bị làm giả nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
3.3.2. Thị trường dược phẩm trong nước
Ngành dược phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong số đó dân số và
thu nhập của người dân sẽ là yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của
ngành, và tiền thuốc bình quân đầu người.
Theo dự báo của tổng cục thống kê, đến năm 2010 dân số Việt Nam có thể
lên tới 86 triệu dân. Và chắc chắn nhu cầu chữa bệnh và phòng bệnh của người
dân cũng sẽ tăng lên. Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt
Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác, cùng với sự phát triển
của xã hội, trình độ dân trí được nâng lên kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt
hàng dược phẩm cũng được nâng lên nhanh chóng. Mặc dù đơn thuốc là do bác
sĩ kê đơn tuy nhiên do dân trí được nâng lên nên người tiêu dùng đã có thể nhận
thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Như vậy Việt Nam có thể coi là một
thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hoá nói chung và nhu cầu về dược phẩm
nói riêng.
Trong thời gian tới khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu

chăm sóc sức khoẻ cũng càng được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy theo cục
quản lý dược Việt Nam tiền thuốc bình quân đầu người sẽ là 12-15 USD. Với
nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên một qui mô dân số tương đối lớn các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng
này. Sự gia tăng về tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên cũng có nghĩa là
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn hơn.
Với một thị trường tương đối lớn và còn giàu tiềm năng như vậy, các doanh
nghiệp dược Việt Nam cũng cần phải chú ý tới sự xâm chiếm thị trường từ bên
ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn biết tận dụng thời cơ để lấn sâu vào
thị trường đang lên. Nhất là đối với ngành dược phẩm, một mặt hàng mà bất cứ
giai đoạn nào, thời kỳ nào con người cũng cần tới.

Hình 3.1-Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam
(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Theo như biểu đồ dự báo thị trường dược phẩm như trên thì trong tương lai
chắc chắn ngành dược phẩm sẽ có nhiều triển vọng để phát triển. Với tổng mức
thị trường có xu hướng tăng lên đều đặn mặc dù tỉ lệ tăng trưởng không có sự
thay đổi nhưng đây vẫn có thể coi là một thành công lớn của ngành dược phẩm
Việt Nam. Đến năm 2008 tổng thị trường Việt Nam có thể đạt trên 1tỷ USD,
điều này sẽ tạo đà cho sự phát triển sau này của ngành dược Việt Nam.
3.3.3. Các cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
3.3.3.1. Cơ hội
Các dự báo về thị trường dược phẩm Việt Nam cho biết nhu cầu về thuốc
khám chữa bệnh sẽ tăng cao trong thời gian tới vì thế các doanh nghiệp Dược sẽ
có hướng tăng tổng mức nhập khẩu và do người dân có hiểu biết hơn về các mặt
hàng dược phẩm sẽ là nhân tố tác động giúp các doanh nghiệp có thể chuyển
hướng lựa chọn ưu tiên về chất lượng so với giá cả. Từ đó kéo theo mức lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng tăng theo. Hiện nay, lượng

×